Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
Lời nói đầu
Giai quyết tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước, nhàm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, tình đoàn kết
trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi vi phạp
pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra.
Qua hơn 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 1993 đấ thu được kết quả
quan trọng trong việc bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên đất
đai quốc gia, đảm bảo cơ chế nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước về đất
đai. Tuy nhiên, do tác động nhiều mặt của cơ chế thị trường, mà trực tiếp là
quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu theo vùng, tiếu vùng làm phát
sinh tranh chãp phức tạp, kéo dài, thậm chí có nơi đâ trở thành điểm nóng.
Nguyên nhân phát sinh tranh chấp là dân không có thói quen cắm cột
mốc, quá trình canh tác bị sai lệch hoặc chuyển nhượng, tặng, cho không
làm đầy đủ các thủ tục hợp lệ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các cơ
quan chức năng gặp không ít khó khăn khi tìm chứng cứ để xác định tính
khách quan của vu kiện, thậm chí có nhiều trường hợp phải suy đoán theo
lập luận của các bên. Từ đó, xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp, thư gửi
nhiều nơi và qua nhiều cấp giải quyết mà các bên vẫn khiếu nại.
Luật Đất đai năm 2004 ra đời, đánh dấu một bước tiến mới trong
công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Luật xác định rõ: tranh chấp đất đai
có thể giải quyết thông qua hai con đường hành chính và tố tụng hành
chính. Bằng thủ tục hành chính, sẽ chỉ có hai cấp giải quyết một tranh chấp
và Chủ tịch UBND cấp tĩnh có quyền đưa ra quyết đính giải quyết khiếu
nại cuối cùng. Với trường hợp các bên tranh chấp đã có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy từ hợp pháp khác, nếu không
đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền lựa chọn một trong
hai phương án; Khiếu nại lên cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện ra Toà.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
Việc quy định '"hai cấp” trong giải quyết tranh chấp đất đai se tháo
gỡ những khó khăn đáng kể cho các cơ quan chức năng, hạn chế đến mức
thấp nhất kiện tụng kéo dài. Thế nhưng lại đặt ra cho nhà quán lý một trách
nhiệm rât nặng nề. Đó là làm sao vừa đảm bảo tiến độ thời gian, vừa đảm
bảo tính chính xác của sự việc. Muốn vậy, trước hết cần phải có đội ngũ
cán bộ chuyên môn am hiểu pháp luật, công tâm và có tinh thần trách
nhiệm cao.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước Việt Nam. pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, việc cải cách thủ tục hành chính và
nâng cao hỉệu quả hoạt động của công tác giải quyết đơn thư khiếu tố của
công dân có ý nghĩa - vị trí - vai trò hết sức quan trọng, Bên cạnh đó, việc
làm tốt công tác xây dựng luật pháp “hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, phát huy dân chủ ở cơ sở và
tăng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Nhà nước các cấp, đặc biệt
là cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết.
Từ sự nhận thức trên, với một ít kinh nghiệm thực tiễn làm công tác
quản lý và những kiến thức đã tiếp tục được trong quá trình học tập, nghiên
cứu ở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước khóa 3 tại Trường Chính
trị tỉnh Hòa Bình, tôi lựa chọn tiểu luận với đề tài: "Xử lý tình huống trong
lĩnh vực đất đai tại thị trần B, huyện C” vối mong muốn góp phần nghiên
cứu, khảo nghiệm, vận đụng đđề giải quyết có hiệu quả, kịp thời các yêu
cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo - của công dân, tổ chức trong giai đoạn
hiện nay.
Tuy nhiên, đây là một vấn đê mang tính lý luận, gắn với thực tiễn.,
do thời gian có bạn và khả năng của bản thân vẫn còn nhiều điều cần phải
bổ cứu, bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót cần bổ sung, tôi mạnh dạn dẫn ra đây
để được trao đổi cùng các bạn đồng học và mong được sự góp ý, chính lý
của Thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp cho bản thân có
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
thêm kiến thức, kinh nghiệm trong: hoạt động thực tiễn và trong phạm vi
chức năng nhiệm vụ được giao.
Phần thứ nhất
Mô tả tình huống
Ông Nguyễn Vãn A đi bộ đội chiến đâu ở chiến trường miền Nam,
khi phục việc trở về quê hương, năm 1979 gia đình ông được UBND thị
trấn B cấp cho lô đất mang tên Nguyễn Văn A với diện tích 360m2 ở khối
9 - Thị trân B - Huyện C. Gia đình ông lúc bây giờ gồm có 5 người; Hai vợ
chồng Ông, anh con trai cả tên là Nguyễn Văn D, anh con trai thứ tên là
Nguyễn Văn L và anh con trai út tên là Nguyễn Văn M. Do đặc điểm xung
quanh lô đất được cấp là ao tự nhiên chưa gia cho bộ nào quản lý cho nên
trong quá trình sử dụng đất gia đình ông A đã cải tạo lấp ao để mở rộng
diện tích vườn trồng rau cho gia đình.
Vào năm 1992, UBND thị trấn có chủ trương làm đường liên khối đi
qua lô đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông A chia nó thành 2 mảnh,
một mảnh có nhà ở và một mảnh đã trồng hoa màu, Trong năm 1992, ông
A cưới vợ cho anh con trai cả là Nguyễn Văn D, vợ chồng anh Nguyễn
Văn D cùng ở chung với gia đình ông, cũng trong năm này ông Nguyễn
Văn A đã thuê xe đố đất và cải tạo phần đất đang sử dụng canh tác trồng
hoa màu, mục đích cải tạo thành đất ở. UBND thị trấn viết giấy mời ông A
lên xuất trình giấy tờ về quyền sử dụng đất của ông A, cán bộ địa chính thị
trấn B cho rằng đất của gia đình ông A thừa diện tích. Cán bộ địa chính
hướng dẫn cho ông A về làm đơn xin giao đất làm nhà cho con trai cả của
ông tên là Nguyễn Văn D và gửi cho thị trấn để giải quyết Theo hướng dẫn
của cán bộ địa chính thị trấn, ông Nguyễn Văn D (con trai cả của ông
Nguyễn Văn A) đã làm đơn và được UBND thị trấn B giao 100m
2
trên diện
tích lô đất mà gia đình ông A đang trồng hoa màu đế làm đất ở, đồng thời
UBND thị trấn thu của ông A 6,000,000 đồng tiền kinh tế đất. Còn lại
130m
2
, UBND thị trấn sử dụng làm mương thoát nước với điện tích 25m
3
,
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
đồng thời đền cho gia đình ông A 3.000,000 đồng tiền hoa mùa. Diện tích
con lại gia đình ông A vẫn dùng để trồng rau màu khoảng 100m
2
. Tháng
01/2007 UBND thi trấn B đã làm thổ tục giao 100m
2
còn lại mà ông A đang
trồng rau màu cho bà Đặng Châu M làm Nhà ở và thu của bà M 60.000.000
đồng. Khi bà M tiến hành thí công xây đựng Nhà ở, gia đình ông A phản
đối. UBND thị trấn có giấy mời ông A lên trình, bảy giấy tờ về quyền sử
dụng đất, qua xem xét UBND thị trấn thông báo là diện tích đất còn lại mà
ông A đang sử dụng trồng rau màu là điện tích thừa không phải đất còn lại
mà ông A đang sử đụng trồng rau mầu là diện tích thừa không phải đất sử
dụng hợp pháp của gia đình ông, UBND thị trấn có quyền giao đất có thu
tiền cho người khác sử dụng.
Từ diễn biến sự việc đó, ngày 09/2/2007 ông Nguyễn Văn A đã làm
đơn khiếu nại gửi UBND thị trấn B - huyện C, tinh HB với nội dung không
nhất trí với cách giải quyết UBND thị trấn, về diện tích đất trồng hoa màu
của gia đình ông, ong cho rằng diện, tích đất hợp pháp của gia đình ông là
360m
2
nay phải đo đủ cho gia đình số diện tích đó.
Trên cơ sở đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A công dân khối 9 -
Thị trấn B - Huyện C, UBND thị trấn, đã giao cho cán bộ phụ trách đô thị,
địa chính, tư pháp và các thành viện có liên quan xác minh sự việc và tham
mưu để UBND thị trấn có thông báo số 04 ngày 25/03/2008 với nội dung:
"Diện tích đất mà gia đình ông Nguyễn Văn A trồng rau là do gia đình tự ý
khai phá, nằm ngoài diện tích đất mà UBND thị trấn B cấp, hiện đã chấm
dứt quyền sử dụng đất sau khi đi được đền bù hoa lợi, gia đình đã làm đơn
nhất trí nhận 3.000.000 đ tại thời điếm năm 1996”. Do không đồng ý với
cách giải quyết đó nên ông Nguyễn Văn A tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi
UBND Huyện C với nội dung như trên và khẳng định không đồng ý với
cách giải quyết của UBND thị trấn B
Nhận được đơn tiếp tục khiếu nại của ông A ngày 02/5/2008 UBND
huyện B đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-UB về việc thành lập đoàn
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
thanh tra giải quyết đơn khiếu nại ông Nguyễn Văn A khối 9 - Thị trấn B -
Huyện C - Tỉnh B gồm các thành viên như sau: Phòng Tài nguvên Môi
trường, Phòng Thanh tra, Quản lý đô thị huyện và Chủ tịch UBND thị trấn
B. Đoàn có nhiệm vụ tiến hành xác minh, kiểm tra làm rõ những nội dung
trong đơn khiếu nại của ông NguvễnVãn A và kiến nghị, báo cáo Chủ tịch
UBND huyện C xử lý.
Quả trình xác minh hồ sơ địa chính hiện đang lưu tại UBND thị trấn
A cho thấy
+ Tại hồ sơ địa chính lập năm 1991. thì sổ mục kê ruộng đất lập ngàỵ
15/5/1991 và bản đồ địa chính (Tờ số 2 trang 50) có tên ông Nguyễn Văn A
đăng ký thữa đất có ký hiệu là 200a với diện tích, là 360m
2
, số liệu diện
tích này trùng với số liệu ông Nguyễn Văn A khiếu nại trong đơn, Tại thời
điểm này đường liên khối chưa được phản ảnh lên bản đồ.
Năm 1992 đường liên khối được nâng cấp và mở rộng, phần diện
tích đường đi qua thừa đất của ông Nguyễn Văn A là 60m
2
. Trong bản đồ
địa chính phản ánh ở thời điểm này thì thửa đất 200a do ông Nguyễn Văn
A sử đụng được tách thành 2 thửa cụ thể là:
Thửa 90, tờ bản đồ 12 có diện tích là 105m
2
đất đo ông Nguvễn Văn
L sử dụng nhưng trong giấy chửng nhận quyền sử dụg đất thì do ông
Nguyễn Văn A đứng tên sử dụng.
-Thửa 91, tờ bản đồ 12 có diện tích 190m
2
đất do ông Nguyễn Văn A
đứng tên sử đụng.
Tại thời điểm này đo đường liên khối đã mở rộng và nâng cấp cho
nên diện tích hai thửa đất này tại hai thời điểm năm 1991 và 1992 có sự
chênh lệch về diện tích
Đối chiếu với hồ sơ địa chính được lập năm 2002 thì tại bản đồ chính
quy số 20 cho thây thửa đất này đã từng mang số hiệu 200a, có điện tích
360m2 năm 1991 của gia đình ông Nguyễn Văn A nay đà được chia làm 3
thửa:
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
- Thừa 90. điện tích 96m2 thực tế hiện nay do ông Nguyễn Văn L sử
dụng nhưng trong giấy chứng nhân quyền sử dụng đất thì do ông Nguyễn
Vãn A đứng tên sử dụng.
- Thửa 80, diện tích 89m đo ông Nguyễn Thanh Tùng sử dụng do
nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn A.
- Thửa 92, diện, tích 112m
2
do ông Nguyễn Văn A và con trai là ông
Nguyễn Văn M sử dụng, hiện nay đi được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cũng mang tên ông Nguyễn Văn A
Tổng diện tích 3 thửa đất là 297m
Đối chiếu với hồ sơ mà ông Nguyễn Văn A cung cấp gồm có:
Giấy chứng nhận đất ở đứng tên ông Nguyễn Văn A được sử dụng
với diện lích 360m2 gồm 130m2 diện tích đất ở và 230m2 diện tích đất
giao cho gia đình sử dụng sản xuất tại khối phố 9 Thị trấn B do ông Phan
Thanh H ký nhưng không đề thời gian,
Như vậy đốí chiếu với hồ sơ địa chính hiện đang lưu giữ tại UBND
Thi trấn B và các giấy tờ do ông Nguyễn Vãn A cung cấp, thì thửa đất.
mang số hiệu 200a vởi diện tích 360m được lập trong bản đồ địa chính năm
1991 của gia đình ông Nguvễn Văn A sử dụng đã có biến động về diện
tích. Nguyên nhân là do đường liên khối đã được mở rộng và nâng cấp đã
cắt ngang qua một phần diện, tích của thửa đất này, đồng thời do có một
phần diện tích đã được chuyền nhượng cho ông Nguyễn Thanh Tùng, đo đó
diện, tích đất của gia đình ông A hiện nay chỉ còn 205m
2
giảm 115m
2
.
Theo báo cáo của UBND thị trấn B, việc UBND thị trấn quyết định
mở rộng và nâng cấp con đường liên khổi được thực hiện với chủ trương
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” không đền bù việc giải phóng mặt bằng,
chỉ thực hiện đền bù hoa màu nếu có, theo hồ sơ làm đường còn lưu lại thì
diện tích đất vườn của ông À được thu hồi (không đền bù) để làm đường là
60m
2
.Theo biên bản họp khối, các hộ gia đình của ông A đã ký hợp đồng
ký giao đất không phải đền bù. Vậy diện tích đất ở và đất vườn của gia
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
đình ông A chỉ còn 297m
2
là chính xác (kể cả số diện tích ông A đã chuyển
nhượng cho ông Nguyễn Thanh Tùng).
+ Tại bản đồ địa chính lập năm 1991, phần diện tích mà gia đình ông
Nguyễn Văn A cải tạo trồng hoa màu được thể hiện là thửa đất không có số
thửa (còn để trống) thuộc quyền quản lý của UBND thị trấn B. Năm 1996
UBND thị trấn B quy hoạch phần diện tích đất ao này đề cấp đất xen canh
và xây dựng mương thoát nước đi qua. Có 3 hộ tự cải tạo phần diện, tích
đất ao hoang này để trồng rau, được UBND thì trấn bồi thường hoa màu
trên đất, Qua kiểm tra hồ sơ đang lưu giữ tại thị trấn đoàn thanh tra đã nhận
thấy ngày 10/6/1996 ông A đã làm đơn xin bồi thường hoa máu và đã
được UBNĐ thị trấn, xác nhận có khai hoang đất và đã hỗ trợ tiền hoa màu
3.000.000đ, tại phiếu chi số 285 ông  ký nhận đủ sổ tiền này. Ông Lâm
Công Anh đã sử dụng phần diện tích đất ao liền kề đế trồng rau cũng được
UBND thị trấn đền bù 2.800.000đ, ông Trần Vãn Nhật cũng được đền bù
3.000.000d. Năm 2007 UBND thị trấn B đã cấp đất giao cho bà Đặng Châu
M sử dụng. Tại biên bản xác nhận giao nhà đất đo UBND thị trấn B lập
ngày 02/12/2007 đã xác định rõ là giao cho bà M 100m
2
đất ao hè thị trấn,
thu hồi của ông A đê sử đụng vào mục đích làm nhà ở và bà M phái nộp
một khoảng tiền 60 triệu đồng và UBND thị trấn B đã thu của bà M số tiền
60 triệu đồng tiền thu lệ phí xây dựng phúc lợi hạ tầng và tiền sử đụng đất.
Trên cơ sở kết quả báo cáo xác minh kiểm tra kiến nghị của Đoàn
thanh tra Liên ngành, Chủ tịch UBND huyện đã có Quyết đính số
1229/QĐ-UB ngày 08/6/2008 về việc giải quyết đơn khiếu nại ông Nguyễn
Văn A, khối 9 - Thị trấn B - huyện C với nội dung như sau; “Việc ông
Nguyễn Vãn A khiếu nại UBND thị trấn B lấy đất mà UBND thị trấn B
quy hoạch cấp xen canh cho ba Đặng Châu M năm 2007 nguyên là đất ao
hoang do UBND thị trển quản lý được thể hiện tại hồ sơ địa chính nêu trên
hiện đang lưu giữ tại thị trấn B, gia đình ông Nguyễn Văn A chỉ cải tao một
phần điện tích đất đế trồng hoa màu và đã được UBND thì trấn B đền bù
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
3.000.000đ. Gia đình ông Nguyễn Văn A không có hồ sơ giấy tờ đế chứng
minh quyền sử dụng đất đối với thửa đất đã nêu trên; đồng thời gia đình
ông A cũng không thực hiện nghĩa vụ Nhà nước đối với phần điện tích đó.
Giao cho UBND thị trấn B hướng đẫn các hộ gia đình có liên quan làm thủ
tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp
luật và nghiêm túc kiêm điểm các cá nhân liên quan đến việc bán đất cho
hai hộ Nguyễn Văn D và Đặng Châu M. Đất của hai hộ này sẽ được xử lý
theo quy định của Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất.
Thửa đất mang số hiệu là 200a với diện tích là 360m2 được lập trong
bản đồ địa chính năm 1991 của gia đình ông Nguyễn Văn A đang sử dụng
hiện nay có biến động về diện tích đất, nguyên nhân do đường liên khối
được mở rộng và nâng cấp đã cắt ngang một phần của thửa đất nào (60m
2
),
đồng thời do có một phần đã được chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thanh
Tùng. Việc UBND thị trấn quyết định mở rộng và nâng cấp con đường liên
khối được thực hiện với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã
được nhân dân trong khối bàn bạc dân chủ, thống nhất mở đường không
nhận tiền đền bù, nếu diện tích làm đường không năm trong khu vực công
trình nhà ở đã xây dựng của dân, chỉ đền bù hoa màu (nếu có); tại thời
điểm UBND thị trấn B chủ trương thi công đường liên khối thì gia đình
ông Nguyễn Vãn A đã ký biên bản thống nhất không đền bù, nên trả lời
cho gia đình ông A biêt là sự việc đã được giải quyết xong trong năm 1992
(thời điểm làm đường liên khối),
Sau khi nhận được quyết định giải quyết đtm khiếu nại của Chủ tịch
UBND huyện C. Ông Nguyễn Văn A vẫn không nhất trí với cách giải
quyết của Chủ tịch UBND huyện C, đồng thời tiếp tục viết đơn khiển nại
ngày 28/6/2008 đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chú tịch
UBND huyện c lên Chủ tịch UBND tinh với nội dung: Không công nhận
các nội dung tại Quyết định số 1229/QĐ-UB ngày 28/5/2008 của Chu tịch
UBND huyện C, về việc giải quyết khiếu nại của gia đình ông.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
Phần thứ hai
Xác định mục tiêu xử lý
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải sớm giải quyết dứt điếm vụ việc
này và làm bắt cách nào để nâng cao biện quả giải quyết, đáp ứng tình hình
hiện nay. Xét thấy đây là một vụ khiếu kiện kéo dài, phức tạp đụng chạm
đến vấn đề đất đai là vấn đề nhạy cảm, bức xúc, cấp bách cần giải quyết
ngay vớí mục tiêu:
- Xử lý dứt điếm vụ khiếu nại kéo dài lên tất cả các cấp, các cơ quan
có thấm quyền, đúng điểm đừng theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và
Luật Đất đai hiện hành (quyết định giải quyết cuối cùng).
- Việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A phải đảm bảo
đúng pháp luật, hợp lý? hợp tình, bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp
pháp của ông Nguyễn Văn A là người sử dụng đất đang khiếu nại tiếp.
- Phải khắc phục được tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong
tình hình hiện nay, nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh
vực quản ]ý và sử dụng đất đai, bảo vệ uy tín, củng cố lòng tin của công
dân đối với chính quyền địa phương các cấp.
- Xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với mọi hành vị vi phạm
pháp luật về Đất đai, khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chức, chính quyền có
liên quan đến vụ việc khiếu nại kéo dài, phức tạp này.
- Thông qua việc giải quyết thấu tình đạt lý vụ việc khiếu nại của ông
Nguyễn Văn A, khối 9, thị trấn B , huyện C để góp phần tuyên truyền phổ
biến giáo dục ý thức tuân thủ nghiêm minh các văn bản pháp luật đất đai và
pháp luật khiếu nại tố cáo đối với cá nhân ông A, UBND thị trấn B, UBND
huyện c và các cơ quan tổ chức có liên quan.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
Phần thứ ba
Phân tích nguyên nhân và hậu quả
1. Nguyên nhân:
Vụ việc này đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do một số
nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Trong một thời gian dài, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng,
quy trình quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học. Hồ sơ địa chính, tài liệu
lịch sử làm căn cử giải quyêt không đầy đủ.
- Các chính sách, văn bản pháp luật cúa Nhà nước về quán lý đất đai
có nhiều thay đổi, có những vấn đề chưa thật cụ thể. Mặt khác, công tác
cập nhật văn bản pháp luật của cán bộ cơ sở còn yếu, vì vậy việc vận dụng,
thực thi trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
- Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao, vì vậy đã tác động
đến việc khiếu kiện đòi quyền lợi có phần thêm gay gắt.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ quản Ịý hành chính Nhà nước nóỉ chung vê đất đai của các
cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở còn bất cập.Công tác quản lý đất đai
trong một thời gian dải còn buông lỏng, chưa được chú trọng, hồ sơ địa
chính của thửa đất (là căn cứ quan trọng để giải quyết vụ việc) không đầy
đủ, không cập nhật,thiếu chặt chẽ; thủ tục hành chính không đảm bảo.
- Đối với UBND thị trấn B đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước của thị
trấn qua các thời kỳ về đất đai còn non yếu về chuyên môn, kém hiểu biết
pháp luật về đất đai, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa tôn trọng các quy
định về pháp luật đất đai, cho nên đã tham mưu cho UBND thị trân có hành
vi, quyết định hành chính giao đất, thu đất, thu tiền sử đụng đất trái với quy
định của pháp luật về đất đai, về thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, đền bù
thiệt hại về đất dẫn đến công dân khiếu nại kéo dài, nhiều cấp, chậm giải
quyết dứt điểm. Mặt khác chưa kịp phát hiện và ngăn chặn những việc làm
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
sai trái của công dân dẫn đến sự việc phức tạp và có khả năng gây hậu quả
không tốt về an ninh, trật tự. Cụ thể khi ông A san lấp ao hoang để sản xuất
với ý đồ đế chiếm riêng, cán bộ địa chính thị trấn không báo cho ông A biết
đó là việc làm sai luật và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, làm cho ông A
ngộ nhận đó là đất riêng của mình nên đã khiếu kiện sai và kéo dài.
- Về phía ông NguyễnVăn A chưa có ý thức tự giác tìm hiểu để nhận
thức đúng đắn và đầy đủ các quy định của pháp luật đất đi và pháp luật
khiếu nại tố cái dẫn đến những thiếu sót, sai phạm kéo dài ngày càng phức
tạp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất làm cho chính
quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền phải đố nhiều công sức thời
gian, kinh phí vào việc giải quyêt việc khiếu nại tưởng chừng như rất đơn
giản.
2. Hậu quả:
- Một khi sự việc tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm
thì việc khiếu nạí sỗ kéo dải, làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung cúa
những người liên quan, của gia đình cha con ông A và gây mất ổn định tình
hình an ninh - trật tự xã hội trên địa bàn khu dân cư,
- UBND thị trấn B buông lỏng quản lý quỹ đất thiếu trách nhiệm
trong quản lý đất đai, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa
đầy đủ không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai, việc chỉnh lý biên động đất
đai không được theo dõi và có biểu biện lợi ích cục bộ của thị trấn cho nên
đã có những quyết định về thu hồi, giao đất và thu tiền sử dụng đất đai trái
với quy định của Luậ Đất đai và nguyên tắc quản lý kính tể, tài chính của
Nhà nước, vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN trongq uản lý đất đai, kinh
tế - tài chính, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với sự quản lý
điều hành của Nhà nước nói riêng, Chủ trương, chính sách của Đảng và
Pháp luật Nhà nước ta nói chung.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
Phần thứ tư
Xây dựng, lựa chọn phương án
Việc giải quyết khiếu nại đòi hỏi phải được phân loại theo tính chất
vụ việc từ đơn giản đến phức tạp, để kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý
phù hợp,Những vụ việc có tính chất tranh chấp trong nội bộ nhân dân, việc
xử lý thuận lợi hơn, những trường hợp có sự tham gia và chỉ dẫn của một
số kẻ lợi dụng dân chủ thì thường hêt sức khó khăn và phức tạp. Do đó, khi
giải quyết khiếu kiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức
năng nhằm xác định và hạn chế hoạt động của các đối tượng lợi dụng dân
chủ, lợi dụng quyền khiếu nại để kích động, xúi giục, lôi kéo, tổ chức đông
người đi khiếu kiện.
Để vụ việc khiếu nại cụ thế của ông Nguyễn Văn A được giải quyết
dứt điểm thấu đáo, phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền
và lợi ích bợp pháp của các bên, tác giả cân nhân nhăc giữa 03 phương án
sau:
1. Phương án thứ 1:
- UBND thị trấn B giải quyết đền bù cho gia đỉnh ôngA
- UBND Tĩnh cho phép UBND thị trấn B và UBND huyện C làm thù
tục hợp thức hoá giấy từ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các
hộ đã được UBND thị trấn giao đất và đã thu tiền sử dụng đất.
Phương án này có ưu và nhược điém sau;
*ưu điểm:
- Khiếu nại sẽ kết thúc, giải quyết được vấn đề ở khía cạnh “tình”,
công dân (cả ông A và bà M đều vui vẻ).
- Nhà nước thể hiện sự linh động trong điều hành, quản lý (Do diện
tích lô đất nhở, giá đền bù là nông nghiệp không cao).
* Nhược điếm:
- Khía cạnh “lý” không đảm bảo, không tuân thủ nghiêm các quy
định cúa pháp luật đất đai, ảnh hưởng đến pháp chế XHCN.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
- Tạo tiền lệ cho những hộ khác cung trong diện có đất bị thu hồi để
làm đường liên khối khiếu nại đòi đền bù.
2. Phương án thứ 2:
Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ Luật khiếu nại tô cáo nãm 1998
(sửa đổi 2006) quy định thời hạn khiếu nại quyết định hành chính, bành ví
hành chính đê có văn bản bác đơn khiêu nại của ông Nguyễn Văn A vì việc
thu hồi đất xẩy ra năm 1992 đă hết thời hiệu giải quyết.
Phương án này có ưu và nhược điém sau:
*Ưư điểm:
Việc khiêu nại buộc phải dừng lại trước những quy định rõ ràng của
pháp luật, bớt đi một “gánh nặng” cho cơ quan có thấm quyền.
*Nhược điếm:
Nếu giải quyết theo phương án này sẽ quá đơn giản, phiển diện, một
chiều không thuyết phục và bộc lộ sự mâu thuẫn trong việc giải quyết
khiếu nại của nhân dân giữa các cấp chính quyền vi việc khiếu nại đó được
UBND thị trấn B thụ lý giải quyết và UBND huyện C giải quyết. Nếu
UBND tỉnh không thụ lý để giải quyết sẽ làm mất lòng tin của nhân dân đối
với chính quyền và công dân sẽ khiếu nại vượt cấp làm cho vụ việc càng
thêm phức tạp.
3. Phương án thứ 3:
- Việc ông Nguyễn Văn A khiếu nại UBND thị trấn B lấy đất của gia
đỉnh ông để cấp xen dắm cho bà Đặng Châu M là không có cơ sở giải quyết
bởi vi Thửa đất mà UBND thị trấn B quy hoạch cấp xen dắm cho bà Đặng
Châu M năm 2007 nguyên là đất ao hoang do UBND thi trấn B quản lý,
ông Nguyễn Văn A chỉ cải tạo một phần diện tích đê trồng hoa màu và sau
khi thu hồi ông A đã thoả thuận, UBND thị trấn B đã đền bù cho gia đình
ông 3.000.000đ.Gia đình ông Nguyễn Văn A không có hồ sơ giấy tờ đế
chứng minh quyền sử dụng đất đií với thửa đất đã nêu trên, đồng thời gia
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
đình ông A cũng không thực hiện nghĩa vụ cho Nhà nước đối với phần diện
tích đất đang sử dụng trồng hoa màu.
- Việc ông Nguyễn Vãn A khiếu nại UBND thị trấn B cẳt vườn của
gia đỉnh ông đê làm đường liên thôn mà không được đền bù là không có cơ
sở để giái quyết vì; Con đường liên khối được UBND thị trấn B chủ trương
xây dụng theo phương án “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được nhân
dân trong khối (Trong đó có gia đình ôngA) bàn bạc thống nhất biểu quyết
và cùng ký biên bản về việc thu hồi đất vườn để làm đường liên khối không
đền bù về diện tích thu hồi không gắn với nhà ở hoặc công trình xây dựng.
- Đề nghị UBND huyện C và UBND thị trấn B lập lại hồ sơ thủ tục
giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ Nguyễn Văn D
và bà Đặng Châu M theo đủng trình tự, thủ tục, thẩm quyền đã được quy
định trong Luật đất đai hiện hành. UBND huyện C chỉ đạo UBND thị trấn
B nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý đối các cá nhân
có liên quan đã có hành vi, vi phạm trong việc giao đất sai thẩm quyền cho
hai hộ ông Nguyễn Văn D và bà Đặng Châu M đồng thời rút kinh nghiệm
trong việc quản lý đất đai trên địa bàn.
Phương án này có ưu và nhược điềm sau:
*ưu điểm:
Nếu thưc hiện phương án này là phương án tối ưu vừa giải quyết dứt
điểm, đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh trước pháp luật vừa có
tình, có lý đảm bảo quyền lợí và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các cá
nhân công dân có liên quan trong việc khiếu nại đền bù đất đàm bào tính
toàn diện, kịp thời làm rõ trách nhiệm các bên trong vụ việc, xây dựng lòng
tin cua người dân đối với chính quyền.
*Nhược điểm:
Thực hiện phương án này đòi hỏi chính quyền địa phương phải kết
hợp nhuần nhuyễn cả tính pháp lý và cả đạo lý; vừa mang tính mệnh lệnh
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
đơn phương cùa nhà nước, đồng thời cung phải làm tốt công tác tư tưởng
để cho các bên đương sự tự nguyện chấp hành một cách nghiêm túc.
Mồi phương án nỏi trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
Tuy nhiên, theo bản thân tôi, phương án thứ 3 là tối ưu nhất vì nó thoả mãn
được nhiều yêu cầu giải quyết nhất, giải quyết theo phương án này không
những sẽ kết hợp được hàì hoà giữa pháp lý và đạo lý, mà còn phù hợp với
thực tể cuộc sống của đông đảo nhân dân ở địa phương, giữ vững lòng tin
của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các Chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Phần thứ năm
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
Sau khi đã chọn được phương án giải quyết bợp lý, UBNĐ tỉnh HB
cần giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất là sau 06 ngày (kể từ
khi chọn phương án giải quỵểt) phai tham mưu trình UBND tinh ký quyết
định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để giải quyểt dứt điểm vụ việc,
không đế tình trạng khiếu kiện kéo đài làm mất lòng tin ở quần chúng nhân
dân, đảm bảo gìữ vũng kỷ cường phép nước. Chậm nhất là 30 ngày phải có
báo cáo kết luận thanh tra giải quyết vụ việc cho Chủ tịch UBND tỉnh.
Đoàn thanh tra Liên ngành nên bao gồm các thành phần như sau:
(Thành lập từ 5 đến 7 người).
Đại diện Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường làm trưởng đoàn và
các thành viên gồm: 2-3 chuyên viên Sở Tài nguyên & Môi trường, 1-2
chuyên viên Thanh tra Nhà nước tỉnh, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện C.
Tổ chức họp đoàn ngay sau khi có quyết định thành lập để thống
nhất nội dung, chương trình làm việc, thời gian tiến hành và nhanh chóng
về địa phương để triển khai thực hiện.
Yêu cầu, ngay sau khi có quyết định đoàn kiếm tra, xác minh, giải
quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Đoàn kiểm tra,
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
chính quyền địa phương, và các cơ quan hữu quan phải khẩn trương tổ
chức triển khai thực hiện đúng và kịp thời các nội dung sau đây:
1. Công bố Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, xác minh, giải quyết
khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thầm quyền đến tận các cán bộ, nhân
dân ở địa phương và các cá nhân có tiên quan.
2. Đoàn thanh tra tiến hành mời các thành phần liên quan để xác
minh từng nội dung sự việc cụ thể đế hoàn tất các hồ sơ, biên bản làm việc
và giải quyết cụ thế cho các bên liên quan rõ hưởng giải quyết của đoàn
nhằm mục đích để cho các bên nắm bắt quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc trước khi đoàn công bố kết luận
thanh tra giải quyết vụ việc.
3. Tổ chức họp công bố dự thảo kết luận thanh tra sau khi đã làm
việc cụ thể với các cá nhân liên quan và chính quyền địa phương để thống
nhất trước khi ký kết luận chính thức.
4. Đoàn thanh tra hoàn tất kết luận thanh tra ngay sau khi họp thống
nhất dự thảo để ký công bố chính thức.
5. Giao cho chính quyền và các Ban, Ngành đoàn thể ở địa phương
giải thích cho cán bộ và nhân dân địa phương thông hiếu các nội đung giải
quyết của cơ quan Nhà nước có thấm quyền. Làm tốt công tác tư tưởng cho
cán bộ và nhân dân, các cá nhân có liên quan trong việc nghiêm chỉnh chấp
hành quyết định giải quyết của nhà nước theo đủng pháp luật.
6. Giao cho các cá nhân liên quan, chính quyền thị trấn B và huyện C
hoàn tất các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá
nhân có liên quan theo đúng quy định cua pháp luật hiện hành.
Dự kiến tiến độ và thời gỉan giải quyết vụ việc khiếu nại nói trên cụ
thể như sau:
- Ngày 20/7/2008, ban hành Quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên
ngành, để kiểm tra xác minh và kết luận các nội đung theo đơn khiếu nại
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
của ôngA. Giao cho ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh phụ trách soạn thảo
văn bản.
- Ngày 25/7/2008, Đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn đế triển khai
nhiệm vụ, thống nhất kế hoạcli đí kiểm tra, xác minh và phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng thanh viên,
- Ngày 28/7/2008, Đoán thanh tra trực tiếp UBND huyện C để triển
khai nhiệm vụ và công bố Quyết định thành lập Đoàn thanh tra, xác minh
theo nội dung đơn khiếu nại của Công dân, Yêu cầu UBND huyên C,
UBND Thị trấn B và các tổ chức, cá nhân có liên quan chuẩn bị tài liệu, hồ
sơ có liên quan để cung cấp cho đoàn thanh tra kiểm tra tiến hành làm việc.
- Ngày 05/8/2008 đến ngày 20/8/2008: Đoàn thanh tra trực tiếp
UBND huyện C đế kiểm tra, xác minh vụ việc; cụ thể: thu nhập thông tin,
nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan và
kiểm tra thực địa.
- Ngày 22/08/2008 đến 26/8/2008: Đoàn thanh tra tổng hợp viết báo
cáo kết quả kiếm tra, xác minh các nội dung theo đơn khiếu nại của ông A,
đồng thời công bố kết luận dự thảo trước UBND huyện C và UBND Thị
trấn B.
- Ngày 01/9/2008, Đoàn thanh tra hoàn chính báo cáo kết quả kiểm
tra, xác minh các nội dung theo đơn khiếu nại của ôngA; báo cáo trình Chủ
tịch UBND tỉnh xem xét.
- Ngày 10/9/2008, Chủ tịch UBND HT ban hành Quyết định giải
quyết khiếu nại đất đai của ông A, đây là quyết định giải quyết cuối cùng
Các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc chấp hành quyết định. Giao
cho thanh tra tinh theo dõi và đôn đốc việc thực hiện quyết định này. Kết
quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 12/10/2008.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
Phần thứ sáu
Kiến nghị và kết luận
Từ vụ việc khiếu nại đền bù về đất đai của ông Nguyễn Vân và trên
cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản, phân tích thực tiễn tình hình và giải quyết
khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh. Để góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo quy định
được tình hình trật tự xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Quán triệt các nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai:
Khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải đảm bảo
các nguyên tắc sau:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý;
Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; Nhà nước có quyền thu
hồi đất và người sử dụng đất được đền bù theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trinh cách mạng theo tình hình cụ thể mà Đảng và Nhà
nước có các chủ trương, chính sách đất đai phù hợp. Vì vậy giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo phải căn cứ vào thời điềm phát sinh của vụ việc và
chính sách tương ứng của thời kỳ đó.
- Giải quyêt các khiếu nại, tranh chấp đất đai trên cơ sở tôn trọng quá
trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, kiên quyết bảo vệ thành quả
cách mạng và lợ ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn
trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương.
- Khi giai quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phát sinh
những vấn đề về kính tế, lợi ích vật chất cần phản đảm bảo lợi ích Nhà
nước và quan tâm thích đáng lợi ích hợp pháp của người sử đụng đất.
2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiển nại, tố cáo về đất đai:
Cơ chế giải quyết khiếu nại có liên quan đết đất đai hiện nay, theo
Luật Đất đai quy định trường hợp quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
là quyết định cuối cùng thỉ chấm dứt khiếu nại. Luật khiếu nại, tố cáo quy
định chi xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi
phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do quy định không rõ ràng, nên
để phát hiện được quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và
để được xem xét quyết định đó theo quy định của pháp luật là một việc
không dễ dàng. Vừa qua không ít trường hợp quyết định cuối cùng sai
không được phát hiện và xử lý kịp thời, có trường hợp nhà dân lên Trung
ương “kêu oan” mới phát hiện được quỵết định cuối cùng sai Luật quy định
quyết định cuối cùng có hiệu lực thí hành, có trường hợp khi phát hiện
quyết định cuối cùng sai, thì việc đã rồi, như nhà bị đập, đất đã được cấp
giấy chứng nhận quyến sử dụng đất và đã bán, thậm chí có người đã vào tù.
Luật khiếu nại, tố cáo quy định Bộ trường Bộ Tài nguyên - Môi trường là
người có thấm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh
vực đất đai mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương
đương thuộc UBND cấp tinh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Do
đó, người khiếu nại lên Bộ Tài nguyên - Môi trường đế tiếp khiếu.
Việc mở rộng thẩm quyền đế Toà án xét xử khiếu kiện hành chính là
đúng. Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Trường hợp Chủ tịch
UBND Cấp huyện giải quyết lần đầu, người khiếu nại không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Toà án hoặc tiếp tục khiếu
nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh; trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải
quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý có quyền khởi kiện ra Toà
án. Nhưng người khiếu nại thường chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan
hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Toà án, vì ra Toà án phải chịu án
phí, đủ thu tục và qua các cấp của Toà xét xử nếu có kháng án, Do đó, hầu
hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành
chính có thầm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp Trung ương,
Tình hình trên đang đặt ra sự cần thiết phải đối mới cơ chế giải quyết
tranh chấp, khiêu nại về đất đai. Phải thể chế hoá đúng đường lối giải quyết
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
các tranh chấp, khiếu nại tố cáo có liên quan đến đất đai mà Nghị quyết Hội
nghị Trung ương lần thứ 7 khoá IX đã nêu: “Việc giải quyết tranh chấp,
trước hết cần tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì đưa ra Toà án
giải quyết. Nhà nước quy định thời hiệu và thời hạn giải quyết các khiếu
nại không để kéo dài, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là cấp giải quyết cuối cũng các khiếu nại vê đất đai trong phạm vi
thẩm quyền của các cấp ở địa phương; trường hợp các đương sự không
nhất trí với quyết định cửa UBND tỉnh, Thành phổ trực thuộc Trung ương
thì đưa ra Tòa án giải quyết. Giải quyết tố cáo về đất đai thì theo pháp luật
tố cáo với cơ chế giải quyết trên sẽ đảm bảo giải quyết được khách quan
người giải quyết độc lập với người ra quyết định bành chính, tránh được
tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nó cảng mở rộng dân chủ hơn trong
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật, người
khiếu nại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực thi quyền khiếu nại,
đồng thời buộc cơ quan hành chính và cá nhân có thẩm quyền phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định và chính mình mà phái nâng cao
chất lượng khi ban hành các quyết đình hành chính.
Kinh nghiệm cho thấy, việc giải quyết tranh chấp, khiêu nại về đất
đai thời gian qua hiệu quả nhất là hoà giải, không chỉ chú trọng hoà giải khi
phát sinh tranh chấp, mà khi giải quyết khiếu nại tiếp tục hoà giải cũng đạt
nhiều kết quả và có trong trường hợp toà án xét xử có nơi hoà giải thành
cũng đại tỷ lệ cao; hoà giải thành càng nhiều càng tốt vì giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai ngoài việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công đân, đảm bảo sự ổn
định, còn phải tăng cường sự đoàn kết giữa Nhà nước vớì dân, giữa dân với
dân và trong thân tộc.
Do đó, khi phát sinh khiếu nại quyết định hành chính của UBND cấp
tỉnh, cần có bước hoá giải tiếp theo, nhưng ở một trình độ tố chức cao hơn.
Hiện nay, trước mắt có thê dựa vào tổ chức ở địa phương đang có chức
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
năng, nhiệm vụ phù hợp với việc hoà giải giữa người khiếu nại và người
ban bành quyết định là Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực
hiện chức năng giám sát việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của ủy ban
nhân dân, nếu Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, có sự tham gia của
Mật trận Tố quốc và đoàn thể, ban ngành hữu quan thì hiệu quà hoà giải sẽ
rất tốt. Việc tiếp dãn khiếu nại quỵết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấ
huyện cũng nên giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, đế thực
hiện việc hoà giải; trường hợp uỷ ban nhãn dãn giải quyết sai thì yêu cầu
xem xét lại; trường hợp giải quyết đúng thì có trách nhiệm giải thích và yêu
cầu người khiếu nại thi hành quyết định, qua đó mà đưa rất ít vụ việc sang
Toà án giái quyết.Mọi việc đều được giải quyết có hiệu quả ngay tại cơ sở
và địa phương là phương án tối ưu trong tình hình hiện nay, có thể ta làm
thử một số loại hình tổ chức hoà giải ở một số địa phương để rút kinh
nghiệm, hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính đạt hiệu quả
cao.
Đi đôi với đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai,
cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai được đầy đủ, hệ thống
và đồng bộ: rà soát những quy định chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới
phát sinh, để kịp thời sửa đổi, bổ sung, tháo gở các vướng mắc, chú ý các
quy định và ngôn ngữ của Luật, văn bản dưới Luật phải được thể hiện hoặc
giải thích đầy đủ, rõ ràng, minh mạch, nhất là đối với các vấn đề có liên
quan đến tranh chấp, khiếu nại; hướng dẫn để thống nhất nội dung giải
quyết tranh chấp, khiêu nại về đất đai; và có tư vấn về pháp luật. Đồng thời
tăng cường tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân bằng nhiều hình
thức nhằm tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với pháp luật đất đai hiểu biết,
đồng thuận giữa người ra quyết định, người khiếu nại và người giải quyết
khiếu nại.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
Việc đối mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính có liên quan
lĩnh vực đất đai, không những nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành
chính, phù hợp với xu hướng cải cách bành chính, cải cách tư pháp trong
nước, mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế, trong tiến trình hội nhập của
nước ta hiện nay.
Tiếp tục tăng cường các đoàn, tổ công tác của UBND tỉnh và các
huyện, thị, thành song song với việc trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ
các ngành, các cấp có liên quan trong việc giải quyểt khiếu nại, tố cáo, đặc
biệt là đổi với cán bộ Mặt trận, đoàn thể. Kiên thức và sự hiểu biết pháp
luật của cán bộ chính là một trong những điều kiện đảm bảo cho người cán
bộ khi tiếp dân có khả năng tuyến truyền, giáo dục và vận động người dân
chấp hành pháp luật. Thực tiễn trong giải quyết khiếu tố đã bộc lộ sự hạn
chế về kiến thức pháp luật của cán bộ và hiệu quả phối họp với các đoàn
thể chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của
các cấp uỷ Đảng.
Song song đó, các ngành chức năng của tỉnh cũng tăng cường phối
hợp và chủ động nẩm chắc tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời, kiên
quyết đối với những đối lượng có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền
dãn chủ, quyền khiếu nại; xử lý nghiêm theo pháp luật những; đối tượng
quá khích, lợi dụng việc khiếu nại tố cáo đê gây rôi, phá hoại sự đoàn kêt
trong nội bộ.
3. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyểt khiếu nại.
- Đối với UBND Cấp tỉnh:
+ Có biện pháp quy hoạch đào tạo cán bộ Thanh tra đáp ứng yêu cầu
đối mới, để tạo ra một đội ngũ cán bộ Thanh tra có trình độ chuyên
môn,đảm bảo năng lực hoàn thành chửc trích được giao.
+ Cần có chính sách tài chính phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành
Thanh tra để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai”
- Đối với UBND huyện, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành: Phải quan
tâm hơn nữa đên tổ chức Thanh tra về nhiệm vụ, biên chế, kinh phí hoạt
động, nhất là trong việc tuyển dụng cán bộ có đầy đủ kiến thức, năng lực,
phẩm chất để tạo nguồn kế cận cho cán bộ chủ chốt sau này.
- Đối với UBND cấp phương, xã: Cần bổ trí cán bộ chuyên trách có
phấm chất, trình độ và năng lực làm tham mưu cho lãnh đạo cấp uỷ, chính
quyền phường, xã trong công tác tiếp dân, giải quyểt khiếu nại tố cáo của
công dân.Trường hợp cần thiết có thể trưng dụng cản bộ hưu trỉ, có kiến
thức pháp lý, có kinh nghiệm để làm việc này.
Kết luận
Nhận thức đúng đắn ý nghĩa và vai trò quan trong của công tác giải
quyết khiểu nại, tố cáo, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh
vực đất đai, trong nhừng nãm qua, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo
thực hiện thực hiện và đạt được những kết quả thiết thực bẳo đảm quyền
.khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần ốn định tình hỉnh, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, đảm báo an ninh quốc phòng trên địa bàn huỵện.Tuy
nhiên đế khắc phục những yếu kém, tồn tại trong việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo thời gian qua, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp, đồng bộ
mang tính khả thí nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, đáp ửng lòng tín của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Tình trạng tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề “nóng'’ ở
các địa phương hiện nay đòi hỏi phải được giải quyết một cách nhanh
chóng, kịp thời. Điều đó không chỉ nhằm góp phần ốn định trật tự xã hội
mà còn phòng tránh các hậu quả khác có thê xảy ra. Với tính huống thực tế
xấy ra ở trên có thế khẳng định một điều, không thể chần chừ, hay làm íheo
một mành nhất định mà cần có những biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ, triệt
đê, thực sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân để giải quyết dứt
điếm, nghiêm minh trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai.
Hoàng Văn Duyên - Lớp BDKT Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khóa 3