Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết 1q84 của haruki murakami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.25 KB, 66 trang )

Lời Cảm Ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu
sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Khoa học,
đặc biệt là các thầy cô khoa Ngữ Văn đã nhiệt tâm dạy
bảo, truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hà Văn
Lưỡng đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn để em hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ Thầy, Cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Nga
1
MỤC LỤC
2
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN




















3
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN



















4

5
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, lý do chọn đề tài
Đến nay nền văn học cận đại - hiện đại Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
với nhiều chiều hướng khác nhau chỉ trong vòng ba mươi năm hai giải thưởng
Nobel văn học của Yasunari Kawabata (1968), và Oe kenzaburo (1994). Bước
vào thiên niên kỉ mới với cuộc sống đô thị công nghiệp xô bồ, con người lao
vào cuộc sống kinh tế đầy những bon chen vật chất, với những cạm bẫy,
người ta dần dần quên đi những giá trị xưa, quên đi chính cái tôi của mình.
Phổ biến nhất ở đây là tầng lớp trẻ, những chủ nhân của tương lai. Họ trở nên
mất phương hướng, lạc lỏng cô đơn ngay giữa cuộc sống tấp nập, đó là những
con người luôn phải đeo mặt nạ để rồi phải chạy đua với thời gian để đi tìm
cái gọi là bản thể của chính mình. Tất cả những điều đó được những nhà văn
hiện đại Nhật Bản thể hiện sâu sắc mà sinh động, lôi cuốn đầy hấp dẫn qua
nhiều tác phẩm. Nổi bật trong số đó phải kể đến Haruki Murakami.
Haruki Murakami sáng tác ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết
với nhiều tác phẩm: Lắng nghe gió hát (1979), Cuộc săn cừu hoang (1982),
Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới (1985), Rừng Nauy (1987),
Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời (1992), Sau nửa đêm (2004), Biên niên
ký chim vặn dây cót (2006), 1Q84 (2012)
1Q84 của Harumi Murakami là tiểu thuyết lãng mạn kỳ ảo với lối viết
đơn giản, nhẹ nhàng giàu cảm xúc kết hợp nhiều phong cách khác nhau. Nội
dung của tác phẩm là những vấn đề chung trong cuộc sống hiện đại, là hành
trình của mỗi con người đi tìm kiếm bản ngã đích thực của mình. Thế giới
nghệ thuật của tác phẩm 1Q84 rất đa dạng phong phú. Trước tiên, nó là một
cuốn tiểu thuyết trinh thám hội tụ các yếu tố li kỳ, hồi hộp. Kế đó, nó là một
tiểu thuyết khá gay cấn với những tình tiết có phần siêu thực. Ngoài ra nó còn
5
6
là một cuốn tiểu thuyết lịch sử xuất sắc (thông qua sự kiện vụ tấn công hệ

thống tàu điện ngầm Tokyo bằng khí gas do giáo phái của Aum Shinrikyo
thực hiện năm 1995), một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đề cập những
thế giới song hành, hay về câu chuyện tình yêu vừa ngọt ngào vừa xót xa.
Bằng cách dùng ngôi thứ ba để kể chuyện, Haruki Murakami có thể đào sâu
không chỉ ở tâm lý của các nhân vật chính, mà cả những mối quan hệ của họ
với xã hội. Với 1Q84, Haruki Murakami tìm cách nắm bắt sự hiện diện của nỗi
bất hạnh vô hình đang kiểm soát và làm biến dạng đi suy nghĩ và ý thức của
con người mà họ không hề biết. Làm thế nào để nhận ra nỗi bất hạnh đang tiến
gần đến chúng ta, dưới một vẻ ngoài rất quyến rũ để đương đầu với nó? Đây là
câu hỏi lớn mà Haruki Murakami đặt ra trong tác phẩm để cho độc giả tự cảm
nhận qua trường thiên tiểu thuyết này. Từng câu chuyện được lồng ghép, liên
kết với nhau và được bao trùm bởi không gian vừa hư vừa thực do bút pháp sắc
sảo, điêu luyện của Haruki Murakami tạo nên. Mỗi thông điệp trong truyện tuy
không trùng lặp nhưng lại chẳng hề dễ dàng tách rời để cảm nhận một cách
thấu đáo. Suy cho cùng, đó cũng là điểm hấp dẫn khác biệt của ngòi bút thiên
tài, đầy hấp lực này, đó chính là lý do giải thích tại sao 1Q84 cũng như các tác
phẩm khác của Haruki Murakami luôn có sức hút kỳ lạ đến thế.
Vì lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết
1Q84 của Haruki Murakami” cho khóa luận của mình. Quá trình nghiên cứu
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm,
thông điệp của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện tượng Haruki Murakami không chỉ là làn sóng ở Nhật Bản mà nó
phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam những năm gần đây.
Sở dĩ, văn chương của ông nhận được nhiều sự ái mộ như thế là vì đề tài mà
H.Murakami đề cập đến gần gũi với đời sống đặc biệt là thế hệ trẻ, nó có tính
6
7
thời sự cao, hơn nữa với cách kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn, nhất là bạn đọc
nhìn thấy được bóng dáng của mình ở trong tác phẩm. Cùng với sự lan tỏa

mạnh mẽ đến nền văn học thế giới, cho nên đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về tiểu thuyết gia nổi tiếng này:
Nhằm khẳng định vị trí của H.Murakami cũng như sức hút của văn
chương đối với độc giả của ông, nhà nghiên cứu Đào Thị Thu Hằng đã có bài
viết: Murakami một hiện tượng văn học tại Việt Nam in trên tạp chí Đông Bắc
Á. Trong bài nghiên cứu này, Đào Thị Thu Hằng đã chỉ ra được nguyên nhân
chính khiến văn chương Murakami có sức hút đối với đông đảo bạn đọc. Đó
là do lối kể chuyện vô cùng hấp dẫn, và chủ đề ông nói đến phù hợp với đời
sống của tuổi trẻ.
Đi sâu vào tìm hiểu tiểu thuyết của H.Murakami ở phương diện nghệ
thuật, nhà nghiên cứu Hà Văn Lưỡng đã có bài viết với nhan đề: Dấu ấn nghệ
thuật hiện đại trong một số sáng tác của Haruki Murakami. Bài viết đã nêu
lên một số biểu hiện tiêu biểu của nghệ thuật hậu hiện đại trong văn chương
của H.Murakami. Bên cạnh đó còn rất nhiều bài nghiên cứu khác như: “Tìm
kiếm bản thể đích thực và giải phẩu tinh thần”, “Nhật Bản hậu hiện đại trong
tác phẩm Haruki Murakami”, “Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết người
tình “Sputnik” của Haruki Murakami” (Trần Thị Tố Loan), “Tác phẩm của
Murakami nhìn từ phương diện dịch thuật và nghiên cứu” (Hà Văn Lưỡng).
Năm 2007 trong hội thảo về Haruki Murakami tác giả Nhật Chiêu nhận định:
“Giấc mơ và tưởng tượng lôi cuốn chúng ta khi đọc H.Murakami”, trong khi
đó nhà nghiên cứu Cao Việt Dũng chỉ ra “Bí ẩn như thủ pháp kể chuyện của
Murakami”. “Một số yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn của H.Murakami” (Hà
Văn Lưỡng), ngoài ra rất nhiều bài viết được đăng trên các báo như: Báo văn
nghệ, tuổi trẻ, các tạp chí văn học, hay trên các trang web http: evan.com.
Http:// tiki.vn
7
8
1Q84 ra mắt tại Nhật năm 2012, ngay lập tức lọt vào “căn nhà 1 triệu
bản in” - giấc mơ của mọi cây viết trên thế giới, số lượng bản in đã lên tới con
số kỷ lục là 3,32 triệu bản. Kỷ lục hơn nữa đây là tác phẩm văn học đầu tiên

kể từ năm 1990 giành được danh hiệu “Cuốn sách bán chạy nhất trong năm”
ở Nhật. Theo lời nhà văn Haruki Murakami, cuốn 1Q84 có thể coi là câu trả
lời độc đáo đối với cuốn “1984”- cuốn tiểu thuyết được coi là kinh điển của
văn hào Anh George Orwell. Ở Việt Nam, tác giả Thu Giang đã có bài viết
“Từ 1Q84 nghĩ gì về văn chương sex” qua đó tác giả cho rằng “Sex trong tác
phẩm của Murakami không phải là sự mô tả trần trụi các hành vi tình dục do
các nhà văn tự huyễn hoặc ra mà là sự khám phá trãi nghiệm về các khía cạnh
tinh thần của nhân vật, làm cho những ai khi đọc 1Q84 khó có thể cưỡng lại
sự hấp dẫn của nó”. Cũng phải kể đến “1Q84- Sách làm bùng nổ cơn sốt” của
tác giả Nhã Nam, Hay bài viết “Haruki Murakami:1Q84 - sức khỏe của tinh
thần” của Nhị Linh Tuy nhiên vì đây là cuốn tiểu thuyết mới ra đời nên các
bài viết công trình nghiên cứu còn chưa nhiều phần lớn là những bài viết đánh
giá đưa ra những nhận xét chung về tác phẩm. Có thể nói cho đến nay việc
nghiên cứu về nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết 1Q84 chưa nhiều, và còn có
nhiều khía cạnh chưa được đề cập đến. Vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên
cứu đề tài: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tiểu thuyết “1Q84” của tác giả
Haruki Murakami được Lục Hương dịch gồm 3 tập (NXB Hội Nhà văn, 2012
và 2013).
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết
“1Q84” của Haruki Murakami.
8
9
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên
cứu như:
- Phương pháp tổng hợp, thống kê
- Phương pháp phân tích, chứng minh
- Phương pháp so sánh diễn dịch quy nạp

5. Bố cục đề tài
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và
tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành ba chương với nội dung chủ
yếu như sau:
Chương 1: Nghệ thuật kết cấu cốt truyện 1Q84 của Haruki Murakami.
Chương 2: Nghệ thuật kết cấu nhân vật 1Q84 của Haruki Murakami.
Chương 3: Kết cấu không gian, thời gian trong tiểu thuyết 1Q84 của
Haruki Murakami.
9
10
NỘI DUNG
Chương 1
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT 1Q84
CỦA HARUKI MURAKAMI
Kết cấu là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành
bại của một tiểu thuyết, là tiêu chí không thể không nhắc đến khi đánh giá,
phê bình về “chất” của một tác phẩm”. Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu
tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết. Thậm
chí người ta còn cho rằng, về nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức
thể loại hoàn kết, bởi vì nó là "sử thi của thời đại chúng ta", tức là sử thi của
cái hiện tại, cái đang hàng ngày hàng giờ đổi thay, bởi vì điều quan trọng đối
với nó là sự tiếp xúc tối đa với cái thực tại dang dở "chưa xong xuôi", cái thực
tại đang thành hình, cái thực tại luôn bị đánh giá lại, tư duy lại. Tuy thường
gặp những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn
tuyến, kết cấu đa tuyến v.v. tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế định
chặt chẽ, nó không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ
những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình
thức kết cấu khác nhau. Muốn thấy rõ vai trò của kết cấu đối với một tác
phẩm tiểu thuyết, trước hết cần nắm bắt những khái niệm cụ thể chi tiết nhất
về kết cấu mà vốn từ trước đến nay đã được định nghĩa theo rất nhiều cách

khác nhau:
Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” của tác giả Lại Nguyên Ân viết:
“Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần, hình thức nghệ thuật, tức là
sự cấu tạo tác phẩm tùy theo nội dung và đề tài. Kết cấu gắn kết với các yếu
tố của hình thức, và phối thuộc chúng với tư tưởng”.
10
11
Kết cấu có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác
phẩm. Trong lao động sáng tạo văn học, có thể coi chủ đề tư tưởng là mục
tiêu nhằm hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng kết
cấu. Một tác phẩm văn học muốn thực hiện chủ đề, tư tưởng một cách khái
quát, rộng lớn và thuyết phục thì phải thể hiện sinh động cốt truyện. Cốt
truyện là một yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm, là chuỗi sự kiện liên tiếp
thực hiện diễn biến cuộc sống và xung đột xã hội, bộc lộ chủ đề tư tưởng của
tác phẩm. Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành
động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa
các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện tư tưởng
của tác phẩm. Cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khắc họa
nhân vật và tái hiện xung đột xã hội, giúp người đọc khái quát hóa được tác
phẩm. Nếu cốt truyện là nội dung, thì kết cấu là hình thức. Kết cấu cốt truyện
chính là cách tổ chức, xây dựng bố cục cốt truyện, nói cách khác là tổ chức hệ
thống sự kiện, sao cho hợp lý nhằm khẳng định chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo làm mới cốt truyện để bộc lộ
một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người để lôi
cuốn người đọc.
Một tác phẩm tự sự không thể thiếu kết cấu cốt truyện, và tác phẩm
1Q84 cũng không ngoại lệ, Haruki Murakami với tài năng của mình đã phá
bỏ lối kết cấu cốt truyện truyền thống, xây dựng nên những kết cấu cốt truyện
mới lạ hấp dẫn như kết cấu cốt truyện mảnh vỡ lắp ghép, kết cấu cốt truyện
hiện thực huyền ảo, kết cấu cốt truyện mở.

1.1. Kết cấu cốt truyện mảnh vỡ, lắp ghép
Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các
mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Đây là một kết cấu lắp ghép mang
hơi hướng của tư duy hội họa lập thể, là hình thức tổ chức các sự kiện, biến cố
11
12
không theo một trình tự mà có sự gián đoạn, phân cách, là kiểu cốt truyện tạo
nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đây cốt
truyện bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn, rời rạc không theo một
trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào mà mỗi mảnh vụn chính là
một mảnh của hiện thực cuộc sống, các yếu tố của tác phẩm được ghép lại với
nhau từ nhiều mảnh nhỏ được gợi lên từ một đề tài chủ đề, cốt truyện. Trong
kết cấu cốt truyện huyền ảo, trinh thám cũng có thể thấy mảnh vỡ. Bởi chính
mảnh vỡ là bản thể của hậu hiện đại, khi người ta không còn tin vào những
cái tròn trịa, đầy đặn dễ nắm bắt thì mảnh vỡ lại trở thành tiêu chí. Sử dụng cốt
truyện mảnh vỡ mặc dù có phần khiến cho người đọc khó theo dõi, khó giải mã
được diễn biến câu truyện nhưng mặt khác lại giúp nhà văn tăng sức biểu đạt,
tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn và để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.
Có thể nói, với tư cách là một kỹ thuật sáng tác mới, kết cấu mảnh vỡ xâm
nhập vào tất cả các khuynh hướng văn học khác. Chính vì thế nó trở thành
khuynh hướng chính cho các nhà văn hậu hiện đại từ cuối thế kỷ XX trở đi.
Văn chương hậu hiện đại không chấp nhận thế giới hỗn mang, không
có trật tự, và cái này chồng chéo lên cái kia, con người phải gồng lên để tồn
tại. 1Q84 được kể một cách sinh động khi mỗi nhân vật theo đuổi thế giới
riêng của mình mà cuộc đời được lý giải từ thuở ấu thơ, bên cạnh những cuộc
kiếm tìm không hồi kết là nỗi băn khoăn trăn trở đến tột cùng. Bởi cốt truyện
là tổng thể các câu chuyện mà những mảnh ghép vỡ vụn của cuộc sống đan
xen hòa quyện vào nhau.
Trong 1Q84, Haruki Murakami đã chia nhỏ cốt truyện thành nhiều
phần, đây là xu hướng phá bỏ khuôn khổ “đại tự sự” theo kiểu văn chương

truyền thống, thay vào đó là những sự việc, những mảng hiện thực, những con
người như tình cờ gặp nhau, liên kết với nhau, giữa chúng luôn có sự móc
xích kết nối những mảnh vỡ, những miếng cắt dán phi logic, sự lắp ghép bất
chợt những dòng suy nghĩ, những ám ảnh vô thức, những khoảnh khắc của
12
13
các nhân vật qua lời tự thuật của họ hay góc nhìn góc cạnh hình thức trần
thuật camera. Tất cả đi sâu vào khám phá vào nội tâm từng số phận con người
trước những hỗn độn, đổ vỡ của cuộc sống hiện đại. Chính dụng ý nghệ thuật
đó đã tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn kì lạ mang tên 1Q84.
Cốt truyện của 1Q84 như bị xé nhỏ ra thành nhiều mảnh, bằng những
tuyến nhân vật rời rạc trong tác phẩm. Cụ thể là tuyến truyện của hai nhân vật
chính: Aomame và Tengo - hai tuyến truyện song song đan xen nhau từ đầu
đến cuối tác phẩm, người đọc dễ dàng nhận ra cách nhìn nhận thế giới nhân
vật dưới cái nhìn của một thế giới hỗn mang. Đầu tiên là hành trình bước vào
thế giới mới một cách tình cờ: Aomame - Cô gái đang sống năm 1984 - một
lần trên chiếc taxi tuyến đường cao tốc thủ đô, khi đang lắng nghe bản nhạc
Sinfonietta của Janacek, cô bắt đầu nhận ra có cái gì đó bất thường trong cuộc
sống thực tại. Cô phát hiện sự tồn tại của một thế giới khác bên cạnh thế giới
này, một thế giới với rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, với những sự việc
kì lạ đang xảy ra xung quanh, Aomame đặt cho năm mình đang sống là 1Q84.
Q là chữ cái đầu trong từ “Question” nghĩa là câu hỏi- một lối chơi chữ độc
đáo đầy ẩn ý của tác giả bởi trong tiếng Nhật, Q và số 9 đều đọc là “Kyu”, hai
từ đồng âm khác nghĩa. Aomame là một vận động viên dụng cụ, có sức mạnh
thể chất ghê gớm nhờ luyện tập thường xuyên. Cô làm việc cho một bà già tỷ
phú ở biệt thự cây Liễu, thực hiện công việc giải quyết những người đàn ông
luôn hành hạ đánh đập phụ nữ, trẻ em, là người nắm giữ cán cân công lí, đứng
giữa sự giao tranh giữa cái thiện và ác. Nhưng cũng nhờ công việc đó mà
Aomame đã khám phá rất nhiều thứ trong cuộc sống cũng như gặp được tình
yêu của mình. Tuyến nhân vật thứ hai: Tengo - một thầy giáo dạy Toán ở một

trường dự bị, nhưng lại sở hữu tài năng văn chương hiếm thấy- bước vào thế
giới 1Q84 khi anh bắt đầu viết lại “Nhộng không khí” của một cô bé học cấp
ba tên là Fukaeri. Công việc này cũng dẫn Tengo vào một cuộc phiêu lưu đầy
nguy hiểm có lúc tưởng như giao cắt với cuộc phiêu lưu của Aomame.
13
14
Trong tập ba, Haruki Murakami còn áp dụng một mô hình "ba giọng"
có thêm tuyến truyện của nhân vật "phản diện" Ushikawa - tên thám tử làm
việc cho giáo phái Sakigake - kẻ theo dõi Aomame và Tengo, đan xen giữa
tuyến truyện của hai nhân vật chính, khiến cho cốt truyện càng phân thành
những mảnh vỡ nhỏ hơn. Bên cạnh đó, không chỉ chia tác phẩm thành những
tuyến truyện khác nhau, cách đặt tên cho mỗi chương của Murakami cũng
chia cắt đầy mơ hồ, đứt gãy không liền mạch càng khiến cho cốt truyện thêm
đứt đoạn, vỡ vụn. Chính vì thế, điểm nhìn nhân vật luân phiên thay đổi, mỗi
chương là một tuyến truyện khác nhau, những diễn biến khác nhau. Tình tiết
truyện được đẩy lên cao trào bỗng đột ngột dừng lại, mất hút rồi lại dần hiện
ra sau mỗi chương. Những chi tiết, hành động như tan chảy ra, bốc hơi hoàn
toàn không một dấu vết mỗi khi đổi tuyến nhân vật. Độc giả như đang nín thở
dõi theo cuộc hành trình đầy nguy hiểm của Aomame: Nàng quyết định đồng
ý lời đề nghị của bà chủ biệt thự cây Liễu, từ bỏ cuộc sống hiện tại, thay đổi
hình dạng, thậm chí chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình để thực hiện
nhiệm vụ giết Lãnh tụ “Tạm biệt, nàng khẽ thốt thành tiếng. Không phải với
gian phòng, mà là để từ biệt một Aomame từng tồn tại nơi này” [10, tr.98],
chương truyện bỗng kết thúc bất ngờ để lại sau lưng sự tò mò cho người đọc.
Những nỗi hoài nghi đó đành phải tạm gác lại bởi đã bị cuốn vào mạch truyện
của Tengo: Sự mất tích của Fukaeri, nguy cơ viết lại Nhộng không khí bị bại
lộ và sự biến mất đầy bí ẩn của người tình Cứ thế độc giả lại tiếp tục hồi
hộp dõi theo diễn biến câu chuyện đang dang dở. Chính kết cấu phân mảnh
của cốt truyện càng làm cho tác phẩm trở nên lôi cuốn đầy hấp dẫn.
Trong 1Q84, không chỉ cốt truyện bị chia cắt, bị xé vụn ra thành những

tuyến truyện đan xen nhau qua mỗi chương mà mỗi tuyến truyện tưởng như
đã vỡ vụn ấy lại bị đập nát thành những mảnh nhỏ hơn trong từng diễn biến,
từng câu chữ, ngay cả trong dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Kết cấu
14
15
mảnh vỡ đã được thể hiện rất rõ ngay khi mở đầu câu chuyện: khi đang ngã
hẳn người ra lưng ghế, khép hờ hai mắt nghe nhạc, chìm đắm trong bản
Sinfonietta của Janacek, Aomame lại miên man suy nghĩ: “Aomame mường
tượng ra hình ảnh nước cộng hòa Tiệp Khắc vào những năm 1926 Aomame
mường tượng đến ngọn gió nhẹ nhàng ấm áp thổi qua bình nguyên Bohemia
và không ngừng nghĩ đến những trắc trở của lịch sử” [9, tr.10]. Những nhân
vật khi đang nói chuyện với người này thì lại cắt ngang vào đó là những hồi
ức về một người khác “Đến giờ Aomame vẫn thường hồi tưởng lại thời điểm
trước và sau cái chết của cô bạn thân Otsuka Tamakami. Mỗi lần nghĩ đến
chuyện sẽ không được cùng cô gặp mặt, trò chuyện, nàng lại cảm thấy thân
thể mình như bị xé toang” [9, tr.246]. Hay lúc “Tengo lúc ấy vừa nghe nhạc,
vừa đọc sách, thì chuông điện thoại vang lên, anh cảm thấy điều chẳng lành
trong đó Có phải ông là Kawana?” [10, tr.106]. Sự phân mảnh đã thể hiện ở
chỗ cắt ngang dòng suy nghĩ của Tengo, lúc này anh không còn suy nghĩ đến
Nhộng không khí nữa, mà anh lại nghĩ đến người tình Yasuda, và sự mất tích
của cô. Sự phân mảnh trong 1Q84 len lỏi vào trong từng câu chữ, từng đoạn
văn, là sự phân mảnh trong phân mảnh, những mảnh vỡ tưởng như không thể
nhỏ hơn cứ tiếp tục vỡ vụn ra không theo từng diễn biến của tác phẩm. Sự phân
mảnh trong góc nhìn, trong diễn biến cốt truyện kéo theo hiệu ứng domino là
sự phân mảnh trong cảm xúc tâm lí của chính người đọc, khiến cho tác phẩm
càng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn đến lạ lùng. Kết cấu phân mảnh trong cốt truyện
cũng đã cho thấy phần nào tài năng nghệ thuật bậc thầy của Murakami.
Kết cấu mảnh vỡ của 1Q84 không dừng lại ở đó, tác phẩm không đơn
thuần chỉ là những mảnh ghép của cuộc sống đã vỡ vụn, những mảnh vỡ ấy
còn được gắn kết với nhau bằng những sợi dây vô hình xuyên suốt tác phẩm.

Nhà văn Haruki Murakami đã khéo léo xâu chuỗi các mảnh vỡ của tình tiết
bằng một thứ chất kết dính kì lạ, làm cho những mảnh vỡ tưởng như đã vụn
15
16
nát trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, qua đó người đọc có thể dễ dàng
cảm nhận được thông điệp của ông gửi gắm vào trong đứa con tinh thần của
mình. Trong tác phẩm, những mảnh vỡ lắp ghép có tính nhân quả, bởi nếu
mảnh vỡ chỉ được chia như những lát cắt mà không có sự kết nối thì nó sẽ trở
nên vô nghĩa. Xung quanh hai nhân vật chính là Aomame và Tengo, tác giả đã
tạo ra mối liên hệ chung về một mối. Những sự kiện biến cố trong tác phẩm
ngỡ như không liên quan, nhưng cuối cùng lại có sự kết nối bất ngờ. Hai
tuyến nhân vật với hai cuộc sống riêng biệt: Từ một cuộc hành trình bắt đầu
rất tình cờ trong một chiếc xe taxi trong lúc nghe bản nhạc Sinfonietta của
Aomame, cũng lại là sự tình cờ khi Tengo nhận được lời đề nghị viết lại một
bản thảo của nhà xuất bản Komatsu dẫn dắt độc giả đến sự phân mảnh của
từng câu chuyện nhỏ. Đó là những câu chuyện tưởng như rời rạc của hai con
người, hai cuộc sống về một nền kinh tế, bạo lực gia đình, bệnh tật, tình dục,
hay nhân cách của mỗi con người. Từng câu chuyện là từng mảnh vỡ dần dần
phân tách ra, có thể tưởng tượng đó là những mảnh ghép của một bức tranh
đang xáo trộn chưa được ghép thành chỉnh thể.
Nếu như xuyên suốt cả ba tập truyện, Aomame và Tengo là tuyến
truyện song song luân phiên thay đổi, thì ở cuối tác phẩm lần đầu tiên hai
tuyến truyện ấy hợp làm một cũng là quá trình lắp ghép dần được hoàn thiện -
Chương 31: Tengo và Aomame: “Như là hạt đậu bọc trong quả đậu”. Đây
chính là câu trả lời, vẫn luôn tồn tại một sợi dây liên kết hai mạch truyện
tưởng như rời rạc đó. Murakami đã làm cho những mảnh ghép riêng lẽ như vô
tình đứng cạnh nhau, rồi vỡ vụn ra, sau đó là quá trình lắp ghép xâu chuỗi các
mảnh vỡ. Từ đó cảm nhận được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm về một
hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực đổ vở, rạn nứt mà Aomame và Tengo
bước vào - một cuộc sống đang tan dần ra, cuộc sống không dễ tìm thấy mối

16
17
tương giao, liên kết và chính kết cấu mảnh vỡ lắp ghép dần dần mở cánh cửa
cho câu hỏi “ta là ai giữa thế giới này?” - câu hỏi xoáy sâu vào tâm trí người
đọc.
Kết cấu cốt truyện mảnh vỡ lắp ghép đưa người đọc đến với những chi
tiết của bức tranh xã hội Nhật Bản hiện thực thời kỳ hậu hiện đại, đó là giai
đoạn mà cuộc sống của mỗi con người dần đổ vỡ thành từng mảnh khác nhau,
con người vùng vẫy, quằn quại dưới sức nặng của thời đại và số phận từng cá
nhân. Đây cũng là nét sáng tạo độc đáo, để lại ấn tượng mới lạ trong lòng độc
giả, không chỉ về nội dung mà còn về thi pháp nghệ thuật của nhà văn Haruki
Murakami.
1.2. Kết cấu cốt truyện mở
Tác phẩm văn học, nơi chứa đựng những suy nghĩ, tư tưởng tình cảm
của nhà văn. Để mang lại sức sống cho “con đẻ” của mình thì nhà văn phải
hội tụ và kết hợp giữa các yếu tố với nhau, trong đó kết cấu tác phẩm là yếu tố
đầu tiên tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc. Với 1Q84, Haruki
Murakami đã khéo léo xây dựng kiểu kết cấu cốt truyện mở.
Theo Umberto Eco viết: “Mọi tác phẩm nghệ thuật ngay cả khi nó là
một hình thức đã được hoàn tất về tổ chức, đã được định cở một cách chính
xác đều là mở”. Nói cách khác kết cấu cốt truyện mở được hiểu là câu chuyện
khép lại, những số phận của nhân vật chưa rõ hồi kết, hay vấn đề đặt ra trong
tác phẩm chưa được giải quyết một cách triệt để. Lối kết thúc này như một sự
bỏ lửng tạo khoảng trống lớn để người đọc đồng sáng tạo.
1Q84 với lối kết cấu cốt truyện mở kết hợp chất trinh thám đã mở ra
con đường mới lạ để người đọc đi vào khám phá. Mở đầu tác phẩm ông đã
làm cho người đọc tò mò, suy đoán sự việc sẽ diễn biến ra sao và không thôi
suy nghĩ để kiếm tìm một ý kiến đúng. Sherryl Connelly trên báo New York
Daily New đã nhận xét “Cuốn hút. 1Q84 là một tiểu thuyết lớn theo mọi
17

18
nghĩa. Độc giả một khi đã sa chân vào dòng chảy thời gian của nó thì khó
lòng bước lên bờ”. Các nhân vật trong tác phẩm tự do chạy theo dòng suy
nghĩ của mình mà không cần phải theo ý tác giả. Vì thế nó tạo nên những câu
chuyện tầng tầng lớp lớp khó nắm bắt. Trong suốt hành trình của Aomame và
Tengo với ba tập truyện chia thành 79 chương đã làm cho độc giả bao phen
hồi hộp, sửng sốt với diễn biến của từng chi tiết. Ngay cả tên truyện 1Q84 và
các đề mục của từng chương như: “Các quy tắc của thế giới trở nên lỏng lẽo,
Rời khỏi thành phố mèo, Người Gilyak đáng thương ”. Chỉ với nhan đề này,
đã thấy được tài năng cũng như sự khôn khéo của tác giả, làm nên sự tò mò
kích thích đối với bạn đọc. Toàn bộ câu chuyện là cuộc tìm kiếm nhau giữa
hai nhân vật chính là Tengo và Aomame, với cái nắm tay lúc mười tuổi họ
như đã có định mệnh từ kiếp trước. “Chỉ một lần tình cờ Tengo đã chìa tay ra
giúp cô bé. Đó là mùa thu năm lớp bốn trong giờ thực hành khoa học tự
nhiên, người bạn học chung bàn thí nghiệm đã buông những lời nặng nề với
cô Tengo bước đến chỗ cô bé, bảo cô bé đổi sang tổ của mình. Không nghĩ
ngợi gì nhiều, cũng không do dự, anh làm gần như theo phản xạ. Rồi anh tỷ
mỉ chỉ cho cô các điểm quan trọng khi làm bài thí nghiệm” [9, tr.232]. Bước
vào một thế giới khác, cũng là lúc hai người bắt đầu có những cuộc cắt giao
nhau tưởng như vô tình nhưng lại rất hữu ý. Đầu tiên là cái chết của gã đàn
ông thứ nhất khi Aomame thực hiện nhiệm vụ khiến cho chúng ta tò mò
không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đây. Hơn nữa Aomame lại giết người một
cách nhanh gọn với dụng cụ rất đặc biệt. Vì sao Aomame lại phải thực hiện
công việc như thế? “Aomame hít sâu một hơi, nín thở, tập trung ý thức nhanh
chóng tìm ra vị trí đó. Aomame dùng ngón tay ấn nhẹ lên điểm sau gáy của
người đàn ông” [9, tr.6]. Tiếp đến độc giả lại bị thu hút vào những chi tiết tình
cờ mà như cố ý của “Nhộng không khí”. Tengo viết lại bản thảo tác phẩm
Nhộng không khí của Fukaeri và việc Aomame giết vị Lãnh tụ. Sự xuất hiện
18
19

bất ngờ của “Người Tý Hon” càng làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn đến bí
ẩn. Cứ từng nhân vật, từng chi tiết xuất hiện lại làm độc giả ngạc nhiên hồi
hộp, chờ đợi diễn biến tiếp theo, để rồi đi hết từ chương này qua chương khác,
tập này qua tập khác của tác phẩm, đến khi gấp cuốn sách lại mà tâm trí như
còn đắm chìm trong cái thế giới hỗn nguyên của 1Q84. Thậm chí khi ấy trong
lòng vẫn không thôi băn khoăn về cái kết thúc đầy gợi mở. Đó là khi Aomame
và Tengo tìm được nhau, cùng nhau chạy ra khỏi thế giới 1Q84 để trở về với
thực tại, tiếp tục đối diện với cuộc sống mà phía trước đầy thử thách. Mỗi
bước chân đến cầu thang thoát hiểm khi Aomame dẫn Tengo đi cùng “Đừng
lo lắng không sai đâu. Ít nhất mình cũng đang đi ngược lại con đường lần
trước đến đây. Cây cao su Ấn Độ đang chỉ hướng cho mình. Một cách cô đơn,
lặng lẽ. Lần trước khi bước xuống cầu thang này, mình đã trông thấy một tấm
mạng nhện lơ thơ. Sau đó là nhớ lại Otsuka Tamaki Tại sao sớm không nhớ,
muộn không nhớ, lại đúng lúc xuống cầu thang thoát hiểm của đường cao tốc
Thủ Đô, lại đột nhiên nhớ ra những chuyện này nhỉ?” [11, tr.48]. Trong quá
trình theo dõi tác phẩm, người đọc càng hồi hộp muốn xem kết thúc như thế
nào, thì càng cảm thấy bỡ ngỡ bấy nhiêu trước kết thúc của câu chuyện. Không
đi theo mong ước của tác giả, cũng không phải là kiểu kết thúc truyện theo quy
luật ở hiền gặp lành, kiểu kết thúc như trong các câu chuyện cổ tích: Tấm Cám,
Cô bé Lọ Lem hay Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn với mở đầu đầy khó khăn
của nhân vật và kết thúc viên mãn cuối truyện. Nhưng ở đây tác giả đặt dấu
chấm hết cho câu chuyện khi nhân vật chưa thực hiện hành động cuối cùng.
Hành động đó sẽ như thế nào tùy thuộc vào suy nghĩ của từng người tiếp
nhận, đó là một kết thúc không chắc chắn và chứa đầy hoài nghi.
Kết thúc tác phẩm chỉ là kết thúc một chặng đường dài trong cuộc tìm
kiếm nhau giữa Aomame và Tengo. Đây là cách nối tiếp một kết thúc và gợi
mở một chặng đường mới. Người đọc lại phải một lần nữa tò mò, suy nghĩ,
19
20
phán đoán rồi sau đó Aomame và Tengo sẽ ra sao? Họ có thể trở lại là chính

mình không? Liệu cuộc sống có hạnh phúc không? Những câu hỏi đó tiếp tục
xoáy sâu thôi thúc vào tâm trí người đọc, những câu văn khép lại tác phẩm
nhưng lại mở ra một chân trời mới, chân trời đó biến thiên một cách linh động
vô cùng, câu truyện đã kết thúc mà như chưa kết thúc.
Kết cấu cốt truyện mở kết hợp với các biểu tượng kỳ ảo và chất trinh
thám tạo nên những ký hiệu thẩm mỹ mang tính biểu tượng cao xuất hiện hầu
như khắp tác phẩm. Nói đến chất trinh thám người ta thường liên tưởng đến
những cuộc phiêu lưu, những cuộc vật lộn giữa sự sống và cái chết, những
tình tiết li kỳ, bất ngờ xuất hiện luân phiên đan xen. Nhà văn sử dụng nó như
một công cụ để gửi gắm vào đó những tâm tư, suy nghĩ của mình về cuộc
sống, đồng thời làm tăng độ tò mò và hấp dẫn cho tác phẩm. “Và khi Nhộng
không khí đủ lớn, nó đứt toác ra theo chiều dọc, giống như cô bé đã thấy lần
trước. Có điều, bên trong cái Nhộng không khí này là ba con rắn đen lớn. Ba
con rắn này quấn chặt vào nhau, chặt đến nỗi không ai, và có lẽ ngay cả bản
thân chúng, không thể tách ra được. Trông chúng như một con quái vật ba
đầu” [10, tr.344]. Hay cái chết bí ẩn của Ayumi “Xác cô được phát hiện trong
một phòng khách sạn ở khu Shibuya. Cô bị hung thủ dùng thắt lưng, bộ áo
choàng tắm xiết cổ chết. Toàn thân cô trần truồng, hai tay bị còng vào đầu
giường, miệng bị nhét quần áo” [10, tr.69].
Haruki Murakami cho rằng “tiểu thuyết suy cho cùng đúng là ngụ
ngôn, đúng là làm cho ngụ ngôn có tính hiện thực hơn” [23, tr.61]. Trong
1Q84, những biểu tượng như “hai mặt trăng” xuất hiện tạo ra sự thắc mắc khó
hiểu với cả độc giả: “Trên bầu trời có hai mặt trăng. Một mặt trăng nhỏ, một
mặt trăng lớn ở cạnh nhau trên bầu trời” [11, tr. 296]. Hai mặt trăng đó như
hai thế giới mà Tengo và Aomame đang sống, họ chưa tìm ra được lời giải
đáp, tìm ra đâu mới là mặt trăng của thế giới thực. Bên cạnh đó, nếu như
20
21
trong tác phẩm Kafka bên bờ biển, con mèo của Nakata biết nói tiếng người
và có một cuộc sống đầy đủ với diện mạo của nó thì trong 1Q84, Mèo trở nên

một biểu tượng huyền bí: “Khi hoàng hôn buông xuống mèo sẽ đi qua cây cầu
đá vào trong thành phố. Đủ loại đủ giống mèo với màu sắc và vện khác
nhau Lũ mèo đều rất thành thạo, hoặc mở cửa hàng, hoặc ngồi trước bàn
làm việc trong tòa nhà thị chính, bắt đầu làm việc của mình. Không lâu sau lại
có lũ mèo đi qua cầu đá vào trong thành phố. Lũ mèo vào cửa hàng mua đồ,
dùng bữa trong phòng ăn của khách sạn. Chúng uống bia trong quán bar, có
con nhẹ nhàng nhảy múa theo tiếng đàn” [10, tr.139].
Trong suốt diễn biến câu chuyện, tác giả còn lồng ghép sắp xếp cho các
nhân vật khác xuất hiện một cách tình cờ. Đó là sự xuất hiện của Fukaeri như
là mối giao thoa, là người “Biết tuốt”, cô nắm giữ những bí mật, và biết trước
được hành động tiếp theo của người khác.“Tengo anh đọc bức thư này sau khi
trở về từ thành phố mèo, đây là chuyện tốt nhưng có người đang quan sát
chúng ta vì vậy em không thể không rời khỏi căn phòng này mà còn phải
ngay bây giờ chuyện của em anh không cần phải lo em không thể ở lại đây
được nữa lần trước đã bảo anh người anh muốn tìm đang ở nơi có thể đi bộ từ
đây tới những phải đề phòng có người đang quan sát” [11, tr.240]. Từ đó cũng
xuất hiện nhiều nhân vật như: vị Lãnh tụ, Ushikawa, Tumaru, bà chủ biệt thự
cây Liễu, đây đều là những nhân vật có những khả năng rất đặc biệt, họ cũng
là nhân tố tiết lộ đáp án những bí ẩn, và làm nền cho tác phẩm và tăng thêm
độ kịch tính của câu chuyện.
Kết cấu cốt truyện mở không có nghĩa tác giả áp đặt cho bất cứ ai, mục
đích cuối cùng chính là đem đến sự thăng hoa trí tưởng tượng cho người đọc,
đồng thời tạo nên sức sống lâu dài cho tác phẩm. Nói tóm lại, bằng cá tính sáng
tạo rất riêng với những hướng kết cấu mới lạ, Haruki Murakami đã nâng giá trị
của 1Q84 lên một tầm cao mới và với cách viết độc đáo đầy thú vị này, 1Q84
trở thành một hiện tượng nổi cộm mà không ai không muốn tìm hiểu.
21
22
1.3. Kết cấu cốt truyện hiện thực và huyền ảo
Một tác phẩm văn học giàu giá trị là nơi mà nhà văn biết vận dụng các

thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Tiêu biểu trong đó phải kể đến khả năng vận
dụng yếu tố hiện thực và huyền ảo. Đây là một thuộc tính của văn học trong
mối liên hệ với hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học, vào hiện thực
khách quan. Haruki Murakami, với khả năng kể chuyện bậc thầy đã xây dựng
trong tác phẩm của mình một kết cấu cốt truyện hiện thực huyền ảo đầy hấp
dẫn, là sự pha trộn giữa hai thế giới thực và ảo, với những câu chuyện đầy bất
ngờ, mang đậm yếu tố trinh thám, siêu hình nhưng cũng rất cảm động và đầy
tính nhân văn.
Đây là kiểu kết cấu mang tính siêu thực, là sản phẩm của trí tưởng
tượng đầy khác lạ, hoang tưởng được lý giải bằng các nguyên tắc nghệ thuật
riêng biệt chứ không phải bằng cái nhìn thông thường. Yếu tố hiện thực huyền
ảo trong tác phẩm có tác dụng khởi tạo và nối kết các thành phần với nhau
thành một chỉnh thể lớn, chính là tác phẩm. Nếu Kawabata đạt đến siêu hình
của cái đẹp bằng sự hòa hợp giữa con người truyền thống với bản tính tự
nhiên thì Haruki Murakami được xem là bậc thầy với một tinh thần giữa siêu
hình và hiện thực cuộc sống.
Malcolm Jones nói “Murakami biết cách kể một câu chuyện mà không
cần phải làm dáng. Ông hiểu làm thế nào để pha trộn hiện thực và huyền ảo
với một tỷ lệ chính xác. Và ông có tài viết về những điều thường nhật, như
làm bữa tối hay đi dạo, sao cho dù gần gũi và tầm thường đến mấy, chúng
cũng không bao giờ tẻ nhạt ”
Truyện 1Q84 sự đan xen của hàng trăm yếu tố hiện thực, huyền ảo,
càng đọc càng bị cuốn hút vào thế giới đó. Ở đó, thế giới hiện thực đan cài
nhuần nhuyễn với thế giới huyền ảo khi tối khi sáng, khi thực khi hư. Bức
22
23
màn sương mờ ảo đó dẫn người đọc vào thế giới huyền bí, với những thứ
khác lạ, ở đó có người Tý Hon, có hai mặt trăng, có những con vật khác
thường và những con người có những khả năng kỳ lạ. Từ đó ta nhận ra được
những điều đầy phi lý mà vô vàn điều hợp lý. 1Q84 là tiểu thuyết như thế.

Haruki Murakami đã tìm cho mình một phương thức phản ánh mới:
dùng ảo để nói thực, dùng huyền ảo để giải quyết huyền ảo. Đây là thủ pháp
nghệ thuật để phản ánh thực tại của con người. Trộn lẫn hiện thực và huyền
ảo, xóa bỏ đường biên giới thời gian, sử dụng những biểu tượng như thôi
miên làm cho việc lột tả tính phi thực trong cấu trúc tác phẩm có hiệu quả
hơn, tạo nên mạch ngầm trong tác phẩm. Bản nhạc Sifonietta của Loes
Janacek và cầu thang thoát hiểm trên đường cao tốc thủ đô là có thật. Nhưng
nó lại đưa Aomame vào một thế giới mới - thế giới 1Q84. Tuy nhiên, cô lại
không đắm chìm vào thế giới đó, mà vẫn sống trong thế giới thực tại bởi vì
lúc này thế giới thực và ảo là hai thế giới tồn tại song song. Tengo cũng giống
như Aomame, anh bị đưa vào thế giới của Nhộng không khí và người Tý Hon,
cả hai người đều nhìn thấy trên trời có hai mặt trăng. Tưởng tượng về quá khứ
cùng với sự đan cài của giấc mơ là những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp
dẫn cho tác phẩm, lôi cuốn người đọc và đào sâu vào thế giới nội tâm của
nhân vật. Bản thân Aomame và Tengo cũng không phân biệt được mình đang
ở thế giới nào. Chính họ cũng không cảm nhận được sự tồn tại của bản thể,
không phân biệt được thực hay mơ, thức hay tỉnh, đôi lúc đang ở hiện tại, họ
lại đắm chìm vào thế giới ảo. Tengo đang trên gường cùng với Fukaeri thì đột
nhiên: “Anh thấy mình mười tuổi, đang ở trong lớp học. Đây là thời gian thực
địa điểm thực, ánh sáng thực, cả bản thân anh cũng thực Trong lớp học chỉ
có anh và cô bé kia, không thấy bóng dáng đứa trẻ nào khác. Cô bé nhanh
nhẹn và mạnh dạn nắm lấy cơ hội ngẫu nhiên như thế. Tóm lại cô đứng đó,
23
24
vươn tay phải ra, nắm chặt tay trái Tengo. Đôi mắt cô mở to nhìn thẳng vào
mắt Tengo [10, tr.25]. Trong đầu Tengo lẫn Aomame luôn nghi ngờ về sự tồn
tại của chính mình trong thế giới mới “Giờ đây tôi đang ở trong thế giới nào?
Đang là năm bao nhiêu?” [10, tr.442]. Đó là không gian hiện thực xuất hiện
của người Tý Hon biết thể hiện ngôn ngữ với con người khi Fukaeri kể về
người Tý hon “Thứ quan trọng ở trong rừng sâu có người Tý Hon. Muốn

không bị người Tý Hon làm hại thì phải tìm được thứ người Tý Hon không
có. Như vậy thì có thể an toàn ra khỏi rừng sâu” [9, tr.451]. Ở đây con người
thực bước chân vào thế giới kỳ ảo, ngược lại nhân vật siêu thực lại có mặt ở
hiện thực, đây chính là sự pha trộn giữa hiện thực và huyền ảo, sự giao thoa
giữa hai thế giới.
Bước vào năm 1Q84 Aomame vẫn tiếp tục công việc của mình, cô đã
tiếp cận với một giáo phái bí ẩn Sakigake. Trong cuộc nói chuyện với vị Lãnh
tụ, Aomame đã nhận ra được: “Nơi đây chính là thế giới thực. Cực kỳ thực.
Nỗi đau nếm trải trong thế giới này là nỗi đau thực. Cái chết do thế giới này
gây ra là cái chết thực. Máu chảy ra đây là máu thực [10, tr.226]
Kết cấu cốt truyện thực - ảo giúp nhân vật nhìn nhận lại quá khứ vớicuộc
sống hiện tại, hiểu được cuộc sống hiện tại của bản thân. Cả Aomame và
Tengo sống trong thế giới thực tại, nhưng ở đây họ không nhìn thấy được ý
nghĩa tồn tại của chính bản thân mình, họ không hòa vào cuộc sống ấy được.
Chính vì vậy họ đã tạo cho mình một thế giới ảo, ở đó họ thoả thích khám phá
về bản thể chính mình, họ được sống và hơn thế nữa: được đối diện thật với
chính mình, được yêu một cách thật sự, không cần đặt nặng vấn đề tiền bạc
hay quyền lực, bởi thế ở giới ảo cái ác, cái xấu sẽ bị tiêu diệt đến cùng. Đây
chính là quá trình mà Aomame và Tengo đấu tranh để tồn tại, để tìm về với
cái đích ban đầu.
24
25
Với những yếu tố đan xen giữa ảo và thực như Người Tý Hon, hai mặt
trăng, khả năng phi thường của con người, đó không chỉ đơn thuần là của một
thế giới khác, mà đó chính là phản ứng lại những biểu hiện tiêu cực của xã
hội, của một cuộc sống mà con người ngày càng bị thoái hóa nhân cách. Xây
dựng một cốt truyện hiện thực, huyền ảo Murakami đã biến 1Q84 thành “món
ăn lạ miệng” tạo cho người đọc cảm giác thích thú, say mê thưởng thức, vừa
hào hứng dấn theo hành trình huyền ảo của nhân vật. Đồng thời tạo ra những
mảng màu nghệ thuật linh động, tạo nên bức tranh cuộc sống đa cảm giác và

nhiều chiều.
25

×