Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

giáo trình modul chế tạo phôi hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.41 MB, 119 trang )

Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN CHẾ TẠO PHÔI HÀN
Mã số mô đun: MĐ13
Thời gian mô đun: 160 h; ( Lý thuyết: 40 h, Thực hành: 120 h)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Là môn đun được bố trí cho học sinh sau khi đã học xong các môn
học
chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH và học xong
các môn học bắt buộc của đào tạo chuyên môn nghề từ
MH07 đến MH12
- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
Học xong mô-đun này người học có khả năng:
- Xác định đúng phương pháp chế tạo phôi hàn.
- Tính toán khai triển phôi chính xác, đúng kích thước bản vẽ.
- Vận hành sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị chế tạo phôi hàn thành thạo.
- Chế tạo các loại Phôi tấm, phôi thanh, phôi thép định hình, gò, gập, uốn
phôi
có các hình dạng khác nhau đúng kích thước bản vẽ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị phôi cho công việc hàn hợp lý, chính xác, Có tính kinh tế cao.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm


tra*
1 Cắt phôi bằng mắy cắt lưỡi thẳng 20 5 15
2 Cắt phôi bằng máy cắt lưỡi đĩa 10 3 7
3
Cắt phôi bằng ngọn lửa Ôxy- khí
cháy
20 5 15
4 Cắt phôi bằng Plasma 10 3 7
5
Cắt phôi trên máy cắt khí bán tự
động (máy cắt con rùa)
10 3 7
6 Khoan kim loại 10 2 8
7 Mài kim loại 10 3 7
8 Gập uốn kim loại 20 5 15
9
Ghép kim loại bằng mối móc viền
mép kim loại
20 5 15
10 Gò biến dạng (chun thúc kim loại) 30 6 24
11 Kiểm tra kết thúc mô đun 8
Cộng
160 40 112 8
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
1
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Bài 1: Cắt phôi bằng máy cắt lưỡi thẳng
1.1: Phôi hàn, vật liệu chế tạo phôi hàn.
* Phôi dùng trong quá trình cắt phôi bằng máy cắt lưới thẳng có các loại vật liệu
sau.

- Tôn tấm có chiều dày tôn từ 3mm ÷ 20mm và còn có nhiều loại vật liệu dày
hơn nữa ,sử dụng các phương pháp cắt khác nhau.
- Sắt ống tròn từ Ø10 ÷ Ø 1000 VV.
- Sắt hộp từ 16 x 16 cho đến các hộp có kích thước lớn hơn 300 x 300. và còn có
nhiều loại phôi hàn khác nữa, dầm chữ U chữ I vv.
* Vật liệu để chế tạo phôi hàn gồm có các loại vật liêu sau
- Sắt xây dựng, săt công cụ, và rất nhiều loại vật liệu khác nhôm, đồng, các loại
thép hợp kim khác được dùng làm chế tạo phôi hàn
* Khi chế tạo các chi tiết người thợ phải tính toán, khai triển và dùng các biện
pháp để cắt thành phôi hàn theo kích thước thiết kế, một trong những biện pháp
đó là cắt phôi bằng máy cắt lưỡi thẳng.
1.2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy cắt lưỡi thẳng.
a. Sơ đồ nguyên lý:
b. Cấu tạo:
1.Động cơ, 2. Pu li, 3. Bánh đà, 4. Cam. 5. Biên, 6. Con trượt,
7. Lưỡi cắt trên, 8. Lưỡi cắt dưới,
Ngoài ra máy còn có bộ phận đột đối diện với bộ phận cắt trên thân máy,
cơ cấu chặn phôi, cơ cấuthaan máy, che chắn an toàn, cơ cấu điều khiển…
* Cấu tạo lưỡi cắt:
Lưỡi cắt của máy cắt đột dập liên hợp được chế tạo bằng thép đặc biệt
hoặc thép các bon tốt.
c. Công dụng:
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
2
1. Động cơ
2. Pu li
3. Bánh đà
4. Cam
5. Biên
6. Con trượt

7. Lưỡi cắt trên
8. Lưỡi cắt dưới
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Máy cắt đột dập liên hợp dùng để cắt, đột thép tấm, thép lập là và thép
góc. Ngoài ra người ta sử dụng phần đột của máy để uốn thép tấm, thép lập
là theo yêu cầu của người thiết kế. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng
mà người sử dụng máy có thể chế tạo các đồ gá dùng sản xuất hàng loạt trên
máy.
d. Phạm vi sử dụng:
Chức năng cơ bản của máy cắt đột liên hợp như sau: Đột cắt thép tấm bản
hẹp và thép hình. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cơ khí
hàng không, đóng tàu, năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo kết cấu, giao
thông đường sắt…
e. Nguyên lý làm việc:
Cung cấp cho máy một nguồn điện 380V động cơ điện làm việc truyền
chuyển động qua puli đai truyền đến bánh đà, cam gắn liền với bánh đà quay
làm cho biên tịnh tiến đẩy lưới cắt đi xuống thực hiện hành trình cắt. Khi thực
hiện cắt lưỡi dao tiếp xúc dần với vật liệu lực cắt không đồng thời trên toàn bộ
chiều dài phôi, so với máy cắt lưới thẳng song song do lực cắt giảm nên có thể
cắt được vật liệu dày hơn. Hành trình đột tương tự, biên đẩy lưỡi cắt đi xuống
đồng thời cũng đẩy đầu đột đi xuống để thực hiện hành trình đột. Để không ảnh
hưởng đến công suất của máy người ta không cắt và đột cùng một lúc.
1.3: Vận hành sử dụng máy cắt dụng cụ cắt kim loại tấm.
a. Kiểm tra máy trước khi sử dụng.
- Kiểm tra tình trạng máy trước khi sử dụng, lau chùi thân máy, kiểm tra
lưỡi cắt, khe hở, đầu đột, kiểm tra nắp che các bộ phận chuyển động, căng đai,
cơ cấu chặn phôi, bôi trơn những bộ phận cần thiết.
- Cho máy chạy không tải: Nghe máy chạy chẩn đoán hư hỏng và xử lý
nếu có.
b. Định vị kẹp chặt phôi hoặc khuôn đột.

- Đưa phôi vào vị trí cắt hoặc đốt sao cho vạch dấu trùng với cạnh lưỡi
kéo hoặc đầu ruồi trùng với tâm lỗ. Vặn tay quay cho bộ phận chặt đi xuống kẹp
chặt phôi.
c. Cho máy chạy và tắt máy.
- Cung cấp cho máy một nguồn điện 380V, bằng cách đóng cầu dao điện.
- Ở trên máy có công tắc nút ấn, để cho máy chạy thông thường ta ấn nút
màu xanh hoặc nút màu đen. Nếu muốn tắt máy ta ấn nút màu đỏ.
d. Tác dụng lực thực hiện hành trình cắt.
- Ấn cần điều khiển xuống khi lưỡi cắt phôi xong và thực hiện hành trình
đi lên. Nếu cắt hoặc đột liên tục ta vấn dũ nguyên lực ấn trên cần, nếu cắt không
liên tục thì khi lưỡi cắt hoặc đột đi lên thì ta nhả tay ra khỏi cần điều khiển.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
3
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
e. Lắp cữ khi cắt đột hàng loạt.
Điều chỉnh nới bu lông hãm di chuyển vấu định vị thao kích thước cần
thiết của phôi, vặn chặt bu lông định vị cữ.
1.4: Khai triển, vạch dấu phôi. (Xem phụ lục)
1.4.1. Vạch dấu các đường thăng bằng mũi vạch.
- Mục đích : Hình thành kỷ năng vạch dấu các đường thẳng bằng mũi vạch.
- Vật liệu : Thép tấm (2x150x200) giẻ lau bột màu xanh.
- Thiết bị dụng cụ :
+ Vạch dâú, Thước lá 300 mm, Đá mài, Bàn nguội, Khối kim loại có tiết diện
vuông.
1.4.2. chuẩn bị vạch dấu:
- Mài mũi nhọn sác bằng đá mài, lau bề mặt vạch dấu bằng giể sạch.
- Quét lớp bột màu xanh lên bề mặt vạch dấu.
Hình 1.4.2. Chuẩn bị vạch dấu
1.4.3 : Lấy dấu trên bề mặt :
- Dùng cạnh phẳng của phôi làm cạnh chuẩn, đặt khối thép vương lên trên .

- Chống đầu thước lá vào khối thép.
- Lấy dấu cả ở hai cạnh phôi, các dấu cách nhau 5mm.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
4
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 4.1.3. Lấy dấu trên bề mặt chi tiết
1.4.4. Vạch dấu các đường thẳng.
- Đặt mũi vạch lên vạch dấu phía bên trái .
- Hiệu chính cho thước, mũi vạch và vạch dấu phí bên trái thắng hàng.
- Ép thước xuống bằng tay trái, không cho thước di chuyển .
- Để mũi vạch nghiêng một góc 15
O
SO với phương thẳng đứng, kéo mũi vạch
từ trai sang phải đồng thời luôn tỳ sát mũi vạch váo cạnh thước.
- Vạch dấu rõ ràng chỉ bằng một lần vạch .

Hình 1.4.4.Vạch dấu các đường thẳng
1.4.5. vạch dấu các đường thẳng bằng đài vạch.
* Mục đích : Hình thành khả năng vạch dấu bằng đài vạch.
* Vật liệu : Thép tấm (2x150x200) bột màu xanh. giẻ lau.
* Thiết bị, dụng cụ :
- Đài vạch, búa nhỏ, thước lá, thước đứng, khối V, Bàn máp, đá mài.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
5
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 1.4.5. Vạch dấu các đường thẳng bẳng đài vạch
1.4.6. Chuẩn bị vạch dấu P:
- Lau đài vạch và bàn máp bằng giẻ sạch.
- Lắp thước đứng vào đế.
- kiếm tra mũi vạch ở đài vạch, mài nhọn sắc nếu càn thiết.

- Quét bột màu lên bề mặt vạch dấu .
Hình 1.4.6. Chuẩn bị vạch dấu
1.4.7. Đo mũi vạch trên thước .
- nới lỏng tai ốc đai hồng, điếu chỉnh mũi vạch sao cho đầu mũi vạch thẳng hàng
với thước và hơi chúc xuống.
- Vặn đai ốc tai hồng bằng tay, sau đó dùng búa nhỏ gõ chặt.
- Điều chỉnh đầu mũi vạch đến vị trí chính xác trên thước bằng cách dùng búa
gõ nhẹ vào thân mũi vạch .
- Đế mắt thẳng góc với mũi vạch và đọc thước.

Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
6
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 1.4.7.Đo mũi vạch trên thước
1.4.8. Vạch dấu đường thẳng.
- Ép đế đài vạch xuống bàn máp rồi trượt dọc theo phôi.
- Múi vạch làm thành một góc 75
o
so với mặt phẳng vạch cắt phía hướng tiến.
- Vạch rõ dấu bằng chỉ một lần vạch.
* Chú ý khi vạch dấu : Với những phôi có chiếu dáy mỏng, giữ phôi đứng thẳng
bằng cách dùng tay ép mạnh phôi vào khối V.
- Với những phôi rộng, giữ phôi bằng cách đứng thẳng bằng cách dùng kẹp để
kẹp phôi vào khối D.
Hình 1.4.8.Cách để mũi vạch, phôi và và vạch dấu phôi trện khối
- Với những phôi lớn và đứng yên, Dùng hai tay để trượt đài vạch.
- Không để mũi vạch hướng lên trên, vì đường vạch có thể không thẳng.
- Sau khi sử dụng xong đài vạch, Quay mũi vạch xướng phía dưới và lắp vỏ bảo
vệ vào đầu mũi vạch cong ở phía trên tránh chạm đầu mũi vạch .
- Đấu cong của mũi vạch các đường song song và đường tâm.

* Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác :
- Sử dụng com pa một đầu nhọn và com pa hai đầu nhọn.
1.4.9: Sử dụng com pa một đầu nhọn như sau:
* Kiểm tra com pa :
- Kiểm tra xem hai chân com pa có bằng nhau không, nếu không bằng nhau điều
chỉnh bằng cách mài bớt chân dài.
- Mở và đóng com pa bằng cả hai tay và kiểm tra độ chặt khít của đinh tán hoặc
vít bắt hai chân của com pa.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
7
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 1.4.9.1. chọn mũi compa trước khi vạch dấu
* Chấm dấu tâm:
- Chấm dấu chấm tâm nhỏ ở giữa điểm giao nhau của hai đường vạch dấu(Chỉ
một chấm nhỏ đủ giữ cỗ định chân com pa trong quá trình quay).
Hình 1.4.9.2. Chọn mũi đột và đột dấu tâm trước khi vạch dấu
* Mở com pa đến độ rộng cần thiết:
- Với chiều dài nhỏ, đầu tiên mở chân com pa rộng, sau đó ép lại bằng tay phải
để điều chỉnh bằng độ dài cần thiết trên thước lá.
- Sử dụng mặt chia độ ở giữa thước để đo và điều chỉnh com pa.
- Với các chiều dài lớn, đặt thước trên bàn làm việc, dùng cả hai tay mở và điều
chỉnh com pa trên thước lá.
- Để thu nhỏ chân com pa Lại, gõ nhẹ ngoài chân com pa vào bàn.
- Để mở rộng thêm chân com pa, quay chân com pa lên phía trên và gõ nhẹ đầu
chân com pa xuống bàn(hoặc một vật cứng).
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
8
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 1.4.9.1. Vạch dấu bằng com pa một đầu nhọn
* Quay vòng com pa:

- Giữ đầu com pa bằng lòng bàn tay để tránh chân com pa trượt khỏi tâm.
- Đặt ngón tay trỏ lên chân com pa ở chân vòng tròn.
- Dùng ngón tay cái ép xuống và quay ½ vòng tròn phía trên từ phía dưới bên
trái sang bên phải.
- Thay đổi vị trí ngón tay cái trên com pa, vẽ nốt nữa vòng tròn phía dưới, khi
quay ,com pa hơi nghiêng một chút về hướng quay.
- Vẽ rõ nét ngay từ lần quay đầu .
Chú Ý:- Đối với com pa dùng để vẽ các đường tròn và chia các đường thẳng nên
hai chân com pa được toi cứng.
- Góc giữa hai chân com pa từ 60
0.
- Nếu hai chân com pa lắp với nhau quá lỏng, khi quay com pa sẽ thay đổi kích
thước, đường tròn sẽ không chính xác .Trong trường hợp này nên vặn chặt chân
com pa lại.Nếu chân com pa lớn hơn 60
0
khi quay kích thước sẽ bị sai số .
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
9
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 1.4.9.2.vạch dấu bằng com pa
1.5. Kỹ thuật cắt phôi tấm bằng máy, bằng tay.
1.5.1. Cắt kim loại thủ công bằng kéo cắt tay.(Cần cắt).
* Vật liệu :
- Thép tấm(3 ÷10 mm).
* Dụng cụ :
- Kìm, búa, kéo cắt.
* Vạch dấu trước khi cắt :
- Thước lá, phấn hoặc vạch dấu ………
* kỹ thuật cắt :
1.6. Kỹ thuật nắn phôi.

* Nguyên công nắn thẳng thường dùng cho các loại phôi thanh, phôi dài nhằm
đảm bảo độ đồng tâm trước và sau khi gia công, đảm bảo độ đồng đều về lượng
dư gia công.
Các phương pháp nắn thẳng phôi như sau:
- Nắn thủ công bằng búa, đe, các tấm kê lót, bảo vệ, Ngắm bằng mắt, dưỡng,
thước, theo kinh nghiệm của người thợ nên độ chính xác không cao, năng suất
thấp, trang thiết bị đơn giản, không cần đầu tư lớn.
- Nắn bằng các thiết bị đồ gá cho phép đạt độ chính xác cao, năng suất cao.Dùng
trong sản xuất hàng loạt và hàng khối, các loại trang bị đồ gá thường dùng như
máy ép, máy nắn, máy cán, máy lăn, quả kèm theo các loại đồ gá như khuôn
mẫu, khối V, Với lực ép bằng cơ khí, thuỷ lực, khí nén.

Hình 6.1.1. Sơ đồ nắn phôi trên khối V(a)và nắn phôi trên mũi tậm.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
10
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
1.7.Công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.
* Trong phân xưởng lµm viÖc(thường được bố trí chung hoặc kề bên phân
xưởng hàn ,cắt), thường gặp nhiều trường hợp xảy ra tai nạn cho người lao
động.Các nguyên nhân chủ yếu gồm.
- Sự bất cẩn trong khi làm việc, thực hiện không đúng các thao tác .
- Không tuân thủ triệt để các nguyên tắc quy định về an toàn lao động.
- Sắp xếp công việc, vật tư, nơi làm việc không hợp lý .
Ngoài ra, nguy cơ về tai nạn, khí độc hại, cháy nổ, có thể xảy ra trong xưởng
hàn ,xưởng gò do đặc trưng công việc cỏ thể có các nguy cơ tai nạn riêng, cần
đặc biệt chú ý để đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, an toàn cho
người và trang thiết bị, các yêu cầu cơ bản về an toàn trong phân xưởng bao
gồm :
- Trang bị bảo hộ lao động :Quần áo, giày, găng tay, kính bảo hộ bảo đảm
đúng quy định.

- Khi sử dụng các dụng cụ máy móc có bộ phận quay(máy khoan, máy cưa, máy
uốn ống, máy cắt ), không được tiếp xúc các bộ phận đó.Các bộ phân quay
hoặc truyền động phải có che chắn an toàn.
- Dụng cụ trong khi làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định,
theo thứ tự sử dụng, sử dụng đúng công cụ, đúng phương pháp, kiểm tra
dụng cụ trước khi làm việc.
- Bảo quản và sử dụng hợp lý các loại dầu mỡ, dung dịch làm nguội, sơn.
- Không được sử dụng máy móc khi chưa được chỉ dấn rõ ràng, chưa nắm vững
các quy định an toàn về máy móc đó .Chỉ được sử dụng đúng theo yêu cầu công
việc.
- Trong khi sử dụng máy, phải đứng đúng vị trí, thao tác máy đúng quy định,
dụng cụ phải sắp xếp đúng theo thứ tự.Kiểm tra máy móc trước khi cho máy
hoạt động.Dừng máy và kiểm tra lại sau khi máy sau khi sử dụng .
- Kết thúc công việc, phải làm vệ sinh sạch sẽ máy móc, nơi làm việc, dụng
cụ các phế liệu phải được đưa vào nơi quy định.
- An toàn bản thân, an toàn cho mọi người, an toàn nơi làm việc là quyền lợi,
trách nhiệm, nghĩa vụ, và lương tâm của người lao động.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
11
Trng TC K Ngh H Tnh GT: Ch to phụi hn
Bi 2: Ct phụi bng mỏy ct li a
2.1: Cu to v nguyờn lý lm vic ca mỏy ct li a
* Cu to:
- Tay quay ờ tụ.
- ấtụ
- Vt ct.
- ỏ ct.
- Tay cm .
- Np bo vờ.
- ng c .

Hỡnh . 1.1.1 Cu to mỏy ct bn.
* Nguyờn lý lm vic ca mỏy li a.
2.2:VN HNH S DNG MY CT LI THNG
* Vận hành máy
Kiểm tra máy mở máy
- Phần cơ: xem máy có bị kẹt đá đã chặt cha, bao che, kẹp phôi.
- Phần điện máy: động cơ đủ pha không bị dò điện không?
2.2.1. Kẹp phôi:
- Nếu phôi dài cặp cân đối vào gá kẹp, xiết chặt.
- Nếu phôi ngắn phải độn phần mỏ kẹp còn lại có cùng kích thớc đờng kính phôi
để lực xiết phôi đợc cân.
- Nếu phôi lệch, lõm phải độn vào phần lệch lõm để kẹp cho chặt.
2.2.2. Cắt phôi
Giỏo trỡnh lu hnh ni b Biờn son: Hong Th Hiu
12
Trng TC K Ngh H Tnh GT: Ch to phụi hn
- Bằng vạch dấu: với số lợng ít, độ dài không cần chính xác.
- Bằng cữ: với số lợng nhiều độ dài cần chính xác.
2.2.3. Tiến đá
- Khi bắt đầu đa đá vào vật hoặc khi gần cắt đứt phải tiến đá từ từ, tránh gây va
đập mạnh làm vỡ đá.
- Trong quá trình cắt đá phải đa đá lên để thoát đá. Khi cắt vật dài không để phôi
làm k ẹp gây vỡ đá
2.3: Khai trin vch du phụi. (Xem ph lc)
2.4: K thut ct phụi bng mỏy ct a.
2.4.1. chun b.thanh thộp gúc.
- Vch du 20mm cỏch u trờn thanh thộp gúc.




Hỡnh 4.1.1.ly du trờn chi tit gia cụng.
- Kim trra vuụng gúc gia ỏ ct v ờ tụ.
2.4.2 Thỏo ỏ kim tra, thay ỏ.
- Thỏo np bo v.
- Dựng c - lờ thỏo m c, ly vnh gi ỏ ra ngoi.
- Thỏo ỏ ct.

Giỏo trỡnh lu hnh ni b Biờn son: Hong Th Hiu
13
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 4.1.2 . Tháo đá cắt.
2.4.3.Lắp đá cắt vào.
- kiểm tra hư hại của đá.
- Đặt đá cắt vào trục quay.
- Lắp vành giữ đá và vặn chặt mũ ốc bằng cờ - lê(Chú ý không vặn mũ ốc quá
chặt hoặc chưa đủ chặt hoặc lắp đá chưa đồng tâm).
- Đậy nắp bảo vệ.
2.4.4.Lắp đá xong chạy thử
- Nối ổ cắm với nguồn điện.
- Bật công tắc.
- Cho máy chạy không khoảng 3 phút, kiểm tra có điều gì bất bình thường xảy
ra hay không.
Hình .4.1.3.kiểm tra chạy máy không tải
2.4.5.Lắp vật cắt khi cắt:
- Xiết vừa phải vật cắt trong ê tô.
- Hạ thấp đá cho chạm nhẹ vào vật.
- Điều chỉnh vị trí cắt(Điều chỉnh vạch dấu trùng với mép ngoài của đá).
- Siết chặt vật cắt một cách cẩn thận sao cho vật cắt ở vị trí nằm ngang.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
14

Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 4.1.4. Lắp vật cắt.
2.4.6.Sau khi chuẩn bị xong tiến hành cắt
- Đeo kính bảo hộ.
- Đứng tránh hướng quay của đá .
- Bật công tác.
- Hạ thấp tay cầm và bắt đầu một cách từ từ.
- Không tác dụng lực quá mạnh lên đá khi cắt.
- Khi mạch cắt gần đứt, giảm bớt tốc độ cắt(giảm lực cắt).

Hình 4.1.5.Vị trí đứng để tháo vật cắt.
2.4.7.Sau khi cắt xong tháo vật cắt ra khỏi máy.
- Sau khi cắt đứt, nâng tay cầm đưa đá về về vị trí ban đầu.
- Tắt công tác.
- Khi đá đã dừng hẳn, tháo vật cắt ra khỏi ê tô.
2.5: An toàn khi sử dụng máy cắt lưỡi đĩa
- khi sử dụng máy cắt lưới đĩa, trước khi thực hiên phải kiểm tra an toan của hệ
thống điện, sau đó tiếp tục kiểm tra hệ thống đá cắt của máy. Sau khi kiểm tra an
toàn trước khi máy vận hành xong,đưa vào thực hiện công việc trong quá trình
thực hiện đắc biệt chú ý khi cắt không được tỳ lưới đĩa mạnh quá dấn tới lưới
đĩa bị ngẹt.Nếu đĩa sắt bị mẻ răng, nếu đá thì rất dễ bị vỡ gây ra tai nạn .Khi
ngồi cắt không nên ngồi chính diện với tâm đá cắt, khi làm việc phải có kính
mắt và bảo hộ an toàn không lơ là cảnh giác cao khi sử dụng.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
15
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
- Nghiêm cấm uống rượi bia khi làm việc.
- khi làm việc không được thực hiện đồng thời hai công việc một lúc.
- Sau khi làm việc xong tắt máy kiểm tra an toàn lau chùi máy sạch sẽ.
2.6: Công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng

* Trong phân xưởng c¬ khÝ (thường được bố trí chung hoặc kề bên phân xưởng
hàn ,cắt), thường gặp nhiều trường hợp xảy ra tai nạn cho người lao động.Các
nguyên
nhân chủ yếu gồm.
- Sự bất cẩn trong khi làm việc, thực hiện không đúng các thao tác .
- Không tuân thủ triệt để các nguyên tắc quy định về an toàn lao động.
- Sắp xếp công việc, vật tư, nơi làm việc không hợp lý .
Ngoài ra, nguy cơ về tai nạn, khí độc hại, cháy nổ, có thể xảy ra trong xưởng
hàn ,xưởng gò do đặc trưng công việc cỏ thể có các nguy cơ tai nạn riêng, cần
đặc biệt chú ý để đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm ,an toàn cho
người và trang thiết bị, các yêu cầu cơ bản về an toàn trong phân xưởng bao
gồm :
- Trang bị bảo hộ lao động :Quần áo, giày, găng tay, kính bảo hộ bảo đảm
đúng quy định.
- Khi sử dụng các dụng cụ máy móc có bộ phận quay(máy khoan, máy cưa, máy
uốn ống,máy cắt ),không được tiếp xúc các bộ phận đó.Các bộ phân quay
hoặc truyền động phải có che chắn an toàn.
- Dụng cụ trong khi làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định,
theo thứ tự sử dụng, sử dụng đúng công cụ, đúng phương pháp, kiểm tra
dụng cụ trước khi làm việc.
- Bảo quản và sử dụng hợp lý các loại dầu mỡ, dung dịch làm nguội, sơn.
- Không được sử dụng máy móc khi chưa được chỉ dấn rõ ràng, chưa nắm vững
các quy định an toàn về máy móc đó .Chỉ được sử dụng đúng theo yêu cầu công
việc.
- Trong khi sử dụng máy, phải đứng đúng vị trí, thao tác máy đúng quy định,
dụng cụ phải sắp xếp đúng theo thứ tự.Kiểm tra máy móc trước khi cho máy
hoạt động.Dừng máy và kiểm tra lại sau khi máy sau khi sử dụng .
- Kết thúc công việc, phải làm vệ sinh sạch sẽ máy móc, nơi làm việc, dụng
cụ các phế liệu phải được đưa vào nơi quy định.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu

16
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
- An toàn bản thân,an toàn cho mọi người, an toàn nơi làm việc là quyền lợi,
trách nhiệm, nghĩa vụ, và lương tâm của người lao động.


Bài 3: Cắt phôi bằng ngọn lửa ÔXy - Khí cháy
3.1: Vật liệu và thiết bị dùng trong cắt khí
3.1. Thiết bị cắt khí
3.1.1. Sơ đồ chung của một trạm hàn và cắt khí
Các thiết bị chính của một trạm hàn hoặc cắt bằng khí gồm có các bộ phận
chính sau: Bình chứa ôxy, bình chứa hoặc thùng điều chế axêtylen, khóa bảo
hiểm, van giảm áp, dây dẫn khí, mỏ hàn.
H.2.1. Sơ đồ một trạm hàn và cắt bằng khí
1. Bình chứa ôxy; 2. Bình chứa axêtylen; 3. Van gảm áp; 4. Đồng hồ đo áp
5. Khoá bảo hiểm; 6. Dây dẫn khí; 7. Mỏ hàn hoặc mỏ cắt; 8. Ngọn lửa hàn
3.1.2. Bình chứa khí
Bình chứa khí dùng để chứa khí ôxy và khí axêtylen, được chế tạo từ thép
tấm dày 4 đến 8mm bằng phương pháp dập hoặc hàn. Bình có đường kính ngoài
219 mm, cao 1.390 mm, dung tích 40 lít, trọng lượng 67 kg. Bình chứa ôxy chứa
được một lượng khí có áp suất khoảng 150 at tương ứng với 6 m
3
khí (ở 20
0
C và
1 at) bên ngoài được sơn màu xanh hoặc xanh da trời.
Bình chứa axêtylen chứa được áp suất khí nạp tới dưới 19 at, được sơn màu
vàng. Trong bình chứa bọt xốp (thường là than hoạt tính) và tẩm axêtôn (khoảng
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
17

Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
290đến320 gram than hoạt tính tẩm 225đến230 gram axêtôn/ một lít thể tích
bình chứa).
3.1.3. Bình điều chế axêtylen
Bình điều chế khí dùng để điều chế khí axêtylen từ đất đèn. Trong thực tế,
người ta dùng nhiều loại bình điều chế khí khác nhau, được phân loại theo các
đặc trưng cơ bản:
- Theo năng suất: có các loại nhỏ (dưới 3,2 m
3
/h) và loại lớn (trên 5 m
3
/h).
- Theo áp lực khí: thấp (0,01đến0,1 at), trung bình (0,1đến1,5 at) cao
(1,5đến1,75 at).
- Theo nguyên tắc tác dụng giữa đất đất đèn và nước: đá rơi vào nước, nước
rơi vào đá và đá tiếp xúc với nước Hình (H.1.2) giới thiệu sơ đồ nguyên lý của
một số bình điều chế khí điển hình.




H.2.2. Sơ đồ nguyên lý bình điều chế khí a xêtylen
a) Kiểu đá rơi vào nước b) Kiểu nước rơi vào đá c) Kiểu đá tiếp xúc nước
1) Nước 2) Đất đèn (đá) 3) Nón cấp đất đèn 4) Phễu cấp nước
5) Van điều chỉnh lượng nước 6) ống dẫn khí ra 7) Ghi đỡ đất đèn
Bình điều chế kiểu đá rơi vào nước (H.1.2a) có hiệu suất sinh khí cao (trên
95%), khí C
2
H
2

được làm nguội và làm sạch tốt, nhưng đòi hỏi đất đèn có độ hạt
đều, tốn nhiều nước, kích thước lớn và điều chỉnh phức tạp.
Kiểu bình điều chế nước rơi vào đá (H.1.2b) có kích thước bé, tốn ít nước,
không cần cỡ hạt đều nhưng hiệu suất thấp (85đến90 %), khí C
2
H
2
không được
làm sạch và bị nung nóng mạnh. Hai loại bình trên thuộc loại điều chỉnh lượng
khí bằng cách điều chỉnh lượng chất tham gia phản ứng. Kiểu bình điều chế đá
tiếp xúc với nước (H.1.2c) có kết cấu đơn giản, thuận tiện trong sử dụng nhưng
khí C
2
H
2
cũng không được làm sạch và làm nguội.
3.1.4. Khoá bảo hiểm
Để tránh hiện tượng ngọn lửa cháy ngược theo ống dẫn khí trở về bình điều
chế khí gây nổ bình người ta dùng khóa bảo hiểm. Trong quá trình hàn, do một
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
18
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
nguyên nhân nào đó, lưu lượng khí phun ra ở mỏ hàn hoặc mỏ cắt giảm mạnh
hoặc tốc độ cháy của hỗn hợp tăng, dẫn đến tốc độ cháy của hỗn hợp lan truyền
nhanh hơn tốc độ đi ra của khí sẽ gây ra hiện tượng ngọn lửa quặt. (Ngọn lửa
cháy ngược)
Sự giảm lưu lượng khí xẩy ra khi tiết diện lỗ dẫn khí ở mỏ hàn hoặc mỏ cắt
giảm, ống dẫn bị tắc Sự tăng tốc độ cháy xẩy ra khi nhiệt độ khí và nhiệt độ
môi trường tăng, lượng ôxy tăng
Khoá bảo hiểm được phân loại theo các đặc trưng sau:

1• Theo kết cấu: loại hở, loại kín.
2• Theo lượng tiêu thụ khí: loại nhỏ, loại lớn.


H.2.3. Sơ đồ nguyên lý khoá bảo hiểm
a) Kiểu hở b) Kiểu kín
1) ống dẫn khí vào 2) ống dẫn khí ra 3) Van điều chỉnh
mức nước 4) ống thoát khí 5) Van 6) Van an toàn
Khóa bảo hiểm kiểu hở (H.1.3a) dùng cho bình có áp lực thấp. Khí C
2
H
2
được dẫn vào qua ống (1), đi qua nước vào ngăn chứa khí tới ống (2) đi ra mỏ
hàn hoặc mỏ cắt. Khi có ngọn lửa quặt, áp suất trên mặt nước của của khóa bảo
hiểm tăng lên, đẩy nước dâng lên trong ống (1) chặn không cho khí đi vào, đồng
thời mực nước hạ xuống, miệng ống thoát (4) hở, khí qua ống thoát đi ra ngoài.
Khoá bảo hiểm kiểu kín (H.1.3b), dùng cho bình có áp lực trung bình. Khi
C
2
H
2
dẫn vào qua ống (1), đẩy viên bi của van (5) nổi lên và đi qua van, tập
trung ở ngăn chứa khí, sau đó qua ống (2) đi tới mỏ hàn hoặc mỏ cắt.
Khi có ngọn lửa quặt, áp suất trên mặt nước tăng, viên bi bị đẩy xuống
đóng kín đường dẫn khí, nếu áp suất khí trong van vượt quá giá trị cho phép,
màng chặn của van an toàn (6) bị phá và khí thoát ra ngoài.
3.1.5. Van giảm áp
Van giảm áp là dụng cụ dùng để giảm áp suất khí trong bình chứa xuống áp
suất làm việc cần thiết và tự động duy trì áp suất đó ở mức ổn định. Đối với khí
ôxy áp suất khí trong bình đạt tới 150 at, áp suất khí làm việc vào khoảng 3đến4

at, còn khí axêtylen áp suất trong bình tới 15đến16 at, áp suất làm việc
0,1đến1,5 at.
Trên hình sau trình bày sơ đồ nguyên lý của một số van giảm áp:
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
19
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn


H.2.4. Sơ đồ nguyên lý van giảm áp
a/ Van kiểu thuận; b/ Van kiểu ngịch
1. Đường dẫn khí cao áp; 2. Lò xo phụ; 3. Van; 4. Van an toàn; 5. Đường dẫn
khí ra; 6. Buồng thấp áp; 7. Lò xo chính; 8. Vít điều chỉnh; 9. Màng đàn hồi;
10. thanh truyền
Nguyên lý làm việc: khí được dẫn vào van theo ống (1) và qua ống (5) đi
tới mỏ hàn hoặc mỏ cắt. áp lực khí trong buồng hạ áp (6) phụ thuộc vào độ mở
của van (3). Khi lò xo chính (7) chưa bị nén, van (3) chịu tác dụng của lò xo phụ
(2) và áp lực của khí, đóng kín cửa van không cho khí vào buồng hạ áp (6). Khi
vặn vít điều chỉnh (8), làm cho lò xo chính (7) bị nén, van (3) được nâng lên,
cửa van mở và khí đi sang buồng hạ áp.
Tuỳ thuộc vào độ nén của lò xo chính (7), độ nén của lò xo phụ (2), độ
chênh áp trước và sau van, cửa van (3) được mở nhiều hay ít, ta nhận được áp
suất cần thiết trong buồng hạ áp. Nhờ có màng đàn hồi (9), van có thể tự động
điều chỉnh áp suất ra của khí.
Nếu do một nguyên nhân nào đó, áp suất khí ra (p
2
) tăng, áp lực tác dụng
lên mặt trên của màng đàn hồi (9) tăng, đẩy màng đàn hồi dịch xuống và thông
qua con đội van (3) bị kéo xuống, làm cửa van đóng bớt lại, lượng khí đi vào
buồng hạ áp giảm, làm áp suất khí ra giảm. Ngược lại, nếu p
2

giảm, cửa van (3)
mở lớn hơn, lượng khí vào buồng hạ áp tăng, làm p
2
tăng trở lại.
3.1.6. Dây dẫn khí
Dây dẫn khí dùng để dẫn khí từ bình chứa khí, bình chế khí đến mỏ hàn
hoặc mỏ cắt. Yêu cầu chung đối với ống dẫn khí: chịu được áp suất tới 10 at đối
với dây dẫn ôxy, 3 at với dây dẫn axêtylen, đủ độ mềm cần thiết nhưng không bị
gấp khúc. Dây dẫn được chế tạo bằng vải lót cao su, có ba loại kích thước sau:
- Đường kính trong 5,5 mm, đường kính ngoài không quy định.
- Đường kính trong 9,5 mm, đường kính ngoài 17,5 mm.
- Đường kính trong 13 mm, đường kính ngoài 22 mm.
3.1.7. Mỏ cắt khí
Để cắt bằng khí chủ yếu sử dụng các mỏ cắt dùng nhiên liệu khí. Sơ đồ cấu
tạo chung của chúng đ−ợc trình bày trên hình sau:
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
20
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn

H.2.5. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của mỏ cắt khí
1/ ống dẫn khí C
2
H
2
2/ ống dẫn khí ôxy 3/ Van điều chỉnh dòng C
2
H
2
4/ Van
điều chỉnh dòng ôxy nung 5/ Van điều chỉnh dòng ôxy cắt

6/ ống dẫn hỗn hợp khí cháy 7/ ống dẫn dòng ôxy cắt

Khí axêtylen được dẫn vào ống (1) đi qua van (3), còn ôxy được dẫn vào
ống (2), sau đó phân làm hai nhánh, một dòng đi qua van (4) và tới miệng phun
hút khí axêtylen và hòa trộn tạo ra hỗn hợp cháy để nhận được ngọn lửa nung
nóng, một dòng đi qua van (5) tới đầu mỏ phun để tạo ra dòng ôxy cắt.
3.1.8.Máy cắt khí tự động xách tay (Máy cắt con rùa).
Dể tự động hóa quá trình cắt, làm giảm nhẹ công việc và nâng cao hiệu
suất cắt người ta đá đưa vào máy cắt tự động kiểu xách tay, nhỏ ngọn để dễ cơ
động trên hiẹn trường.Máy chuyển động trên thanh ray định hình nhờ chuyển
động của động cơ một chiều có tốc độ điều chỉnh được bằng núm xoay . Bánh
dẫn hướng đảm bảo máy luân bám theo đường ray, còn bánh dẫn động có nhiện
vụ truyền chuyển động qua hộp giảm tốc.
Hình 2.6 giưới thiêu máy cắt khí tự động xách tay IK-12 Hunter của hãng Koike
Nhật bản.
Thông số kỹ thuật của máy IK-12 Hunter như sau:
- Điện áp sử dụng: 220V xoay chiều, 50/60 Hz
- Tốc độ cắt: 100 – 200 mm/phút
- Động cơ: 24V một chiều, 2800 vòng/phút
- Chiều dày cắt max: 100mm (Khi dùng mỏ cắt số 5)
- Góc nghiêng mỏ cắt: 0 đến 45
0
- Ray cắt : dài 1800mm
- Khối lượng máy: 9,8 kg
3.1.9. Máy cắt chép hình
Máy cắt chép hình IK – 1200.j của hãng Koike Nhật bản.
Đây là loại máy cắt tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Điểm
khác cơ bản của máy cắt chép hình là chuyển động của đầu cắt theo hai trục x , y
được dẫn động bằng hai động cơ riêng biệt điều khiển bởi các thiết bị lấy từ đầu
đọc quang học (Làm nhiệm vụ đọc bản vẽ) thông qua mạch điều khiển. Bản vé

chi tiết cần cắt được đặt trên mặt bàn phẳng, sơn màu đen để đảm bảo độ tương
phản với giấy trắng. Đầu đọc quang học sẽ dò theo các nét vẽ, truyền tín hiệu
đến mạch điều khiển chuyển động của hai động cơ theo hai trục x, y, làm cho
đầu cắt có một chuyển động giống như các đường trên bản vẽ.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
21
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Đặc điểm của máy cắt chép hình là chi tiết được cắt ra giống như kích thước thật
trên bản vẽ. Tùy thuộc váo số đầu cắt mà máy có thể cắt được hai hay nhiều chi
tiết cùng một lúc.
3.1.10. Máy cắt CNC (Điều khiển số bằng máy tính)
Trong máy cắt CNC việc điều khiển chuyển động của mỏ cắt theo hai trục
x,y được thực hiên bởi hai động cơ. Chuyển động của hai động cơ này được điều
khiển bởi một hệ thống điều khiển (Hình 2-7). Bản vẽ chi tiết được vẽ trên máy
tính, thông qua các giao diện để chuyển đổi thành tín hiệu điều khiển chuyển
động của các động cơ sao cho chi tiết cắt được có hình dáng và kích thước giống
như bản vẽ trên máy tính. Đây là loại máy cắt rất hiện đại, năng suất và chất
lượng cao.
Tùy theo kích thước của máy mà có thể bố trí 2, 4, 5 hay nhiều đầu cắt trên một
máy (nên còn gọi là máy cắt giàn). Thông thường máy được bố trí thêm đầu cắt
plasma để cắt thép không gỉ và kim loại màu. Ngoài ra, máy còn có thể được lắp
đặt thêm nhiều thiết bi hiện đại khác như thiết bị tự động đánh lửa, thiết bị tự
động điều chỉnh độ cao đầu cắt, thiết bị phun nước làm mát
Hình 2-7 giới thiệu máy cắt CNC MAXISGAPH do hãng Koike Nhật bản sản
xuất
Máy cắt CNC được ứng dụng rộng rãi, ví như để cắt kim loại dạng tấm trong
nghành đóng tàu. Mặc dầu máy khá đắt, nhưng nghành công nghiệp đóng tàu
với chiến lược phát triển của mình đã đầu tư loại máy này cho nhiều nhà máy.
Để từng bước nâng cao năng suất và chất lượng
3.2.1. Thổi sạch bụi bẩn trước khi lắp van giảm áp

- Quay cửa xử khí về phái trái người thao tác.
- Mở và đóng nhanh van bình khí từ 1
÷
2 lần.
- Để tay quay tại van của bình.
Hình 4.2. Thổi sạch bụi bẩn trước khi lắp van giảm áp
3.2.2. Lắp van giảm áp ôxy
- Kiểm tra gioăng của van giảm áp.
- Lắp van giảm áp ôxy vào bình sao cho lỗ xã khí của van an toàn qua xuống
phía dưới.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
22
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
- Dùng mỏ lết xiết chặt đai ốc.
Hình 4.3. lắp van giảm áp
3.2.3. Lắp van giảm áp axetylen
- Kiểm tra các hư hại của gioăng
- Điều chỉnh phần dẫn khí vào van giảm áp nhô ra khỏi mặt trong của gá kẹp
khoảng 20 mm.
- Để van giảm áp nghiêng khoảng 45
o
.
- Siết chặt gá kẹp.
Hình 4.4. Lắp van giảm áp axeetylen
3.2.4. Nới lỏng vít điều chỉnh van giảm áp
Nới lỏng vít điều chỉnh tới khi quay nhẹ nhàng.
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
23
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
Hình 4.5. Điều chỉnh van giảm áp

3.2.5. Mở van bình khí
- Không đứng phía trước van giảm áp.
- Quay chìa vặn mở van bình khí nhẹ nhàng khoảng 1/2 vòng.
- Kiểm tra áp suất bình khí trên đồng hồ áp suất cao.
- Để chìa vặn trên van bình khí.
Hình 4.6. Mở van bình khí
3.2.6. Kiểm tra rò khí
- Dùng nước xà phòng để kiểm tra.
- Kiểm tra các bộ phận sau:
+ Van bình khí
+ Chổ lắp ghép giữa van giảm áp và bình khí.
+ Chổ lắp đồng hồ đo áp suất.
Hình 4.7. Kiểm tra sự rò khí của van giảm áp
3.2.7. Phần phụ trợ
3.3.1. Bộ bảo hộ lao động
- Tạp dề
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
24
Trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh GT: Chế tạo phôi hàn
- Kính hàn
- Găng tay
- Giày.
Hình 4.8. Các loại dụng cụ bảo hộ lao động
Giáo trình lưu hành nội bộ Biên soạn: Hoàng Thế Hiếu
25

×