Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 112 trang )

I HC HU
TRNG I HC KHOA HC
KHOA A Lí - A CHT

AẽNH GIAẽ IệU KIN ậA CHT
CNG TRầNH VAè
ệ XUT GIAI PHAẽP MOẽNG HĩP LYẽ
CHO CNG TRầNH VN PHOèNG LAèM
VIC CAẽC BAN TẩNH UY
THặèA THIN HU
KHểA LUN TT NGHIP
C NHN A CHT CễNG TRèNH A CHT THY VN
KHểA 34
Giỏo viờn hng dn:
TS. NGUYN èNH TIN
Sinh viờn thc hin:
NGUYN PHC NAM
Hu, 05/2014
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Lời Cảm Ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào mà
không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng
đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và
bạn bè.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS.
Nguyễn Đình Tiến đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Nếu không


có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em
nghĩ bài khóa luận này của em rất khó có thể hoàn
thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn
thầy
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến
quý Thầy, Cô ở Khoa Địa Lý – Địa Chất Trường Đại
Học Khoa Học Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa
luận tốt mà còn là hành trang quý báu để em bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng SDC đã cho phép,
tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty và
giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu.
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong
Khoa Địa Lý – Địa Chất thật dồi dào sức khỏe, niềm
tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình
là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Sinh viên
Nguyễn Phúc Nam
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 9
10
DANH MỤC CÁC HÌNH 11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 12
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu 1
3. Mục đích 2
4. Nội dung nghiên cứu 2
5. Bố cục khóa luận 2
PHẦN CHUNG 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH
TẾ XÃ HỘI 4
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – TỰ NHIÊN 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình – địa mạo 5
1.1.2.1. Địa hình đồi thấp, bóc mòn 6
1.1.2.2. Địa hình đồng bằng 6
1.1.3. Đặc điểm khí hậu 6
1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn- hải văn 10
1.1.4.1. Mạng lưới sông suối 10
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 12
1.2.1. Dân cư 12
1.2.2. Kinh tế 12
1.2.2.1. Du lịch 12
1.2.2.2. Thương mại – dịch vụ 13
1.2.2.3. Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 13

1.2.2.4. Sản xuất nông nghiệp 14
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
1.2.3. Giao thông 14
Chương 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY
VĂN VÀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 15
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT 15
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975 15
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 16
2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 17
2.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 17
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 17
2.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 17
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC 19
THÀNH PHỐ HUẾ 19
3.1. ĐỊA TẦNG 19
3.1.1. Giới Paleozoi 19
3.1.1.1. Hệ Devon, thống hạ hệ tầng Tân Lâm (D1 tl ) 19
3.1.1.2. Hệ Devon, thống trung – thượng, hệ tầng Cò Bai (D2–3 cb): 21
3.1.2. Giới Kainozoi 23
3.1.2.1. Hệ Neogen 24
3.1.2.2. Hệ Đệ Tứ (Q) 26
3.2. MAGMA XÂM NHẬP 31
3.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỨT GÃY 31
3.3.1. Đứt gãy F2 31
3.3.2. Đứt gãy F3 32
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC THÀNH
PHỐ HUẾ 33

4.1. PHÂN TẦNG ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN 33
4.2. MỨC ĐỘ CHỨA NƯỚC CỦA ĐẤT ĐÁ 34
4.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN CỦA CÁC TẦNG CHỨA
NƯỚC 34
4.3.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng 34
4.3.1.1. Tầng chứa nước Holocen (qh) 35
4.3.1.2. Tầng chứa nước pleistocen (qp) 38
4.3.1.3. Tầng chứa nước Neogen (n) 43
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
4.3.2. Các tầng chứa nước khe nứt 44
4.3.2.1. Tầng chứa nước khe nứt trầm Ich Devon, phụ thống trung - thượng, hệ tầng Cò
bai (d2-3) 44
4.3.2.2. Tầng chứa nước khe nứt trầm Ich Devon, phụ thống hạ, hệ tầng Tân Lâm (d1tl).
46
4.4. CÁC THÀNH TẠO RẤT NGHÈO NƯỚC HOẶC KHÔNG
CHỨA NƯỚC 48
4.4.1. Trầm tích sông - biển Holocen, phụ thống hạ - trung, hệ tầng
Phú Bài dưới (amQ21-2pb1) 48
Chương 5: CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG
TRÌNH VÀ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT 49
49
5.1. QUÁ TRÌNH PHONG HÓA 49
5.2. QUÁ TRÌNH XÂM THỰC VÀ BỒI TỤ CỦA SÔNG 50
5.3. HIỆN TƯỢNG NỨT ĐẤT 51
5.4. LŨ LỤT 51
5.5. ĐỘNG ĐẤT 52
PHẦN CHUYÊN MÔN 53

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 53
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 53
1.1.1. Vị trí công trình 53
1.1.2. Quy mô công trình 53
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ĐCCT.
54
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu 54
1.2.1.1. Phương pháp thu thập - xử lý, phân Ich - tổng hợp nguồn tài liệu 54
1.2.1.2. Phương pháp địa chất 54
1.2.1.3. Phương pháp chuyên gia 55
1.2.1.4. Phương pháp bản đồ 55
1.2.1.5. Phương pháp thực nghiệm 55
1.2.1.6. Phương pháp xác suất thống kê và phân Ich tương quan hồi quy 55
1.2.1.7. Phương pháp Inh toán lý thuyết 56
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
1.2.2. Phương pháp khảo sát 56
1.2.2.1. Thu thập tài liệu 56
1.2.2.2. Công tác khoan 56
1.2.2.3. Công tác lấy mẫu 57
1.2.2.4. Công tác thí nghiệm trong phòng 58
1.2.2.5. Công tác thí nghiệm ngoài trời 59
1.2.2.6. Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo 62
1.3. KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT 62
Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU
ĐẤT XÂY DỰNG 63
2.1. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT

ĐÁ 63
2.1.1. Đặc điểm cấu trúc nền đất 63
2.1.2. Tính chất cơ lý nền đất 64
2.2. ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO 72
2.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 72
2.4. CÁC QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC
CÔNG TRÌNH 73
2.4.1. Lũ lụt 73
2.4.2. Hoạt động các đứt gãy kiến tạo 73
2.4.3. Động đất 74
2.4.4. Vấn đề nước chảy vào hố móng 74
2.4.5. Hiện tượng cát chảy 74
2.5. VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỰ NHIÊN 75
2.6. ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 75
Chương 3: TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ
PHỤC VỤ THIẾT KẾ - THI CÔNG CÔNG TRÌNH 77
3.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG 77
3.2. TÍNH TOÁN MÓNG 78
3.2.1. Cơ sở số liệu tính toán 78
3.2.1.1. Tải trọng tác động 78
3.2.1.2. Số liệu các Inh chất cơ lý của đất 78
3.2.2. Trình tự tính toán 78
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 100
SVTH: Nguyễn Phúc Nam

Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) một số trạm
quan trắc khu vực Đồng bằng Thừa Thiên - Huế 8
Bảng 1.2. Giá trị trung bình tháng, năm của một số yếu tố khí hậu 9
Bảng 4.1. Phân chia mức độ chứa nước của đất đá 34
Bảng 4.2. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Holocen
khu vực giàu nước 36
Bảng 4.3. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước
Pleistocen khu vực giàu nước 39
Bảng 4.4. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước
Pleistocen khu vực phong phú nước trung bình 42
Bảng 4.5. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Neogen.
43
Bảng 4.6. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt
hệ tầng Cò Bai (d2-3cb) 45
Bảng 4.7. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt
hệ tầng Tân Lâm (d1tl) 47
Bảng 1.1. Đối với mẫu đất nguyên dạng 58
Bảng 1.2. Đối với mẫu đất không nguyên dạng 58
Bảng 1.3. Suy diễn kết quả SPT theo độ chặt tương đối D 59
Bảng 1.4. Suy diễn kết quả SPT theo B và qu 60

SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Bảng 1.5. Quan hệ giữa N30 và D, ϕ 60
Bảng 1.6. Quan hệ giữa loại đất và trị 10 đến 20 60
Bảng 1.7. Quan hệ giữa C, loại đất, a và N30 61
Bảng 1.8. Đối với đất rời 61
Bảng 1.9. Đối với đất dính 61
Bảng 1.10. Khối lượng khảo sát thực tế 63
Bảng 2.1. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 2 65
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu cơ lý lớp 2 66
Bảng 2.3. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 3 67
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu cơ lý lớp 3 67
Bảng 2.5. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 4 68
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu cơ lý lớp 4 68
Bảng 2.7. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 5 69
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu cơ lý lớp 5 70
Bảng 2.9. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 6 71
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu cơ lý lớp 6 71
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp cơ lý các lớp đất đặt dưới móng 78
Bảng 3.2. Các giá trị tính toán độ lún của các phân tố lớp dưới đáy
khối quy ước 91
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí thép trong đài cọc 97

SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 5
Hình 1.2. Giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí hậu tại trạm quan
trắc Huế 10
Hình 1.1. Vị trí công trình 53
Hình 1.2. Công tác khoan 57
Hình 1.3. Công tác lấy mẫu 57
Hình 1.4. Bảo quản mẫu và công tác mở mẫu trong phòng 58
Hình 1.5. Công tác khoan kết hợp với đóng SPT 62
Hình 3.1. Sơ đồ xác định sức chịu tải của cọc theo đất 81
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cọc trong mặt bằng 83
Hình 3.3. Sơ đồ tính toán độ lún của nền móng cọc ma sát 93
Hình 3.4. Hình vẽ minh họa tháp chọc thủng 95
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐCCT: Địa chất công trình.
ĐCTV: Địa chất thủy văn.
SPT: Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn.
TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng.
tc
0
N
: Lực dọc tiêu chuẩn (T).
tt
0
N
: Lực dọc tính toán (T).
tc

0
M
: Momen tiêu chuẩn tại cốt đế đài (T.m).
tt
0
M
: Momen tính toán tại cốt đế đài (T.m).
tc
Q
: Lực cắt tiêu chuẩn (T).
tt
Q
: Lực cắt tính toán (T).
x
: Giá trị trung bình tính chất cơ lý của tập mẫu.
δ
: Độ lệch quân phương giá trị các tính chất cơ lý.
ν
: Hệ số biến đổi các tính chất cơ lý.
SVTH: Nguyễn Phúc Nam
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Huế được biết đến là một trung tâm văn hóa chính trị lớn của cả nước.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Thừa Thiên Huế đang phát triển
mạnh thu hút được nhiều các dự án đầu từ trong nước cũng như nước ngoài,
đời sông nhân dân ngày càng được cải thiện Mặt khác dân số ngày càng
phát triển, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, do đó việc xây dựng nhà cao

tầng đang là xu thế phát triền hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện nay, Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đang lập đề án đưa
cả tỉnh thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2015. Ngày 11
tháng 12 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua
nghị quyết Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
với mục tiêu đề ra là xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I
trực thuộc trung ương. Để đạt được mục tiêu đó cần có một đội ngũ cán bộ,
viên chức nhà nước để điều hành và quản lý. Dựa trên cơ sở đó, Tỉnh Thừa
Thiên Huế đã đầu tư xây dựng công trình Văn phòng làm việc các Ban của
Tỉnh Ủy Thừa Thiên Huế với diện tích xây dựng 585m
2
.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự phân công của bộ môn
Địa Chất Công Trình, thuộc Khoa Địa Lý – Địa Chất, Đại Học Khoa Học
Huế về thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng SDC. Tôi đã đã tiến
hành liên hệ, thu thập tài liệu về địa chất công tình, địa chất thủy văn… kết
hợp với tổng hợp và xử lý số liệu để hoàn thành nội dung đề tài:
“Đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng
hợp lý cho công trình Văn phòng làm việc các Ban của Tỉnh Ủy Thừa
Thiên Huế”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là môi trường địa chất của khu đất xây dựng
công trình Văn phòng làm việc các Ban của Tỉnh Ủy Thừa Thiên Huế có
xét đến các yếu tố môi trường xung quanh và công trình lân cận.
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 1
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Phạm vi nghiên cứu là trong khu đất xây dựng công trình với tổng
diện tích sàn 2570,1 m

2
tại số 54 đường Hùng Vương - Thành Phố Huế -
Thừa Thiên Huế
3. Mục đích
Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng bao gồn
cấu trúc địa chất và tính chất cơ lý, địa hình – địạ mạo, địa chất thủy văn,
địa chất động lực công trình, vật liệu xây dựng tự nhiên, điều kiện thi công.
Dựa vào các thông tin địa chất công trình thu được để tính toán, đề
xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình.
4. Nội dung nghiên cứu
Thu thập các thông tin địa chất công trình liên quan đến khu vực xây
dựng.
Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng.
Tính toán, đề xuất giải pháp móng cho công trình.
5. Bố cục khóa luận.
Mở đầu
Phần chung
Chương 1: Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên kinh tế, xã hội.
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn và địa
chất công trình.
Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực Thành phố Huế .
Chương 4: Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực Thành phố Huế.
Chương 5: Các quá trình địa chất động lực công trình và tai biến
địa chất.
Phần chuyên môn
Chương 1: Tổng quan về công trình và các phương pháp nghiên
cứu, khảo sát địa chất công trình.
Chương 2: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu đất xây dựng.
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 2
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Chương 3: Tính toán, đề xuất giải pháp móng hợp lý phục vụ thiết kế
- thi công công trình.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 3
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
PHẦN CHUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ
NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu bao gồm thành phố Huế và vùng phụ cận, thuộc
phạm vi đồng bằng Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm
của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt,
đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của
tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với
các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát
triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở
Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất , có hệ thống giao thông thuận lợi
kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh,
thành khác trong cả nước.
Vị trí công trình xây dựng thuộc phạm vi thành phố Huế, được giới
hạn bởi tọa độ địa lý như sau:
Từ 16

0
- 16,8
0
vĩ Bắc.
Từ 107,8
0
- 108,2
0
kinh Đông.
Phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà.
Phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ.
Phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang.
Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân,
cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế
Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 4
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm địa hình – địa mạo
Địa hình thành phố Huế dưới tác động của các quá trình nội sinh và
ngoại sinh thì địa hình biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và kéo
dài hàng trăm triệu năm. Dựa vào đặc điểm độ cao, bề mặt địa hình có thể
chia khu vực nghiên cứu thành 2 dạng cơ bản:
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 5
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
1.1.2.1. Địa hình đồi thấp, bóc mòn.

Các đồi thấp phân bố ở phía Tây – Tây Nam của thành phố Huế
ngoài ra còn có các đồi sót trong phạm vi đồng bằng, là những cảnh quan
thiên nhiên nổi tiếng như đồi Vọng Cảnh, Thiên An, núi Ngự Bình, Thiên
Thai có độ cao trên dưới 100m và các đồi thoải phân bố phía Tây – Tây
Nam. Các đồi có địa hình khá bằng, sườn thoải bề mặt cấu tạo từ các trầm
tích Devon thuộc hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cò Bai. Thảm thực vật chủ
yếu là thông, bạch đàn và các cây bụi khác.
1.1.2.2. Địa hình đồng bằng.
Kiểu địa hình đồng bằng duyên hải phát triển trên các vùng sụt lún
tân kiến tạo. Địa hình này chủ yếu hình thành từ trầm tích sông, biển, đầm
lầy và vật liệu xâm thực từ dãy Trường Sơn được các sông đưa về vào cuối
Neogen – đầu Đệ Tứ. Với diện phân bố khá rộng, ít bị chia cắt, chúng có
độ cao tuyệt đối từ 15 – 10m trở xuống. Hướng nghiêng của bề mặt địa
hình có xu hướng giảm dần và nghiêng từ rìa Tây Nam về Đông Bắc hoặc
từ rìa Tây Bắc về Đông Nam, nghĩa là trùng hợp hướng dòng chảy sông
Hương và các sông suối khác.
Chiếm diện tích khá lớn với độ cao trung bình khoảng 0.5 – 1m, cao
nhất là 10-20m. Địa hình đồng bằng bóc mòn phân bố theo QL 1A, độ cao
thay đổi từ 15-20m. Đồng bằng tích tụ phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như:
Phú Hiệp, Hương Long Thành phần đất đá cấu tạo nên bề mặt đồng bằng
gồm sông, biển, bột sét Holocen (hệ tầng Phú Bài, Phú Vang), ít hơn có trầm
tích cuội cát, bột sét đa nguồn gốc ở ven rìa đồng bằng. Thực vật phát triển
chủ yếu là cây lúa, hoa màu và cây ăn trái. Dựa vào thành phần, mức độ nén
chặt, tuổi của trầm tích và xu thế biến đổi độ cao mặt đất, đồng bằng duyên
hải được xếp vào đồng bằng đầm phá được lấp đầy chưa được hoàn thiện.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và khu vực nội thành thành phố Huế
nói riêng nằm ở phía Nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, chạy song
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 6
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
song với đường bờ biển và kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Các
kiến trúc tân kiến tạo đã quyết định hình thái địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế
thay đổi đáng kể theo chiều thấp dần từ Tây sang Đông. Chính điều kiện
địa hình như vậy đã góp phần tạo nên một chế độ khí hậu khá độc đáo của
tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, vùng nghiên cứu nói riêng là nằm trọn
trong vĩ độ nhiệt đới nên thừa hưởng một chế độ bức xạ phong phú và một
nền nhiệt độ cao.
Thừa Thiên Huế nằm ở cuối Bắc Trung Bộ, trong vùng chuyển tiếp
giữa khí hậu miền bắc và khí hậu miền Nam mà dãy Bạch Mã là ranh giới
khí hậu tự nhiên giữa hai miền lãnh thổ. Đồng thời là nơi diễn ra sự giao
tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm tác động khác
nhau mà hệ quả mang lại là hầu hết các loại thiên tai có ở nước ta đều xuất
hiện như bão, lũ, hạn hán, lốc tố, gió khô nóng, rét đậm
* Chế độ mưa: Khu vực nghiên cứu nằm ở phía đông Trường Sơn
giống như các tỉnh duyên hải Trung Bộ, chế độ mưa chịu sự chi phối của
cơ chế hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và bị tác động của điều kiện địa
hình nên có những đặc điểm khác với Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Trong khi các khu vực khác bắt đầu và kết thúc mùa mưa gắn liền với sự
hoạt động của gió mùa tây nam, thì khu vực duyên hải Trung Bộ nói chung
khu vực nghiên cứu nói riêng lại liên quan mật thiết với gió mùa đông bắc.
Trong năm tồn tại 2 mùa là: Mùa mưa (lượng mưa tháng >100mm
với tần suất (75%) kéo dài 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa
trung bình tháng biến đổi từ 252mm đến 924mm. Mùa ít mưa (lượng mưa
tháng <100mm với tần suất (75%) kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8
với lượng mưa trung bình tháng biến đổi từ 34mm đến 225mm. Lượng mưa
trung bình năm biến đổi từ 2555mm đến 3436mm ( bảng 1.1).
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 7
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) một số trạm
quan trắc khu vực Đồng bằng Thừa Thiên - Huế
(theo Trung tâm dự báo KTTV Thừa Thiên - Huế)
Trạm
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Phú ốc 93 60 35 85 135 100 102 153 314 841 509 271 2698
Huế 95 48 34 47 104 125 71 120 335 762 562 252 2555
Phú Bài 170 76 54 59 77 97 110 121 413 778 515 303 2773
Lộc Trì 187 53 20 63 189 225 75 95 531 924 779 295 3436
Cũng giống như các vùng đồng bằng ven biển Miền Trung, biến trình
năm của lượng mưa của khu vực có 2 cực đại và 2 cực tiểu. Cực đại chính xảy
ra vào tháng 10 với lượng mưa từ 762mm đến 924mm, gây nên mưa lớn và
thường xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong năm. Cực đại phụ xảy ra vào tháng 5
hoặc 6 (dẫn đến mưa tiểu mãn) với lượng mưa từ 77mm đến 225mm. Cực
tiểu chính xảy ra vào tháng 2 đến tháng 4 với lượng mưa từ 34mm đến 85mm.
Cực tiểu phụ vào tháng 7 với lượng mưa từ 71mm đến 110mm.
* Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên
Huế dao động trong khoảng 900mm - 1009mm/năm, bằng từ 30% - 40% tổng
lượng mưa năm. Biến trình năm của bốc hơi ngược với biến trình năm của
lượng mưa, thời kỳ mưa ít nhất có lượng bốc hơi cao nhất và thời kỳ mưa
nhiều nhất có lượng bốc hơi đạt cực tiểu. Nhìn chung khả năng bốc hơi lớn,
mưa ít, nhiệt độ cao đã gây ra một thời kỳ khô hạn ở vùng đồng bằng ven biển
từ tháng 3 đến tháng 8, trong đó tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất.
* Độ ẩm không khí: Khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí cao,
biến đổi từ 83% - 84%. Biến trình năm của độ ẩm tương đối của không khí
ngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí và phân thành 2 mùa rõ

rệt (xem 1.2). Thời kỳ có độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng, từ tháng 4 đến tháng
8 với trị số trung bình từ 73% đến 83%, tuy nhiên trong thời kỳ gió Tây
Nam khô nóng hoạt động mạnh độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 50%
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 8
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
thậm chí có ngày xuống dưới 30%. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa
mưa chính và duy trì ở mức cao đến tháng 3 năm sau. Biến trình ngày của
độ ẩm tương đối có một cực đại vào khoảng 4 - 6 giờ và một cực tiểu vào
khoảng 13 - 14giờ. Nhìn chung độ ẩm tương đối là một yếu tố ít biến động,
độ ẩm trung bình năm có hệ số biến động từ 1 - 2% và trung bình tháng từ
2 - 6%.
* Chế độ nhiệt: Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, được thừa
hưởng một chế độ bức xạ dồi dào, nên đồng bằng Thừa Thiên Huế có một
nền nhiệt độ cao khá tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ
trung bình trong năm biến đổi từ 20
o
C - 30
o
C, có ngày nhiệt độ xuống thấp
đến 13
o
C và lên cao đến 39
o
C. Biến trình năm của nhiệt độ không khí khu
vực thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa, đó là biến
trình đơn gồm một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu về mùa đông, cực
tiểu xuất hiện vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình tháng 20
o

C, cực đại vào
tháng 6 hoặc 7 với nhiệt độ trung bình tháng 30
o
C. Chênh lệch nhiệt độ trung
bình giữa các tháng mùa đông lớn hơn giữa các tháng mùa hè ( bảng 1.2).
Bảng 1.2. Giá trị trung bình tháng, năm của một số yếu tố khí hậu
tại trạm quan trắc Huế
(theo tài liệu Trung tâm dự báo KTTV Thừa Thiên - Huế)
Yếu tố
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ 20.0 21.0 23.1 26.1 28.2 29.3 29.4 28.9 27.1 25.1 23.1 20.7 25.2
Mưa 95 48 34 47 104 125 71 120 335 762 562 252 2555
Độ ẩm 88 89 86 83 78 75 73 75 83 87 89 89 83
Bốc hơi 48 44 65 84 121 133 150 133 82 58 48 43 1009
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 9
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Hình 1.2. Giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí hậu tại trạm quan
trắc Huế
(theo tài liệu Trung tâm dự báo KTTV Thừa Thiên - Huế)
1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn- hải văn.
1.1.4.1. Mạng lưới sông suối.
Khu vực nghiên cứu thành phố Huế và vùng lân cận nằm trong vùng
hạ lưu sông Hương nên địa hình tương đối bằng phẳng , độ dốc của các con
sông nhỏ, lòng sông sông mở rộng uốn khúc nhiều nhánh. Ngoài ra có
nhiều loại hồ tự nhiên và nhân tạo.
Sông Hương: Lưu vực sông Hương có diện tích vào khoảng

3000km
2
, chiếm 3/5 diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sông Hương là
sông lớn nhất ở Thừa Thiên Huế, có tác dụng quan trọng trong đời sống,
kinh tế xã hội của tỉnh.
Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính là: Sông Bồ, Tả Trạch
và Hữu Trạch, bắt nguồn từ các sườn núi thuộc dãy Trường Sơn. Hai
nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch bắt nguồn từ những dãy núi phía nam
thuộc huyện Nam Đông, A Lưới, chảy theo hướng Nam - Bắc về gặp
nhau ở ngã ba Tuần tạo thành dòng chính sông Hương. Sông Bồ xuất
phát từ vùng núi phía Tây Nam thuộc huyện A Lưới, chảy qua vùng rừng
núi thuộc 2 huyện Hương Trà, Phong Điền, qua vùng đồng bằng Quảng
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 10
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Điền, Hương Trà và nhập vào sông Hương ở ngã ba Sình cách Huế
khoảng 8 km về phía Bắc, rồi chảy theo hướng Bắc hoà vào phá Tam
Giang, cuối cùng đổ ra biển theo 2 cửa Thuận An và Tư Hiền.
Lưu vực sông Hương có dạng hình nan quạt, các sông nhánh chính
ngắn và dốc, đoạn trung lưu hầu như không có. Vùng đồng bằng thuộc lưu
vực sông Hương là dãi đất hẹp, có cao độ từ 0m ÷ +10m bị cắt xén bởi
nhiều kênh rạch. Khác với các hệ thống sông khác thường có phân lưu
thoát lũ đổ ra biển bằng nhiều nhánh, hệ thống sông Hương do có đồng
bằng thấp, trũng, mùa lũ không những nước lũ chảy trong sông mà tràn ra
bề mặt đồng bằng, cùng với đầm phá tạo thành một hồ chứa nước rộng lớn
và thoát ra biển bằng 2 cửa Thuận An và Tư Hiền. Về mùa cạn, dòng chính
sông Hương là đường xâm nhập mặn chủ yếu vào sâu trong đồng bằng, ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng nước mặt, nước dưới đất, cũng như sinh hoạt
và sản xuất trong vùng.

Trên diện tích khu vực nghiên cứu sông Hương phân bố ở phía Đông
Nam và Đông, đoạn sông chảy qua có chiều dài 2 km, sâu trung bình 3-5m.
Ngự Hà: Đây vốn là dòng cũ của sông Kim Long chảy bên trong
khu vực Kinh thành được cải tạo lại và đào dài thêm để dẫn nước xuyên
qua Kinh thành từ Tây qua Đông, tạo nên một con sông chảy gấp khúc theo
hình thước thợ. Ngự Hà đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thông
thoát nước trong khu vực Kinh thành, đồng thời cũng là một tuyến giao
thông trọng yếu tại khu vực này.
An Cựu: là tên một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở
phía Nam kinh thành Huế. Sông có nhiều tên gọi như Lợi Nông, Phủ Cam,
Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan, tên phổ biến ở Huế là sông An Cựu. Toàn
bộ dòng sông dài khoảng 30km, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuối
cồn Dã Viên, chảy qua địa phận Thành phố Huế, huyện Hương Thủy rồi đổ
vào phá Hà Trung
Hệ thống hồ ao: gồm khoảng 50 ao hồ nằm rải rác trong khu vực, hệ
thống hồ ao này gồm 2 loại:
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 11
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
Hệ thống ao hồ tự nhiên, hoặc những đoạn cũ của sông Kim Long,
sông Bạch Yến còn lại sau khi xây dựng Kinh thành.
Hệ thống ao hồ nhân tạo, tức hồ ao được đào mới, hoặc những đoạn
sông cũ được cải tạo lại tại các khu vực cung điện, vườn ngự, đàn miếu
Hầu như tất cả hệ thống hồ ao này đều được thông suốt với nhau và
thông ra Ngự Hà bằng một hệ thống cầu cống, mương ngòi khá hoàn hảo.
Bởi vậy, dưới thời Nguyễn, tại khu vực Kinh thành hiện tượng úng ngập
được giải quyết rất nhanh.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.2.1. Dân cư.

Thành phố Huế có 27 phường, phân bố ở hai bên sông Hương, dân số
ước tính là 344.581 (thống kê năm 2012). Mật độ dân số là 4762.56 người/km
2
chủ yếu là dân tộc kinh.
Hiện nay thành phố Huế đang mở rộng đô thị về các vùng phụ cận
nhằm làm giảm sự quá tải về nhà ở, hạn chế ô nhiễm tập trung như khu đô
thị An Vân Dương, An Cựu đang được tiến hành xây dựng.
1.2.2. Kinh tế.
Thành phố Huế phát triển kinh tế chủ yếu ở các lĩnh vực sau:
1.2.2.1. Du lịch.
Thành phố Huế là một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Cố đô Huế đã được tổ chức văn hóa thế giới UNESCO công nhận là di sản
văn hóa của thế giới. Với di sản văn hoá phi vật thể là Nhã nhạc Cung đình
Huế cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.
Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, đặc sắc gắn liền với các sự kiện như festival
Huế, festival làng nghề truyền thống, năm Du lịch quốc gia… Tổ chức nhiều
hoạt động, lễ hội văn hoá, văn nghệ, triển lãm với quy mô, chất lượng thu hút
lượng lớn nhân dân và du khách trong ngoài nước đến Huế. Các khách sạn, cơ
sở lưu trú, các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục
vụ du khách; các tour, tuyến du lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 12
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Đình Tiến
thác có hiệu quả. Doanh thu du lịch năm 2012 ước đạt 1.215,1 tỷ đồng, tăng
21,1% so cùng kỳ; tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt: 1.732 nghìn lượt
khách, tăng 12,1% so với cùng kỳ; tổng ngày khách ước đạt: 3.461 nghìn
ngày khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
1.2.2.2. Thương mại – dịch vụ.
Thương mại – dịch vụ tiếp tục giữ được mức phát triển ổn định và

đạt mức tăng trưởng khá.
Hệ thống các siêu thị, chợ trên địa bàn tiếp tục được đầu tư nâng cấp,
hàng hoá được sắp xếp gọn gàng, thông thoáng, công tác bảo vệ được tăng
cường và đảm bảo an toàn không để xảy ra tình trạng cháy, nổ đảm bảo an
ninh trật tự trên địa bàn chợ. Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư trên
địa bàn tiếp tục được quan tâm, quản lý nhà nước về các hoạt động thương
mại được tăng cường.
Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt trên
60 triệu USD đạt 100% kế hoạch năm (kể cả xuất khẩu tại chỗ)( năm 2012).
Các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạc liên
tục được đổi mới về công nghệ phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của khách
hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển, chính sách giảm
lãi suất, tăng nguồn vốn cho vay đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất
kinh doanh cũng như tiêu dùng.
Hoạt động giao thông vận tải phát triển ổn định và đạt mức tăng
trưởng khá, đáp ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của người dân.
Tổng doanh thu ngành ước đạt 542,285 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
1.2.2.3. Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.
Trên địa bàn Thành phố năm 2012 vẫn còn gặp nhiều khó khăn do
giá cả một số vật tư nguyên, nhiên liệu sản xuất tăng ảnh hưởng đến đầu ra
của sản phẩm cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên sản
xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố chủ yếu nhỏ lẻ nên ít bị tác động,
tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục giữ được ổn định. Nhiều mặt hàng xuất khẩu
SVTH: Nguyễn Phúc Nam 13
Lớp: ĐCCT – ĐCTV K34

×