Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

kỹ thuật an toàn môi trường câu hỏi và trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 63 trang )

Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

KỸ THẬT AN TỒN
CÂU HỎI ƠN TẬP
MƠN KỸ THUẬT AN TỒN VÀ MƠI TRƯỜNG
1/ Khái niệm về q trình lao động và hệ thống lao động. Ví dụ minh họa
2/Khái niệm về khoa học lao động và những nhiệm vụ chính của KHLĐ
3/ Hãy cho biết những ảnh hưởng của điều kiện lao động ( ĐKLĐ ) đến người lao động
( NLĐ). Đặc trưng của “ lao động lành mạnh “ là gì?
4/ Ảnh hưởng của sự chịu tải và những sự căng thẳng trong lao động đến NLĐ
5/ Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động ( BHLĐ):
-

BHLD

- ĐKLD(*)
- Các yếu tố nguy hiểm và có hại
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
6/ Mục đích, ý nghĩa và tính chất của cơng tác BHLD(*)
7/ Những nội dung chủ yếu của công tác BHLD
8/ Hãy cho biết cơ chế 3 bên trong Bộ Luật lao động
9/ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động
10/ Mối quan hệ giữa BHLD với môi trường
11/ Khái niệm về sự phát triển bền vững và các giải pháp để phát triển bền vững.
12/ Khái niệm về kỹ thuật vệ sinh công nghiệp ( KTVSCN) và những nhiệm vụ của KTVSCN?
13/ Khái niệm và phân loại các yếu tố có hại trong SX cơng nghiệp?
14/ Biện pháp đề phịng các yếu tố có hại trong SXCN(*)
15/ Biện pháp để tăng năng suất, chống mệt mỏi trong SXCN?(*)
16/ Khảo sát điều kiện vi khí hậu trong SXCN, bao gồm: (*)
- Khái niệm và những yếu tố đặc trưng


- Ảnh hưởng của vi khí hậu xấu đến sức khỏe NLĐ
- Các biện pháp phòng chống tác hại của VKH xấu.

1
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

17/ Khảo sát bụi trong SXCN, bao gồm:
- Khái niệm và phân loại
- Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe NLĐ
- Các biện pháp phòng chống tác hại của bụi.(?*)
18/ Khảo sát hóa chất độc hại trong SXCN, bao gồm:
- Khái niệm, phân loại và tác hại đối với sức khỏe NLĐ
- Các biện pháp phòng chống tác hại của hóa chất độc hại.
19/ Khảo sát hệ thống thơng gió công nghiệp, bao gồm:
- Nhiệm vụ và phân loại
- Nguyên l làm việc của hệ thống thơng gió thổi và hút
- Những phương pháp làm sạch khí thải trong SXCN
- Những thiết bị lọc sạch bụi trong SXCN
20/ Khảo sát kỹ thuật chiếu sáng:
- Khái niệm về: ánh sáng; quang thơng; cường độ sáng; độ rọi; độ chói; độ tương phản
giữa vật quan sát và nền.
- Ảnh hưởng của chiếu sáng đối với NLĐ
- Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế chiếu sáng trong SX và các dạng chiếu sáng để thực hiện
u cầu
- Các phương pháp tính tốn thiết kế chiếu sáng điện
21/ Kỹ thuật chống tiếng ồn và rung động trong SX:

- Các khái niệm: tiếng ồn; trường âm; áp suất âm; cường độ âm; mức âm; rung động và
các thông số đặc trưng của rung động
- Những yếu tố ảnh hưởng chính đến vùng tai nghe được
- Phân loại tiếng ồn
- Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với NLĐ
- Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động trong SX
22/ Khảo sát về ô nhiễm môi trường :
- Khái niệm về : môi trường; ô nhiễm môi trường; bảo vệ môi trường; khoa học môi
trường
- Tác động của môi trường đối với con người và các sinh vật sống
- Tác động của con người đối với môi trường

2
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

23/ Các phương pháp bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ mơi trường khơng khí: khái niệm ơ nhiễm mơi trường khơng khí; các chất gây ơ
nhiễm khơng khí; các nguồn tạo ra chất gây ơ nhiễm; các biện pháp phịng chống ơ nhiễm khơng
khí
- Bảo vệ mơi trường nước: khái niệm ô nhiễm môi trường nước; các chất gây ô nhiễm nước; các
nguồn tạo ra chất gây ô nhiễm; các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- Bảo vệ môi trường đất: khái niệm ô nhiễm môi trường đất; các chất gây ô nhiễm đất; các nguồn
tạo ra chất gây ô nhiễm; các biện pháp bảo vệ môi trường đất.
24/ Phân tích mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường, giữa môi trường và sự phát
triển
25/ Những nguyên tắc bảo đảm an toàn khi thiết kế tổng mặt bằng xí nghiệp?

26/ Những u cầu đảm bảo an tồn khi thiết kế các phân xưởng SX?
27/ Cấp – thoát nước và sử lý nước thải:
- Yêu cầu chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và SXCN
- Các phương pháp chung để sử ly nước thải
28/ Các yếu tố nguy hiểm trong SXCN:
- Khái niệm và phân loại vùng nguy hiểm
- Nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị
29/ Những biện pháp an tồn chủ yếu trong SX cơ khí?
30/ Những biện pháp an tồn trên máy tiện, máy mài?
31/ Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng chuyển:
- Những sự cố, tai nạn thường xảy ra khi sử dụng thiết bị nâng chuyển
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị nâng chuyển
32/ Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị chịu áp lực ( TBCAL ):
- Khái niệm và phân loại TBCAL
- Nguyên nhân gây nổ vỡ TBCAL
- Các biện pháp phòng ngừa nổ vỡ TBCAL
33/ Những khái niệm cơ bản về an tồn điện
- Tác động của dịng điện đối với cơ thể người
- Các dạng tai nạn điện

3
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

34/ Các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn điện ( ATĐ )
- Các quy tắc chung bảo đảm ATĐ
- Các biện pháp kỹ thuật ATĐ

- Cấp cứu người bị điện giật
- Bảo vệ chống sét cho công trình, nhà ở
- Phịng tránh ảnh hưởng của tĩnh điện
35/ Khái niệm về cháy nổ: Định nghĩa quá trình cháy; nhiệt độ chớp cháy, bốc cháy, tự bốc cháy;
áp suất tự bốc cháy; thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy; tốc độ lan truyền ngọn lửa; cơ
chế quá trình cháy theo lý thuyết nhiệt.
36/ Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy và những nguyên nhân gây cháy nổ trực tiếp?
37/Nguyên l và các biện pháp phòng chống cháy nổ
- Nguyên lý phòng cháy nổ?
- Nguyên lý chống cháy nổ
- Các giải pháp để thực hiện 2 nguyên lý trên
38/ Các biện pháp phòng chống cháy nổ ở các cơ sở sản xuất
39/ Các chất chữa cháy và các phương tiện chữa cháy?
40/ Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công tác BHLĐ trong doanh nghiệp
- Sơ đồ bộ máy tổ chức quản l công tác BHLĐ
- Nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành phần trong bộ máy tổ chức quản l công tác
BHLĐ trong doanh nghiệp
41/ Xây dựng bản kế hoạch BHLĐ của doanh nghiệp ?
42/ Tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp
- Xây dựng qui trình, biện pháp làm việc ATVSLĐ
- Huấn luyện công tác ATVSLĐ
- Quản l công tác ATVSLĐ, quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp NLĐ
- Thực hiện chế độ về BHLĐ đối với NLĐ.

4
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM


ĐÁP ÁN KỸ THUẬT AN TOÀN
1/ Khái niệm về quá trình lao động và hệ thống lao động. Ví dụ minh họa
Khái niệm về quá trình lao động :
Là sự cố gắng cả tinh than và thể chất của người lao động .
Tạo ra những sản phẩm tinh thần , những động lực và những giá trị vật chất phục vụ cuộc
sống của con người .
Ví dụ : . . .
Khái niệm về hệ thống lao động : bao gồm người lao động và các trang thiết bị cần thiết để hồn
thành những nhiệm vụ u cầu .
Ví dụ : . . .

2/Khái niệm về khoa học lao động và những nhiệm vụ chính của KHLĐ
Khái niệm về khoa học lao động : là hệ thống phân tích , sắp xếp , thể hiện những điều kiện kỹ
thuật , tổ chức của quá trình la động để đạt hiệu quả .
Phạm vi thực tiễn của khoa học lao động bao gồm các lĩnh vực :
1. Bảo hộ lao động
2. Tổ chức thực hiện lao động
3. Kinh tế lao động
4. Quản lý lao động
Nhiệm vụ của khoa học lao động :
1. Trang bị kỹ thuật thiết bị phù hợp với người lao động
2. Nghiên cứu sự liên quan giữa con người với máy móc , thiết bị

*3/ Hãy cho biết những ảnh hưởng của điều kiện lao động ( ĐKLĐ ) đến
người lao động ( NLĐ). Đặc trưng của “ lao động lành mạnh “ là gì? (Đã Thi )
Những ảnh hưởng của điều kiện lao động đến người lao động :
Môi trường lao động : các yếu tố vật lý , hóa học, sinh học , và cả yếu tố tổ chức , văn
hóa , xã hội .
Điều kiện xung quanh : vị trí và điều kiện chổ làm việc , nhiệm vụ được giao , quan hệ

với đồng nghiệp . . .
Do vậy điều kiện lao động ảnh hưởng đến người lao động theo những mức độ khác nhau qua
đó ảnh hưởng đến năng suất lao động .
Đặc trưng của “lao động lành mạnh “ :
1. An toàn chổ làm việc và an toàn nghề nghiệp
2. Vùng xung quanh an toàn
3. Người lao động tự đánh giá được ý nghĩa và chất lượng lao động
4. Giúp đỡ nhau trong lao động
5. Khắc phục được những xung đột và sốc
6. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi
7. Cân bằng giữa cống hiến và hưởng thụ
Vậy Môi Trường Lao Động Lành Mạnh sẽ duy trì và nâng cao được năng suất lao động.
5
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

4/ Ảnh hưởng của sự chịu tải và những sự căng thẳng trong lao động đến NLĐ
Sự chịu tải trong lao động : Là sự chịu tác động tổng thể của các điều kiện lao động bên ngoài và
các yêu cầu bên trong hệ thống lao động , các yếu tố này là thay đổi trạng thái vật lý , tâm lý
người lao động .
Ảnh hưởng của sự chịu tải :
Chịu tải trong lao động hợp lý giúp tạo ra năng suất lao động , người lao động thu được
kinh nghiệm làm việc , có thu nhập cao , nâng cao được chất lượng cuộc sống .
Chịu tải trong lao động không hợp lý , vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể sẽ gây ra
căng thẳng , mệt mỏi , và thể chất tâm lý , dẫn đến mất tập trung , bảo hòa tâm lý , buồn
chán , sốc .
Sự căng thẳng trong lao động : là sự chịu tải trong lao động đối với người lao động , phụ thuộc

tính chất và khả năng mỗi cơ thể .

*5/ Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động ( BHLĐ): (Đã Thi )
-

BHLD

-

*ĐKLD*

-

Các yếu tố nguy hiểm và có hại

-

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bảo hộ lao động : là hoạt động đồng bộ trên các lĩnh vực : pháp luật , tổ chức hành chính
, kinh tế xã hội , khoa học kỹ thuật . Bảo hộ lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc ,
ngăn ngừa tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp để bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe
cho người lao động .
Điều kiện lao động : bao gồm các yếu tố tự nhiên , xã hội , kinh tế , kỹ thuật và sự tác
động qua lại giữa các yếu tố đó với người lao động tại chỗ làm việc .
Bốn yêu tố khách quan đặc trưng của điều kiện lao động :
1. Công cụ lao động và phương tiện lao động
2. Đối tượng lao động
3. Q trình cơng nghệ trong sản xuất
4. Mơi trường lao động

Các yếu tố chủ quan : tình trạng tâm sinh lý của người lao động cũng là những yếu tố
chủ quan cần phải chú trọng để tạo ra điều kiện lao động thuận lợi , tiện nghi , hiện đại ,
giúp người lao động tránh được bệnh nghề nghiệp , tai nạn lao động .
Các yếu tố nguy hiểm và có hại : trong sản xuất cơng nghiệp phát sinh các yếu tố có hại
sau :
Các yếu tố vật lý : nhiệt độ , độ ẩm , bụi , tiếng ồn , rung động , bức xạ có hại . .
Yếu tố hóa học : hơi độc , khí độc , chất phóng xạ . . .
6
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

Các yếu tố sinh vật : vi khuẩn , siêu vi khuẩn , mấm mốc , ký sinh trùng . . .
Các yếu tố liên quan đến tổ chức lao động như làm việc ở tư thế gị bó , cường độ làm
việc nặng nhọc , căng thẳng , phân bố thời gian làm việc , nghĩ ngơi khôn hợp lý . . .
Tai nạn lao động :
Do tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương , phá hủy chức
năng hoạt động của một bộ phận nào đó của cơ thể trong khi đang làm việc .
Người lao động bị nhểm độc cấp tính , bị hủy hoại nghiêm trọng chức năng bộ phận của
cơ thể hoặc gây chết người cũng được coi là tai nạn lao động .
Bệnh nghề nghiệp :
Là sự yếu dần sức khỏe dẩn đến bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố
có hại phát sinh trong sản xuất .
Ở Việt Nam nhà nước công nhận 21 bệnh nghề nghiệp ,có chế độ đền bù hoặc baa3o
hiểm nghề nghiệp .
Đề Thi Kiểm Tra Giữa Kì Ngày 25 /03/2009
Khái niệm và những yếu tố đặc trưng của điều kiện lao động
* Khái niệm :

Điều kiện lao động bao gồm các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật
và được biểu hiện thông qua các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động,
quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự tác động quan hệ qua lại giữa các yếu
tố đó với người lao động tại chỗ làm việc.
* Các yếu tố đặc trưng của điều kiện lao động
1. Công cụ lao động và phương tiện lao động:
Tình trạng của công cụ lao động và phương tiện lao động như máy móc, thiết bị
thô sơ hay hiện đại, mới hay cũ, độ tin cậy cao hay thấp, sử dụng thuận tiện hay không
chính là một yếu tố quan trọng để đánh giá điều kiện lao động tốt hay xấu.
2. Đối tượng lao động:
Thông qua công cụ, máy móc con người tác động vào đối tượng sản xuất
(nguyên vật liệu) để tạo thành sản phẩm cho xã hội. Đối tượng sản xuất rất đa dạng,
có thể không gây tác hại, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hoặc rất nguy
hiểm đối với con người như các chất hóa học có độc tính cao, các chất phóng xạ, vật
liệu nổ v.v… vì vậy đối tượng lao động cũng chính là một trong những yếu tố cần phải
xem xét khi khảo sát điều kiện lao động.

7
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

3. Quá trình công nghệ trong sản xuất:
Trong sản xuất công nghiệp nếu quá trình công nghệ còn lạc hậu, thô sơ thì
người lao động phải làm việc nặng nhọc, phải trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố độc hại,
nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động hoặc dễ gây ra tai nạn lao động.
Nếu quá trình công nghệ hiện đại, các máy móc thiết bị tiên tiến, tự động hóa
thì người lao động không phải trực tiếp tiếp xúc với công cụ lao động, đối tượng lao

động và các yếu tố có hại khác. Như vậy quá trình công nghệ hiện đại, tiên tiến có thể
giúp cho người lao động được làm việc trong các điều kiện lao động tiện nghi, an toàn,
tránh xa được các yếu tố nguy hiểm.
4. Môi trường lao động:
Là nơi mà con người trực tiếp làm việc. Tại đây xuất hiện nhiều yếu tố do quá
trình hoạt động của máy móc, thiết bị, do tác động và sự thay đổi của đối tượng sản
xuất, do tác động của con người trong khi thực hiện quá trình công nghệ và do các yếu tố
của điều kiện khí hậu thiên nhiên gây ra. Những yếu tố này có thể thuận lợi cho người
lao động nhưng cũng có thể bất lợi, gây tác hại xấu cho người lao động. Ví dụ như nhiệt
độ quá cao hoặc quá thấp, độ ẩm lớn, ánh sáng không đủ, nồng độ bụi và hơi khí độc
cao, vận tốc gió quá lớn, tiếng ồn và độ rung động vượt quá giới hạn cho phép …
Ngoài những yếu tố khách quan kể trên thì tình trạng tâm sinh lý của người lao
động trong khi làm việc là yếu tố chủ quan rất quan trọng, đôi khi chính tâm trạng bất
ổn của người lao động là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.
Tổng hợp các yếu tố trên tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, tiện nghi và
hiện đại cho người lao động hay thiếu tiện nghi, có hại và là nguyên nhân dẫn đến
bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải
xem xét, phân tích toàn diện các yếu tố trên để đánh giá đúng thực chất và cố gắng tìm
ra các biện pháp cụ thể để cải thiện điều kiện lao động.

*6/ Mục đích, ý nghĩa và tính chất của cơng tác BHLD (Đã Thi)
Đề Thi Giữa Kì 2009 Đã Ra Ngày 25 /03/2009
Mục đích – ý nghóa, tính chất của công tác BHLĐ ?
* Mục đích – ý nghóa của công tác BHLĐ
Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuậ t, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội
…để :
Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất
8
HCMC University Of Technology



Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

Tạo nên điều kiện LĐ thích nghi, thuận lợi và ngày càng được cải thiện
Ngăn ngừa tại nạn lao động và bện h nghề nghiệp
Bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người LĐ
Trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng SX, tăng năng suất LĐ.
Như vậy công tác BHLĐ mang ý nghóa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc.
* Tính chất của công tác BHLĐ
Công tác BHLĐ có ba tính chất sau:
1- Tính khoa học kỹ thuật:
Mọi hoạt động của công tác BHLĐ để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại,
phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ những cơ sở khoa
học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật.
Do các cán bộ khoa học kỹ thuật nghiên cứu thực hiện.
2- Tính pháp luật:
Để các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp tổ chức xã hội về BHLĐ
được thực hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính
sách, tiêu chuẩn, qui định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và
cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt
nghiêm minh và kịp thời thì công tác BHLĐ mới được tôn trọng và có hiệu quả
thiết thực.
3- Tính quần chúng:
Công tác BHLĐ mang tính chất quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người, từ
người sử dụng LĐ đến người LĐ đều là đối tượng cần bảo vệ, đồng thời họ cũng
là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Trong quá trình thực hiện Luật LĐ, nếu thấy điểm gì chưa hợp lý thì chính
người lao động sẽ góp ý để các cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung và hiệu

chỉnh cho phù hợp.

9
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

7/ Những nội dung chủ yếu của công tác BHLD
Nội dung khoa học kỹ thuật :
1. Khoa học y học lao động :
Khảo sát đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nguy hiểm , có hại tới sức khỏe người lao động .
Đề ra tiêu chuẩn giới hạn cho phép
Đề xuất các biện pháp về y học để cải thiện điều kiện lao động.
Quản lý và theo dõi sức khỏe người lao động , phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp .
2. Khoa học về kỹ thuật vệ sinh :
Bao gồm các biện pháp khoa học kỹ thuật như thơng gió chống nóng, chống bụi , hơi độc
, chống ồn , rung chống bức xạ có hại .. .
Như vậy khoa học kỹ thuật vệ sinh nhằm loại trừ , hạn chế các yếu tố có hại cho sức
khỏe người lao động , đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường.
3. Kỹ thuật an tồn
Là hệ thống các biện pháp , các phương tiện về tổ chức , kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao
động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn cho người lao động
Nhiệm vụ của Kỹ thuật an toàn :
Nghiên cứu , đánh giá tình trạng của thiết bị , qui trình sản xuất .
Xây dựng tiêu chuẩn , qui định về an tồn trong sản xuất
Tự động hóa q trình sản xuất để đảm bảo an toàn cho người lao động
Chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm từ khi thiết kế , chế tạo máy móc
Các biện pháp bảo đảm an toàn trong lao động :

Biện pháp thứ nhất : xóa hồn tồn mối nguy hiểm.
Biện pháp thứ hai : bao bọc mối nguy hiểm
Biện pháp tổ chức : tránh gây tác hại cũng như xử lý nó
Biện pháp xử lý : Hạn chế tốc độ của mối nguy hiểm
4. Khoa học các phương tiện bảo vệ người lao động
Ngiên cứ thiết kế , chế tạo các phương tiện bảo vệ người lao động để sử dụng trong sản
xuất nhằm chống lại ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm , có hại .Ví dụ : mặt nạ lọc hơi
đọc. .
5. Ecgonomi với sức khỏe người lao động .
• Khoa học lao động, còn gọi là công thái học, écgônômi (ergonomics), là một khoa
học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người để phù hợp với công
việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực,
trí tuệ và cả với những hạn chế về con người.
• Trong mọi hoạt động của mình, écgônômi luôn luôn theo đuổi các mục tiêu nhằm tối
ưu hiệu quả hoạt động của hệ thống

10
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật , chế độ bảo hộ lao động :
Các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động :
Bộ luật lao động , có hiệu lực từ 1/1/1995
Pháp luận bảo hộ lao động năm 1994
Nghị định 06/CP của Thủ tướng ký ngày 20/01/1995 hướng dẫn thi hành bộ luật lao động
.
Nội dung giáo dục , vận độn quần chúng :

Người lao động ý thức được sự cần thiết phải bảo đảm an tồn – vệ sinh trong q trình
lao động
Lao động có kỹ luật , đúng nguyên tắc an toàn , bảo quản và sử dụng tốt trang bị bảo hộ
lao động
Tổ chức và duy trì hoạt động mạng lưới an tồn vệ sinh trong cơng ty , xí nghiệp .

*8/ Hãy cho biết cơ chế 3 bên trong Bộ Luật lao động(Đã Thi)
Cơ chế 3 bên trong công tác bảo hộ lao động , gồm : nhà nước – người sử dụng lao động
– người lao động . Cả ba sẽ cùng bàn bạc, hoạch định những chính sách và tìm giải pháp
giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lao động , nhằm đảm bảo quyền lao động, quyền
được làm việc trong điều kiện tốt nhất, an toàn nhất; quyền được hưởng thù lao tương
xứng và khơng bị bóc lột sức lao động; quyền tham gia vào tổ chức và hưởng phúc lợi xã
hội...
Quan hệ ba bên được quy định tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật Lao động: Nhà nước hướng
dẫn người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa và
ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp. Chính phủ quyết định và
cơng bố mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu
ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện
người sử dụng lao động...\

11
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

*9/ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động (Đã Thi )
Quyền và nghĩa vụ của Người sử dụng lao động :
Quyền : gồm có 3 quyền hạn

1. Bộc người lao động phải tuân thủ biện pháp an toàn – vệ sinh lao động
2. Khen thưởng , kỷ luật nghiêm minh việc thực hiện an toàn - vệ sinh lao động .
3. Khiếu nại với cơ quan nhà nước khi cần thiết .
Nghĩa vụ : gồm có 7 nghĩa vụ
1. Lập kế hoạch , biện pháp an toàn – vệ sinh lao động .
2. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ công nhân .
3. Giám sát thực hiện các chế độ , chính sách về bảo hộ lao động .
4. Xây dựng qui trình an tồn – vệ sinh lao động từng loại máy thiết bị .
5. Tổ chức huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động.
6. Tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động .
7. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai báo tình hình an tồn – vệ sinh lao động
với cấp có thẩm quyền
Nghĩa vụ và quyền của người lao động :
Nghĩa vụ : gồm có 3 nghĩa vụ
1. Chấp hành các qui định , nội qui về an toàn – vệ sinh lao động .
2. Phải sử dụng và bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ công nhân
3. Báo cáo kịp thời khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp .
Quyền : gồm có 3 quyền
1. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động , cung cấp đầy đủ
phương tiện bảo vệ công nhân.
2. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xãy ra tai nạn
lao động .
3. Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quna nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao
động vi phạm qui định của nhà nước về an toàn lao động , vệ sinh lao động .

10/ Mối quan hệ giữa BHLD với môi trường
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh bảo sự thải các khí trong lao động cơng nghiệp gây Hiệu
ứng nhà kính làm trái đất nóng dần lên .
Dự đốn trong vịng 50 năm nửa , sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho nhiệt
độ tăng lên từ 1,5 độ C đến độ C.

Các dịng sơng băng ở Aslanka , bắc Siberie đang bắt đầu tan chảy , dẩn đến mực nước
biển dâng cao , nhấn chìm một số miền dun hải và những hịn đảo .
Gây ra những trận bảo lụt thế kỷ và gây ra thảm họa sinh thái dẩn đến mối đe dọa môi
trường sống của con người .
Việt nam là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất .
Như vậy muốn bảo vệ mơi trường sống thì mơi trường lao động công nghiệp phải được quan
tâm đúng mức bằng cách :
Ngăn chạn và hạn chế việc lan tỏa các yếu tố nguy hiểm và có hại từ nguồn phát sinh.
12
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

Thu hồi và xử lý các yếu tố gây ô nhiểm .
Xử lý chất thải , nước thải , khí thải trước khi thải ra để không làm ô nhiểm môi trường .
Trang bị các phương tiện bảo vệ công nghiệp.

*11/ Khái niệm về sự phát triển bền vững và các giải pháp để phát triển bền
vững.(Đã thi)
Khái niệm về phát triển bền vững? Ví dụ minh họa? Hãy đề xuất những giải
pháp trong lónh vực kỹ thuật và cuộc sống để góp phần vào sự phát triển bền
vững?
* Khái niệm về phát triển bền vững:
Là sự phát triển “thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả
năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau”
Phát triển bền vững là một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng thời của 4 lónh vực:
Kinh tế, nhân văn, môi trường và kỹ thuật.
Các lónh vực trên có mối quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

* Những giải pháp trong lónh vực kỹ thuật và cuộc sống góp phần phát triển bền
vững:
1. Chuyển dịch sang nền kỹ thuật sạch, giảm tiêu thụ năng lượng tài nguyên thiên
nhiên, không làm ô nhiễm không khí, nước và đất.
2. Giảm phát thải CO2 để giảm hiệu ứng nhà kính
3. Tìm ra những nguồn năng lượng mới, tiết kiệm sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
4. Loại bỏ việc sử dụng khí CFCS để tránh làm tổn thương đến tầng ôzôn bảo vệ trái
đất.
5. Bảo tồn kỹ thuật ít chất thải và chất ô nhiễm, những kỹ thuật tái chế chất thải và
phù hợp với hoặc hỗ trợ các hệ tự nhiên.
6. Nhanh chóng ứng dụng những kỹ thuật đã được cải tiến cũng như những quy chế
của Chính phủ về BHLĐ

*12/ Khái niệm về kỹ thuật vệ sinh công nghiệp ( KTVSCN) và những nhiệm
vụ của KTVSCN? (Đã Thi )
1 Khái niệm về kỹ thuật vệ sinh công nghiệp : KTVSCN bao gồm các biện pháp kỹ thuật

VSLĐ cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường lao động trong SX công nghiệp.
2 Nhiệm vụ của kỹ thuật vệ sinh công nghiệp( KTVSCN )
1. Nghiên cứu q trình SX, phân tích, đánh giá các yếu tố có hại đối với sức khỏe
người lao động (NLĐ)
2. Phát hiện kịp thời các yếu tố có hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe NLĐ.
13
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

3. Thực hiện những biện pháp KTVSCN để loại trừ, hạn chế ảnh hưởng của các yếu

tố có hại.
4. Tạo điều kiện lao động thích nghi, thuận lợi và ngày càng được cải thiện cho NLĐ.
5. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn VSCN của cơ sở sản xuất.
*Câu 13/ Khái niệm và phân loại các yếu tố có hại trong SX cơng nghiệp?(Đã thi)

* Khái niệm về các yếu tố có hại (tác hại nghề nghiệp) trong sản xuất:
Trong sản xuất công nghiệp, người công nhân thường phải tiếp xúc với những
yếu tố có ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ như điều kiện vi khí hậu quá nóng hoặc
quá lạnh, tiếng ồn lớn, rung động mạnh, b hoặc khí, hơi độc, tia phóng xạ, bức xạ,
các sinh vật có hại, ánh sáng không đủ , cách tổ chức lao động không hợp lý …Đó là
những tác hại nghề nghiệp.
*Các yếu tố có hại trong sản xuất cơng nghiệp :
Tác hại lien quan đến quá trình sản xuất , do quá trình sản xuất phát sinh : nhiệt độ quá
cao , bụi ồn , rung .
Tác hại lien quan đến tổ chức lao động , thời gian làm việc lien tục quá lâu , cường độ lao
động căng thẳng . .
Tác hại lien quann đến điều kiện vệ sinh và an toàn : Phân xưởng chật chội , nơi làm việc
chật chội , thiếu thiết bị thong gió , chống bụi , chống nóng , hơi khí độc .
Tác hại liên quan đến chức phận hoạt động tâm – sinh lý . Người lao động quá tải về thần
kinh do nhịp lao động khẩn trương hoặc đơn điệu .

*Câu 14/ Biện pháp đề phịng các yếu tố có hại trong SXCN(*)(Đã Thi )
(Đã ra trong đề kiểm tra giữa kì ngày 8 tháng 11 năm 2009 )
Đáp Án ( Trích từ đáp án của website khoa cơ khí ) :

Các biện pháp phịng chống các yếu tố có hại trong SXCN.
1- Biện pháp kỹ thuật công nghệ.
Tiến hành cuộc cách mạnh kỹ thuật công nghệ : cơ khí hóa, tự động hóa, điều
khiển từ xa, dùng những chất không độc hoặc ít độc thay thế cho những chất độc tính
cao, cải tiến quá trình công nghệ, …

2- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: như hệ thống thơng gió làm việc hiệu quả, chiếu sáng đúng
kỹ thuật, chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ …
3 - Bieän pháp sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân:
14
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

Dựa theo tính chất độc hại trong sản xuất của mỗi nghề, NLĐ sẽ được trang bị
các PTBVCN thích hợp: mũ bảo hiểm, mắt kính, khẩu trang, mặt nạ, quần áo bảo hộ, …
4- Biện pháp tổ chức lao động khoa học.
- Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo khả năng và theo đặc điểm
tâm, sinh lý của mỗi công nhân.
- Tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao
năng lượng ít hơn, hoặc làm cho công cụ lao động thích hợp được với người lao động
và người lao động thích nghi được với công nghệ và trang thiết bịï sản xuất mới để có
năng suất lao động cao hơn mà lại an toàn hơn.
5 - Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ:
- Kiểm tra sức khoẻ công nhân : khám tuyển để chọn người có đủ sức khỏe đáp
ứng yêu cầu công việc, khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại
để kịp thời phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để có biện
pháp giải quyết.
- Lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ công nhân.
- Giám định khả năng lao động
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, an toàn lao động và cung cấp thức ăn bảo
đảm năng lượng cho công nhân làm với các chấ t độc haïi.

*15/ Biện pháp để tăng năng suất, chống mệt mỏi trong SXCN?(*) (Đã Thi )

Đã ra vào đề kiểm tra ngày 25 tháng 03 năm 2009
Đáp án :

Những biện pháp để tăng năng xuất, chống mệt mỏi trong sản xuất cơng nghiệp?
1. Thực hiện các nguyên tắc của lao động học :
- Là vận động bàn tay, cánh tay, được tiến hành cân xứng đồng thời, theo kiểu định
hình công tác. Làm việc hai tay cùng một thao tác tương tư,ï cùng một thời gian có thể
thu được một số lượng sản phẩm gần gấp đôi.
- Thao tác lao động cần được tiến hành thoải mái nhất, ngắn nhất, tiết kiệm nhất, cần
phải hết sức tránh (trong phạm vi có thể) những thay đổi đột ngột và những cử động
lặp đi lặp lại đơn điệu. Bởi vì khi vận động, càng cần nhiều nhóm cơ của 2 tay tham
15
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

gia và làm giãn dài các nhóm cơ đó bao nhiêu thì các cử động càng mệt, càng chậm,
càng không chính xác bấy nhiêu.
- Tiến hành liên tục hợp lý các vận động theo mộ t nhịp điệu bình thường sẽ làm giảm
mức chịu tải thể lực, làm bớt căng thẳng thần kinh, làm giảm mệt mỏi và tai nạn lao
động. Đồng thời cũng phải chú ý đến tư thế thoải mái bằng cách bố trí các dụng cụ và
đối tượng lao động một cách liên tục và hợp lý, phù hợp với các quy định kỹ thuật
ngay từ trước khi làm việc, tiện cho việc sử dụng, tránh lãng phí năng lượng và thời
gian đi tìm.
- Chỗ đặt dụng cụ, nguyên vật liệu cũng như các phương tiện lao động, đối tượng lao
động phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng để tránh phải tìm kiếm.
- Lợi dụng trọng lực một cách hợp lý để chuyển nguyên vật liệu là cách tiết kiệm năng
lượng nhất. Để đạt mục đích đó, tại nơi làm việc có thể dùng máng nghiêng, rãnh hay

mặt dốc để chuyển vật liệu đến và đưa các thành phẩm khỏi nơi làm việc.
2. Tổ chức lao động khoa học
- Thời gian lao động hằng ngày không nên quá dài, chỉ nên theo quy định là 8
giờ/ngày, trong một số ngành nghề nặng nhọc và độc hại, giờ làm việc nên rút ngắn
hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu kéo dài thời gian làm việc ra quá
8 giờ thì năng suất lao động sẽ giảm.
- Chế độ lao động là cách tổ chức phân phối xen kẽ giữa giờ làm việc và nghỉ ngơi
phải hợp lý. Tổng số thời gian nghỉ cần đạt được ít nhất bằng 15% thời gian lao động,
đối với một vài loại lao động nặng nên đạt được 20% đến 30%.
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ năng lượng tiêu hao trong lao động.
Người lao động nên được ăn 3 bữa/ngày, bữa sáng chiếm 25%, trưa chiếm 45%, chiều
chiếu 35% tổng năng lượng cần cung cấp cho cơ thể trong ngày.

*16/ Khảo sát điều kiện vi khí hậu trong SXCN, bao gồm: (*)(Đã Thi )
- Khái niệm và những yếu tố đặc trưng
- Ảnh hưởng của vi khí hậu xấu đến sức khỏe NLĐ
- Các biện pháp phòng chống tác hại của VKH xấu.
Đã ra vào ngày 23 tháng 3 năm 2009
Đáp án :

Khái niệm và các yếu tố đặc trưng của điều kiện vi khí hậu? Những biện pháp
phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu?
* Khái niệm: là điều kiện khí hậu xét trong khoảng không gian hẹp tại chỗ làm việc.
Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc tính chất của quá trình công nghệ và khí
hậu địa phương.
16
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn

From KTH CK06TKM

* Các yếu tố đặc trưng của điều kiện vi khí hậu bao gồm:
a/ Nhiệt độ: nhiệt độ tại chỗ làm việc cao hay thấp, thích hợp với cơ thể con
người hay không tùy thuộc vào nhiệt độ không khí ngoài trời và phụ thuộc vào các
hiện tượng phát nhiệt của quá trình sản xuất như các lò nung, máy móc khi làm việc
phát sinh nhiệt, …
b/ Độ ẩm: là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam hơi nước có
trong một mét khối không khí.
Tiêu chuẩn độ ẩm tương đối cho phép từ 75% - 85%
c/ Vận tốc chuyển động không khí tại chỗ làm việc (được đo bằng m/s ). Vận tốc
này nếu quá cao hoặc qúa thấp sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ người lao động.
Vận tốc thích hợp là 0,1 – 0,3 m/s
d/ Bức xạ nhiệt: là những hạt năng lượng truyền trong không gian dưới dạng dao
động sóng điện từ gồm tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia sáng thường.
Cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng Cal/cm 2.phút .
*Ảnh hưởng của VKH đến sức khỏe NLĐ
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ.
- Nhiệt độ quá cao: cơ thể phải toát mồ hôi, mất muối khoáng, vitamin… của cơ
thể, dẫn đến say nóng => kiệt sức => hôn mê => tử vong.
- Nhiệt độ quá thấp: dễ gây bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp, viêm khớp…
2. Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt
- Giảm thị lực => đục thủy tinh thể, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể,say nóng…
3. Các yếu tố khác: độ ẩm, vận tốc khong khí…cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe NLĐ.
* Các biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu
Để phòng chống các tác hại của vi khí hậu xấu trong các nhà máy, xí nghiệp cơ khí,
chúng ta có các biện pháp sau:
1/ Các biện pháp kỹ thuật
a/ Chống nóng:

- Tự động hóa, cơ khí hóa các quá trình lao động nặng ở những nơi có nhiệt độ cao như
các nhà máy luyện cán thép, sản xuất đồ gốm sứ, rèn, đúc, dát, cán thép. Như vậy sẽ
tránh cho người công nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao.
- Bố trí các nguồn sinh nhiệt lớn như các lò nung, các máy móc khi làm việ c phát nhiệt
… ở ngoài phân xưởng hoặc ở nơi dễ thoát nhiệt ra ngoài, tránh xa chỗ làm việc đông
người và đặt ở cuối hướng gió.
- Cách ly nguồn nhiệt đối lưu, bức xạ tại nơi làm việc bằng cách dùng các vật liệu cách
nhiệt để bọc xung quanh nguồn nhiệt (ví dụ dùng hợp chất 85% manhê và 15% amiaêng
17
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

để bọc quanh lò sẽ giảm được nhiệt độ ở thành lò từ 130 0C xuống còn 500C). Như vậy
vừa tiết kiệm được nhiên liệu, vừa tránh được nhiệt độ quá cao.
- Dùng màn nước để hấp thụ các tia bức xạ .Chỉ cần màn nước có độ dày vài mm đã có
thể hấp thụ được 80-90% năng lượng bức xạ và như vậy giảm được nhiệt do bức xạ.
- Lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí để thổi cấp không khí mát ,
sạch chung cho toàn bộ nhà xưởng hoặc đến từng nơi làm việc .
- Cách nhiệt , ngăn bức xạ mặt trời qua mái nhà bằng cách lắp trần nhà nhiều lớp ,
giữa các lớp cách nhau từ 80 đến 100 mm hoặc lót lớp giấy , vải cách nhiệt dưới mái
nhà và lợp tôn màu sáng để tránh hấp thụ nhiệt. Các dãy tường , cửa sổ hướng tây phải
có mái nhô ra rộng để che nắng .
- Làm các bức ngăn đặt giữa nguồn sinh nhiệt và người công nhân
- Sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ
b/ Chống lạnh
Bố trí các tấm che chắn tốt để tránh gió lùa sẽ gây cảm lạnh cho công nhân
Ở các phân xưởng lớn có thể thiết kế hệ thống gió nóng để sưởi ấm

2/ Các biện pháp vệ sinh – y tế
a/ Chống nóng
- Phân bố thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý
- Bố trí phòng nghỉ giữa giờ cho công nhân . Phòng nghỉ phải được cách ly tốt với các
nguồn phát nhiệt, được trang bị hệ thống vòi phun khí mát, vòi nước nóng và nước lạnh
cho công nhân sử dụng và để cấp cứu khi bị say nóng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là nước uống, nước uống nên có thêm muối kali,
natri, canxi, các sinh tố C, B, các axit hữu cơ, đường ….
- Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả các phương tiện bảo vệ người lao động: Quần
áo bảo hộ lao động, mũ, bao tay bằng vải bạt , ủng có khả năng cách nhiệt tốt, kính
mắt để bảo vệ mắt …
- Biện pháp y tế: khám tuyển trước khi nhận vào làm việc và khám định kỳ hàng năm
để phát hiện kịp thời những bệnh không được phép làm việc ở nơi có nhiệt độ cao như
bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh hen suyễn, lao phổi và cá c bệnh thần kinh khác.
b-Chống lạnh :Những nơi làm việc có nhiệt độ thấp, ẩm cần chú ý một số biện
pháp sau:
- Trang bị PTBVNLĐ: trang bị đủ quần áo ấm cho công nhân, bảo vệ chân nên dùng
giày da, ủng nhưng phải luôn luôn khô.
- Chế độ ăn uống cần bảo đảm đủ năng lượng nên tăng cường các chất nhiều dầu mỡ.

18
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

*17/ Khảo sát bụi trong SXCN, bao gồm: (Đã Thi )
- Khái niệm và phân loại
- Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe NLĐ

- Các biện pháp phòng chống tác hại của bụi.(?*)
Khái niệm và Phân loại bụi :
Khái niệm : bụi là tập hợp các hạt có kích thước rấy nhỏ tồn tại ở dạng bụi lắng , bụi bay
Phân loại :
Theo nguồn gốc sinh bụi có :
Bụi hữu cơ : bụi động vật, thực vật .
Bụi vô cơ : bụi khoáng chất , bụi kim loại
Bụi nhân tạo : bụi cao su , nhựa hóa học .
Bụi hỗn hợp các loại trên
Theo kích thước hạt bụi
Bụi có kích thước > 10 micron : khi người lao động hít thở thì bại chặn lại
ở mũi
Bụi có kích thước từ 5 đến 10 micron vào phổi nhưng bị phổi thải ra ngoài .
Bụi từ 0,1 đến 5 micron sẽ động lại phổi gây bệnh bụi phổi.
Bụi < 0,1 micron vào phổi nhưng bị đào thải ra ngồi .
Sản xuất cơng nghiệp nên tránh sinh ra bụi có kích thước từ 0,1 đến 5 micron
Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe người lao động :
Bụi gây nhiễm độc : chì , thủy ngân , benzene
Bụi gây dị ứng , viêm mũi , hen , nổi ban
Bụi sin hung thư : bụi quặng , các chất phóng xạ
Bụi gây nhiễm trùng
Bụi gây xơ hóa phổi
Đã ra một câu về các biện pháp phịng chống tác hại của bụi :

Các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất công nghiệp?
* Các biện pháp kỹ thuật:
1. Ngăn chặn và hạn chế sự lan tỏa của bụi ra không khí từ nguồn phát sinh bằng các
cách sau đây:
- Khép kín và tự động hóa quá trình sản xuất sinh bụi để tránh cho người công nhân
không phải trực tiếp tiếp xúc với bụi. Ví dụ như tự động hóa hoàn toàn quá trình sản

xuất xi măng, xà bông bột, sử dụng hệ thống vận chuyển nguyên vật liệu dạng bột
bằng hơi, máy hút …
- Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất. Dùng các tấm che kín máy phát sinh bụi khi
làm việc, chỉ chừa chỗ thao tác tối thiểu (như máy mài chỉ chừa khoảng hẹp để đá mài
tiếp xúc với vật mài …)
19
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

2. Sử dụng công nghệ sạch với các nguyên liệu, nhiên liệu sạch (ví dụ nguyên liệu đã
qua khâu tuyển loại bỏ các tạp chất), làm sạch vật đúc bằng cách phun nước áp lực cao
thay vì phun cát.
3. Sử dụng hệ thống thông gió cơ khí hút bụi tại những nơi làm việc phát sinh bụi. Sau
đó phải lọc sạch bụi trùc khi thải không khí ra ngoài.
4. Đề phòng bụi nổ cháy:
- Không để nồng độ bụi đạt tới giới hạn nổ (đặc biệt là ở các ống dẫn và máy lọc bụi).
- Cách ly mồi lửa: cần loại bỏ các yếu tố phát sinh mồi lửa ở nơi có nồng độ bụi cao,
dễ gây cháy như không sử dụng tia lửa điện, lửa diêm, không gây ra ma sát, va đập …
* Biện pháp vệ sinh – y tế
1. Trang bị và sử dụng hiệu quả các dụng cụ bảo hộ cá nhân chống bụi như kính mắt,
mặt nạ, khẩu trang, quần áo, găng tay
Quần áo nên may bằng vải bông dày để ngăn được bụi nhưng thoát mồ hôi dễ dàng.
2. Tăng cường vệ sinh cá nhân : không ăn uống, hút thuốc, nói chuyện khi làm việc ở
nơi nhiều bụi. Hết giờ làm việc phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
3. Qui định giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Bảo đảm chế độ ăn uống thích hợp như
ăn nhiều rau xanh , hoa quả.
4. Tổ chức khám tuyển và khám định kỳ sức khoẻ cho người lao động phải tiếp xúc với

bụi.Khám tuyển để loại trừ những người mắc bệnh phổi, bệnh hô hấp, bệnh tim không
được làm việc nơi nhiều bụi. Khám định kỳ 1 lần/ 1 năm để kịp thời phát hiện và điều
trị bệnh bụi phổi.

18/ Khảo sát hóa chất độc hại trong SXCN, bao gồm:
- Khái niệm, phân loại và tác hại đối với sức khỏe NLĐ
- Các biện pháp phịng chống tác hại của hóa chất độc hại.
Khái niệm hóa chất độc hại :
Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất hoặc sản phẩm của chúng có ảnh hưỡng xấu
đến sức khỏe người lao động .
Ảnh hưởng của chất độc do hai yếu tố quyết định :
o Ngoại tố : do tính chất của chất độc
o Nội tố : trạng thái của cơ thể
Khi độc tính của chất độc yếu , nồng độ dưới mức cho phép , cơ thể khỏa mạnh thì
khơng ảnnh hưởng .
Khi nồng độ vượt giới hạn , sức đề kháng yếu thì sẽ gây ra nhiễm độc .
Khi nồng độ cao thì dù có khỏe mạnh vẫn bị nhiểm độc cấp tính
Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể :
o Theo đường hô hấp
20
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

o Theo đường tiêu hóa
o Ngấm qua da , lỗ chân lơng : các chất độc hịa tan trong mỡ , nước .
Phân loại hóa chất độc hại :
Dựa vào tác hại người ta chia ra :

Nhóm 1 : Chất gây bỏng , kích thích da và niêm mạc : Axit , kềm
Nhóm 2 : Chất kích thích đường hơ hấp : Cl, NH3 , HCL ,So2
Nhỏm 3 : Chất gây ngạt là chất làm mất dưỡng khí , mất khả năng vận chuyển
CO2 , mêtan , êtan . . .
Nhóm 4 : Chất tác dụng lên thần kinh : gây tê , mê, giảm trí nhớ .
Nhóm 5 : Chất gây hại đồng thời cho một số cơ quan : chì , thủy ngân . . .
Các biện pháp chống lại tác hại của hóa chất độc hại :
1. Biện pháp kỹ thuật :
Là biện pháp tích cực và cơ bản nhất bằng cách :
Loại trừ nguyênn liệu độc hại trong sản xuất , dùng chất ít độc hơn .
Cơ khí hóa , tự động hóa và điều khiển từ xa .
Bao kín thiết bị , kiểm tra sự rị rỉ .
Tổ chức hợp lý q trình sản xuất , bố trí nguồn gây hơi, khí độc cuối hướng gió ,
cách ly vật liệu độc hại .
Dùng hệ thống thong gió để hút và xử lý chất độc .
Xây dựng và kiện tồn chế độ cơng tác an tồn , thực hiện nghiêm túc quy phạm ,
quy tắc khi tiếp xúc với chất độc hại .
2. Biện pháp vệ sinh – y tế :
Biện pháp vệ sinh :
Vệ sinh sạch sẽ , tránh bị nhiễm qua da và đường hô hấp .
Trang bị và sử dụng đúng trang bị phòng hộ cá nhân .
Biện pháp Y tế :
Trường hợp cấp cứu :
 Đưa nạn nhân ra khỏi chổ độc hại
 Loại trừ những thứ gây trở ngại cho sự hơ hấp .
 Nếu do ăn uống thì cho nơn ra càng nhanh càng tốt
 Nếu bị hóa chất dính vào thì rửa sơ bộ bằng nước sạch sau đó rửa kỷ bằng
dung dịch trung hòa
 Tiến hành tiêm thuốc trợ tim , truyềnn dịch , rửa ruột .
Tổ chức khám tuyển và khám định kỳ .

Bảo đảm chế độ ăn uống .
Thường xuyên kiểm tra nồng độ chất độc , bảo đảm không vượt tiêu chuẩn cho
phép .

21
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

*19/ Khảo sát hệ thống thơng gió cơng nghiệp, bao gồm:
- Nhiệm vụ và phân loại
- Nguyên l làm việc của hệ thống thơng gió thổi và hút (Đã Thi )
- Những phương pháp làm sạch khí thải trong SXCN
- Những thiết bị lọc sạch bụi trong SXCN
Nhiệm vụ chung của hệ thống thơng gió cơng nghiệp :
Thơng gió chống nóng .
Thơng gió khử bụi và hơi độc .
Hút khơng khí bị ơ nhiễm , xử lý sạch rồi thải ra .
Đưa khơng khí trong sạch từ ngồi vào đủ đểm làm loảng hàm lượng bụi và chất
độc cịn sót lại đến dưới mức cho phép .
Phân loại hệ thống thơng gió cơng nghiệp :
1. Phân loại theo ngun nhân tạo ra gió :
Thơng gió tự nhiên :
o Sự lưu thơng khơng khí từ ngồi vào nhà và ngược lại là nhờ yếu tố tự
nhiên như nhiệt thừa hoặc áp suất gió .
o Có thể bố trí các cửa , các lá chớp để khống chế hướng và lưu lượng gió .
o Thơng gió cơ khí : Dùng động cơ + máy quạt + đường ống để vận chuyển
khơng khí từ chổ này sang chổ khác theo yêuu cầu .

o Thơng gió cơ khí thổi : đưa khơng khí mát , sạch ngồi trời thổi vào nhà
hoặc vị trí làm việc .
Thơng gió cơ khí hút : hút khơng khí nóng , ơ nhiểm ở trong nhà , xử lý rồi thải ra
ngoài . Loại này thường dùng khối lượng khơng khí cần trao đổi nhỏ , nơi có hơi
độc , bụi .
2. Phân loại theo phạm vi tác động của hệ thống thơng gió
Hệ thống thơng gió chung : có tác dụng trong tồn bộ khơng gian của xưởng
Hệ thống thơng gió cục bộ : có tác dụng trong từng vùng hẹp của xưởng .
Hệ thống thổi cục bộ :thường dùng thổi khơng khí mát vào vị trí thao tác của công
nhân
Hệ thống hút cục bộ : hút các hơi khí độc hại , bụi , nhiệt thừa tại nguồn phát sinh
thải ra ngồi .
3. Thơng gió phối hợp :
Kết hợp thơng gió : thơng gió vừa tự nhiên vừa cơ khí ; thơng gió chung và cục bộ ;
Thơng gió hút vào và thổi ra .
4. Thơng gió đề phòng sự cố : đề phòng bất trắc khi bình chứa , ống dẩn v.v.v. . bị
vỡ. xì , hở làm ơ nhiễm khơng khí trong xưởng . Hệ thống loại này có đặc điểm :
22
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

Phải là hệ thống rút ra bằng cơ khí .
Lưu lượng hút phải đủ lớn .
Cơng tắc đóng mở dể vận hành , bố trí cả trong và ngồi phịng
Thường xuyên kiểm tra để bảo đảm hoạt động tốt
Nguyên lý làm việc của hệ thống thơng gió thổi và hút :
Đề thi đã ra : Nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống thông gió cơ khí thổi

và hệ thống thông gió cơ khí hút?

Sơ đồ nguyên lý hệ thống thông gió cơ khí thổi (a) và hút (b)
* Nhiệm vụ của hệ thống thông gió cơ khí thổi ( hình a ): Lấy khơng khí sạch
từ bên ngịai thổi vào vị trí cần thiết để làm mát cho người cơng nhân
* Ngun lý làm việc:
Khơng khí sạch từ bên ngòai được máy quạt 3 chạy bằng động cơ điện hút qua
cửa lấy gió 1, lưới lọc bụi 2, bộ phận xử lý nhiệt ẩm ( nếu cần làm mát khơng khí vào
mùa hè hoặc sưởi nóng khơng khí vào mùa đơng ), đường ống số 4 và ra các cửa thổi
gió số 5 thổi vào vị trí làm mát cho người cơng nhân
* Nhiệm vụ hệ thống thông gió cơ khí hút ( hình b ) : Hút không khí bị ô
nhiễm do bụi hay hơi độc, khí độc tại nơi sản xuất, đưa tới vị trí xử lí bụi, khí thải rồi trả
không khí sạch ra ngoài môi trường
* Nguyên lý làm việc:
Quạt hút 3 hút không khí bị ô nhiễm qua cửa hút 5, đường ống 4 tới bộ phận sử lý 3, tại
đđây không khí được làm sạch bụi hay hơi độc, khí độc rồi trả không khí sạch ra môi trườn

Những thiết bị lọc sạch bụi trong sản xuất công nghiệp :
Buồng lắng bụi : đơn giản nhưng chỉ lọc bụi kích thước lớn .
Lọc tiếp xúc : dùng túi vải , lưới lọc kim lọai , lưới lọc bằng giấy .
23
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM

Lọc ly tâm
Lọc kiểu quán tính
Lọc kiểu sủi bọt

Lọc bụi bằng điện

20/ Khảo sát kỹ thuật chiếu sáng:
- Khái niệm về: ánh sáng; quang thông; cường độ sáng; độ rọi; độ chói;
độ tương phản giữa vật quan sát và nền.
- Ảnh hưởng của chiếu sáng đối với NLĐ
- Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế chiếu sáng trong SX và các dạng chiếu
sáng để thực hiện yêu cầu
- Các phương pháp tính tốn thiết kế chiếu sáng điện
Khái niệm ánh sánh : Ánh sang thấy được là các bức xạ photon có bước sóng 380 đến
760nm. Bức xạ khác nhau cho cảm giác khác nhau , bức xạ vàng có λ=555nm cho ta thấy
rõ nhất , là chuẩn để so sánh.
Khái niệm quang thông : Là đại lượng đánh giá khả năng phát sáng của vật, Ký hiệu là
, đơn vị là Lumen (lm).
Khái niệm về cường độ ánh sáng : Là đại lượng đặc trưng cho khả năng phát sáng
theo các phương khác nhau của nguồn sáng.
Khái niệm độ rọi :
 Là đại lượng đánh giá độ sáng của một bề mặt được chiếu sáng.
 Khi thiết kế chiếu sáng thì đại lượng cần phải chú ý nhật là độ rọi.
Khái niệm độ chói : Là đại lượng để đánh giá độ sáng của một bề mặt hay nguồn
sáng. Nó là đặc trưng quang học của vật được mắt người thu nhận.
Ảnh hưởng của chiếu sáng đối với người lao động :
a) Quá trình thích nghi của mắt: là thời gian cần thiết để mắt nhìn rõ vật khi chuyển từ
trường nhìn có độ rọi này sang trường nhìn có độ rọi khác.
b) Tốc độ phân giải của mắt: thời gian thích ứng để mắt nhìn thấy vật khi chuyển từ
trường nhìn có độ rọi này sang trường nhìn có độ rọi khác.
c) Khả năng phân giải của mắt: là khả năng có thể nhìn thấy một vật bé nhật bằng mắt
thường với góc nhìn ng = 1’. Và tùy thuộc độ rọi và trường nhìn của mắt.
d) Hiện tượng lóa mắt: Khi trong trường nhìn nếu vật có độ chói quá lớn thì sẽ bị lóa
mắt khi đó mắt sẽ làm việc không bình thường được.

u cầu kỹ thuật khi thiết kế chiếu sáng trong SX và các dạng chiếu sáng để thực
hiện u cầu
Yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng.
24
HCMC University Of Technology


Bộ Tài Liệu Ơn Tập Kỹ Thuật An Tồn
From KTH CK06TKM






Đảm bảo độ rọi (TCVN 3743 – 83).
Hướng ánh sáng: không được đổ bóng.
Không lóa mắt trong trường nhìn.
Bề mặt làm việc có độ rọi cao hơn bề mặt khác xung quanh.

Các dạng chiếu sáng :
1. Chiếu sáng tự nhiên.
 Dùng ánh sáng ban ngày (ánh sáng mặt trời) có sẵn, thích hợp và có tác dụng tốt
về mặt tâm sinh lý nhưng lại không ổn định.
 Độ rọi tại một điểm bất kỳ ngòai nhà ở nơn quang đãng:
• Eng = Etx + Ekt + Ep

Etx : độ rọi trực xạ.

Ekt : độ rọi khuếch tán.


Ep : độ rọi phản xạ.
 Vì ánh sáng tự nhiên luôn thay đổi nên để quy định chiếu sáng tự nhiên người ta
dùng hệ số chiếu sáng:

EM: Độ rọi tại điểm M.

eM

EM
100%
Eng

 Hệ thống cửa chiếu sáng tự nhiên thường là cửa trời (cửa mái), cửa sổ, cửa hỗn
hợp hoặc tường hoa v.v…
 Cửa chiếu sáng tự nhiên phải đơn giản, dễ bảo quản, sử dụng.
 Cửa chiếu sáng tự nhiên thường có hình chữ nhật, thang, rẵng cưa.
 Cửa sổ gián đoạn, liên tục, một tầng, nhiều tầng v.v…
 Thiết kế chiếu sáng phải kết hợp với thông gió và thoát nhiệt.
 Cửa chiếu sáng nên để hướng bắc, thông gió để hướng nam.
2. Chiếu sáng nhân tạo.
 Khống chế ánh sáng chủ động, tích cực nhưng lại tốn kém.
 Chiếu sáng nhân tạo hiện nay là chiếu sáng điện.
 Nguồn sáng điện gồm đèn nung sáng, đèn huỳnh quang và thuỷ ngân
Đèn nung sáng (dây tóc):
 Dựa trên hiệu ứng quang nhiệt và phát ra nhiều loại ánh sáng khác nhau,
phù hợp với tâm sinh lý
25
HCMC University Of Technology



×