TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
LA THỊ NGỌC ÁNH
LỚP DH5C1
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật
kịch và tiểu thuyết
của Victor Hugo
GVHD: Ths. Phùng Hoài Ngọc
LONG XUYÊN, 5/2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
LA THỊ NGỌC ÁNH
Lớp ĐH 5C1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
GVHD: Ths. Phùng Hoài Ngọc
LONG XUYÊN, 5/2008
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Tiếp sau văn học Phục hưng và thế kỉ Ánh sáng, văn học
phương Tây thế kỉ XIX đã đạt được những thành tựu rực rỡ của
hai khuynh hướng văn học: chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện
thực. Với tính chất vạch trần bản chất xã hội đương thời, bênh
vực cho những con người lao khổ, chủ nghĩa hiện thực đã thực sự
phơi bày được bản chất của hiện thực, nâng cao lý trí con người.
Nhưng ngày nay, với cách nhìn nhận, cách đánh giá mới thì chủ
nghĩa lãng mạn vẫn là vơ cùng cần thiết. Chủ nghĩa lãng mạn một
mặt sẽ thỏa mãn tâm hồn con người, mặt khác nó sẽ ni dưỡng,
bồi đắp, nâng cao tình cảm con người. Nói đến chủ nghĩa lãng
mạn thì khơng thể khơng nhắc đến cây đại thụ tỏa bóng rợp thế kỉ
XIX – Victor Hugo. Thành tựu của ông đã đem đến nhựa sống
tươi tốt, ương mầm cho tâm hồn bao thế hệ. Chính điều đó, tư
tưởng và nghệ thuật của V.Hugo bao giờ cũng là những hạt ngọc
tỏa sáng cho chính dân tộc ơng và có những giá trị phổ biến cho
các dân tộc khác.
Từ sự yêu thích văn chương cùng với sự yêu mến con người
ông, tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu thấu
đáo, cặn kẽ hơn về một số đặc điểm nghệ nghệ thuật làm nên bút
pháp chủ nghĩa lãng mạn trong kịch và tiểu thuyết của V.Hugo.
Qua đó, giúp người tiếp nhận có được cái nhìn khái quát về tác
phẩm cũng như bước vào thế giới nghệ thuật tuyệt diệu của thơ
văn V.Hugo.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về kịch
và tiểu thuyết của Hugo.Tuy nhiên, việc đi vào tìm hiểu những
yếu tố nghệ thuật làm nên bút pháp chủ nghĩa lãng mạn trong kịch
và tiểu thuyết V.Hugo thì hầu như chưa có một cơng trình cụ thể,
chuyên biệt.
Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của
V.Hugo là một đề tài khá lí thú, mới mẻ và cũng khơng đơn giản.
Do đó, để hoàn thành luận văn người viết dựa vào một số tài liệu
Trang 1
của các tác giả kể trên và những tài liệu liên quan đến V.Hugo
(được liệt kê ở mục Tài liệu tham khảo).
III. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này cố gắng chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật
kịch và tiểu thuyết mà ơng thường sử dụng trong q trình sáng
tác.
Qua đó tơi muốn tìm hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo những
yếu tố nghệ thuật mà ông sử dụng để có thể lý giải vì sao tác
phẩm của V.Hugo lại có sức mạnh bất diệt, trở nên bất tử trong
lịng độc giả bao thế hệ. Từ việc nghiên cứu đề tài này, tơi hy
vọng nó sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn đọc mở cánh cửa bước vào
thế giới nghệ thuật tác phẩm V.Hugo.
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là một số đặc điểm nghệ thuật
kịch và tiểu thuyết của đại văn hào Victor Hugo.
Phạm vi nghiên cứu vở kịch “Hernani”, hai bộ tiểu thuyết
danh tiếng “Nhà thờ Đức Bà Paris” vá “Những người khốn khổ”.
V. Đóng góp của khóa luận
Việc đánh giá và tiếp cận văn học nước ngồi là vơ cùng khó
khăn. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật để khám phá
được nội dung là điều hết sức cần thiết.
Tơi hy vọng rằng khóa luận sẽ mang đến một cách tiếp cận
mới, có hiệu quả về tác phẩm văn học nước ngồi, nó sẽ là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các bạn đồng mơn trong q trình nghiên
cứu và giảng dạy sau này.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu. Tất cả
chỉ với một nguyện vọng là làm sao nghiên cứu khóa luận đạt kết
quả tốt nhất.
Trang 2
VII. Cấu trúc luận văn
Khóa luận gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung,
phần kết luận. Trong đó, trọng tâm phần nội dung. Phần nội dung
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Khái quát về tác giả Victor Hugo.
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết
của Victor Hugo.
Trang 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một trào lưu
1. Cơ sở triết học
Về phương diện triết học Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu đều
tìm tới những hệ thống triết học mang tính duy tâm chủ quan để
làm cơ sở cho học thuyết của mình. Bên cạnh đó, cịn kế thừa
chủ nghĩa tình cảm, một tư trào văn chương thế kỉ XVIII. Chủ
nghĩa lãng mạn có hai khuynh hướng lãng mạn tiêu cực và
khuynh hướng lãng mạn tích cực:
− Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực (hay còn gọi là lãng
mạn bảo thủ)
− Khuynh hướng lãng mạn tích cực (hay còn gọi là lãng
mạn tiến bộ)
2. Cơ sở mỹ học
Về mặt thị hiếu thẩm mỹ, Chủ nghĩa lãng mạn là sự nổi dậy
chống lại mọi ước lệ, mọi quy tắc gị bó của chủ nghĩa cổ điển.
Các chủ đề về tình u, nỗi cơ đơn, nỗi buồn, những lý
tưởng khơng đạt được…được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật
lãng mạn.
Nhân vật lãng mạn là những nhân vật “nổi loạn” chống đối
với thực tại tư sản tầm thường. Nhân vật lãng mạn thường có kết
thúc mang tính bi kịch.
Chủ nghĩa lãng mạn ưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật
như: tương phản, cường điệu, trữ tình ngoại đề, sự đối lập giữa
cái trác tuyệt và cái thô kệch, . . .
Nguyên tắc tự do góp phần trẻ hóa lối hành văn, cách gieo
vần, cách sử dụng các biện pháp tu từ, cách lựa chọn các không
gian và thời gian nghệ thuật. Và do nhiệt tình, sơi nổi muốn tự thể
hiện, chia sẻ và thuyết phục, văn chương lãng mạn nói chung
thường mang tính hùng biện.
Trang 4
II. Chủ nghĩa lãng mạn như một phương pháp sáng tác
1. Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn
Nguyên tắc 1: Chối từ thực tại.
Nguyên tắc 2: Tự do bay lượn trong nghệ thuật.
Ngun tắc 3: Điển hình hóa tâm trạng.
2. Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn
2.1. Về phương diện cách nhìn
Về phương diện cách nhìn, Chủ nghĩa lãng mạn cơ bản vẫn
là khuynh hướng chủ quan trong tiếp cận và lý giải hiện thực.
2.2. Về phương diện cách viết
Thể loại thơ
Thơ ca lãng mạn đã kế thừa thi pháp của thơ ca cổ điển.
Nhưng bên cạnh sự kế thừa đó, nó cịn có sự cách tân tạo thành
những qui luật chung của thi ca khuynh hướng văn học lãng mạn.
Lí luận kịch
Sân khấu tự do phá vỡ qui tắc tam nhất do Aristote đề ra từ
(384-322 trước Công nguyên): duy nhất về hành động, duy nhất
về thời gian và duy nhất về không gian(địa điểm)
Về tiểu thuyết
Kết hợp nhiều hình thức thể hiện đa dạng khác nhau: kể và
tả, triết lí và bình luận, độc thoại và độc thoại nội tâm. Đặc biệt,
hình thức độc thoại nội tâm được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả
cao. Yếu tố xây dựng tâm lý nhân vật giữ vai trò trung tâm. Nghệ
thuật tương phản như một biện pháp nghệ thuật chính yếu, hệ
thống và nhất quán trên nhiều phương diện của tác phẩm.
Trang 5
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VICTOR HUGO
I. Cuộc đời
Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1802 ở thành phố Bzanson..
Khả năng sáng tạo của Hugo rất sớm và lớn lao, ông đã để
lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ.
V.Hugo mất ngày 25 tháng 5 năm 1885. Thi hài ông được
đưa vào điện Pantheon. Hugo là một trong những khổng lồ văn
chương hiếm hoi của thế giới. Hugo, nhà văn nhân đạo sáng ngời,
là tấm gương tranh đấu không biết mệt mỏi cho nền tự do, dân
chủ của nhân loại tiến bộ.
II. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác của Hugo có thể chia ra làm bốn giai
đọan.
Nhìn chung, sự nghiệp sáng tác của ông vừa phong phú về
thể loại, vừa trác tuyệt về chất lượng. Ngoài thơ, kịch, tiểu thuyết
ơng cịn để lại hơn 2000 bức tranh và nhiều tác phẩm khảo cứu và
các tùy bút khác…
Giới thiệu đôi nét về thơ của Victor Hugo
Thơ V. Hugo chứa chan lòng yêu thiên nhiên và tinh thần
nhân đạo cao cả.
Do là một nhà thơ viết kịch và tiểu thuyết nên những trang
văn của ông mang đậm chất thơ. Đặc biệt, chính niềm cảm
thương những số phận bất hạnh và trân trọng những phẩm chất
cao quí của những người lao động đã được ông phát triển cao ở
lĩnh vực kịch và tiểu thuyết sau này. Và để thấy được điều đó
trong kịch và tiểu thuyết, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số đặc
điểm nghệ thuật mà ơng sử dụng trong quá trình sáng tác.
Trang 6
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VICTOR HUGO
I. Kịch drame: vở “Hernani”
1. Giới thiệu cốt truyện
2.
“Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của chủ nghĩa lãng
mạn đối với chủ nghĩa cổ điển
2.1. Sự phá vỡ qui tắc luật “tam duy nhất” của chủ nghĩa
cổ điển
Sự phản ứng đầu tiên của Chủ nghĩa lãng mạn đó là sự phá
vỡ quy tắc luật “tam duy nhất” đó. Trước hết, nguyên tắc thời
gian duy nhất đã bị vi phạm. Chúng ta thấy, một vở kịch cổ điển
chỉ được cơng diễn trong hai tiếng đồng hồ, nhưng ở “Hernani”
nó đã vượt ra khỏi qui phạm đó.
Nguyên tắc thứ hai mà ơng muốn phá vỡ, đó là địa điểm duy
nhất. Trong “Hernani” địa điểm kịch được thay đổi rõ rệt.Địa
điểm khơng chỉ diễn ra trong nước mà nó cịn vượt phạm vi ngồi
nước, lúc thì ở Xaragrox (Tây Ban Nha), lúc thì ở Ex-lasapen
(Tây Đức).
Địa điểm là nơi để nhân vật diễn ra hành động chính duy
nhất.Tăng thêm hành động chính để chuyển tải các xung đột đan
chéo để hành động được phong phú.
Như vậy, linh hồn của kịch chính là cái hiện thực.
2.2. Xây dựng kiểu nhân vật phản nghịch
Ở kịch của Hugo chúng ta thường bắt gặp kiểu nhân vật
phản nghịch. Con người “phản nghịch”, Hernani, là con người có
những phẩm chất tốt đẹp, ý chí căm thù sâu sắc, tinh thần kiên
cường trong đấu tranh, tâm hồn cao thượng trong tình yêu.
2.3. Sử dụng bút pháp tương phản
Nét nổi bật nhất thể hiện Chủ nghĩa lãng mạn trong kịch của
Hugo là ông đã sử dụng bút pháp tương phản. Tương phản là biện
pháp để làm tăng kịch tính và làm nổi bật phẩm chất của nhân
vật.. Trong “Hernani” là sự tương phản giữa vua Tây Ban Nha và
“tướng cướp” Hernani. Sự tương phản còn thể hiện ở nội tâm
Trang 7
nhân vật Dona Sol...Chính điều này đã tạo nên sóng gió cho kịch
trường của Hugo.
2.4. Sử dụng yếu tố Grotesque
Yếu tố Grotesque đã làm cho kịch drame có sức hấp dẫn,
mới mẻ đối với công chúng. Điều này thể hiện đặc sắc ở cách kết
thúc kịch đầy bất ngờ. Đó cũng là nét tạo nên tính chất lãng mạn
của kịch drame.
2.5. Một vài yếu tố nghệ thuật khác
Tăng cường ngôn ngữ bình dân.
Về nghệ thuật dẫn dắt hành động kịch, Hugo xen vào những
màn độc thoại nội tâm đầy tính chất lãng mạn ở Hồi I lớp 4, Hồi
IV lớp 2, 5, Hồi V lớp 4.
Tóm lại, bằng việc sử dụng một số đặc điểm nghệ thuật của
kịch lãng mạn Hugo đã làm cho vở “Hernani” có chỗ đứng vững
chắc và gây tiếng vang lớn trên kịch trường lúc bấy giờ. Cống
hiến của Hugo ở lĩnh vực kịch là ông đã mở toang cánh cửa sáng
tạo nghệ thuật để đến với nghệ thuật tự do.
II. Tiểu thuyết
1. “Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca
1.1. Nghệ thuật miêu tả và xây dựng cốt truyện
Một trong những biện pháp chủ yếu mà V.Hugo thường sử
dụng trong tác phẩm của mình là miêu tả cảnh thiên nhiên.
Sức hấp dẫn của tác phẩm khơng dừng lại ở đó mà còn ở
nghệ thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn, sinh động. Nhà thờ Đức
bà Paris là câu chuyện dài với nhiều cốt truyện được lồng ghép,
đan cài hết sức tài tình
1.2. Xây dựng nhân vật lãng mạn
Là một nhân vật mang tính dân gian, Esmeralda xuất hiện
như một thiên thần trong thế giới rách nát, nàng là tượng trưng
của tâm hồn thanh khiết, lương tâm trong sáng, của hy vọng và
tương lai, là “tia nắng, giọt sương và tiếng chim ca”.
Trang 8
Quazimodo là con người tật nguyền nhưng lại là một biểu
trưng cho tấm lòng cao đẹp của con người.
Tương phản hồn tồn với Quazimodo là phó giáo chủ nhà
thờ Frollot. Cái đẹp đẽ đạo mạo bên ngồi của vị phó giáo chủ đã
che đậy bên trong một tâm hồn bỉ ổi và những dục vọng thấp hèn.
Với y, người đọc vừa căm ghét, phỉ nhổ, vừa muốn bày tỏ niềm
xót thương đầy đau đớn.
Bổ sung cho hình ảnh của Frollot là hình ảnh của
Foebus,người mà Esmeralda lầm lẫn trao trọn trái tim yêu cho
hắn.
Có lẽ, nhân vật thuần lãng mạn nhất trong tác phẩm là Pierre
Gringoa. Đây cũng là kiểu nhân vật thường gặp nhiều trong tiểu
thuyết lãng mạn.
1.3. Đề tài tình yêu là đề tài quen thuộc của chủ nghĩa
lãng mạn
Xúc động người xem hơn cả đó là bản tình ca tuyệt đẹp của
Quazimodo giành cho Esmeralda. Quazimodo yêu mà khơng
được đáp trả. Kết thúc câu chuyện, hình ảnh mối tình mà cái chết
cũng khơng thể chia rẽ: “khi người ta muốn kéo gỡ bộ xương
Quazimodo ra khỏi bộ xương y ơm, thì nó vụn ra thành bụi”. Sự
đan chéo những yếu tố bi-hài, cái đẹp-cái dị dạng là nét độc đáo
tạo nên thiên tình sử bất diệt mang đậm nét lãng mạn này.
1.4. Mơ típ và cách kết thúc tiểu thuyết mang đậm tính
chất lãng mạn
Mơ típ “ám hại-che chở-cứu thốt” được ơng sử dụng
thường xun như một động lực để phát triển các tình tiết của cốt
truyện, tạo nên sự căng thẳng hồi hộp, làm nhịp điệu của cốt
truyện dồn dập thu hút, và qua đó cũng thể hiện quan điểm nhân
đạo của ông. Mô tip “mẹ con thất lạc-hội ngộ” được cho hóa thân
trong cặp nhân vật Gudulier-Esmeralda. Đứa con gái mà bà
nguyền rủa và kết tội bị xử treo cổ còn người mẹ bất hạnh cũng
gục chết. Đây cũng là kiểu kết thúc rất tiêu biểu của nghệ thuật
lãng mạn Hugo.
Và với một cấu trúc độc đáo cùng việc sử dụng một số thủ
pháp và phương thức nghệ thuật tài tình cộng với tư tưởng nhân
Trang 9
đạo toát lên từ tác phẩm, tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris trở
thành một trong những tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ XIX. Giá
trị tinh thần mà Hugo gửi lại là khúc ca mn thuở của lồi
người. Tác phẩm tỏa sáng vẻ đẹp chân, thiện, mỹ. Cái đẹp lan
thấm trong tâm hồn, tâm trí người đọc, vọng hưởng và thúc bách,
thay đổi con người, nuôi dưỡng mầm sống lương tri ở mỗi người.
2. “Những người khốn khổ”, đỉnh cao Chủ nghĩa lãng mạn
Victor Hugo
2.1. Cấu trúc tiểu thuyết
Bộ tiểu thuyết được chia làm năm phần:
Phần thứ nhất: Fantine.
Phần thứ hai: Cosette.
Phần thứ ba: Marius.
Phần thứ tư: Tình ca phố Plumet và anh hùng ca phố Saint
Denis..
Phần thứ năm: Jean Valjean.
Những người khốn khổ đã mang trong nó nhiều loại hình
nghệ thuật của văn chương như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện
vừa xen kẽ với những đoạn, chương bình luận ngoại đề. Kết cấu
tác phẩm như thế, đã phần nào làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng
của tác giả: đề cao nhân đạo với tấm lòng thương cảm, yêu mến
nhân dân sâu sắc.
2.2. Cách đặt tiêu đề trong “Những người khốn khổ”
Tác phẩm đã đi vào lòng độc giả một cách dễ dàng một phần
nhờ vào cách Hugo đặt tiêu đề cho bộ tiểu thuyết của mình. Bên
cạnh cấu trúc, tiêu đề cũng góp phần làm nên tính lãng mạn cho
tác phẩm. Khảo sát toàn bộ các đề mục, người đọc sẽ phát hiện ra
một điều thật thú vị: phần lớn đó là những câu thành ngữ, tục ngữ
hết sức cô đọng nhưng lại giàu chất thơ. Chẳng hạn:
“Ngựa chết, hết chuyện”.“Một người mẹ gặp một người
mẹ”.“Gửi trứng cho ác”. “Một trận bão táp trong đầu” “Đặc cách
được vào”. “Người cầm quyền khơi phục uy quyền”. “Tham thì
thâm”. “Hai bất hạnh hợp thành hạnh phúc.” “Cẩm thạch chọi
Trang 10
hoa cương”. “Đóa hoa hồng trong cảnh cùng khổ”. “Hạt bụi kết
thân với bão táp” . . . .
2.3. Tính lãng mạn biểu hiện trong lối văn miêu tả, kể
chuyện đầy chất thơ
Fantine là một người phụ nữ xinh đẹp, “nàng rất đẹp. Nàng
cố giữ cho mình trong trắng. Nàng có vàng ngọc làm của riêng
như ai, nhưng vàng của nàng xếp trên mái tóc, ngọc của nàng
giắt ở sau mơi”…Nét đẹp ấy khơng cịn đơn thuần là vẻ đẹp ngoại
hình nữa mà tỏa sáng lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn người mẹ.
Gương mặt lý tưởng mà ông yêu quý có thể kể đến là
Anjonras .Câu chuyện kể về anh là một hình ảnh rất đẹp đã đi mãi
vào lịng những con người chính nghĩa.
Xen kẽ với những trang miêu tả, kể chuyện, Hugo chen vào
đó là những đoạn văn bình luận sắc sảo.
Khơng những là những trang miêu tả, kể chuyện, bình luận
riêng lẻ mà đơi khi tác giả kết hợp chúng lại tạo nên đỉnh cao về
nghệ thuật. Điển hình ở cảnh “Một người mẹ gặp một người mẹ”.
Bằng việc điểm qua một vài bút pháp nghệ thuật đặc trưng
của chủ nghĩa lãng mạn, ta thấy được ở Hugo một tài năng văn
học đặc sắc với lối văn miêu tả, kể chuyện đầy chất thơ. Tất cả
những yếu tố đó đã làm nên tính lãng mạn cho tác phẩm của ông.
2.4. Kiểu nhân vật lãng mạn đặc trưng của Victor Hugo
2.4.1.
Nhân vật Myriel
Nhân vật thuần lãng mạn nhất trước hết có lẽ là giám mục
Myriel- nhân vật được tác giả giao phó nhiệm vụ thắp sáng ngọn
nến tâm hồn cho Jean Valjean, con người biểu thị “tình yêu đồng
loại ở ý nghĩa thuần túy nhất của kinh Phúc âm”.Đó là một bài
thơ trữ tình lãng mạn về con người đạt đến tự do sâu thẳm của
một nội tâm đầy ắp những mối ưu tư và niềm thương yêu con
người.
2.4.2.
Nhân vật Jean Valjean
Jean là nhân vật lý tưởng của tác phẩm: có một sức khỏe phi
thường, một trí tuệ, lòng nhân hậu, trái tim yêu thương, một khả
Trang 11
năng nhẫn nại, một ước muốn vươn lên, một lòng thủy chung với
lời hứa…. Xây dựng nhân vật có tầm vóc phi thường như thế,
Hugo muốn họ sẽ là những hình tượng nghệ thuật phản chiếu
niềm hy vọng về sự xuất hiện những cõi lòng từ tâm sẽ đi khắp
hang cùng ngõ hẻm để chia sẻ, an ủi, vực dậy những tâm hồn thất
vọng, đưa người nghèo ra khỏi cảnh cùng khổ, bênh vực những
kẻ thế cơ khỏi tình trạng bị đè nén, bất công.Đây là kiểu nhân vật
lãng mạn tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn.
2.4.3.
Nhân vật Gavroche
Dưới ngòi bút trìu mến của Hugo, Gavroche hiện ra với tất
cả vẻ đẹp tinh thần của một thiếu niên nảy sinh từ đêm đen của xã
hội, em trở thành biểu tượng của sự thanh khiết. Hình ảnh
Gavroche thể hiện tư tưởng lãng mạn và những rung cảm hướng
về tương lai của nhà văn.
2.4.4.
Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là tiểu
thuyết mang đậm chất thơ
Có thể thấy,“tình thương” là ngun tắc thẫm mĩ cơ bản mà
ông thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm. Ngồi ra, ơng cịn sử
dụng tình thương như một giải pháp xã hội, là tư tưởng, là
phương tiện đấu tranh nhằm mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho
mọi người.
Chất thơ còn thể hiện ở niềm tin và lòng tự hào đối với Cách
mạng. Cách mạng sẽ giải phóng con người ra khỏi cuộc sống phi
nhân bản của xã hội tư sản, mang đến xã hội lý tưởng mà trong đó
tình thương sẽ là ngun tắc cao nhất.
Trang 12
PHẦN KẾT LUẬN
Qua q trình tìm hiểu đơi nét về sự nghiệp văn chương của
Victor Hugo, ta thấy ở phương diện nào ơng cũng có những đóng
quan trọng cho nền văn chương Pháp và văn chương thế giới. Đặc
biệt ở lĩnh vực kịch và tiểu thuyết.
Ở lĩnh vực kịch, tuy chỉ sáng tác trong khoảng thời gian hơn
mười năm nhưng với những cách tân nghệ thuật táo bạo ông đã
gây tiếng vang lớn trên kịch trường và đưa trường phái lãng mạn
đi tới đỉnh cao của sự toàn thắng. Bằng việc phá vỡ qui tắc “tam
duy nhất” của chủ nghĩa cổ điển, ông mở đường cho sân khấu tự
do phát triển theo hướng hiện đại. Một sáng tạo mới ở đây đó là
việc ơng đưa vào sân khấu hình ảnh “nhân vật nổi loạn” mà nhân
vật này sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong các tiểu thuyết sau này của
ông.
Ở lĩnh vực tiểu thuyết, lĩnh vực mà ông chỉ sáng tác ở giai
đoạn cuối nhưng nó đem lại vinh quang rất lớn cho ông với hai
kiệt tác “Nhà thờ Đức bà Paris”, “Những người khốn khổ”…Với
hàng loạt các thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn như: sử
dụng bút pháp tương phản, đề tài tình yêu, xây dựng nhân vật
mang tính cách phi thường, cao cả….ơng đã chuyển tải một cách
đầy đủ và sâu sắc nội dung tư tưởng chứa đựng trong nó: lịng
thương u con người, mong muốn xây dựng xã hội tốt đẹp bằng
giải pháp tình thương…Tác phẩm đã để lại âm vang trong lịng
người đọc khơng chỉ ở tài năng viết tiểu thuyết độc đáo mà cịn ở
tấm lịng u thương nhân loại cần lao.
Nhìn chung, Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị
lớn của nước Pháp. Sự rộng lượng trong tư tưởng của ông, sự ân
cần trong cách diễn tả đã làm rung động tâm hồn người đọc. Ơng
là một nhà thơ bình dân, đã viết văn và làm thơ với đặc tính giản
dị nhưng bao hàm bên trong sức mạnh, đề cập cả niềm vui, nỗi
buồn nhiều người. Di sản văn học mà ơng để lại có giá trị về
nhiều mặt, mà nổi bật lên là giá trị nhân đạo lớn lao. Với những gì
đóng góp cho dân tộc và nhân loại, Hugo xứng đáng với danh
hiệu “lương tâm của các dân tộc”. Nói đến Hugo là người ta nói
đến chủ nghĩa nhân đạo, tấm lịng thương u của ơng đối với
những người lao động nghèo đói, bị áp bức…Dù nhân loại có tiến
Trang 13
bộ đến chừng nào đi chăng nữa thì chủ nghĩa nhân đạo của ông
vẫn rất cần thiết cho mọi thời đại. Nó làm cho con người xích lại
gần nhau, hiểu nhau hơn trong sự hịa nhập nền văn hóa tồn cầu.
Hết
La Thị Ngọc Ánh
5C1
Trang 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
LA THỊ NGỌC ÁNH
Lớp ĐH 5C1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
GVHD: Ths. Phùng Hoài Ngọc
LONG XUYÊN, 5/2008
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
1. Ban giám hiệu trường Đại học An Giang, Ban chủ nhiệm Khoa sư
phạm đã tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
2. Các thầy cô bộ môn Ngữ Văn đã hướng dẫn em học tập và nghiên cứu
trong suốt khóa học vừa qua.
3. Thầy Phùng Hồi Ngọc đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn.
Long Xuyên, tháng 5 năm 2008
Sinh viên La Thị Ngọc Ánh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
I. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 1
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 2
III. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 3
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 3
V. Đóng góp của khóa luận......................................................................... 4
VI. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4
VII. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 7
I. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một trào lưu ...................................... 7
1. Cơ sở triết học..................................................................................... 7
2. Cơ sở mỹ học...................................................................................... 9
II. Chủ nghĩa lãng mạn như một phương pháp sáng tác ........................... 11
1. Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn.................................. 12
2. Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn ......................... 12
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VICTOR HUGO .................. 18
I. Cuộc đời ............................................................................................... 18
II. Sự nghiệp sáng tác................................................................................ 19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU
THUYẾT CỦA VICTOR HUGO ................................................................ 26
I. Kịch drame: vở “Hernani” ................................................................... 26
1. Giới thiệu cốt truyện......................................................................... 26
2. “Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của chủ nghĩa lãng mạn đối với
chủ nghĩa cổ điển..................................................................................... 27
II. Tiểu thuyết............................................................................................ 32
1. “Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca.................. 32
2. “Những người khốn khổ”, đỉnh cao Chủ nghĩa lãng mạn Victor Hugo
.......................................................................................................... 39
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 54
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Cho đến nay, quá trình hình thành và phát triển văn học đã trải qua
những bước thăng trầm với nhiều biến động phức tạp của nhiều khuynh
hướng, nhiều trào lưu…Văn học phương Tây thế kỉ XIX cũng nằm trong sự
vận động đó. Bước qua văn học Phục hưng và thế kỉ Ánh Sáng, văn học
phương Tây thế kỉ XIX đã đạt được những thành tựu rực rỡ của hai khuynh
hướng văn học: chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Ra đời kế tiếp
nhau, hai trào lưu này không thể không ảnh hưởng qua lại và chịu sự chi phối
của những điều kiện lịch sử - xã hội cùng thời.Với tính chất vạch trần bản chất
xã hội đương thời, bênh vực cho những con người lao khổ, chủ nghĩa hiện
thực đã thực sự phơi bày được bản chất của hiện thực, nâng cao lý trí con
người. Chính vì thế, chủ nghĩa hiện thực đã được các nhà phê bình, nghiên cứu
đánh giá rất cao và coi nó là chuẩn cao nhất trong lĩnh vực sáng tác của các
nhà văn.
Nhưng ngày nay, với cách nhìn nhận, cách đánh giá mới thì chủ nghĩa
hiện thực khơng hồn tồn ưu việt đến thế. Chúng ta khơng nên có sự so sánh
giữa khuynh hướng văn học lãng mạn hay khuynh hướng văn học hiện thực.
Bởi vì, bất cứ một khuynh hướng văn học nào, khi ra đời nó đều đáp ứng
những nhu cầu bức thiết của con người và làm cho con người thỏa mãn với
những nhu cầu đó. Nhất là trong thời đại ngày nay - thời đại kinh tế thị trườngthương trường cũng là chiến trường, con người bị cuốn hút vào những guồng
máy công nghiệp thương mại, chạy theo đồng tiền. Đôi khi con người cịn
đánh mất cả nhân tính, linh hồn của mình vì lợi nhuận. Chính vì thế, chủ nghĩa
lãng mạn trong đời sống hiện nay vẫn là vô cùng cần thiết. Nó sẽ hâm nóng lại
tình người, làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Chủ nghĩa lãng mạn một
mặt sẽ thỏa mãn tâm hồn con người, mặt khác nó sẽ ni dưỡng, bồi đắp, nâng
cao tình cảm con người. Nói đến chủ nghĩa lãng mạn thì khơng thể khơng nhắc
đến cây đại thụ tỏa bóng rợp thế kỉ XIX – Victor Hugo. Bằng “một hệ thống
các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám
phá cuộc sống bằng hình tượng”, ơng đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm văn
chương kiệt xuất. Thành tựu của ông đã đem đến nhựa sống tươi tốt, ương
mầm cho tâm hồn bao thế hệ. Khảo sát toàn bộ tác phẩm của ông, ta thấy chủ
nghĩa nhân đạo bao trùm và xuyên suốt. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo là thứ
“hàng hóa” xuyên quốc gia. Nó có thể du nhập bất cứ đâu, bất cứ nơi nào mà
Trang 1
khơng có một rào cản nào có thể ngăn được. Chính điều đó, tư tưởng và nghệ
thuật của V.Hugo bao giờ cũng là những hạt ngọc tỏa sáng cho chính dân tộc
ơng và có những giá trị phổ biến cho các dân tộc khác.
Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo cịn hạn chế, nhưng với sự u
thích văn chương cùng với sự yêu mến con người ông, tôi mạnh dạn chọn đề
tài này với mong muốn tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ hơn về một số đặc điểm nghệ
nghệ thuật làm nên bút pháp chủ nghĩa lãng mạn trong kịch và tiểu thuyết của
V.Hugo. Ở đây, tôi sẽ trình bày những nét cơ bản nhất về nội dung tư tưởng và
một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết mà ơng thường sử dụng trong
q trình sáng tác. Qua đó, giúp người tiếp nhận có được cái nhìn khái quát về
tác phẩm cũng như bước vào thế giới nghệ thuật tuyệt diệu của thơ văn
V.Hugo.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới, V.Hugo cũng như
tác phẩm của ông đã thu hút bao tâm trí của các nhà phê bình nghiên cứu trong
và ngồi nước.
Ở Việt Nam, sự phổ biến của V.Hugo khá mạnh mẽ. Do đó, những
cơng trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của ông xuất hiện rất nhiều. Điển
hình như:
− Phùng Văn Tửu với “Victor Hugo” (NXBGD 1978)
− Đặng Anh Đào với “Cuộc đời và tác phẩm Victor Hugo” (NXBGD)
− Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm với “Văn học lãng mạn và văn học hiện thực
phê phán thế kỉ XIX” (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985)
− Minh Chính, Văn học phương Tây giản yếu (NXB ĐHQG TPHCM 2002).
− Gần đây là cuốn “Văn học phương Tây” nhiều tác giả biên soạn (NXBGD
2002).
− Cơng trình nghiên cứu mới nhất là “Văn học thế giới tập II” (giáo trình
dùng cho Cao Đẳng Sư Phạm, NXB Đại học Sư phạm), Lưu Đức Trung (chủ
biên)…
Nhìn chung, các cơng trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời,
sự nghiệp sáng tác của ông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc đi vào tìm hiểu
những yếu tố nghệ thuật làm nên bút pháp chủ nghĩa lãng mạn trong kịch và
tiểu thuyết V.Hugo thì hầu như chưa có một cơng trình cụ thể, chun biệt.
Trang 2
Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của V.Hugo là
một đề tài khá lí thú, mới mẻ và cũng khơng đơn giản. Do đó, với vốn kiến
thức ít ỏi của một sinh viên năm tư chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
q trình thực hiện. Để hoàn thành luận văn người viết dựa vào một số tài liệu
của các tác giả kể trên và những tài liệu liên quan đến V.Hugo (được liệt kê ở
mục Tài liệu tham khảo).
III. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, một tác phẩm văn học có giá trị sẽ bao gồm giá
trị nội dung và giá trị hình thức. Vì vậy, bất cứ nội dung nào cũng chứa đựng
hình thức và bất cứ hình thức nào cũng chứa đựng nội dung. Do đó, “cơng
việc tìm ra cái hình thức mang quan niệm”-tức là cái phương thức tư duy nghệ
thuật của nhà văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái hình thức nghệ thuật của tác
phẩm nghệ thuật-là cơng việc hết sức phức tạp, địi hỏi sự tìm tòi, phát hiện.
Nhất là với thiên tài văn học V.Hugo thì việc phát hiện ra cái phương thức
nghệ thuật để nhà văn chuyển tải quan niệm là điều không dễ dàng chút nào.
Nhưng với tinh thần ham học hỏi, qua luận văn này tơi mong muốn tìm
hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo những yếu tố nghệ thuật mà ông sử dụng để
có thể lý giải vì sao tác phẩm của V.Hugo lại có sức mạnh bất diệt, trở nên bất
tử trong lòng độc giả bao thế hệ. Từ việc nghiên cứu đề tài này, tơi hy vọng nó
sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn đọc mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật
tác phẩm V.Hugo. Qua đó, chúng ta có thể nắm bắt được những tư tưởng,
những quan niệm độc đáo tác giả đã gửi gắm vào trong đó, mà con người hơm
nay cần phải trân trọng, học hỏi và kế thừa.
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu
thuyết của đại văn hào Victor Hugo.
Để làm nổi bật lên một số đặc điểm nghệ thuật mà ơng sử dụng trong
q trình sáng tác, người viết khảo sát tác phẩm của ông ở lĩnh vực kịch và
tiểu thuyết. Qua đó, người viết có được cái nhìn khái qt, hệ thống về nó.
Nhưng do sự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ, ở lĩnh vực kịch, tôi chỉ
chọn vở kịch đã từng gây tiếng vang lớn trong kịch trường: “Hernani”. Ở lĩnh
vực tiểu thuyết, tôi chọn hai bộ tiểu thuyết lớn làm nên tên tuổi của ơng, đó là:
“Nhà thờ Đức Bà Paris” và “Những người khốn khổ”. Bên cạnh đó, tơi cịn
tham khảo thêm một số tài liệu khác có liên quan để làm cơ sở cho việc nghiên
cứu đạt kết quả cao nhất.
Trang 3
V. Đóng góp của khóa luận
Khi tiếp nhận tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ tiếp cận ở bề mặt
câu chữ mà qua đó, phải thấy được những tầng ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi
gắm vào nó. Để phát hiện ra được điều đó, người đọc phải có cái nhìn trực
diện và chiều sâu suy nghĩ. Đặc biệt, việc đánh giá và tiếp cận văn học nước
ngoài là vơ cùng khó khăn, bởi sự cách ngăn của hàng rào ngơn ngữ và những
khác biệt về văn hóa. Chúng ta chỉ được tiếp xúc với nó thơng qua bản dịch
chứ khơng ở ngun tác. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật để khám
phá được nội dung là điều hết sức cần thiết.
Victor Hugo, “con người của thành phố Paris hoa lệ”, tuy cách chúng ta
nửa vòng trái đất nhưng tư tưởng của ông lại rất gần gũi, phù hợp với truyền
thống của dân tộc ta. Với cuộc sống xơ bồ, bận rộn, thời gian được tính bằng
vàng như ngày hơm nay thì mấy ai trong chúng ta bỏ ra một ít thì giờ để đọc
lại những câu thơ chứa chan tình người, “Nhà thờ Đức Bà Paris” hay “Những
người khốn khổ”, ... lắng lịng mình lại trước những câu, chữ và chiêm nghiệm
nó. Nếu làm được điều đó, tơi tin chắc rằng bạn phải thốt lên rằng: “Ơi!
V.Hugo, thật là kì diệu”. Sống giữa xã hội tư bản thối nát, đang trên đường
suy thoái lúc bấy giờ, V.Hugo có được tinh thần nhân bản quá tuyệt vời. Ông
là con người của chủ nghĩa nhân đạo cao cả, của tình thương u nhân loại
xốn xang. Ơng khơng lúc nào không nghĩ đến, không bênh vực, không đấu
tranh cho quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người cần lao
với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp bằng giải pháp tình thương.
Tơi hy vọng rằng khóa luận sẽ mang đến một cách tiếp cận mới, có
hiệu quả về tác phẩm văn học nước ngồi, nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các bạn đồng mơn trong q trình nghiên cứu và giảng dạy sau này. Và tôi
tin rằng, những tư tưởng, ý niệm tốt đẹp mà V.Hugo hoài vọng sẽ mãi là hành
trang cho mỗi người chúng ta vững bước vào đời với sự tin yêu, tin tưởng
cuộc sống này hãy còn tươi đẹp biết bao! Có được sự đồng cảm, sự thương
yêu và tin cậy lẫn nhau thì con người sẽ sống và làm việc với tinh thần thái độ
hăng say hơn, góp phần làm cho xã hội ngày càng phồn vinh hơn.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu khóa luận đạt hiệu quả tốt nhất, tôi phối hợp sử dụng
nhiều phương pháp.
Trang 4
Đầu tiên, tôi dùng phương pháp tổng hợp, tức là đọc một số bài nghiên
cứu có liên quan rồi tổng hợp và ghi chép lại những vấn đề cần thiết phục vụ
cho bài nghiên cứu của mình.
Sau đó, tơi dùng phương pháp khảo sát, xem xét qua tất cả tư liệu rồi
phân loại, liệt kê nó, ghi lại những dẫn chứng phù hợp. Khi liệt kê dẫn chứng
thì phải có phân tích nên phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích
những luận cứ, luận điểm đưa ra, làm sao để cho vấn đề được nói đến có sức
thuyết phục người khác. Trong bài viết, đơi khi tơi có sử dụng phương pháp so
sánh làm nổi bật vấn đề.
Tóm lại, luận văn đã đồng thời sử dụng nhiều phương pháp: tổng hợp,
liệt kê, phân tích, so sánh, . . . tất cả chỉ với một nguyện vọng là làm sao
nghiên cứu khóa luận đạt kết quả tốt nhất.
VII. Cấu trúc luận văn
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU
THUYẾT CỦA VICTOR HUGO
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
I. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một trào lưu:
1.Cơ sở triết học.
2.Cơ sở mỹ học.
II. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một phương pháp sáng tác:
1.Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn.
2.Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn.
Chương II: Khái quát về tác giả Victor Hugo
I. Cuộc đời.
II. Sự nghiệp sáng tác.
Chương III: Một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của Victor
Hugo
I. Kịch drame: vở “Hernani”
1.Giới thiệu cốt truyện
2.“Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của Chủ nghĩa lãng mạn đối với
Chủ nghĩa cổ điển.
Trang 5
II. Tiểu thuyết:
1.“Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca.
2.“Những người khốn khổ”, đỉnh cao Chủ nghĩa lãng mạn Victor Hugo.
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6