Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.67 KB, 118 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









NGUYỄN THỊ THU TRẦM LỆ





PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI LÝ BIÊN CƢƠNG
(QUA TRUYỆN VỪA VÀ TIỂU THUYẾT)








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN











THÁI NGUYÊN, NĂM 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THỊ THU TRẦM LỆ






PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI LÝ BIÊN CƢƠNG
(QUA TRUYỆN VỪA VÀ TIỂU THUYẾT)





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện










THÁI NGUYÊN, NĂM 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện, ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn,
khoa Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Viện Văn học, trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
những ngƣời đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012




NGUYỄN THỊ THU TRẦM LỆ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi
trong quá trình nghiên cứu. Những tư liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên
cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về Luận văn của mình.



Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học
Đã chỉnh sửa theo yêu cầu của hội
đồng khoa học



PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện


Tác giả Luận văn






NGUYỄN THỊ THU TRẦM LỆ






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 9
Chƣơng 1. VỀ KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA LÝ BIÊN CƢƠNG 9
1.1. Lý Biên Cương – con người và sự nghiệp 9
1.1.1. Con người nhà văn Lý Biên Cương 9
1.1.2. Sự nghiệp của nhà văn Lý Biên Cương 12
1.2. Khái niệm phong cách nghệ thuật 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của Lý Biên Cương 20
1.3.1. Yếu tố thời đại 20
1.3.2. Quê hương và gia đình 22
1.3.3. Trong “đội ngũ các nhà văn” vùng mỏ 26
1.3.4. Quan niệm nghệ thuật của Lý Biên Cương 29
Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG VĂN
XUÔI LÝ BIÊN CƢƠNG 33
2.1. Thế giới nhân vật trong sáng tác Lý Biên Cương 33
2.1.1. Nhân vật đa dạng, bình dị, đời thường, tốt xấu đan xen. 35
2.1.2. Con người lý tưởng, trưởng thành trong chế độ mới 39
2.1.3. Con người tha hóa, biến chất. 42
2.1.4. Người phụ nữ bạc phận. 48
2.2. Các biện pháp xây dựng nhân vật 57

2.2.1. Yếu tố ngoại hình và tên gọi. 57
2.3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lý Biên Cương và các cây
bút khác viết về người thợ mỏ 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
Chƣơng 3. ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN VÀ SỬ
DỤNG NGÔN NGỮ 74
3.1. Xử lý cốt truyện 74
3.1.1. Cốt truyện – dòng tâm trạng 74
3.1.2. Cốt truyện được xây dựng trong mối quan hệ đối chiếu, tương
phản giữa các nhân vật 78
3.2. Kết cấu 80
3.2.1. Kết cấu giản dị tự nhiên 80
3.2.2. Kết cấu truyện lồng truyện 82
3.3. Giọng điệu trữ tình giàu biểu cảm. 85
3.3.1. Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng 86
3.3.2. Từ ngợi ca đến thâm trầm, triết lý 89
3.3.3. Giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ 93
3.4. Ngôn ngữ 96
3.4.1. Ngôn ngữ trong trẻo, giàu chất thơ. 97
3.4.2. Ngôn ngữ nghệ thuật dung dị, tự nhiên như hơi thở của cuộc sống. 99
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được
in đậm lên tác phẩm: từ cách tổ chức tác phẩm, xử lý đề tài, giọng điệu, ngôn
ngữ, cách xây dựng nhận vật … Trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu
chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo. Bởi vậy mà
M.Gorki đã từng nhấn mạnh “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng
riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị khái
quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” [12,48].
Cho nên có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ nhà
văn đó có đem lại điều gì mới mẻ, riêng biệt hay nói chính xác là một phong
cách độc đáo cho nền văn học dân tộc. Cùng với sự đi lên của lịch sử nghiên
cứu văn chương, chúng tôi nhận thấy rằng: Phong cách nghệ thuật là một vấn
đề có tính lý luận thực tiễn quan trọng của ngành ngữ văn nói chung và bộ
môn lý luận nói riêng. Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật, vì thế sẽ giúp
người nghiên cứu có được một hệ thống những luận điểm quan trọng để đánh
giá giá trị tác phẩm, khám phá được những nét độc đáo trong sáng tác nhà
văn, cũng như sự đi lên của nền văn học.
Phong cách nghệ thuật của một nhà văn có thể được thể hiện qua các
thể loại: thơ, văn xuôi, kịch, kí … Ở đây chúng tôi chọn thể loại văn xuôi, bởi
đối tượng phản ánh của tác phẩm văn xuôi chính là bức tranh hiện thực đậm
tính khách quan. Nếu ở tác phẩm thơ, hiện thực được tái hiện qua những cảm
xúc, tâm trạng và ý nghĩ của một con người được thể hiện trực tiếp qua những
thổ lộ, bộc bạch cảm xúc của chủ thể thì tác phẩm văn xuôi lại phản ánh đời
sống trong tính khách quan của nó – qua con người, hành vi, sự kiện được kể
lại bởi một người kể chuyện nào đấy.
1.2. Lý Biên Cương (1941 – 2010) tên thật là Nguyễn Sĩ Hộ, quê ở Hải
Dương. Ông từng là phóng viên báo Tiền Phong (1960), báo Vùng Mỏ (khu Hồng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Quảng, 1961 – 1964), báo Quảng Ninh (1964 – 1986), từng là phó chủ tịch hội
Văn học nghệ thuật Quảng Ninh, phó tổng biên tập báo Hạ Long. Là một tên
tuổi có vị trí vững vàng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, hơn 50 năm cầm bút, nhà
văn đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn với gần bốn mươi đầu sách ở nhiều thể loại
khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn. Ông đã nhận được nhiều giải
thưởng cao quý từ Trung ương đến địa phương như:
Giải thưởng các cuộc thi truyện ngắn tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn
Việt Nam): Truyện Khoảng không của đất – giải ba, 1972; Truyện Đêm ấy
vùng than ai thức – giải nhì, 1975.
Giải thưởng cuộc thi truyện vừa tạp chí Tác phẩm mới 1996 –
1998(Hội Nhà văn Việt Nam): truyện Ngƣời đàn bà đi ngang đời tôi – giải
chính thức.
Tặng thưởng truyện xuất sắc 1974 (Tạp chí Văn nghệ Quân đội): truyện
Mắt và sóng.
Giải thưởng văn học công nhân lần thứ nhất 1969 – 1972 (Tổng Công
đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam): Ba truyện Đêm mưa, Bố con người thợ hàn
và Than – giải chính thức.
Giải thưởng hàng năm (Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ
thuật Việt Nam): Tiểu thuyết Những kiếp phù du NXB Hội Nhà văn – giải B
(Không có giải A), 1993; Tập truyện: Thu cảm – NXB Công an Nhân dân –
giải B (Không có giải A), 1994: Tập truyện Những khoảnh khắc rủi may – NXB.
Công an nhân dân – giải B (không có giải A), 1998.
Giải thưởng truyện phim xuất sắc năm 1987 – Hãng phim truyện Việt Nam:
Truyện Sóng cửa sông.
Với những đóng góp của Lý Biên Cương, ông được nhà nước phong
tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần thứ 3 (2012).
1.3. Văn xuôi Lý Biên Cương hấp dẫn người đọc, bởi lẽ đọc truyện của

ông, người ta tìm thấy sự pha trộn cái mới mẻ, độc đáo của văn phong hiện
đại với những yếu tố thuộc về truyền thống rất gần gũi quen thuộc. Chất liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
từ đời sống dồi dào cùng với những mảnh đời đa đoan, đa sự đã đi vào trang
văn của ông một cách tự nhiên, mang theo những lời nhắn gửi về tình người,
tình đời … khiến cho người đọc phải day dứt, suy nghĩ, nhiều lúc còn giật
mình bởi như bắt gặp một mảnh tâm hồn mình trong đó. Tất cả được biểu
hiện trong một cách viết dung dị, trong sáng, không hoa mĩ, cầu kì. “Dòng
riêng” Lý Biên Cương đạt trong “nguồn chung” của văn chương Việt Nam
hiện đại góp phần tạo nên một vẻ đặc sắc trong văn xuôi Lý Biên Cương.
1.4. Tìm hiểu phong cách Lý Biên Cương là tìm hiểu một trong những
phương diện cơ bản nhất nhằm ghi nhận những thành tựu sáng tạo của ông.
Trong quá trình nghiên cứu sáng tác Lý Biên Cương, chúng tôi nhận thấy,
phong cách nghệ thuật của ông được hình thành và phát triển trong từng giai
đoạn sáng tác, tuy nhiên, do áp lực của thời đại, có chặng đường các yếu tố
thể hiện phong cách nhà văn chìm dưới mạch ngầm nhưng không hoàn toàn
mất đi. Để tìm hiểu phong cách văn xuôi Lý Biên Cương, chúng tôi còn đặt
tác giả trong sự tương quan với các nhà văn có phong cách khác để thấy rõ
những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng trong sáng tác của ông.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần bổ sung việc đánh giá một cách
hoàn chỉnh, khái quát những thành tựu nổi bật của văn xuôi Lý Biên Cương
trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn nữa, đối với việc giảng dạy ngữ
văn thì những hiểu biết về văn học Việt Nam hiện đại qua một tác giả với
những tác phẩm tiêu biểu là điều rất cần thiết.
Mặc dù đến nay, tác phẩm của Lý Biên Cương còn chưa được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông, nhưng qua việc nghiên cứu, đánh giá
về giá trị văn xuôi Lý Biên Cương sẽ góp phần tạo nên những thuận lợi cho

việc giảng dạy, nhận diện tổng quan về văn xuôi văn học Việt Nam hiện đại.
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề “Phong cách nghệ thuật
văn xuôi Lý Biên Cƣơng” (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) làm đề tài nghiên
cứu. Hơn nữa đây là một đề tài mới, còn rất ít người để ý nghiên cứu và cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
đến nay vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho những ai tìm đến khai mở công việc
nghiên cứu và khám phá.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có rất nhiều bài báo, bài viết khái quát về quá trình sáng tác cũng
như những bài viết khái quát về những đặc điểm đặc sắc về phương diện nội
dung và nghệ thuật trong văn xuôi Lý Biên Cương như:
Nhà văn Lý Biên Cương được một số nhà nghiên cứu, phê bình đánh
giá cao như Tôn Phương Lan trong cuốn Văn học về đề tài công nhân đã
khẳng định: “Cuối những năm sáu mươi bạn đọc đã bắt đầu quen dần với Lý
Biên Cương trong những truyện ngắn viết về Quảng Ninh. Từ bấy đến nay
dòng viết Lý Biên Cương là một dòng chảy liên tục, tuy có chỗ nông, chỗ sâu,
có chỗ lặng tờ nhưng có cả những vùng gợn sóng” [20,158-159]. Tác giả
cũng nhận định “tuy vậy, vẫn có cảm giác có phần nhẹ tay khi gập trang sách
lại – cuộc sống trong sáng tác Lý Biên Cương còn quá hiền lành, thiếu cái dữ
dội của cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái đúng và cái sai trong
quan hệ sản xuất, trong quan hệ giữa các nhân vật” [20,158]. Tuy nhiên, bài viết
mới chỉ dừng lại ở mức khái quát về các tác phẩm của ông cho đến năm 1983,
nên ý kiến đưa ra chưa được đầy đủ các giai đoạn sáng tác của nhà văn, đặc biệt
là ở giai đoạn sáng tác về sau với những chuyển biến sâu sắc của ngòi bút.
Tiếp đến là bài viết của Hữu Tuân “Lý Biên Cƣơng gƣơng mặt văn xuôi
Quảng Ninh” đăng trên tạp chí Nhà văn, tháng 11 năm 2003. tác giả nhận
định khá đầy đủ, chi tiết, xác đáng về giá trị văn xuôi của ông về mặt nội dung

cũng như hình thức. Về mặt đề tài “Lý Biên Cương đã chọn cho mình một
phong cách hiện thực trữ tình, không ham chi tiết vụn vặt, không chạy theo
phong trào mà cố gắng phát hiện vầng sáng của tâm hồn, của đời sống nội tâm
nhân vật, làm sao kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp lý tưởng và tình cảm, giữa ý
thức cộng đồng và nguyện vọng cá nhân, giữa quan hệ xã hội và gia đình”
[39,87], về phong cách viết văn “đa số truyện của Lý Biên Cương đơn tuyến,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
nhiều chi tiết rút ra từ đời thường nhưng anh kể có duyên, có tình nên hấp
dẫn, đọc đi đọc lại không chán được thế còn nhờ tài kết cấu truyện và tài sử
dụng ngôn ngữ … kết cấu đơn tuyến nhưng không đơn điệu … ngôn ngữ tâm
trạng, ngôn ngữ cảm xúc gần với ngôn ngữ thơ ca” [39,89]. Trong bài viết
Hữu Tuân mới chỉ đưa ra những nhận định mang tính tổng hợp, có tác dụng
gợi dẫn chứ chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Hữu Tuân đã khẳng định tài
năng văn chương và phong cách nghệ thuật Lý Biên Cương – “một phong
cách riêng, độc đáo và tài hoa … một lối viết điềm tĩnh, trầm lắng, giàu cảm
xúc ” [39,90].
Đặc biệt trong Điếu văn của Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam do
nhà văn Nguyễn Trí Huân đọc tại lễ truy điệu nhà văn Lý Biên Cương đã
nhấn mạnh “Cho đến bây giờ, khi ông đã ra đi vĩnh viễn, để lại cho đời trên
40 ấn phẩm văn chương, hầu hết là truyện ngắn, có thể khẳng định rằng trong
làng văn Việt Nam, ông là cây bút có năng suất nhất và vào hàng xuất sắc ở
thể loại này [4,9]. Ông cũng nhận định: “Lý Biên Cương vẫn luôn ý thức về
nghề, sớm tránh những lối mòn, những đơn giản, thô sơ, minh họa. Các
truyện của ông thường đậm chất nhân văn và thấm đẫm tình người. Bởi thế,
đa phần tác phẩm của ông đến nay còn nguyên giá trị” [4,9].
Gần đây nhất và cũng đầy đủ hơn cả là các luận văn thạc sĩ ngữ văn
“Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Lý Biên Cƣơng” của Phạm Thị Thu Hương,

Trường Đại học Sư phạm 2 Hà Nội, năm 2011 và của Hoàng Thị Khuyên “
Nghệ thuật tự sự trong tuyển truyện viết về than của Lý Biên Cƣơng”, Trường
Đại học Sư phạm 2 Hà Nội, năm 2011. Đã nghiên cứu một cách đầy đủ, chi
tiết về nghệ thuật tự sự trong những sáng tác của ông.
Từ nhiều bài viết khác nhau, song các tác giả cùng có chung nhận xét:
“Cái nhìn về nhà văn Lý Biên Cương phải đứng từ góc tối để nhìn ra phía
sáng mới tường tận được – và phải nhìn với tấm lòng nhân ái mới thấu đáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Và phải đặt mình là người trong cuộc mới thấm thía lẽ đời” [16, 189]. Đọc
văn ông giống như đang được chiêm ngưỡng một công trình được tạo tác rất
tài hoa. “Văn ông đẹp, thoáng đãng lại mượt mà, sự giàu có về ngôn ngữ văn
chương của ông như trời ban vậy. Sự bề bộn, khẩn trương của nhịp sống công
nghiệp vùng mỏ đi vào văn chương ông cũng sâu lắng hơn, sự mạnh mẽ, dữ
dội trong tình yêu, trong đời sống người vùng biển qua văn ông cũng êm ả,
nhuần nhị đi nhiều” [33,5].
Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
tập trung, có hệ thống những sáng tác của ông xứng đáng với những cống
hiến đặc sắc của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài đã chọn Luận văn chúng tôi nhằm:
- Làm rõ những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Lý Biên Cương
qua truyện vừa và tiểu thuyết.
- Nhận diện văn xuôi Lý Biên Cương.
- Luận văn góp phần khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền
văn xuôi Việt Nam hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát tập trung vào truyện vừa, tiểu thuyết, Luận văn làm rõ phong
cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Lý Biên Cương. Cụ thể là những
phương diện sau:
- Về phong cách nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật của Lý Biên Cương.
- Nhân vật và đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lý
Biên Cương
- Nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ trong truyện Lý Biên Cương
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chủ yếu là những tác phẩm được in trong cuốn LÝ BIÊN CƢƠNG –
tuyển tập truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết (2003), NXB Văn học và một
số truyện vừa khác như Gắn bó (1983), NXB Phụ Nữ. Tiểu thuyết Lý Biên
Cƣơng 2008, NXB Công An Nhân Dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này trong phạm vi: Truyện vừa và tiểu
thuyết Lý Biên Cương.
Xuất phát từ góc nhìn về phong cách nghệ thuật, nó được biểu hiện qua
thế giới nhân vật, ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện. Vì vậy, chúng tôi đi vào
phong cách nghệ thuật Lý Biên Cương ở các phương diện: Cơ sở hình thành
phong cách nghệ thuật Lý Biên Cương, quan điểm nghệ thuật của nhà văn,
nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu và cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu
trong văn xuôi Lý Biên Cương. Điều này được thể hiện rõ nhất qua truyện
vừa và tiểu thuyết, vì dung lượng lớn, phản ánh đầy đủ các khía cạnh của đời
sống mà ở truyện ngắn không có.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi vận dụng kết hợp một số phương

pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
5.1. Phương pháp hệ thống tổng hợp
Làm nổi bật phong cách nghệ thuật Lý Biên Cương qua truyện vừa và
tiểu thuyết. Luận văn xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc một chỉnh thể, tìm
ra nguyên tắc chi phối sự hình thành của chúng. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút
ra những kết luận về nguyên tắc chi phối và hình thành tác phẩm.
5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích là chủ yếu. Phương pháp này
giúp người viết khám phá những đặc sắc của tác phẩm ở cả hai phương diện
nội dung và nghệ thuật, từ đó góp phần soi sáng luận điểm trong Luận văn.
5.3. Phương pháp phân loại, thống kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Đối với từng khía cạnh, cấp độ của phong cách nghệ thuật, khi cần thiết
chúng tôi thực hiện việc khảo sát, phân loại và thống kê bằng những số liệu cụ thể.
5.4. Phương pháp so sánh
Để khẳng định những nét đặc sắc, riêng biệt của phong cách nghệ
thuật Lý Biên Cương, Luận văn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh
với sáng tác của một số nhà văn khác. Phương pháp này được sử dụng có
tính chất bổ trợ.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo Luận văn được
triển khai trong ba chương chính
Chƣơng 1: Khái niệm phong cách nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật
của Lý Biên Cƣơng
Chƣơng 2: Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lý Biên Cƣơng
Chƣơng 3: Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ
7. Dự kiến đóng góp mới

Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết và công trình khoa học nghiên
cứu về Lý Biên Cương. Nhưng đây là một trong những công trình nghiên cứu
một cách đầy đủ, có hệ thống về phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên
Cương. Với những định hướng nghiên cứu này, người viết hi vọng kết quả đề
tài sẽ đóng góp thuận lợi cho việc tìm hiểu nhà văn Lý Biên Cương đối với
học sinh, sinh viên và phần nào gợi ý cho người đọc yêu thích văn chương Lý
Biên Cương hiểu một cách rõ nhất về văn xuôi của ông. Hy vọng Luận văn
này sẽ trở thành một tư liệu tham khảo hữu ích cho tất cả những ai quan tâm
đến văn xuôi Lý Biên Cương.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
VỀ KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA LÝ BIÊN CƢƠNG

1.1. Lý Biên Cƣơng – con ngƣời và sự nghiệp
1.1.1. Con người nhà văn Lý Biên Cương
Từ nhỏ nhà văn đã mê văn, yêu văn. Bé xíu đã “ham đọc sách, ham
hóng chuyện” [7,190], có tiền là lén mò đến hàng sách. Sách đem về đọc ngấu
nghiến, quên cả ăn, quên cả chập tối lúc nào. “Sách là người mở cửa đầu tiên
cho tôi đi đến con đường viết văn. Cả đến hôm nay, đầu hai thứ tóc, nỗi đam
mê sách vẫn bám riết ngày đêm, tôi không ngày nào dừng đọc, dù chỉ một
ngày” [7,191]. Từ nhỏ ông đã là người mơ mộng, thoắt vui, thoắt buồn. Lòng
dạ rất dễ cảm thương trước những số phận éo le do sách mang lại. “Đọc Nửa
chừng xuân, khóc. Đọc Tấm lòng vàng, khóc. Đọc Tắt đèn, cổ nghẹn ngào.
Đến đọc Kiều nước mắt không còn phải giấu ai ” [7,191]. Ông sớm bộc lộ

năng khiếu văn chương từ thủa nhỏ. Ông hiểu các luật thơ cổ từ rất sớm cũng
“rung đùi, cũng đắc ý khi tìm được những câu hay, chữ đắt, “cụ non” chẳng
kém ai” [7,192]. Ông góp nhặt cho mình vốn kiến thức thơ văn từ rất sớm
“mỗi đứa đóng một quyển luyện văn cỏn con, đi đâu cũng cầm khư khư, gặp
đoạn thơ văn nào đắc ý liền chép vội. Thành thử những câu: “Rừng phong thu
đã nhuốm màu quan san”, “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” hoặc “Lá vàng
trƣớc gió khẽ đƣa vèo” cứ ngấm dần vào mình, câu thơ hay đền nỗi không thể
tán hết nhẽ và trở thành gia sản, thành bạn đường cho cuộc hành trình văn học dài
dằng dặc” [7,193].
Có câu bảo: văn là người, với Lý Biên Cương thì đúng là thế. Ông có
lối viết chân phương, mềm mại, rất thu hút, lôi cuốn. Và con người ông cũng
thế, sống thật lòng, tình nghĩa trước sau, nhân ái và độ lượng với mọi người,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
thích dĩ hòa vi quý, không bới lông tìm vết. Ông có lối chuyện trò nhỏ nhẹ,
chậm rãi, khiêm nhường, có sức thuyết phục người nghe. Đọc văn ông, dường
như không thấy khoảng cách giữa văn và người. Cũng một lối văn êm êm, dìu
dịu, mượt mà và một lối dẫn chuyện đưa đẩy, lớp lang, chậm rãi, ngay ở
những truyện nếu vào người khác cũng khá ly kỳ, giật gân như "Ngƣời đàn bà
ngang qua đời tôi", "Vƣờn hoang" nhưng với Lý Biên Cương thì vẫn là
truyện êm ái, dịu dàng mà ngẫm kỹ không kém phần đắng đót, ý vị.
Ông ít xuất hiện ở những cuộc quá ư ồn ào nhưng lại rất coi trọng các
sự kiện giàu ý nghĩa của đời sống văn chương Quảng Ninh. Hội thảo nhân 80
năm ngày sinh, 10 năm ngày mất của nhà văn Võ Huy Tâm, ông đến dự, phát
biểu ý kiến ngắn gọn thôi, nhưng thể hiện sự am hiểu sâu sắc về cái tầm, về
giá trị văn chương gia tài văn học Võ Huy Tâm của một người chịu đọc, đọc
nhiều tác phẩm của bạn văn.
Lý Biên Cương xông xáo, ông lao vào việc một cách cẩn trọng và trách

nhiệm của một người cầm bút. “Lý Biên Cương thường được giao viết những
vấn đề hóc búa. Anh chấp tất. Việc khó mấy Lý Biên Cương xông vào là
xong xuôi” [47]. Những trang viết đầy ắp tình người lần lượt ra mắt độc giả.
Anh trở thành nhà báo sung mãn, một cây bút sắc sảo từ ấy. Lý Biên Cương
đăng bài nào là bài ấy có tiếng vang trong công chúng. Ở đâu anh cũng được
mọi người chú ý và tỏ ra mến mộ. Lý Biên Cương cũng không quản khó
khăn, dám xông vào những chỗ “xương xẩu” cản trở bước tiến trong ngành
than. Vấn đề năng suất máy xúc: “Xúc đầy, xúc vơi” Lý Biên Cương phanh
phui ra, gây dư luận khá tốt trong công chúng bạn đọc. Ông là một trong số ít
người làm báo lúc bấy giờ viết chăm chút câu chữ, tìm và sử dụng từ mới và
đắt, câu chữ uyển chuyển. Trình bày vấn đề một cách rạch ròi, sáng sủa.
Văn là đời, câu nói đó rất đúng với cuộc đời và văn chương sự nghiệp
của nhà văn Lý Biên Cương. Hãy đọc tên các tác phẩm (những đứa con tinh
thần) của ông ta cảm nhận như thể số trời đã định. Âm vang của ngôn từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
nghĩa ngữ cứ bám riết vào từng đoạn đường đời thăm thẳm nỗi gian truân của
ông. Nó vận vào ông, hay ông vận vào nó? Nhưng với ông, nó ám ảnh mãi, nó
mê hoặc, nó đeo đuổi suốt cuộc đời ông- cả vinh quang và cay đắng, cả niềm
vui nỗi buồn, cả khát khao trống vắng, cả cô đơn và đau đớn Mỗi câu mỗi
chữ đều gợi lên ý tứ sâu sắc, và những nỗi buồn man mác. Nào là: Câu
chuyện ngắn về con đƣờng dài - đây là tên tác phẩm viết về than khi đường
đời ông đi còn dài dằng dặc. Để rồi sau đó liên tiếp ông cho ra đời những tác
phẩm Phù du, Một kiếp đàn ông Và như thể định mệnh xui khiến, cuối đời
ông gặp được một người đàn bà thật "đặc biệt" để rồi ông lại có được tác
phẩm mang tên "Ngƣời đàn bà ngang qua đời tôi" ghi đậm dấu ấn cả văn
chương lẫn cuộc đời.
Với Lý Biên Cương, do hoàn cảnh đặc biệt, ông có hai người vợ nên sự

nhớ mong của ông đôi khi chỉ vu vơ thôi, nhưng vẫn bị giằng xé, bị dằn vặt,
bị ức chế, bị săm soi, bị oán hờn. Nhìn góc này thì vời vợi sáng ngời, nhìn góc
kia lại tối tăm Nhiều lần ông thành thật "Tớ biết, tớ là thằng đàn ông mắc tội
lăng nhăng " [31,8]. Ông dám thành thật, dũng cảm dám nhận lỗi lầm với vợ
với con. Ông đã dám đánh đổi cả công danh sự nghiệp để không phải là người
giả dối. Cuộc tình ngang trái của Lý Biên Cương, giới văn sỹ cả nước đã biết,
nhưng chưa chắc ai đã thấu đáo nỗi lòng của ông. Với Lý Biên Cương, ông đã
dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Ông muốn gánh trách nhiệm về mình -
dám làm dám chịu - cộng với cái tình trong ông mách bảo, cộng với bổn phận
trách nhiêm của một người cha. Năm 2001, vì lâm trọng bệnh, “trí sĩ tại gia”
đã nói như một lời chiêm nghiệm cho cuộc đời mình: “khi con người ta đau
yếu, khi con người ta về già, mới thấy sợ điều này không phải ai muốn
nhưng mình vẫn phải trải qua, chỉ có điều, mình là nhà văn, phải hiểu cho
thấu đáo mà viết, để mà sống. Tình người là quý nhất” [47]. Ta có thể nhận
thấy được điều này từ chính cuộc đời, từ chính những trang văn buồn nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
ấm áp tình người của ông. Văn chương hay, thường chắt chiu từ những nỗi
đau và từ những bi kịch của cuộc đời.
Nhưng thành công trong văn chương bao nhiêu, được người đời yêu
mến bao nhiêu thì cuộc đời ông là cả một chuỗi dài bất như ý. Cho tận tới
phút tàn hơi, nhà văn vẫn là một kẻ độc hành. Bên cạnh ông vẫn thiếu vắng
người bạn đời tri kỉ đúng như tâm nguyện. Khi nghiên cứu tác phẩm Lý Biên
Cương, chúng tôi đồng cảm hơn với những nỗi niềm sâu kín của nhà văn.
Dường như, văn đàn là nơi ông giãi bày bao tấm lòng riêng u uẩn, bao tâm
trạng mà ông không biết chia sẻ cùng ai, chỉ biết gửi vào tác phẩm của mình.
1.1.2. Sự nghiệp của nhà văn Lý Biên Cương
70 năm với 40 đầu sách, trên hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ, Lý

Biên Cương đã trải qua những mốc lịch sử và văn học đặc biệt: Chiến tranh
chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; Thời hậu chiến
và tái thiết đất nước và thời kì đổi mới cùng với đó là trước và sau thời kì đổi
mới văn học. Gia tài của Lý Biên Cương được xếp vào loại “phong lưu”
không chỉ trong giới văn chương của riêng vùng mỏ Quảng Ninh. Lý Biên
Cương từng trải nghiệm mình qua nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa,
tiểu thuyết, thơ, kịch bản phim Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng ghi lại
những dấu ấn riêng rõ nét.
Lý Biên Cương là một nhà văn tài năng, một nhà văn vừa vào nghề
sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê
lết trong tẻ nhạt. Trên nhiều trang viết của mình, ông luôn có một giọng điệu
riêng, một cách nói riêng sáng tạo độc đáo.
Năm 1961 Lý Biên Cương tự nguyện xung phong về vùng mỏ Quảng
Ninh, công tác tại báo Vùng mỏ, nơi gắn bó với nền công nghiệp khai thác tập
trung than. Tại nơi đây, ông có hướng tiếp cận riêng. Trong cảm quan của
ông, người thợ mỏ có thể khiếm khuyết chỗ này, chỗ khác nhưng phẩm chất
của họ là cần mẫn, trung thực. Qúa trình làm báo đã giúp ông thu thập, tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
lũy tài liệu và chọn một vùng quê văn học cho mình. Lần lượt và đều đặn,
ngót 40 tập sách là tiểu thuyết, là truyện ngắn, là kịch bản, là thơ được ra đời.
Cuốn nào, trang nào cũng có bóng dáng của vùng than.
Mặc dù trong giai đoạn chiến tranh chống giặc Mỹ bắn phá miền Bắc
đặc biệt là vùng mỏ, nhưng Lý Biên Cương ít đi vào miêu tả sự khốc liệt của
những trận chiến đấu với máy bay địch, cái sục sôi của biển cả, vẻ hào phóng
và thoáng đãng của kì quan thiên nhiên, mà dường như chỉ đi vào miêu tả cái
duyên phận của con người như: Bây giờ ta lại nói về nhau. Trong giai đoạn
này nhân vật của ông chủ yếu được định hình ở một vài phẩm chất và phạm vi

quen thuộc, lối dắt truyện còn đơn điệu và kết thúc truyện theo hướng trữ tình,
có hậu.
Phải chăng, vì thế mà văn chương ông trong thời kì nay hiếm khi có
tiếng ồn ào, hỗn độn, xô bồ của vùng công nghiệp tập trung. Truyện của ông
ít thấy gai góc băm bổ, ngoắt nghéo, làm “sốc” người đọc mà thường nhuần
nhị, thanh thoát, dịu dàng như tranh lụa. Qua đó, ông gửi nhiều chiêm nghiệm
sâu xa về cuộc đời, về mình, về người, về những gì ông chứng kiến. Bởi thế
tác phẩm của ông, dù rất nhẹ nhàng, bình dị nhưng luôn có sức lan tỏa, vọng
vang đến bến bờ. Cho hay sự nổi tiếng trong thiên hạ là một chuyện, sự tinh tế
của ngòi bút khi lách vào những nỗi niềm riêng của con người lại là chuyện
khác, và văn chương muôn đời phải chăng là mượn chuyện đời mà thấu tỏ
niềm riêng, mà ưu ái cảm thông với mọi điều trắc ẩn?
Sau ngày đất nước thống nhất, bước vào thời kì tái thiết đất nước, hàn
gắn vết thương chiến tranh, hiện thực cuộc sống được Lý Biên Cương tái hiện
mở rộng hơn, sâu hơn và nhịp điệu cũng dồn dập hơn. Biên độ ngòi bút của
ông cũng vươn xa hơn. Trong thời kì bao cấp những năm đầu của thời kì đất
nước mở cửa, ông có truyện làng quê đang chuyển mình như: Đất quê; Giai
điệu thành thị, một thế hệ trẻ trong công cuộc tái thiết đất nước như: Ngày ấy
còn rừng rậm; Câu chuyện ngắn về con đƣờng dài…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Đọc tác phẩm của ông trong thời kì này, có thể ghi nhận tác phẩm Đất
quê được ông khai sinh năm 1986 là tác phẩm tiêu biểu hơn cả. Nó như một
bước chuyển mình về dung lượng hiện thực, về phương pháp xây dựng nhân
vật và mang đậm tính nhân văn sâu sắc, cũng như một kết thúc cho cách viết
thời bao cấp và mở ra khuynh hướng tìm tòi mới.
Từ những năm cuối thập niên tám mươi trở lại đây, theo sát bước đổi
thay của thời đại mới, truyện của Lý Biên Cương không chỉ bó hẹp đúng, sai

trong phạm vi tư tưởng, phẩm chất và lương tâm người thợ mà ông còn hướng
đến những mặt trái của đời sống xã hội, sự tha hóa của nhân cách bởi đồng
tiền, nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức. Bộ mặt nông thôn đã dần đổi thay,
đem lại cuộc sống dễ chịu hơn, nhưng nó cũng song hành nhiều tệ nạn cho
người dân thôn quê. Đã có những kẻ cơ hội, lợi dụng chức quyền và sự cả tin,
ngây thơ mà lấy đi sự trong trắng của đời người con gái, đẩy họ vào hoàn
cảnh bi kịch như Phương (Phù du), Ngữ (Giai điệu thành thị) …
Lý Biên Cương còn là cây viết, phê bình đặc sắc. Nhà văn viết về cố
nhà văn Võ Huy Tâm với cái nhìn sắc sảo mà chưa ai viết về tác giả Vùng mỏ
được như thế: “Cái hay của văn chương Võ Huy Tâm trước hết là dám đi
trước thời cuộc nhiều điều. Mỗi tác phẩm lớn của ông đều nói trước một vấn
đề gì đó còn lớn hơn chính bản thân tác phẩm ấy.Tiểu thuyết đầu tay Vùng
mỏ, giải nhất Giải thưởng Văn nghệ 1951-1952, ngỡ như chỉ là tiểu thuyết tả
cảnh phu mỏ đấu tranh chống bọn cai kí thời Pháp tạm chiếm khu mỏ, nhưng
sức vóc tác phẩm lại vượt lên cả chính câu chuyện. Lần đầu tiên người công
nhân cách mạng trở thành nhân vật trung tâm của văn học, mở đầu và mở
đường cho dòng văn học công nhân xuất hiện ở nước ta Cái hay của văn
chương Võ Huy Tâm còn ở chỗ, qua ông, nét Việt Nam được thể hiện khá
đậm miêu tả những con người thợ. Đọc Vùng mỏ của ông, không thể lẫn
người thợ Việt Nam với bất cứ người thợ nước ngoài nào. Ông không lên gân,
không làm duyên, viết như nói, viết tự nhiên như chính đời sống (và đó cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
vừa là mặt mạnh lẫn mặt yếu của văn ông). Âm hưởng Việt Nam xuyên suốt
các trang viết về thợ mỏ, nhất là thợ mỏ cũ. Cũng qua Vùng mỏ những trang
viết về lao động, về phong tục đám ma, đám cưới, về các cảnh sinh hoạt khác
đều lấp lánh cái chất Việt Nam rất riêng kia” [47].
Không chỉ thành công ở lĩnh vực sáng tác truyện vừa ông còn viết tiểu

thuyết cùng những bài viết phê bình sắc sảo. Tạp văn của ông cũng đã ghi
được những dấu ấn nhất định trong lòng người đọc. Tạp văn “Con ngƣời kể
cũng hay hay” của Lý Biên Cương cái mà nhà văn đề cập đến chính là cái ở
ngoài đời ai ai cũng thấy. Thấy nhưng chẳng mấy ai để tâm. Nhà văn đã quan
tâm đến khá nhiều vấn đề của đời sống xã hội hiện nay, trong đó có nhiều vấn
đề không chỉ quan tâm mà ông còn tỏ ra am hiểu khá sâu sắc và tường tận.
Từ tình cảm tươi mát với làng quê của người con đi xa mỗi khi heo may rải
đồng, cái vô cảm, thói hợm đời của kẻ mới có tí đồng tiền đã khoe mẽ, đến
những vấn đề có tầm xã hội, chiều sâu văn hóa, đạo đức, truyền thống như
việc làm nhà tình nghĩa, bồi dưỡng hiền tài, bệnh thành tích, hám chức và cả
những vấn đề đang là mối lo của nhiều người như giải phóng mặt bằng, đất
đai, xây dựng, môi trường đều được ông đề cập đến với ý thức công dân – nhà
văn, đầy xây dựng thẳng thắn, có lý, có tình. Có lẽ với ý thức ấy, nhà văn đã
chọn một cách thể hiện ý tưởng khá nhuần nhuyễn với lối viết ngắn gọn, sâu
sắc, trí tuệ mà vẫn đằm thắm tình cảm của người viết, trách nhiệm của nhà
văn như thể quyện vào từng trang viết. Ở một thể loại tương đối khó như tản
bút Lý Biên Cương vẫn phát huy được lối viết dẫn truyện, khắc họa tính cách,
hoàn cảnh với một mạch văn khá mượt mà, êm dịu đến ngọt ngào, mà có khi
lại là kiểu “mật ngọt chết ruồi” [24,4]. Tản bút “Con ngƣời kể cũng hay hay”
của nhà văn Lý Biên Cương như một trong số những nhà văn đi tiên phong
trong thể loại tản văn, tản bút ở nước ta thời kì đổi mới, công nghiệp hiện đại.
Tác giả Ngô Mai Phong đã phải thốt lên rằng: “Cuộc đời Lý Biên
Cương là nghiệp dĩ của kẻ làm vườn, chỉ buông cuốc khi đã tàn hơi, không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
còn đủ sức đứng lên nữa” [33,5]. Và dường như văn đàn là nơi ông giãi bày
bao nỗi lòng riêng u uẩn, bao tâm trạng mà ông không biết chia sẻ cùng ai, chỉ
biết gửi vào trong tác phẩm.

Trong những sáng tác của ông, ở mảng truyện ngắn ông đã gặt được rất
nhiều thành công tuy nhiên khi nghiên cứu phong cách Lý Biên Cương chúng
tôi tập trung nghiên cứu vào truyện vừa và tiểu thuyết. Theo giáo trình Lý
luận văn học thì tiểu thuyết được định nghĩa như sau“Tiểu thuyết là hình thức
tự sự cỡ lớn, nó đặc biệt phổ biến trong thời kì cận đại và hiện đại có khả
năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Với
những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật nên tiểu thuyết có thể phản
ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội,
miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”
[11,482]. Còn truyện vừa là thể loại văn xuôi tự sự cỡ trung bình. So với tiểu
thuyết, trần thuật của truyện vừa thường cô đọng, hàm súc hơn, bám sát sự
phát triển của cốt truyện và đặc điểm nhân vật hơn. Thế giới truyện vừa nói
chung được tái hiện trong một khoảng cách xa hơn tiểu thuyết. Chính vì vậy,
phương diện đồ vật, tâm lý, ý nghĩ, ngôn ngữ … của đời sống không được tái
hiện chi tiết, tường tận như tiểu thuyết. Tiểu thuyết và truyện vừa là hai thể
loại chiếm nhiều tâm huyết và công sức của ông, qua truyện vừa và tiểu
thuyết văn phong Lý Biên Cương được thể hiện rõ nét. Bởi tiểu thuyết và
truyện vừa với điều kiện có một dung lượng hết sức rộng lớn, nó có khả năng
phản ánh một phạm vi khá rộng của cuộc sống hiện thực cả về không gian lẫn
thời gian, có khả năng đề cập đến những chủ đề lớn trên cơ sở miêu tả nhiều
số phận khác nhau, nhiều mối quan hệ phức tạp khác nhau.
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi khẳng định rằng Lý Biên Cương
là nhà văn có phong cách. Vậy phong cách nghệ thuật của một nhà văn là gì?
Nó được hình thành từ đâu? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin tiếp tục trình
bày ở phần tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
1.2. Khái niệm phong cách nghệ thuật

Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn
học nghệ thuật, mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã
hội. Ngay trong giới nghiên cứu văn học, nhiều quan điểm, định nghĩa khác
nhau về phong cách cũng đang tồn tại. Chỉ ngay ở Liên Xô trong công trình
Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học đã thống kê gần 20
cách hiểu khác nhau về phong cách. Viện sĩ Nga D.X. Likhatsep định nghĩa:
phong cách “là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định, là “nguyên tắc
thẩm mĩ để cấu trúc toàn bộ nội dung và toàn bộ hình thức” [19, 130]. Tác giả
đặc biệt nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố nội dung và hình thức
của tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó V. Đneprov lại cho rằng phong cách
được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung. Ông phát biểu “Phong
cách là mối liên hệ của những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất
của nội dung nghệ thuật” [19, 133,]. Từ những quan điểm khác nhau về phong
cách của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Nga, Khrapchenco đã
đưa ra ý kiến của riêng mình với một số điểm đáng chú ý sau đây: Phong cách
là khả năng thể hiện sự chiếm lĩnh cuộc sống bằng hình tượng; phong cách
thực hiện vai trò trong sự hình thành cấu trúc bên trong của các hiện tượng
văn học; phong cách thể hiện trong ngữ điệu, giọng điệu, cảm hứng sáng tạo,
tính độc đáo trong sự miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, thể hiện trong cấu
trúc tác phẩm, trong kết cấu, trong ngôn ngữ, trong thể loại, trong trường phái
… Ông cho rằng mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những
phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình,
những biện pháp và những phương tiện cho phép những tư tưởng, hình tượng
ấy trở nên hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả.
Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách còn có những quan điểm
khác nhau. Tựu trung lại có hai ý kiến cơ bản: Một nhấn mạnh sự thống nhất
của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo thành hình thức của tác phẩm;
một cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
Mặc dù tách bạch như vậy nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả
đều quan tâm đặc biệt đến hai yếu tố bộc lộ tài năng độc đáo của người nghệ
sĩ – nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
Còn ở Việt Nam theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, nhà phê bình văn
học Việt Nam thì quan niệm:
Phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù thẩm mĩ. Có
nghĩa là, nhà văn phải thật sự có tài năng, phải thật sự sáng tạo ra được những
tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới được xem là có phong cách.
Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi nhà văn có phong cách tạo
cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật ấy, dù phong phú
đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất. Cơ sở của tính thống nhất này là một
nhãn quan riêng về thế giới và sâu xa hơn nữa là tư tưởng nghệ thuật riêng
của nhà văn.
Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của tác phẩm của một
nhà văn từ nội dung đến hình thức. Nhưng phong cách là một cái gì cụ thể,
hữu hình, có thể và mô tả được. Cho nên nói phong cách, dù có đề cập đến
nội dung tư tưởng, cũng phải chỉ ra được nội dung ấy đã được hình thức hóa
như thế nào.
Phong cách một khi đã định hình, thì thường có tính bền vững. Vì tạo
ra phong cách, ngoài thế giới quan, còn có rất nhiều nhân tố khác như: truyền
thống gia đình, hoàn cảnh sống, môi trường sống tự nhiên,môi trường văn
hóa, thói quen, suy nghĩ …
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một
phạm trù thẩm mĩ, chịu sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình
tượng, của các phương diện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo
trong sáng tác của một nhà văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu
văn học hay văn học dân tộc” và khẳng định: “Trong chỉnh thể “nhà văn”

(hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở
hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy” [30,89]. Thống
nhất với quan điểm đó, các tác giả cuốn Lý luận văn học (NXB Giáo
dục,1987) xác định: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng nghệ thuật có phẩm
chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [11,482].
Sau khi tham khảo các quan niệm về phong cách, chúng tôi đưa ra quan
niệm của mình về phong cách.
Trước hết, chúng tôi hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn là cá tính
của chủ thể sáng tạo trong việc lựa chọn chất liệu và cách tiếp cận đối tượng
nghệ thuật, cách thức xây dựng tác phẩm, các thủ pháp và phương tiện biểu
đạt, nghệ thuật ngôn từ. Sự biểu hiện đó trước tiên và bao giờ cũng đòi hỏi
phải có sự độc đáo. Nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến dấu ấn cá nhân
của người nghệ sĩ được in đậm lên tác phẩm. Trong đó tư tưởng nghệ thuật
như một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chủ đạo.
Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả, chúng tôi không quan
niệm đơn thuần chỉ là nghiên cứu những yếu tố có tính chất hình thức. Ở đây,
nói đến phong cách chúng tôi hiểu là nói đến sự thống nhất giữa nội dung và
hình thức
Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản
nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng, phong cách được hình thành ngay từ
lúc nhà văn mới cầm bút, nhưng lại vận động, phát triển, chịu ảnh hưởng của
thế giới quan, môi trường sống Phong cách được hình thành trên cơ sở tài
năng nhưng quá trình mỗi người viết tạo nên được cho mình một phong cách
là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực trong sáng tạo, là cuộc hành trình để khẳng định
cái bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm bút.

Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng
qua mỗi giai đoạn sáng tác. Nhưng, mặc dù vậy cái riêng độc đáo có giá trị
mang tính thẩm mỹ - cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng

×