Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thông tin chuyên đề một số vấn đề về bảo vệ,kiểm dịch động thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.59 KB, 27 trang )


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thông tin chuyên đề
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ, KIỂM DỊCH
THỰC VẬT
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
1
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………… …………………………………………….…………………………2
I - VẤN ĐỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
1.1. Một vài nét về kiểm dịch thực vật ở Việt Nam 3
1.2. Thực trạng công tác kiểm dịch thực vật của Việt Nam 3
2. Một số kiến nghị 10
II – VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
2.1. Một vài nét về quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 12
2.2. Thực trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật 13
2.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 21
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN TRONG DỰ THẢO LUẬT
3.1. Về các quy định thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT 24
3.2. Về quy định về hệ thống cơ quan BV&KDTV 25
3.3. Về kiểm dịch thực vật 25
KẾT LUẬN 26
2
MỞ ĐẦU
Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông
qua ngày 08/8/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Kể từ khi có hiệu lực
thi hành đến nay, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực sự góp phần quan trọng,


là cơ sở pháp lý trong việc phòng trừ sâu bệnh, ngăn chặn kịp thời dịch hại, bảo vệ an
toàn sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy xuất khẩu nông sản thực phẩm, tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật; góp phần ổn định và phát
triển sản xuất nông nghiệp an toàn.
Những kết quả rất đáng ghi nhận mà ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được
trong thời gian qua khẳng định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của Pháp lệnh đối với
sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật hiện
hành nhận thấy rằng có nhiều quy định của Pháp lệnh chưa đáp ứng được nghĩa vụ, quy
định của các hiệp định, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam phải thực hiện khi đã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới. Mặt khác một số nội dung của Pháp lệnh chưa phù hợp và
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Trong chuyên đề này, chúng tôi xin đề cập sâu đến hai lĩnh vực cơ bản trong hoạt
động bảo vệ và kiểm dịch thực vật là lĩnh vực kiểm dịch thực vật và lĩnh vực thuốc bảo
vệ thực vật.
3
I. VẤN ĐỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
1.1. MỘT VÀI NÉT VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
Kiểm dịch thực vật (KDTV) được định nghĩa là tất cả những hoạt động được tạo
ra nhằm ngăn chặn sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc để
đảm bảo sự kiểm soát chính thức những dịch hại đó. Nói một cách khác, hệ thống
KDTV được xây dựng với mục đích chính là ngăn chặn có hiệu quả sự du nhập và lan
rộng của các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật nhằm bảo vệ an toàn nền sản xuất
nông, lâm nghiệp trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của người
dân. Bên cạnh đó, KDTV cũng được thiết kế như một công cụ quản lý hiệu quả chất
lượng, uy tín hàng hóa nông lâm sản xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh hàng hoá nông lâm sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, công
tác KDTV cũng góp phần nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh lương thực
nhờ tránh được các thiệt hại do dịch hại nguy hiểm gây ra.
Không chỉ Việt Nam, hệ thống KDTV được xây dựng và phát triển ở tất cả các

nước trên thế giới với nguyên tắc cơ bản “phòng hơn chống”. Dịch hại KDTV, dịch hại
nguy hiểm được ngăn ngừa từ xa nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại kinh tế và các
tác động xấu lên môi trường, xã hội. Có thế nói, KDTV là một tấm màng lọc, một tấm
lưới vững chắc bảo vệ cho thực vật và sản phẩm thực vật trong nội địa tránh khỏi sự gây
hại của dịch hại KDTVvà dịch hại nguy hiểm.
Từ năm 2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Việc thực thi các nghĩa vụ thành viên nhằm đảm bảo bảo vệ sản xuất trong
nước đồng thời không gây cản trở đến thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước
khác thì công tác KDTV gặp không ít khó khăn và thách thức như nguồn nhân lực, cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ, đặc biệt là cơ sở pháp lý phải được sửa đổi bổ sung
cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết mà Việt Nam phải có nghĩa vụ thực
hiện.
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
1.2.1. Thực trạng công tác kiểm dịch thực vật
a, Phân cấp quản lý trong công tác KDTV
4
Theo quy định hiện hành thì việc quản lý nhà nước về công tác kiểm dịch thực vật
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Bảo vệ thực vật (Tổ chức
bảo vệ thực vật quốc gia) thực hiện.
Hệ thống KDTV đã được xây dựng và phát triển trên phạm vi cả nước để thực
hiện công tác kiểm dịch hàng hóa xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc gia, quốc tế, lối
mở.
Hệ thống KDTV được tổ chức bao gồm 09 Chi cục KDTV vùng, 01 Trung tâm
Giám định KDTV, 02 Trung tâm KDTV sau nhập khẩu, trực thuộc cac Chi cục KDTV
vùng có trên 60 trạm KDTV trực thuộc tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển và hàng
không. Ngoài ra còn có trên 60 phòng/trạm KDTV nội địa tại chi cục BVTV các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trên phạm vi cả nước. Toàn bộ lực lượng trên được đặt
dưới sự quản lý của Cục Bảo vệ thực vật.
Về cơ bản, Cục Bảo vệ thực vật và các chi cục trực thuộc (các Chi cục KDTV
vùng, các trung tâm kỹ thuật) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về KDTV, xử lý

KDTV đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Các trạm KDTV trực thuộc Chi cục Bảo vệ
thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chịu trách nhiệm về công tác
KDTV nội địa và xử lý KDTV đối với hàng hóa bảo quản nội địa. Cho đến nay, việc
phân cấp này đã và đang phát huy tác dụng tốt. Không có sự chồng chéo nào trong phân
cấp nhiệm vụ được ghi nhận trong thời gian qua; các vị trí, bộ phận đều hoạt động nhịp
nhàng, đạt hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay cùng với việc trao đổi thương
mại tăng mạnh, thì số lượng các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, lối mở cũng tăng đáng kể
cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, hệ thống KDTV cũng phải đối mặt với
sự thiếu hụt về nhân lực và vật lực, đặc biệt là thiếu biên chế công chức thực hiện công
tác KDTV.
b, Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KDTV
Với thuộc tính của công tác KDTV là mang tính pháp chế cao, tính quốc tế rộng
rãi , do vậy hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc
xây dựng định hướng, mục tiêu chiến lược, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác
KDTV không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà còn liên quan đến việc thực hiện các Điều
5
ước quốc tế về lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia. Văn bản quy phạm pháp luật không chỉ tạo hành lang pháp lý cho công tác xuất
nhập khẩu mà còn tác động đến trao đổi thương mại quốc tế.
Hiện nay, hệ thồng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác KDTV
bao gồm: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày
05 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật và một hệ thống các thông
tư và quy chuẩn kỹ thuật hướng dẫn tực thi công tác KDTV.
Có thể nói, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay là tương đối đồng bộ,
điều chỉnh hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực KDTV. Tuy nhiên, nhiều quy định
không còn phù hợp với công việc thực tế hiện nay, đặc biệt là từ năm 2007 khi Việt
Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và hội nhập quốc tế sâu
rộng, khi đánh giá so sánh các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam với các quy
định quốc tế cho thấy quy định của ta còn thiếu, chưa chặt chẽ và thấp hơn so với các

nước trong khu vực cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, phần lớn các văn bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa được xây dựng trên cơ sở khoa học hay
minh chứng về mặt kỹ thuật. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ và KDTV và
quy định mới là thực sự cần thiết và đóng một vai trò rất quan trọng đối với công tác
quản lý nhà nước về lĩnh vực KDTV.
c, Kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu
Cùng với tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình toàn cầu hóa thì khối
lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh. Cụ thể là năm 2002, tổng lượng
hàng hóa xuất khẩu qua KDTV của Việt Nam là khoảng 8,3 triệu tấn thì đến năm 2007
( năm Việt Nam gia nhập WTO) đã tăng lên 20,1 triệu tấn. Con số này năm 2012 là
khoảng 48,6 triệu tấn, tăng gần 2,5 lần so với năm 2007 và khoảng 6 lần so với năm
2002. Bên cạnh việc tăng nhanh về khối lượng thì chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu
cũng rất đa dạng với hơn 120 loại hàng hóa khác nhau.
Hơn nữa, yêu cầu về KDTV của các nước nhập khẩu đặc biệt là các thị trường
khó tính và tiềm năng như Mỹ, Châu Âu, Nhật…ngày càng cao, đòi hỏi công tác KDTV
phải có những thay đổi cả về cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn pháp chế để đáp ứng được các
yêu cầu đó.
6
d, Hợp tác quốc tế
Trong hơn bốn mươi năm xây dựng và phát triển, công tác hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực KDTV đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong đó phải kể đến các sự kiện
như tham gia Công ước quốc tế về BVTV (IPPC), Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN), Hiệp định về Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật ( Hiệp
định SPS) và ký kết nhiều Hiệp định, Thỏa thuận, Bản ghi nhớ song phương với các
nước khác.Tính đến năm 2010, đã có 05 Hiệp định song phương về bảo vệ và kiểm dịch
thực vật đuợc ký kết giữa Việt nam với Mông Cổ, Trung Quốc, Rumani, Chilê, Belarus;
03 thỏa thuận với Lào, Hàn Quốc và Australia; 04 bản ghi nhớ với Lào, Thái Lan và
Trung Quốc.
Bằng việc tham gia IPPC và thực hiện Hiệp định SPS, nhiều tiêu chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn vùng trong lĩnh vực KDTV đã được hài hòa với các tiêu chuẩn kỹ thuật của

Việt Nam. Các tiêu chuẩn quốc tế này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong công tác
KDTV tại Việt Nam, được coi như là một cơ sở khoa học quan trọng, đặc biệt là trong
các trường hợp có tranh chấp quốc tế. Hiện nay, IPPC đã ban hành tổng cộng 36 tiêu
chuẩn quốc tế về KDTV, trong đó có 15 tiêu chuẩn đã được Việt Nam hài hòa với hệ
thông tiêu chuẩn, qui chuẩn trong nước.
So sánh, đánh giá mức độ phù hợp giữa các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn vùng
với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và các qui định pháp lý của Việt Nam, cố thể
nhận thấy:
- Điều kiện KDTV nhập khẩu của Việt Nam còn đang ở mức thấp
- Quy định về việc thiết lập và quản lý vùng không nhiễm dịch hại, vùng ít nhiễm
dịch hại còn thiếu
- Danh mục dịch hại thuộc diện KDTV còn phải rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với các quy trình, tiêu chuẩn quốc tế.
Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đã tranh thủ được sự hỗ trợ của một số tổ chức
quốc tế về nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như xử lý hơi nước
nóng, xử lý chiếu xạ, sử dụng các thiết bị hiện đại như PCR, ELISA vào giám định sinh
vật gây hại; trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn; đào tạo cán bộ.
e, Khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực KDTV
7
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
lĩnh vực KDTV đã và đang được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ. Nhiều kết quả nghiên
cứu khoa học đã góp phần quan trọng vào việc kiểm soát hàng nhập khẩu và thúc đẩy
việc xuất khẩu hàng nông sản.
Tuy nhiên, việc phân tích giám định dịch hại trên hàng xuất nhập khẩu vẫn còn
gặp nhiều khó khăn cả về nguồn nhân lực và trang thiết bị. Các biện pháp xử lý trong
KDTV còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc thực tế hiện nay.
1.2.2. Những khó khăn và thách thức trong công tác KDTV
a, Văn bản quy phạm pháp luật về KDTV
Các quy định về KDTV của Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ với hệ thống
pháp luật hiện nay cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Cụ

thể là các quy định KDTV của Việt Nam đang ở mức thấp hơn so với các quy định quốc
tế và các nước trong khu vực, không bảo đảm mức độ bảo vệ thực vật thích hợp.
b, Hàng hóa bị nhiễm dịch hại KDTV của Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lượng hàng hóa
nhập khẩu trong những năm qua đã tăng nhanh về số lượng và đa dạng về chủng loại
trong khi lực lượng KDTV tại các cửa khẩu còn mỏng và thiếu trang thiết bị để giám sát
dịch hại. Đây cũng là một trong những lý do làm dịch hại KDTV có diễn biến phức tạp
và có nhiều khả năng đi theo hàng hóa vào sâu trong nội địa.
Trong sáu năm ( từ năm 2007 đến năm 2012) lực lượng KDTV đã trên 400 lần
phát hiện dịch hại KDTV (bao gồm Trogoderma inclusum, Trogoderma granarium,
Pantoea stewartii, Sitophilus granarius Linnaeus, Phthorimaea operculella)với khối
lượng xấp xỉ 270.000 tấn hàng hóa các loại (bao gồm ngô, bột bã ngô, bột mì, khô dầu
đậu tương, lúa mì, mạch, bông, kê…) từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Nga,
Ukraine, Uzbekistan… . Mặc dù các dịch hại này đã được xử lý triệt để tại cửa khẩu
ngay khi phát hiện, tuy nhiên rất khó có thể kiểm soát hoàn toàn sự xâm nhập và lây lan
của chúng do đặc điểm sinh học, sinh trưởng rất đặc thù của những loài này đặc biệt là
Trogoderma granarium (TG). Trong trường hợp xâm nhập và thiết lập được quần thể
trong nội địa, chúng sẽ bùng phát thành dịch nhanh chóng gây hại nghiêm trọng cây
trồng ngoài đồng cũng như sản phẩm thực vật bảo quản trong kho ( ngô, lúa, đậu đỗ,
thức ăn gia súc, chè, cà phê…) và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia.
8
Có thể nói tần suất phát hiện dịch hại KDTV của Việt Nam trên hàng hóa trong
thời gian qua là rất cao. Điều này đã gây khó khăn lớn cho công tác kiểm tra kiểm dịch
thực vật tại cửa khẩu cũng như công tác kiểm dịch thực vật nội địa.Trên thực tế, lực
lượng KDTV đã phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để bao vây và tiêu diệt
các ổ dịch hại KDTV lọt vào trong nội địa.
Bên cạnh đó, các loài dịch hại này cũng là dịch hại KDTV của rất nhiều nước trên
thế giới như Iraq, Philippine, EU, Nhật Bản, Úc… là những thị trường lớn và quan trọng
của Việt Nam. Vấn đề có mặt một trong những loài dịch hại KDTV này trong nội địa sẽ
ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là mặt hàng gạo qua đó tác động

trực tiếp đến chương trình xuất khẩu của Chính phủ và đời sống người nông dân. Nhiều
nước sẽ ban hành ngay lệnh cấm nhập khẩu hàng nông sản của nước ta nếu phát hiện sự
phân bố của một trong số những loài này tại Việt Nam. Nhật Bản đã từng có lệnh cấm
nhập khẩu đối với thanh long Việt Nam khi phát hiện có phân bố ruồi đục quả gây hại
loại quả này ở nước ta. Vì thế, phải mất rất nhiều năm nghiên cứu và đàm phán, Việt
Nam mới dỡ bỏ được lệnh cấm này, nhưng quy định của phía Nhật Bản đối với mặt
hàng này trở nên khắt khe hơn rất nhiều so với trước đó.
Theo các quy định hiện hành của Việt Nam cũng như theo thông lệ quốc tế, sau
khi phát hiện dịch hại KDTV trên hàng nhập khẩu, nước nhập khẩu sẽ áp dụng các biện
pháp kiểm tra kiểm dịch chặt chẽ hơn tái xuất, tạm ngừng nhập khẩu hoặc cấm nhập
khẩu. Khó khăn chính là mặc dù đã có qui định về biện pháp tái xuất trong Pháp lệnh về
Bảo vệ và KDTV cũng như trong nghị định 02/2007/NĐ-CP về KDTV, tuy nhiên các
qui định này còn chưa rõ ràng. Chính vì vậy, trong các năm từ 2010 đến nay (2013), Bộ
Nông nghiệp và PTNT mà đại diện là Cục BVTV đã phải rất nhiều lần giải thích, đàm
phán và thảo luận qua lại với các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc… về việc áp dụng biện
pháp tái xuất hàng hóa nhập khẩu có nhiễm dịch hại KDTV và tạm ngừng nhập khẩu các
mặt hàng có nguy cơ cao từ các nước này.
Chính vì vậy, việc quy định cụ thể về các biện pháp tạm ngừng nhập khẩu hoặc
cấm nhập khẩu các vật thể thuộc diện KDTV có nguy cơ cao trong các văn bản quy
phạm pháp luật là cần thiết.
c, Vấn đề phân tích nguy cơ dịch hại
9
Phân tích nguy cơ dịch hại(PRA) là quá trình đánh giá về sinh học, cơ sở khoa học
và kinh tế để quyết định biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một loài sinh vật gây hại.
PRA có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở khoa học hay bằng chứng
kỹ thuật cho việc xây dựng các biện pháp KDTV, giải quyết tranh chấp thương mai hoặc
góp phần điều chỉnh chính sách nhập khẩu. PRA có thể coi là rào cản kỹ thuật mà nhiều
quốc gia đã sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của họ. Đối
với Việt Nam, bắt đầu từ năm 2007 chúng ta mới tiếp cận và bước đầu áp dụng PRA đối
với hàng hóa nhập khẩu,song vẫn còn hạn chế nhiều mặt như cơ sở pháp lý, nguồn nhân

lực và các nguồn lực khác để thực hiện công việc này.
d, KDTV đối với hàng xuất khẩu
Theo các quy định hiện hành về KDTV, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp, hàng hóa xuất khẩu không bắt buộc phải tiến hành KDTV trước khi xuất. Cụ thể
là vật thể thuộc diện KDTV xuất khẩu chỉ phải tiến hành KDTV khi có chủ vật thể yêu
cầu hoặc hợp đồng mua bán hoặc điều ước quốc tế có quy định phải kiểm dịch ( Điều
15, chương III, Nghị định số 02/2007/NĐ-CP về kiểm dịch thực vật).
Trong thời gian qua, quy định này đã góp phần tạo điều kiện thông thoáng cho
việc xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên việc xuất khẩu hàng hóa
không qua KDTV đã dẫn tới việc rất nhiều lô hàng xuất khẩu bị nhiễm dịch hại KDTV
của nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhiều mặt hàng cấm nhập khẩu. Điều này đã làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Một ví dụ điển hình của vấn đề này là việc mặt hàng rau, quả tươi xuất khẩu sang
thị trường EU trong thời gian gần đây. Từ năm 2004 đến 2010, số lượng lô hàng vi
phạm qui định của EU khi xuất khẩu sang thị trường này từ khoảng 50 lô (2004) tăng lên
trên 200 lô (2010) theo số liệu thống kê từ thông báo không tuân thủ của phía EU. Trong
đó lỗi vi phạm chính là mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam bao gồm rau húng, cần,
mướp đắng, cà tím, húng ta … bị nhiễm dịch hại KDTV của EU như là dòi đục lá, bọ
phấn ,bọ trĩ. Vì vấn đề này, EU đã hai lần cử đoàn công tác sang Việt Nam thanh tra tình
hình sản xuất rau quả tươi và năng lực thực thi công tác KDTV của Việt Nam. Nghiêm
trọng hơn, từ giữa năm 2012, phía Bạn đã thông báo nếu phát hiện thêm 05 lô hàng bị
nhiễm dịch hại KDTV của EU, phía Bạn sẽ tạm thời cấm nhập khẩu một số mặt hàng
rau quả tươi của Việt Nam. Trước tình hình đó, Cục Bảo vệ thực vật phải xin ý kiến Bộ
10
Nông nghiệp và PTNT để tạm thời ngừng xuất khẩu một số mặt hàng có nguy cơ cao để
đảm bảo uy tín của hàng rau, quả tươi Việt Nam ở thị trường EU.
Rõ ràng, việc không quy định bắt buộc KDTV đối với vật thể xuất khẩu đã ảnh
hưởng đến uy tín của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời không phù hợp với
thông lệ quốc tế.
e, Các biện pháp xử lý KDTV mới

Mặc dù đã công nhận tính tương đương của các biện pháp xử lý KDTV trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật nhưng hiện nay, mới chỉ có các quy định pháp lý về
việc cấp giấy đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng hàng xuất nhập khẩu; xông hơi
khử trùng và xử lý nhiệt nóng đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc
tế.
Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều biện
pháp xử lý KDTV khác đã được đưa vào ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu về KDTV
ngày càng cao của các nước nhập khẩu như chiếu xạ ( theo quy định nhập khẩu của Mỹ,
Chile, EU, Úc, New Zealand…), hơi nước nóng ( Nhật, Hàn Quốc, Úc, Chile…).Các
biện pháp xử lý này được coi là diệt trừ dịch hại có hiệu quả cao, đặc biệt với nhóm ruồi
đục quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả xử lý KDTV cao đồng thời đảm bảo hoạt động
xử lý này không ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người thì các qui
định pháp lý cần phải được xây dựng, bổ sung nhằm quản lý tốt hoạt động xử lý và tuân
thủ đúng các quy định quốc tế.
1.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1.3.1. Tăng cường cơ sở pháp lý
Xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và đủ mạnh để đáp ứng công tác
KDTV trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Đặc biệt là một số vấn đề quan trọng
cần phải được quy định trong dự thảo Luật Bảo vệ và KDTV, cụ thể là:
- Quy định KDTV nhập khẩu phải phải đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp.
- Quy định về phân tích nguy cơ dịch hại (PRA).
- Quy định về vùng không nhiễm dịch hại.
- Quy định về việc cấm, tạm dừng nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định quốc tế.
- Quy định bắt buộc phải KDTV đối với hàng hóa xuất khẩu.
- Quy định về các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật.
1.3.2. Hệ thống tổ chức
Tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức KDTV hiện nay theo hướng tập trung chỉ duy
nhất cấp trung ương quản lý đúng theo các quy định quốc tế và các nước trên thế giới
hiện nay.
11

Thành lập một trung tâm phân tích nguy cơ dịch hại nhằm đáp ứng yêu cầu cấp
bách của công việc thực tế hiện nay.
Tăng biên chế cho hệ thống KDTV, đặc biệt là cho các trạm KDTV tại các cửa
khẩu.
Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ KDTV về chuyên môn, nghiệp vụ và
ngoại ngữ. Đặc biệt là đào tạo chuyên gia đầu ngành KDTV nhằm phục vụ cho việc đàm
phán, giải quyết tranh chấp bảo vệ lợi ích quốc gia.
1.3.3. Tăng cường trang thiết bị
Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác KDTV, đặc biệt là các trang
thiết bị phục vụ cho công tác giám định sinh vật gây hại, thiết bị cho xử lý KDTV.
Nâng cấp và hiện đại hoá các phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác chẩn đoán
và giám định sinh vật gây hại.
Tăng cường hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về KDTV. Xây dựng phần mềm
quản lý thông tin về KDTV, kết nối mạng để truyền thông tin từ trung ương đến cơ sở
và các cơ quan liên quan trong việc thu thập và phổ biến thông tin. Đặc biệt là vấn đề
nâng cấp và kết nối hệ thống dữ liệu từ chi cục KDTV về Cục Bảo vệ thực vật trong
việc cấp giấy chứng nhận KDTV.
1.3.4. Tăng cường hợp tác quôc tế
Đẩy mạnh việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc tế về KDTV với hệ thống các tiêu
chuẩn, qui chuẩn của Việt Nam. Đảm bảo tính minh bạch và hài hòa với các thông lệ
quốc tế
Tích cực tham gia các hoạt động do các tổ chức quốc tế như IPPC, APEC,
ASEAN hay Ủy ban SPS đề xuất. Chủ động nâng cao trình độ của cán bộ cũng như
năng lực hoạt động để xác định vị trí rõ ràng trong các hoạt động quốc tế
Củng cố và phát triển các quan hệ song phương với các nước trong lĩnh vực BV &
KDTV; chủ động ký kết các Hiệp định, thỏa thuận, bản ghi nhớ song phương với các
nước có quan hệ thương mại thường xuyên với Việt Nam. Tiếp tục kêu gọi sự hợp tác,
hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các nước phát triển để góp phần xây dựng ngành ngày
càng vững mạnh, phát triển.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường đối với hàng nông

sản của Việt Nam, qua đó tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản.
12
II. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT Ở VIỆT NAM
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một biện pháp quan trọng trong công
tác phòng, chống dịch hại cây trồng ở nước ta và các nước trên thế giới. Hiện nay, thuốc
bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là thuốc hoá học được
cấu thành bởi các hoá chất. Hầu hết hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi loại thuốc
BVTV đều là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên sử dụng thuốc luôn tiềm ẩn
nguy cơ gây rủi ro nếu không tuân thủ quy định. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng
gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi, cây trồng, an toàn thực phẩm và môi
trường.
Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV và hạn chế những bất lợi do chúng gây
ra, cùng với việc nâng cao nhận thức của người sử dụng, phải quản lý chặt chẽ tất cả các
khâu từ đăng ký, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển đến tiêu
huỷ thuốc và bao gói sau sử dụng, đặc biệt là tăng cường quản lý sử dụng hợp lý, an
toàn thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.
Trong những năm qua, ở nước ta công tác quản lý thuốc BVTV đã có nhiều cố
gắng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng thuốc
BVTV vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải được sốm khắc phục để góp phần
phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở VIỆT
NAM
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thuốc BVTV ở Việt nam
Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hóa đặc thù, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói buôn bán, sử
dụng sau khi được đăng ký tại Việt Nam.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuốc BVTV ở nước ta được xây dựng

trên cơ sở hướng dẫn của FAO, hài hòa các nguyên tắc quản lý thuốc BVTV của các
nước ASEAN, các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Công ước Rotterdam,
13
Công ước Stockhom, Công ước Basel và Nghị định thư Montreal. Hệ thống các văn bản
qui phạm pháp luật về quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam bao gồm Luật hóa chất năm
2007, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001, Nghị định của Chính phủ và
các Thông tu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.2.2. Đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Tất cả thuốc bảo vệ thực vật dùng để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh
trưởng cây trồng; khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản; trừ mối hại công
trình xây dựng, đê điều; xử lý hạt giống phải được đăng ký tại Việt Nam.
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử
dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam bao gồm:
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện nay gồm 1643 hoạt
chất (đơn chất và hỗn hợp), 3902 tên thương phẩm bao gồm: thuốc trừ sâu 745 hoạt chất
(1662 tên thương phẩm) ; thuốc trừ bệnh 552 hoạt chất ( 1229 tên thương phẩm ); thuốc
trừ cỏ 217 hoạt chất (664 tên thương phẩm); thuốc trừ chuột 10 hoạt chất (22 tên thương
phẩm); thuốc điều hoà sinh trưởng 52 hoạt chất (139 tên thương phẩm); Chất dẫn dụ côn
trùng 8 hoạt chất (9 tên thương mại); Trừ ốc 25 hoạt chất (134 tên thương phẩm); chất
hỗ trợ 5 hoạt chất (6 tên thương phẩm); trừ mối 13 hoạt chất (19 tên thương phẩm); bảo
quản lâm sản 6 hoạt chất (8 tên thương phẩm); khử trùng kho 3 hoạt chất (3 tên thương
phẩm); thuốc sử dụng cho sân golf 6 hoạt chất (6 tên thương phẩm); thuốc sử lý hạt
giống 1 hoạt chất (1 tên thương phẩm).
- Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng: với 13 hoạt chất và 22 tên thương
phẩm, bao gồm: Thuốc trừ sâu 2 hoạt chất (4 tên thương phẩm); thuốc trừ chuột: 1 hoạt
chất (2 tên thương phẩm); thuốc bảo quản lâm sản 5 hoạt chất (5 tên thương phẩm);
thuốc khử trùng kho 3 hoạt chất (9 tên thương phẩm); trừ mối 2 hoạt chất (2 tên thương
phẩm). Đây là những loại thuốc có độ độc cao, chỉ được sử dụng trong một số trường
hợp thật cần thiết và người sử dụng phải được tập huấn, có giấy chứng nhận.

- Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng: thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản 21
hoạt chất; thuốc trừ bệnh 6 hoạt chất; thuốc trừ chuột 1 hoạt chất; thuốc trừ cỏ 1 hoạt
chất.
14
2.2.3. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Hầu hết các thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt nam đều phải nhập khẩu từ
nước ngoài. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định sau đây:
- Đối với thuốc và nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) thuốc bảo vệ thực vật trong danh
mục được phép sử dụng khi nhập khẩu không cần cấp phép của Bộ Nông nghiệp và
PTNT
- Đối với các loại thuốc và nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) thuốc bảo vệ thực vật
trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật chưa có
trong danh mục được phép sử dụng nhập khẩu để nghiên cứu, thử nghiệm, để sử dụng
trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, để sử dụng trong các trường hợp đặc thù
khác hoặc để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải được cấp phép của Bộ
Nông nghiệp & PTNT.
- Cấm nhập khẩu các loại thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong danh
mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp là chất theo cấp
phép nhập khẩu. Nhập khẩu methyl bromide phải thực hiện theo Nghị định thư
Montrean.
Thuốc BVTV nhập khẩu vào nước ta tăng cả về khối lượng và giá trị qua các năm,
năm sau cao hơn năm trước. Có sự thay đổi về tỷ lệ nhập khẩu giữa thuốc trừ sâu, trừ
bệnh và trừ cỏ. Tỷ lệ thuốc trừ cỏ tăng, chiểm tỷ lệ cao nhất (44,4%) so với thuốc trừ sâu
(20,4%) và trừ bệnh (23,2%).
- Kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu: Thuốc BVTV nhập khẩu
vào nước ta phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với tất cả các lô hàng. Chỉ có
lô hàng thuốc BVTV đạt chất lượng nhập khẩu mới được phép đưa vào sử dụng, những
lô hàng không đạt chất lượng sẽ buộc tái xuất hoặc tái chế. Hàng năm có khoảng 1% lô
hàng nhập khẩu không đạt chất lượng kiểm tra nhà nước phải tái xuất hoặc tái chế. Năm
2008 dịch lùn sọc đen, năm 2012 thuốc trừ cỏ sử dụng tăng cao và sản xuất thêm vụ 3 tại

Đồng bằng sông cửu long.
Bảng 1. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu qua các năm
Năm Khối Giá trị Thuốc Thuốc Thuốc Thuốc
15
lượng
(Tấn TP)
(Triệu
USD)
trừ sâu
(%)
trừ bệnh
(%)
trừ cỏ
(%)
khác
(%)
2005 51.764 222,7 40,20 27,70 27,70 4,40
2006 71.345 291,8 29,93 42,10 17,80 10,17
2007 75.805 352,6 37,00 28,20 29,80 5,00
2008 105.999 294,6 56,30 17,60 22,70 3,40
2009 79.896 210,7 43,21 29,17 26,45 1,17
2010 72.560 503,6 25,70 17,50 38,80 18,00
2011 85.084 597,0 27,00 22,60 44,70 5,70
2012 105.000 744,0 20,40 23,20 44,40 12,00
Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật
2.2.4. Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Hiện nay, số cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật là
93 cơ sở, trong đó có 02 cơ sở (2,15%) sản xuất 02 hoạt chất, còn lại (98%) là các cơ sở
gia công, sang chái đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Phần lớn các cơ sở này nằm trong
các khu công nghiệp và tập trung tại các tỉnh, thành phố phía Nam.

Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
ngày 29/03/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản đối với cơ sở sản
xuất thuốc BVTV cho thấy: cơ sở đạt loại A 91,43%, cơ sở đạt loại B 8,57%, không có
cơ sở sản xuất loại C.
Số cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong cả nước là 28.593. Kết quả kiểm
tra 15.184 cơ sở đã phát hiện 1644 cơ sở vi phạm (10,82%) Điều lệ về quản lý thuốc bảo
vệ thục vật với các hình thức vi phạm chính như sau:
Bảng 2. Hình thức vi phạm chính trong buôn bán thuốc BVTV
TT Hình thức vi phạm Tỷ lệ (%) /tổng số vi phạm
1 Không đủ điều kiện 36,86
2 Nhãn thuốc 24,14
16
3 Thuốc không đủ định lượng 1,33
4 Thuốc quá hạn sử dụng 8,21
5 Thuốc ngoài danh mục 3,22
Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật
Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
ngày 29/03/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản đối với cửa hàng,
đại lý, buôn bán thuốc BVTV cho thấy: cơ sở đạt loại A 23,65%, cơ sở đạt loại B 63,2%,
cơ sở đạt loại C là 13,06%.
Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại các cơ sở sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói và lưu thông hàng năm cho thấy: tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng là 3,0 –
10,2 % số mẫu kiểm tra.
2.2.5. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Kết quả kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau của 9120 hộ, phát hiện
2319 hộ vi phạm (25,42%) với các hình thức vi phạm như sau:
Bảng 3. Hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc BVTV
TT Hình thức vi phạm Tỷ lệ (%)

1 Sử dụng không đúng kỹ thuật, nồng độ,
liều lượng
70,8
2 Không đảm bảo thời gian cách ly 7,84
3 Vi phạm khác (bảo hộ lao động, vứt, đổ
thuốc thừa bừa bãi )
21,30
4 Thuốc ngoài danh mục 0,04
Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật
Hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục bảo vệ thực vật các địa phương trong
toàn quốc lấy mẫu rau tại các vùng sản xuất và trên thị trường để kiểm tra về dư lượng
thuốc BVTV. Kết quả kiểm tra từ năm 2006 đến nay cho thấy: tỷ lệ mẫu rau quả có dư
lượng vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép vẫn ở mức khá cao (8,9 %) số mẫu kiểm tra.
Nguyên nhân chính dẫn đến dư lượng thuốc BVTV trên rau do: Sử dụng thuốc BVTV
17
không đúng nồng độ và liều lượng; không tuân thủ đúng thời gian cách ly; Sử dụng
thuốc BVTV không có trong danh mục thuốc BVTV sử dụng trên rau.
Bảng 4. Dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả
TT Thời gian Tổng số mẫu
kiểm tra
Kết quả kiểm tra
Số mẫu không đạt Tỷ lệ %
1 2008 576 63 10,9
2 2009 1.643 123 7,5
3 2010 510 54 10,6
4 2011 1.050 106 10,1
5 2012 1.200 96 8,0
Cộng 4979 442 8,9
Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật
2.2.6. Đánh giá chung công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

2.2.6.1. Một số kết quả đạt được trong lĩnh vực quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam
- Đã xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), hệ thống tổ chức
quản lý thuốc bảo vệ thực vật từ đăng ký, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tiêu
hủy thuốc bảo vệ thực vật theo đúng qui định pháp luật và hài hòa với khu vực và quốc
tế.
- Đăng ký thuốc BVTV ngày càng được hoàn thiện, theo nguyên tắc loại bỏ dần
những thuốc BVTV có độc tính cao, ảnh hưởng đến môi trường nhưng đồng thời khuyến
khích những loại thuốc BVTV hiệu quả, an toàn trong sử dụng.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ban
hành hàng năm đã đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
- Hoạt động về sản xuất, kinh doanh và quản lý sử dụng thuốc BVTV đã thực hiện
có kết quả tại các địa phương trong cả nước. Các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói
thuốc BVTV đã thực hiện đổi mới, hiện đại hoá công nghệ theo hướng tự động hoá, đã
gia công được nhiều dạng thành phẩm mới, giảm độc hại cho con người và môi trường
18
khi sử dụng (SC, WP, WG…) và cung ứng kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong
nước.
- Hệ thống đại lý, cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phấn bố trên khắp
cả nước, đã cung cấp thuốc bảo vệ thực vật đến người sử dụng một cách nhanh chóng,
kịp thời và thuận lợi đáp ứng được yêu cầu phòng trừ dịch hại trong sản xuất.
- Đã từng bước nâng cho hiểu biết về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân,
của chính quyền địa phương; đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc mới an toàn cho con
người và môi trường, đảm bảo sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Việc thu gom, xử lý bao bì, thuốc thừa sau sử dụng đã bước đầu được thực hiện
tại các địa phương, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
- Công tác thanh tra chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật trong cả nước vẫn
tiếp tục duy trì hoạt động góp phần tăng cường hiệu lực quản lý sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật.
2.2.6.2. Những tồn tại, hạn chế
a/ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Một số văn bản QPPL vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc rà soát, cập
nhật cho phù hợp với một số văn bản luật mới được nhà nước ban hành còn chưa kịp thời
nên gây khó khăn trong hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ
thực vật.
Việc hướng dẫn thực thi các văn bản QPPL về quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
tại nhiều địa phương còn nhiều bất cập nên hiệu quả chưa cao.
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng còn có nhiều hoạt chất ở dạng hỗn hợp;
Chưa có quy định cụ thể khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng thuốc BVTV sinh học trên
đồng ruộng.
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn còn thiếu chưa đáp ứng được công tác quản lý
b/ Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Nhà sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật còn ít đầu tư cho công tác nghiên
cứu cho khoa học, công nghệ nhằm phát triển sản phẩm thuốc BVTV an toàn và hiệu
quả hơn. Các doanh nghiệp chủ yếu nhập nguyên liệu và sang chai, đóng gói thuốc.
Số lượng cửa hàng kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trong phạm vi cả nước quá
nhiều (28.593 đại lý, cửa hàng). Trong đó còn có nhiều cơ sở không đăng ký kinh
19
doanh, điểm bán lẻ mang tính thời vụ và địa điểm bán không cố định nên rất khó khăn
cho công tác quản lý.
Tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật không đạt chất lượng trong sản xuất, buôn bán còn ở
mức cao (10%).
Chủ cửa hàng thuốc BVTV có trình độ từ trung cấp trở lên chiểm tỷ lệ còn thấp
(28,%), chủ yếu là qua lớp huấn luyện kỹ thuật của các Chi cục bảo vệ thực vật (72%),
nên việc hướng dẫn sử dụng của người bán thuốc cho người sử dụng thuốc BVTV còn
hạn chế.
Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh gần đây mới được
thực hiện nên chưa phát huy được vai trò của cơ quan quản lý trong kiểm tra các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Nhiều nơi, chính quyền địa phương (cấp huyện, xã, phường) còn chưa thực sự vào
cuộc, chưa làm hết vai trò, trách nhiệm quản lý thuốc BVTV trên địa bàn của mình (mặc

dù đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy), vẫn xem việc quản lý buôn
bán, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương hoàn toàn thuộc trách nhiệm của cơ quan chức
năng chuyên ngành.
c/ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trình độ hiểu biết của nông dân về thuốc, sử dụng thuốc BVTV còn thấp nên
việc lạm dụng sử dụng thuốc BVTV còn ở mức cao: sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật
70,8%; tự hỗn hợp hai hay nhiều loại thuốc BVTV với nhau 87,9%.
Quy mô kinh tế hộ còn quá nhỏ, ruộng manh mún nên số hộ sử dụng thuốc BVTV
nhiều, rất khác nhau về trình độ, nhận thức… khiến cho công việc hướng dẫn sử dụng và
quản lý sử dụng gặp rất nhiều khó khăn. Dịch vụ bảo vệ thực vật ở cơ sở chưa phát triển,
tại một số địa phương có dịch vụ nhưng hoàn toàn tự phát, chưa được tổ chức và quản lý
bài bản.
Ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc đối với bản thân và cộng đồng còn
kém: sử dụng thuốc BVTV còn tùy tiện, chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà
không quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Sử dụng thuốc chưa có
trong danh mục hoặc sai sai mục đích sử dụng vẫn còn khá phổ biến.
Người sử dụng thuốc chưa thấy được trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản
phẩm do mình làm ra. Các vấn đề liên quan đến việc thu gom và tiêu hủy bao bì thuốc
BVTV sau khi sử dụng, bảo vệ nguồn nước, đất bị khi sử dụng thuốc BVTV vẫn chưa
20
được quan tâm đầy đủ: tỷ lệ bao bì vứt bỏ bừa bãi sau sử dụng cao ( 37,88%); đổ thuốc
thừa sau sử dụng không đúng nơi quy định 5,52%.
Vai trò chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và của chính quyền xã trong việc hướng dẫn
nông dân sử dụng còn hạn chế: tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc căn cứ theo hướng dẫn của
cán bộ kỹ thuật và thông báo của chính quyền địa phương khoảng 30%, chủ yếu là theo
khuyến cáo và hướng dẫn của người bán thuốc,
Mặc dù công tác tuyên truyền, tập huấn đã được quan tâm đầu tư, tuy vậy số lượng
người được tham gia tập huấn còn hạn chế, nhận thức của người sản xuất, kinh doanh,
buôn bán và sử dụng thuốc BVTV về các quy định của nhà nước còn yếu và chưa tự
giác thực hiện.

d/ Hoạt động mạng lưới bảo vệ thực vật và thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực
vật
Hệ thống cán bộ màng lưới BVTV cấp xã vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về
chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được chức năng tham mưu cho chính quyền cấp xã
trong công tác quản lý buôn bán và sử dụng thuốc BVTV. Tỷ lệ xã có cán bộ chuyên
làm công tác BVTV mới chỉ đạt 38%.
Luật Thanh tra có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, tuy nhiên đến nay chưa có văn bản
hướng dẫn thực hiện nên gây rất nhiều khó khăn cho tổ chức hoạt động và xử lý vi phạm
trong lĩnh vực thuốc BVTV. Chế tài xử phạt khi phát hiện vi phạm trong sản xuất, kinh
doanh, sủ dụng thuốc BVTV còn bất cập.
Kinh phí thực hiện thanh tra, kiểm tra về quản lý sử dụng thuốc BVTV ở địa
phương còn hạn chế.
e) Vai trò của chính quyền cơ sở
Nhiều nơi, chính quyền cơ sở còn chưa thực sự vảo cuộc, chưa làm hết vai trò,
trách nhiệm trên địa bàn quản lý, vẫn xem việc quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV
tại địa phương hoàn toàn thuộc trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành: chỉ có 48%
chính quyền xã tham gia quản lý buôn bán và 40% quản lý sử dụng.
2.3. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT
Để thực hiện tốt công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay, cần thực
hiện các biện pháp đồng bộ như sau:
21
2.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý
- Xây dựng Luật Bảo vệ & Kiểm dịch thực vật.
- Ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm
dịch thực vật (2013).
- Thực hiện Thông tư số 03 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: đăng ký,
nhập khẩu, sản suất, kinh doanh, sử dụng, tiêu hủy thuốc bao vệ thực vật. Thực hiện
Thông tư số 14 việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật.

- Xây dựng và ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
hiệu quả, an toàn và hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất ở Việt Nam trên cơ sở loại bỏ
khỏi danh mục những thuốc độc hại, sử dụng thuốc BVTV sinh học. Ban hành Qui chuẩn
kỹ thuật, các tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật
2.3.2. Tăng cường hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương
- Hướng dẫn và thực thi cơ chế chính sách tạo động lực tổ chức lại công tác BVTV
ở cơ sở, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và thực hành nông nghiệp tốt…
- Hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống BVTV tỉnh/thành phố làm tốt công tác thông tin
tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn quản
lý.
- Chủ động phối hợp và hướng dẫn chính quyền địa phương cấp xã, cấp phường
trong việc quản lý buôn bán, sử dụng, thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử
dụng.
2.3.3. Tăng cường quản lý sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật. Tăng cường kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật.
Tăng cường hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra chất lượng thuốc
bảo vệ thực vật trong nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng trên cơ sở xã hội hóa công
tác này (thực hiện Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/04/2011 của Bộ Nông
22
nghiệp & PTNT quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và khuyến khích công bố
hợp chuẩn đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất,
buôn bán thuốc BVTV trong việc hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ
thực vật.

Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng địa phương tổ chức
các đợt thanh tra, kiểm tra sản xuất, buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn.
2.3.4. Tăng cường quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và trách nhiệm của người sử
dụng trước pháp luật về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức tập huấn cho nông dân
kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi
phun rải thuốc BVTV, thực hiện quy trình sản xuất an toàn.
Cần có chính sách khuyến khích phát triển mô hình tổ chức sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật theo hướng dịch vụ tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nếu
dịch vụ này hoạt động tốt sẽ giảm thiểu số người tiếp xúc với thuốc BVTV và giảm đáng
kể lượng thuốc hàng năm đưa ra đồng ruộng.
Tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã trong việc quản lý việc buôn bán, sử
dụng thuốc BVTV tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên ngành BVTV tổ chức
tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn cho nông dân, cán bộ
chính quyền địa phương các quy định về quản lý thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV an
toàn, hiệu quả bảo đảm VSATTP. Thực hiện thu gom và xử lý bao bì sau sử dụng tại các
địa phương trong cả nước.
Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân, phối hợp
với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nông dân sản xuất theo
quy trình an toàn, IPM, GAP,… và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, trong
đó chú trọng biện pháp xử lý thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng (đặc biệt là phương tiện thông tin cấp xã, phường, thị trấn) các trường hợp vi
phạm về sử dụng thuốc BVTV.
23
2.3.5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về quản lý thuốc
BVTV
Để sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả thì ý thức trách nhiệm của người sản
xuất và cộng đồng rất quan trọng và đóng vai trò quyết định. Người buôn bán, sử dụng
thuốc phải có hiểu biết về pháp luật để thấy rõ trách nhiệm của mình và thực hiện tốt.

Đồng thời, cần phát huy tốt vai trò giám sát cộng đồng để nhắc nhở và kịp thời phát hiện
sớm, ngăn chặn các vi phạm. Các cán bộ ở cơ sở cũng cần có hiểu biết pháp luật để thấy
rõ vai trò, trách nhiệm của mình và có các biện pháp phòng ngừa, cũng như xử lý đúng
các vi phạm xảy ra trên địa bàn được giao quản lý.
2.3.6. Về kỹ thuật và khuyến nông
Để giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc BVTV cần hướng dẫn người sản xuất các
biện pháp kỹ thuật hạn chế dùng thuốc hóa học, tăng cường áp dụng các biện pháp sinh
học và các biện pháp thân thiện đối với môi trường. Kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm
qua cho thấy các mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT để giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV
như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM đã được đông đảo nông dân hưởng ứng và áp
dụng thành công trên diện rộng góp phần đáng kể tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở nhiều địa phương trong cả nước. Kết quả
này cần được phát huy, nhân rộng.
Tóm lại, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV ở nước ta
hiện nay là một yêu cầu bức xúc, là một nhân tố quan trọng có tính quyết định để góp
phần sản xuất nông sản an toàn, bảo vệ uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường
trong nước và Thế giới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe cộng
đồng và môi trường sinh thái. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển một nền nông
nghiệp bền vững.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN TRONG DỰ THẢO LUẬT
3.1. Về các quy định thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Có ý kiến cho rằng, trong dự thảo Luật BV&KDTV quy định thẩm quyền của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho
phép tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tại Khoản 3
Điều 35 trong dự thảo Luật là chưa thống nhất với Điều 31 của Luật Thương mại.
Về vấn này, chúng tôi cho rằng, kiểm dịch thực vật là hoạt động mang tính chuyên
môn kỹ thuật; đòi hỏi phải phát hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác sinh vật gây
24
hại; ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng của sinh vật gây hại. Do vậy, các quyết
định tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho phép tiếp tục xuất khẩu, nhập

khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải kịp thời để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ
các vật thể thuộc diện kiểm dịch nhập khẩu, xuất khẩu và thuận lợi hóa thương mại.
Thực tế, hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều có quy định này. Do vậy,
quy định giao cho Bộ trưởng Bộ NN-PTNT thẩm quyền này là phù hợp với thực tiễn và
Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC).
- Về ý kiến cho rằng, quy định Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT “… quy định cụ
thể về điều kiện của cơ sở buôn bán thuốc BVTV” tại Khoản 4 Điều 63 chưa thống nhất
với Khoản 4 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp.
Về vấn đề này, thực tiễn thực thi Pháp lệnh BV&KDTV hơn 10 năm qua cho thấy,
mặc dù trong Pháp lệnh BV&KDTV quy định giao Chính phủ quy định các điều kiện
kinh doanh thuốc BVTV nhưng trong Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Chính
phủ vẫn quy định giao Bộ NN&PTNT quy định cụ thể
1
. Hiện tại, các quy định về vấn
đề này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và thực thi ổn định. Do vậy, xin được giữ như dự
thảo để khi Luật có hiệu lực thi hành thực thi được ngay, không cần đợi văn bản hướng
dẫn của Chính phủ.
3.2. Về quy định về hệ thống cơ quan BV&KDTV
Về quy định bố trí cán bộ phụ trách về BVTV ở cấp xã vì e rằng sẽ làm tăng biên
chế hành chính ở cấp xã.
Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta đang phát triển nền nông nghiệp theo hướng
hiện đại, sản xuất hàng hóa thì vấn đề kiểm soát dịch bệnh thực vật, bảo đảm an toàn
thực phẩm trở nên hết sức quan trọng. Hệ thống cơ quan BV&KDTV đã được quy định
trong Pháp lệnh BV&KDTV từ năm 1993, sửa đổi năm 2001 và giao cho Chính phủ quy
định cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống này mới được tổ chức ổn định ở hai cấp
(cấp tỉnh là các chi cục BVTV, cấp huyện là các trạm BVTV, trạm KDTV) còn ở cấp xã
thì tùy đặc điểm cụ thể của tỉnh để bố trí
2
. Nhưng theo quy định của Nghị định số
1

Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002, Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày
25/02/2013) như: về khoảng cách an toàn của địa điểm bán thuốc với nguồn nước, với khu vực kinh
doanh thực phẩm, trường học, bệnh viện; về kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể các trang thiết bị
phải có (kệ, giá kê hàng, bảo hộ lao động), …
2
Được quy định tại Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ
NN&PTNT - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
25

×