Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.45 KB, 59 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây ngữ dụng học đã có những phát triển mạnh
mẽ. Nó đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức của các nhà nghiên cứu, họ mở
rộng phạm vi nghiên cứu, không coi các mô hình trừu tượng là mục đích duy
nhất của việc miêu tả ngôn ngữ mà chú trọng đến các nhân tố ngữ nghĩa học
và ngữ dụng học đứng đằng sau mô hình đó, đặc biệt là chú trọng đến khía
cạnh tương tác xã hội khi ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp.
Trong các hoạt động giao tiếp, các nghi thức lời nói thường không đảm
nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin, nhưng lại có vai trò trong việc thu hút,
thiết lập, duy trì, củng cố mối quan hệ giữa những người tiếp xúc để giao tiếp
đạt hiệu quả cao. Người Việt từ ngàn xưa vốn đã có truyền thống trọng lễ
nghĩa nên các nghi thức trong giao tiếp đặc biệt được đề cao. Ngày nay, trong
xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu, mối quan hệ giữa các cộng đồng trên
thế giới cần được đề cao nên vai trò của các nghi thức lời nói càng được coi
trọng hơn. Chúng đã trở thành nghi thức nói năng không thể thiếu của một thế
giới hội nhập – văn minh – hiện đại và lịch sự.
Xuất phát từ lý thuyết ngữ dụng học và từ thực tế giao tiếp hội thoại,
chúng tôi thấy rằng trong tất cả các hoạt động của xã hội từ giao tiếp hằng
ngày trong gia đình đến cộng đồng xã hội đều tồn tại yếu tố lịch sự. Vì thế,
khi giao tiếp người nói thường chọn cách nói năng phù hợp để vừa đạt mục
đích giao tiếp vừa duy trì được mối quan hệ xã hội.
Huế là cái nôi văn hóa của miền Trung vừa là cái nôi văn hóa của Việt
Nam, người Huế là những người thanh lịch, tế nhị, dịu dàng, đồng thời cũng
rất mực, tinh tế, dung dị và trầm lắng. Đây chính là một nét tính cách rất đặc
trưng của người Huế. Nét tính cách này không chỉ thể hiện trong cách ứng xử
2
hằng ngày từ gia đình mà còn đến nơi công sở, nơi công cộng. Đến Huế bất kì
ai cũng có những ấn tượng khó phai và những lắng đọng trọng tâm trí không
thể quên được, đó chính là cách xưng hô của các cô gái Huế với những câu


“dạ, vâng” nhẹ nhàng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
Yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt Nam ở thành phố Huế
nhằm mục đích:
•Đi sâu tìm hiểu các yếu tố lịch sự trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ
của người Việt ở thành phố Huế.
•Chỉ ra được đặc điểm văn hoá thông qua ngôn ngữ giao tiếp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Ở nước ngoài
Những năm 60 của thế kỉ XX, các độc giả phương Tây đều bắt đầu làm
quen với ngữ dụng học qua các công trình nghiên cứu của các nhà triết học và
logic học nổi tiếng như J. Austin, J. Searle. Ngữ dụng học ngày càng được
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học và những năm 70 –
80 của thế kỷ XX được xem là thời kỳ “lên ngôi” của Ngữ dụng học. Những
công trình nghiên cứu đồ sộ của các tác giả như R. Lakoff, G. Leech, S.
Levison, G. Yule… đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết làm nền tảng
lý luận cho ngữ dụng học.
Các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu góp phần nhiều vào
luận điểm cho vấn đề này. Chúng tôi đã kế thừa những lý thuyết nghiên cứu
về hội thoại, nguyên tắc lịch sự của các tác giả vào đề tài này.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến ngữ dụng học đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, trong các bài
giảng của các trường đại học, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp,
3
ngữ nghĩa tiếng Việt như: Logic ngôn ngữ học của Hoàng Phê, Tiếng Việt –
sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo, trong các khóa luận, luận
văn. Ngoài ra, trong các tạp chí ngôn ngữ cũng đã đăng tải nhiều bài nghiên
cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Hương – “gián tiếp và lịch sự trong lời cầu
khiến tiếng Việt”, Nguyễn Quang – “các chiến lược lịch sự dương tính trong

giao tiếp” (2 Tập).
Trong cuốn Ngữ dụng học – tập 1 (Nhà xuất bản Giáo dục, 2000), Giáo
sư Nguyễn Đức Dân cũng đã trình bày khá đầy đủ về lý thuyết Ngữ dụng học.
Cuốn Dụng học Việt ngữ (2009) của Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp cũng giới
thiệu hai quan điểm của hai nhà ngữ dụng học nổi tiếng Thế giới J. Austin và
J. Searle. Tuy nhiên, cả hai tác giả này cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ lý
thuyết khái quát mà chưa đi sâu và từng hành vi ngôn ngữ nào cụ thể. Bên
cạnh đó các tác giả còn giới thiệu nguyên lý hội thoại và phép lịch sự bao
gồm cả nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự.
Những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trong mối
quan hệ với các quy tắc giao tiếp và đặc điểm văn hóa dân tộc được các nhà
nghiên cứu chú ý, phát triển. Có thể kể đến các bài viết của các tác giả: Lời
chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự - Nguyễn Thị Lương (2006),
Chiến lược trung tính trong mời và từ chối lời mời trong tiếng Anh Mỹ và
tiếng Việt – Dương Bạch Nhật (2008).
Liên quan đến đề tài còn có các công trình nghiên cứu của Giáo sư
Nguyễn Thiện Giáp – Dụng học việt ngữ, Giáo sư Đỗ Hữu Châu – Đại cương
ngôn ngữ học (tâp 2), Võ Đại Quang – Lịch sự chiến lược giao tiếp hướng cá
nhân hay chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa có tác giả nào giới thiệu
một cách có hệ thống và cụ thể về lịch sự của người Việt ở từng vùng miền mà
chỉ tập trung giới thiệu về lịch sự của người Việt nói chung. Chúng tôi đã mạnh
dạn nghiên cứu đề tài chiến lược lịch sự của người Việt ở thành phố Huế.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
•Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là yếu tố lịch sự trong ngôn
ngữ giao tiếp.
•Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận sẽ trực tiếp đi sâu hơn vào các chiến lược lịch sự, các hành vi
giao tiếp ngôn ngữ của người Việt trên địa bàn thành phố Huế. Đồng thời,

chúng tôi cũng tìm hiểu về giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng được thể hiện qua các
yếu tố này trong mối quan hệ với văn hóa ứng xử của người Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tế: Thu thập, khảo sát dữ liệu về lịch sự
trong giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế .
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ: Phương pháp này để thu thập ngữ
liệu về chiến lược lịch sự trong tiếng Việt nhằm nâng cao được tính khách
quan cho việc miêu tả cũng như cho kết luận đưa ra của khóa luận.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này nhằm so sánh, đối
chiếu ngôn ngữ trong giao tiếp của người Việt ở Huế và người Việt ở vùng
miền khác.
4.2. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu mà khóa luận khảo sát là lịch sự trong giao tiếp của
người việt ở Huế được trích dẫn từ nhiều nguồn như: văn bản báo chí, tạp chí,
văn bản văn chương và trong lời nói hằng ngày được quan sát và ghi lại trong
hoạt động giao tiếp cụ thể.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận được
chia là 3 chương:
5
- Chương 1. Cơ sở lý luận: Chương này khóa luận tập trung nêu những
vấn đề lý luận chung làm nên tảng cho việc nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi
chủ yếu vào lý thuyết về ngữ cảnh, lý thuyết hội thoại, hành vi ngôn ngữ, mà
trong tâm là chiến lược lịch sự trong giao tiếp.
- Chương 2.Đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của
người Việt ở thành phố Huế. Chương này chúng tôi tập trung vào đặc điểm cụ
thể của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố
Huế nhằm làm rõ những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Huế.
- Chương 3: Giá trị ngữ nghĩa – ngữ dụng của yếu tố lịch sự của người

Việt ở thành phố Huế. Chương này nêu lên những giá trị về ngữ nghĩa và ngữ
dụng trong giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế. Đồng thời, chúng tôi
tập trung làm rõ những giá trị, hiệu quả của yếu tố này mang lại trong quá
trình giao tiếp.
6
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Ngữ cảnh
Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta đang thực hiện
một lọat hành động và đặc biệt thông qua phương tiện là ngôn ngữ. Giao tiếp
hội thoại là một hoạt động cơ bản của ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Hành động ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ
với các ngữ cảnh tình huống của nó và sự tương tác lẫn nhau giữa người nói
và người nghe. Do vậy các vấn đề thuộc ngữ dụng học như ngữ cảnh, hành vi
ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, chiến lược lịch sự, hàm ngôn sẽ là cơ sở lý luận
cho việc triển khai đề tài này.
Muốn hiểu được chính xác và thấu đáo một phát ngôn thì không thể dựa
vào các yếu tố ngôn ngữ mà phải đặt phát ngôn đó vào ngữ cảnh diễn ra cuộc
hội thoại đó. Ai nói? Nói với ai? Nói bao giờ? Nói ở đâu? và nói về vấn đề gì?
Tất cả những yếu tố này có tác động và chi phối không nhỏ đến việc giải thích
ý nghĩa của phát ngôn. Do vậy, trong khi phân tích hội thoại cần đặc biệt chú
ý tới yếu tố ngữ cảnh. Mỗi cuộc hội thoại đều được diễn ra vào lúc nào đó, ở
đâu đó, trong hoàn cảnh nào đó. Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc
tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại. Tất cả các diễn ngôn như
một bài văn nghị luận một bài văn miêu tả hay một tờ giấy đề nghị… tuy
không có sự hiện diện đối mặt của người nghe, người nói, tuy không gắn chặt
với tình huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm ẩn một cuộc trao đổi.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm ngữ cảnh. Trong cuốn
giáo trình Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Đỗ Hữu Châu quan niệm ngữ

cảnh là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn
ngôn, còn trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp lại
7
phân biệt ngữ cảnh và hoàn cảnh nói năng. Ngữ cảnh là từ bao quanh, hay đi
kèm theo một từ tạo cho nó tính xác định về nghĩa. Hoàn cảnh nói năng là
tình huống, bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: Ai nói? Nói với ai? Nói
bao giờ? Nói ở đâu? Vì sao nói?
Ngữ cảnh bao gồm các hợp phần sau:
1.1.1. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác
động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ [1,tr.15]. Trong
giao tiếp phải có hai nhân vật giao tiếp trở lên, thiếu một thì không thể thành
giao tiếp.
Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên các nhân.
 Vai giao tiếp
Trong một cuộc giao tiếp thường có sự phân vai giao tiếp: vai phát ra
diễn ngôn tức là vai nói, kí hiệu bằng S (speaker) và vai tiếp nhận diễn ngôn,
kí hiệu bằng H (hearer). Trong một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, mặt đối
mặt thì hai vai người nói và người nghe thường luân chuyển nhau. S sau khi
nói xong chuyển thành vai nghe H và ngượi lại. Tuy nhiên vai nói và nghe
không phải lúc nào cũng đơn giản. Trong một cuộc giao tiếp bằng lời, trừ
thuyết ngôn thì các vai giao tiếp có thể có mặt hoặc vắng mặt.
 Quan hệ liên cá nhân
Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với
chính sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh
xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp
với nhau.
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục
là trục tung và trục hoành.

8
- Trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power) do chức
quyền, tuổi tác, nghề nghiệp…mà có. Theo trục quyền uy thì những người
giao tiếp ở mức độ cao – thấp hoặc bình đẳng với nhau và quan hệ vị thế là
quan hệ phi đối xứng, tức là một khi đã được xác định đúng thì sẽ giữ nguyên
trong quá trình giao tiếp, không thể qua thương lượng mà thay đổi.
- Trục hoành là trục quan hệ khoảng cách (distance), còn gọi là trục thân
cận (solidarity). Trên trục khoảng cách các nhân vật giao tiếp có thể gần gũi mà
cũng có thể xa cách nhau. Trục này có hai cực là thân tình và xa lạ với mức độ
khác nhau. Thân cận là trục đối xứng, có thể thay đổi theo hướng cùng giãn
cách hoặc cùng thu hẹp khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp [1,tr.17].
Hai trục quyền uy và thân cận có sự tương ứng nhau và chi phối cả quá
trình giao tiếp, cả nội dung lẫn hình thức diễn ngôn.
1.1.2. Hiện thực ngoài diễn ngôn
Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả các yếu tố vật chất, văn hóa, xã hội… có tính
cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn
ngôn của một cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn.
Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ phận:
- Hiện thực – đề tài của diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài
diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao
đổi trong cuộc giao tiếp đó.
- Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lý, sinh
lý, tâm lý, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học nghệ thuật…
ở thời điểm và không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp.
- Thoại trường được hiểu là cái không gian – thời gian cụ thể diễn ra
cuộc giao tiếp. Đây là không gian có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta
phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần
xuất hiện. Ngữ dụng học quan tâm đến thoại trường trước hết là vì mỗi thoại
trường quy định cách thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nó.
9

- Ngữ huống giao tiếp là tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ
cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh
chi phối diễn ngôn.
Tóm lại, ngữ cảnh là một khái niệm có đóng góp nhiều cho ý nghĩa của
phát ngôn. Tùy theo từng ngữ cảnh mà cùng một phát ngôn sẽ có ý nghĩa và
mục đích khác nhau. Do đó, khái niệm ngữ cảnh có một vai trò quan trọng
trong việc phân tích các phát ngôn.
1.2. Lý thuyết hội thoại
Lý thuyết hội thoại nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các mục đích
tại lời của các lượt lời của những người tham gia vào cuộc giao tiếp. Giao tiếp
hội thoại là hoạt động căn bản của ngôn ngữ. Trong giao tiếp hội thoại luôn
có sự hồi đáp giữ người nói và người nghe.
1.2.1. Hội thoại
 Khái niệm
Theo Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là hành động phổ biến
nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều có sự tương tác
qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời” [5, tr.64].
Giáo sư Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều bên
này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi,
bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại.
Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là hội thoại”
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngôn ngữ khác” [1, tr.201].
Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Trong giao tiếp
hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng những
người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng
10
tác động lẫn nhau. Mỗi cuộc thoại đều được diễn ra vào lúc nào đó, ở đâu đó,
trong hoàn cảnh nào đó. Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập

và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại. Tất cả các diễn ngôn như một bài
văn nghị luận, một bài văn miêu tả hay một giấy đề nghị v.v…tuy không có
sự hiện diện đối mặt cả người nói và người nghe, tuy không gắn chặt vào tình
huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm ẩn một cuộc trao đổi.
Lúc đầu, hội thoại được xã hội học, xã hội ngôn ngữ học, dân tộc ngôn
ngữ học Mĩ nghiên cứu. Từ năm 1970 nó là đối tượng chính thức của một
phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phân ngành phân tích hội thoại (conversation
analysis). Sau đó phân tích hội thoại được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phân
tích diễn ngôn (discourse analysis), ở Pháp (khoảng năm 1980) và ở các nước
thuộc cựu lục địa. Cho đến nay thì ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều bàn đến hội thoại.
 Đặc điểm hội thoại
Hội thoại bao gồm các đặc điểm:
Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra
cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng (mít tinh, hội nghị,
hội thảo, ngoài chợ…) hay riêng tư (trong phòng khách, trong phòng ngủ…).
Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không – thời gian tuyệt đối mà gắn với
khả năng can thiệp của những người thứ ba đối với cuộc hội thoại đang diễn
ra. Thí dụ, cuộc hội thoại của hai vợ chồng trong tiệm ăn vẫn là cuộc hội thoại
riêng tư mặc dầu tiệm ăn là không gian công cộng. Nhìn chung, thoại trường với
những cần thiết của nó và với sự hiện diện của những nhân vật đang hội thoại
ảnh hưởng ít hay nhiều đến cuộc hội thoại cả về nội dung, cả về hình thức.
Thứ hai, số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi
là đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số đối tượng lớn. Có
những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba, tay tư hoặc nhiều hơn nữa. những cuộc
11
hội thoại như một cuộc hội nghị, một giờ học…thì số lượng nhân vật không
cố định được.
Thứ ba, cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại. Cương
vị và tư cách người tham gia hội thoại khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại,

tựu trung có thể kể ra như sau:
- Tính chủ động hay thụ động của đối tác. Trong cuộc hội thoại thường
có vai nói và vai nghe. Cuộc hội thoại chủ động là cuộc hội thoại trong đó cả
hai vai đều có quyền chủ động tham gia vào cuộc hội thoại như nhau theo
nguyên tắc anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe, tôi và anh luân phiên nhau nói
và nghe. Cuộc thoại thụ động là cuộc thoại trong đó chỉ có một người giữ
cương vị là vai nói còn người kia (những người kia) chỉ nghe, không tham gia
được và cuộc thoại hoặc có tham gia vào thì cũng rất hạn chế, thường chỉ bày
tỏ kết quả tiếp nhận của mình hoặc để yêu cầu người nói giải thích hoặc bổ
sung thêm một thông tin nào đó cho nội dung diễn ngôn của người này.
- Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong cuộc hội thoại. Thí dụ: phát
thanh, truyền hình là những hình thức hội thoại mà người nghe vắng mặt. Trò
chuyện tay đôi, tay ba, những cuộc hội nghị, mít tinh là những cuộc hội thoại
trong đó người nghe có mặt. Hội thoại qua điện thoại có dạng đặc biệt: Những
người trò chuyện bằng điện thoại (trừ điện thoại tối tân có truyền hình) tuy
không nhìn thấy nhau nhưng vẫn có mặt trong cuộc hội thoại.
Lại có những cuộc hội thoại trong đó cặp vai nói hoặc nghe đồng thời
thuộc những lớp khác nhau. Trong một vở kịch chẳng hạn, ít ra chúng ta có
hai lớp vai nói hoặc nghe: Lớp thứ nhất là các diễn viên trong vai các nhân
vật nói với nhau trên sân khấu và lớp thứ hai gồm tác gải kịch bản (kịch tác
gia) và công chúng xem kịch. Những cuộc phỏng vấn cũng có hai lớp vai
tương tự: lớp vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn và lớp vai người
phỏng vấn (hoặc người được phỏng vấn) với quần chúng, công chúng.
12
Các cuộc thoại này còn được phân biệt theo tính chất được điều khiển
hay không được điều khiển. Những cuộc hội thảo, đại hội, hội nghị thường
diễn ra dưới sự điều khiển của đoàn chủ tịch. Những cuộc hội thoại thường
ngày giữa bạn bè, những cuộc mua bán là những cuộc hội thoại không có
người điều khiển. Chúng diễn ra theo kiểu “tự mình dẫn dắt mình đi”
Thứ tư, các cuộc hội thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích,

những cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích
được xác định trước rõ ràng, những cuộc tán gẫu được xem là không có đích.
Nói đến đích hội thoại cũng là nói đến đặc tính nội dung của cuộc hội thoại:
Có những đối thoại ngẫu hứng tự do và những cuộc hội thoại được định trước
về nội dung, có những cuộc hội thoại có nội dung nghiêm túc và có những
cuộc hội thoại có nội dung “tào lao”, có những cuộc hội thoại về những nỗi
niềm riêng tư và những cuộc hội thoại bàn về những vấn đề chung của một
đơn vị, một xã hội.
Thứ năm, các cuộc hội thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay
không có hình thức. Những cuộc thương nghị, hội thảo…là những cuộc hội
thảo mà hình thức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ còn những
chuyện trò đời thường không cần một hình thức tổ chức nào cả.
Cuối cùng là vấn đề ngữ vực. Do tính có hình thức hay không có hình
thức mà các cuộc hội thoại có thể diễn ra ở một trong ba ngữ vực đã biết.
Hội thoại có thể gồm hai bên, đó là song thoại (P: dialogue), cũng có thể
có ba bên hoặc nhiều bên, đó là tam thoại (P: triogue), hoặc đa thoại (P:
polylogue). Chẳng hạn trong chèo, tiếng để từ ngoài vào là hình thức tam
thoại; trong cuộc vận động tranh cử, nếu có ba ứng cử viên tổng thống tham
gia tranh luận công khai và cuộc tranh luận này được truyền hình tại chỗ thì
trường hợp này ít nhất là tam thoại, có thể nói đây là trường hợp đa thoại vì cả
ba ứng cử viên này tranh luận cốt là để giành giật phiếu bầu của cử tri, trong
13
mỗi vấn đề tranh luận khán – thính giả rồi những người ngồi tại chỗ trong
phòng họp có thể hỏi, có thể chất vấn vọng lên. Tuy nhiên, trong các loại hội
thoại thì song thoại là phổ biến và quan trọng nhất. Song thoại cũng là một
đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hội thoại.
1.2.2. Tương tác hành động
Sự tương tác tức là tác động vào nhau làm cho nhau biến đổi trong quá
trình hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp.
Tương tác xảy ra rất phổ biến ở bất kì xã hội nào, chẳng hạn như sự

tương tác giao tiếp giữa giảng viên với sinh viên, người bán hàng với người
mua hàng, giữa cha mẹ với con cái…giữa những người này luôn có hành vi
ngôn ngữ tương tác, có sự thống nhất, mâu thuẫn, có sự vận động để cuộc
thoại theo chiều hướng tiến triển.
Về phương diện tương tác, có hai loại tương tác chủ yếu là tương tác về
nhân vật giao tiếp và tương tác với chính cuộc thoại.
Hội thoại có trở nên tương tác được hay không vấn đề là nằm ở thái độ,
cách cư xử của chính đối tượng giao tiếp. Đó là thái độ tích cực, hợp tác hay
thái độ tiêu cực, bất hợp tác. Nếu trong bất kì trường hợp nào, người nói tỏ ra
lịch sự thì người nghe dễ bị thuyết phục và ngược lại, người nói nói với người
nghe không được mấy lịch sự, cộc lốc thì người nghe sẽ có hồi đáp tiêu cực,
tỏ thái độ không đồng tình, bất hợp tác bởi thể diện của người nghe đã bị xâm
phạm nghiêm trọng.
1.2.3. Thể diện trong giao tiếp
Về thực tế, trong mỗi cuộc thoại cả người nói lẫn người nghe đều chú ý
đến việc sử dụng ngôn ngữ của mình để giữ gìn danh dự, tư cách hoặc không
để bị mất mặt hoặc đối tác giao tiếp. Hiện thực này đã hàm chỉ một vấn đề rất
quan trọng mà các nhà ngữ dụng học luôn quan tâm và đề cao, đó là thể diện
của mỗi người trong hội thoại. Theo J. Thomas, thể diện là nên hiểu cảm giác
14
về giá trị cá nhân của mỗi người, nó là hình ảnh về ta, về chính mình. Cái
hình ảnh này có thể bị tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong tương tác.
P. Brown và S. Levinson cho rằng phép lịch sự trong giao tiếp hội thoại có
liên quan đến thể diện của cả người nói và người nghe khi giao tiếp. Theo P.
Brown và S. Levinson thì thể diện là: “Hình ảnh về ta công cộng mà mỗi
thành viên trong xã hội muốn mình có được”. Như vậy, thể diện hiểu một
cách khái quát đó là tư cách, là quyền lợi tinh thần, là danh dự mà mỗi cá
nhân khi tham gia giao tiếp đều có mong muốn là phía bên kia tôn trọng và
giữ gìn nó.
Brown và Levinson đã chia thể diện làm hai phương diện là thể diên âm

tính và thể diện dương tính.
•Thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được
hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn mà không bị người khác áp
đặt.
•Thể diện dương tính là cái “được phản ánh trong ý muốn mình đươc ưa
thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao”
G. Yule giải thích cụ thể hơn: “Thể diện dương tính của một người là cái
nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi ngưởi khác, được đối
xử như là thành viên của cùng một nhóm xã hội và nhu cầu được biết rằng
mong muốn của mình được người khác chia sẻ. Nói đơn giản hơn thì thể diện
âm tính là nhu cầu được độc lập, còn thể diện dương tính là nhu cầu được liên
thông với người khác.
Tồn tại trong môi trường hội thoại, hai loại thể diện trên là hai mặt bổ
sung cho nhau, phát huy vai trò, tác dụng theo hướng tương hỗ, nghĩa là một
sự vi phạm thể diện âm tính cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính.
Thông thường khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thì thể diện của các vai tham
gia giao tiếp phụ thuộc vào việc người khác có giữ thể diện cho mình hay
15
không. Người tham gia giao tiếp được chờ đợi là sẽ bảo vệ thể diện nếu nó bị
đe dọa và trong khi bảo vệ thể diện của mình thì tránh để không làm mất thể
diện của những người khác. Nói chung bảo vệ thể diện cho nhau là phục vụ
lợi ích cho tất cả mọi người một cách tốt nhất góp phần mang đến hiệu quả
giao tiếp như mong muốn.
Lịch sự là chiến lược căn bản giúp những người tham gia giao tiếp hạn
chế một cách hữu hiệu những đe dọa mất thể diện.
1.2.4. Lịch sự trong giao tiếp
1.2.4.1. Khái niệm chiến lược lịch sự
Chẳng phải ngẫu nhiên mà khi tham gia giao tiếp chúng ta phải suy tính,
nói thể nào để không làm mất thể diện của mình cũng như của người khác,
diễn đạt một hành động lời nói bằng cách này mà không phải bằng cách khác.

Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội, nó có tác động chi
phối trong quá trình giao tiếp cũng như hiệu quả giao tiếp. Theo G. Yule lịch
sự được định nghĩa như là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức được
thể diện của người khác. Do vậy, lịch sự có thể được thực hiện trong những
tình huống có khoảng cách xã hội xa hay gần. Lịch sự trong giao tiếp là vấn
đế ứng xử giữa người nói với người nghe, theo đó mà quan hệ liên nhân được
hình thành trên cơ sở sử dụng ngôn ngữ có chiến lược nhằm đảm bảo tính văn
hóa, tính bảo toàn thể diện cho cả hai phía.
Chiến lược lịch sự là những giải pháp sử dụng hành vi ngôn ngữ của lời
nói nhằm giữ gìn thể diện, bảo toàn thể diện của mình cũng như người cùng
tham gia giao tiếp. Với từng loại thể diện, người ta sẽ có những chiến lược
lịch sự thích hợp để tạ tiền đề cho cuộc giao tiếp tới đích mong muốn. Với thể
diện âm tính và dương tính, ta có:
•Chiến lược lịch sự dương tính
16
Là những phương châm, cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ có khuynh
hướng tỏ ra tình thân hữu nhấn mạnh rằng cả hai bên tham gia giao tiếp đều
có cũng một mong muốn và họ có cùng một mục tiêu chung.
•Chiến lược lịch sự âm tính
Là những phương châm, cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ có khuynh
hướng tỏ ra tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và những điều
quan tâm của người khác thậm chí gồm cả một lời xin lỗi vì đã áp đặt hay ngắt lời.
Tóm lại, vấn đề chiến lược lịch sự trong quá trình giao tiếp có tính chất hai
chiều, là những giải pháp ngôn ngữ để giữ gìn thể diện xuất hiện trong hội thoại,
là do cả hai phía nói và nghe chứ không phải chỉ một mình người nói đưa ra, vì
giữ gìn thể diện cho người cũng chính là giữ thể diện cho chính mình.
1.2.4.2. Các quan điểm về phép lịch sự
- Quan điểm phép lịch sự của R. Lakoff
Theo Lakoff thì lịch sự là sự tôn trọng lẫn nhau, nó bao gồm các biện pháp
dung để làm giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân.

•Quy tắc không áp đặt: Người nói sẽ tránh hoặc giảm nhẹ khi yêu cầu
người nghe làm một việc gì đó mà người nghe không muốn làm.
•Quy tắc dành cho người nghe sự lựa chọn: Quy tắc này hoạt động khi
những người tham gia hội thoại cần bình đẳng với nhau nhưng không gần gũi
về quan hệ xã hội.
•Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè: Trong phép lịch sự bạn bè, hầu
như những đề tài cấm kị, những nỗi niềm riêng tư đều được đưa ra để nói.
Những người đối thoại theo phép lịch sự này thường dùng những từ xưng hô
thân thuộc, kể cả những biệt danh hay những lởi chửi thề.
- Quan điểm về phép lịch sự của G. Leech
17
•Phương châm khéo léo: Đó là biện pháp giảm thiểu những điều bất lợi,
tang tối đa những điều có lợi cho người nghe (trong những phát ngôn cầu
khiến hay cam kết)
• Phương châm rộng rãi: là phương châm giảm lợi ích cho ta, tăng tối đa
tổn thất cho ta (trong những phát ngôn cầu khiến hay cam kết)
• Phương châm tán thưởng: là giảm sự chê bai đối với người, đồng thời
tăng tối đa sự khen ngợi người nghe (trong những phát ngôn biểu cảm).
• Phương châm khiếm tốn: Giảm thiểu sự khen ngợi ta, tăng tối đa sự
chê bai ta.
• Phương châm tán đồng: Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta với người,
đồng thời tăng tối đa sự đồng ý giữa ta với người.
• Phương châm thiện cảm: Là giảm thiểu sự ác cảm giữa ta với người và
tăng tối đa thiện cảm giữa người với ta.
1.2.4.3. Nguyên tắc cộng tác trong hội thoại
Tác giả của nguyên tắc này là H.P Grice, những phác thảo đầu tiên của
nguyên tắc cộng tác được Grice nêu ra trong bài giảng của mình ở trường đại
học Havard năm 1967 và được xuất bản trong tác phẩm Logic and conversation
năm 1975. Từ năm 1978 đến năm 1981, Grice thuyết minh và bổ sung thêm
nguyên tắc của mình trong một số bài báo.

Nguyên tắc cộng tác trong hội thoại có dạng tổng quát như: Hãy làm cho
phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) dung như nó được đòi hỏi ở
giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương
hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào.
Nguyên tắc này bao gồm bốn phạm trù mà Grice gọi tên là: Phạm trù
lượng, phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức. Mỗi phạm trù
tương ứng với một phương châm:
- Phương châm về lượng:
18
Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin dung như đòi hỏi.
Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn được đòi hỏi.
- Phương châm về chất:
Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng.
Đừng nói những điều mà anh không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ:
Hãy đóng góp những điều liên quan.
- Phương châm cách thức:
Tránh lối nói tối nghĩa
Tránh lối nói mập mờ
Hãy nói có ngắn gọn (không dài dòng)
Hãy nói có trật tự.
1.3. Các biểu thức rào đón về phép lịch sự trong giao tiếp
Rào đón về phép lịch sự là rào đón hiệu quả ngoài lời của phát ngôn. Nó
chủ yếu hướng về người nghe: Người nói biết rằng nội dung nói ra tác động
đến thể diện tích cực hay tiêu cực của người nghe vì thế mà phải rào đón.
Biểu thức rào đón theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu: Là những biểu thức có
chức năng vạch ra phạm vi và hướng dẫn cách hiểu, cách lý giải phát ngôn
theo các quy tắc hội thoại, theo các điều kiện sử dụng các hành động ở lời tạo
ra các phát ngôn đó.
Biểu thức rào đón thường là các quan ngữ liên quan đến các phương

châm cộng tác hội thoai của Grice.
- Có 3 loại biểu thức rào đón:
 Rào đón phương châm cộng tác:
Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm về lượng: chúng ta đã
biết, như đã nói, cậu đã biết rồi đấy,theo một chừng mực nhất định, tất cả
những gì tôi biết là
19
Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm về chất: Nghe đâu,
nghe đồn, theo tôi nghĩ, tôi cho rằng, có lẽ, hình như
Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm quan yếu: à mà này,
nhân tiện, tiện đây, có lẽ đã đến lúc nói điều này
Các biểu thức rào đón liên quan đến phương châm cách thức: Nói khí dài
dòng, nói hơi lộn xộn, nói gọn lại, nói cho đơn giản
 Rào đón hành động ở lời:
Các biểu thức rào đón liên quan đến điều kiện sử dụng hành động ở lời:
Chân thành (cảm ơn), thực lòng góp ý, tôi bảo thật, chị không nịnh e đâu,
mạo muội hỏi bác, chỗ bạn bè mới hỏi
 Rào đón lịch sự:
Các biểu thức rào đón giảm thiểu tác động xấu của hành động ở lời: phỉ
phui, nói đổ xuống sông xuống biển, nói trộm vía
20
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA YẾU TỐ LỊCH SỰ TRONG NGÔN NGỮ
GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Khái quát tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội của thành phố Huế
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huế nằm ở dải đất hẹp miền trung Việt Nam và là thành phố trực thuộc
tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền trung
như văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật. Huế
là đô thị thuộc cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong

kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945).
Thành phố Huế nằm ở tọa độ địa lý 16 – 18,8 độ vĩ Bắc và 107,8 – 108,2
độ kinh Đông. Phía Bắc và phía tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị
xã Hương Thủy, phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang, cách
Đà nẵng 112 km.
Diện tích tự nhiên của thành phố khoảng 71,68 km2, thành phố Huế là
đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình
khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường xuyên bị ngập lụt.
Huế có tiềm năng du lịch khá phong phú, đa dạng bao gồm các tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện phát triển nhiều loại du lịch
thu hút nhiều du khách như: Sông hương, núi Ngự, đồi Thiên an, Vọng Cảnh,
lăng tẩm, đền đài của các vua chúa ngày xưa. Thành phố hội tụ các dạng địa
hình: Đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo nên một không gian cảnh quan thiên
nhiên – đô thị - văn hóa lý tưởng.
2.1.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam.
Hiện nay, thành phố đang xây dựng văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc văn
21
hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn
hóa truyền thống. Văn hóa Huế là một nền văn hóa của cái đẹp trong nghệ
thuật kiến trúc và phong cách sống của con người. Nhắc đến Huế không thể
không nói đến di sản kiến trúc ở Huế và phong cách nghệ thuật sống của người
Huế mà không phải bất kì nơi nào cũng có. Không phải ngẫu nhiên mà người ta
vẫn quen gọi những từ mang sắc thái riêng, đặc trưng của Huế như: người Huế,
kiến trúc Huế, món ăn Huế, nón là Huế, giọng Huế, màu tím Huế…Dĩ nhiên
không phải cái gì thuộc về Huế cũng tốt, là bậc nhất nhưng nó vẫn là những nét
nổi trội, tiêu biểu. Không chỉ có vậy, nét đặc trưng riêng của Huế còn được thể
hiện qua cách nói, ăn mặc, ăn uống và cả ăn chơi của người Huế, nó mang
những nét riêng rất Huế không thể lẫn vào đâu được. Trong phong cách nói
năng, người Huế luôn tôn trọng thứ bậc thể hiện qua cách xưng hô, từ ngữ

xưng hô ở làng xã, gia đình, không phân biệt kẻ giàu, người nghèo hèn, vì thế ở
Huế có cả một hệ thống từ xưng hô khác với các vùng miền khác. Đối với xóm
làng, lạ cũng như quen đều căn cứ vào tuổi tác, vị thế xã hội mà nói năng sao
cho lịch sự mà không đe dọa thể diện của người đối thoại.
Xuất phát từ lý thuyết ngữ dụng học và từ thực tế giao tiếp hội thoại,
chúng tôi thấy rằng trong tất cả các hoạt động của xã hội từ giao tiếp hằng
ngày trong gia đình đến cộng đồng xã hội, bất cứ ở đâu chúng ta cũng phải
lịch sự khi đối thoại với người khác. Người Việt luôn coi trong yếu tố lịch sự
trong giao tiếp đặc biệt ở Huế, nơi có truyền thống văn hóa từ lâu đời.
Giao tiếp là nhu cầu cần thiết cho mối quan hệ giữa người với người,
việc giao tiếp diễn ra từng ngày, từng giờ mà không phụ thuộc vào bất kỳ môi
trường hay hoàn cảnh nào song lại luôn đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự của các
bên tham gia giao tiếp, mà ngôn ngữ chính là phương tiện duy nhất và hữu
hiệu nhất để thực hiện điều này. Hơn nữa, Huế là một vùng đất với những con
người trọng tình, trọng nghĩa vậy nên với họ lịch sự là một yếu tố tất yếu làm
22
nên giá trị con người. Những ai đã từng đến Huế, nói chuyện với người dân ở
đây hẳn sẽ nhận thấy ngay ở họ sự thân thiện, mến khách và rất nhiệt thành.
Dù thời gian qua đi nhưng nghe tiếng “dạ”, “thưa” thì hẳn ai cũng dễ dàng
nhận ra giọng Huế - người Huế như lời bài hát “Tình yêu từ chiếc nón bài
thơ, từ giọng nói ấm trầm sâu lắng lạ”. Con người Huế dù đi đâu thì hình ảnh
khắc sâu trong tâm khảm họ cũng như những người dân vùng khác đó là tà áo
dài. Vẻ đẹp tự nhiên của người Huế, thân thiện, dễ gần, cuộc sống thanh bình,
không xô bồ như những thành phố lớn khác. Ba yếu tố thiên nhiên, văn hóa, con
người hòa quyện với nhau tạo thành những nét đặc thù, riêng biệt của dân tộc.
2.2. Đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người
Việt ở thành phố Huế
2.2.1. Đặc điểm văn hóa vùng miền ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp
Nhân tố văn hóa – xã hội thường chi phối hành vi của con người, vì thế
trong hoạt động giao tiếp nhất là với những người có vị thế cao hơn mình họ

thường lựa chọn những từ ngữ xưng hô sao cho phù hợp vai giao tiếp để vừa đạt
được mục đích giao tiếp vừa duy trì được mối quan hệ xã hội. Qua giao tiếp ứng
xử xã hội có thể đánh giá được phần nào tính cách của người đối thoại.
Trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp như hiện nay thì một
người có khả năng giao tiếp tốt sẽ biết cách dung hòa các mối quan hệ xã hội,
đồng thời lại khẳng định được vị thế, trình độ học vấn của mình trong xã hội
cũng như trong môi trường mà người đó sinh sống và làm việc.
Trước hết là do tổ chức xã hội của Việt Nam đã có tác động đến nếp
sống và ăn sâu tiềm thức của người dân nơi đây, tổ chức làng xã theo huyết
thống dẫn đến khuynh hướng thân thuộc hóa các mối quan hệ làng xóm bằng
các từ xưng hô. Vì vậy mà ta thấy cách xưng hô trong giao tiếp của mọi người
với những người trong xã hội như trong gia đình.
23
Như ta đã biết Huế là một vùng đất kinh đô cũ, vùng đất định đô của vua
chúa qua nhiều thế kỷ, Huế từng là thủ phủ của chúa Đàng Trong rồi trở thành
kinh đô của đất nước thống nhất nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ,
quan viên, con vua, cháu chúa rất nhiều. Do vậy, sinh hoạt của họ trong đó có
cách ăn nói đã ảnh hưởng của đất thần kinh, ăn nói phải có tôn ti, phép tắc, lễ
nghĩa, chuẩn mực.
Về mặt tâm linh thì người dân nơi đây thấm nhuần tư tưởng phật giáo.
Người Huế sống khuôn vào gia đình, hiện tượng “kín cửa” hoặc “kín cổng
cao tường” chúng ta thường bắt gặp ở Huế mà những nơi khác ít thấy hơn,
đặc trưng này không thể không nói đến yếu tố lịch sử đã phần nào chi phối
hoạt động giao tiếp, ứng xử của người Huế.
2.2.2. Quan hệ vai giao tiếp giữa các bên tham gia hội thoại
Trong xã hội Việt Nam, khi nói đến thể diện trước hết người ta nhấn
mạnh đến thuộc tính quan hệ như vị thế, tuổi tác, chức vụ, uy tín… Một người
Việt Nam sẽ cảm thấy bị tổn thương nếu các chuẩn mực xã hội bị vi phạm
không phù hợp với vị thế xã hội của mình như xưng hô, chào hỏi mà không
phù hợp với tuổi tác, vị thế. Chính vì lẽ đó, trong quá trình giao tiếp, người

Việt rất có ý thức tuân theo các quy tắc đã được xã hội công nhận để giảm
thiểu hiệu lực đe dọa thể diện xã hội đối với người đối thoại, tránh gây đến sự
tổn hại liên cá nhân.Vậy nên, phép lịch sự trong xã hội là một chuẩn mực thể
hiện ý thức đó. Con người trong giao tiếp không chỉ bó hẹp trong vai người
nói (Speaker – S) và người nghe (Header – H) chung chung mà là các thành
viên của hệ thống giao tiếp xã hội cụ thể. Trong giao tiếp hội thoại các quan
hệ vai giao tiếp chịu sự chi phối của các yếu tố sau:
2.2.2.1. Vai giao tiếp và phương tiện biểu hiện lịch sự trong giao tiếp
24
Người Huế luôn có lối sống chan hòa và vui vẻ dù là lạ hay quen họ đều
có một lối cư xử rất thân thiện, dễ gần. Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản
phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ, đây
cũng là một đặc trưng trong văn hóa phương Đông nói chung và người Huế
nói riêng. Khi nói người nói luôn đắn đo, cân nhắc kỹ càng lựa chọn những
cặp từ xưng hô phù hợp để không làm mất lòng người đối thoại, họ luôn giữ
mối quan hệ hài hòa và luôn ý thức tôn vinh thể diện của người nghe.
Trong các dấu hiệu thể hiện quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp, chúng
tôi đặc biệt chú ý đến các từ ngữ xưng hô. Từ xưng hô thể hiện được vị thế xã
hội thể hiện ở các mức thân cận khác nhau, đảm bảo sự lịch sự của người nói
đối với những người cùng giao tiếp. Nó không chỉ là công cụ để người nói
đưa mình và người đối thoại vào diễn ngôn mà còn là công cụ để người nói
câu thúc mình và câu thúc người đối thoại trong khuôn khổ một kiểu liên cá
nhân nhất định. Sự lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp với mối quan hệ, thể
hiện đúng thái độ, tình cảm của người nói với người nghe có một vai trò rất
quan trọng trong sự thành công của cuộc hội thoại.
Liên quan đến việc sử dụng hay không sử dụng từ ngữ xưng hô, theo kết
quả khảo sát của chúng tôi, đối với các nghi thức như chào, mời, cảm ơn ở
người Huế chúng tôi thấy:
 Nếu người nói có vị thế xã hội, tuổi tác cao hơn hoặc bằng người nghe
thì các phát ngôn trong các nghi thức này có thể tối giản, tức chỉ có duy nhất

động từ ngữ vi, có đôi khi xuất hiện kèm theo những từ biểu thị tình thái cuối
phát ngôn như: Nghe, nha, ạ, hí để có thể làm tăng thêm độ thân mật tình cảm
giữa các bên tham gia giao tiếp.
Trong các cuộc giao tiếp hằng ngày:
Ví dụ:
 Khi cô giáo nói với học sinh
25
Cô: - Em nào có mang theo nước uống đấy không?
Học sinh: - Dạ, em có thưa cô
Cô: - Cô cảm ơn
Hoặc có thể: - Cảm ơn em
 Khi bạn bè nói với nhau
- Lan, cho Hùng mượn vở ghi một lúc
- Ở trên bàn đó
- Ừ, cảm ơn
Ở trong trường hợp này người nói không cần phải dùng các tình thái từ
nhưng vẫn thể hiện được phép lịch sự mà không đe dọa thể diện âm tính
người nghe.
Hoặc khi hai người bạn tình cờ gặp nhau trên đường thì cuộc đối thoại
thường chỉ mục đích hỏi ngắn gọn như: Đi mô đó? Hoặc hỏi: Đi học à? mà
không cần thiết phải có đại từ nhân xưng đi kèm.
Khi người nói có địa vị xã hội cao hơn người nghe thì ngôn ngữ của
người nói cũng sẽ nhiễm sắc thái mệnh lệnh.
Ví dụ: Khi giáo viên nói với sinh viên
- Lan, cuối giờ học qua phòng giáo viên cô có chuyện cần trao đổi với em.
Ở đây, người nói là người có vị thế xã hội cao hơn nên người nghe
không cảm thấy bị đe dọa thể diện, nhưng nếu trường hợp người nói có vị thế
xã hội thấp hơn thì lời yêu cầu đó sẽ là lời nói bất lịch sự và không tôn trọng
người đối thoại, sẽ bị xem là hỗn, là thô lỗ.
Trong giao tiếp thì không có người nói người nghe trừu tượng mà luôn là

người nói, người nghe cụ thể gắn với ngữ cảnh tình huống cụ thể, do đó, việc
ứng xử theo vai xuất hiện trong mọi tình huống giao tiếp.
Trong giao tiếp để cuộc thoại được duy trì phát triển theo những gì mình
mong muốn, những người tham gia giao tiếp không chỉ ý thức vai của mình
không thôi mà còn cần phải ý thức được vai của người đối thoại. hiệu quả của

×