Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.81 KB, 25 trang )

Trường: ĐH Mở tp HCM
Khoa: Công nghệ sinh học
Môn học: VI SINH NÔNG NGHIỆP
Chủ đề: Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất
Nhóm B : MSSV
Nguyễn Huỳnh Trâm 0853010989
Nguyễn Thị Trúc Linh 0853010433
Đoàn Duy Thanh 0853010805
Bùi Thị Hồng Loan 0853010448
Lê Nguyễn Thị Hồng Ngọc
GVPT: Trương Kim Phượng
CHẾ PHẨM VI SINH VẬT CẢI TẠO ĐẤT
I. ĐẤT VÀ HỆ VI SINH VẬT TRONG ĐẤT
1. Đất:
Đất là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, được hình thành qua nhiều quá
trình sinh học, vật lý và hoá học. Có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật
động vật và là môi trường sinh sống của vi sinh vật.
Hệ sinh thái đất là một thể thống nhất bao gồm các nhóm sinh vật sống trong
đất. Có quan hệ tương hỗ lẫn nhau dưới tác động của môi trường sống, có sự trao
đổi vật chất và năng lượng. Trong hệ sinh thái đất, vi sinh vật đóng vai trò quan
trọng, chúng chiếm đại đa số về thành phần cũng như số lượng so với các sinh vật
khác.
Trong đất có chứa:
• Chất hữu cơ: là nguồn thức ăn cho nhóm sinh vật dị dưỡng. VD nhóm vsv chuyển
hoá các hợp chất carbon, nitơ hữu cơ.
• Chất vô cơ: là nguồn thức ăn cho nhóm sinh vật tự dưỡng. VD nhóm vsv chuyển
hoá Fe, S, P…
2. Hệ vi sinh vật trong đất
Tỉ lệ này thay đổi tuỳ theo các loại đất khác nhau cũng như khu vực địa lý,
tầng đất , chế độ canh tác…
II. SỰ PHÂN BỐ VI NẤM TRONG ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


Vi nấm có kích thước rất nhỏ, dễ dàng phát tán nhờ gió, nước, và các sinh vật
khác. Đặc biệt là những vi nấm có bào tử, bào tử của chúng có khả năng sống tiềm
sinh trong các điều kiện khó khăn. Đến khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử nảy mầm
và phát triển.
Vi nấm thường tập trung ở tầng mặt vì tầng này có nhiều oxy. Càng xuống sâu,
mật độ càng giảm do hàm lượng oxy giảm.
Lượng vi sinh vật trong đất theo chiều sâu ( đất canh tác)
Chiều sâu
đất (cm)
Vi khuẩn Xạ khuẩn Nấm mốc Rong tảo
3-8 9.750.000 2.080.000 119.000 25.000
20-25 2.179.000 245.000 50.000 5.000
35-40 570.000 49.000 14.000 500
65-75 11.000 5.000 6.000 100
135-145 1.400 3.000
Ở những đất đầy đủ chất dinh dưỡng, độ thoáng khí tốt, nhiệt độ, độ ẩm, pH
thích hợp thì vi nấm phát triển nhiểu về số lượng và thành phần.
Số lượng và thành phần vi nấm ở trên mặt đất ít do bề mặt đất bị mặt trời chiếu
rọi, làm chết và làm giảm độ ẩm cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của vi nấm.
Khi chiều sâu đất từ 5-10 cm so với bề mặt, ở tầng đất này độ ẩm thích hợp, các
chất dinh dưỡng tích luỹ nhiều, không chịu sự tác động của mặt trời nên nấm phát
triển nhanh, các quá trình chuyển hoá quan trọng cũng diễn ra ở tầng đất này.
Nấm cũng như các loại vi sinh vật khác tập trung ở phần gần rễ vì rễ cây
thường xuyên tiết ra các chất hữu cơ làm chất dinh dưỡng cho vi sinh vật. Rễ cây
làm cho đất thoáng khí, giữ được độ ẩm. Ngoài ra, rễ cây cũng cung cấp một lượng
chất hữu cơ khá lớn khi nó chết đi.
III. LỢI ÍCH CỦA NẤM
Bên cạnh tác động gây hại, một số loài nấm mốc rất hữu ích trong sản xuất và
đời sống như nấm ăn, nấm dược phẩm (nấm linh chi, Penicillium notatum tổng hợp
nên penicillin, Penicillium griseofulvum tổng hợp nên griseofulvin ), nấm

Aspergillus niger tổng hợp các acit hữu cơ như acit citric, acit gluconic, nấm
Gibberella fujikuroi tổng hợp kích thích tố gibberellin và một số loài nấm thuộc
nhóm Phycomycetina hay Deuteromycetina có thể ký sinh trên côn trùng gây hại
qua đó có thể dùng làm thiên địch diệt côn trùng. Ngoài ra, những loài nấm sống
cộng sinh với thực vật như Nấm rễ (Mycorrhizae), giúp cho rễ cây hút được nhiều
hơn lượng phân vô cơ khó tan và cung cấp cho nhu cầu phát triển của cây
trồng.Nấm còn là đối tượng nghiên cứu về di truyền học như nấm Neurospora
crassa, nấm Physarum polycephalum dùng để tổng hợp ADN và những nghiên cứu
khác.
Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, nấm mốc phát triển một hệ khuẩn ti khá
lớn trong đất. Khi nấm mốc chết đi, vi khuẩn phân huỷ chúng thành các chất dẻo có
khả năng kết dính các hạt đất với nhau.
Vi nấm sản sinh ra các enzyme như cellulose, protease phân giải cellulose và
protein tạo thành các sản phẩm liên kết các hạt đất với nhau tạo nên cấu trúc đất.
Ngoài ra, nấm mốc có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như cellulose,
tinh bột, lignin, pectin…. tạo thành mùn. Mùn không những là nơi tích luỹ chất hữu
cơ làm nên độ phì nhiêu của đất mà còn là nhân tố tạọ nên cấu trúc đất.
IV. VAI TRÒ CỦA VI NẤM TRONG CẢI TẠO ĐẤT:
VSV sống ở vùng rễ cây có khả năng sản sinh ra các axit hữu cơ và tạo phức
với kim lọai nặng hoặc kim lọai độc hại với cây trồng ( nhôm, sắt ), một số vi sinh
vật khác có khả năng phân hủy hợp chất hóa học có nguồn gốc hữu cơ. Các vi sinh
vật có khả năng phân giải hoặc chuyển hóa các chất gây ô nhiễm trong đất, qua đó
tạo lại cho đất sức sống mới. Ngòai ra, các vi sinh vật sử dụng còn có khả năng
phân hủy các chất phế thải hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời
giúp cây tăng khả năng kháng bệnh do các tác nhân trong đất gây ra.
Phân hủy các hợp chất hữu cơ: trong đất thường tích tụ nhiều hợp chất hữu cơ
ở dạng polymer chủ yếu là cellulose, pectin, tinh bột… Nếu không có quá trình
phân giải của vi sinh vật thì lượng chất hữu cơ khổng lồ này sẽ tràn ngập trái đất.Vi
sinh vật góp phần đáng kể vào sự chuyển hóa các chất là hệ vi nấm.
1. Thủy phân cellulose:

Nhiều loài vi sinh vật trong đất có khả năng phân hủy cellulose, trong số đó thì
hệ vi nấm tiết ra lượng cellulase nhiều nhất. Mỗi loài sẽ tiết ra một loại enzyme
trong hệ enzyme cellulase, chúng phối hợp nhau để phân giải cơ chất.
Hệ enzyme cellulase bao gồm 4 enzyme khác nhau. Enzyme C1 có tác dụng
cắt đứt liên kết hydro, biến dạng cellulose tự nhiên có cấu hình không gian thành
dạng cellulose vô định hình, enzyme này gọi là cellobiohydrolase. Enzyme thứ hai
là Endoglucanase có khả năng cắt đứt các liên kết β- 1,4 bên trong phân tử tạo thành
những chuỗi dài. Enzyme thứ 3 là Exo - gluconaza tiến hành phân giải các chuỗi
trên thành disaccarit gọi là cellobiose. Cả hai loại enzym Endo và Exo – gluconase
được gọi là Cx. Enzym thứ 4 là β - glucosidase tiến hành thủy phân cellobiose
thành glucose.
Đại diện cho hệ vi nấm thủy phân cellulose là Trichoderma, Aspergillus,
Penicillium.
Cellulose
Monosaccharide
2. Thủy phân pectin:
Pectin là hợp chất polygalacturonic, cấu tạo gồm n α acid galacturonic liên kết
nhau bằng liên kết 1,4 , có trong quả, củ, hạt, thân…Đại diện là Mucor stolinifer
3. Thủy phân tinh bột:
Tinh bột ( có nhiều trong xác bã thực vật : củ, quả… ) cấu tạo từ n α glucose
bằng liên kết 1,4 và 1,6 glycoside. Nấm Aspergillus niger, Asp.cadidus,Asp.oryzae
có khả năng amylase phân cắt tinh bột thành các đơn phân glucose, làm tăng độ phì
của đất.
• Ngoài ra hệ vi nấm còn tham gia vào chu trình chuyển hóa các vô cơ trong đất cho
thực vật sử dụng và góp phần cải tạo đất.
- Chu trình chuyển hóa lân:
Trong đất, phosphor vô cơ thường ở dạng khó tan: ferrophosphate, bộ xương,
apatite, phosphate bicalcit, phosphate sắt/ nhôm . Vi sinh vật có khả năng chuyển
hóa các hợp chất trên thành dạng tan được dễ dàng cho cây hấp thu. Đại diện là:
Aspergillus, Pencillium.

- Sự chuyển hóa Mn, K: trong tự nhiên Mn tồn tại ở 2 dạng: Mn
2+
/ Mn
3+
( MnO
2
).
Mn
2+
tan trong nước được cây hấp thụ.
Điều kiện acid ( pH = 5,5 ): khử Mn
3+
 Mn
2+
Điều kiện kiềm ( pH = 8,0 ): oxy hóa Mn
2+
 Mn
3+
Đại diện cho vi nấm là: Streptomyces
V. QUY TRÌNH CHUNG NHÂN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT VI NẤM CẢI TẠO
ĐẤT:
Phân lập
Tuyển chọn giống
Nhân giống

Lên men
Thành phẩm
- Phân lập: phân lập các mẫu vi sinh vật thu được trong đất từ nhiều vùng khác nhau.
- Tuyển chọn giống: chọn những dòng vi nấm mong muốn ( ví dụ: vi nấm tiết ra
cellulase có hoạt tính cao, chuyển hóa được P, Mn, K, tốc độ sinh sản cao…). Một

trong các phương pháp để tuyển chọn là thử hoạt tính của enzyme do vi nấm tiết ra
- Nhân giống: chọn môi trường thích hợp và tạo điều kiện cho vi nấm phát triển
- Lên men:
VI. HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG
NGHIỆP:
- Cân bằng hệ sinh vật trong môi trường sinh thái.
- Tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Cải tạo đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Có tác dụng tiêu diệt sâu hại, côn trùng.
- Có khả năng đối kháng, tăng sức đề kháng của cây trồng.
- Phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, phế thải công nghiệp làm
sạch môi trường.
VII. SẢN PHẨM CỤ THỂ:
1. Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam:[4]
TT
Tên thông
thường/Tên
thương mại
Thành phần và hàm
lượng các chất dinh
dưỡng chính
Đơn
vị tính
Nguồn
gốc
phân
bón
Nhóm
phân
bón

Số quyết
định
1 EM - MX
Bacillus sp: 1x109
Rhotopseudomonas:
1x106 Lactobacillus sp:
1x107 Sacchromyces sp:
1x106
CFU/g
Công ty
TNHH
sản xuất

thương
mại Mai
Xuân
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
BNN
2 Vi.EM - MX
Bacillus sp: 1x109
Rhotopseudomonas:
1x106 Lactobacillus sp:
1x107 Sacchromyces sp:
1x106
CFU/g
Công ty
TNHH

sản xuất

thương
mại Mai
Xuân
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
BNN
3 Tricho-MX Độ ẩm: 30 %
Công ty
TNHH
sản xuất

thương
mại Mai
Xuân
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
BNN
4 Tricho-MX
Trichoderma sp: 1x109
Streptomyces sp: 1x107
Bacillus sp: 1x 108
CFU/g
Công ty
TNHH

sản xuất

thương
mại Mai
Xuân
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
BNN
5 Trichodermin
chuyên cho
Azotobacter vinelandii:
2x109; Bacillus subtilis
Cfu/g Viện Cơ
điện
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
lúa
BS 16: 2x109;
Trichoderma harsianum:
2x109; Azospirillum
brasilence: 2x109
Nông
nghiệp
và Công
nghệ Sau
thu

hoạch
BNN
6
Trichodermin
chuyên cho
lúa
HC: 25 %
Viện Cơ
điện
Nông
nghiệp
và Công
nghệ Sau
thu
hoạch
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
BNN
7
VSV C§ N
cho lúa
(Azotobacter,
Azospirillum,
Flavobacter, Bacillus)
>5.106
%
Viện
KHKT

Nông
nghiệp
Việt
Nam
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
BNN
8 Hữu cơ vi sinh
P2O5(hh): 2,8 Mùn: 10
Axit Humic: 2
VSV(N,P): 1.107 mỗi
chủng
%
CFU/g
Công ty
Hoá chất
Quảng
Bình
Phân
vi sinh
Quyết định số
40/2004/QÐ-
BNN
9
9
Trichodermin
chuyên cho lúa
HC: 25 %

Viện Cơ
điện Nông
nghiệp và
Công
nghệ Sau
thu hoạch
Phân
vi
sinh
vật
Quyết định số
67/2007/QÐ-
BNN
10 Trichodermin
chuyên cho lúa
Azotobacter vinelandii:
2x109; Bacillus subtilis
Cfu/g Viện Cơ
điện Nông
Phân
vi
Quyết định số
67/2007/QÐ-
BS 16: 2x109;
Trichoderma
harsianum: 2x109;
Azospirillum
brasilence: 2x109
nghiệp và
Công

nghệ Sau
thu hoạch
sinh
vật
BNN
11
Phân bón vi
sinh đa chủng
R3 chuyên cho
lúa
Azotobacter vinelandii:
2x109; Bacillus subtilis
BS 16: 2x109;
Trichoderma
harsianum: 2x109;
Azospirillum
brasilence: 2x109
Cfu/g
Viện Cơ
điện Nông
nghiệp &
Công
nghệ Sau
thu hoạch
Phân
vi
sinh
vật
Quyết định số
84/2007/QÐ-

BNN
12 Maruzen
Lactobacillus
sporengenes: 1x107
Photosynthetic
bacteria: 1x107
Pseudomonas sp:
1x107 Streptomyces
saraticus: 1x107
cfu/m
l
Công ty
TNHH
Thức ăn
Thuỷ sản
Việt
Thăng
Phân
vi
sinh
vật
Quyết định số
10/2007/QÐ-
BNN
2. Tam Nông Trichoderma:[3]
Chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma ngòai tác dụng sản xuất pâhn
bón hũu cơ sinh học, hay sử dụng như một lọai thúôc BVTV thì còn có tác dụng để
xử lý ủ phân chuồng, phân gia súc, vỏ cà phê, chất thải hũu cơ như rơm, rạ, rác thải
hữu cơ rất hiệu quả.
TAM NÔNG TRICHODERMA C.68

- Mỗi gam chế phẩm này có hai triệu bào tử của loài Trichoderma
konigii, có khả năng phân giải nhanh chất xơ trong rơm rạ, xác bã thực vật và phân
chuồng.
- Hòa tan 1 kg chế phẩm này trong 600 lít nước để xử lý 4 – 5 khối
chất hữu cơ. Tưới đều trên từng lớp chất hữu cơ dày 10 – 15cm, đậy kín trong vòng
từ 1 – 2 tuần, giữ độ ẩm 60% để xạ khuẩn phân giải hoàn toàn chất hữu cơ thành
chất mùn.
- Trải rơm đều trên mặt ruộng mới gặt. Hòa 1kg chế phẩm Tam Nông
Trichoderma vô 320 lít nước phun cho 1 ha. Khoảng 5 – 7 ngày sau khi xử lý, cho
nước vô ngập gốc rạ, ngâm trong thời gian 1 tuần, sau đó làm đất gieo sạ vụ mới.
- Hòa tan 1 kg chế phẩm này trong 600 lít nước để xử lý 4 – 5 khối vỏ
cà phê khô. Tưới đều trên từng lớp vỏ dày 10 – 15cm, đậy kín để giữ độ ẩm 60%
trong 1 – 2 tuần. Sau đó phun nước vừa đủ ẩm, đảo trộn đều và tiếp tục ủ kín cho
đến khi vỏ cà phê phân giải thành chất mùn.
- Đối với loại xác bã hữu cơ còn tươi như thân bắp, đọt mía, dây thanh
long… Rắc chế phẩm theo từng lớp xác bã dày từ 10 – 20cm, đậy kín và giữ ẩm để
chất hữu cơ phân giải hoàn toàn thành chất mùn. Dùng 1kg chế phẩm để xử lý 4 - 5
khối chất hữu cơ.
- Đối với phân chuồng khô: Hòa tan 1 kg chế phẩm này trong 600 lít
nước để xử lý 4 – 5 khối. Cách xử lý như đối với vỏ cà phê.
- Đối với phân chuồng tươi: Rắc chế phẩm lên từng lớp phân dày 10 –
20cm, đậy kín trong vòng 1 – 2 tuần. Sau đó đảo trộn, đậy kín và giữ ẩm để chất
hữu cơ phân giải hoàn toàn thành chất mùn.
3. Phân hữu cơ truyền thống:[2]
3.1 Thành phần
• Phân chuồng xử lý (gà, bò, cút ): 50%.
• Humic và các axit hữu cơ từ mùn: 25%.
• Trichoderma giống M8, M32, M35
• Bổ sung khoáng dinh dưỡng: Lân, Kali, Canxi, Magiê, Sắt, Kẽm, Đồng,
Bo

3.2 Công Dụng
- Thay thế phân chuồng chưa xử lý, kém chất lượng và còn nhiều vi sinh vật
gây hại.
- Cung cấp và nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có ích: Cố định đạm, phân giải lân,
phân giải chất hữu cơ.
- Ức chế tuyến trùng hại rễ, các bệnh nứt thân, xì mủ, chết nhanh, chết
chậm, vàng lá, vàng cành, héo dây trên thanh long, cây ăn trái, cây công nghiệp,
rau màu, lúa nhờ tập đoàn nấm Trichoderma được tuyển chọn bằng kỹ thuật hạt
nhân.
- Cung cấp axit amin, axit humic giúp hệ rễ phát triển mạnh mẽ, tăng được
khả năng hấp thu dinh dưỡng, tiết kiệm phân bón, hạn chế sâu bệnh hại hiệu quả
nhất để tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Bổ sung trung và vi lượng cân đối cho cây vững cành, lá xanh khỏe, hoa
đều, trái, hạt bóng đẹp nặng ký.
- Tăng năng suất và chất lượng nông sản từ 15 - 30%, cây vững cành, lá
xanh khỏe, hoa đều, trái, hạt bóng đẹp, nặng ký; cao su mủ nhiều, độ mủ cao.
Lưu ý: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
4. Chế phẩm sinh học BIMA (Trichoderma)[1]
4.1. Thành phần:
* Các chủng nấm Trichoderma: 5×10
6
bào tử/gam
* Hữu cơ: 50%; Độ ẩm < 30%.

4.2. Công dụng:
- Chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế
ngăn ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng gây bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, chết
yểu, héo rũ như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp.,
Sclerotium rolfsii,…
- Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất

trồng. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.
- Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin … trong phế thải hữu cơ
thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thu được dễ dàng.
- Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn
nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.
4.3. Quy trình ủ phân chuồng, xác bã thực vật
- Cứ 3–4 kg chế phẩm BIMA; 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn
phân chuồng, xác bã thực vật.
- Phun dung dịch urê (1 kg urê/100 lít nước ) vào đống ủ cho ướt đều, độ
ẩm đạt 50–55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được)
- Đảo trộn và đậy bạt, sau 4–5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60oC. Tiến
hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm.
- Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50–55%.
Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp đến 30 ngày sau thì phân hoai hoàn toàn, có thể đem sử
dụng.
- Sản phẩm phân hữu cơ thu được có thể trộn với phân NPK, urê, super
lân, kali và các lọai tro trấu.
VIII. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ:
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6168 : 1996

Phân bón vi sinh vật giải xenluloza
Cellulose-degraing microbial fertilizer

1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các lại phân bón các chủng vi sinh vật sống có khả
năng phân giải xenlluloza và quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra
đánh giá đối với phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 4833-89 (iso 4833-1978) Hướng dẫn chung đếm vi sinh vật kỹ thuật

đếm khuẩn lạc ở 30
0
C
TCVN 4881-89 (ISO 6887-1983 )Hướng dẫn chung về cách pha chế dung dịch
pha loãng để kiểm nghiệm vi sinh vật
TCVN 5814 -1994 Phân bón hỗn hợp NPK. Phương pháp thử
TCVN 6169-1996 Phân bón vi sinh vật. Thuật ngữ
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1 Phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza phải chứa một hoặc nhiều
chủng vi sinh vật có khả năng phát triển trên môi trường chứa nguồn cacbon duy
nhầt là xenluloza tự nhiên
3.2 Phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza có mật độ vi sinh vật sống
phù hợp với quy định trong bảng 1
Bảng1 - Mật độ vi sinh vật



Tên chỉ tiêu
Mật độ vi sinh vật CFU * /g ( hay ml)
phân bón
Chất mang thanh
trùng
Chất mang
không thanh trùng
Khi
xuất xưởng
Cuối
hạn bảo
hành
K

hi xuất
xưởng
Cuối
hạn bảo
hành
1.Vi sinh vật phân giải
xenluloza, không nhỏ hơn
2. Vi sinh vật tạp, không
lớn hơn
1.0
10
9

1,0 10
6
1,0
10
8

1,0
10
6
1,
0 10
7

-
1,0 10
6


-
CFU*: Đơn vị hình thành khuẩn lạc
3.3 Phân vi sinh vật phân giải xenluloza phải có tác dụng tốt đối với đất
và cây trồng. Hiệu quả của phân bón phải đạt các chỉ tiêu chất lượng đã ghi trên
nhãn và được xác định tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định
3.4 Độ an toàn của các chủng vi sinh vật chứa trong phân phải được xác
định và công nhận tại các phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định
3.5 Thơi gian boat hành của phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza
không ít hơn 6 tháng kể từ ngày xuất xưởng
3.6 Hàm lượng các chất dinh dưỡng và độ ẩm của phân bón vi sinh vật
phân giải xenluloza phải được đăng ký tại các cơ qun quản lý nhà nước về chất
lượng và được xác định đánh giá tại các phòng thí nghiệm được công nhận hoặc chỉ
định
4 Lấy mẫu
4.1 Quy định chung
4.1.1 Việc lấy mẫu được tiến hành sao cho mẫu kiểm tran phải là mẫu đại diện
cho cả lô hàng. Người lấy mẫu phải được huẩn luyện và có kinh nghiệm trong việc
lấy mẫu
4.1.2 Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và xử lý mẫu, phải đảm bảo tránh
sự lây nhiễm từ bên ngoài và phải bảo đảm là mẫu được nguyên trạng như ban đwuf
cho tới khi đem phân tích trong phòng thí nghiệm
4. 1.3 Không được bổ xung thêm bất cứ một tác nhận bảo quản, diệt khuẩn
hoặc diệt nấm vào mẫu kiểm tra.
4.1.4 Mẫu được lấy phải là các bao nguyên gói.
4.1.5 Phải tiến hành lấy mẫu ở những nơi không có hơi nước nóng, hoá chất
độc hại, không có ánh nắng gay gắt hoặc bụi và được đưa ngay vào các dụng cụ
chứa mẫu.
4.1.6 Các dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu phải sạch sẽ và vô trùng
4.2 Chuẩn bị dụng cụ lấy và chứa mẫu
4.2.1 Dụng cụ lấy mẫu phải là loại được làm từ thép không rỉ hoặc bằng thuỷ

tinh
4.2.2 Các dụng cụ lấy và chứa mẫu sạch sẽ và vô trùng bằng cách sấy trong tủ
sấy ở nhiệt độ 170
0
C trong thời gian không ít hơn 1giờ hoặc trong nồi hấp ở nhiệt
độ 121
0
C trong thời gian không ít hơn 30 min và được bảo quản trong các dụng cụ
thích hợp, đảm bảo tránh lây nhiễm từ bên ngoài.
4.3 Số lượng mẫu
4.3.1 Lô hàng bao gồm các bao ( túi ) sản phẩm phân bón vi sinh vật phân giải
xenluloza được sản xuất cùng một đợt với cùng một nguồn nguyên liệu.
4.3.2 Số lượng bao ( túi) cần lấy để kiểm tra đối với mỗi lô hàng phụ thuộc và
độ lớn của lô hàng đó và phù hợp với quy định trong bảng 2.
Bảng 2- Số lượng bao ( túi ) cần lấy để kiểm tra

Cả lô hàng ( bao, túi) Số lượng mẫu cần lấy ( bao, túi)
đến 100
từ 101 đến 1000
từ 1001 đến 10000
lớn hơn 10000
7
11
15
19
4.3.3 Các bao ( túi ) mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên theo TCVN 1694-75
Tiến hành lấy mẫu trung bình từ mẫu chung là tập hợp các mẫu ban đầu trong
lô hàng kiểm tra. Chia mẫu trung bình làm 2 phần bằng nhau rồi bao gói phù hợp
với yêu cầu của sản phẩm. Một phần dùng để kiểm tra và một phần để lưu và bảo
quản trong điều kiện qui định mà mỗi loại sản phẩm yêu cầu để dùng khi phân tích

trọng tài.
Trên mỗi gói mẫu phải có nhãn ghi rõ:
- tên mẫu và đối tượng cây trồng được sử dụng;
- tên cơ sở sản xuất;
- thời gian sản xuất;
- thời gian và địa điểm lấy mẫu;
- tên người lấy mẫu , cơ quan lấy mẫu.
5. Tiến hành kiểm tra và xác định
5.1 Chuẩn bị kiểm tra
5.2.1.1 Trang thiết bị , dụng cụ kiểm tra
Trang thiết bị của phòng kiểm nghiệm vi sinh vật thông thường bao gồm:
- thiết bị để khử trùng khô ( tủ sấy ) hoặc khử trùng hơi nước, (nồi hấp)
- tủ ấm, có thể điều chỉnh được ở 30
0
C ± 1
0
C;
- hộp lồng thuỷ tinh hoặc chất dẻo, đường kính từ 90 đến 100 mm;
- pipet thuỷ tinh có dung tích 1,0 ml; 5,0 ml; 10,0 ml;
- máy đếm khuẩn lạc có đáy được chiếu sáng với nền tối có gắn một thấu
kính phóng đại , ở độ phóng đại 1,5 lần và một dụng cụ đếm cơ học hoặc hiện số
điện tử;
- máy đo độ pH có độ chính xác đến ± 0,1 đơn vị đo pH
- nồi cách thuỷ ổn nhiệt;
- ống nghiệm thuỷ tinh 18 x 18 mm;
- bình tam giác có dung tích thích hợp;
- ống đong và các dụng cụ thuỷ tinh khác
Các dụng cụ dùng trong xác định vi sinh vật phải khử trùng bằng cách:
- giữ ở từ 170 đến 175
0

C

không ít hơn 1 h trong tủ sấy, hoặc
- giữ ở áp suất 1,0 atmotphe ( 121
0
C) không ít hơn 30 min trong nồi hấp
Các thiết bị pha trộn
- máy trộn quay có tần số quay từ 8 000 đến 45 000 vòng / min, có bình
chứa bằng kim loại hoặc thuỷ tinh, chịu được các điều kiện tiệt trùng;
- dụng cụ trộn nhu động ( stomacher) với các túi chất dẻo đã vô trùng;
- dụng cụ trộn : có thể trộn từ 1 ml đến 2 ml mẫu thử;
- cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,01 g.
5.2.1.2 Dịch pha loãng được dùng là dung dịch muối ăn ( NaCl) 0,85 %,
không chứa các hợp chất cacbon, có độ pH là 7,0 sau khi khử trùng ở 25
0
C.
Lấy 90 ml dịch pha loãng vào các bình cầu hoặc lọ bằng chất dẻo ( cho dịch
huyền phù ban đầu ), hoặc
Lấy 9 ml dịch pha loãng vào ống nghiệm ( cho ccs dịch pha loãng thập phân)
Nút lại bằng bông mỡ, khử trùng trong nồi hấp ap lực ở 121
0
C trong 30 min.
Nếu chứa sử dụng ngay, dịch pha loãng cần được bảo quản trong tủ lạnh ở
nhiệt độ từ 0 đến 5
0
C, thời gian bảo qủn không quá 1 tháng kể từ ngày chuẩn bị.
Chú thích - Để tránh làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật do thay đổi nhiệt độ
đột ngột, nên diều chỉnh nhiệt độ của dịch pha loãng đến nhiệt độ phòng thử nghiệm
5.2.1.3 Chuẩn bị môi trường kiểm tra
Môi trường dùng để kiểm tra phân vi sinh vật phân giải xenluloza được sử

dụng là môi trường chứa nguồn cacbon duy nhất là xenluloza tự nhiên, thành phần
môi trường phụ thuộc vào chủng loại vi sinh vật mà nhà sản xuất sử dụng. Nếu
không có yêu cầu của nhà sản xuất, khi kiểm tra sử dụng môi trường theo phụ lục
A.
Môi trường được pha chế theo thứ tự các hoá chất trong thành phần đã cho và
chia vào các dụng cụ thuỷ tinh đã chuẩn bih trước ròi khử trùng ở điều kiện 1
atmotphe ( 121
0
C) trong 30 min. Phan chia môi trườn vào các hộp lồng đã khử
trùng ở điều kiện vô trùng. Kiểm tra độ sạch của môi trường sau 2 ngày để ở nhiệt
độ từ 28 đến 30
0
C. Chỉ sử dụng các hộp lồng chứa môi trường nuôi cấy vi sinh vật
không phát hiện thấy tạp nhiễm.
Chú thích- đối với phân vi sinh vật phân giải xenluloza chứa các vi sinh vật
dưới dạng tiềm sinh, trước khi kiểm tra cần phải hoạt hoá.
5.2.1.4 Chuẩn bị dịch huyền phù xenluloza.
Cân 30 g giấy lọc loại định lượng ( thí dụ Whatman 1 ) xé thành mảnh nhỏ cho
vào bình thuỷ tinh có dung tích 4 lit, thêm một lit nước cất và một ít viên bi thuỷ
tinh sao cho đủ ngập giấy. Lắp bình vào máy lắc, lắc cơ học với tôc độ 74 lần/ min
trong khoảng 30 min, để lắng sau 24 h , chắt lấy dung dịch huyền phú xenluloza.
5.2.1.5 Chuẩn bị dung dịch chỉ thị Benedict:
Thành phần dung dịch Benedict;
Natri xitrat 17, 3 g
Na
2
CO
3
10, 0 g
CuSO

4
. 7H
2
O 1, 73 G
- hoà tan natri xitrat và Na
2
CO
3
vào 80 ml nước ấm. Bổ xung nước cất
vừa đủ để đạt 85 ml ( dung dịch A)
- hoà tan CuSO
4
vào 10 ml nước ( dung dịch B)
- trộn đều dung dịch A và dung dịch B;
- bổ xung nươc vừa đủ để đạt 100 ml.
5.2.2 Tiến hành kiểm tra
5.2.2.1 Pha loãng mẫu
a) đối với mẫu dạng lỏng: dùng pipet vô trùng có nút bông ở phần nút lấy ra
10 ml mẫu đã trộn đều bằng lắc tay hay thiết bị lắc cỏ học và đưa vào 90 ml dịch
pha loãng theo 6.2.1.2. Chú ý tránh chạm pipet vào dịch pha loãng, trộn cẩn thận
mẫu đã chuẩn bị bằng cách hút- thả lại 10 lần với một pipet có nút bông ở phần hút
đã vô trùng khác hoặc bằng dụng cụ trộn cơ học trong 5 10 s, nhịp quay của dụng
cụ này được chọn sao cho mẫu trộn như cuộn xoáy dâng lên cách mép lọ chứa
khoảng 2 đến 3 cm. Dung dịch tạo ra được gọi là dung dịch huyền phù ban đầu.
b) đói với mẫu dạng đặc biệt: cân 10 g mẫu có độ chính xác tới 0,01 g và
cho vào bình chứa vô trùng, thêm 90 ml dịch pha loãng trong 6.1.1.2. Đặt bình vào
máy trộn trong 2 đến 5 min sao cho có được một dung dịch có phân bố đồng đều,
để lắng cá phân tử nặng trong khoảng 15 min, gạn được dung dịch huyền phù ban
đầu.
c) dùng một pipet đã vô trùng lấy 1 ml dịch huyền phù ban đầu ( a hoặc b)

cho vào ống nghiệm chứa 9 ml dịch pha loãng ( 6.2.1.2 ) đã chuẩn bị sẵn ở nhiệt độ
phòng, tránh chạm pipet vào dịch pha laõng. Trộn kỹ bằng cách hút - thả khoảng 10
lần với một pipet khác có nút bông ở đầu hút đã vô trùng, để có dịch pha loãng mẫu
có nồng độ là 10
-2
. Qúa trình này được lậpp lại liên tục để có dịch mẫu có nồng độ
pha laõng theo quy định sau:
- đối với phân vi sinh vật trên nền chất mang thanh trùng sư dụng nồng độ
pha loãng là 10
-7
.
- đối với phân vi sinh vật trên nền chất mang không thanh trùng sử dụng
nồng độ pha loãng là 10
-5
.
5.2.2.2 Cấy mẫu
Dùng pipet vô trùng riêng cho từng độ pha loãng riêng lấy ra từ dịch mẫu có
nồng độ pha loãng 10
-5
. 10
-6
; 10
-7
đối với mẫu phân vi sinh vật trên nền chất mang
thanh trùng; 10
-3
; 10
-4
; 10
-5

đối với mẫu phân vi sinh vật trên nền chất mang không
thanh trùng, một lượng dịch mẫu 0,05 ml, cấy vào 1 hộp lồng chứa môi trường đã
chuẩn bị sẵn theo 6.2.1.3. Mỗi mẫu được cấy lập lại trên hai hộp lồng.
Nhắc nhẹ hộp lồng để dịch mẫu dàn trải trên bề mặt thạch , chú ý không để
dịch mẫu dính vào thành hộp lồng, đợi bề mặt thạch khô, úp ngược hộp lồng và đưa
vào tủ ấm, điều chỉnh nhiệt độ tủ ấm cho phù hợp với yêu cầu của từng loại vi sinh
vật. Thời gian nuôi là 48 -72 h.
5.2.2.3 Phát hiện vòng phân giải
Lấy 1 ml huyền phù xenluloza và 1 ml dung dịch chỉ thị Benedict nhỏ lên bề
mặt thạch đã cấy mẫu ( 6.2.2.2) để ở nhiệt độ 30 đến 35
0
C trong 10 đến 15 min.
Quan sát vòng phân giải trong suốt bao quanh các khuẩn lạc phân giải
xenluloza
5.2.3 Đọc kết quả`
Vi sinh vật phân giải xenluloza được tính là số khuẩn lạc trong hộp lồng tạo
vaòng phân giải ( vòng tròn trong suốt) bao quanh khuẩn lạc.
Vi sinh vật tạp là tất cả các khuẩn lạc không có đặc diiểm đặc trưng trên
5.2.4 Cách tính mật độ vi sinh vật trên một dưn vị kiểm tr ( gam hay mililit)
Mật độ vi sinh vật trong đơn vị kiểm tra ( A) được tính theo công thức:
a.20
A = ———
d
trong đó
a - số khuẩn lạc theo yêu cầu có trong hộp lồng
d - nồng độ dịch pha loãng
Chú thích :
1) số lượng khuẩn lạc trung bình được tính là trung bình cộng số khuẩn lạc
của các hộp lồng được cấy từ cùng một độ pha loãng, tong đó chỉ tính các hộp lồng
chứa từ 5 đến 50 khuẩn lạc.

2) số lượng khuẩn lạc trung bình cũng có thể được tính từ trung bình cộng
số khuẩn lạc của các hộp lồng được cấy từ hai độ pha loãng kế tiếp nhau bằng cách
tính số khuẩn lạc trung bình của mỗi độ pha loãng , trong đó số khuẩn lạc ở đó pha
loãng cao hơn được nhân với 10, sau đó lấy trung bình cộng của hai giá trị nêu trên
nếu tỷ số giữa giá trị lớn và giá trị nhỏ không lớn hơn 2. Nếu tỷ số này lớn hơn 2 thì
lấy giá trị nỏ làm kết quả.
3) Mật độ vi sinh vật trên một đơn vị kiểm tra được biểu thị bằng một số giữa
1,00 và 9,99 nhân với 10
n
, n là số mũ thích hợp.
5.3 .Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng
5.3.1 Xác định hàm lượng nitơ ( N)
Tiến hành theo TCVN 5815 -1994.
5.3.2 Xác định hàm lượng photpho ( P
2
O
5
hữu hiệu)
Tiến hành theo TCVN 5815-1994
5.3.3 Xác định hàm lượng kali ( K
2
O)
Tiến hành theo TCVN 5815-1994.
5.3.4 Xác định hàm lượng các chất hữu cơ và vi lưọng
Tiến hành theo các phương pháp và uy định hiện hành
5.3.5 Xác định độ ẩm
Tiến hành theo TCVN 5815-1994
5.4 Báo cáo kết quả kiểm tra
Báo cáo kết quả kiểm tra phải mô tả lại tình trạng mẫu trước khi tiến hành
kiểm tra( các chi tiết cần và đủ để xác định mẫu), các phương páhp kiểm tra và kết

quả đạt được. Báo cáo cũng phải nêu tất cả các điều kiện thao tác không quy định
trong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tuỳ chọn, cũng như bất kỳ tình huống nào có
thể ảnh hưởng đến kết quả.
6. Yêu cầu bao gói, ghi nhãn, bảo quản và hướng dẫn sử dụng
6.1 Phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza phải được bao gói bằng các
chất liệu bảo đảm không gây độc hại tới vi sinh vật, người, động thực vật và môi
trường sinh thái, đồng thời đảm bảo thời hạn bảo hành của phân bón trước các điều
kiện bất lợ từ bên ngoài.
6.2 Trên mỗi bao ( gói) sản phẩm phân vi sinh vật phân giải xenluloza
phải có ghi nhãn với đầy đủ các nội dung sau:
- tên cơ sở sản xuất;
- tên sản phẩm và tên khoa học của loài vi sinh vật sử dụng;
- thành phần dinh dưỡng và độ ẩm;
- công dụng
- ngày sản xuất và thời gian bảo hành
- khối lượng tịnh
- số dăng ký chất lượng
6.3 Sản phẩm phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo ( in trên bao bì
hoặc in riêng). Nội dung hướng dẫn phải ghi đủ liều lượng và qui trình sử dụng
cũng như hiệu quả của phân bón đối với cây trồng hay khả năng thay thế các loại
phân bón khác.
———

PHỤ LỤC A
( Quy định )

A.1 Môi trường nuôi cấy để kiểm tra nấm phân giải xenluloza
Glucoza 10,0 g
Pepton 5,0 g
KH

2
PO
4
1,0 g
MgSO
4
. 7H
2
O 0,5 g
Rose bengal 33 mg
Streptomycin sunphar (10%) 3 ml
Aga 20,0 g
Nước cất vừa đủ 1000 ml
pH 6,5-7,0

A.2 Môi trưòng nuôi cấy để kiểm tra vi khuẩn, xạ khuẩn phân giải
xenluloza
Peton 5,0 g
Cao thịt bò 3,0 g
NaCl 5,0 g
Aga 20,0g
Nước cất vừa đủ 1000 ml
pH 6,8 – 7,0
A.3 Môi trường nuôi cấy để kiểm tra vi khuẩn, xạ khuẩn phân giải
xenluloza
Glucoza 1,0 g
K
2
HPO
4

0,5 g
Aga 20,0 g
Nước chiết đất* 100 ml
Nước cất vừa đủ 900 ml
Ph 6,5 -7,0
*Chuẩn bị nước chiết đất:
- 1 kg đất vươn tới + 1 l nước sạch;
- hấp khử trùng 30 phút trong nồi hấp;
- bổ xung 1 g CaCO
3
rồi lọc lấy nước trong.
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.
PHỤ LỤC
I. ĐẤT VÀ HỆ VI SINH VẬT TRONG ĐẤT
1. Đất
2. Hệ vi sinh vật trong đất
II. SỰ PHÂN BỐ VI NẤM TRONG ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
III. LỢI ÍCH CỦA NẤM
IV. VAI TRÒ CỦA NẤM TRONG CẢI TẠO ĐẤT
1. Thủy phân cellulose
2. Thủy phân pectin
3. Thủy phân tinh bột
V. QUY TRÌNH CHUNG CỦA NHÂN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT VI NẤM CẢI TẠO ĐẤT
VI. HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG
NGHIỆP:
VII. SẢN PHẨM CỤ THỂ

1. Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam:
2. Tam Nông Trichoderma
3. Phân hữu cơ truyền thống
4. Chế phẩm sinh học BIMA (Trichoderma)
VIII. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

×