Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.48 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN LƢƠNG ĐẶNG






MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN VỀ VỐN VAY CHO
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THU







Thái Nguyên - Năm 2012
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sựhƣớng dẫn
khoa học của TS. Hoàng Thị Thu, Trƣởng khoa Ngân hàng – Tài chính
Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.Số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa sử dụng để
bảo vệ một công trình khoa học nào.Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận
văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn
đều đã đƣợc cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Thái Nguyên, ngày 28tháng 7năm 2012

Tác giả




Nguyễn Lƣơng Đặng

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu
khoa học này tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và
tập thể. Nhân dịp đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học KT & QTKD Thái
Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Các cán bộ Cục thống kê, Sở kế hoạch Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên và các
doanh nghiệp nơi tôi liên hệ lấy số liệu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mình
tới cô giáo TS. Hoàng Thị Thu, Trƣởng khoa Ngân hàng – Tài chính Trƣờng
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã trực tiếp hƣớng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng hộ,
động viên tôi hoàn thành khoá học này.

Thái Nguyên, ngày 28tháng 7năm 2012
Học viên




Nguyễn Lƣơng Đặng
iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Đóng góp của đề tài 3
5. Bố cục luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DNNVV VÀ VỐN
VAY CHO CÁC DNNVV 5
1.1. Lý luận chung về DNNVV và vốn vay của DNNVV 5
1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
1.1.2. Vốn vay và vai trò của vốn vay với các DNNVV 23
1.1.3. Kinh nghiệm huy động vốn của DNNVV ở một số nước châu Á và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 30
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 37
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ VỐN VAY CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI TỈNH THÁI
NGUYÊN 42
2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên 42
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 42
iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 45
2.2. Đặc điểm các DNNVV hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 47
2.2.1. Số lượng DNNVV 47
2.2.2. Số lượng DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp 49
2.3. Thực trạng các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực NNNT tỉnh Thái
Nguyên 51
2.3.1. Số lượng DNNVV hoạt động trong NNNT 51
2.3.2. Quy mô vốn kinh doanh của các DNNVV trong NNNT 55
2.3.3. Hiệu quả hoạt động của các DNNVV trong NNNT năm 2011 57
2.3.4. Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các
DNNVV trong NNNT tại Thái Nguyên 60
2.3.5. Nhu cầu về vốn của các DNNVV 63
2.4. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những khó khăn về vốn của các
DNNVV trong NNNT 64
2.4.1. Kết quả đạt được 64
2.4.2. Những khó khăn về vốn của các DNNVV trong NNNT 64
2.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn về vốn và tiếp cận vốn của
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp nông thôn 73
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN VỀ VỐN VAY
CHO DNNVV TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 79
3.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển DNNVV nói chung, DNNVV trong
NNNT nói riêng của Nhà nƣớc giai đoạn 2010 – 2015 79
3.1.1. Quan điểm 79
3.1.2. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015 79

3.1.3. Các giải pháp phát triển DNNVV nói chung, DNNVV trong NNNT
nói riêng giai đoạn 2011 – 2015. 81
3.2. Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNNVV trong NNNT
tỉnh Thái Nguyên 86
3.2.1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 86
3.2.2. Các giải pháp từ phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng 87
3.3.3. Các giải pháp từ phía tỉnh Thái Nguyên 89
3.3.4. Các giải pháp từ phía Nhà nước 89
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
CSH Chủ sở hữu
CTTC Cho thuê tài chính
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NN Nông nghiệp
NNNT Nông nghiệp nông thôn
ROA Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản bình quân
ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
SMEs Small and medium enterprises (Doanh nghiệp nhỏ và vừa)
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa một số nƣớc 8
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 11
Bảng 2.1: Biến động DNNVV từ năm 2009 đến năm 2011 48
Bảng 2.2: Phân loại DNNVV theo loại hình DN năm 2011 50
Bảng 2.3: Số lƣợng DNNVV trong NNNT năm 2011 52
Bảng 2.4. Số lƣợng DNNVV phân theo quy mô doanh nghiệp 54
Bảng 2.5. Quy mô nguồn vốn của các DNNVV trong NNNT 56
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu chủ yếu của các DNNVV trong NNNT năm 2011 59
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn kinh doanh của các DNNVV trong NNNT theo loại
hình DN 61
Bảng 2.8: Nhu cầu vay vốn của các DNNVV trong NNNT 63
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn CSH của các DNNVV trong
NNNT từ năm 2007 đến năm 2011 66


vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Biến động DNNVV từ năm 2009 đến năm 2011 49
Biểu đồ 2.2: Số lƣợng DNNVV theo địa bàn hoạt động 51
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu DNNVV trong NNNT phân theo loại hình DN 53
Biểu đồ 2.4: Số lƣợng DNNVV trong NNNT theo địa bàn hoạt động 53
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu DNNVV trong NNNT theo quy mô DN 55

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong nông nghiệp nông thôn
(NNNT) là các DNNVV đóng ở nông thôn hoặc có trụ sở ở đô thị nhƣng làm
dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông lâm nghiệp, bao gồm các các DN
sản xuất nông nghiệp, DN chế biến hàng nông sản, DN cung cấp đầu vào, đầu
ra cho sản xuất NN nhƣ: cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, thu mua, tiêu thụ
nông lâm sản…
Tại Thái Nguyên, DNNVV chiếm đa số các doanh nghiệp đã đăng ký
kinh doanh và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Thái
Nguyên. Tuy nhiên số DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn tại tỉnh Thái Nguyên lại rất ít, số lƣợng doanh nghiệp mới đăng ký ở khu
vực này còn thấp và mới chỉ tập trung ở một số ngành nhƣ chế biến, vận tải,
thuỷ sản; Các DNNVV trong nông nghiệp, nông thôn quy mô và năng lực sản
xuất nhìn chung còn nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh còn thấp mà nguyên nhân
chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu thị trƣờng tiêu thụ,
thiếu nguyên liệu, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý
còn hạn chế… Trong đó, khó khăn cơ bản của khối doanh nghiệp này đƣợc
chỉ ra vẫn là các vấn đề về vốn, đất đai và mặt bằng sản xuất.
Trƣớc những bức xúc, khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên, cần
thiết phải thực hiện nghiên cứu: “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn
vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên” nhằm đề xuất một số chính sách
khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp
2

nhỏ và vừa trong nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc tạo đà cho DNNVV

trong nông nghiệp, nông thôn phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNVV, vốn vay và vai trò của
vốn đối với DNNVV.
Đề xuất đƣợc các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho cácDoanh
nghiệp nhỏ và vừahoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNVV, vốn và vai trò của
vốn đối với DNNVV trong nền kinh tế.
- Phấn tích, đánh giá thực trạng về DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên và
thực trạng nguồn vốn và sử dụng vốn của DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đá nh giá đƣợc nhƣ̃ ng khó khăn hiệ n nay củ a các Doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở nông nghiệp nông thôn đố i vớ i việctiếp cậ n vố n vay.
- Đề xuấtđƣợccác giải pháp chủ yếu giúp cho các Doanh nghiệp nhỏ và
vừa thá o gỡ đƣợc nhƣ̃ ng khó khăn hiệ n nay nhằ m tiếp cậ n vố n vay tốt hơn và
khắcphụcđƣợc nhƣ̃ ng khó khăn mà họ đang gặp phải.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn vay cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn.
3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: 2009 - 2011
- Về nội dung: Đề tà i giớ i hạ n chính trong 3 nhóm nội dung là :
(1) Nhƣ̃ ng vấ n đề liên quan đến vố n vay và khả năng tiếp cậ n vố n vay
của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp nông thôn.

(2) Các giải pháp mà các doanh nghiệp đã , đang áp dụng nhằm khắcphục
khó khăn về vốn vay.
(3) Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thá o gỡ khó khăn về vố n , củng cố
SXKD trong thờ i gian tớ i.
4. Đóng góp của đề tài
- Giúp các nhà hoạch định chính sách, Chính quyền địa phƣơng các cấp
và các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng sẽ có tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác điều hành cũng nhƣ tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận vốn cho
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp nông thôn.
- Tháo gỡ khó đƣợc khó khăn trong việc tiếp cận vốn cho Doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong nông nghiệp nông thôn sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát
triển, từ đó góp phần tăng thu ngân sách, tạo thêm công ăn việc làm cho lao
động trong nông nghiệp nông thôn. Mặt khác còn giúp các tổ chức tín dụng có
những chính sách phù hợp nhằm tăng cƣờng khả năng cho Doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong nông nghiệp nông thôn vay thêm vốn.
4

5. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNVV và vốn vay cho các
DNNVV
Chương 2: Thực trạngvốn vay và khả năng tiếp cận vốn vay của doanh
nghiệp nhỏ và vừahoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của tỉnh
Thái Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho Doanh
nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của tỉnh
Thái Nguyên
Kết luận
5


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DNNVV
VÀVỐN VAY CHO CÁC DNNVV
1.1. Lý luận chung về DNNVV và vốn vay của DNNVV
1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Khái niệm DNNVV ở các quốc gia trên thế giới
Trên thế giới, định nghĩa DNNVV hay SMEs (Small and Medium
Enterprises) đƣợc hiểu và quy định khác nhau tuỳ theo từng nơi nhƣng nói
chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dƣới một mức
giới hạn nào đó. Từ viết tắt SMEs đƣợc dùng phổ biến ở Cộng đồng các nƣớc
Châu Âu và các tổ chức quốc tế nhƣ World Bank, United Nation, WTO.
SMEs đƣợc sử dụng nhiều nhất là ở Mỹ.
Các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về
SMEs của riêng họ, ví dụ nhƣ ở Đức, SMEs đƣợc định nghĩa là những doanh
nghiệp có số lao động dƣới 500 ngƣời, trong khi đó ở Belgium là 100 ngƣời.
Nhƣng cho đến nay các nƣớc Liên minh châu Âu đã bắt đầu có khái niệm về
SMEs chuẩn hoá hơn. Những doanh nghiệp có dƣới 50 lao động thì đƣợc gọi
là doanh nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp có dƣới 250 lao động đƣợc gọi là
doanh nghiệp vừa. Trong một số khu vực kinh tế, SMEs giữ vai trò chủ đạo
trong công cuộc cải tạo và là động lực phát triển của nền kinh tế. Trên toàn
cầu SMEs chiếm 99% số doanh nghiệp và 40% đến 50% trong tổng GDP.
Ở Mỹ, cách định nghĩa về SME có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại của
SME. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có những cách định nghĩa riêng và
các định nghĩa này khác nhau ở các quốc gia. Liên minh châu Âu thì sử dụng
6

định nghĩa về SME chuẩn nhƣ trên. Sự khác nhau về định nghĩa SME ở các
quốc gia này làm cho các nghiên cứu về SME trở nên khó khăn hơn.
Ở New Zealand, SMEs có một sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế cả

về số lƣợng các doanh nghiệp và tỉ lệ % lực lƣợng lao động. Tầm quan trọng
của SME ở New Zealand ngày càng gia tăng với các cơ hội toàn cầu hoá và
sự phát triển khoa học kỹ thuật.
Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và
tiêu chí định lƣợng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trƣng cơ bản
của doanh nghiệp nhƣ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ
phức tạp của quản lý thấp Các tiêu chí này có ƣu thế là phản ánh đúng bản
chất của vấn đề nhƣng thƣờng khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thƣờng
đƣợc dùng làm cơ sở để tham khảo trong kiểm chứng mà ít đƣợc sử dụng để
phân loại trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lƣợng có thể dựa vào các tiêu chí
nhƣ số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:
Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động
thƣờng xuyên, laođộng thực tế;
Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn)cố
định, giá trị tài sản còn lại;
Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm(hiện
nay có xu hƣớng sử dụng chỉ số này).
Trong các nƣớc APEC tiêu chí đƣợc sử dụng phổ biến nhất là số lao
động. Còn một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nƣớc.
Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thƣờng chỉ mang
tính tƣơng đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ:
7

Trình độ phát triển kinh tế của một nƣớc: trình độ phát triển càng cao thì
trị số các tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ ở Đức tiêu chí xác định doanh nghiệp
nhỏ và vừa là từ 500 lao động trở xuống, trong khi đó ở Việt Nam thì tiêu chí
này tính từ 300 lao động trở xuống. Một doanh nghiệp có 400 lao động ở Việt
Nam không đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣng lại đƣợc tính ở Đức.
Ở một số nƣớc có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động,
vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn so với các nƣớc phát

triển.
Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng
nhiều lao động nhƣ dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhƣng nhiều vốn
nhƣ hoá chất, điện Do đó cần tính đến tính chất này đểcó sự so sánh đối
chứng trong phân loại các SME giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở
nhiều nƣớc, ngƣời ta thƣờng phân chia thànhhai đến ba nhóm ngành vớicác
tiêu chí phân loại khác nhau. Ngoài ra có thể dùng khái niệm hệ sốngành (Ib)
để so sánh đối chứng giữa các ngành khác nhau.
Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lƣợng và quy mô
doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) để đảm
bảo tính tƣơng thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng
khác nhau.
8


Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa một số nƣớc
Lĩnh vực

Các nước
Công nghiệp
Thƣơng mại-Dịch vụ
DN vừa
DN nhỏ
DN vừa
DN nhỏ
Mỹ
Dƣới 3,5 triệu
USD
Dƣới 500 lao
động


Dƣới 3,5 triệu
USD
Dƣới 500 lao
động

Nhật Bản
Dƣới 100 triệu
Yên
Dƣới 300 lao
động

Dƣới 20 lao động
10 - 30 triệu Yên
Dƣới 100 lao
động

Dƣới 5 lao động
CHLB Đức
1 đến < 100 triệu
DM
10 < 500 lao
động
Dƣới 1 triệu DM
Dƣới 9 lao động
1-100 triệu DM
10 < 500 lao
động
Dƣới 1 triệu DM
Dƣới 9 lao động

Philippin
15 - 60 triệu Peso
Không quy định
lao động
< 15 triệu Peso
Không quy định
lao động
15 - 60 triệu Peso
Không quy định
lao động
< 15 triệu Peso
Không quy định
lao động
Đài Loan
1,6 triệu USD
4 -10 lao động

1,6 triệu USD
4 - 10 lao động

(Nguồn: Internet)
Tính lịch sử:mộtdoanh nghiệp trƣớc đây đƣợc coi là lớn, nhƣng với quy
mô nhƣ vậy, hiện tại hoặc tƣơng lai có thể đƣợc coi là vừa hoặc nhỏ. Nhƣ vậy
trong việc xác định quy mô doanh nghiệp cần tính thêm hệ số tăng trƣởng quy
mô doanh nghiệp trung bình (Id) trong từng giai đoạn. Hệ số này chỉ đƣợc sử
dụng khi xác định quy mô doanh nghiệp cho các thời kì khác nhau.
Nhƣ vậy có thể xác định đƣợc quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ
thuộcmột ngành hoặc một địa bàn cụ thể theo công thức sau:
9


F(Sba) = Ib.Ia.Sa/ Id
Trong đó:
F(Sba): quy mô một doanh nghiệp thuộc một ngành và trên một lãnh
thổcụ thể.
Ib,Ia,Id: tƣơng ứng là hệ số vùng, ngành, hệ số tăng trƣởng quy mô
doanhnghiệp;
Sa: quy mô vừa và nhỏ chung trong một nƣớc.
- Khái niệm DNNVV ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều văn bản xác định DNNVV:
Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã ban hành công văn số 681/CP-KTN quy
định tiêu chí tạm thời xác định DNNVV. Theo quy định này, DNNVV là các
DN có vốn điều lệ dƣới 5 tỉ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dƣới
200 ngƣời.
Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về
trợ giúp phát triển DNNVV, theo Quy định tại Nghị định này, “DNNVV là cơ
sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện
hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hàng
năm không quá 300 ngƣời. Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội cụ thể của
ngành, địa phƣơng, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chƣơng trình trợ
giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả 2 tiêu chí vốn và lao động hoặc 1
trong 2 tiêu chí trên”.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
56/2009/NĐ-CPVề trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Nghị
định này DNNVV đƣợc hiểu làcơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo
quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô
10

tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định
trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Tại Nghị định này khái niệm

DNNVV đƣợc phân loại rõ thành ba cấp và chia thành 3 khu vực kinh tế khác
nhau: (1) Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (2) Công nghiệp và xây dựng, (3)
Thƣơng mại và dịch vụ. Ứng với mỗi cấp thì tiêu chí về vốn và lao động khác
nhau. Đây là văn bản mới nhất quy định tiêu chí xác định DNNVV ở nƣớc ta
và thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về
trợ giúp phát triển DNNVV.
Các tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam hiện nay đƣợc quy định cụ
thể nhƣ bảng 1.2 sau đây.
Theo đó DNNVV gồm 3 nhóm: siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Doanh nghiệp siêu
nhỏ thì không lấy nguồn vốn làm yếu tố để xác định mà chỉ lấy yếu tố số lao
động trong doanh nghiệp với số lƣợng lao động từ 10 trở xuống ở tất cả các
khu vực ngành nghề là yếu tố để xác định. Nhƣ vậy với bất cứ doanh nghiệp
nào đăng ký hoạt động kinh doanh mà có số lao động từ 10 ngƣời trở xuống
đều thuộc loại siêu nhỏ.
11


Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
Quy mô

Khu vực
Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động

Tổng nguồn
vốn
Số lao động
I. Nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản
10 ngƣời trở
xuống
20 tỉ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
từ trên 20 tỉ
đồng đến 100
tỉ đồng
từ trên 200
ngƣời đến 300
ngƣời
II. Công nghiệp và
xây dựng
10 ngƣời trở
xuống
20 tỉ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
từ trên 20 tỉ
đồng đến 100
tỉ đồng

từ trên 200
ngƣời đến 300
ngƣời
III. Thƣơng mại
và dịch vụ
10 ngƣời trở
xuống
10 tỉ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
50 ngƣời
từ trên 10 tỉ
đồng đến 50 tỉ
đồng
từ trên 50
ngƣời đến 100
ngƣời
(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP)
DN nhỏ và DN vừa thì lấy hai yếu tố là số lao động và tổng nguồn vốn
để xác định. Trong đó với mỗi khu vực ngành nghề lại có mức xác định khác
nhau.
1.1.1.2. Đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam
- Đặc điểm chung của các DNNVV ở Việt Nam
+ Đặc điểm về vốn
Trong hoàn cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, để phục vụ mục tiêu kiềm
chế lạm phát, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang
lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Và khi gặp khó khăn trong việc vay
vốn từ ngân hàng thì việc chạy vạy vay mƣợn từ nhiều nguồn khác là tất yếu.
Chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt khiến cho lƣợng vốn cấp ra ít đi và lãi

suất cao lên. Năm 2007, tăng trƣởng tín dụng 56%, nay giảm xuống 30%, lãi
suất tăng từ 11% lên 20%. Nhƣ vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn là
12

chuyện đƣơng nhiên. Với điều kiện này, khả năng tiếp cận vốn của doanh
nghiệp đã khó nhƣng khả năng sử dụng vốn cũng rất khó do lãi suất quá cao.
Khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm
này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên
sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát đƣợc chi
phí, mất thị trƣờng và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các
công ty chịu ít ảnh hƣởng và vẫn trụ vững do trƣớc nay ít phải nhờ đến nguồn
vốn vay và đƣợc các nhà quản lý có kinh nghiệm dẫn dắt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt
động tại Việt Nam, song phần lớn trong số đó còn manh mún và đang gặp khó
khăn. Trong những năm gần đây số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên
khá nhiều nhƣng cũng mất đi khá lớn do sức ép của nền kinh tế và do cơ chế
thị trƣờng.
+ Đặc điểm về lao động
Hiện nay, việc đào tạo đội ngũ lao động nghề cho các doanh nghiệp còn
thiếu một cách trầm trọng. Hơn thế nữa chất lƣợng đội ngũ lao động nghề còn
chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu. Đa phần việc tuyển chọn sử dụng lao động
trong các doanh nghiệp hiện nay đều dựa trên những tiêu chí phổ thông hoặc
không cần tiêu chí. Đội ngũ công nhân làm việc nhiều năm cũng không đƣợc
nâng cao tay nghề vì chính sách của các doanh nghiệp không tập trung vào
những đối tƣợng này.
+ Về tình hình sản xuất kinh doanh
Do việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣơng đối dễ dàng cho
nên trong trong những năm gần đây đã ra đời rất nhiều các loại hình doanh
nghiệp này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ƣu thế về việc kinh
doanh không đòi hỏi quá nhiều vốn, lại thu hút đƣợc lƣợng lao động rất lớn.

13

Hơn nữa các doanh nghiệp này kinh doanh chủ yếu những mặt hàng thiết yếu
cho cuộc sống cho nên không đòi hỏi phải đầu tƣ công nghệ kỹ thuật máy
móc nhiều mà thay vào đó là sử dụng lƣợng lao động với giá rẻ càng làm cho
việc kinh doanh của các doanh nghiệp này tƣơng đối dễ dàng và thông
thoáng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi trong
kinh doanh nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mỗi khi có thể. Một
yếu tố nữa là do bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp này tƣơng đối gọn nhẹ
cho nên mỗi khi ra các quyết định kinh doanh thƣờng rất nhanh. Tuy nhiên
cũng do thiếu vốn cho nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thƣờng bị mất
đi các cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp nghĩ tới việc vay ngân hàng
nhƣng đợi cho tới khi ngân hàng cho vay vốn thì các cơ hội kinh doanh cũng
đã qua đi.
Trình độ lao động thấp, phƣơng tiện kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý
chất lƣợng sản phẩm kinh doanh thấp cũng là những yếu tố làm cho sản phẩm
của các doanh nghiệp này thƣờng bị coi là kém chất lƣợng và làm ảnh hƣởng
tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đặc điểm về công nghệ và thiết bị
Hiện nay, xét về quy mô vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số
lƣợng vốn còn rất khiêm tốn, các doanh nghiệp thƣờng đầu tƣ những thiết bị
máy móc cơ bản đủ để hoạt động sản xuất những sản phẩm thuần tuý. Chƣa
có sự khác biệt trong đầu tƣ về kỹ thuật công nghệ cũng nhƣ tạo ra những sản
phẩm có tính ứng dụng cao, có thể xây dựng đƣợc thƣơng hiệu mạnh. Mặt
khác việc liên doanh liên kết cũng đã đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp
dụng, việc liên kết sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở vật chất và kỹ thuật
để sản xuất tốt hơn nhƣng việc tạo ra những thƣơng hiệu cho riêng mình thì
thật sự là còn khó khăn.
14


+ Đặc điểm về thị trƣờng
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, yếu tố thị trƣờng còn
chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức. Kể từ khi ra nhập tổ chức thƣơng mại
thế giới WTO, thị trƣờng Việt Nam sẽ ngày càng cởi mở hơn trong quá trình
hội nhập, hàng hoá nƣớc ngoài sẽ nhiều hơn, doanh nghiệp nƣớc ngoài có
tiềm lực mạnh sẽ vào phân phối , các doanh nghiệp trong nƣớc phải đứng
trƣớc một thách thức hết sức to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt. Thế nhƣng
một mặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chƣa có quy mô đủ để tạo ra
những thƣơng hiệu quốc tế, mặt khác lại chƣa có sự chỉ đạo kết hợp trong
khối các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế xã hội dẫn đến sự cạnh tranh yếu.
+ Đặc điểm về trình độ tổ chức quản lý
Trong một môi trƣờng đầy cạnh tranh hiện nay, việc nâng cao trình độ
quản lý doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành vấn đề
quốc sách của các nƣớc. Nhiều nƣớc Á châu, điển hình là Singapore, từ năm
2001 đã đầu tƣ xây dựng và thực hiện chƣơng trình quy mô lớn, bắt buộc tất
cả các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
mặc dù hiện nay họ đang chiếm lĩnh nhiều mặt trên thị trƣờng thƣơng mại thế
giới. Việc nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng là một việc làm
thƣờng xuyên của phần đông các doanh nghiệp ở các nƣớc tiên tiến.
Ở nƣớc ta, Nhà nƣớc mới khuyến khích nhƣng chƣa chủ trƣơng quyết
liệt tài trợ cho doanh nghiệp nâng cấp trình độ chuyên môn. Vì thế các doanh
nghiệp phải tự lo nếu muốn chiến thắng trên thƣơng trƣờng, cần tham gia các
lớp học quốc tế mới mong đạt ngang tầm quốc tế. Trở ngại lớn nhất của nhiều
giám đốc doanh nghiệp của chúng ta khi học tại các trƣờng quản trị kinh tế
quốc tế là phải có vốn tiếng Anh lƣu loát mới theo kịp các học viên khác
trong lớp. Trở ngại thứ hai là học phí quá cao đối với khả năng tài chính của
15

doanh nghiệp. Và trở ngại thứ ba, rất có thể, là sự nhận thức của từng vị giám
đốc doanh nghiệp về tính cần thiết nâng cao liên tục trình độ của mình.

+ Mối quan hệ với doanh nghiệp lớn
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ kinh tế với các doanh
nghiệp lớn, nó vừa bổ sung, hỗ trợ, vừa nhận đƣợc sự trợ giúp từ các doanh
nghiệp lớn, điều đó thể hiện qua các mối quan hệ sau:
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa là nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu
vào, vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá cho các doanh nghiệp lớn.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập các mối quan hệ với các doanh
nghiệp lớn nhằm nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời lao động.
- Các doanh nghiệp lớn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vốn, công
nghệ và kỹ thuật.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở sản xuất, chi nhánh, đại lý cho
các doanh nghiệp lớn ở những nơi doanh nghiệp lớn không với tới đƣợc.
- Thông qua các doanh nghiệp lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu thụ
sản phẩm của mình ở những thị trƣờng rộng lớn hơn.
- Doanh nghiệp lớn cung cấp thông tin về kinh doanh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với
nền kinh tế tri thức.
- Đặc điểm của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn ở Việt Nam
DNNVV trong nông nghiệp nông thôn: Là các DNNVV đóng ở nông
thôn hoặc có trụ sở ở đô thị nhƣng làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất
nông lâm nghiệp, bao gồm các các DN sản xuất nông nghiệp, DN chế biến
16

hàng nông sản, DN cung cấp đầu vào, đầu ra cho sản xuất NN nhƣ: cung cấp
phân bón, thuốc trừ sâu thu mua, tiêu thụ nông lâm sản…
Quy mô huy động vốn của khối doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn
này đã đạt gần 30 tỉ USD, sử dụng gần 3 triệu lao động, tạo 49% việc làm phi
nông nghiệp ở nông thôn (tƣơng đƣơng 26% lao động cả nƣớc); đóng góp
49% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Tuy nhiên, tốc độ tăng

trƣởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ đạt khoảng 2%/năm trong khi tốc
độ tăng trƣởng của doanh nghiệp bình quân chung của cả nƣớc là 20 -
25%/năm. Bình quân khoảng 57.000 ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn
mới có 1 doanh nghiệp nông nghiệp, trong khi trên cả nƣớc cứ trên 700 ngƣời
đã có 1 doanh nghiệp.
Hạn chế lớn nhất ảnh hƣởng đến việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực nông nghiệp là thiếu các cơ hội đầu tƣ, kinh doanh, môi
trƣờng đầu tƣ, chính sách ƣu đãi hầu nhƣ không có hoặc rất khó triển khai, áp
dụng.
Nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cả nƣớc hiện có khoảng
1.100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhƣ vậy, số doanh
nghiệp nông, lâm nghiệp mới chỉ bằng xấp xỉ 1% tổng số doanh nghiệp đang
hoạt động. Còn xét về mức vốn, hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp nông,
lâm nghiệp của Việt Nam có vốn dƣới 10 tỉ đồng - quá nhỏ bé so với doanh
nghiệp các nƣớc trên thế giới và so với nhu cầu thực tế.
Thêm nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp lại
đang sử dụng những công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ
lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm chỉ đạt 5-7% (trong khi cả thế giới là 20%).
Hiện nay, nhà xƣởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa chế biến nông, lâm sản của Việt Nam còn sơ sài và tạm bợ,
17

số nhà xƣởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn
áp dụng các công nghệ cũ, tỉ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là
sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu nhƣ không có một doanh
nghiệp nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực
cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị
trƣờng, thông tin thấp. Thị trƣờng của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn
chủ yếu là thị trƣờng trong nƣớc (chiếm tới 94%) trong khi tỉ lệ xuất khẩu chỉ

chiếm 6%. Bên cạnh đó, những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động,
vốn tín dụng, thuế, thủ tục hành chính khiến khu vực nông nghiệp, nông
thôn chƣa bao giờ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Một thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp ở khu
vực nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Số liệu thống kê là trong 10 năm liên
tục, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp nói chung của cả nƣớc bình quân 25-
26%, nhƣng tốc độ tăng trƣởng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp lại rất thấp, khoảng 2%/năm, tức là thấp hơn 10 lần.
Lý giải điều này là do đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp rủi ro nhiều,
trong khi hiệu quả đem lại rất thấp, nên nhiều ngƣời còn e dè, chƣa tham gia.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh khác lại hấp dẫn và đem lại nhiều hiệu
quả kinh doanh hơn, nên số các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn càng ít.

×