Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận bình tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.37 KB, 41 trang )

Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 4
MỞ ĐẦU 4
1.1.Lý do chọn đề tài 4
1.2.Sự cần thiết của đề tài 5
1.3.Mục êu của đề tài 5
1.4.Nội dung đề tài 5
1.5.Phương pháp thực hiện đề tài 5
CHƯƠNG 2 7
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 7
2.1.Khái niệm cơ bản về chất thải rắn 7
2.1.1.Chất thải rắn là gì ? 7
2.1.2.Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 7
2.1.3.Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 8
2.1.4.Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 8
2.1.5.Thành phần chất thải sinh hoạt 9
2.1.6.Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt 9
2.2.Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 9
2.3.Giới thiệu mô hình quản lý và xử lý chất thải điển hình tại Việt Nam 10
CHƯƠNG 3 13
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13
3.1.Điều kiện tự nhiên 13
3.1.1.Vị trí địa lý 13
3.1.2.Đặc điểm địa hình 13
3.1.3.Đặc điểm khí hậu 13
3.1.4.Tài nguyên đất 14
3.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 14
3.2.1.Dân cư 14


3.2.2.Cơ cấu kinh tế 14
3.2.3.Giáo dục 17
3.4.Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn Quận Bình Tân 20
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
1
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
3.4.1.Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 20
3.4.2.Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp: 20
3.4.3.Hiện trạng phát sinh chất thải y tế: 21
CHƯƠNG 4 24
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN BÌNH
TÂN-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24
4.1.Thành phần và khối lượng chất thải rắn Quận Bình Tân 24
4.1.1.Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 24
4.1.2.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Quận Bình Tân 24
4.2.Tình hình quản lý rác sinh hoạt tại Quận Bình Tân 24
4.2.1.Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn Quận Bình Tân: 24
4.2.2.Hiện trạng quản lý rác thải ở Quận Bình Tân 25
a.Công tác lắp đặt nhà vệ sinh công cộng 25
b. Công tác lắp đặt thùng rác công cộng 25
c. Công tác quét, dọn quang tại các tuyến đường 26
4.3.Hiện trạng hệ thống thu gom CTRSH Quận Bình Tân 27
4.4.Hiện trạng hệ thống trung chuyển và vận chuyển 28
4.4.1.Điểm hẹn 28
4.4.2.Qui trình vận chuyển và trung chuyển các điểm hẹn 28
4.5.Đánh giá công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn Quận Bình Tân 34
4.5.2.Công tác thống kê các chủ nguồn thải nhóm ngoài hộ gia đình 35
4.5.3.Công tác thu gom và vận chuyển rác đến điểm hẹn của các tổ rác 35
CHƯƠNG 5 36

ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
QUẬN BÌNH TÂN-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36
5.1.Đánh giá hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân. .36
5.2.Các khó khăn còn vướng mắc 37
5.3.Đề xuất phương án 38
CHƯƠNG 6 39
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 39
6.1. Kết luận 39
6.2.Kiến nghị 40
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
2
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các loại xe ép tiếp nhận rác tại các điểm hẹn và chợ trước khi vận chuyển đến
bãi chôn lấp Đa Phước 10
Bảng 3.2: Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng giai đoạn 20011-2012 16
Bảng 3.3: Thống kê số lượng bò, heo, trâu trên địa bàn Quận giai đoạn 2011-2012 16
Bảng 4.1: Các điểm hẹn trên địa bàn Quận Bình Tân 28
Bảng 4.3: Số lượng tổ rác dân lập, Công ty và tỷ lệ thu gom rác 34
Bảng 4.4: Tổng hợp số lượng chủ thải nhóm ngoài hộ gia đình 35
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
3
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt 8
Hình 3.1: Các loại rau, củ, quả, bao nilon, hộp xốp vứt bài bãi ở các chợ 22
Hình 3.2: Tình trạng vứt rác bừa bãi ở những tuyến đường trong Quận vẫn còn tiếp diễn23
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu quản lý chất thải rắn 24

Hình 4.2: Sơ đồ qui trình thu gom vận chuyển rác sinh hoạt 29
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của loài người là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô
nhiễm môi trường hiện nay. Các hoạt động này, một mặt tạo ra nguồn của cải, vật chất phục
vụ đời sống con người, mặt khác phát sinh phế thải làm thay đổi tính chất trong lành của môi
trường, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của sinh vật nói chung và con người nói
riêng. Trong vài thập kỉ gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường không những làm cho các nhà
khoa học, các nhà quản lý mà ngay cả người dân cả nước hết sức quan tâm.
Ở nước ta, trong những năm gần đây do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị
hoá làm cho lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng và đang là vấn đề cần được quan tâm
giải quyết. Một trong những nguồn ô nhiễm chủ yếu là chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động
sản xuất, kinh tế và các hoạt động hàng ngày của con người.
Quận Bình Tân là Quận nội thành, có tổng diện tích 51,88 km
2
, mật độ dân số khá cao,
phần lớn là dân nhập cư. Với dân số 575.568 người (năm 2009), hàng ngày Quận thải ra một
lượng chất thải rắn (rác) tương đối lớn, đó là chưa kể đến chất thải rắn công nghiệp và chất
thải nguy hại. Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thu gom đều được vận
chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp Đa Phước – Bình Chánh. Hiện nay hệ thống thu gom chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận do Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị
thực hiện, dưới sự quản lý của 10 phường trong Quận.
Hiện nay, hầu hết các phường vẫn chưa quản lý chặt chẽ các tổ rác, tình trạng vứt rác nơi
công cộng cũng như không kí hợp đồng thu gom rác vẫn diễn ra. Công tác quét dọn, thu gom,
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
4
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
vận chuyển vẫn chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh gây ô nhiễm môi trường xung quanh do nước

rỉ rác và mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân cũng như công nhân quét dọn.
Việc tồn tại những điểm yếu trên chính là lý do em chọn đề tài “Công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân”.
1.2. Sự cần thiết của đề tài
Xã hội phát triển nhầm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của con người. Song cũng dẫn tới các
vấn đề nang giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Lượng rác thải thải ra
từ các hoạt động của con người ngày càng nhiều và mức độ gây ô nhiễm ngày càng nghiêm
trọng.
1.3. Mục tiêu của đề tài
• Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình
Tân
• Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giúp cho các cơ quan
quản lý có chiến lược đầu tư và biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý, kịp thời.
1.4. Nội dung đề tài
• Thu nhập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại Quận Bình Tân;
• Điều tra, khảo sát các hoạt động thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn
trên địa bàn Quận;
• Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại Quận Bình Tân;
• Đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại Quận Bình Tân nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
1.5. Phương pháp thực hiện đề tài
• Thu nhập tài liệu, kế thừa các thông tin có liên quan đến quản lý và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt tai Quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
5
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
• Thu nhập, kế thừa các kết quả điều tra nghiên cứu của sở tài nguyên môi

trường Quận Bình Tân
• Xử lý các số liệu thống kê đã thu nhập được.
• Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các chương trình có liên quan
đến vấn đề môi trường.
• Khảo sát thực tế quá trình thu gom vận chuyển rác thải của các hộ gia đình
tại Quận Bình Tân.
• Tham quan, khảo sát thực tế quá trình xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt.
• Tham khảo và thu nhập tài liệu từ sách báo của nhiều tác giả. Tìm kiếm
thêm thông tin, tài liệu trên các trang wed về lĩnh vực môi trường.
• Chụp một số hình ảnh và thu nhập các bản đồ có liên quan.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
6
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
2.1.1. Chất thải rắn là gì ?
Chất thải rắn (CTR) là yếu tố làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề về môi trường sinh
thái, chúng đang có nguy cơ đe dọa môi trường sống ở các đô thị. Chất thải rắn đô thị không
những là vấn đề nhức nhối với các lãnh đạo quản lý, quy hoạch mà còn là sự lo lắng của các
cư dân ở các đô thị. Vì vậy, quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu về chất thải rắn, vấn đề môi
trường do chất thải rắn gây ra là công việc hết sức cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và tái sử
dụng vào mục đích có lợi cho xã hội và nền kinh tế.
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu từ:
+ Các khu dân cư.
+ Các trung tâm thương mại.
+ Các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng.

+ Các dịch vụ đô thị, sân bay.
+ Các trạm xử lý nước, thoát nước.
+ Các khu công nghiệp,…
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
7
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt.
2.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Phân loại thành phần chất thải rắn gồm giấy, carton, ion nhôm, thùng nhựa,… tại nguồn
phát sinh là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thu hồi và tái sử dụng vật liệu.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt khác nhau tùy thuộc vào tình hình của mỗi đô thị. Rất
khó xác định chính xác thành phần chất thải rắn sinh hoạt ngay từ khi các chủ nguồn thải ra,
vì trước khi chất thải được chở tới bãi rác, nhân viên thu gom rác lựa chọn, thu nhặt các thứ
có thể sử dụng hay tái chế được.
Đặc điểm chung của chất thải rắn gồm 2 thành phần chính:
+ Một là: thành phần rác hữu cơ, thực phẩm, lá cây trung bình chiếm tới 30 – 50%, đây
là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ, phục vụ
nông nghiệp.
+ Hai là: thành phần đất cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác, trung bình chiếm
20 – 40%, thành phần này không có tính độc hại, nên phân loại riêng để giảm bớt yêu cầu đối
với công nghệ xử lý chất thải rắn.
2.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta ngày càng tăng cao, tính trung bình mỗi năm tăng
khoảng 10%. Tập trung cao ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về
quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
Các hoạt động kinh tế xã hội của con người
Các quá
trình phi

sản xuất
Hoạt động sống
và sản xuất của
con người
Các hoạt
động quản

Các hoạt động
giao tiếp và
đối ngoại
Chất thải rắn sinh hoạt
8
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV trở lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Dự báo đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.
2.1.5. Thành phần chất thải sinh hoạt
*Tính chất lý học:
Những tính chất lý học quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khối lượng riêng,
độ ẩm, kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của rác đã nén.
*Tính chất hoá học:
Tính chất hoá học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và xử lý
thu hồi nguyên liệu. Ví dụ, nếu muốn sử dụng chất thải rắn làm nhiên liệu cần chú ý 4 đặc
tính sau:
+ Những tính chất cơ bản
+ Điểm nóng chảy
+ Thành phần các nguyên tố
+ Năng lượng chứa trong rác
*Tính chất sinh học: Ngoài hai tính chất trên chất thải rắn sinh hoạt còn có tính chất sinh
học như: tính tan, ngưng tụ, …

2.1.6. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt
Ô nhiễm nguồn nước: nước rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác, lượng nước này có mức
độ ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thông thường, ngoài ra rác thải còn xâm
nhập vào hệ thống cống dẫn nước, sông ngòi,… gây cản trở cho sự lưu thông nước.
Ô nhiễm không khí: phát tán từ việc thu gom hoặc từ các bãi rác không đạt tiêu chuẩn,
như bụi, vi khuẩn gây bệnh,…
Ô nhiễm đất: nước rỉ rác, vi khuẩn, plastic xâm nhập khe đất… gây hại cho hệ thống sinh
vật trong đất và cản trở sự tuần hoàn vật chất trong đất.
Phá huỷ cảnh quan môi trường: rác thải không được thu gom nằm tại các con hẻm, khu
phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho đô thị, đặc biệt là các đô thị du lịch,
Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khá nhiều vi
khuẩn, nấm,… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp.
2.2. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
* Phương tiện thu gom rác:
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
9
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trong quá trình thu gom rác sinh hoạt các Tổ rác dân lập tự đầu tư mua sắm. Hiện nay,
hầu hết các Tổ rác dân lập chuyển đổi sang xe tải với khối lượng từ 300kg đến 4 tấn.
* Phương tiện vận chuyển rác đến bãi chôn lấp Đa Phước:
Xe lam, xe ba gác, xe tải phục vụ cho việc thu gom rác từ các chủ nguồn thải, sau khi các
Tổ rác dân lập thu gom rác trực tiếp từ các chủ nguồn thải sẽ vận chuyển đến điểm hẹn,
chuyển giao rác cho các xe ép từ 7 – 10 tấn.
Hiện tại, các xe ép hoạt động tại các điểm ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Các loại xe ép tiếp nhận rác tại các điểm hẹn và chợ trước khi vận chuyển đến bãi
chôn lấp Đa Phước
STT LOẠI XE CÁC ĐIỂM HẸN
1 Xe ép 1-10T Điểm hẹn đường số 1 – KDC Nam Hùng Vương – AL

2 Xe ép 2-10T Điểm hẹn cuối đường số 7 – Quốc lộ 1A – TT
3 Xe ép 3-10T Điểm hẹn trước công ty Fosaco – đường Phan Anh – BTĐ
4 Xe ép 4-10T Điểm hẹn khu đất công gần VP khu phố 4 – BHHB
5 Xe ép 5-10T Điểm hẹn Bình Long – BHHA
6 Xe ép 6-10T
Thu gom rác chợ Bình Trị
Đông – chợ Da Sà – chợ
An Lạc
Thu gom rác dọn quang
7 Xe ép 7-7T Điểm hẹn đường số 7 cạnh Công ty Liksin – ALA
8 Xe ép 8-7T
Điểm hẹn đường Đất Mới
– cạnh ao cá Bác Hồ - BTĐ
Điểm hẹn đường Lê Văn
Quới, cạnh VP KP1 - BTĐ
9 Xe ép 9-7T Thu gom rác chợ Bình Hưng Hoà – chợ Bà Hom
2.3. Giới thiệu mô hình quản lý và xử lý chất thải điển hình tại
Việt Nam
Rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn chủ yếu được xử lý thô sơ
bằng cách vùi tại các bãi chôn lấp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm.
Căn cứ vào thực tế đó, tập thể các nhà khoa học thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ Môi
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
10
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
trường xanh đã tự nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ xử lý rác mang tên
Seraphin, phù hợp với đặc điểm rác thải Việt Nam là không được phân loại từ đầu nguồn.
Công nghệ Seraphin đã được nghiên cứu trong 5 năm và được ứng dụng cách đây 18
tháng dưới dạng nhà máy xử lý rác thí điểm ở Ninh Thuận với công suất 150 tấn/ngày. Chi
phí xây dựng là 20 tỷ đồng.

Có thể tóm tắt quá trình xử lý rác thải như sau: Ban đầu rác từ khu dân cư được đưa tới
nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone
diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại
bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ ( hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt
xuống sàng lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ ( kể cả bao
nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi
sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh
và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-
10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục
khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng.
Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều
loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ
trong thời gian 7-10 ngày.
Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục phát triển hệ
thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo
đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là phế
thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi
qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia
cố nền móng, ván sàn, cốp pha, gạch bloc…
Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg Seraphin (chất thải vô cơ
không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh. Loại phân này hiện đã được bán trên thị trường
với giá 500 đồng/kg. Hiện công ty đang làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác Thụy
Phương tại thành phố Huế với công suất 150 tấn/ngày, chi phí xây dựng 30 tỷ đồng. Theo dự
kiến, nhà máy sẽ đi vào vận hành trong tháng 11 tới. Một nhà máy khác mang tên Đông Vinh
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
11
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
tại thành phố Vinh với công suất xử lý 200 tấn/ngày cũng sẽ được hoàn tất vào tháng 12 với

chi phí xây dựng khoảng 45 tỷ. Chi phí xây dựng một nhà máy xử lý rác sinh hoạt sử dụng
công nghệ Seraphin rẻ hơn nhiều so với các giải pháp xử lý rác nhập ngoại.
Như vậy, qua các công đoạn tách lọc – tái chế, công nghệ Seraphin làm cho rác thải
sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật
liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức
năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn
toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ Seraphin, Việt Nam có
thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt
đẹp hơn.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện dễ dàng hơn trong khâu xử lý rác thải sinh hoạt, công ty vệ
sinh môi trường đô thị tại các tỉnh, thành phố cần vận động, hướng dẫn người dân phân loại
rác sinh hoạt ngay từ đầu – điều mà các nước phát triển đã làm từ hàng chục năm qua.
Hình 2.2: Công nghệ xử lý rác thải tại Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
12
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ
- XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN-THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH.
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Quận Bình Tân được thành lập từ năm 2003 với tổng diện tích tự nhiên 51,88 km
2
được thành lập từ thị trấn An Lạc và 03 xã (xã Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, Tân Tạo). Các
hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn, Quận 12.
- Phía Nam giáp Huyện Bình Chánh, Quận 8.
- Phía Đông giáp Quận Tân Phú, Quận 6.

- Phía Tây giáp Huyện Bình Chánh.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Quận Bình Tân tương đối bằng phẳng và bị phân cắt bởi một số sông và kênh
rạch. Độ cao của mặt địa hình biến động từ 0.5 – 4 m, phổ biến từ 1 – 3 m so với mực nước
biển.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Quận Bình Tân có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11.
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 04.
Nhiệt độ không khí trung bình của năm là 27
0
C, độ ẩm trung bình năm là 79,5%.
Lượng mưa trung bình năm đạt 1.979 mm với số ngày mưa trung bình trong năm là 154 ngày.
Lượng bốc hơi trung bình là 3,7%/ngày .
Quận Bình Tân chịu ảnh hưởng của hai hướng gió thịnh hành: gió mùa Tây - Tây Nam
và Bắc - Đông Bắc.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
13
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Gió Tây - Tây Nam khoảng từ tháng 06 đến tháng 10 có tốc độ trung bình là 3,6 m/s,
gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, với tốc độ trung bình 4,5 m/s.
Gió Bắc - Đông Bắc trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 02 có tốc độ trung
bình là 2,4 m/s. Ngoài ra, còn có gió Tín Phong, hướng Nam-Đông Nam, khoảng từ tháng 3
đến tháng 5, tốc độ trung bình 3,7 m/s
3.1.4. Tài nguyên đất
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, Quận Bình Tân rất nghèo
khoáng sản, các điểm phát hiện khoáng sản gồm:
- Mỏ sét gạch ngói tại cầu An Lạc, theo thăm dò sơ bộ năm 1984 mỏ này không triển
vọng.

- Mỏ sét gạch ngói Bình Trị Đông, theo thăm dò sơ bộ năm 1985 mỏ này không triển
vọng.
- Mỏ cát thủy tinh Bình Hưng Hòa, tìm kiếm sơ bộ 1987 nhưng điểm quặng không
triển vọng.
- Mỏ sét gạch ngói Vĩnh Lộc, tìm kiếm sơ bộ 1987 có trữ lượng 3.000m
3
. Khu vực
Bình Tân, mỏ sét phân bố một phần về hướng Tây. Hiện nay, mỏ quặng này thuộc vùng cấm
hoạt động khoáng sản.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân cư.
Dân số trên địa bàn Quận Bình Tân tính đến ngày 01/07/2009 là 575.568 người, trong
đó nữ chiếm 367.465 người, tốc độ tăng dân số khoảng 15% so với năm 2008 (chủ yếu là tăng
cơ học). Mật độ phân bố dân cư Quận Bình Tân không đều, phần lớn là dân nhập cư, chủ yếu
tập trung tại phường Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Hưng Hòa B, do các phường này có hình
thành các khu công nghiệp. Việc tăng dân số đáp ứng được nhu cầu về lao động nhưng cũng
là áp lực lớn cho Quận trong việc quản lý con người, sự quá tải về giáo dục, y tế, nhà ở,
3.2.2. Cơ cấu kinh tế.
a. Công nghiệp
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
14
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm 2008, giá trị sản xuất của Quận Bình Tân đạt 3.858.423 triệu đồng (nguồn: Niên
giám thống kê 2006-2008), tăng 31,15% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao
so các Quận, Huyện khác trên địa bàn thành phố.
Trên địa bàn Quận Bình Tân có 03 khu công nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp Vĩnh
Lộc, khu công nghiệp Tân Bình mở rộng. Ngoài các khu công nghiệp, Quận Bình Tân còn có
01 cụm công nghiệp Đông Quốc lộ 1A do Công ty Hai Thành làm chủ đầu tư và một số cụm
kho xưởng của các công ty: Việt Tài, Thiên Tuế.

Tổng đơn vị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận Bình Tân
tính đến 9 tháng đầu năm 2009 là 4.111 đơn vị, gồm: 2.691 hộ sản xuất cá thể (chiếm tỉ lệ
65,46%) và 1.420 Công ty/doanh nghiệp (chiếm tỉ lệ 34,54%)
b. Thương mại – dịch vụ.
Số lượng cơ sở kinh doanh ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quận năm 2008
là 23.540 cơ sở, thuộc các loại hình kinh doanh như bảng sau:
Bảng 3.1: Số cơ sở thương nghiệp trên địa bàn Quận năm 2012
STT Loại hình Thương nghiệp
Ăn uống,
Khách sạn
Dịch vụ
1 DN nhà nước 0 0 0
2 Hợp tác xã 0 0 0
3 DN tư nhân 171 35 14
4 Cty TNHH 467 17 103
5 Cty CP 37 0 18
6 Hộ cá thể 14.015 5.548 3.115
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2008)
Hiện nay, dịch vụ nhà trọ phát triển tự phát rất mạnh, có 802 dịch vụ nhà trọ có đăng
ký kinh doanh. Trên thực tế, các dịch vụ nhà trọ ước lượng lên đến 3.322 dịch vụ, tập trung ở
vùng lân cận các khu công nghiệp.
Nhìn chung, ngành thương mại dịch vụ của Quận ngày càng phát triển, doanh thu đạt
được từ ngành này bắt đầu chiếm ưu thế hơn.
b. Nông nghiệp.
- Trồng trọt: diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh do tác động của đô thị
hoá và phát triển các công trình hạ tầng nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – thủy sản có
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
15
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy

xu hướng giảm dần hàng năm. Quỹ đất nông nghiệp mỗi năm giảm khoảng 498 ha. Cụ thể:
năm 2005 là 2.888,5 ha; năm 2006 là 2.390,5 ha; tính đến 31/12/2008 là 1.996,58 ha. Khu vực
còn canh tác nông nghiệp chủ yếu về phía Nam, tập trung tại phường Tân Tạo, Tân Tạo A
nhưng năng suất rất thấp.
Bảng 3.2: Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng giai đoạn 20011-2012
Trồng Trọt ĐVT 2006 2007 2008
1. Lúa hè thu
- Diện tích ha 17,5 40,5 85
- Năng suất Tấn/ha 1,2 2,0 3,0
- Sản lượng Tấn 21 81,2 225
2. Lúa mùa
- Diện tích ha 202,50 223 185
- Năng suất Tấn/ha 1 3 2,2
- Sản lượng Tấn 202,50 669 407
3. Rau các loại
a. Sen
- Diện tích ha 35 37,5 29,1
- Năng suất Tấn/ha 5 5 5
- Sản lượng Tấn 175 187,5 145,5
b. Rau muống nước
- Diện tích ha 15 9,7 9,3
- Năng suất Tấn/ha 25 25 25
- Sản lượng Tấn 375 242,5 232,5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2008)
- Chăn nuôi: Do Quận Bình Tân là Quận vùng ven, đất trống vẫn còn tập trung nhiều
tại phường Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, … nên vẫn còn tồn tại
nhiều hộ chăn nuôi gia súc. Số lượng gia súc trên địa bàn 10 Phường thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Thống kê số lượng bò, heo, trâu trên địa bàn Quận giai đoạn 2011-2012
STT Phường Bò (con) Heo (con) Trâu (con)
1 An Lạc 40 484 -

2 An Lạc A - 35 -
3 Tân Tạo 43 5530 5
4 Tân Tạo A 144 1050 -
5 Bình Hưng Hòa 491 4529 34
6 Bình Hưng Hòa 80 564 -
7 Bình Hưng Hòa 883 3349 59
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
16
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
8 Bình Trị Đông 10 25 -
9 Bình Trị Đông A 94 3013 -
10 Bình Trị Đông B 31 47 -
TỔNG CỘNG 1.816 18.626 98
Nguồn: Trạm thú y Bình Tân
3.2.3. Giáo dục
Trên toàn Quận, ngành giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học được xây dựng
phủ khắp trên địa bàn 10 phường. Riêng giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông chỉ
tập trung trên địa bàn vài phường như An Lạc, An Lạc A, Tân Tạo. Các trường học trên địa
bàn Quận giai đoạn năm 2008-2009 như sau:
- Giáo dục mầm non.
+ Trường công lập: 11 trường.
+ Trường tư thục, nhóm trẻ gia đình: 74 trường.
- Giáo dục tiểu học: 15 trường.
- Giáo dục trung học cơ sở:
+ Công lập: 7 trường.
+ Dân lập: 2 trường.
Trong những năm gần đây số học sinh trung học phổ thông tăng khá nhanh trong khi
cơ sở vật chất trường lớp không đáp ứng kịp, vấn đề này đã gây áp lực trong tuyển sinh lớp
10. Vì vậy, định hướng trong tương lai Nhà nước cần quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn.

Kinh tế Quận Bình Tân ngày càng phát triển mạnh về các ngành công nghiệp, thương
mại – dịch vụ, ngược lại ngành nông nghiệp ngày càng mất vị trí; hệ thống văn hóa - giáo dục
– y tế Quận tương đối phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân trong khu
vực, vì vậy cần định hướng quy hoạch phát triển về các lĩnh vực này.
3.3. Hiện trạng môi trường Quận Bình Tân
3.3.1. Tình hình ô nhiễm môi trường
Quận Bình Tân được thành lập từ cuối năm 2003, từ một phần Huyện Bình Chánh cũ.
Từ khi thành lập đến nay, dân số ngày càng tăng, chủ yếu là tăng cơ học, từ các tỉnh về sinh
sống với thói quen của cư dân nông nghiệp, đa số thuê nhà trọ, một số mua đất nông nghiệp tự
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
17
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
xây cất nhà để ở. Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất nhỏ, hộ gia đình trong quá trình đô thị
hóa từ các Quận nội thành đã chuyễn cơ sỡ sản xuất về Quận Bình Tân, đa số thuộc ngành
nghề nhuộm, hồ sấy, tẩy vải, tái chế nhựa phế liệu, in bong vải…nằm đan xen trong khu dân
cư, trong quá trình sản xuất lại không tuân thủ các quy định về vệ sinh môi, vốn đầu tư nhỏ
nên thiếu đầu tư trang thiết bị các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn… từ đó nên
phát sinh hệ lụy làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, gây áp lực lớn cho công
tác quản lý vệ sinh môi trường của Quận.
Trong giai đoạn đầu phát triển, Quận đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế chưa
đầu tư đúng mức cho vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, việc cung cấp nước sạch cho người
dân chưa đáp ứng nhu cầu đề ra. Quận đã tập trung nhiều giải pháp nhằm chăm lo, cải thiện
tình hình môi trường như tập trung ngân sách thành phố, ngân sách Quận để đầu tư các tuyến
đường, chỉnh trang các tuyến hẻm theo phương thức “ nhà nước và nhân dân cùng làm”, đối
với các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm môi trường, Quận có biện pháp xử lý khá kiên quyết như
kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế buộc di dời, thu hồi giấy phép kinh doanh, hoặc kiến nghị các Sở
ngành, Thành phố xử lý theo thẩm quyền nhưng tình hình môi trường vẫn còn nhiều tồn tại,
không theo kịp tình hình. Ô nhiễm môi trường còn diễn biến chưa tốt, ảnh hưởng đến chất
lượng sống của người dân.

Hiện trạng về vệ sinh môi trường Quận Bình Tân thời gian qua nổi lên một số vấn đề
nhu sau:
- Hệ thống kênh rạch trên địa bàn Quận Bình Tân bị ô nhiễm do sự thiếu ý thức bảo vệ
môi trường của người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh, một số cơ sở sản xuất nhỏ
không trang bị hệ thống xử lý nước thải hoặc một số doanh nghiệp có đầu tư hệ thống xử lý
nước thải nhưng không vận hành thường xuyên mà thải trực tiếp ra kênh rạch bên ngoài. Số
hộ dân sống trên kênh, rạch thiếu ý thức bảo vệ môi trường, tự ý vức rác không đúng nơi quy
định hoặc đổ trực tiếp xuống kênh rạch gây ứ đọng rác, làm tắc nghẽn dòng chảy; them vào
đó do các tuyến kênh rạch này là liên Quận nên việc kiểm soát ô nhiễm gặp nhiều khó khăn
do chưa có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa các cơ quan. Theo số liệu quan trắc của Chi
Cục bảo vể môi trường cho thấy các tuyến kênh hiện nay đều đã bị ô nhiễm.
- Một số đơn vị sản xuất sau khi Ủy ban nhân dân Quận tiến hành cưỡng chế đã tự ý
câu móc điện, khóa cửa ngoài, tái hoạt động vào ban đêm gây ô nhiễm môi trường.
- Theo thống kê của Ủy ban nhân dân 10 phường, trên địa bàn Quận có khoảng 470
đơn vị có khả năng gây ô nhiễm môi trường, hoạt động chủ yếu thuộc các ngành nghề như: xi
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
18
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
mạ, giặt tẩy, nhuộm, hồ vải, xay bằm nhựa phế liệu…các cơ sở này tập trung chủ yếu tại các
phường Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B và Bình Trị Đông A. các cơ sở gây ảnh hưởng
đến môi trường phần lớn hoạt động không đăng ký kinh doanh hoặc sai ngành nghề đăng ký
kinh doanh.
3.3.2. Các chương trình, kế hoạch đã triển khai thực hiện trong năm 2011 đến
nay để thực hiện các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường.
Chương trình số 01/CTR-UBND ngày 15 tháng 03 năm 2011 của Ủy ban nhân dân
Quận Bình Tân về Quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn Quận Bình Tân
giai đoạn 2011-2015.
Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2011 về quản lý nhà nước về lĩnh
vực tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn Quận Bình Tân năm 2011.

Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2011 về vệ sinh công cộng phục vụ
đón tết nguyên đán Tân Mão năm 2011
Kế hoạch 35/KH-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2011 về thực hiện nếp sống văn minh-
mỹ quan đô thị năm 2011 trên địa bàn Quận.
Kế hoạch 102/KH-UBND ngày 28 tháng 03 năm 2011 về tập huấn nghị định về xử
phạt pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ
môi trường.
Kế hoạch 107/KH-UBND ngày 04 tháng 04 năm 2011 về vệ sinh công cộng phục vụ
bầu cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-
2016.
Kế hoạch số 05/KHLT-TNMT-QĐ-TTVH-BTĐ ngày 09 tháng 05 năm 2011 về ra
quân tổng vệ sinh hưởng ứng năm thanh niên, chào mừng ngày Sinh nhật Bác Hồ, hưởng ứng
ngày môi trường thế giới 5/6 trên địa bàn Quận Bình Tân.
Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2011 về tập huấn các qui định
pháp luật về bảo vệ môi trường trong năm 2011.
Kế hoạch sô 51/KH-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2012 về thực hiện chương trình
giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn Quận Bình Tân giai đoạn năm 2011-2015
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
19
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 17 tháng 05 năm 2012 quản lý nhà nước về môi
trường và triển khai thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn Quận Bình
Tân năm 2012.
3.4. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn Quận Bình Tân
3.4.1.Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Từ các hộ gia đình chất thải rắn sinh hoạt được thải ra phần lớn ở dạng rác hữu cơ. Thành
phần chủ yếu là thực phẩm thải bỏ. Hầu như chúng được để lẫn với giấy, chai lọ, nhựa,…
những chất thải rắn vô cơ gây khó khăn trong việc phân loại cũng như xử lý.
Trên địa bàn Quận Bình Tân, do thói quen xả rác và thiếu ý thức về bảo vệ môi trường

nên tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn còn tồn tại, rất dễ thấy nhiều túi rác bằng nilon, trong
thùng xốp, sọt tre,… dọc theo hai bên tuyến đường. Cụ thể như các tuyến đường Kinh Dương
Vương, Tỉnh lộ 10, Hồ Học Lãm, Tân Kỳ Tân Quý, Lê Văn Quới, những người tham gia
giao thông thiếu ý thức vứt thức ăn, chai nhựa, bao nilon xuống đường.
Một số nơi, rác được người dân tự ý tập kết tại một địa điểm, để lộ thiên ở sát bên đường
hoặc trên các vỉa hè gây khó khăn cho công nhân quét dọn.
Ở khu vực phường Bình Hưng Hoà A tình trạng vứt rác còn xảy ra ở những nơi có treo
băng rôn “không xả rác”.
Ở các chợ như chợ Bình Hưng Hòa, chợ bà Hom,… tình trạng rác vương vãi khắp nơi đã
trở nên quen thuộc. Hằng ngày các chợ thải ra hàng chục tấn rác các loại làm ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của người dân.
Những chủ hộ kinh doanh buôn bán lớn nhỏ ở các chợ hằng ngày đều phải đóng một
khoản lệ phí vệ sinh. Đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên, điều đáng nói là các hộ kinh doanh
này cho rằng vì đã đóng lệ phí rồi nên không cần giữ vệ sinh chung. Cứ như thế những tàn dư
của rau, củ, quả và các phụ trợ đóng gói hàng hoá vứt ra đầy chợ.
3.4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp:
Các đơn vị sản xuất phát sinh chất thải chủ yếu là: rác sinh hoạt, rác công nghiệp (nguy
hại và không nguy hại).
Các đơn vị phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng nhiều thường thuộc các ngành: in,
sơn, sản xuất hoá chất, xi mạ,… các đơn vị bố trí thùng lưu chứa riêng sau đó hợp đồng với
các đơn vị có chức năng thu gom chất thải nguy hại xử lý theo qui định. Bên cạnh đó, các đơn
vị liên hệ Tài nguyên và Môi trường đăng ký Sổ Chủ nguồn thải theo qui định.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
20
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Với đơn vị qui mô vừa và nhỏ, lượng phát sinh chất thải ít, các đơn vị có chức năng thu
gom chất thải công nghiệp không kí hợp đồng thu gom dẫn đến hiện trạng để lẫn rác công
nghiệp vào rác sinh hoạt.
Với hoạt động may gia công, khối lượng chất thải công nghiệp (vải vụn) phát sinh không

đáng kể, các đơn vị thu gom công nghiệp không kí hợp đồng thu gom, các tổ rác dân lập
không thực hiện thu gom do điểm hẹn không tiếp nhận (bãi rác Đa Phước không tiếp nhận rác
thông thường) nên dẫn đến tình trạng chủ may gia công lén lút vứt bừa bãi vải vụn dọc các
tuyến kênh, khu đất trống,…
3.4.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế:
Phòng khám chuyên khoa: lượng rác y tế phát sinh rất ít, phòng khám chuyên khoa thực
hiện phân loại và lưu chứa chất thải y tế trong thùng chứa riêng, sau đó vận chuyển đến trạm y
tế phường. Trạm y tế phường ký hợp đồng thu gom lượng rác này với đơn vị có chức năng.
Bệnh viện và phòng khám đa khoa quy mô lớn: chất thải y tế được phân loại, lưu chứa ở
khu vực riêng và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý.
Sau đây là hình ảnh về hiện trạng phát sinh rác thải tại 1 số nơi:
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
21
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hình 3.1: Các loại rau, củ, quả, bao nilon, hộp xốp vứt bài bãi ở các chợ.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
22
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hình 3.2: Tình trạng vứt rác bừa bãi ở những tuyến đường trong Quận vẫn còn tiếp diễn
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
23
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
CHƯƠNG 4
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT QUẬN BÌNH TÂN-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn Quận Bình Tân
4.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

4.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Quận Bình Tân
4.2. Tình hình quản lý rác sinh hoạt tại Quận Bình Tân
4.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn Quận Bình Tân:
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu quản lý chất thải rắn.
Ủy ban nhân dân Quận phân cấp quản lý dịch vụ thu gom rác dân lập trên địa bàn Quận
cho Ủy ban nhân dân 10 phường theo quyết định số 2475/2004/QĐ-UB ngày 10/12/2004
của Ủy ban nhân dân Quận Bình Tân.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
24
UBND Quận
UBND phường
Tổ thu gom rác
Phòng Tài nguyên
và Môi trường
Tham mưu,
đề xuất
Phối hợp
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thủy
a. Ủy ban nhân dân 10 phường:
Trực tiếp quản lý hoạt động thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn phường. Kiểm tra, giám sát
hoạt động của lực lượng thu gom rác, phát hiện và khắc phục kịp thời sự cố khi các tổ thu
gom rác không thực hiện tốt công tác thu gom.
b. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường, rác thải.
c. Phòng Tài chính – Kế hoạch:
Thường xuyên kiểm tra công tác thu chi, trích kinh phí của hoạt động thu gom rác dân lập
đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định.
Hướng dẫn việc trích và sử dụng chi phí công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi
trường.

d. Chi cục thuế:
Chịu trách nhiệm tổ chức, phát hành biên lai thu phí.
4.2.2. Hiện trạng quản lý rác thải ở Quận Bình Tân
a. Công tác lắp đặt nhà vệ sinh công cộng
Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên địa
bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Bình Tân đã chấp thuận cho Công ty Dịch vụ Công ích Thanh
niên Xung Phong xây dựng 03 nhà vệ sinh công cộng (trước Văn phòng tiếp dân Trung ương
Đảng; Trước Bệnh viện Quốc Ánh, đường Tỉnh lộ 10 (khu đất công phường BTĐ). Bên cạnh đó
Phòng phối hợp UBND 10 Phường khảo sát và vận động 12 trạm xăng đồng ý phục vụ cho khách
vãng lai sử dụng và hiện đang sử dụng (phường An Lạc A: 03; phường Bình Trị Đông: 01;
phường Tân Tạo: 03; phường Bình Hưng Hòa: 01; phường Bình Hưng Hòa A: 01; phường Bình
Hưng Hòa B: 03).
b. Công tác lắp đặt thùng rác công cộng
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nơi công cộng và thực hiện – Năm thực hiện nếp
sống văn minh đô thị, UBND Quận Bình Tân đã tiến hành lắp đặt 333 thùng rác tập trung vào
các tuyến đường trọng điểm như Kinh Dương Vương, Tỉnh lộ 10, Hồ Hoc Lãm, Quốc lộ 1A,
Hương lộ 2, Vành Đai Trong, …
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mai Ly
25

×