Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu thực nghiệm khả năng giải độc kim loại nặng của chế phẩm Antitoxin có nguồn gốc thảo dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 58 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích
thích tăng trưởng, phân bón hoá học…trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng phổ biến. Đáng lo ngại hơn
là số lượng thuốc bảo vệ thực vật và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử
dụng cũng ngày càng tăng. Mặc dù đã có nhiều chương trình, dự án cho việc tập
huấn, truyền thông về cách sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật nhưng phần lớn
nông dân vẫn sử dụng không đúng kỹ thuật về liều lượng, hàm lượng, thời điểm
thu hái hoa màu …nên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng có trong
môi trường vẫn tồn dư trong thực phẩm thực vật gây nhiễm độc lâu dài qua thức
ăn rau củ quả cho người dùng là điều khó tránh khỏi.
Mặt khác môi trường đang ngày càng ô nhiễm, nhất là ô nhiễm kim loại
nặng từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người đã, đang và sẽ
thải vào môi trường đất, nước - nơi sản xuất và cung cấp các loại rau xanh, củ,
quả… những loại thực vật dùng làm thực phẩm cho con người. Vì những nguyên
nhân đó mà nhu cầu cần có một chế phẩm giải độc và giảm độc thuốc bảo vệ
thực vật, kim loại nặng cho thức ăn là rau, củ, quả…trước khi đưa vào chế biến
thức ăn hoặc trước bữa ăn là cần thiết và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trên cơ sở sưu tầm các cây thuốc có tác dụng giải độc và một số nguyên
liệu trong thiên nhiên như than hoạt tính, đất sét…được sử dụng trong dân gian
từ bao đời nay, chúng tôi bước đầu bào chế ra chế phẩm Antitoxin với hy vọng
nó có tác dụng làm trung hòa hoặc hấp thụ các chất độc như kim loại nặng, thuốc
bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong thức ăn được chế biến từ rau xanh được trồng
hoặc sản xuất trong vùng đất có nguy cơ ô nhiễm các chất độc nói trên.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài luận văn có tên “
Nghiên cứu thực nghiệm khả năng giải độc kim loại nặng của chế phẩm
Antitoxin có nguồn gốc thảo dược”.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
2. Mục tiêu của đề tài
Kiểm tra được khả năng làm giảm hàm lượng kim loại nặng của chế phẩm
AT nguồn gốc thảo dược ở mức độ phòng thí nghiệm và chứng minh được khả
năng không gây độc của chế phẩm trên động vật thí nghiệm
3. Nội dung của đề tài
Để đạt được mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nội dung chính
sau:
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khả năng làm giảm hàm lượng một
số kim loại nặng độc hại là Pb, Cd, As, Cu, Fe, Mn có trong dung dịch thử của chế
phẩm AT;
- Xác định hàm lượng một số thành phần chính của chế phẩm Antitoxin
như nitơ tổng số, lipits thô, khoáng tổng số, hemicellulose và một số kim loại
nặng liên quan… bằng các thiết bị phân tích hiện có tại Viện Khoa học Sự sống
– Đại học Thái Nguyên.
- Thử khả năng gây độc của chế phẩm AT trên động vật thí nghiệm.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong môi trƣờng và trong thực
phẩm
1.1.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi theo hướng tiêu cực toàn thể hay cục bộ
từng phần môi trường bằng những chất gây tác hại. Các yếu tố gây ô nhiễm chủ
yếu là do con người tạo ra một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sự biến đổi môi
trường như vậy có thể ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh vật, gây tác hại
cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng của môi trường tự nhiên
cũng như môi trường sống của con người. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường
đã trở thành nỗi lo của toàn nhân loại. Hoạt động kinh tế trên thế giới hàng năm
đã thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn CO
2
, 150 triệu tấn H
2
S, 120 triệu tấn
bụi và hàng chục triệu tấn ô nhiễm khác [9], [7]. Dân số trên thế giới từng giờ
từng ngày tiếp nhận vào cơ thể nhiều chất độc hại qua đường tiêu hóa, hô hấp,
trong số đó có các nguyên tố độc hại như As, Cd, Pb, Hg Người ta đã xác định
được rằng từ năm 1970 trở lại đây khối lượng các kim loại nặng có độc tính cao
như As, Cd được con người đào thải vào môi trường tăng lên gấp bội. Chúng
làm ô nhiễm khoảng 6 triệu ha đất màu mỡ bị biến thành hoang mạc, hàng vạn
loài động vật thực vật bị biến mất trên bề mặt trái đất, 14.000 người bị nhiễm
độc nông dược, 700.000 người bị mắc bệnh vì uống nước không đảm bảo vệ sinh
[2]. Nền sản xuất hiện đại không chỉ tạo ra những vật liệu mới mà còn tạo ra
những chất mới chưa có trong thiên nhiên và phần lớn là xa lạ với cơ thể sống.

Các cơ thể động vật và thực vật chưa được chuẩn bị để tồn tại trong một sinh
quyển bị biến đổi mạnh như vậy và điều đó tất yếu dẫn đến khủng hoảng sinh
thái.
Môi trường bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải công nghiệp, phân bón, thuốc
trừ sâu, khí đốt nhiên liệu, các chất độc hại xâm nhập vào cây cối, rau hoa mầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính dẫn đến tử vong. Còn
những trường hợp nhiễm độc dưới mức gây chết thì không thể kiểm soát được
[8]. Hầu hết các kim loại nặng như As, Cd, Pb, Hg đều tồn tại trong nước dạng
ion. Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ các hoạt
động công nghiệp. Các kim loại nặng khi đã có mặt trong môi trường chúng tồn
tại trong một thời gian rất dài. Chúng tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn
mà ở đó con người là mắt xích cuối cùng [10].
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã không còn là hiện tượng của
mỗi nước nào mà nó trở thành sự quan tâm của toàn thế giới. Theo số liệu của
các tổ chức môi trường thế giới, hàng năm các con sông của Châu Á chuyển tải
ra biển 50% chất cặn lắng (tương đương với 13,5 tỉ tấn) của các con sông trên
thế giới. Tình hình ô nhiễm môi trường xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát
triển. Hơn 90% các cống rãnh đô thị ở các nước này không được xử lý và thải
trực tiếp ra môi trường. Các khu công nghiệp, nhà máy đã thải vào trong nước
rất nhiều kim loại nặng, chất độc, hay các chất thải rắn. Theo số liệu của các cơ
quan chức năng, trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 1975, tập đoàn
Chisso của Nhật Bản đã thải một lượng lớn chất thải có chứa metyl thủy ngân
vào vịnh Minamata gây ra căn bệnh Minamata từng là nỗi kinh hoàng của bao
người dân Nhật Bản [25].
Cd là nguyên tố được quan tâm bởi nó là một trong những chất có khả năng
tích lũy trong chuỗi thức ăn của người và động vật. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh khả năng chuỗi thức ăn bị ô nhiễm đang là hiện trạng của nhiều nước trên

thế giới. Vấn đề này sẽ làm tăng tích lũy Cd ở một số cơ quan của cơ thể nhất là
ở gan và thận. Mức Cd lưu thông trong máu bằng 1/3 – 1/2 mức tích lũy trong
mô, cơ quan. Hàm lượng Cd trong các loại thực phẩm dao động từ 0,01 – 0,05
mg/kg thực phẩm, có nhiều ở gạo (0.017 – 0.061 mg/kg); lúa mỳ (0.54 mg/kg);
các loại rau quả ( 0,012 – 0,040 mg/kg) [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Ngày nay vấn đề ô nhiễm As đang trở thành sự quan tâm của cả thế giới.
Hội nghị quốc tế về As được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Sandiago (Mỹ)
có tới 5 nước tham gia. Trong hội nghị này các quốc gia đã báo cáo về thực trạng
nhiễm As, xem xét nguyên nhân và tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng
nhiễm As trong nước nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân [16], [17]. As từ đất, nước
xâm nhập vào cơ thể sinh vật là nguyên nhân khiến As được tìm thấy trong hầu
hết các loại lương thực, thực phẩm. Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều
vùng đất bị ô nhiễm As. Trung bình hàng năm ở Canada người dân phun thuốc
diệt côn trùng vào vườn cây ăn quả đã làm cho lượng As trong đất tăng lên. Các
nghiên cứu đều khẳng định rằng có tới 94% As trong đất tồn tại ở pha rắn còn lại
chỉ 6% tổng As tồn tại trong dung dịch đất, dễ dàng di chuyển ra khỏi đất. Khi
tồn tại ở dạng linh động As đặc biệt nguy hiểm cho sinh vật và con người [19].
1.1.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam
Nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và
đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình
ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP
trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công
nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì
đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với
bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và rác thải sinh hoạt cũng có thể gấp đôi
mức hiện nay. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố
gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng

tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và
đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với
tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công
nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải
rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng [27].
Ở nước ta hiện nay nhiều sông, suối, ao, hồ đã trở thành nơi tiếp nhận nước
thải đô thị và sinh hoạt, nước thải công nghiệp, đô thị và bệnh viện, các chất rò rỉ
từ các phương tiện giao thông, phân bón dùng trong nông nghiệp chưa qua xử lý
đã xả trực tiếp ra các ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng và theo
các con sông đổ vào vùng sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của
Unicef cho thấy 15% mẫu nước giếng khoan tại Hà Nội và các vùng phụ cận
hàm lượng As đều cao hơn 0.05 mg/l và 92 % mẫu nước giếng khoan vượt
TCCP của WHO [11].
Năm 2002, Lương Thị Hồng Vân tiến hành nghiên cứu sự tồn lưu của Pb
và As trong thực phẩm nguồn gốc thực vật được trồng trong vành đai khu công
nghiệp luyện kim mầu Thái Nguyên đã đưa ra một số kết luận: Hàm lượng Pb và
As trong một số rau quả được trồng ở xung quanh khu công nghiệp cao hơn
TCCP và cao hơn vùng đối chứng từ 4 – 6 lần [12].
Ở Việt Nam hiện nay tình hình ô nhiễm Cd chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng
[4]. Theo nghiên cứu của Đào Thị Hằng Nga và Vũ Thị Thư (2001) đã tiến hành
khảo sát dư lượng một vài KLN có trong một số rau quả được lưu thông trên các
chợ nội ngoại thành Hà Nội cho thấy : trong số 71 mẫu rau quả được phân tích tỉ
lệ các mẫu có hàm lượng Cd vượt quá giới hạn cho phép là 36,62 %.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện
thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp. Ở đây cũng tập trung nhiều nhà

máy xí nghiệp lớn như nhà máy Gang Thép Thái Nguyên, xí nghiệp luyện kim
mầu II, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Chính vì vậy mà lượng nước thải đổ ra
môi trường rất lớn. Nước thải của nhiều doanh nghiệp trong số đó được thải trực
tiếp ra sông Cầu trong khi đa số các mỏ khai thác ở lưu vực sông đều không có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
hệ thống xử lý nước thải. Các cơ sở luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy
móc tập trung ở Thái Nguyên với tổng lượng nước thải hơn 16.000 m
3
/ngày
cũng là một trong những “thủ phạm” khiến nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm.
Riêng KCN gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m
3
nước thải được
dẫn đổ ra sông Cầu. KCN lớn thứ hai của Thái Nguyên là KCN Sông Công với
các nhà máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực mặc dù đã hoạt động từ năm
2001 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết các
nhà máy trong KCN cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc chỉ có hệ thống
xử lý lắng cặn sơ bộ rồi thải thẳng ra Sông Công đem theo rất nhiều dầu mỡ, kim
loại nặng độc hại [28].
Như vậy các thông tin trên đều cho thấy sự ô nhiễm kim loại nặng trong
thực phẩm đều bắt nguồn từ môi trường bị ô nhiễm. Với tình trạng diện tích
môi trường bị ô nhiễm ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế xã hội và tiến
trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa…ở nước ta thì nguy cơ thức ăn
và nước uống bị ô nhiễm KLN ngày càng nhiều là điều khó tránh khỏi.
1.2. Một số đặc điểm của các kim loại nặng nghiên cứu trong đề tài
1.2.1. Asen (As)
As là một trong những nguyên tố rất phổ biến trong thiên nhiên, chiếm 1,1
– 4 % tổng số nguyên tử trong vỏ trái đất. As là nguyên tố thứ 33 trong bảng hệ

thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. As thuộc chu kỳ 4, phân nhóm phụ
nhóm V. Các đặc trưng cấu tạo và thông số vật lý ở Bảng 1.2 cho thấy khả năng
ứng dụng rộng rãi As như một chất bán dẫn, và sự tồn tại của As trong tự nhiên
[6]. As có vài dạng thù hình, dạng không kim loại và dạng kim loại. Dạng không
kim loại của As được tạo nên khi làm ngưng tụ hơi của chúng. Chúng là những
chất màu vàng gọi là As vàng. Dạng kim loại của As có màu trắng bạc, mịn, dễ
nghiền [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Bảng 1.1. Các đặc trưng cấu tạo và thông số vật lý của As
Đặc trƣng
Cấu tạo và thông số vật lý
Khối lượng nguyên tử
74.9216 g/mol
Trạng thái
Rắn
Tỉ trọng
5.727 g/cm
3

Điểm chảy
1090 K
Điểm sôi
8870 K
Nhiệt độ kết tinh
1673 K
Số đồng vị
8


As có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên chủ yếu của
As là núi lửa bay hơi nhiệt độ thấp, xói mòn do gió, lửa rừng và bụi tự nhiên.
Nguồn gốc As nhân tạo là các quá trình nấu chảy đồng, chì, kẽm, sản xuất thép,
đốt rừng, đồng cỏ, sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ, đốt chất thải và nhà máy thủy
tinh. Ước tính sản xuất 1 tấn đồng có khoảng 3,5 – 3,9 kg As giải phóng vào
không khí, thủy vực và đất [14].
As về tính chất hóa học rất giống với nguyên tố đứng trên nó là phốtpho.
Tương tự như phốtpho, nó tạo thành các ôxít kết tinh, không màu, không mùi
như As
2
O
3
và As
2
O
5
là những chất hút ẩm và dễ dàng hòa tan trong nước để tạo
thành các dung dịch có tính axít. Axít asenic (V), tương tự như axít phốtphoric,
là một axít yếu. Tương tự như phốtpho, asen tạo thành hiđrua dạng khí và không
ổn định, đó là arsin (AsH
3
). Sự tương tự lớn đến mức asen sẽ thay thế phần nào
cho phốtpho trong các phản ứng hóa sinh học và vì thế nó gây ra ngộ độc [13].
As gây độc cho người và vật nuôi, cây trồng nhưng liều độc rất khó xác
định vì thay đổi tùy từng đối tượng. Chẳng hạn ở người liều độc của As không
giống nhau, nhất là với những người dùng thuốc As. As vào trong cơ thể với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
hàm lượng 1,5- 50 g/kg trọng lượng cơ thể sẽ gây tử vong. Tiêu chuẩn cho phép

của Việt Nam số 5944.1995 thì hàm lượng As vào trong máu khoảng 1 – 6,4 µg/l
[18].
1.2.2. Chì (Pb)
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Pb là nguyên tố thuộc nhóm
IVA, là kim loại màu xám, có ánh xanh trên bề mặt cắt, dễ nóng chảy, rất mềm,
dẻo. Dễ dàng cắt Pb bằng dao thành các miếng dạng lá hoặc sợi. Pb có cấu trúc
lập phương tâm diện.
Pb tác dụng với oxi ngay ở nhiệt độ phòng, vì vậy nó thường được bao
bọc bởi lớp oxit màu xám trên bề mặt và ngăn cản oxi không khí tiếp tục oxi hóa
chì. Khi nhiệt độ tăng, quá trình oxi hóa xảy ra nhanh hơn. Khi đốt nóng, Pb tác
dụng với các halogen, lưu huỳnh, selen và telu tạo thành PbX
2
(X: các halogen),
PbS, PbSe, PbTe.
Trong dãy điện thế, Pb đứng ngay trước Hidro, vì vậy nó hầu như không
tan trong dung dịch HCl và H
2
SO
4
loãng. Pb khó tan trong các dung dịch HCl và
H
2
SO
4
có nồng độ trung bình do chì clorua và chì sunfat có độ tan bé. Do đó chì
được dùng để làm acquy. Tuy vậy, chì lại dễ dàng tan trong axit acetic khi có
mặt oxi hoặc không khí và trong dung dịch HNO
3
loãng [6].
Bảng 1.2. Các đặc trưng cấu tạo và thông số vật lý của Pb

Đặc trƣng
Cấu tạo và thông số vật lý
Khối lượng nguyên tử
207.2 g/mol
Trạng thái
Rắn
Tỉ khối
11.334 g/cm
3

Điểm chảy
327
0
C
Điểm sôi
1740
0
C
Độ âm điện
1.58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
1.2.3. Cadimi (Cd)
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Cd là nguyên tố thuộc nhóm
IIB, chu kỳ 5, số thứ tự nguyên tử là 48, ký hiệu hóa học là Cd. Cd là kim loại
màu trắng bạc nhưng ở trong không khí ẩm nó dần bị bao phủ bởi lớp màng oxit
nên mất ánh kim. Cd là kim loại mềm, dễ nóng chảy. Trong thiên nhiên Cd có 3
đồng vị bền trong đó
114

Cd chiếm 28% và
112
Cd chiếm 24,2%. Đặc biệt là đồng
vị
113
Cd có tiết diện bắt notron rất lớn nên Cd kim loại được dùng làm thanh điều
chỉnh notron trong lò phản ứng nguyên tử.
Bảng 1.3. Một số hằng số vật lý quan trọng của Cd
Đặc trƣng
Cấu tạo và thông số vật lý
STT nguyên tử
48
Bán kính nguyên tử (A
0
)
1.56
Thể điện cực chuẩn (V)
- 0.402
Khối lượng nguyên tử
112,411
Nhiệt độ nóng chảy (
0
C)
767
Cd là kim loại tương đối hoạt động ở nhiệt độ thường. Trong không khí
ẩm Cd bền nhờ có lớp màng oxit bảo vệ. Nhưng ở nhiệt độ cao chúng cháy mãnh
liệt tạo thành oxit. Cd cháy cho ngọn lửa mầu sẫm. Ở nhiệt độ thường Cd bền
với nước vì màng oxit bảo vệ. Trong dãy hoạt động hóa học, Cd đứng trước
hidro nên nó đẩy được hidro ra khỏi axit. Cd phản ứng được với các axit không
có tính oxi hóa như HCl, H

2
SO
4
loãng [6].
Sau khi xâm nhập vào cơ thể Cd được hấp thụ, sự hấp thụ Cd liên quan
đến giới tính, thời kỳ phát triển, tình trạng dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy
khẩu phần ăn ít protein và các chất khoáng cần thiết như kẽm, canxi, đồng, sắt
làm tăng hấp thụ Cd, ngược lại nếu nhiều protein và khoáng chất khẩu phần ăn
tốt thì làm giảm tiêu hóa, hấp thụ Cd. Sau khi hấp thụ Cd chủ yếu được tích lũy
ở gan, thận dưới dạng Cd – metallothionin và Cd – albumin [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Cd tồn tại trong cơ thể từ 10 - 30 năm nên gây bệnh âm thầm và kéo dài.
Hiện chưa có phương pháp giải độc hữu hiệu, do đó phòng ngừa nhiễm độc Cd
là chủ yếu, tránh việc tạo ra Cd làm ô nhiễm môi trường, khuyên mọi người
không nên ăn các thực phẩm nghi ngờ có Cd vượt ngưỡng cho phép nếu phải
tiếp xúc với Cd cần có biện pháp phòng ngừa tích cực.
1.2.4. Sắt (Fe).
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev, Fe nằm
trong nhóm VIIIB cùng với các nguyên tố Co, Ni, Ru, Rh, Ir, Os, Pd và Pt. Fe là
một kim loại màu trắng bóng, có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy 1528
0
C, không
quá cứng và tồn tại ở 5 dạng đa hình:
α – Fe
β – Fe
γ – Fe
δ – Fe
Fe(l)

Các dạng α và β đều có mạng lập phương tâm khối (I) nhưng khác nhau
về kích thước của tế bào đơn vị. Dạng γ thuộc mạng lập phương tâm diện (F).
Dạng δ cũng thuộc mạng lập phương tâm khối nhưng với kích thước khác cả 2
dạng α và β. α – Fe có tính sắt từ, trong khi các dạng còn lại chỉ có tính thuận từ.
Fe là kim loại sinh học quan trọng bậc nhất, chiếm 0,02% khối lượng của
thực vật và 0,01% khối lượng của động vật. Cơ thể người trung bình có 5g sắt,
tập trung chủ yếu trong hemoglobin của máu. Khi thiếu Fe cơ thể mắc bệnh thiếu
máu, sức khỏe suy giảm, da xanh. Fe cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của bào
thai. Nhu cầu về Fe của người khoảng 15mg/người/ngày. Vì cơ thể chỉ có thể
đồng hóa khoảng 10% lượng sắt có trong thực phẩm, cho nên tổng lượng Fe cần
có trong thực phẩm phải lớn hơn 150 mg. Các vitamin và thực phẩm có nguồn
gốc thực vật giúp cho việc đồng hóa Fe tốt hơn [6].
Bảng 1.4. Một số hằng số vật lý quan trọng của Fe
Đặc trƣng
Cấu tạo và thông số vật lý
Nhiệt độ nóng chảy
1536
o
C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Nhiệt độ sôi
2880
o
C

Nhiệt độ thăng hoa
418 kJ/mol
Tỉ khối

7.91

1.2.5. Mangan (Mn)
Mn là kim loại màu trắng xám, giống sắt. Nó là kim loại cứng và rất
giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị ôxi hóa dễ dàng. Mn kim loại chỉ có từ tính
sau khi đã qua xử lý đặc biệt. Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +2, +3,
+4, +6 và +7, mặc dù trạng thái ôxi hóa từ +1 đến +7 đã được ghi nhận. Mn
2+

thường tương tác với Mg
2+
trong các hệ thống sinh học, và các hợp chất có
mangan mang trạng thái ôxi hóa +7 là những tác nhân ôxi hóa mạnh.
Mangan chiếm khoảng 1000 ppm (0,1%) trong vỏ Trái Đất, đứng hàng
thứ 12 về mức độ phổ biến của các nguyên tố ở đây. Đất chứa 7–9000 ppm
Mn với hàm lượng trung bình 440 ppm. Nước biển chỉ chứa 10 ppm Mn và
trong khí quyển là 0,01 µg/m
3
. Mn có mặt chủ yếu trong pyrolusit (MnO
2
),
braunit, (Mn
2+
Mn
3+
6
)(SiO
12
), psilomelan (Ba,H
2

O)
2
Mn
5
O
10
, và ít hơn trong
rhodochrosit (MnCO
3
) [29].
Bảng 1.5. Một số hằng số vật lý quan trọng của Mn
Đặc trƣng
Cấu tạo và thông số vật lý
Số hiệu nguyên tử
25
Vẻ ngoài
Cứng
Nhiệt độ nóng chảy (K)
1519
Nhiệt độ sôi (K)
2235
Bán kính nguyên tử
137

Mn là một trong những nguyên tố được gọi là kim loại của sự sống.
Hàm lượng của Mn trong cơ thể các sinh vật không lớn (khoảng 10
-3
% trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
cơ thể thực vật và 10
-5
trong cơ thể động vật). Mn thuộc loại nguyên tố vi
lượng. Cũng như các nguyên tố vi lượng khác, Mn thường nằm ở trung tâm
hoạt động của một số enzyme kim loại kiểm soát hoạt động của những quá
trình quan trọng. Mn cần thiết cho sự phát triển bình thường của tế bào, đồng
hóa vitamin B
1
, sắt và đồng. Trong cơ thể có các enzyme chứa Mn như
arginaza, cholinesteraza kiểm soát các quá trình tương ứng như phân tách
các α – aminoaxit, đông máu và trao đổi cacbohidrat. Mn còn tham gia vào
quá trình tổng hợp các vitamin B và C, clorophin và hemoglobin [6].
1.2.6. Đồng (Cu)
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Cu là một nguyên tố
thuộc nhóm IB, là một kim loại màu đỏ, có cấu trúc tinh thể kiểu lập phương
tam diện, tương đố mềm, dễ kéo dài và dát mỏng. Cu có độ dẫn điện và dẫn
nhiệt rất cao. Thể hiện 3 mức oxi hóa chính là +1, +2 và +3, trong đó mức +2
là bền nhất và là một kim loại kém hoạt động.
Tuy hàm lượng của Cu trong cơ thể sinh vật nói chung và cơ thể người
nói riêng rất bé, khoảng 10
-4
%, nhưng vai trò của Cu đối với sự sống là vô
cùng quan trọng. Cu là một trong những kim loại thiết yếu của sự sống. Cho
đến nay người ta đã xác định được 25 protein và enzyme chứa Cu. Chúng có
mặt trong các dạng khác nhau của sự sống và đóng những vai trò rất khai
nhau. Giống như Fe, kẽm và các kim loại chuyển tiếp khác, Cu thường năm ở
trung tâm hoạt động của các phân tử sinh học, trong đó Cu có thể ở các mức
oxi hóa +1 hay +2.
Bảng 1.6. Một số hằng số vật lý quan trọng của Cu

Đặc trƣng
Cấu tạo và thông số vật lý
Số hiệu nguyên tử
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Vẻ ngoài
Cứng
Nhiệt độ nóng chảy (K)
1358
Nhiệt độ sôi (K)
2840
Bán kính nguyên tử
128

Cu cũng tạo thành một nhóm các protein có khả năng hấp thụ thuận
nghịch oxi giống như hemoglobin và mioglobin mà đại diện là hemoxianin.
Hemoxianin được tìm thấy ở một số loài nguyễn thể. Việc thiếu Cu ở cơ thể
sống có thể dẫn đến phá vỡ sự trao đổi Fe giữa huyết tương và hồng cầu, do
đó dẫn đến bệnh thiếu máu. Sự thiếu Cu cũng dẫn đến chứng bạc tóc. Cu có
vai trò trong sự tạo thành myelin, loại vật liệu làm nên vỏ của các dây thần
kinh [6].
1.3. Đặc điểm của một số loại thảo dƣợc chính và vật liệu có trong tự
nhiên dùng làm nguyên liệu bào chế ra AT
Chế phẩm AT được bào chế từ một số loại dược liệu sau:
1.3.1. Cây Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Cây Tỳ giải hay còn gọi là xuyên Tỳ giải, Tất giã, phấn Tỳ giải.
Tên khoa học: Dioscorea tokoro Makino.
Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Tỳ giải là một loại cây leo, sống lâu năm, có rể phình to thành củ, mặt
ngoài màu vàng nâu, trong có màu trắng vàng, chất cứng, vị đắng, thân nhỏ,
gầy. Lá mọc so le, hình trái tim, cuống lá dài, đầu nhọn, có 7-9 hoặc 11 gân
lớn. Lá kèm biến thành tua cuốn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu xamh nhạt,
mọc thành bông. Quả nhỏ, có dìa như cánh. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.
Cây mọc nhiều ở một số vùng núi nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Thành phần hoá học chính của tỳ giải là Saponin steroid, tinh bột. Theo
Nhật Bản dược học tập chí 1936, 56:802. Trong tỳ giải có hai chất saponozit
là dioxin và dioscorea sapotoxin.
Dioxin là hợp chất có tinh thể, độ chảy 288
0
C, tan trong nước, tan trong
cồn, cồn metylic, hơi tan trong axeton. Thủy phân dioxin sẽ cho diosgenin
C
27
H
42
O
3
và đường ramnoza.
Dioscorea sapotoxin có độ chảy 220
0
C. Thuỷ phân sẽ cho phân tử
diosgenin, một phân tử ramnoza và một phân tử glucoza. Diosgenin cũng có
tinh thể, độ chảy 204
o
C – 207

o
C, tan trong các dung môi hữu cơ thông thường
và trong axit axetic, có thể cho tủa như digitalin.
Ngoài ra Diosgenin kết hợp với phân tử glucoza thì sẽ cho trilin
C
33
H
52
O
8
, kết hợp với hai phân tử glucoza thì sẽ cho trilarin C
39
H
64
O
13
.

Hình 1.1. Cây tỳ giải
Theo tài liệu cổ, tỳ giải có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can và vị. Có
tác dụng khử phong thấp, phân thanh khử trọc. Dùng chữa bạch trọc, lưng, gối
tê đau, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức mình mẩy, lợi tiểu, đái buốt.
Trong dân gian. Tỳ giải được dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, uống vào có
tác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt, đau gân cốt, lưng gối đau mỏi, nước tiểu có
phản ứng axit. Hiện nay tỳ giải còn là nguyên liệu được nhiều nước dùng
chiết saponin sterolic, nguyên liệu trung gian chế hocmon và coctizon [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
1.3.2. Cây Xƣơng bồ (Acorus)

Còn gọi là thạch xương bồ, thủy xương bồ.
Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L.
Thuộc họ Ráy (Araceae).
Thạch xương bồ (Rhizoma Acori graminei) là thân rễ phơi khô của cây
thạch xương bồ Acorus gramineus Soland.
Thủy xương bồ (Rhizoma Acori calami) là thân rễ phơi khô của cây
thủy xương bồ Acorus calamus L.
Chi Xương bồ là một chi của một số loài thực vật một lá mầm trong
thực vật có hoa. Chi này đã từng được đặt trong họ Ráy (Araceae), nhưng các
nghiên cứu phát sinh loài gần đây lại đặt nó trong họ riêng của chính nó là họ
Xương bồ (Acoraceae), thuộc bộ Xương bồ (Acorales), trong đó nó là chi duy
nhất của một dòng dõi các thực vật một lá mầm cổ nhất còn tồn tại. Tuy
nhiên, quan hệ chính xác của chi Acorus với các thực vật một lá mầm khác
vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng
nó nên được đặt trong nhánh dòng dõi của bộ Trạch tả (Alismatales), bao gồm
cả các loài ráy, khoai nước, khoai môn (họ Araceae), họ Tofieldiaceae và một
vài họ thực vật một lá mầm thủy sinh khác (chẳng hạn Alismataceae,
Posidoniaceae). Các loài được biết đến nhiều là thạch xương bồ và thủy
xương bồ. Xương bồ là mặt hàng được buôn bán trong hàng ngàn năm ở
nhiều nền văn minh. Nó được sử dụng trong y học để điều trị một số loại
bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

Hình 1.2. Lá và bông của cây thủy xương bồ và thạch xương bồ
Thời cổ đại ở phương Đông và Ai Cập, thân rễ của các loài xương bồ
được cho là có tính chất kích thích tình dục mạnh. Tại châu Âu, Acorus
calamus thường được thêm vào rượu vang còn rễ của nó cũng là một thành
phần tùy chọn trong các loại rượu ngải. Trong số các tộc người thổ dân Bắc

Mỹ, xương bồ được dùng như là một loại thuốc cũng như là chất kích thích;
ngoài ra, rễ của chúng được sử dụng như là chất có tác dụng hoạt hóa tâm lý.
Ở liều cao, nó là chất gây ảo giác; nó đã từng được sử dụng như là chất thay
thế cho ma túy ở một vài nơi.
- Thạch xương bồ (Rhizoma Acori Graminei): Là một loại cỏ sống lâu
năm, có thân rễ mọc ngang, đường kính to bằng ngón tay, có nhiều đốt, trên
có những sẹo lá. Lá mọc đứng, hình dải, dài 30 – 50cm, rộng 2 – 6mm, chỉ có
gân giữa. Hoa mọc thành bông mo ở đầu một cán dẹt dài 10 – 30cm, cán này
được phủ bởi một lá bắc; lá bắc này dài 7 – 20cm. rộng 2 – 4mm vượt cao
hơn hoa tự rất nhiều, làm cho hoa tự trông như lệch sang một bên, dài 5 –
12cm, đường kính 2 – 4mm. Quả mọng, màu đỏ nhạt, một ngăn, có thành gần
như khô. Quanh hạt có một chất gôm nhầy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Hoa tự rộng 7cm, không cuống, hình chùy dài 15 – 30cm. Hoa trắng,
điểm hồng, dài 20 – 25cm, tràng hình ống ngắn không vượt quá đài. Quả hình
cầu hay hình trứng, dài 12mm, rộng 8mm, màu đỏ nâu.
- Thủy xương bồ (Rhizoma Acori calami) cũng giống như thạch xương
bồ nhưng to và cao hơn. Lá dài 50 – 150cm, rộng 6 – 30mm. Lá bắc của cán
hoa so với loài trước cũng dài hơn, thường dài tới 45cm. Hoa tự mọc thành
bông mẫm, so với hoa tự của loài trên cũng to và ngắn hơn, thường dài 4 –
8cm, đường kính 6 - 12mm. Mùa hoa tháng 5 đến tháng 7, mùa quả từ tháng 6
đến tháng 8.
Trong thạch xương bồ có chừng 0,5 – 0,8% tình dầu, trong tinh dầu có
chừng 86% asaron C
12
H
16
O

3
. Ngoài ra còng có một chất phenol và axit béo.
Tinh dầu có tỷ trọng 1,058 ở 15
o
C, chỉ số xà phòng 1,3, chỉ số este 5,79, độ
sôi 140 – 160
o
C ở 6mm thủy ngân.
Trong thủy xương bồ có 1,5 – 3,5% tinh dầu, trong đó thành phần chủ
yếu cũng là asaron C
12
H
16
O
3
. (4 propenyl 1 – 3 – 5 tri-metoxybenzol), rooif
ddens asarylandehyt C
10
H
12
O
4
. Ngoài ra còn một glucozit đắng gọi là acorin
và chất tanin.
Xương bồ là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y.
Tinh vị xương bồ theo đông y: vị cay, tính ôn, vào kinh tâm và can. Tác
dụng tẩy uế, khai khiếu, tuyên khi, trục đờm dùng chữa thần kinh suy nhược
kém tiêu hóa, thông cửu khiếu, sáng tai mắt, ôn tràng vị, trị phong hàn, tê
thấp.
Cây xương bồ có tác dụng xúc tiến sự phân tiết các dịch tiêu hóa và hạn

chế sự lên men không bình thường của dạ dày và ruột, làm bớt sự căng thẳng
của cơ trơn trong ruột, ngoài ra nó hơi có tác dụng kích thích với da.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Theo sự nghiên cứu của Trịnh Vũ Phi (1952). Trung Hoa y học tạp chí
38 (4): 315 -318 trong ống nghiệp thì xương bồ có tác dụng sát khuẩn đối với
một số khuẩn ngoài da.
Năm 1996, Nguyễn Ngọc Doãn, Nguyễn Địch, Bùi Thế Kỷ và Vũ Anh
Vinh (Tạp chí y học Việt Nam, I: 8-14) đã nghiên cứu tác dụng của xương bồ
trên thực nghiệm và trên lâm sàng đã đi tới kết luận:
- Xương bồ có tác dung dự phòng và điều trị loạn nhịp tim gây ra trên
động vật (thỏ và chó) bằng clorua bary, strophantin, hoặc thắt động mạch
vành trái. Các súc vật đều được theo dõi bằng điện tâm đồ, huyết áp và nhịp
thở. Khi xương bồ ổn định nhịp tim thì huyết áp và nhịp thở động vật không
bị rối loạn, sóng R của điện tâm đồ đều cao lên.
- Trong lâm sàng, xương bồ có tác dụng điều hòa nhịp tim trong các
trường hợp: nhịp xoang nhanh, nhịp đa huyệt xoang nút, ngoại tâm thu thành
chuỗi. Nhưng có trường hợp không có kết quả đối với rung tâm nhĩ hoặc
ngoại tâm thu, nhịp hai, nhịp ba đã có khá lâu.
- Xương bồ có thể dùng kéo dài hàng tháng mà không gây độc, đáp ứng
rất tốt trong điều trị ở các cơ sở y tế [5].
1.3.3. Cây Thài lài tía (Zebrina pendula Shnizl)
Tên khác: Rau trai, hồng trai.
Tên nước ngoài: Wandering jew, spidewory (Anh); misère (Pháp).
Họ: Thài lài (Commelinaceae).
Là một loài cây thảo, mọc bò, cao 20 – 25 cm. Thân mọc sát mặt đất,
phân nhánh, bén rễ và phình ở các mấu, sau vương thẳng, có lông trắng ở gần
mấu, lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2,5 – 5cm, rộng 1,5 – 2,5cm, gốc tròn,
đầu thuôn nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu xanh lục có vân dọc

màu trắng, mặt dưới tía; cuống ngắn; bẹ lá dài 6 – 10mm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm co lại nằm trong 2 lác bắc dạng
lá hàn liền; hoa màu hồng, tụ họp 1 – 2 cái; đài 3 răng dài, màu trắng lục, hàn
liền ở phía dưới thành ống; tràng 3 cánh dính liền thành ống màu trắng; nhị 6,
gần bằng nhau, chỉ nhị có lông dài; bầu 3 ô không đều, mỗi ô chứa 2 noãn.
Quả nang; hạt nhiều, có áo.
Chi Zebrina Chinizl. gần đây được Brummitt (1992) đề nghị lấy lại tên
cũ do Linné đã xác định từ năm 1753 là Tradescandia L., gồm một số loài
phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới. Hiện nay thài lài tía chưa rõ về
nguồn gốc, có vùng phân bố tự nhiên từ phía nam Trung Quốc đến Lào, Việt
Nam và một vài nước khác ở Đông – Nam Á.
Ở Việt Nam, thài lài tía thường thấy ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình và Thanh Hóa. Cây còn được trồng
làm cảnh. Thài lài tía là cây ưa sáng, chịu được hạn, thường mọc ở núi đá vôi;
sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, nửa tàn lụi về mùa đông; có hoa quả
hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Từng đoạn thân cành khi bị cắt rời
khỏi cây vẫn có khả năng tự tái sinh. Theo nghiên cứu của Yang Chunxin và
các cộng sự năm 1996, thài lài tía có β - ecdyson. Thí nghiệm trên súc vật
chất này có tác dụng loại trừ được loạn nhịp tim do aconitin gây ra.
Thài lài tía có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng lợi niệu, nhuận tràng,
thanh nhiệt, tiêu độc, lương huyết, tiêu thúng, trừ ho [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21

Hình 1.3. Cây Thài lài (Commelina coelestis)
1.3.4. Cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm)

Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa
đầu, tảo hưu, thảo hà xa.
Tên khoa học: Paris polyphylla Sm.
Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Cây bảy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất đặc biệt, sống lâu
năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5 – 15cm, đường kính 2 – 2,5cm, rất nhiều đốt,
khó bẻ; vết bẻ trong như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng. Từ thân rễ nổi
lên mặt đất một thân mọc thằng đứng cao tới 1m; phía gốc có một số lá thoái
hóa thành vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3
đến 10 lá nhưng thường chỉ 7 lá. Cuống lá dài 2,5 – 3cm phiến lá hình mác
rộng, dài 15 – 21cm, rộng 4 – 8cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt
nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt. Hoa mọc đơn độc ở
đỉnh cành, cuống hoa dài 15 – 30cm. Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, màu
xanh lá cây, dài 3 – 7cm, rời từng cái một, trong như lá, không rụng. Số cánh
tràng bằng số lá đài, hình sợi rủ xuống, màu vàng nâu, chiều dài bằng hay
ngắn hơn chiều dài của lá đài. Nhị hình sợi, bao phấn màu nâu. Nhụy màu tím
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
đỏ, bầu thường gồm 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa vào các tháng
3 – 4 – 5 (Vùng sapa) mùa quả vào các tháng 10 – 11.
Gần đây cây bảy lá một hoa được phát hiện tại các vùng núi Cúc
Phương, Sapa, Đà Bắc, Sơn Động…
Trong cây bảy lá một hoa có chất glucozit, tính chất saponin gọi là
paridin C
16
H
28
O
7

và paristaphin C
38
H
64
O
18
cũng là một loại glucozit (theo lý
Lý Thừa Cố, 1960, Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám, Bắc Kinh).
Trong thân rễ và quả người ta chiết xuất được một glucozit gọi là
paristaphin, khi thủy phân paristaphin sẽ cho glucoza và một glucozit mới gọi
là paridin; thủy phân paridin ta lại được glucoza và một chất nhựa gọi là
paridol.

Hình 1.4. Cây Bảy lá một hoa
Cây bảy là một hoa là một vị thuốc dùng trong phạm vi dân gian. Theo
đông y, vị (thân rễ của cây bảy lá một hoa) có vị ngọt, hơi cay, tính bình
không độc. Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt giải độc, nhất là đối với
loài rắn độc. Tại vùng Quảng Tây (Trung Quốc) trong nhân dân có câu:
“Ốc hữu thất diệp nhất chi hoa, Độc xà bất tiến gia”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
nghĩa là trong nhà mà có cây bảy lá một hoa thì rắn độc không vào được.
Ngoài công dụng chữa sốt và rắn độc, còn dùng chữa mụn nhọn, viêm tuyến
vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen xuyễn; dùng ngoài thì giã đắp lên những
nơi sưng đau [5].
1.3.5. Cây Đào đông (Prunus persica)
Tên khoa học: Prunus persica Stokes (Amygdalus persica L.).
Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Là một loài cây thân gỗ, cao từ 3 – 4m, da thân cây nhẵn. Trên thân

thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, có cuống
ngắn, hình mác. Phiến lá dài 5 – 8cm, rộng 1,2 – 1,5cm, mép lá có răng cưa.
Khi vò có mùi hạnh nhân. Hoa xuất hiện trước lá, màu hồng nhạt, 5 cánh, 8
nhị màu vàng. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lõm vào, chạy dọc
theo quả. Vỏ ngoài có lông rất mịn, quả chín có những đám đỏ.
Cây đào có nguồn gốc Ba Tư. Hiện được trồng ở nhiều nước như Liên
Xô, Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Mọc cả ở rừng núi và đồng bằng. Ở Việt
Nam nhiều nhất tại Hoàng Liên Sơn (Sapa), Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Hạt đào thu hái vào tháng 7, lấy hạch về đập lấy hạt phơi hay sấy khô gọi là
đào nhân.
Trong phần thịt quả đào có chữa chất mầu carotenoit, lycopen, cryp –
oxatin (crytoxathin) C
40
H
56
O và zeaxantin (zeaxanthin) C
40
H
56
O
2
: chừng 15%
chất đường, các loại axit hữu cơ (xitric, tactric) vitamin C, Axit clorogenic, rất
ít tinh dầu (trong đó chủ yếu có axetandeyt, este của linalola và các axit
axetic, valerianic,caprilic…)
Trong phần hạt đào chứa tới hơn 50% dầu, tỷ trọng 0,9114 – 0,9325m
chỉ số xà phòng 190. Chỉ số iot 72 – 99. Ngoài ra còn có 3,5% amygladin, ít
tinh dầu (0,4 – 0,7%), men emunsin. Năm 1952, một số tác giả còn nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


24
cứu thấy trong hạt đào có colin và axetylcolin (J. Formos. Med. Ass. 5 (2)
1952: 75 – 83).
Lá đào có amygdalin, axit tanic, cumarin.
Hạt đào có vị đắng, ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng
phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường, dùng chữa huyết ứ, huyết bế…Hạt
đào ngoài công dụng chữa ho như nhân hạt mơ còn được dùng làm thuốc điều
kinh, cầm máu sau khi đẻ. Theo các nhà nghiên cứu ở Đài Loan (Trung Quốc)
hạt đào được dùng thay chất ecgotin làm co tử cung, tác dụng trên mạch máu
của tử cung làm đông máu.

Hình 1.5. Cây Đào đông (đào núi)
Lá đào thường được dùng nấu nước để tắm bên ngoài trị các bệnh ghẻ,
lở, ngứa. Tuy nhiên cần chú ý trong lá đào có chất Hydrocyanic acid (HCN)
độc, khi dùng phải hết sức cẩn thận, liều vừa dùng, dù dùng ngoài hay dùng
trong cũng vậy.
Hoa đào được một số người dùng làm thuốc thông tiểu tiện và tẩy,
dùng chữa thủy thũng và bí đại tiện. Nhưng chỉ dùng hoa đào bảo quản trong
vòng 1 năm. Để lâu mất tác dụng [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
1.3.6. Cây bèo cái (Pistia stratiotes L.)
Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên.
Tên khoa học: Pistia stratiotes L.
Thuộc họ Ráy (Areceae).
Bèo cái sống trôi nổi trên mặt nước, là một loại cây lâu năm. Các lá
dầy, mềm có thể dài tới 14cm và không có cuống lá. Lá có mầu xanh lục nhạt
với các gân lá song song, các mép lá được che phủ bằng các sợi lông tơ nhỏ
và ngắn.


Hình 1.6. Cây và hoa bèo cái
Thành phần chủ yếu của cây bèo cái là nước (93,13%), chất khô
(6,87%) và chất hữu cơ (5,09%). Ngoài ra còn chứa một số các chất khác như
protit, tro, photpho, xeluloza…[5].
1.3.7. Than hoạt tính
Là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình
(bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit (ngoài carbon thì phần còn lại
thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát). Than hoạt tính
có diện tích bề mặt ngoài rất lớn, nếu tính ra đơn vị khối lượng thì từ 500 đến
2500m
2
/g (lấy một ví dụ cụ thể để so sánh thì: một sân quần vợt có diện tích
rộng khoảng chừng 260m
2
), do vậy mà nó là một chất lý tưởng dùng để lọc
hút nhiều loại hóa chất.

×