ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA XÃ HỘI HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TỪ
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TẠI XÃ HÀ TÂN, HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Dung
Lớp: Xã hội học K33
Niên khóa: 2009 - 2013
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Xuân Bình
Huế, tháng 5 năm 2013
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, được sự
hướng dẫn của thầy giáo bộ môn, tôi đã hoàn thành báo cáo với đề
tài: "Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt
động khai thác đá vôi tại xã Hà Tân-huyện Hà Trung-tỉnh Thanh
Hóa hiện nay".
Kết thúc khóa học, hoàn thành học phần thực tập đã cho tôi rất
nhiều bài học kinh nghiệm, bổ sung thêm được rất nhiều kiến thức
cho những kiến thức về mặt lý thuyết.
Qua đây tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban chủ
nhiệm khoa Xã Hội Học, thầy cô giáo trong khoa Xã Hội Học -
những người đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn chia sẻ những kinh
nghiệm và kỹ năng quý báu, tạo điều kiện để tôi có một kỳ thực tập,
khảo sát bổ ích và đạt hiệu quả cao. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm
ơn tới cán bộ UBND xã Hà Tân, các chủ doanh nghiệp khai thác đá,
cùng bà con cô bác trong địa bàn toàn xã đã tận tình giúp đỡ tôi và
cung cấp cho tôi những tài liệu quan trọng, cần thiết cho quá trình
thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy
giáo TS.Trần Xuân Bình - người đã tận tình chỉ bảo, chia sẻ cho tôi
những kinh nghiệm và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo
khóa luận này.
Tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian, kiến thức và kinh
nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai
lầm, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Dung
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
MỤC LỤC
Trang
BẢNG 9
BIỂU 11
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
5. Giả thuyết nghiên cứu 6
6. Câu hỏi nghiên cứu 6
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
8. Khung lý thuyết 10
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 11
10. Kết cấu khóa luận 12
PHẦN 2: NỘI DUNG 14
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 14
1.1 Các khái niệm cơ bản 14
1.1.1 Môi trường 14
1.1.2 Ô nhiễm môi trường 14
1.1.3 Xung đột môi trường 14
1.1.4 Bất bình đẳng môi trường 15
1.1.5 Công lý môi trường 16
1.1.6 An ninh môi trường 16
1.1.7 Tiêu chuẩn môi trường 16
1.1.8 Quy chuẩn môi trường 16
1.1.9 Tiếng ồn 16
1.1.10 Rung động 18
1.2 Các lý thuyết liên quan 18
1.2.1 Lý thuyết về hành động xã hội của Max Weber 18
1.2.2 Lý thuyết cạnh tranh giữa các chức năng của môi trường 19
1.2.3 Lý thuyết hiện đại hóa sinh thái học 21
1.2.4 Lý thuyết vòng quay của sản xuất 21
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 23
1.3.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên 23
1.3.3 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng 24
1.3.2 Đặc điểm về dân cư 25
1.3.4 Đặc điểm về kinh tế 25
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ HÀ TÂN 26
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
2.1 Vị trí địa lí khu vực mỏ đá 26
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động khai thác đá vôi tại địa bàn
xã 26
2.3 Vai trò của hoạt động khai thác đá vôi đối với đời sống kinh tế-xã hội trên địa
bàn 27
2.4 Mô tả chung về tình hình hoạt động khai thác đá tại khu mỏ đá vôi xã Hà Tân
hiện nay 28
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 30
3.1 Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới 30
3.2 Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam 32
3.3 Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động khai thác đá trên địa bàn xã Hà Tân
- Hà Trung 34
CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ
NGUYÊN NHÂN 47
4.1 Một số tác hại của tiếng ồn đối với con người 47
4.2 Tác động tiêu cực của ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động khai thác đá vôi đến
cuộc sống của người dân 49
4.3 Nguyên nhân để xảy ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn kéo dài và mức độ ngày
càng lớn 61
CHƯƠNG V: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU 66
TÌNH TRẠNG TIẾNG ỒN TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI 66
5.1 Một số công cụ quản lý tiếng ồn tại Việt Nam 66
5.1.1 Công cụ pháp lý 66
5.1.2 Công cụ kinh tế 67
5.1.3 Công cụ kỹ thuật 68
5.1.4 Công cụ phụ trợ 68
5.2 Một số giải pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động khai thác đá
trên địa bàn 68
5.2.1 Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp khai thác đá vôi 68
5.2.2 Nhóm giải pháp cho chính quyền địa phương 70
5.3 Những giải pháp giảm thiểu tiếng ồn đã được thực hiện tại xã Hà Tân và kết
quả của những giải pháp ấy 74
5.4 Một số định hướng của chính quyền xã và các doanh nghiệp trong thời gian
tới để nhằm giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn phát ra từ hoạt động khai thác đá 75
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Kiến nghị 78
2.1 Chính quyền địa phương 78
2.2 Các chủ doanh nghiệp 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 82
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
ĐẠI HỌC HUẾ 83
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Các từ viết tắt Dịch
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 PVS Phỏng vấn sâu
3 PV Phỏng vấn
4 NQ/TƯ Nghị quyết Trung ương
5 KHKT BHLĐ Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động
6 KHMT Khoa học môi trường
7 K.S Kỹ sư
8 T.S Tiến sĩ
9 TH.S Thạc sĩ
10 UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH
BIỂU ĐỒ
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
Bản đồ 1: Bản đồ thể hiện mức độ ô nhiễm tiếng ồn ở London (Vương quốc
Anh). 31
HÌNH
Hình 1: Tiếng ồn do phương tiện hàng không ở các đô thị trên Thế giới 31
ngày một gia tăng 31
Hình 2: Tiếng ồn của một số máy móc trong xây dựng 34
Hình 3: Hoạt động khoan đá vôi 36
Hình 4: Hoạt động nghiền đá 37
Hình 5: Hoạt động xẻ đá vôi 38
Hình 6: Hoạt động nổ mìn 40
Hình 7: Xe chuyên chở đá 42
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư 17
(theo mức âm tương đương) 17
Bảng 2: Mức áp suất tương đương của một số nguồn ồn thường gặp 17
Bảng 3: Thu nhập từ nghề làm công nhân tham gia khai thác đá chiếm vị trí.27
như thế nào trong thu nhập kinh tế gia đình 27
Bảng 4: Đánh giá về tình hình hoạt động khai thác đá trên địa bàn xã 28
Bảng 5: Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng 34
Bảng 6: Mức ồn tối đa cho phép của các loại phương tiện giao thông đường bộ
42
Bảng 7: Loại nguồn phát ra tiếng ồn tác động nhiều nhất tới cuộc sống 43
của người dân 43
Bảng 8: Loại nguồn ồn tác động nhiều nhất đến cuộc sống của người dân 43
và tuổi người trả lời 43
Bảng 9: Tác hại của tiếng ồn 48
Bảng 10: Biểu hiện của sự thay đổi 49
Bảng 11: Tình trạng sức khỏe không tốt, yếu, do bản thân người dân tự 50
đánh giá và bác sĩ kết luận 50
Bảng 12: Đối tượng bị mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. 53
Bảng 13: Đối tượng người trong gia đình và các bệnh cơ quan nội tiết. 55
Bảng 14: Tiếng ồn ảnh hưởng đến sự học hỏi của trẻ theo mức độ đánh giá của
người trả lời 61
Bảng 15: Mức độ đồng ý của người dân về nguyên nhân sự chấp hành pháp
luật về môi trường của các doanh nghiệp chưa nghiêm 62
Bảng 16: Mức độ đồng ý của người dân về nguyên nhân do sự quản lý chưa. .63
chặt chẽ của cán bộ chính quyền đối với các chủ doanh nghiệp khai thác đá 63
Bảng 17: Mức độ đồng ý của người dân về nguyên nhân do sự kém hiểu biết
của người dân hoặc người dân ngại không giám phản ánh về tình trạng trên. 64
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
Bảng 18: Tổ chức đóng vai trò quyết định nhất trong việc giảm thiểu 69
ô nhiễm tiếng ồn. 69
Bảng 19: Mức độ hiệu quả của các giải pháp cho các chủ doanh nghiệp.
70
Bảng 20: Mức độ hiệu quả của các giải pháp cho chính quyền địa phương 71
Bảng 21: Mức độ hiệu quả của các giải pháp cho người dân 74
Bảng 3: Thu nhập từ nghề làm công nhân tham gia khai thác đá chiếm vị trí
125
như thế nào trong thu nhập kinh tế gia đình 125
Bảng 4: Đánh giá về tình hình hoạt động khai thác đá trên địa bàn xã 125
Bảng 7: Loại nguồn phát ra tiếng ồn tác động nhiều nhất tới cuộc sống 125
của người dân 125
Bảng 8: Loại nguồn ồn tác động nhiều nhất đến cuộc sống của người dân 125
và tuổi người trả lời 125
125
Bảng 10: Biểu hiện của sự thay đổi 125
125
Bảng 11: Tình trạng sức khỏe không tốt, yếu, do bản thân người dân tự 126
đánh giá và bác sĩ kết luận 126
Bảng 12: Đối tượng bị mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. 126
Bảng 13: Đối tượng người trong gia đình và các bệnh cơ quan nội tiết. 126
Bảng 14: Tiếng ồn ảnh hưởng đến sự học hỏi của trẻ theo mức độ đánh giá của
người trả lời 126
Bảng 15: Mức độ đồng ý của người dân về nguyên nhân sự chấp hành pháp
luật về môi trường của các doanh nghiệp chưa nghiêm 126
Bảng 16: Mức độ đồng ý của người dân về nguyên nhân do sự quản lý chưa 127
chặt chẽ của cán bộ chính quyền đối với các chủ doanh nghiệp khai thác đá.127
Bảng 17: Mức độ đồng ý của người dân về nguyên nhân do sự kém hiểu biết
của người dân hoặc người dân ngại không giám phản ánh về tình trạng trên
127
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
Bảng 18: Tổ chức đóng vai trò quyết định nhất trong việc giảm thiểu 127
ô nhiễm tiếng ồn. 127
Bảng 19: Mức độ hiệu quả của các giải pháp cho các chủ doanh nghiệp.
127
Bảng 20: Mức độ hiệu quả của các giải pháp cho chính quyền địa phương .127
Bảng 21: Mức độ hiệu quả của các giải pháp cho người dân 128
BIỂU
Biểu 1: Biểu hiện của sự thay đổi giữa các làng 51
Biểu 2: Mức độ ảnh hưởng tới tai giữa các nhóm đối tượng 52
Biểu 3: Nhóm đối tượng bị rối loạn giấc ngủ theo từng mức độ 54
Biểu 4: Nhóm đối tượng người bị các bệnh cơ quan nội tiết theo mức độ 56
Biểu 5: Mức độ cảm thấy khó chịu, làm việc không tập trung của các nhóm 57
đối tượng 57
SVTH: Nguyễn Thị Dung Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi
trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường
năm 1994, Luật Bảo vệ môi trường 2005 (sửa đổi), chỉ thị số 36-CT/TW của bộ
chính trị (khóa VIII) và Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính
Trị và Bảo Vệ Môi Trường trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có chuyển
biến tích cực, nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân
đã được nâng lên, hệ thống chính sách, thể chế từng bước được thực hiện, phục vụ
ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường.
Xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là một xã có ngành nghề khai
thác và sản xuất đá vôi đã từ rất lâu, đời sống của người dân nông thôn nơi đây
được nâng cao. Song, bên cạnh việc người dân có thêm việc làm, xóa được đói giảm
được nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, bộ mặt làng quê có
nhiều đổi mới thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây cũng là vấn đề cấp bách. Bởi vì
công nghệ quy trình khai thác đá vôi ở nơi đây còn thô sơ, lạc hậu, đồng thời trong
quá trình hoạt động, đa phần các chất thải như: bột đá, xăng dầu nhớt, vỏ nguyên
liệu sử dụng trong quá trình khai thác không được xử lý trước khi xả, mà xả thẳng
ra môi trường, theo thời gian, đất, nước, không khí ở đây đã bị ô nhiễm nặng nề.
Nhưng tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới cuộc sống của người dân đó là
tiếng ồn. Hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng lớn với tần suất tăng cao, người
dân nơi đây hằng ngày đang phải hứng chịu những tiếng ồn lớn phát ra từ các hoạt
động khai thác đá như: hoạt động nổ mìn, tiếng ồn từ các loại máy (máy nghiền,
máy khoan, máy múc, máy nổ ) và tiếng ồn từ các loại xe chuyên chở khác. Nhiều
doanh nghiệp, cơ sở khai thác gần ngay chỗ dân cư sinh sống gây ra hiện tượng ô
nhiễm môi trường rất nặng nề và đáng báo động nhất là hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn
ngày càng nghiêm trọng. Và nếu như không có biện pháp giảm thiểu và xử lý tốt có
thể là nguyên nhân gây nên bệnh tật cho cả cộng đồng dân cư sống nơi đây, nhất là
bộ phận dân cư sống quanh khu vực mỏ đá.
SVTH: Nguyễn Thị Dung 1 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở khu khai thác
đá vôi tại xã Hà Tân đến mức độ cho phép? Mà ô nhiễm môi trường nói chung, ô
nhiễm tiếng ồn nói riêng có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế. Để có
thể phát triển kinh tế một cách bền vững thì đòi hỏi phải có những biện pháp và
hướng phát triển ra sao để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh, đồng thời
cũng không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh?
Vì vậy đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở khu khai thác đá
vôi xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là một vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động khai thác đá
vôi tại xã Hà Tân-huyện Hà Trung-tỉnh Thanh Hóa hiện nay".
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ô nhiễm tiếng ồn là một vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp trong nghiên cứu về
thiên nhiên. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân nên đã được
nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tế.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu và có tính khoa học cao như:
"Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại một số cơ sở sản xuất xi
măng, gạch và đề xuất giải pháp giảm thiểu, bảo đảm an toàn cho người lao
động(20/11/2012)" - Th.S. Nguyễn Quỳnh Hương và cộng sự (trung tâm Khoa học
kỹ thuật và Phát triển bền vững - Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật, Bảo hộ lao
động). Bài này trình bày nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại môi
trường lao động, mức tiếng ồn tiếp xúc, dự báo % số công nhân suy giảm 25 dB
ngưỡng nghe sau 40 năm tiếp xúc của từng nhóm đối tượng người lao động tại 2 cơ
sở sản xuất xi măng và 2 cơ sở sản xuất gạch và đồng thời cũng đề xuất đồng bộ
một số giải pháp kiểm soát tiếng ồn: quản lý, tổ chức - hành chính, tuyên truyền
huấn luyện, ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro và một số biện pháp kỹ thuật khác nhằm
giảm thiểu mức tiếng ồn tiếp xúc tới người lao động.
Đề tài: "Ô nhiễm tiếng ồn và các công cụ quản lý ô nhiễm tiếng ồn" (khảo sát
tại công ty may Đáp Cầu) của nhóm nghiên cứu trường Đại học Quốc Gia Hà nội:
Hoạt động của công ty may Đáp Cầu đã gây ra tiếng ồn rất nghiêm trọng nhóm
nghiên cứu đã nêu ra được thực trạng tiếng ồn từ hoạt động của công ty đó là tiếng
SVTH: Nguyễn Thị Dung 2 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
ồn từ các phương tiện giao thông vận tải; các công trình xây xựng; các nhà máy xí
nghiệp; cơ sở sản xuất gây ra tác hại rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và
cuộc sống của con người đồng thời tìm ra được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm
tiếng ồn vượt quá mức cho phép và đưa ra các biện pháp khắc phục bằng cách quy
hoạch kiến trúc xây dựng hợp lý giảm; tiếng ồn và trấn động ngay tại nguồn; sử
dụng các thiết bị tiêu âm cách âm.
"Các biện pháp giảm ô nhiễm tiếng ồn" của Nguyễn Tiến Dũng. Đưa ra 3
bước giảm ô nhiễm tiếng ồn là: Kiểm soát nguồn phát sinh tiếng ồn, kiểm soát trên
đường lan truyền hay dùng thiết bị bảo vệ cá nhân.
Luận Văn: "Chống ồn cho trạm phát điện của tòa nhà công nghệ cao
E.TOWN", của sinh viên Hoàng Văn Thanh, trường Đại Học Công Nghiệp Thành
Phố Hồ Chí Minh. Nguyên cứu và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các
nguồn phát sinh ra tiếng ồn và sự lan truyền của nó ra môi trường xung quanh. Thiết
kế hệ thống chống ồn riêng cho trạm phát điện của tòa nhà E.TOWN.
Bài đánh giá về ô nhiễm tiếng ồn như: "Tiếng ồn và vấn đề kiểm soát ô nhiễm
tiếng ồn”, tại Thành phố Việt Trì - phú Thọ - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Phú Thọ:
Theo báo cáo kết quả dự án mạng lưới điểm quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Bảo
vệ Môi trường so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn khu vực thông
thường mức ồn tối đa cho phép từ 6 giờ đến 21 giờ cho thấy: Khu vực phường Dữu Lâu,
Bạch Hạc, Nông Trang, Thọ Sơn, Thanh Miếu, khu công nghiệp Thụy Vân thành phố
Việt Trì tiềng ồn trung bình giao động ở mức 79,5 dB đến 83,8 dB vượt từ 1,14 đến 1,2
lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là tiếng ồn ở khu công nghiệp Thụy Vân và khu nam Việt
Trì luôn giao động ở mức cao trên 82dB trong vòng 6 tháng đầu năm 2011. Còn các khu
vực khác trong địa bàn tỉnh như huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Hà Hoà, mức
ồn trung bình giao động ở mức 63 dB đến 70 dB nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho
phép. Tuy nhiên, tại một số điểm quan trắc tại đường quốc lộ chính, các điểm nút giao
thông, gần các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, có thời điểm mức ồn
giao động ở mức cao hơn từ 72,4 dB đến 76,8 dB vượt từ 1,03 đến 1,1 lần như huyện
Phù Ninh và một số điểm quan trắc khác. Gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống ( nhất là
đời sống tinh thần) và sinh hoạt của con người. Từ đó đưa ra các biện pháp để giảm
thiểu tình trạng trên bằng các công cụ quản lý như công cụ pháp lý; công cụ kinh tế, kỹ
SVTH: Nguyễn Thị Dung 3 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
thuật
“Đánh giá bước đầu ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính giác của công nhân
mỏ than Mạo Khê và Hà Lầm” trong đó:Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Sĩ, Hoàng
Minh Hiền, Triệu Quốc Lộc (Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động),
Nguyễn Thị Toán (Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường),Nguyễn Thế Huệ và
cộng tác viên (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh).Đề tài nghiên cứu nhằm
đánh giá sự ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, đồng thời sơ bộ đánh giá độ giảm
thính lực của công nhân khoan, sàng và lái xe tải lớn. Nghiên cứu được tiến hành
trên: gần 300 đối tượng trong đó có 175 công nhân khoan đá và than bằng máy khí
nén và khoan điện phải tiếp xúc với tiếng ồn cao số còn lại là sàng tuyển than và lái
xe. Bằng phương pháp dùng phiếu câu hỏi, điều tra hồi cứu hồ sơ sức khoẻ, đo
thính lực sơ bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công nhân khoan bị giảm thính lực:
16.6% (trong đó 25,3% là công nhân khoan đá), lái xe: 8,8%, công nhân sàng tuyển
than chưa phát hiện thấy bị giảm thính lực.
Những hướng nghiên cứu này đã đi sâu tìm hiểu thực trạng, những giải pháp
có lợi để khắc phục và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Hầu hết các nghiên
cứu này có tính khoa học rất lớn, có thể chưa thiết thực đối với người dân nơi đây
nhưng đây là đóng góp vô cùng to lớn trong việc nghiên cứu ô nhiễm tiếng ồn. Tuy
nhiên những nghiên cứu này đươc tiến hành về mặt lý thuyết và nghiên cứu ở một
góc cạnh nào đó của ô nhiễm tiếng ồn chứ chưa đề ra được giải pháp thiết thực cho
người dân. Mặt khác cũng chưa có nghiên cứu nào thực sự sâu sắc nghiên cứu thực
trạng ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn xã Hà Tân - huyện Hà Trung và đề ra các giải
pháp giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Đảm bảo sức khỏe cũng như
cuộc sống cho người dân nơi đây. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề ô nhiễm
tiếng ồn do hoạt đông khai thác đá vôi nhằm chỉ ra thực trạng và nghiên cứu trên
thực tế để đề ra các giải pháp thiết thực nhất nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
tiếng ồn giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây yên bình hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
- Cung cấp những thông tin cơ bản và có tính hệ thống về thực trạng ô nhiễm tiếng
ồn hiện nay trên địa bàn xã Hà Tân - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa, qua đó phân tích
SVTH: Nguyễn Thị Dung 4 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
và lý giải những nguyên nhân cũng như những hậu quả của thực trạng này.
- Trau dồi những kiến thức xã hội và cải thiện kỹ năng phương pháp nghiên
cứu một đề tài sơ bộ của sinh viên.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động khai thác đá vôi hiện
nay trên địa bàn xã Hà Tân.
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và tác
động của việc ô nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống của người dân cũng như đối với
môi trường sinh thái.
- Tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của người dân trước thực trạng ô
nhiễm tiếng ồn trên địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động khai thác đá vôi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Các chủ doanh nghiệp khai thác đá vôi, người lái xe chuyên chở đá, cán bộ
chính quyền xã, cùng cán bộ và người dân làng Tam quy 3; làng Nam Thôn 1và
làng Nam Thôn 2, xã Hà tân.
4.3. Phạm vi nghiên cứu (không gian, thời gian, nội dung nghiên cứu)
- Địa điểm nghiên cứu: Tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát tại 3 làng Tam Quy 3;
làng Nam Thôn 1; làng Nam Thôn 2 xã Hà Tân, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 14 tháng 1 đến ngày 2 tháng 3 năm 2013.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Thực trạng khai thác đá vôi ở địa bàn khảo sát (quy mô - số doanh nghiệp
tham gia khai thác, cả khối lượng hằng năm, cách thức khai thác: máy móc công cụ
tham gia khai thác)
+ Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở địa bàn khai thác (cường độ tiềng ồn, thời
gian tiếng ồn). Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn.
+ Đánh giá của nhân dân về ảnh hưởng tiếng ồn đến đời sống, các tầng lớp
dân cư
SVTH: Nguyễn Thị Dung 5 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiếu tiềng ồn.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Do nhu cầu kinh tế nên người dân ở đây chưa quan tâm đầy đủ đến ô nhiễm
tiếng ồn.
- Có sự xung đột trong bảo vệ môi trường giữa người tham gia khai thác đá
vôi và không tham gia khai thác.
- Vai trò của các bên liên quan trong việc quản lý hoạt động khai thác đá vôi
và bảo vệ môi trường ở địa bàn chưa thể hiện rõ nét để giải quyết vấn đề ô nhiễm
tiếng ồn tại địa phương.
- Có rất nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt
động khai thác đá vôi.
- Cần thiết phải có những giải pháp thiết thực và có hiệu quả để giảm thiểu ô
nhiễm tiếng ồn tại nơi đây.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng khai thác đá vôi trên địa bàn đang diễn ra như thế nào? Thực
trạng của ô nhiễm tiếng ồn ra sao?
- Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn?
- Ô nhiễm tiếng ồn có tác động như thế nào đến đời sống của người dân xung
quanh 3 làng (đối với từng nhóm người cụ thể ra sao)?
- Làm thế nào để giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn
nghiên cứu?
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
- Nghiên cứu này dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử: "Luôn xem xét sự vât hiện tượng trong một quá trình phát
triển và trong mối liên hệ phổ biến".
- Ứng dụng phương pháp luận nghiên cứu sinh thái môi trường: "Trong môi
trường luôn có những tác động, đồng thời vào một thành phần môi trường." Vì vậy
khi xem xét đánh giá cần đánh giá đầy đủ các yếu tố có liên quan.
- Nghiên cứu là sự vận dụng hệ thống các khái niệm và lý thuyết của xã hội
học chuyên ngành như: lý thuyết về hành vi, lý thuyết mất chuẩn mực, lý thuyết
biến đổi xã hội cùng một số hướng tiếp cận khác, từ kiến thức chuyên ngành như:
SVTH: Nguyễn Thị Dung 6 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
xã hội học môi trường, xã hội học kinh tế
- Ngoài ra tôi muốn sử dụng khái niệm: " Bất bình đẳng môi trường"; "ô
nhiễm môi trường"; "ô nhiễm tiếng ồn"; "quản lý tiếng ồn". Trong tất cả các khái
niệm đã đưa ra tôi dùng khái niệm "bất bình đẳng môi trường" để đánh giá mức độ
ảnh hưởng sự tác động của ô nhiễm tiếng ồn đến các nhóm xã hội khác nhau, và
khái niệm "ô nhiễm tiếng ồn" vào trong bài báo cáo của mình.
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp chọn mẫu
- Tôi tiến hành nghiên cứu chọn mẫu tại 3 làng: làng Tam Quy 3; làng Nam
Thôn 1 và làng Nam Thôn 2, xã Hà Tân, Huyện Hà Trung.
- Cơ cấu mẫu:
+ Đối với nghiên cứu định lượng (bảng hỏi): với số mẫu là 94 phiếu cộng với
3 mẫu thử, tổng cộng là 97 phiếu (nghiên cứu hộ gia đình)
Từ cơ sở số mẫu của 3 làng bao gồm: làng Tam Quy 3 tổng số dân là 667
người; làng Nam Thôn 1 tổng số dân là 558 người, làng Nam Thôn 2 tổng số dân là
239 người. Vì vậy N = 1464, do khả năng với độ tin cậy cho phép đối với các
nghiên cứu xã hội là 95%, sai số chọn mẫu không vượt quá 10%, tức là = 0,1. Sau
đó tra bảng tính sẵn cho ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy 95%. Vì vậy số mẫu chính
được sử sụng trong khảo sát bảng hỏi là n = 94 . Có rất nhiều phương pháp chọn
mẫu theo công thức, và nhiều cách khác nhau, phương pháp nào cũng có mặt hạn
chế của nó, phương pháp này cũng vậy. Nhưng để đơn giản cách chọn mẫu và phù
hợp với điều kiện áp dụng vào thực tế tôi chọn phương pháp này.
+ Đối với nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu): số mẫu là 6, thực hiện phỏng
vấn với 11 trường hợp (đối tượng áp dụng bao gồm: chủ doanh nghiệp khai thác đá
(1 trường hợp); người lái xe chuyên chở đá (1 trường hợp); cán bộ quản lý trong
hoạt động khai thác đá trên đại bàn (1 trường hợp); cán bộ trưởng thôn đại diện cho
3 làng (3 trường hợp); cán bộ phụ trách môi trường (1 trường hợp); người dân sống
quanh khu vực mỏ khai thác đá (4 trường hợp (trong đó người già 1 trường hợp; trẻ
em 1 trường hợp; người trong độ tuổi lao động nam 1 trường hợp; người trong độ
tuổi lao động nữ 1 trường hợp)).
+ Tôi tiến hành thực hiện 3 cuộc thảo luận nhóm tập trung đối với 3 làng: làng
Tam Quy 3, làng Nam Thôn 1 và làng Nam Thôn 2 với sự tham gia của các cấp lãnh
SVTH: Nguyễn Thị Dung 7 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
đạo địa phương và người dân đại diện cho các hộ gia đình của mỗi làng.
7.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu cũng là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các
công trình nghiên cứu của xã hội học. Phân tích tài liệu được coi như là một phương
pháp, một kỹ thuật để thu thập thông tin vừa là cách thức để tiếp cận đến tri thức
thông qua việc phân tích các nguồn tài liệu đã có.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã đọc và phân tích những tài liệu liên
quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn nói chung và ô nhiễm tiếng ồn nói
riêng. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố
và đăng tải trên các sách báo, tạp chí, báo in báo điện tử, và quan trọng nhất là báo
cáo tổng kết của địa phương về hoạt động khai thác đá vôi trong giai đoạn hiện nay.
Bằng phương pháp phân tích truyền thống tôi tiến hành tổng quan, sắp xếp,
chia tư liệu thành các tệp nhỏ theo các tiêu chí về nội dung thông tin, cuối cùng là
chọn lọc các thông tin có giá trị để làm luận cư luận chứng cho đề tài.
Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu xã hội học, quan sát được sử dụng như một công cụ quan
trọng cho việc thu thập thông tin từ thực tế. Phương pháp quan sát sử dụng để thu
thập thông tin, những cử chỉ hoạt động biểu lộ bên ngoài của đối tượng. Đây là
phương pháp bổ trợ cho tất cả các phương pháp mà tôi sử dụng cho đề tài nghiên
cứu này. Ngoài ra còn quan sát các vấn đề thông qua những hiện tượng bên ngoài xã
hội, nhằm bổ sung những thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
Phương pháp phỏng vấn cấu trúc được thực hiện với 100 bảng hỏi. Với nội
dung xoay quanh vấn đề cơ bản: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số
thanh viên trong gia đình, hoàn cảnh gia đình và các nội dung tìm hiểu về thực
trạng, nguyên nhân sự tác động và những đề xuất kiến nghị của người dân nhằm
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.
Đây là quá trình nghiên cứu dùng bảng hỏi để thu thập thông tin và số liệu
bằng cách phỏng vấn các hộ gia đình sống quanh khu vực mỏ khai thác đá vôi. Sử
SVTH: Nguyễn Thị Dung 8 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
dụng phương pháp này tôi thấy rõ được thực trạng, nguyên nhân, tác hại của ô
nhiễm tiếng ồn.Và một phần nào hiểu được tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người
dân xem họ nghĩ gì? cần gì? và mong gì? từ đó có những đề xuất, kiến nghị cùng
với các cấp chính quyền địa phương đưa ra những giải pháp hiệu quả, kịp thời ngăn
chặn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn.
Thông qua những câu trả lời của người dân có thể biết được thực trạng của ô nhiễm
tiếng ồn và trên địa bàn xã có những cách thức, biện pháp nào để ứng phó giảm thiểu tác
động của ô nhiễm tiếng ồn cho toàn bộ cộng đồng dân cư nơi đây. Những biện pháp
được áp dụng có thực sự đạt hiệu quả cho công việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với chủ doanh nghiệp khai thác đá
với số lượng 1 trường hợp; người lái xe chuyên chở đá với số lượng là 1; cán bộ quản
lý của xã về hoạt động khai thác đá với số lượng là 1 trường hợp, cán bộ trưởng thôn
làng Tam Quy 3 với số lượng là 1, cán bộ môi trường 1,còn lại là phỏng vấn các hộ gia
đình gần khu khai thác đá: đối với trẻ em phỏng vấn 1 trường hợp, người già 1 trường
hợp, người trong độ tuổi lao động 2 trường hợp. Tổng cộng là 9 trường hợp.
Ngoài ra tôi còn sử dụng loại thông tin thu thập sơ cấp và thứ cấp nhằm tập
trung tìm hiểu, khai thác những thông tin xoay quanh thực trạng tiếng ồn từ hoạt
động khai thác đá vôi tại địa bàn nghiên cứu như: thực trạng của vấn đề này đang
diễn ra như thế nào? Mức độ ra sao? Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?
Lý giải được căn nguyên, nguồn gốc sâu xa của thực trạng trên. Bên cạnh đó
khai thác được sâu hơn bản chất của vấn đề, những vấn đề trọng tâm cần lưu ý sẽ
được khai thác một cách triệt để trong quá trình sử dụng phương pháp này.
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
Cũng để bổ sung và làm rõ những thông tin thu được từ phương pháp phỏng vấn
sâu và phương pháp phỏng vấn cấu trúc, nghiên cứu tiến hành cuộc thảo luận nhóm tập
trung với sự tham gia của cấp lãnh đạo cùng với người dân tại địa bàn nghiên cứu, số
lượng là 8 người/cuộc với chủ đề là: thực trạng và giải pháp giảm thiểu tiếng ồn phát ra
từ hoạt động khai thác đá (có kết hợp quan sát và ghi hình ảnh.)
7.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với bảng hỏi (định lượng): sử dụng phần mềm spss, kết quả đưa ra các
SVTH: Nguyễn Thị Dung 9 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
mô hình, biểu đồ, sơ đồ, bảng
- Đối với phỏng vấn sâu (định tính): viết dưới dạng nghiên cứu trường hợp,
trích dẫn, phân tích thành một đoạn văn hoặc đưa vào trong hộp.
8. Khung lý thuyết
SVTH: Nguyễn Thị Dung 10 Lớp: Xã hội học K33.
Điều kiện kinh tế-xã hội
Hiện trạng tiếng ồn
- Từ các loại máy móc khai
thác đá (máy nổ, máy khoan,
máy nghiền )
- Từ hoạt động nổ mìn
- Các loại xe chuyên chở
Tác động
- Cộng đồng: + Xã Hà Tân
+ Làng TamQuy 3, Nam
thôn 1, Nam Thôn 2
- Con người:+ Trẻ em
+ Người già
+ Nam,Nữ Trong độ
tuổi lao động
- Tác động tiêu
cực
- Nguyên nhân
Mức độ ảnh
hưởng
Giải pháp giảm thiểu
tiếng ồn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
9.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ một số khái niệm còn mơ hồ, một số lý thuyết
còn chưa hiểu sâu sắc như: lý thuyết cạnh tranh giữa các chức năng của môi trường
của Catton và Dunlap, lý thuyết xã hội rủi ro của Beck và thuyết hiện đại hóa sinh
thái học của Huber, Mol.
Qua cách thức làm báo cáo sẽ giúp người thực hiện đề tài nghiên cứu hiểu hơn
quá trình nghiên cứu của một đề tài.
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đối với bản thân
Đây là dịp để bản thân có cơ hội vận dụng kiến thức đã được thầy cô giáo
trong nhà trường truyền thụ để đem nó vận dụng vào trong thực tế cuộc sống của
người dân. Qua việc nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn thực tế đây cũng là cơ hội để
học hỏi kinh nghiệm từ cuộc sống, giúp bản thân định hướng cũng như hiểu thêm
môi trường làm việc của nhà xã hội học tương lai.
Đối với cộng đồng
Nghiên cứu này giúp cho cộng đồng thấy rõ được vấn đề ô nhiễm tiếng ồn
đang tồn tại trên địa bàn xã mình, nhận thấy được tiếng ồn ảnh hưởng rất nhiều đến
cuộc sống của người dân địa phương. Để giảm thiểu tiếng ồn do hoạt động khai thác
đá vôi trên địa bàn xã không chỉ trông chờ vào chính quyền xã, chính quyền địa
phương mà chính ở ý thức của mỗi bản thân các doanh nghiệp, đồng thời để tránh
gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, mỗi người dân, mỗi hộ gia đình tự tìm cách
ứng phó với tình trạng này, đồng thời cũng tranh thủ và tận dụng những sự giúp đỡ
của các tổ chức khác.
Thông qua nghiên cứu này, sẽ giúp các nhà nghiên cứu, những ai quan tâm
đến ô nhiễm môi trường, mà đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn, biện pháp để giảm thiểu,
hạn chế tiếng ồn có thêm những thông tin vi mô được khảo sát trên địa bàn nhỏ tại
vùng miền núi là xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
SVTH: Nguyễn Thị Dung 11 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
10. Kết cấu khóa luận
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
3.2 Mục tiêu cụ thể
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
4.2. Khách thể
4.3. Phạm vi (Không gian, thời gian, nội dung nghiên cứu)
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Câu hỏi nghiên cứu
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu:
7.2.1 Phương pháp chọn mẫu
7.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
7.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
8. Khung lý thuyết
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
9.1 Ý nghĩa lý luận
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
SVTH: Nguyễn Thị Dung 12 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ HÀ TÂN
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ
NGUYÊN NHÂN
CHƯƠNG V: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG
TIẾNG ỒN TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
SVTH: Nguyễn Thị Dung 13 Lớp: Xã hội học K33.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Xuân Bình
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Môi trường
"Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và
tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần
phải có tính tương tác với hệ thống đó".
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: "Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các
hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài
người và các thể chế" (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam).
1.1.2 Ô nhiễm môi trường
"Ô nhiễm môi trường (environmental pollution) là sự thay đổi về thành phần và
cấu trúc của môi trường, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người
và sinh vật". Thông thường sự an toàn của môi trường được quy định bởi các
ngưỡng hay các giá trị giới hạn trong tiêu chuẩn moi trường, nên có thể nói "ô
nhiễm môi trường là sự làm giảm tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi
trường" (Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam). Các chất mà sự có mặt của chúng
gây ra sự ô nhiễm môi trường gọi là các tác nhân hay chất ô nhiễm (pollutants).
1.1.3 Xung đột môi trường
"Xung đột môi trường là xung đột chính trị, xã hội kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ tộc
người, hoặc xung đột đối với các nguồn tài nguyên hay là các lợi ích quốc gia, hoặc
là bất cứ loại xung đột nào. Đó là những loại xung đột mang tính truyền thống gây
ra bởi sự suy thoái môi trường. xung đột môi trường được đặc trưng bởi sự suy
thoái môi trường qua một hoặc hơn một trong số các các chiều cạnh sau: lạm dụng
nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc tình trạng căng thẳng của năng lực môi
SVTH: Nguyễn Thị Dung 14 Lớp: Xã hội học K33.