ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
HỌ VÀ TÊN : ĐÀM XUÂN KIÊN
Đề Tài: VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NIÊN LUẬN NĂM THỨ 3 NGHÀNH LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: Lịch Sử Thế Giới
KHÓA 34 (2010-2014)
Cán bộ hướng dẫn: THẠC SF DƯƠNG QUANG HIỆP
HUẾ, 07/2013
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
HỌ VÀ TÊN : ĐÀM XUÂN KIÊN
ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NIÊN LUẬN NĂM THỨ 3 KHOA LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: Lịch Sử Thế Giới
KHÓA 34 (2010-2014)
HUẾ, 07/2013
Để hoàn thành chuyến đi thực tế cũng như bài niên luận này, em
xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch Sử của trường Đại
Học Khoa Học Huế đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến
thức lý thuyết và kỹ năng chuyên môn cho sinh viên trong suốt thời gian
qua.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Hiệp đã
nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm của mình để giúp
tôi hoàn thành tốt bài niên luận này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn chính quyền và nhân
dân thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc biệt là anh Võ
Kim Mạnh cán bộ thị xã Hương Thủy đã cung cấp nguồn tài liệu và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đi thực tế.
Bởi thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài niên luận này
không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế rất mong sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Đó là những ý kiến quý báu
giúp tôi có rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong bài viết sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Đàm Xuân Kiên – Lớp Lịch Sử K34A
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, “khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã trở trành vấn đề trọng
yếu, không chỉ ở trong quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Ở nước ta vấn đề này
đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ
bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
Thời điểm gần đây, vùng Miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
đang nổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu
trong công tác khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Việc
khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lí chặt chẽ bỡi lẽ những tài
nguyên ở đây có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của tỉnh nhà, và hoạt động
khai thác tài nguyên ở đây sẽ tác động đến các nguồn tài nguyên khác (rừng là
nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia bị ảnh hưởng, tài nguyên nước bị ảnh
hưởng, tài nguyên không khí bị ô nhiễm, …) và ảnh hưởng lớn đến môi trường
của vùng. Trước các vấn đền nêu trên , nâng cao hoạt động quản lí khai thác về tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là yêu cầu cần thiết trước
yêu cầu của tình hình thực tế.
Đối với Hương Thủy, vốn là một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập từ
ngày 9/2/2010), với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá là phong phú, nhất là nguồn
tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất. Những đặc điểm đó đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vấn đề khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường sinh thái thị xã Hương Thủy. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường của
địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tài nguyên đang bị
suy thoái do việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lí, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn
phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ngày
càng bị ô nhiễm, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm
đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học dùng trong bảo vệ thực vật, dùng trong
phát triển công nghiệp, chất thải chưa được thu gom và xử lí triệt để, công tác vệ
sinh môi trường còn nhiều yếu kém … Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự
do là những sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường. Việc thi hành pháp luật về
bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo
vệ môi trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư … đang trở thành
những vấn đề lớn đòi hỏi phải đựơc giải quyết.
Nghiên cứu đánh giá về khai thác tài nguyên và môi trường tại thị xã Hương Thủy
trong giai đoạn hiện nay là để giải quyết vấn đề quản lí việc khai thác tài nguyên
cho hợp lí và vấn đề bảo vệ môi trường cho thị xã Hương Thủy là một trong
những vấn đề quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu sâu sắc nên cần có những
bài nghiên cứu, bài báo cáo, đề tài khoa học, … về vấn đề này. Bên cạnh đó, có
nhiều dự án điều chỉnh, bổ sung phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015
dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với công tác quản lí
nguồn tài nguyên môi trường một cách hợp lí để phát triển một cách bền vững.
Trước những vấn đề này, tôi quyết định chọn đề “vấn đề khai thác tài nguyên và
bảo vệ môi trường ở thị xã Hương Thủy trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu niên luận. Thông qua vế đề được trình bày trong bài niên luận, tôi đưa
ra cái nhìn tổng quan về tài nguyên thiên nhiên, môi trường trên địa bàn thị xã
Hương Thủy, hiện trạng, những thành tựu và hạn chế của hoạt động khai thác tài
nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương; từ đó tôi đề ra một số giải pháp nhằm
giải quyết những khó khăn trong công tác quản lí tài nguyên và môi trường thị xã
Hương Thủy trong thời điểm hiện tại và giai đoạn đến năm 2020.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những bài báo cáo, bài viết bàn
về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy nói riêng và
tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Một số nghiên cứu, báo cáo, bài viết có thể
kể tới đó là: Dây chuyền sản xuất xi măng PC 30 của Công ty cổ phần Long
Thọ (Hương Thủy – Thừa Thiên Huế) nằm trong danh sách các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày
22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo v/v thực hiện quy hoạch khai
thác đất san lấp đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn thị xã Hương Thủy -
Thừa Thiên Huế đến năm 2015 của chủ tịch thị xã Phan Văn Thông, báo cáo
tình hình thực hiện Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị
xã Hương Thủy giai đoạn 2011 – 2015 của tưởng phòng Tài Nguyên & Môi
Trường thị xã Hương Thủy Nguyễn Duy Sành, kế hoạch bảo vệ Môi trường
thị xã Hương Thủy giai đoạn 2012 – 2015 của chủ tịch thị xã Phan Văn
Thông, báo cáo Tình hình quản lý việc khai thác cát, sạn sỏi dọc sông Hương
trên địa bàn thị xã Hương Thủy của chủ tịch thị xã Hương Thủy Phan Văn
Thông, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm Bảo vệ Môi
trường thị xã Hương Thủy năm 2013 của phó chủ tịch xã Phan Văn Xuân, …
Mặc dù đã có nhiều bài nghiên cứu, tác phẩm viết về khai thác tài nguyên và bảo
vệ môi trường ở Hương Thủy – Thừa Thiên Huế, nhưng nhìn chung cũng chỉ mới
chỉ dừng lại trên cơ sở báo cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất
định, chỉ nói một cách khái quát, chưa đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này. Hầu hết
trong các tác phẩm này chỉ được tác giả trình bày một cách khái quát, trình bày
như một phần trong việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Hương
Thủy, mà tác giả chưa đi sâu vào vấn đề, chưa giải quyết một cách trọn vẹn, chưa
có đánh giá đầy đủ vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau:
- Thực trạng khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã
Hương Thủy, hoạt động quản lí khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
thị xã Hương Thủy.
- Các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lí
Khai thác và bảo vệ môi trường thị xã Hương Thủy từ những thực trạng đã
nghiên cứu.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thực trạng khai thác, bảo vệ môi trường và hoạt động quản lí
khai thác, bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy.
- Từ thực trạng khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và hoạt động quản lí
khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. Để đi sâu tìm hiểu những kết quả
đã đạt được và những hạn chế đang còn tồn tại trong công tác quản lí khai
thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy.
- Đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản
lí khai thác và bảo vệ môi trường thị xã Hương Thủy.
- Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí nhà nước
về việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở thị xã Hương Thủy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế ở giai đoạn hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn
thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và công tác quản lí nhà nước về việc
khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy.
5. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đánh giá về khai thác tài nguyên và môi trường tại thị xã Hương Thủy
trong giai đoạn hiện nay nhằm mục đích giải quyết vấn đề quản lí việc khai thác
tài nguyên cho hợp lí và vấn đề bảo vệ môi trường cho thị xã Hương Thủy để phát
triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015 dần đi vào thực hiện kéo theo những
yêu cầu thiết thực đối với công tác quản lí nguồn tài nguyên môi trường một cách
hợp lí để phát triển một cách bền vững trên địa bàn thị xã Hương Thủy – tỉnh
Thừa Thiên Huế.
6. Phương pháp thực hiện
Đề tài nghiên cứu này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu;
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp xử lý thông tin;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích, đánh giá;
- Phương pháp lịch sử-logic;
7. Kết cấu của đề tài
Chương 1 Vài nét về vùng đất và con người Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Chương 2. Vấn đề khai thác tài nguyên ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Chương 3. Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên nhằm
phát triển kinh tế bền vững ở Hương Thủy hiện nay
CHƯƠNG 1 Vài nét về vùng đất và con người Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Ngày 9/2/2010, Chính phủ ban hành nghị quyết 08/NQ-CP thành lập thị xã Hương
Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Thủy, đồng thời
thành lập các Phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tọa độ địa lí:
- Từ 16
o
08
’
đến 16
o
29’ vĩ bắc.
- Từ 107
o
32’ đến 107
o
45’ kinh đông
Thị xã Hương Thủy nằm về phía Đông Nam, sát thành phố Huế, có tổng diện tích
là 458,1749 km
2
, có 96.525 nhân khẩu (tháng 02/2010)
Ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp với huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp với thị xã Hương Trà và huyện A Lưới
- Phía Nam giáp với huyện Nam Đông
- Phía Bắc giáp với thành phố Huế và huyện Phú Vang
Với vị trí địa lí nêu trên, thị xã có những lợi thế và hạn chế sau:
- Về lợi thế:
+ Thị xã là nơi trung tâm của đất nước nói chung và của vùng miền trung nói riêng
của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, nối thị xã với các trung tâm kinh
tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bô với Duyên Hải Nam Trung Bộ,
Miền Trung với Tây Nguyên, ở Duyên Hải Miền Trung nên khá thuận lợi trong
việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu, cụm công nghiệp. Tranh
thủ sự trợ giúp của các nhà nghiên cứu và dịch vụ ứng dụng khoa học – công nghệ
sản xuất, phát triển dịch vụ, thương mại.
+ Những năm trước đây và trong thời gian tiếp theo thì thị xã sẽ có lợi thế để trở
thành nơi cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho đô thị Huế, Đà Nẵng, …
rồi các khu công nghiệp Phú Bài, công nghiệp Phú Thứ, công nghiệp Thủy Dương
…
+ Do ở gần các khu công nghiệp cho nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch
lao động Nông Nghiệp sang phi Nông Nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ sở
chế biến thức ăn gia súc vào phát triển mạnh chăn nuôi tập trung.
- Về hạn chế:
Sức ép tăng thu nhập đối với sản xuất Nông Nghiệp, yêu cầu bảo vệ ngày càng
nghiêm ngặt hơn về môi trường ảnh hưởng đến quy mô phát triển các khu vực
công nghệ thông tin. Do có tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua nên hạn chế đến
số lượng, quy mô diện tích các khu công nghệ thông tin và bị ảnh hưởng lớn về
lây lan dịch bệnh từ nguồn bên ngoài thị xã, bên ngoài tỉnh.
Các đơn vị hành chính: Thị xã Hương Thủy có 12 đơn vị hành chính trực
thuộc, bao gồm 5 phường (phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Phú
Bài, và Thủy Lương), 7 xã (xã Thủy Bằng, xã Thủy Phù, xã Thủy Tân, xã Thủy
Thanh, xã Thủy Vân, xã Dương Hòa, xã Phú Sơn), xã có diện tích lớn nhất là xã
Dương Hòa, với diện tích 26.343,92ha, xã có diện tích nhỏ nhất là xã Thủy Vân,
với diện tích 492,50ha. Hầu tất cả các phường đều phân bố theo quốc lộ 1A
( ngoại trừ phường Thủy Lương) rất thuận lợn trong việc giao thông giữa các
vùng. Còn các xã chỉ có duy nhất một xã có đường quốc lộ đi qua đó là xã Thủy
Phù, còn các xã khác đều nằm ở những vị trí hiểm trở, khó khăn hơn nên việc giao
lưu giữa các xã với phường, thị trấn cũng không mấy thuận lợi.
Bảng 1.1: Các đơn vị hành chính thị xã Hương Thủy
Đơn vị Diện tích (ha) Nhân khẩu (người)
Phường Phú Bài 1.570,00 14.174
Phường Thủy Lương 857,50 6.774
Phường Thủy Châu 1.795,00 10.471
Phường Thủy Phương 2.825,06 12.910
Phường Thủy Dương 1249,89 11.115
Xã Thủy Bằng 2.305,86 7.369
Xã Thủy Phù 3.428,00 11.835
Xã Thủy Tân 779,70 4171
Xã Dương Hòa 26.343,92 1697
Xã Phú Sơn 3.295,94 1642
Xã Thủy Thanh 874,22 8.579
Xã Thủy Vân 492,50 5.968
Nguồn: phòng thống kê thị xã Hương Thủy, 9/2/2010)
Bản đồ hành chính thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 1.1 Bản đồ hành chính thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1.2 Địa hình
Hương Thủy nằm tiếp cận phía Nam thành phố Huế, kéo dài về phía Đông Nam
đến Phú Lộc và Tây Nam đến Nam Đông. Đồng thời, trải dài ra hai phía Đông
Tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; Hầu hết phần lãnh thổ phía
Tây đường quốc lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và
thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy một
dải phía Đông và Đông Bắc dọc sông Lợi Nông và Đại Giang.
Đồi núi và đồng bằng có sự khác nhau cơ bản về nguồn gốc phát sinh và hình thái
cấu tạo.
Địa hình đồi núi:
Chiếm vùng đầu nguồn đến trung lưu các khe suối, các sông, chủ yếu là sông
Hương, núi ở sông Hương là loại núi thấp dưới 1000m, không có núi trung bình
như Phú Lộc, Nam Đông, được tạo thành do đã có một thời mặt đất được nâng
cao, kết hợp đồng thời với sự đào lòng mạnh mẽ của sông suối. Về hình dạng, các
núi cũng khác nhau do được cấu tạo từ những loại đá không giống nhau. Núi đá
hoa cương thường có đỉnh cao, tròn, sườn dốc, núi đá sa phiến thạch đỉnh bằng,
sườn thoải hơn và thường chảy thành từng dãy theo những hướng nhất định.
Tương ứng với loại núi đầu là núi nằm giữa hai sông Tả Trạch, Hữu Trạch. Ở đây
có hang động Mang Chan cao nhất vùng và cũng là đỉnh núi cao nhất (861m).
Động Mang Chan ở tận cùng phía Tây Nam, gần giáp Nam Đông, A Lưới. Kế đó
là đỉnh Thượng Hòa, cao 549m phía Tây sông Hai Nhánh, cách sông này chừng
4km. Lên phía Bắc có đỉnh núi Kê, cao 618m, xếp thứ hai về độ cao. Núi Kê nằm
ở phía Tây, cách thôn Dương Hòa khoảng 2km. Ngược về phía Tây Bắc núi Kê
2km gần với địa giới Hương Trà là đỉnh núi Sa Trúc cao 420m.
Nếu nói đến địa hình cheo leo, hiểm trở nhất của thị xã, phải nói đến vùng này, các
khe suối lớn nhỏ đều bắt nguồn từ động Mang Chan, từ đỉnh Thượng Hòa, núi Kê,
núi Sa Trúc tỏa về các phía, đào sâu lòng, làm cho địa hình bị cắt xẻ mãnh liệt.
Đây lại là vùng xã xôi hẻo lánh, còn nhiều rừng rậm che phủ nên rất khó đi lại.
Tiếp đến là vùng đồi núi từ phía Đông sông Tả trạch đến đường quốc lộ 1A, nơi
tiếp cận đồng bằng, là vùng đồi núi thấp và ít hiểm trở. Thực ra đây là vùng bán
bình nguyên; trước khi núi trường sơn nên núi, ở đây chính là những núi sót lại
trong quá trình bị phá hủy hoàn toàn, để biến thành đồi thấp như vô số đồi đã thấy.
Đồi hiện lên dưới dạng hình bát úp, hình sống trâu, lưng rùa bên cạnh một số núi
xếp thành từng dãy. Một dãy phía Tây gần sông tả Trạch và một dãy phía Đông
gần đường quốc lộ 1A.
Thuộc dãy phía Tây, từ Đông Nam lên Tây Bắc có núi đá đen, gần núi Mỏ Tàu ở
phía Nam, núi Gia Tham, núi Khe Tre ở Tây Nam Phú Sơn, núi Thượng Hoài ở
Thượng Bằng; núi Vung ở gần Bằng Lăng, tất cả núi này chỉ cao từ 100-200m.
Tuy nhiên, người ta vẫn có cảm giác vừa thâm u khi nhìn về ngã Dương Hòa, vừa
hùng vĩ khi ngắm về núi Phú Sơn lúc đi ngược dòng Tả Trạch.
Dãy phía Đông được bắt đầu từ phía Tây của xã Thủy Phù, ở đây có các núi, tích
dương, đồng nậy, núi quách (còn gọi là núi Phèn, Thiết Sơn) tạo thành bình phong
án ngữ phía Tây là Phú Bài, từ đây dãy núi tiếp tục chạy dài theo hướng Bắc và
Tây bắc như một bức tường thành phía Tây đường quốc lộ 1A, rồi đột ngột chấm
dứt ở đầu nguồn khe Vực. tận cùng của phía Bắc có đông Tranh, cao chừng 150m.
ở phía Tây Thủy Dương, núi Thiên Thai, cao 118m phía Đông xã Thủy Bằng.
Đẹp nhất là vùng đồi núi thấp nhô ở phía nam thành phố Huế, thuộc địa phận
Thủy Bằng, với hơn 140 gò đồi đấu lên nhau trong một khu vực rộng chừng
khoảng 60ha. Điểm cao nhất là 120m, chính là đỉnh đồi có Đan Viện Thiên An tọa
lạc. Ngoài ra trên vùng đồi núi Hương Thủy còn có những địa danh quen thuộc
hoặc ghi lại dấu vết thiên nhiên độc đáo như Phú Sơn, Động Phèn, hoặc đánh dấu
một thời khai hoang lập ấp Như Lụ, Tân Ba. Cũng có những địa danh gần như đi
vào lịch sử, đánh dấu một thời xẩy ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa ta và địch, vì
sự nghiệp giải phóng quê hương như động Tranh, động Sầm, Mỏ Tàu …
Đồng bằng
Chiến 23.67% tổng diện tích, là một dải đất hẹp, giới hạn bởi đường quốc lộ 1A
phía Tây và sông như Ý, Đại Giang phía đông, có nguồn gốc bồi tụ từ phù sa các
sông, chủ yếu là sông Hương. Trong quá khứ xa xưa đây là một bộ phận Mãng
Trũng, có đáy sâu nhưng bị bồi lấp dần. Địa hình thấp dần về hướng Đông Nam,
theo hướng chảy của các sông. Do độ cao trung bình 2-5m nên mùa mưa lũ thường
bị ngập lụt, có nơi rất sâu, nhất là phần tận cùng Đông Nam gần đầm Cầu Hai.
Ngược lại, về mùa khô lại bị nhiễm mặn. cũng do thấp và trũng nên có nhiều ao hồ
đọng nước quanh năm hay từng mùa ở Thủy Tân, Thủy Lương.
Đồng bằng là nơi dân cư đông đúc, sinh sống lâu đơi nên đã có nhiều công trình
cải tạo như đào sông, xây kè cống, đắp đập, làm mương máng …có thể nói địa
hình nhân sinh dày đặc được tìm thấy ở bất cứ nơi nào, không giống như vùng đồi
núi, thiên nhiên còn mang nhiều nét hoang dã.
1.1.3 Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng là sản phẩm của quá trình tác động lâu dài các đá tạo thành đất,
địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và cả con người. Ở Hương Thủy đất cũng là
sản phẩm do tác động của các yếu tố trên qua hàng nghìn năm nay. Tổng
diện tích đất của lãnh thổ nghiên cứu là 45.817,5 ha, chiếm 95,7% diện tích
tự nhiên. Đất đai của Thị xã được chia thành 2 miền tự nhiên: đất vùng đồi
núi, đất phù sa như đã nói ở phần trên (1.1.2).
1.1.4 Điều kiện khí hậu
Thị xã Hương Thủy nằm trong vùng khí hậu Bắc miền Trung (từ Thanh Hóa đến
Thừa Thiên Huế) nhiệt đới ẩm gió mùa với những đặc trưng là nóng ẩm, mưa
nhiều. lương mưa cũng phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. trong đó:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, có ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc ẩm ướt với lượng mưa 2844 mm/năm chiếm 61% tổng lượng mưa của
cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1050mm/năm
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10-
15% tổng lượng mưa cả năm. Bên cạnh đó, mừa khô có gió mùa Đông Bắc, mang
đặc trưng, đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi
ẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây
trồng cũng như trong sinh hoạt.
+ Nhiệt độ trung bình năm là 25°C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,6°C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19.9°C
+ Độ ẩm trung bình năm từ 80-85%
+ Độ ẩm cao nhất là 90-95%, tập trung chủ yêu vào mùa mưa.
+ Độ ẩm thấp nhất 20-25%, tập trung chủ yêu vào mùa khô.
+ Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2500 – 2700 giờ/năm, trong đó mùa khô
chiếm 50-60% số giờ nắng trong năm. Số giừ nắng phân bố khá đều trong năm
nên thuận lợi cho việc nuôi, trồng phát triển và đa dạng hóa các loại cây trồng và
vật nuôi.
Bảng 1.2 Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm của thị xã Hương Thủy, năm 2010.
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Lượng mưa trung bình năm mm 2844
Lượng mưa lớn nhất mm 4319
Lượng mưa nhỏ nhất mm 1820
Nhiệt độ trung bình năm °C 25
Nhiệt độ trung bình cao nhất °C 29,6
Nhiệt độ trung bình thấp nhất °C 19.9
Tổng số giờ năng trung bình
năm
Giờ 1400-3000
Độ ẩm trung bình năm % 85-90
Độ ẩm cao nhất % 90
Độ ẩm thấp nhất % 85
Lượng bốc hơi trung bình năm mm 1050
(nguồn: phòng thống kê huyện Hương Thủy, năm 2010)
1.1.5 Chế độ thủy văn
Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế nói chung và Hương Thủy nói riêng hết sức
phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đảo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông
đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang -
sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan -
sông Truồi- sông Nong - đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn là thể
hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước
lớn, kéo dài gần 70 cây số dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ
sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh
Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12
vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất
thế giới. Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự
nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt
nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km
2
và tổng lượng nước
mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.
Thủy văn chịu sự chi phối của ảnh hưởng khí hậu và điều kiện địa hình. Trong
năm thì thủy văn của thị xã Hương Thủy chia ra 2 mùa rõ rệt, đó là mùa lũ và mùa
khô. Mùa lũ làm tăng nguồn nước dự trữ trong các dòng chảy và nước ngầm, vì ở
vùng đồng bằng cho nên tại huyện ít xẩy ra hiện tượng lũ quét.
1.2. Sơ lược lịch sử, dân cư và văn hóa
1.2.1. vài nét về lịch sử hình thành thị xã Hương Thủy
Như những vùng quê khác của đất nước, Hương Thủy lưu giữu và phát huy truyền
thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Chính trên mảnh đất hiền hòa, tươi đẹp với
những con người cần cù, bình dị nhưng anh dung, bất khuất này, các phong trào
yêu nước, cách mạng đã hình thành và phát triển, góp phần cùng Thừa Thiên-Huế
và cùng cả nước viết lên trang sử hào hùng.
Tìm về cội nguồn lịch sử, mảnh đất này thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ
của nước Văn Lang, thời các vua Hùng dựng nước.Thời thuộc Hán(từ năm 179
trước công nguyên đến thế kỉ thứ II), vùng đất Âu Lạc được chia làm 3 quận( Giao
Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam), khu vực Hương Thủy hiện nay thuộc thành Chu Ngô,
quận Nhật Nam.Năm 192,Khu Liên cùng nhân dân Champa nổi dậy đánh đuổi
quân Hán khỏi Nhật Nam; từ đó Nhật Nam trở thành nước Lâm Ấp với 5 châu:
Địa Lý, Mê Linh, Bố Chính, Ô và Lý; Hương Thủy thuộc châu Lý.Năm 1306, vua
Champa là Chế Mân đem hai châu Ô và Lý làm sính lễ để cưới hỏi công chúa
Huyền Trân, con gái của vua Trần. Từ đây, hai châu Ô, Lý thuộc lãnh thổ Đại Việt
và được vua trần Anh Tông đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa. Khu vực Hương
Thủy thuộc ba huyện Lợi Bồng, Tư Dung và Thế Vinh( Thế Vang) của Châu Hóa.
Trải qua bao thăng trầm theo các triều đại Trần, Hồ, Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn;
Hương Thủy dần dần bước vào lịch sử dựng làng, giữ nước của mình với sự di dời
càng ngày càng đông của người Việt ở các tỉnh phía Bắc. công cuộc mở đất dựng
làng có quy mô rộng lớn kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa:
“thế kỷ XVI vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam nói chung còn quá nghèo nàn lạc
hậu, xóm làng thưa thớt, đất đai chưa được khai khẩn mấy, hoang hóa còn nhiều.
Những người dân phía Bắc đã từng bị bần cùng hóa còn nhiều. những người dân
phía Bắc đã từng bị bần cùng hóa nhiều năm, đã di cư vào đây khai phá làm ăn.
Chính những người di cư này đã đóng vai trò trong công việc khai phá đất hoang,
lập làng mới” và “Bấy giờ đất Thanh Hóa bị đói luôn, những nông dẫn nghèo khổ
ở đó đã kéo nhau vào Thuận Hóa làm ăn ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho
Nguyễn Hoàng xây dựng lực lượng phát triển kinh tế”.
Những người di dân có tinh thần lao động hang say, quyết liệt, đã mở mang, khai
phá các vùng đất gần biển, ven sông, đầm và dần dà tiến lên khu gò đồi, rừng núi,
tạo thành một khu vực trù phú, có các thể đất liên hoàn trong việc cung cấp tài
nguyên cho con người. Được sự động viên của các Chúa Nguyễn, vùng đất thuận
hóa nhanh chóng khởi sắc , như Dương Văn An đã viết trong Ô Châu cận lục:
“Non sông kỳ tú, ruộng đất mở mang, nhân dân đông đúc, thực là nơi đô hội lớn
của một phương; cảnh tượng vui tươi, phong vật quý giá”.
Vào năm 1558, Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên huyện Tư Vang(Tư Vinh, Sĩ Vinh) có
từ đầu triều Lê, thành huyện Phú Vang. Huyện phú vang bấy giờ gồm 6 tổng: Mậu
Tài, Dương Nỗ, Đường Pha, Dã Lê, Sư Lỗ” và Diêm Trường. Một phần của
Hương Thủy hiện nay thuộc Phú Vang, phần khác thuộc Hương Trà.
Trải qua gần ba thế kỷ sau, đất đai các huyện tiếp tục được khai phá, dân cư tăng
nhanh, kinh tế phát triển, đòi hỏi phải phân định địa giới phù hợp với quy hoạt
hành chính mới.năm 1835, vua Minh Mạng đã cho cắt đất 3 huyện Phú Vang,
Hương Trà , Quảng Điền, để lập 3 huyện mới là Hương Thủy, Phú Lộc , Phong
Điền. Riêng Hương Thủy là 1 phần đất của Phú Vang và Hương Trà, gồm các
tổng: An Cựu, Dã Lê (Dã Lê), Cư Chánh, Lương Quán , Lương Văn với 58 xã,
thôn, giáp, phường, ấp. địa giới huyện được Đại Nam Nhất Thống Chí ghi: “ở
cách phủ 19 dặm về phía Đông Nam. Đông tây cách nhau 30 dặm, nam bắc cách
nhau 51 dặm, phía đông đến địa giới Huyện Phú lộc 16 dặm, phía Tây đến địa giới
Hương Trà 14 dặm, phía Nam đến động núi Hương Trà 37 dặm, phía Bắc đến địa
giới huyện Phú Vang 14 dặm”.
Địa giới này ổn định cho đến cách mạng tháng 8/1945. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, phía ta, địa giới hành chính huyện vẫn như đã
nêu, nhưng tên gọi và ranh giới các xã có sự thay đổi. Giai đoạn đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp trước 1949, gọi tên xã theo tên làng, lấy tiếng đầu của tên
làng rồi thêm chữ Thủy vào sau trở thành tên xã như xã Thủy Phù ( làng Phú Bài),
xã Lương Thủy (làng Lương Văn), xã Thần Thủy (làng Thần Phú)…với Dạ Lê thì
xã Dạ Lê Thủy là làng Dạ Lê Chánh và xã Lệ Thủy là làng Dạ Lê Thượng; trường
hợp hai làng Phương Lam và Thanh Lam thì nhập thành xã Lam Thủy. sau 1949
do phong trào cách mạng đã lớn mạnh, yêu cầu địa giới các xã cần mở rộng, nên
đã ghép các làng nhỏ, ít dân lại. đến cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 tên gọi các xã
trong huyện ổn định như sau: An Thủy (Thủy An), Minh Thủy (Thủy Châu Và
Thủy Lương), Hải Thủy (Thủy Phù Và Thủy Tân), Mỹ Thủy (Thủy Phương),
Hồng Thủy (Thủy Thanh Và Thủy Dương), Bích Thủy ( Thủy Phú Và 1 Phần
Thủy Vân), Thiên Thủy (Một Phần Thủy Vân (Làng Dạ Lê Chánh) Và Một Phần
Thủy Thanh (Làng Vân Thê), Nguyên Thủy (Thủy Bằng), Phong Thủy (Thủy
Biều)) … Phía chính quyền Sài Gòn, đến năm 1958, phần đất Hương Thủy được
cắt ra các xã Thủy Bằng, vùng Lương Miêu, Dương Hòa, và một phần xã Phú Sơn
hiện nay cùng với một phần đất của huyện Hương Trà để lập nên huyện mới, gọi
là quận Nam Hòa.
Đến 1975, các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta toàn thắng lợi, nước
nhà thống nhất, Hương Thủy cũng như các huyện khác trong cả nước, được xác
định là một đơn vị hành chính kinh tế quan trọng. Lúc này, huyện có 15 xã: Thủy
An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù,
Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Phương, Thủy Tâm, Thủy Thanh, Thủy Trường,
Thủy Vân Và Thủy Xuân. Năm 1976, bốn xã Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy
Trường Và Thủy Xuân được tách ra để thành lập thành phố Huế.
Năm 1977, huyện Hương Thủy (lúc này có 11 xã như vừa nêu) cùng huyện Phú
Vang ( có 19 xã) nhập làm một, thành huyện Hương Phú. Năm 1981, Hương Phú
tách 9 xã và 3 thôn để nhập vào thành phố Huế. Trong số này, Hương Thủy có 4
xã và 3 thôn; đó là: Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy dương và thôn tây
giáp Vân Dương, thôn vườn trầu, thôn cồn trâu (thuộc xã Thủy Vân). Cũng thời
điểm 1981, Hương Phú thành lập nên 2 xã mới là Dương Hòa Và Phú Sơn. Đến
1983, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện được thành lập, lấy tên là thị
trấn Phú Bài. Lúc này, Hương Phú có 23 xã và một thị trấn. tháng 9 năm 1990, hội
đồng bộ trưởng ra quyết định số 345/HĐBT, chia Hương Phú thành hai huyện
Hương Thủy và Phú Vang. Huyện Hương Thủy trở lại với tên gọi cũ. Hội đồng bộ
trưởng quyết định 2 xã Thủy Bằng và Thủy Dương nhập vào lại huyện Hương
Thủy. như vậy, Hương Thủy có 11 xã và 1 thị trấn: Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy
Bằng, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy
Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân Và Thị Trấn Phú Bài.
Trong thời gian qua, nhất là từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới của
Đảng, cùng với sự phát triển chung của cả nước, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự giúp
đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh; Đảng bộ và nhân dân Hương Thuỷ đã phát huy
truyền thống cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, luôn đoàn
kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng
thế mạnh của địa phương, huy động mọi nguồn lực, nhất là nội lực để khôi phục
và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị
theo hướng CNH, HĐH và đô thị hoá. Kết quả được Bộ Xây dựng có Quyết định
số 659/QĐ-BXD ngày 10/6/2009 công nhận thị trấn Phú Bài mở rộng, thuộc
huyện Hương Thuỷ là đô thị loại 4 và Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng
nhất (Quyết định số 1320/QĐ-CTN ngày 09/9/2009).
1.2.2. Dân cư
Với dân số hiện nay là 96.525 nhân khẩu, Hương Thủy thuộc thị xã đông dân
trong tỉnh. Nguồn gốc dân cư Hương Thủy gắn liền với nguồn gốc dân cư Thừa
Thiên Huế. Nhìn một cách khái quát về mặt lịch sử dân cư, người Hương Thủy
gắn với cội nguồn dân tộc Việt sinh sống ở vùng trung du Bắc Bộ và đồng bằng
sông Hồng và sông Mã. Những phát hiện khảo cổ cho thấy vào thời xã xưa, đây là
địa bàn cư trú của cộng đồng người Việt mang sắc thái của một nền văn hóa đá
mới, có nguồn gốc với Quỳnh Văn, Thách Lặc. Đó là một nền văn hóa có công cụ
chế tác từ đá khối, như ở Bàu Tró, Ba Đồn (Quảng Bình) trên địa bàn này cũng đã
tìm thấy các công cụ đồ kim khí, chứng tỏ trong thời kỳ đá, kim khí ở đây từng là
nơi định cư của tộc Việt. Hình dáng , cấu tạo và các nét hoa văn của các công cụ
đồ kim khí tương tự như các công cụ đồ kim khí tìm được ở miền Bắc, trên địa
bàn sinh sống của tộc Việt xưa.
Nhiều cuộc điều tra, khảo sát về dân tộc học và ngôn ngữ học, cũng chứng tỏ đây
là khu vực có sự đan xen của nhiều dân tộc khác nhau trong quá trình sinh sống
vào các thế kỷ xa xưa, đó là các dân tộc ít người như PaCo, CaTu, Tà Ôi …mang
nguồn gốc phía Nam. Đến nay, trong ngôn ngữ CaTu, Tà Ôi còn có nhiều yếu tố
Mã Lai. Từ 192-1306 thì người Chăm là chủ nhân của vùng đất này. Những cuộc
di dân từ 1306 trở đi diễn ra liên tục và thực sự trở nên mạnh mẽ, nhất là người
Thanh, Nghệ. Là lúc Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa 1558. Thực hiện
ý đồ mở mang bờ cõi phương Nam để chống lại họ Trịnh, các Chúa Nguyễn
khuyến khích dân khai khẩn ruộng đất, đắp đập, khơi đào sông ngòi, mương máng
mà dựng lang, lập ấp. Quang cảnh âm u hoang vắng của rừng rú, đầm lầy, dần
được thay bằng ruộng lúa, vườn cây. Nghề nông cùng các ngành nghề khác có
nguồn gốc từ quê hương cũ, miền Bắc được phát triển. Da phả của các dòng họ và
các đền thờ hiện được bảo tồn của các vị khai tranh đều ghi rõ nguồn gốc và công
trạng lớn lao; trong đó nổi bật là việc khai thác ruộng đất, mở mang đường xá, cầu
cống và phát triển nghề thủ công truyền thống.
Vì vậy khi nói đến lịch sử dân cư Hương Thủy nói riêng và Thừa Thiên Huế nói
chung thì điểm nổi bật hơn cả đó là sự phản ánh của một giai đoạn lịch sử, kinh
tế, văn hóa quan trọng, sự hình thành và phát triển xứ Thuận Hóa – Phú Xuân –
Huế bắt đầu từ năm 1558. Từ đó cho tới sau này dân cư phân bố ở Hương Thủy
cũng như các nơi khác, đều phản ánh nhiều mối quan hệ giữa quan hệ cộng đồng
và giữa con người với tự nhiên, môi trường.
Đến năm 1976 Hương Thủy có 67461 nhân khẩu, phân bố vào 11 xã. Đến cuối
năm 1995, tức là sau 20 năm, dân số của huyện lên đến 85256 người phân bố ở 11
xã và 1 thị trấn. mật độ bình quân trên toàn huyện là 171 người/km
2
. Nhưng có sự
khác nhau rất xã giữa miền núi và đồng bằng. Ở miền núi chỉ có 33 người/km
2
trong lúc đó ở đồng bằng lên tới 609 người/km
2
nhưng đó cũng là kết quả điều hòa
dân số trong suốt 20 qua.
Diện tích đất tự nhiên tính bình quân theo đầu người là 0,58 ha/. Diện tích đất
nông nghiệp tính bình quân theo đầu người trên toàn huyện là 0,06 ha. Sau đây là
diện tích đất nông nghiệp tính bình quân đầu người 8 xã đồng bằng: Thủy Vân
0,06 ha; Thủy Thanh 0,08 ha; Thủy Dương 0,03 ha; Thủy Phương 0,04 ha; Thủy
Châu 0,05 ha; Thủy Tân 0,08 ha; Thủy Lương 0,07 ha; và Thủy Phù 0,08 ha. Nếu
có sự so sánh với mức độ tăng dân sô trong độ tuổi lao động hàng năm là 744
người, thì diện tích ruộng đất tính bình quân toàn huyện cũng như các xã như trên
là quá hẹp.
So với giai đoạn trước, thì đặc điểm quần cư và phân bố dân cư có thay đổi, đó là
kiểu quần cư thành thị phát triển. số dân thành thị tăng so với trước khá nhiều và
với tốc độ nhanh. Kiểu quần cư nông thôn đồi núi tiếp tục phát triển với cấu trúc
mới theo sự chọn lọc cơ cấu cây trồng đảm bảo hiệu quả kinh tế, sinh thái cao.
Về nghề nghiệp, số người làm các nghề thủ công tăng. Những nghề như chằm non,
thiêu ren, mộc, nề, sửa chữa cơ khí, phục vụ ăn uống, giao thông đi lại … phát
triển. Ở vùng đồi núi nghề khai thác rừng, trồng rừng là nghề mới. số người có tay
nghề thoát li địa phương để tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cũng khá đông.
Sự biến động về dân cư cũng có nhiều thay đổi khi tiến hành giải phóng đất nước,
thì số người di dân cơ học ngày một lớn, chính sự biến động này gây ra khó khăn
cho việc đánh giá chính xác dân số tự nhiên của huyện.
Bảng 1.3 Bảng số lượng dân cư toàn huyện và xã trong huyện, cơ cấu giới
tính, số người trong độ tuổi lao động và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Đơn vị hành
chính
Tổng
dân số
Nữ Nam Trong độ
tuổi LĐ
Tỉ lệ tăng dân số
tự nhiên
Toàn huyện 85256 44602 40654 41858 2037
TT Phú Bìa 11403 5960 5443 5701 1912
Thủy Bằng 6742 3532 3210 3465 2003
Thủy Vân 4761 2487 2274 2350 1717
Thủy Thanh 7300 3809 3591 3185 1809
Thủy Dương 8976 4701 4275 4847 2228
Thủy
Phương
10956 5734 5222 5368 2030
Thủy Châu 8966 4750 4216 4393 2120
Thủy Lương 5667 2963 2704 2720 2029
Thủy Tân 4200 2196 2004 2016 1890
Thủy Phù 10219 5341 4878 4915 1840
Dương Hòa 4391 2296 2095 1857 2027
Phú Sơn 1671 878 793 811 2233
(nguồn: Dư Địa chí Hương Thủy, năm 1998)
1.2.3. Đôi nét về văn hóa
Đối với văn hóa, phần lớn người Hương Thủy vốn có gốc gác từ vùng Thanh
Nghệ. Họ mang chất giọng và truyền thống văn hóa bản quán; Đồng thời, phong
thổ và cơ chế chính trị của vùng đất mới, nhất là sự gắn bó với kinh thành, đã tạo
nên một sắc thái riêng. Có thể nói đây là nơi phong cảnh hữu tình với thượng
nguồn sông Hương đầy hoa thơm, cỏ lạ. Với núi Ngự Bình, Vọng Cảnh, Thiên
Thai. Nghe như tên của bài thơ và xa hơn là những đỉnh núi Kê, Đá Đen, Mỏ Tàu
hùng vĩ. Con người ấy, đất nước ấy như cùng vun đúc mà tạo nên một kho tàng
văn hóa dân gian phog phú, với các chuyện kể, hò Bài Chòi, hò Bài Thai, Bài
Tiệm, Nàng Vung, hò Ống, … trên cạn. Hò Mái Nhì, mái đẩy trên sông nước và
những điệu hát Lí, Vè … ở đây có sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống, văn hóa
dân gian với văn hóa cung đình. Những công trình kiến trúc từ lăng tẩm Vua,
Chúa Nguyễn, các đình Chùa, Am Miếu đến các Lăng Mộ. Nhà ở của nhân dân đã
cho thấy khá rõ điểu này.
Những giá trị văn hóa đó được người Hương Thủy hôm nay kế thừa và phát triển.
Nhiều công trình văn hóa được xây dựng khang trang, bề thế: Nhà văn hóa trung
tâm, nghĩa trang liệt sỹ, vườn chơi thiếu nhi … cùng rất nhiều cơ sở văn hóa của
các xã thị trấn khác.
CHƯƠNG 2. Vấn đề khai thác tài nguyên ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
2.1. Tài nguyên thiên nhiên
Vĩ tuyến 16 độ vĩ Bắc nằm chính giữa vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi
giao thoa của hai miền khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc. Đó
cũng chính là điều đặc biệt của vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thị
xã Hương Thủy nói riêng xét trên phương diện tự nhiên. Chính vị trí đặc biệt cùng
với sự đa dạng của địa hình tương phản trên một mảnh đất hẹp đã làm cho thị xã
Hương Thủy có nhiều đặc điểm nổi bật về tự nhiên và giàu có về tài nguyên thiên
nhiên.
2.1.1 Tài nguyên đất
Ở Hương Thủy có hai miền tự nhiên, với những đặc điểm khác nhau về đá tạo
thành đất, về địa hình, khí hậu, nước trên mặt, nước ngầm, cỏ cây, và cả mước độ
hoạt động của con người. Do đó ở mỗi miền hình thành mỗi hệ thống đất mang
những đặc tính không giống nhau đó là hệ feralit và hệ phù sa, mỗi hệ lại có nhiều
loại khác nhau. Hệ feralit là hệ đất ở miền đồi núi, gồm các loại đất đỏ vàng, như
đất đỏ vàng trên đá mắc ma axit, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu tím
trên phiến thạch tím, đất vàng nhạt trên đất cát, đất vàng nâu trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng do biến đổi trồng lúa.
Đất đỏ vàng trên đá mác ma axit chiếm diện tích rộng lớn ở miền núi đồi phía Tây,
giữa hai nhánh sông Hương. Đất đỏ vàng trên đất sét và biến chất, đất vàng nhạt
trên đất đá cát, đất đỏ vàng trên nền phù sa cổ, đất nâu tìm trên phiến thạch tím và
đất đỏ vàng do biến đổi trồng lúa phổ biến trên vùng đồi núi từ phía Đông Tả
Trạch đến ven rìa đồng bằng bồi tụ. trong các loại đất nói trên thì đất đỏ vàng trên
đất sét và biến chất đất nâu tìm trên phiến thạch tím, theo “Tôn Thất Chiểu” là
những loại đất tốt hơn cả. Nói chung, các loại đất đỏ vàng thường có tầng đất
mỏng. Dày nhất cũng không quá 100cm; đất chua, nghèo mùn, đạm, lân, kali. Các
loại đất này trải qua quá trình sắt nhôm hóa khác nhau tùy theo tác động của lớp
phủ thực vật. Ở những nơi có rừng che phủ, quá trình trên diễn ra yếu. Ở những
nơi lớp phủ thực vật đã bị phá hủy thành đất trống đồi núi trọc thì quá trình trên
diễn ra mạnh. Trong điều kiện đó, đá ong được tạo thành, đất mất khả năng trồng
trọt, tình trạng này xẩy ra khá phổ biến ở vùng đồi núi phía Tây xa Thủy Dương,
Thủy Phương, phía đông xã Thủy Bằng và nhiều nơi khác.
Hệ đất phù sa chiếm toàn bộ vùng đồng bang bồi tụ phía Đông và một số nơi rải
rác dọc theo thung lung Tả Trạch và các khe suối khác. Tuy chiếm diện tích không
lớn bằng các loại đất khác như đỏ vàng ở vùng đồi núi, nhưng do địa hình có sự
phân hóa độ cao khá rõ nên đất phù sa cũng có rất nhiều loại, như đất phù sa được
bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa dày, đất phù sa có tầng loang lỗ, đất
phù sa suối. Đặc tính chung của các loại đất này là tầng đất dày trên 100cm, thành
phần cơ giới là sét pha hoặc thịt nhẹ, thịt trung bình, giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy
đã từ lâu đây là địa bàn trồng lúa, hoa màu, lập vườn, nơi cung cấp lương thực,
thục phẩm như đậu đỗ, rau màu, cây ăn quả và các loại hoa chính cho dân cư trong
huyện.
2.1.2 Tài nguyên rừng
Vị trí địa lý của Hương Thủy đối với cả nước và khu vực tạo cho Hương Thủy có
những lợi thế về tự nhiên. Về rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế nói chung và
Hương Thủy nói riêng đều có số lượng các loài thực vật cao hơn hẳn các nơi khác,
vì đây là nơi gặp nhau, là mảnh đất hội tụ của hai hệ thực vật tương ứng với hai
miền khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Chỉ tính riêng các loài cây gỗ lớn, thì ngoài
những loài nhiệt đới như gõ, mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu, còn có các
loài á nhiệt đới như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao.
Một số những cánh rừng đó đã được đánh giá, quy hoạch thành các vườn quốc gia,
các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo vệ cảnh quan, tiêu biểu là Vườn quốc
gia Bạch Mã. Vườn này có tổng diện tích hơn 22.000ha, cộng thêm hơn 22.000ha
vùng đệm thuộc địa phận 9 xã, 2 thị trấn của hai huyện Phú Lộc và Nam Đông, và
huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, được bao phủ bởi cả hai kiểu rừng: rừng
kín thường xanh nhiệt đới ở độ cao 900m trở xuống và rừng kín thường xanh á
nhiệt đới từ 900 mét trở lên. Theo thống kê bước đầu, tại Vườn quốc gia Bạch Mã
có 1.406 loài thực vật (dự báo lên đến 2.000 loài), 132 loài thú, 358 loài chim, 311
loại bò sát và 57 loài cá nước ngọt. Bạch Mã là nơi tập trung một số khá lớn các
loài chim của Việt Nam. Số lượng loài chim đã được thống kê ở đây chiếm hơn
43% tổng số loài chim trong toàn quốc, nhưng nếu so sánh về tổng số họ và bộ thì
tỷ lệ này lại còn cao hơn. Các loài chim ở Bạch Mã chiếm tới gần 68% tổng số họ
và gần 80% tổng số bộ trong toàn quốc. Đặc biệt, trong số 12 loài trĩ có mặt tại
Việt Nam thì ở Bạch Mã có tới 7 loài, bằng số loài trĩ hiện có ở Lào và nhiều hơn
số loài trĩ có ở Campuchia. Hơn thế nữa, lịch sử Vườn Quốc gia Bạch Mã có quan
hệ với một loài chim. Người ta kể rằng ý tưởng xây dựng Vườn Quốc gia Bạch
Mã của người Pháp từ những năm 20 của thế kỷ XX bắt nguồn từ việc phát hiện
lần đầu gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) ở khu vực này.
Ngoài số lượng các loài loài thực vật từ bậc thấp đến bậc cao lớn hơn hẳn so với
các địa phương khác do tính chất chuyển tiếp của các khu hệ thực vật nhiệt đới và
á nhiệt đới, tính đặc sắc đa dạng sinh học của Hương Thủy còn thể hiện ở cho đây
là nơi dừng chân cuối cùng của những giống loài đặc trưng của hai miền Nam,
Bắc, nơi xuất hiện của nhiều giống loài quý hiếm. Những cây ăn quả phổ biến, đặc
trưng cho phức hệ thực vật miền Nam như giáng châu (măng cụt), chôm chôm,
sầu riêng, đều có mặt ở đây, và không thấy xuất hiện ở các vĩ độ cao hơn, nhưng
với mùa vụ lệch pha (trái mùa) như giáng châu, chất lượng kém hơn như chôm
chôm, và năng suất thấp hơn như sầu riêng. Những cây trái đặc trưng của hương vị
miền Bắc trên đường vào Nam, như vải, sấu, đến đây là dừng lại. Trong quá
trình tiến hoá, các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gien đã liên tục biến đổi, tạo
ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới, trong khi một số loài khác sẽ biến
mất. Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Hương Thủy co 43
loài thực vật quý hiếm, được phân thành 5 bậc là đang nguy cấp hay đang bị đe
đoạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là E) 1 loài, sẽ nguy cấp hay có thể bị đe doạ
tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là V) 10 loài, hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (ký hiệu
quốc tế là R) 16 loài, bị đe dọa (ký hiệu quốc tế là T) 6 loài và biết không chính
xác (ký hiệu quốc tế là K) 10 loài.
Bức tranh đa dạng sinh học các khu hệ động vật của Hương Thủy cũng đặc sắc
không kém so với các khu hệ thực vật. Trước hết và nổi bật nhất là các loài thú
lớn. Nếu Vụ Quang, Hà Tĩnh là nơi phát hiện ra sao la (Pseudorys nghetinhensis),
một trong ba loài thú lớn đặc hữu của Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên trong
thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, thì Thừa Thiên Huế được coi là nơi có các
điều kiện tự nhiên phù hợp nhất với đời sống tự nhiên của Sao la. Vì vậy số lượng
Sao la ở đây khá lớn (theo số liệu của WWF là khoảng 110 con), phân bố ở các
khu rừng đầu nguồn các sông Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ, trên địa bàn huyện
A Lưới, Nam Đông, Hương Trà và thị xã Hương Thuỷ. Ngoài sao la, địa bàn
Hương Thủy còn là nơi cư trú của các loài thú lớn quý hiếm như hổ, báo gấm, báo
hoa mai, gấu, bò tót, sói đỏ, mang lớn, chồn bay, sóc bay lớn, Chính nơi đây là
quê hương của chú hổ Đông Dương có cái tên Lâm Nhi đang được nuôi dưỡng ở
Vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội.
Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý hiếm,
là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa Thiên Huế
nói chung và Hương Thủy nói riêng, trong đó coi loài không xương sống, 6 loài
cá, 5 loài lưỡng cư, 15 loài bò sát, 16 loài chim và 37 loài thú. Địa hình phức tạp
và đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái là nguồn gốc của vẻ đẹp và sự phong
phú của cảnh quan thiên nhiên, một dạng tài nguyên hết sức quý giá được thiên
nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất này. Đó là những bãi cát trắng, mịn, sạch trải
dài hàng chục cây số ở các vùng đồi Châu Sơn, Phú Bài, xã Thủy châu … đó là
sông Phú Bài, sông Vực, sông Lợi Nông, sông Hương những dòng sông quê
trong xanh, hiền hoà như mọi con sông ở miền Trung. Nhưng trước hết đó là sông
Hương, núi Ngự, là dòng sông, ngọn núi huyền thoại đã đi vào thơ ca nhạc họa từ
bao đời nay, không còn mang ý nghĩa là cảnh quan thiên nhiên đơn thuần, mà đã
trở thành biểu tượng tinh thần của người dân xứ Huế.
Rõ ràng là Hương Thủy khá là giàu có về tài nguyên thiên nhiên, từ vị trí địa lý,
đến đất đai, từ khoáng sản đến nước mặt và nước ngầm, từ đa dạng sinh học đến
cảnh quan thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên đó chỉ có
thể trở thành yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất xã hội, trở thành nguồn lực cơ
bản cho phát triển khi nó được khai thác, sử dụng và hơn thế nữa, phải được khai
thác, sử dụng một cách hợp lý, thông minh, và có hiệu quả. Những quyết định
đóng cửa rừng tự nhiên, quy hoạch lại nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,
thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, những quy định
nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật hoang đã, nghiêm cấm sử dụng các
phương tiện đánh bắt thuỷ sản có tính chất huỷ diệt, là những hành động cụ thể
đã được thị xã thực hiện theo hướng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên giàu có nhưng hữu hạn đó.
2.1.3 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trong thị xã Hương Thủy bao gồm 2 nguồn chính là nguồn nước
mặt và nước ngầm.
Hệ thống nước trên mặt.
Ngoài hệ thống sông ngòi, khe suối dày đặc thi tại Hương thủy có nhiều hồ tự
nhiên và hồ nhân tạo. Hồ tự nhiên nhỏ, cạn và đều ở đòng bằng hoặc vùng ven
như các hồ ở phía bắc sân bay Phú Bài. Do ít nước và dao động mạnh theo mùa,
nên giá trị sử dụng nhỏ; chỉ góp phần điều tiết nước cho sông hoặc khe suối như
hồ ở điểm sét Phú Bài.
Hồ nhân tạo gồm hồ Châu Sơn, hồ Phú Bài. Hồ châu sơn cách sở UBND thị xã
khoảng 1km về phía tây nam. Hồ được tạo thành ở giữa một trũng sâu giữa các
ngọn đồi và núi Châu Sơn, có dung tích 1 triệu m
3
, dùng để tưới nước cho các
cánh đồng Thủy Phương, Thủy Châu.
Hồ Phú Bài: là hồ chứa nước lớn của thị xã, nằm ở đồi núi phía Tây Nam làng Phú
Bài. Hồ này có 4 mặt đều là đồi núi thấp, thu hút nguồn nước ở các nhánh sông
cùng tên ở phía nam. Hồ rộng, tương đối sâu, có dung tích 5 triệu m
3
, dùng để tưới
cho các cánh đồng ở Thủy Phù, cả phía đông và phía tây đường quốc lộ 1A, tuy
lượng nước thay đổi theo mùa. Là nơi có lượng mưa khá lớn nhưng địa hình dốc,
và lớp phủ rừng bị tàn phá, nên nước ngầm để cung cấp trong mùa khô cho hồ
không lớn, khả năng sử dụng nước hồ và mùa này có thể bị hạn chế.
Hệ thống nước ngầm dưới lòng đất.
Nước ngầm Hương Thủy lâu nay cũng đã được biết đến từ lâu, trong đó có nhiều
nguồn nước đã được khai thác để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người ở
Hương Thủy. Nhằm mục đích tìm kiếm khai thác mạch nước ngầm cung cấp cho
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và ăn uống của cư dân trên địa bàn Hương
Thủy. Các nguồn nước ở rìa đồi và đồng bằng Hương Thủy, nước ngầm khá
phong phú. Nhất là vùng Phú Bài và các khu vực rìa đồi Bắc Nam. Tuy nhiên, các
tầng chứa nước ở độ sâu khá lớn, từ 20m trở xuống. Các tầng này giàu nước, nước
nhạt, có ý nghĩa trong việc cung cấp cho sản xuất, và ăn uống một cách đều đặn,
thường xuyên trong năm. Trữ lượng nói chung khoảng 6000 đến 100000m
3
/ngày.
2.1.4 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên kháng sản Hương Thủy cho đến nay chưa được điều tra, tham dò đầy
đủ, nhất là ở vùng đồi núi. Hầu hết các loại đã biết đều nằm ở đồng bằng và vùng
ven rìa phía tây. Căn cứ vào tài liệu thu thập được qua các đợt tìm kiếm, thăm dò
của các đoàn địa chất, số đã biết có thể chia làm ba nhóm: nhóm khoáng sản kim
loại, nhóm khoáng sản phi kim loại, nhóm khoáng sản nước dưới đất.
Nhóm khoáng sản kim loại. Vàng sa khoáng đây là khoáng sản ngoại sinh,
gặp khá phổ biến ở các lưu vực song,chủ yếu là dọc thung lũng và khe suối.
Nhưng hàm lượng không giống nhau. Có nơi rất thấp, có nơi thấp song có thể khai
thác được (nơi cao rất ít gặp). Vàng được tìm thấy dọc thung lũng sông Hữu trạch,
từ khe Trà Vệ đến Bình Điền, ở sông Tả Trạch từ khe Vàng đến khe Trâu. Ngoài
ra còn có nhiều ở các khe khác.
Đối tượng chứa vàng ở đây là bãi cát bồi ven sông, ven các hốc đá dọc bờ, hàm
lượng vàng trong cát dao động khoảng 0,1-0,4 g/m
3
cát. Bề dày cát sỏi chứa vàng
có thể từ 0,5 – 1,5 m . vàng còn có ở trong bãi cuội, đá dăm ở ven sông, ở đây hàm
lượng vàng có thể đạt từ 0,5-1 g/m
3
. Vàng còn có trong sản phẩm phong hóa đá
gốc tại chỗ, trong các sườn tích và các bãi đá ven chân sườn đồi núi. ở đây, hàm
lượng vàng có thể đạt từ 1-2 g/m
3
đá. Bề dày tầng chứa vàng từ 0,5-2 mét. Đây là
trầm tích ky thứ 4.
Sắt. sắt được phát hiện nhiều nơi tại vùng đồi núi, sông Tả Trạch về phía Đông.
Một là dải đồi núi dọc bờ Đông sông này, từ núi Mỏ Tàu giáp Phú Lộc đến quá
Khe Lau, kéo dài đến hơn 7km và rộng 500-1000m. quặng sắt ở đây có nguồn gốc
ngoại sinh. Gồm sắt nâu (limonit) và sắt đỏ (hêmatít), thành phần Fe
2
0
3
n H
2
0 và
Fe
2
0
3
. Dải quặng này chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Hàm lượng sắt khá
cao, đến 40-45%. Đá chứa sắt là cát và sét kết cổ sinh.
Hai dải quặng này phân bố ở phía Tây xã Thủy Phù. Sắt ở đây được biết đến từ
lâu, trước cách mạng tháng 8 Phú Bài được biết đến nghề sắt nổi tiếng. sắt Phú Bài
cung cấp cho các làng rèn trong tỉnh để sản xuất công cụ và vũ khí. Tuy nhiên lâu
nay không dược nghiên cứu kỹ về nguồn gốc, phân bố do đó cũng không thể đánh
giá được trữ lượng. dù vậy căn cứ vào thành phần và đặc điểm của đá chứa sắt, có
thể nhận xét sắt này cũng được tạo thành trong lớp vỏ phong hóa heterit. Lớp vỏ
này xuất hiện từ đá gốc, có chứa sắt nhôm, khí hậu nóng ẩm, có một mùa mưa xen
kẽ mùa khô trong năm. Sắt ở đây cũng là sắt đỏ, sắt nâu.
Nhóm khoáng sản phi kim loại – sét. Sét ở Hương Thủy khá phổ biến và đã
được nhiều doàn địa chất khảo sát thăm dò (như đoàn 206, đoàn 406 của cục địa
chất, đội khảo sát địa chất thuộc sở công nghiệp Bình Trị Thiên cũ) nhìn chung,
sét ở Hương Thủy đa dạng về nguồn gốc, gồm sét phong hóa từ đá phiến sét, sét
bột kết và sét trầm tích. Trong đó phổ biến hơn cả là sét phong hóa. Về màu sắc,
có sét màu trắng, màu loang lỗ vàng, tím, sét màu xanh, màu vàng chanh trông rất
hấp dẫn. do thành phần hóa học, cấp hạt và màu sắc quy định, sét ở Hương Thủy
có chất lượng và giá trị sử dụng tốt trong công nghệ gốm sứ, sản xuất vật liệu xây
dựng và là chất độn xà phòng. Phân bố, sét không chỉ đóng khung ở vùng đồi núi
phía tây đường quốc lộ 1A, mà cả ở vùng phía đông trong phạm vi đồng bằng phù
sa bồi tụ. Hiện đã biết cụ thể về các loại sét ở vùng đồi Châu Sơn, Phú Bài, vùng
đồng bằng Thủy Châu chung quanh trụ sở ủy ban nhân dân thị xã hiện nay.
+ Điểm sét ở hồ Châu Sơn: Ở phía nam núi Châu Sơn, cách quốc lộ 1A về phía tây
gần 1km. Địa hình là đồi thấp, giữa các đồi là các trũng ruộng đáy bằng. Sét ở đây
trên một diện tích lớn 40.000m
3
, sét ở đây được hình thành tại chỗ, do phong hóa
từ đá phiến sét, có cấu tạo phân phiến, nhiều nơi còn giữ nguyên cấu tạo của đá
gốc hạt, có kích thước nhỏ chiếm ưu thếm, gồm sét và thạch anh ở dạng bột mịn.
Màu sắc đa dạng: Trắng đục, vàng, tím … trữ lượng xác định sơ bộ 63.509 tấn,
chất lượng sét tốt đã được các xí nghiệp khai thác sử dụng như xí nghiệp sứ Đồng
Hới, xí nghiệp sành sứ Đà Nẵng, và một xí nghiệp sản xuất xà phòng ở Đà Nẵng.
Điểm sét Phú Bài: chạy dọc theo hướng tây bắc – đông nam phía tây phường Phú
Bài, nguồn gốc cũng giống sét hồ Châu Sơn. Sét hạt mịn, dẻo. về thành phần hóa
học hàm lượng oxyt silic cao, hàm lượng sắt nhỏ. Có màu trắng, trắng đục, vàng
và cũng có công dụng làm nguyên liệu sứ, sản xuất gạch ngói, làm chất độn xà
phòng. Sét ở đây khai thác dễ dang do nằm lộ thiên, nhưng lại là nơi nằm gần
đường quốc lộ 1A và các trục đường nhỏ của thị xã. Trữ lượng đánh giá trước đây
(1983) là 295.295 m
3
.
Ngoài sét ra, trong số khoáng sản phi kim loại, còn có rất nhiều loại khác phân bố
rộng và trữ lượng lớn, dùng làm vật liệu xây dựng, làm móng nhà cửa, công trình,
lát đường sá như đá cát kết, đá granit, cuội sỏi, sạn cát …
Nhóm khoáng sản nước ngầm
Nước ngầm Hương Thủy lâu nay cũng đã được nghiên cứu nhiều, trong đó doàn
địa chất 708 của liên đoàn địa chất thủy văn miền nam nghiên cứu kỹ nhất. nhằm
mục đích tìm kiếm khai thác mạch nước ngầm cung cấp cho sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp và ăn uống của cư dân trên địa bàn Hương Thủy. Đoàn đã tiến hành
khoa sâu nhiều mũi khoan ở đồng bằng, bơm hút nước phân tích, xét nghiệm, xác
định số lượng, chất lượng nước theo địa tầng đến độ sâu trên tram mét. Kết quả
cho thấy, ở rìa đồi và đồng bằng Hương Thủy, nước ngầm khá phong phú. Nhất là
vùng Phú Bài và các khu vực rìa đồi bắc nam. Các lỗ khoan ở đây cho thấy, tang
chứa nước ở độ sâu khá lớn, từ 20m trở xuống. Kết quả bơm thí nghiệm cho thấy
tầng này giàu nước, nước nhạt, có ý nghĩa trong việc cung cấp cho sản xuất, và ăn
uống một cách đều đặn, thường xuyên trong năm. Trữ lượng nói chung khoảng
6000 đến 100000m
3
/ngày, tính theo tài liệu bơm hút.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
Lợi thế:
- Thị xã Hương Thủy có một vị trí địa lí thuận lợn cho việc phát triển kinh tế và
sản xuất nông, thủy sản của vùng.
- Khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển việc nuôi trồng các loại cây có giá trị
kinh tế cao, cho năng suất và chất lượng cao.