Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Dạy học tác phẩm ký trong chương trình ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.6 KB, 15 trang )

Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ
văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong
cách nghệ thuật tác giả
Trần Thị Anh Đào
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Đức Phương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu những vấn đề lý luận như: phương pháp dạy học môn Ngữ văn
theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ thuật tác giả.
Tìm hiểu thực trạng dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12 của
giáo viên và học sinh, tại trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Khuyến. Vận
dụng lý thuyết dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, phong cách nghệ
thuật tác giả, vận dụng lý thuyết về các phương pháp dạy học: phương pháp diễn
giảng, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại vào
thiết kế các bài dạy: Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tn, Ai đã đặt tên cho dịng
sơng? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thực nghiệm sư phạm ( dạy học, kiểm tra, đánh
giá ) để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
Keywords. Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn; Phong cách nghệ thuật; Ký sự

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một nền văn học khơng có sự góp mặt của các thể kí văn học, chắc chắn không
phải là một nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu. Kí văn học đem lại
cho người đọc một các nhìn chân thực nhất, tươi mới nhất, sinh động nhất về hiện thực cuộc
sống, cũng như nó vẫn giữ được những âm vang sâu sắc nhất về nghệ thuật trong mình. Thế
nhưng trên thực tế, các tác phẩm kí văn học chỉ được “ sống là chính nó” trong lịng một phần
nhỏ độc giả - những nhà nghiên cứu phê bình văn học, cịn phần lớn độc giả dường như đã
lãng quên “ đứa con thứ tinh thần của các nhà văn”.


1.2. Dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí văn học nói riêng trong nhà
trường phổ thơng cũng đang là một vấn đề nan giải đặt ra cho chúng ta. Một trong những
phương pháp tối ưu nhất của việc dạy học tác phẩm văn chương là dạy học theo đặc trưng thể
loại, theo phong cách nghệ thuật tác giả nhất là đối với thể kí văn học.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học tác phẩm kí
trong chương trình Ngữ Văn 12, trung học phổ thơng theo phong cách nghệ thuật tác giả
để tìm hiểu thêm về thực trạng của việc dạy học tác phẩm kí, từ đó góp phần đề xuất phương


hướng dạy học các tác phẩm kí nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ Văn nói chung
và thể loại kí nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về thể loại tùy bút và bút kí nói chung cũng
như các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 nói riêng. Tuy nhiên, tác phẩm văn học
giống như một “ khối vuông Rubic” với vô vàn cấu trúc mở, mà với mỗi cấu trúc mở đó lại
cho chúng ta những cách nhìn mới. Vì thế, sẽ là một nhận định sai lầm khi cho rằng: “mảnh
đất” kí văn học đã được “ cày xới” kĩ lưỡng, và đã tìm ra một phương pháp dạy học tối ưu
cho các đoạn trích kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12.
Trên cơ sở tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu đã có, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng trong quá trình dạy học, đề tài Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ Văn
12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả mong muốn được đóng góp
thêm tiếng nói riêng của mình vào “ mảnh đất” kí văn học, tạo ra những giờ học hấp dẫn sinh
động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương, đặc trưng thể loại kí
văn học, phong cách nghệ thuật tác giả, để đề xuất các phương pháp trong quá trình dạy học
các tác phẩm kí ở chương trình Ngữ Văn lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận như: Đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ

thuật tác giả.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 của
giáo viên và học sinh, tại trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định
- Vận dụng lý thuyết dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, phong cách
nghệ thuật tác giả, các phương pháp dạy học vào thiết kế các bài dạy: Người lái đị Sơng Đà
và Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học các đoạn trích kí trong chương trình Ngữ Văn 12
Học sinh lớp 12, giáo viên dạy Ngữ văn 12, trường THPT Nguyễn Khuyến, thành phố
Nam Định, năm học 2012-2013
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và quá trình tổ chức hoạt động dạy học các đoạn trích kí trong
chương trình Ngữ Văn 12
Phạm vi thời gian: từ tháng 6/ 2012 đến tháng 11 /2012
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân
tích; Phương pháp hệ thống hóa, nghiên cứu tiếp thu có chọn lựa các cơng trình, tài liệu có
liên quan đến luận văn
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và định hướng dạy học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ
Văn 12, trung học phổ thơng theo phong cách nghệ thuật tác giả
Chương 3: Thực nghiệm dạy học



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về việc tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng của học sinh
cấp trung học phổ thơng
1.1.1. Lí luận tiếp nhận với việc dạy học tác phẩm văn chương
Quá trình dạy học văn chương trong trường phổ thơng cũng phải gắn liền với q
trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung. Tuy nhiên chủ thể tiếp nhận trong trường phổ
thông khá đặc biệt, đó chính là học sinh mang những nét tâm lý đặc thù riêng.
Trong quá trình dạy học văn chương, người giáo viên phải giúp học sinh “vừa thoát
khỏi sự đè bẹp của “ kinh nghiệm” của nhà văn, vừa thoát khỏi sự đè bẹp của “ kinh nghiệm”
của ông thầy, để “kiến tạo” nên những tri thức mới cho mình”. [5, tr.14]
1.1.2. Tâm lý tiếp nhận tác phẩm kí của học sinh trung học phổ thơng
Kí là một thể loại văn học mà học sinh đã từng biết đến trong chương trình Ngữ Văn
trung học cơ sở, cũng như, các em đã được làm quen với phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân trong chương trình Ngữ Văn 11, vì thế việc tìm hiểu đoạn trích: Người lái đị Sơng Đà
của Nguyễn Tn cũng có ít nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, với đoạn trích Ai đã đặt tên cho
dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường thì là một thử thách lớn, bởi đây là lần đầu tiên tác
phẩm có mặt trong chương trình Ngữ Văn 12.
Ngồi ra, đặc trưng của thể loại kí khác xa với đặc trưng của thể loại truyện ngắn hay
thơ ca...- những thể loại quen thuộc với học sinh, vì thế khiến cho khoảng cách thẩm mỹ giữa
tác phẩm kí với bạn đọc học sinh có phần hơi xa.
Bên cạnh đó, tâm lý của một số giáo viên trẻ và học sinh cho rằng loại hình nghệ thuật
này vừa khó vừa ít có khả năng “có mặt” trong đề thi của các kì thi kiểm tra, tốt nghiệp, đại
học, từ đó đã vơ tình nhân đơi sự khó khăn cho q trình tiếp nhận tác phẩm thể kí.
1.2. Thể loại kí và đặc trƣng thể loại
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm “ thể loại văn học”
Theo Trần Đình Sử (chủ biên), giáo trình Lí luận văn học ( tập 2), “ Thể loại văn học
là một hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học nào cũng có một hình
thể, có một “ thể” cấu tạo, thể thức ngơn từ nhất định. Các hình thức cá biệt ấy hết sức đa

dạng. Song giữa các tác phẩm khác biệt ấy lại thấy có những đặc điểm gần gũi nhau về ngơn
từ, hình tượng, cấu tạo, hình thành nên những “ loại” nhất định. “ Loại” đó là những nét
tương đồng loại hình làm nên thể loại văn học...Các thể loại chỉ bao gồm những nét chung
của các tác phẩm cụ thể, cá biệt, đa dạng. Trong mỗi “ loại” đó lại có thể chia ra các “ tiểu
loại nhỏ hơn”. Như vậy, thể loại văn học trước hết là một hiện tượng loại hình của hoạt động
sáng tác và giao tiếp văn học, được hình thành trên cơ sở lặp đi lặp lại có quy luật của các yếu
tố tác phẩm. Tuy nhiên thể loại văn học khơng đơn giản là loại hình và sự lặp lại. Bởi sáng
tác văn học là một quá trình sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh những điểm giống nhau
để đặt tác phẩm vào cùng một “ loại”, thì mỗi tác phẩm văn học đều có những nét độc đáo để
hình thành “ thể” của “ loại”.
1.2.1.2. Khái niệm “ thể loại kí văn học”
Trong cuốn Kí nghệ thuật Xơ viết – những vấn đề lí thuyết và nghệ thuật thể loại, nhà
nghiên cứu Xô viết Ruwbinxeps cho rằng: “ Về kí, thực tế là khơng thể nói đến cái gì xác
định được đặc trưng thể loại của nó”. Nhà văn Tơ Hồi nói rằng: “ Kí cũng như truyện ngắn,
truyện dài, hình thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó ln ln đổi mới, địi hỏi sáng tạo và thích
ứng. Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái khn”. Cịn với Trần Đình Sử, ơng cho
rằng: “ Kí khơng phải giản đơn là nhóm tác phẩm văn xi khơng quy được vào truyện, thơ,
kịch thì quy vào kí”. Thiết nghĩ, đó là những quan điểm chính xác. Bởi lẽ, “ kí có cái hạt nhân
làm thành đặc trưng riêng của nó”, cũng giống như truyện có hạt nhân làm thành đặc trưng
riêng của truyện, và thơ có đặc trưng riêng làm nên thơ ca.


1.2.2. Đặc trưng thể loại kí văn học
1.2.2.1. Kí lấy sự thật khách quan của đời sống và tính xác thực của đối tượng làm cơ sở
Trong Tạp chí văn học số 154 năm 1964, Bùi Hiển nói: “ Chúng ta nên nhớ là trong
bút kí, phóng sự, tính xác thực của sự việc là một điều cốt yếu. Thêm hư cấu để đưa đẩy sự
việc, chỉ khiến cho sự việc trở thành thực thực, hư hư trong trí người đọc, khơng có lợi”.
Hồng Phủ Ngọc Tường và nhiều tác giả trong Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, cũng cho
rằng với thể loại kí “ cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”, hay như theo Nguyễn Xuân Nam
có viết trong Từ điển Văn học tập 1, “tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí”. Nói

một cách dễ hiểu, “ sự thật khách quan của đời sống”, “ tính xác thực của đối tượng”, chính là
việc khắc họa lại, ghi lại những “ việc thật”, “người thật” trong thể loại kí để từ đó tạo ra giá
trị nhận thức, sức thuyết phục, lay động đối với người đọc.
Tuy nhiên, việc phản ánh sự thật giữa kí báo chí và kí văn học có sự khác nhau. Kí
văn học cũng lấy việc tái tạo thơng tin sự thật làm cơ sở, thế nhưng nó khơng chỉ đơn thuần
thông tin về sự kiện xã hội mà còn nhằm phản ánh cái hay cái đẹp, những giá trị, ý nghĩa xã
hội – thẩm mĩ của con người. Chính vì thế mà trong kí văn học các tác giả vẫn có thể vận
dụng sức tưởng tượng hư cấu để sáng tác, nhưng sự tưởng tượng, hư cấu đó khơng tách rời
khỏi cuộc sống thực tại.
1.2.2.2. Hình tượng tác giả trong thể loại kí
Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần có vai trị của tác giả, bởi tác phẩm văn
học là “ đứa con tinh thần” của các nhà văn. Thế nhưng so với các loại tác phẩm tự sự, trữ
tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác phẩm kí có vị trí, vai trị đặc biệt nổi bật và quan
trọng.
Tác giả kí có thể được so sánh như một chiếc “máy thu phát năng lượng” nghệ thuật:
vừa là người tiếp cận cuộc sống, vừa khái quát ý nghĩa xã hội thẩm mĩ của các chi tiết, sự
kiện, con người được ghi chép, phản ánh trong tác phẩm. Để viết một tác phẩm kí hay có sức
lơi cuốn người đọc, người viết cần phải đi nhiều để hịa mình vào cuộc sống, để cảm nhận tất
cả những biến đổi của cuộc sống, phải nắm vững chính xác tới từng chi tiết đối tượng mà
mình phản ánh.
Bên cạnh đó, tác giả kí cũng là người phải tham gia vào thế giới hình tượng nghệ
thuật của tác phẩm, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, kết nối các chi tiết,
sự kiện và bày tỏ trực tiếp tư tưởng, tình cảm của mình để dẫn dắt người đọc cảm thụ cuộc
sống theo một hướng nhất định nào đó.
1.2.2.3. Đặc điểm về văn phong, ngơn từ nghệ thuật của kí
Các nhà nghiên cứu cho rằng: cách diễn đạt của kí rất đa dạng và phức tạp, cũng như:
đặc điểm văn học của kí lộ rất rõ ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật.
Đặc điểm đầu tiên chúng ta có thể thấy là ngơn từ nghệ thuật của kí vừa cụ thể, sinh
động, đậm chất đời thường, vừa khái quát.
Đặc điểm thứ hai là ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí mang đậm tính chủ thể, gắn

liền với cá tính sáng tạo của tác giả.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn thấy ngơn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí cũng rất linh
hoạt về giọng điệu. Khơng chỉ trần thuật mà trong kí, trần thuật có thể kết hợp với phân tích,
khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm.
Với ba đặc trưng cơ bản, chúng ta có thể khẳng định kí văn học có vai trị quan trọng
trong sự hình thành và phát triển của văn học. Đó khơng phải là “ thể loại đàn em”, mà kí góp
phần làm cho văn học nước nhà phát triển hài hòa, phong phú, song hành cùng với cuộc sống,
đáp ứng được nhu cầu của con người.
1.2.3. Tiểu loại bút kí và tùy bút của thể loại kí văn học
1.2.3.1. Tiểu loại bút kí
Theo Trần Đình Sử, bút kí “ là một thể loại phóng khống, tự do mà cá tính nghệ sĩ
trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại” [20, tr.253]. Bên cạnh việc ghi lại những chi tiết


thực tế về cuộc sống và con người, bút kí cũng ghi lại cảm nghĩ của tác giả về những sự việc,
hiện tượng được phản ánh, từ đó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, quan niệm của nhà văn.
Trong bút kí, yếu tố trữ tình ln xuất hiện xen kẽ với ghi, tả sự việc, hiện tượng.
Sức hấp dẫn của bút kí phụ thuộc vào cách nhìn, cách quan sát, cách cảm nhận và đặc
biệt là tài năng của người nghệ sĩ trong việc khám phá ra các khía cạnh “ có vấn đề” của hiện
thực cuộc sống.
1.2.3.2. Tiểu loại tùy bút
Tùy bút cũng là thể loại kí thiên về trữ tình. Với thể loại này, cái tơi của người nghệ sĩ
được bộc lộ rõ nét, nhà văn có cơ hội phóng bút viết theo cảm hứng của mình, tùy cảnh, tùy
việc để suy tưởng, đánh giá. Điểm khác biệt của tiểu loại tùy bút so với các tiểu loại kí khác
là những sự kiện, những chi tiết xác thực về con người, cuộc sống được mô tả trong tác phẩm
chỉ là cái cớ để qua đó người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc, sự suy tư, đánh giá của tác giả.
Chất trữ tình trong tùy bút chính là yếu tố có vai trị quan trọng trong việc thống nhất
tổ chức của tác phẩm, chi phối việc phản ánh chân thực cuộc sống, con người, chi phối sự tác
động của tác phẩm đến với người đọc.
Cái hay của tùy bút chính là qua tác phẩm, người nghệ sĩ đã tái hiện lên một “ cái tôi”

nhân cách, uyên bác, sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm hồn và trí tuệ.
Cấu trúc của tùy bút ít bị ràng buộc bởi trình tự diễn biến của sự việc hay quan hệ của
những con người ngoài đời thực. Các sự kiện khách quan trong tùy bút khơng được trình bày
liên tục do sự đan xen xúc cảm của cá nhân người viết, hoặc là do những sự kiện đề cập đến
trong tác phẩm được khai thác từ nhiều địa điểm, thời gian khác nhau, phụ thuộc vào dòng
liên tưởng của tác giả nhằm thể hiện cảm hứng chủ đạo, chủ đề nhất định.
Ngơn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ. Tác giả tùy bút thường dùng
hàng loạt từ đồng nghĩa để vừa đặc tả, xốy sâu, vừa tơ đậm ấn tượng về những sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống.
1.2.3.3. Phân biệt giữa tiểu loại bút kí và tùy bút
Điểm gặp gỡ chung của hai tiểu loại này là cái tôi của người nghệ sĩ được thể hiện rõ
nét qua tác phẩm, cũng như chất trữ tình, chất thơ trong cách sử dụng ngơn từ, hình ảnh, nhạc
điệu, câu văn và cả các biện pháp nghệ thuật.
Tuy nhiên, giữa bút kí và tùy bút cũng có những điểm khác biệt nhau. Nếu bút kí vẫn
ln tơn trọng hiện thực khách quan, ghi lại các sự vật hiện tượng theo trình tự mà nó diễn ra
ngồi cuộc sống thì trong tùy bút hiện thực khách quan chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ những
suy nghĩ, những cảm xúc, những trường liên tưởng của chính mình.
Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tuân là tác phẩm tùy bút pha bút kí phóng túng,
cịn Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường là tác phẩm bút kí thiên về
tùy bút.
1.3. Phong cách nghệ thuật nhà văn và đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng
1.3.1. Khái niệm “ phong cách nghệ thuật nhà văn”
Nhà văn, V.Huygô đã từng viết: “ Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong
cách”. Điều đó cho thấy phong cách văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn có vai trị
quan trọng trong q trình phát triển văn học, góp phần làm cho nền văn học trở nên phong
phú, đa dạng. Cũng như việc nắm được phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ trong quá
trình nghiên cứu tác phẩm, trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết.
Nếu phong cách văn học là tính độc đáo mang ý nghĩa thẩm mĩ của một hiện tượng
văn học, thì phong cách nghệ thuật của nhà văn chính là cá tính sáng tạo được thể hiện rõ ở

đề tài, cảm hứng, nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật, giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm của
nhà văn đó. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có phong cách nghệ thuật riêng, không giống bất cứ ai.
Tuy nhiên, khơng phải cơng trình nghệ thuật nào, khơng phải nhà văn nào cũng có
phong cách. Tác phẩm có phong cách là khi tác phẩm đạt được tính cấu trúc, tức có sự thống


nhất hữu cơ của các bộ phận trong một chỉnh thể. Nhà văn có phong cách là khi nhà văn đó
có sự đồng nhất từ cái nhìn độc đáo, mới lạ, cá tính về hiện thực khách quan được phản ánh
trong tác phẩm tới sự độc đáo trong cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng
điệu, bút pháp nghệ thuật.
1.3.2. Đặc sắc phong cách nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân
Sự nghiệp và quan điểm sáng tác của Nguyễn Tuân có sự thay đổi từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Nếu trước Cách mạng, Nguyễn Tn ln tìm tới vẻ đẹp của một thời
“ vang bóng”, tìm tới chủ nghĩa xê dịch cho khy khỏa cảm giác “ thiếu quê hương”, thì sau
Cách mạng , nhà văn là một con người luôn khát khao được hịa nhịp với cuộc sống mới. Tuy
nhiên, dù có sự thay đổi, song phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân vẫn thống nhất ở
những điểm sau:
Thứ nhất, Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác. Tài hoa thể hiện trước tiên ở
phương diện tiếp cận thế giới của nhà văn: Nguyễn Tuân quan sát, nhìn ngắm mọi vật, mọi
hiện tượng, con người dưới góc độ cái đẹp. Tiếp cận sự vật hiện tượng ở phương diện văn
hóa thẩm mĩ, và tiếp cận con người ở phương diện tài hoa thẩm mĩ. Nhà văn quan niệm “ con
người tài hoa nghệ sĩ” không chỉ là những người hoạt động trong ngành nghệ thuật mà bao
gồm tất cả những con người trong xã hội dù không làm nghệ thuật những vẫn có thể nâng
nghề nghiệp của mình lên tầng nghệ thuật khác thường. Sự uyên bác của nhà văn thể hiện ở
việc sử dụng những kiến thức trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ nghệ thuật tới khoa học để
miêu tả, bàn bạc, triết lí các hiện tượng, sự vật.
Thứ hai, Nguyễn Tuân luôn chọn lựa những hiện tượng, sự vật “ đập mạnh” vào giác
quan người đọc, phải thật điển hình, đậm nét chứ khơng phải là sự chừng mực, ôn hòa.
Đặc điểm thứ ba trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là cách sử dụng ngôn
ngữ nghệ thuật. Nguyễn Tuân được mệnh danh là “ người thầy ngôn ngữ”, bởi ơng có một

“kho tàng” từ vựng phong phú, có một khả năng thiên phú về cách sử dụng ngơn từ, cách tổ
chức các câu văn xi giàu tính tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết “co duỗi nhịp nhàng”
như chính Nguyễn Tn đã từng nói.
Bên cạnh những đặc điểm chung về phong cách sáng tác, nhà văn cịn thể hiện “ cái
tơi độc tấu” của mình lên thể loại tùy bút với những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tùy bút của Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện, bởi lẽ nhà văn tìm đến với
truyện trước khi bén duyên với tùy bút.
Thứ hai, tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí, thể hiện qua việc nhà văn đã khắc
họa, miêu tả khá chính xác và tỉ mỉ các sự vật hiện tượng diễn ra trong đời sống thực tế qua
những trang văn của mình.
Đặc điểm thứ ba là tính tự do về phép tắc trong tùy bút. Nguyễn Tn để ngịi bút của
mình đi theo sự “ soi đường” của trí nhớ, của xúc cảm, ơng phát huy cao độ năng lực cảm thụ
cái đẹp rất tài hoa nghệ sĩ của mình để liên tưởng so sánh và tạo ra những “ đột phá” của hình
ảnh, ngơn từ, nhưng dù thế nào cũng không chệch khỏi “ đường ray” của nghệ thuật.
Bên cạnh đó, những trang văn tùy bút của Nguyễn Tuân mang đậm chất trữ tình, chất
thơ, mang đậm phẩm chất văn chương qua cách sử dụng ngôn từ, qua cách đặt câu, cách diễn
đạt.
1.3.3. Đặc sắc phong cách nghệ thuật bút kí của Hồng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, và phần lớn cuộc đời của ông
cũng gắn liền với mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này. Chính vì thế mà Huế đã trở thành
một phần sự sống trong tâm hồn nhà văn và trong các sáng tác của ơng nhất là ở thể loại kí.
Khi tìm hiểu các bút kí nói chung và bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? nói riêng
của Hồng Phủ Ngọc Tường, cần phải nắm được những đặc điểm về phong cách bút kí của
nhà văn. Sẽ khơng sai khi nói rằng: Kí của Hồng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một trí tuệ sắc sảo,
uyên bác. Các tác phẩm kí chỉ thuyết phục người đọc khi nó đảm bảo tính xác thực, và tính
xác thực chỉ xuất hiện khi nhà văn am hiểu tường tận về đối tượng phản ánh của mình. Hồng


Phủ Ngọc Tường đã làm được điều đó. Nhà văn khơng chỉ am hiểu mà cịn cung cấp cho
người đọc một lượng thông tin khá lớn về đối tượng phản ánh.

Đặc điểm thứ hai về phong cách kí của Hồng Phủ Ngọc Tường là: tác phẩm kí của
nhà văn thường thiên về tùy bút. Đọc những trang kí của nhà văn, chúng ta nhận thấy sự đổi
thay thú vị của kí. Mỗi một trang văn dù là ghi chép các sự kiện có thực thì chúng ta vẫn thấy
chúng thấm đượm chất trầm tư, trữ tình.
Bên cạnh đó, kí của Hồng Phủ Ngọc Tường cịn có tính chất tản mạn, tự do. Sự kiện
đôi khi chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình. Cách tổ
chức văn bản kí của nhà văn mang tính nghệ thuật cao, văn phong giàu chất thơ, hình ảnh gợi
cảm.
Nguồn mạch xuyên suốt các tác phẩm kí của Hồng Phủ Ngọc Tường là tình u q
hương đất nước, là tâm huyết với tinh hoa dân tộc. Ông luôn gắn cái đẹp, gắn nghệ thuật với
những truyền thống văn hóa của dân tộc. Những tác phẩm kí của nhà văn dù viết về những
năm tháng chiến tranh hay cuộc sống đương đại đều lấp lánh niềm tự hào về những nét đẹp
của quê hương đất nước.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM KÍ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ THƠNG THEO
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TÁC GIẢ
2.1. Thực trạng dạy học tác phẩm kí trong chƣơng trình Ngữ Văn lớp 12
2.1.1. Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thơng
Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thơng nói chung và lớp 12
nói riêng chiếm tỉ lệ nhỏ. Trong số 20 tác phẩm văn học được đưa vào, chỉ có hai đoạn trích
thuộc thể loại kí là Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tn và Ai đã đặt tên cho dịng
sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường.
Sự chênh lệch quá lớn về số lượng giữa các tác phẩm văn học đã vơ tình khiến cho
giáo viên và học sinh mất dần sự coi trọng trong việc dạy học các tác phẩm kí. Nhất là với
học sinh lớp 12, khi phải đối mặt với các kì thi như tốt nghiệp, đại học thì việc học các tác
phẩm kí sẽ chỉ là sự đối phó.
2.1.2. Khảo sát q trình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình lớp 12
Chúng tơi đã tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra đối với 12 giáo viên và 424 học
sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định. Cũng như tiến hành dự giờ các tiết

dạy học các tác phẩm kí tại 4 lớp 12A3, 12A4, 12A5, 12A6 vào tháng 10/ 2012.
2.1.3. Đánh giá về tình hình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình lớp 12
Qua hoạt động điều tra khảo sát, dự giờ thăm lớp, chúng tôi nhận thấy: Bên cạnh một
số những thành tựu nhất định, việc dạy học văn nói chung và các tác phẩm kí nói riêng trong
chương trình Ngữ Văn 12 vẫn còn một số hạn chế:
Hạn chế đầu tiên là phương pháp dạy học. Người giáo viên vẫn chú trọng quá nhiều
vào việc cung cấp kiến thức xoay quanh hai tác phẩm kí chứ chưa chú trọng tới phương pháp
dạy học. Trong các giờ dạy, phần lớn là giáo viên thuyết trình về bài học, học sinh ghi lại lời
giảng của giáo viên, chứ học sinh không được làm việc theo nhóm, ít được trình bày những
suy nghĩ của bản thân...
Thứ hai: giáo viên chưa thật sự chú ý đến đặc trưng thể loại kí nên chưa có cơ sở
chắc chắn để đánh giá, phân tích tác phẩm. Vì vậy, dù có những giờ dạy học đã diễn ra khá
bài bản nhưng cuối cùng chính người dạy cũng chưa thật sự hài lịng về nó, bởi người giáo
viên chưa tìm thấy “ chiếc chìa khóa” để mở “ cánh cửa” chứa ý đồ sáng tạo của nhà văn
trong tác phẩm kí.


Bên cạnh đó, người giáo viên vơ tình lãng qn phần hướng dẫn và chuẩn bị bài ở
nhà của học sinh, cũng như chưa đổi mới cách thức chuẩn bị bài, vẫn chỉ dừng lại ở việc trả
lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của Sách giáo khoa.
Một hạn chế nữa là hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra khi thì q khó, khi thì q dễ,
hoặc thiếu chính xác khơng rõ ràng, khiến cho học sinh không hiểu được câu hỏi dẫn tới
không trả lời được.
2.1.4. Phân tích ngun nhân
Thứ nhất là do chương trình và sách giáo khoa chưa thực sự đổi mới, chưa phù hợp
với mục tiêu, nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Việc phân bố thời gian dạy học các tác
phẩm kí cũng rất hạn chế.
Việc sử dụng các cơng nghệ dạy học hiện đại trong q trình dạy học Ngữ Văn nói
chung và dạy các tác phẩm kí nói riêng chưa phát huy được hiệu quả. Dường như những tiến
bộ của khoa học kĩ thuật vẫn còn rất xa lạ với quá trình dạy học, các phương tiện nghe,

nhìn,... cũng chưa được áp dụng một cách đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học.
Sự tác động của đời sống cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình
dạy học văn nói chung và các tác phẩm kí nói riêng. Xu hướng phát triển của khoa học kĩ
thuật, của các ngành khoa học tự nhiên trong đời sống xã hội đã khiến cho một bộ phận học
sinh cho rằng môn Ngữ Văn và việc học Ngữ Văn trong nhà trường không quan trọng và hữu
ích. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế khó khăn của giáo viên cũng khiến họ khơng có hoặc ít có
điều kiện đầu tư, nghiên cứu nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp trong q trình dạy học khơng được
đến nơi đến chốn, cũng là một nguyên nhân đáng kể làm khó khăn thêm cho tình trạng dạy
học các tác phẩm kí hiện nay.
2.2. Định hƣớng đổi mới dạy học các tác phẩm kí trong chƣơng trình lớp 12
2.2.1. Q trình dạy học các tác phẩm kí cần phải theo đặc trưng thể loại
Việc dạy học tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm kí nói riêng theo đặc
trưng thể loại giúp người dạy cũng như người học củng cố kiến thức lý luận văn học về thể
loại văn học, từ đó có cái nhìn đúng đắn, sâu rộng hơn về tác phẩm văn học và nâng cao mức
độ lí giải, cảm thụ, phát triển năng lực thưởng thức, phê bình tác phẩm.
Đoạn trích Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tn là tùy bút trữ tình. Chính vì thế,
đoạn trích đã mang đậm tính chất chủ quan của Nguyễn Tn. Nhân vật trong đoạn trích
chính là cái tơi của nhà văn, bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về hình
ảnh dịng sơng Đà và người lái đị sơng Đà. Nguyễn Tn khắc họa hình ảnh dịng sơng Đà
khơng theo thủy trình của nó mà theo sự cảm nhận của nhà văn.
Còn Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường là bút kí thiên về tùy
bút: giàu chất trữ tình và giàu lượng thông tin. Qua tác phẩm, người đọc nhận thấy được tài
năng, trình độ quan sát, nghiên cứu của Hoàng Phủ Ngọc Tường - một trong những điểm làm
nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Như vậy, khi dạy học tùy bút Người lái đị Sơng Đà hay bút kí Ai đã đặt tên cho
dịng sơng? người giáo viên cần phải làm nổi bật được nét đặc trưng của thể loại tùy bút và
bút kí như: cái tơi của tác giả, chất trữ tình trong chính cách miêu tả các sự vật khách quan
của đời sống, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm. Có như thế, giờ
dạy học mới có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, mới có thể đạt hiệu quả cao.

2.2.2 Quá trình dạy học các tác phẩm kí cần phải gắn với phong cách nghệ thuật của các
nhà văn
2.2.2.1. Đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đị
Sơng Đà
Tùy bút Người lái đị Sơng Đà in lần đầu có tên là Sơng Đà, trích trong tập tùy bút
Sông Đà của Nguyễn Tuân được in lần đầu vào năm 1960, lần thứ hai năm 1978. Sông Đà
bao gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phác thảo, là tác phẩm của nhà văn trong chuyến đi


thực tế lên Tây Bắc vào tháng 10 năm 1958, giai đoạn Đảng và Nhà nước đang tiến hành xây
dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. Đoạn trích Người lái đị Sơng Đà trong sách giáo khoa,
nằm ở phần giữa của tác phẩm, là đoạn trích tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách của
Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tập tùy bút Người lái đị Sơng Đà, là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất phong cách nghệ
thuật tùy bút của Nguyễn Tuân. Đó là một lối chơi “độc tấu”, một “ cái tôi tài hoa, uyên bác”
của nhà văn. Hình ảnh dịng sơng Đà được Nguyễn Tuân khắc họa ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh
vực của các ngành văn hóa, nghệ thuật từ lịch sử, địa lí tới khoa học quân sự, võ thuật, văn
chương, hội họa, âm nhạc, điện ảnh... Bên cạnh đó, hình ảnh ông lão lái đò đã được Nguyễn
Tuân nâng tầm, trở thành một nghệ sĩ lái đò, một “ tay lái ra hoa” và chèo đò đã trở thành một
nghệ thuật.
Nét phong cách nghệ thuật thứ hai là nhà văn tập trung khai thác những hiện tượng
mạnh mẽ, dữ dội của thiên nhiên để “ đập mạnh” vào giác quan của người nghệ sĩ, tạo nên
những cảm giác mãnh liệt, gây những ấn tượng đậm nét. Dịng sơng Đà dưới con mắt nhìn
của Nguyễn Tn khơng chỉ êm đềm thơ mộng “tn dài tn dài như một áng tóc trữ tình,
đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”, với những “lá ngơ non đầu mùa”, những “nõn
búp” mà sơng Đà cịn hiện lên với sự dữ dội, mãnh liệt “ dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ
sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”, với
tiếng thác nước như tiếng rống của “ một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu
rừng tre nứa nổ lửa...

Điểm thứ ba mà người đọc nhận thấy về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua
những trang tùy bút đó là sự kết hợp giữa chất bút kí và tùy bút, vừa nghiêm túc chính xác về
mặt tư liệu, vừa phóng túng trong hư cấu nghệ thuật để tổ chức các tình huống xây dựng các
nhân vật có đặc sắc riêng.
Khơng chỉ tài hoa, uyên bác, không chỉ khai thác những hiện tượng có khả năng “ đập
mạnh” vào giác quan người nghệ sĩ, không chỉ là sự kết hợp giữa tùy bút và bút kí, ... mà
Người lái đị Sơng Đà còn là những trang văn “ tuyệt cú” về cách sử dụng ngôn từ của
Nguyễn Tuân. Ngôn ngữ trong tác phẩm rất giàu có, sắc bén, biến đổi linh hoạt, giàu hình
ảnh, nhạc điệu, mới lạ. Quá trình sáng tạo và sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân được so sánh
như cuộc thi tài giữa thiên nhiên, tạo hóa với kho từ vựng của nhà văn mà cái đích đến là cảm
xúc trong lòng độc giả.
2.2.2.2. Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồng Phủ Ngọc Tường qua bút kí Ai đã đặt
tên cho dịng sơng?
Đây là một bài kí độc đáo về sơng Hương. Dịng sơng khơi gợi cảm hứng cho thơ ca
nhạc họa đã được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn, đặc biệt là từ góc nhìn tâm linh, mang
những nét riêng của “ văn hóa Phú Xuân”. Đoạn trích trong sách giáo khoa nằm ở phần đầu
của tác phẩm, có thiên hướng thiên về tùy bút, “với nhịp điệu chậm rãi, với chất thơ thi vị
ngọt ngào”[20, tr.254]. Đoạn trích đã thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Hồng Phủ
Ngọc Tường.
Đó là một cái tơi tài hoa, mê đắm. Tài hoa của Hồng Phủ Ngọc Tường, thể hiện ở
chính cách nhìn và phát hiện vẻ đẹp của sông Hương. Sông Hương không hiện lên trong sự
nhất quán về một vẻ đẹp, mà sông Hương mang trong mình những vẻ đẹp khác nhau và mỗi
vẻ đẹp đó lại đem đến một trải nghiệm riêng thú vị cho chúng ta.
Nét tài hoa của cái tôi Hồng Phủ Ngọc Tường cịn thể hiện ở vẻ đẹp ngơn từ. Ở đây,
dường như có bao nhiêu góc nhìn, điểm nhìn về sơng Hương thì có bấy nhiêu kiểu chữ nghĩa
được huy động để đặc tả cho thật ấn tượng, thật sắc, thật tinh hình hài và tâm hồn của con
sông xứ Huế. Chẳng hạn như: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những
ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, ...”. Hay như: “... sơng
Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi



Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm...”. Dường như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở
thành người họa sĩ mà mỗi câu văn của ông như một nét vẽ tài hoa.
Nét tài hoa về ngôn ngữ của nhà văn còn thể hiện ở việc sử dụng các thủ pháp nghệ
thuật – yếu tố khiến cho “ chiếc máy phát năng lượng” hoạt động có hiệu quả nhất. Nhà văn
đã sử dụng rất thành cơng biện pháp nhân hóa và so sánh. Khơng cịn một sơng Hương vơ tri
vơ giác, một tạo vật của thiên nhiên nữa mà đã trở thành một sinh thể có tính cách, có nỗi
niềm, tâm trạng như con người. Với các thủ pháp nghệ thuật đó mà những kiến thức địa lý,
lịch sử, văn hóa đã được thăng hoa để trở thành những tri thức nghệ thuật đẹp về đất nước,
con người, về dịng sơng yêu thương của Huế.
Đặc sắc phong cách nghệ thuật thứ hai của Hồng Phủ Ngọc Tường là: một cái tơi
un bác, giàu tri thức về lịch sử, địa lý, văn hóa Huế. Tác phẩm là một bài bút kí pha tùy
bút, vì thế thấm đượm chất trữ tình và sự phóng khống, thế nhưng cái hồn cốt của thể loại
khơng vì thế mà mất đi. Hồng Phủ Ngọc Tường là một “thư kí” xuất sắc bởi vốn hiểu biết
sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa của sơng Hương. Ông tỏ ra am hiểu tường tận những gì
mình viết. Và ở từng lĩnh vực, nhà văn đều khám phá ra những vẻ đẹp rất riêng của Sơng
Hương.
Đó cịn là một cái tơi u q hương đất nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế. Phải yêu
Huế, gắn bó với sơng Hương đến mức nào, Hồng Phủ Ngọc Tường mới có được những
trang viết đầy ắp tri thức và rất đỗi tài hoa về sông Hương như vậy.
2.2.3. Sử dụng linh hoạt, hợp lí các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng hoạt động
đọc văn của học sinh trong q trình dạy học các tác phẩm kí
Thực hiện dạy và học tích cực khơng có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học
truyền thống. Điều quan trọng là phải linh hoạt trong quá trình dạy học, để phát huy được ưu
điểm, khắc phục được hạn chế của từng phương pháp. Đối với môn Ngữ Văn cũng thế, trong
quá trình dạy học một tác phẩm thơ, truyện, kịch, hay kí, người giáo viên có thể linh hoạt sử
dụng các phương pháp dạy học như: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, làm việc
nhóm...
Ngồi ra, người giáo viên cần phải chú trọng tới hoạt động đọc văn của học sinh, nhất
là hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm văn chương. Mục đích của đọc văn là để tiếp nhận, lĩnh

hội văn bản, đọc văn để hiểu và cảm nhận văn bản, có ấn tượng và định hình biểu tượng về
tác phẩm. Người đọc văn phải làm sống lại hình tượng nghệ thuật từ văn bản rồi chuyển hình
tượng đó vào trong đầu trở thành biểu tượng, ấn tượng của mình. Đọc văn cịn để bộc lộ,
trình bày kết quả cảm hiểu của mình với người khác và với chính mình..
2.2.4. Sử dụng đồ dùng trực quan, cơng nghệ dạy học hiện đại và tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học các tác phẩm kí
Trong q trình dạy học 2 đoạn trích kí Người lái đị Sơng Đà và Ai đã đặt tên cho
dịng sơng? người giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan như những bức tranh đẹp về
hai dịng sơng; cho học sinh xem những đoạn clip ngắn để giới thiệu về dịng sơng Đà cùng
với thiên nhiên Tây Bắc, hay dịng sơng Hương với xứ Huế mộng mơ; hoặc có thể cho học
sinh nghe những bài hát ca ngợi về các dịng sơng. Bện cạnh đó, có thể tổ chức các hoạt động
ngoại khóa cho học sinh như: tổ chức phịng tranh triển lãm về dịng sơng Hương, sơng Đà;
tổ chức cuộc thi vẽ tranh, tổ chức cho học sinh đi tham quan, tới thăm nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường, tổ chức cuộc thi viết bài cảm nhận về vẻ đẹp của hai dịng sơng...
2.2.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học đoạn trích Ngƣời lái đị Sơng Đà 2.2.5.1. Mục
tiêu
Giúp học sinh: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Sông Đà vừa hùng vĩ, dữ
dội vừa thơ mộng, trữ tình; sự gan góc, thơng minh, tài hoa của ông lão lái đò. Thấy được sự
độc đáo, tài hoa, uyên bác và giàu có về chữ nghĩa và những đặc điểm nổi bật trong phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.


Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; kỹ năng đọc – hiểu thể văn tùy bút theo
đặc trưng thể loại, kỹ năng phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn qua tác
phẩm
Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và của con người lao động
Việt Nam. Cảm phục, yêu mến tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác,
tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc
2.2.5.2. Phương tiện, phương pháp
Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn

đáp, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề... cùng với
tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa, sách tham khảo,...
2.2.5.3. Công việc chuẩn bị của học sinh
Đọc đoạn trích Người lái đị Sơng Đà trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong
phần hướng dẫn đọc bài. Sưu tầm những bức tranh, ảnh về sơng Đà hoặc vẽ hình tượng dịng
sơng Đà qua sự cảm nhận của cá nhân.
Ghi ra giấy 3 câu hỏi xoay quanh đoạn trích để trao đổi trước lớp.
2.2.5.4. Thiết kế giáo án
Chúng tôi thiết kế thử nghiệm giáo án Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tn theo
hướng dựa vào các đặc điểm phong cách nghệ thuật tùy bút của nhà văn 2.2.6. Thiết kế giáo
án thực nghiệm dạy học đoạn trích: Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường
2.2.6.1. Mục tiêu
Giúp học sinh: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của sông Hương và cố đô Huế. Hiểu
được giá trị nội dung và chiều sâu tư tưởng nhân văn trong trang kí của Hồng Phủ Ngọc
Tường, từ đó thấy được tình u, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho quê
hương, đất nước. Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của nhà văn: cách viết tài hoa
uyên bác, lối so sánh độc đáo, những liên tưởng thú vị.
Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng đọc – hiểu thể văn tùy bút theo đặc trưng
thể loại. Rèn kỹ năng phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm
Nhận rõ và yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam. Cảm phục,
yêu mến tài năng sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường
2.2.6.2. Phương pháp, phương tiện:
Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn
đáp, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề... cùng các
phương tiện: Máy chiếu, sách giáo khoa, sách tham khảo, mạng Internet, tranh ảnh, băng đĩa
về sông Hương, xứ Huế...
2.2.6.3. Công việc chuẩn bị của học sinh
Tìm hiểu về cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật của Hồng Phủ Ngọc
Tường. Đọc đoạn trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng? trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi

trong phần hướng dẫn đọc bài.
Sưu tầm những bức tranh, ảnh về sông Hương, xứ Huế. Ghi ra giấy nháp 3 câu hỏi để
trao đổi xoay quanh đoạn trích.
2.2.6.4. Thiết kế giáo án
Chúng tơi tiến hành thiết kế giáo án thử nghiệm dạy học đoạn trích: Ai đã
đặt tên cho dịng sơng? theo đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM DẠY HỌC
3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Mục đích thực nghiệm


Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy học tác phẩm kí
theo phong cách nghệ thuật tác giả.
Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía giáo viên và học sinh trong q trình thực nghiệm để
điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện.
Đi đến những kết luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu, là gợi ý để người nghiên cứu
có thể tiếp tục suy nghĩ về phương pháp dạy học các tác phẩm thuộc những thể loại khác theo
phong cách nghệ thuật tác giả.
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.1.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Tham gia thực nghiệm là 86 em ở 02 lớp 12: 12A1, 12A2, trường THPT Nguyễn
Khuyến, Nam Định. Hai lớp thực nghiệm này sẽ được so sánh với 02 lớp đối chứng: 12A3,
12A5. Người thực hiện luận văn trực tiếp dạy thực nghiệm.
3.1.2.2. Thời gian thực nghiệm
Lớp 12A1: Ngày 8/11/2012 ( Học kì I, năm học 2012-2013)
Lớp 12A2: Ngày 13/11/2012 ( Học kì I, năm học 2012 – 2013)
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
Hoạt động dạy học thể loại kí qua đoạn trích: Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn
Tn và Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường.

Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh qua bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và đề
tự luận ngắn trong phạm vi bài học. Ngoài ra người viết cũng tiến hành tổ chức cho học sinh
ở hai lớp đối chứng làm bài kiểm tra (cùng thời gian, cùng đề). Sau đó, người viết sẽ thu
thập, xử lý và đối chiếu kết quả để đánh giá.
Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở bài kiểm tra của học sinh và những ý
kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên trong tổ chun mơn.
3.2. Tiến trình thực nghiệm
3.2.1. Làm việc với các lớp dạy thực nghiệm
Để đảm bảo cho giờ học thành công người dạy thực nghiệm đã gặp gỡ học sinh các
lớp thực nghiệm, giao các bài tập trong phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phân chia lớp
thành các nhóm để làm việc.
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm.
Tiến hành dạy thực nghiệm, cảm nhận về khơng khí lớp học, về khả năng tiếp nhận,
lĩnh hội của học sinh. Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với tổ chuyên môn. Điều chỉnh, sửa
chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Tiến hành kiểm tra
Kiểm tra ở cả 04 lớp: đối chứng: 12A3, 12A5,; thực nghiệm: 12A1, 12A2. Yêu cầu
kiểm tra: Cùng đề, cùng thời gian, trình độ học sinh ngang nhau.
3.3.2. Kết quả kiểm tra:
Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức học sinh
qua đoạn trích Người lái đị Sơng Đà
Lớp
Số học
Đề kiểm
Điểm từ 8
Điểm 6,7
Điểm 5
Điểm
sinh

tra
trở nên
dưới 5
ĐC
88
5 phút
11(12.5%)
42(48%)
26(29.5%)
9(10%)
TN
86
5 phút
15( 17%)
54( 63%)
13(15%)
4(5%)

Lớp

Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức học sinh
qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
Số học
Đề kiểm tra Điểm từ 8
Điểm 6, 7
Điểm 5
sinh
trở nên

Điểm

dưới 5


ĐC
88
15 phút
7(8%)
38(43.2%)
26(29.5%) 17(19.3%)
TN
86
15 phút
11(12.8%) 48(55.8%)
16(18.6%) 11(12.8%)
3.4. Đánh giá quá trình thực nghiệm
Căn cứ và bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
chúng tôi nhận thấy:
So với các lớp đối chứng, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn, cụ thể: Ở bài
kiểm tra đoạn trích Người lái đị Sơng Đà, số học sinh đạt điểm giỏi ( từ điểm 8 đến điểm 10)
ở lớp thực nghiệm đạt 17% trong khi ở lớp đối chứng chỉ đạt 12%, số học sinh đạt điểm khá (
từ điểm 6 tới điểm 7) ở lớp thực nghiệm là 63%, lớp đối chứng đạt 48%. Kết quả bài kiểm tra
qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng? cũng tương tự như trên.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy, kết quả kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách
quan đạt kết quả cao hơn so với hướng kiểm tra tự luận. Số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm
tra trắc nghiệm khách quan về đoạn trích Người lái đị Sơng Đà đạt 17% ( lớp thực nghiệm),
12,5% ( lớp đối chứng) còn số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra tự luận về đoạn trích Ai
đã đặt tên cho dịng sơng? chỉ đạt 12,8% ( lớp thực nghiệm), 8% ( lớp đối chứng).
Ngồi ra, qua q trình dạy học thực nghiệm, người viết cũng như giáo viên dự giờ
thực nghiệm nhận thấy: Việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả
không chỉ giúp học sinh nắm vững được kiến thức mà cịn tích cực hóa hoạt động của người

học, tạo cơ hội cho học sinh trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng
thú, nỗ lực trong học tập: mạnh dạn phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ,
cảm nhận của bản thân, trao đổi, đối thoại, thảo luận với giáo viên và các bạn, đem lại một
bầu không khí sơi nổi, dân chủ cho lớp học.
Như vậy, kết quả dạy thực nghiệm cho thấy: dạy học các tác phẩm kí theo phong cách
nghệ thuật tác giả có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục nhận thức, tư tưởng, thái độ cho học
sinh. Đây là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học văn hiện nay, và có thể áp dụng cho tất cả các thể loại văn học chứ khơng chỉ
riêng cho thể loại kí.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1.. Khi xã hội càng dân chủ thì thể loại kí càng phát triển bởi kí đề cao cái tôi cá
nhân, xúc cảm cá nhân của người nghệ sĩ, cho phép người nghệ sĩ được bộc lộ cá tính sáng
tạo trong q trình sáng tác nghệ thuật của mình. Việc dạy học trong nhà trường phổ thơng
cần phải góp phần làm bật nên được vai trị đó của thể loại kí văn học.
1.2. Q trình dạy học mơn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí văn học nói riêng chỉ
đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới tồn diện, trong đó, đổi mới phương pháp dạy học nắm
giữ vai trị then chốt. Để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học thể loại kí văn học,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn
12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả. Ngồi việc tìm hiểu những
vấn đề lí luận nói chung luận văn đã cố gắng đưa ra những phương pháp dạy học cụ thể đối
với các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả và đặc biệt chú trọng đến tính thực
hành qua thiết kế giáo án, cách tổ chức những hoạt động dạy học, thiết kế các câu hỏi kiểm
tra cuối mỗi bài thực nghiệm, qua phiếu thăm dị ý kiến cho q trình dạy học các tác phẩm
kí...
1.3. Qua q trình dạy thực nghiệm tại hai lớp 12A1, 12A2 tại trường THPT Nguyễn
Khuyến, thành phố Nam Định, chúng tôi nhận thấy: dạy học các tác phẩm kí theo phong cách
nghệ thuật tác giả đã đạt được kết quả cao, không chỉ ở kết quả kiểm tra sau mỗi bài học mà
cịn ở khơng khí sơi nổi của lớp học, hứng thú học tập của học sinh. Chúng tôi cho rằng, đây
là một hướng dạy học khoa học, hiện đại, phù hợp với đặc trưng của thể loại kí, phù hợp với



trình độ, lứa tuổi học sinh và hồn tồn có thể áp dụng cho các thể loại văn học khác cũng
như các phong cách nghệ thuật tác giả khác.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với chương trình Ngữ Văn cấp trung học phổ thơng, nên bổ sung thêm kiến
thức lí luận về thể loại kí văn học, để cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng trước
khi đi vào tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, cũng cần tăng thời lượng dạy học cho
các tác phẩm kí trong đó nên có 1 tiết học ngoại khóa.
2.2. Đối với giáo viên, cần phải linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học, xây dựng
hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, tăng cường các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh,...Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp các phương tiện dạy học hiện đại như
máy chiếu, mạng Internet; các đồ dùng trực quan ...để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.3. Đối với học sinh, cần tích cực chủ động trong khâu chuẩn bị bài, ghi ra giấy
những câu hỏi, những vấn đề muốn trao đổi tại lớp, tích cực phát biểu ý kiến, tích cực trong
hoạt động nhóm.
2.4. Đối với các nhà quản lý giáo dục, cần đổi mới các tiêu chí đánh giá giờ dạy học
của giáo viên, khích lệ sự sáng tạo của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học; đầu tư các
trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học.
Quá trình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 cịn có rất
nhiều điều cần tìm hiểu, nghiên cứu, với kinh nghiệm và tâm huyết của mình, chúng tơi xin
được ra quan điểm, suy nghĩ của cá nhân về việc đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm
kí qua đề tài này. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy
giáo, cơ giáo, các anh chị đồng nghiệp cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

References
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật Ngữ văn học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Thanh Đạm (1974), Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lí luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà
Nội.
7. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập1). Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12 (tập1).
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Phan Trọng Luận (chủ biên ) (2001), Phương pháp dạy học văn ( tập 1). Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
10. Phan Trọng Luận (2011), Văn chương – bạn đọc sáng tạo. Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
11. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo
khoa lớp 12 mơn Ngữ văn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
12. Phƣơng Lựu cùng nhiều tác giả (2002), Lí luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
13. Lê Minh (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và kí. Nhà xuất bản Thanh niên
14. Nguyễn Xuân Nam (1983), Từ điển văn học ( tập 1). Nhà xuất bản khoa học xã hội.


15. Đoàn Đức Phƣơng ( 2009), “ Ai đã đặt tên cho dịng sơng? - Hồng Phủ Ngọc Tường”,
Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội (2), tr.19-21.
16. Đoàn Đức Phƣơng (2001), Giảng văn Văn học Việt Nam ( viết chung). Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
17. Đoàn Đức Phƣơng (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Nhà xuất bản Đại
học quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Quang (1978), Phương pháp dạy học ở Đại học. Nhà xuất bản Giáo dục,
Việt Nam.

19. Trần Đình Sử (chủ biên) (2009), Giáo trình Lí luận văn học ( tập 2). Nhà xuất bản Sư
phạm.
20. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học. Nhà xuất bản hội nhà văn.
21. Đinh Thị Phƣơng Thảo (2010), Giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ
thơng qua Người lái đị Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của
Hồng Phủ Ngọc Tường. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà
Nội.
22. Phạm Thị Thu Thủy (2008), Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký trong nhà trường
phổ thông. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
23. Hồng Phủ Ngọc Tƣờng và nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí.
Nhà xuất bản Thanh niên.



×