Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bài giảng công nghệ cọc (GS.TS Vũ Công Ngữ TS. Trịnh Việt Cường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 91 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
****************************






CÔNG NGHỆ CỌC
Bài giảng cho lớp Cao học Địa kỹ thuật












GS.TS Vũ Công Ngữ - TS. Trịnh Việt Cƣờng

Tháng 6/2013

2


ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CỌC

1. Mã môn học: CDDC521 (586021)
2. Số tín chỉ: 1
3. Loại môn học: Tự chọn
4. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
- Lý thuyết: 70%
- Bài tập trên lớp, thảo luận: 30%
- Tự học: Thời lƣợng mỗi phần khoảng 12-15 tiết. Nếu có thời gian bố trí
nhiều hơn sẽ dùng cho sinh viên viết một chuyên đề ngắn theo hƣớng dẫn và
yêu cầu của thày.
5. Mục tiêu của môn học: Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cụ thể
hơn, chi tiết hơn về cách thi công ,thực hiện các loại cọc trên thực tế ;những
sai sót thƣờng nảy sinh trong quá trình này và ảnh hƣởng của chúng tới sự
làm việc của cọc-chất lƣợng cọc .Đồng thời cũng trình bày ,chỉ dẫn cho sinh
viên cách thức tiến hành các thí nghiệm trên cọc để kiểm tra chất lƣợng cọc
và kiểm tra sức chịu tải của cọc đặc biệt là hiểu cách diễn dịch các kết quả
thí nghiệm .Tất cả những điều trên ,cụ thể ,chi tiết ,mang tính thực hành cao
đã không thể trình bày khi học về móng cọc trong chƣơng trình Nền móng
tổng quát




3

6. Nội dung chi tiết môn học:
CHƢƠNG I. TỔNG QUÁT VỀ CỌC
I.1. Khái quát về móng cọc

I.2. Phân loại cọc
I.2.1 Phân loại theo vật liêu
I.2.2 Phân loại theo qui trình chế tạo
I.2.3 Phân loại theo tƣơng tác đất – cọc
CHƢƠNG II. CỌC CHẾ TẠO SẴN
II.1. Các loại cọc chế tạo sẵn
II.1.1 Cọc thép
II.1.2 Cọc BTCT thƣờng
II.1.3 Cọc ống hạ bằng phƣơng pháp rung
II.1.4 Cọc bê tông ứng suất trƣớc
II.2. Giải pháp thi công cọc đúc sẵn
II.2.1 Cọc hạ bằng búa
II.2.1.1 Búa rung
II.2.1.2 Búa hơi đơn động
II.2.1.3 Búa diezen đơn động và song động
II.2.2 Chọn sơ bộ búa đóng cọc
II.2.3 Cọc hạ bằng máy ép
II.2.4 Những vấn đề nảy sinh khi hạ cọc
II.2.5 Khoan dẫn
CHƢƠNG III CỌC ĐỔ TẠI CHỖ
III.1 Giới thiệu chung
III.2 Các phƣơng pháp khoan tạo lỗ, khả năng và phạm vi áp dụng
III.2.1 Khoan guồng xoắn (auger)
III.2.2 Khoan thổi rửa (washing boring)
III.2.2.1 Khoan tuần hoàn thuận
III.2.2.2 Khoan tuần hoàn nghịch
III.2.3 Khoan thùng quay (rotary bucket drill)
III.2.4 Khoan gầu đào (ben)
III.2.5 Đào lỗ thủ công
III.3 Chế tạo lồng cốt thép và hạ lồng cốt thép trong lỗ đã tạo trƣớc

III.4 Chế tạo bê tông và đổ bê tông vào lỗ tạo sẵn
III.5 Sự cố và phƣơng pháp xử lý.
CHƢƠNG IV THÍ NGHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG CỌC
IV.1 Thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT)
IV.1.1 Vấn đề chung
IV.1.1.1 Nguyên lý của phƣơng pháp thí nghiệm
4

IV.1.1.2 Ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp
IV.1.2 Các tiêu chuẩn thí nghiệm
IV.1.3 Thiết bị thí nghiệm
IV.1.3.1 Thiết bị tạo xung lực
IV.1.3.2 Thiết bị đo sóng
IV.1.3.3 Thiết bị thu nhận và xử lý số liệu sơ bộ
IV.1.3.4 Máy tính và phần mềm xử lý số liệu
IV.1.4 Phân tích kết quả đo sóng và đánh giá mức độ khuyết tật
IV.1.4.1 Phân tích theo tần số dao động
IV.1.4.2 Phân tích theo thời gian
IV.1.4.3 Phân tích theo phƣơng pháp tín hiệu phù hợp
IV.1.5 Một số sai sót có thể gặp trong thí nghiệm PIT
IV.2 Thí nghiệm siêu âm
IV.2.1 Vấn đề chung
IV.2.1.1 Nguyên lý của phƣơng pháp
IV.2.1.2 Ƣu điểm của phƣơng pháp
IV.2.1.3 Các hạn chế của phƣơng pháp
IV.2.2 Các tiêu chuẩn thí nghiệm
IV.2.3 Thiết bị thí nghiệm
IV.2.3.1 Đầu phát và thu siêu âm
IV.2.3.2 Bộ phận đo chiều dài
IV.2.3.3 Bộ thu nhận tín hiệu và xử lý sơ bộ

IV.2.3.4 Máy tính và phần mềm xử lý số liệu
IV.2.4 Diễn giải kết quả thí nghiệm
IV.2.4.1 Đánh giá định tính
IV.2.4.2 Đánh giá định lƣợng
IV.2.5 Một số sai sót có thể gặp khi thí nghiệm
CHƢƠNG 5. THÍ NGHIỆM SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC
V.1 Đánh giá khả năng chịu tải của cọc bằng công thức động
V.1.1 Vấn đề chung
V.1.2 Một số công thức động phổ biến
V.1.2.1 Công thức động trong tiêu chuẩn Việt nam
V.1.2.2 Công thức động phổ biến ở nƣớc ngoài.
V.1.3 Xác định độ chối khi đóng cọc
V.1.4 Kinh nghiệm áp dụng công thức động ở ngoài nƣớc.
V.2 Thí nghiệm gia tải động biến dạng lớn (PDA)
V.2.1 Nguyên lý chung
V.2.2 Các tiêu chuẩn thí nghiệm
V.2.3 Thiết bị thí nghiệm
V.2.3.1 Thiết bị tạo xung
5

V.2.3.2 Thiết bị đo sóng
V.2.3.3 Thiết bị thu nhận và xử lý số liệu sơ bộ
V.2.3.4 Máy tính và phần mềm xử lý số liệu
V.2.3 Một số vấn đề về truyền sóng ứng suất trong cọc
V.2.3.1 Một số quan hệ cơ bản
V.2.3.2 Truyền sóng trong cọc
V.2.3.2.1 Trƣờng hợp cọc “tự do”
V.2.3.2.2 Trƣờng hợp cọc chống
V.2.3.3 Phân tích sơ bộ số liệu
V.2.3.3.1 Trƣờng hợp sức kháng của nền thấp

V.2.3.3.2 Trƣờng hợp cọc chống (sức kháng mũi rất cao)
V.2.3.3.3 Trƣờng hợp cọc chỉ có ma sát bên (không có sức kháng
mũi)
V.2.3.3.4 Trƣờng hợp cọc chịu ma sát bên và sức kháng mũi –
Phƣơng pháp CASE.
V.2.3.4 Đánh giá khả năng chịu tải của cọc bằng phƣơng pháp
CAPWAP
V.2.3.4.1 Mô hình cọc và nền của Smith
V.2.3.4.2 Kết quả phân tích CAPWAP
V.2.5 Một số sai sót có thể gặp trong thí nghiệm PDA
V.3 Thí nghiệm gia tải tĩnh
V.3.1 Nguyên lý thí nghiệm
V.3.2 Các tiêu chuẩn thí nghiệm
V.3.3 Thiết bị thí nghiệm
V.3.4 Qui trình thí nghiệm
V.3.5 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả thí nghiệm nén tĩnh
V.3.5.1 Ảnh hƣởng do lún gối kế đối trọng
V.3.5.2 Ảnh hƣởng do chuyển vị của cọc thí nghiệm đối với kết
quả đo
V.3.5.3 Ảnh hƣởng do cọc neo đối với kết quả đo
V.3.6 Diễn giải kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc
V.3.6.1 Xác định Qu theo chuyển vị giới hạn qui ƣớc
V.3.6.2 Xác định Qu theo độ lún dƣ (không phục hồi)
V.3.6.3 Xác định Qu theo độ lún/tải trọng
V.3.6.4 Xác định Qu bằng phƣơng pháp đồ thị
V.3.6.5 Một số nhận xét
6

CHƢƠNG I. TỔNG QUÁT VỀ CỌC
I.1. Khái quát về móng cọc

Móng cọc là loại móng đƣợc dùng rộng rãi nhất.Từ những năm 60 của thập
kỷ trƣớc đã có những thống kê nói rằng móng cọc chiếm trên 70% móng các
công trình xây dựng . Ở Việt nam , hiện nay, chƣa có thống kê nào nhƣng
một ƣớc lƣợng nhƣ vậy ( móng cọc chiếm phân lƣợng trên 70% ) chắc
không phải là quá . Ở nhƣng chỗ trƣớc kia dùng các loại móng sâu khác
(giếng chìm, giếng chìm hơi ép) thì nay cũng dùng móng cọc.
Thƣờng xuyên xảy ra tình trạng chất lƣợng cọc , móng cọc và do đó sự làm
việc của móng cọc trong thực tế khác xa những phân tích dự báo của nhà tƣ
vấn. Việc chế tạo cọc cũng nhƣ hạ cọc vào trong đất là một quá trình gồm
nhiều công đoạn , chất lƣợng cọc, chất lƣợng móng cọc phụ thuộc vào mọi
công đoạn. Vì vậy, ngƣời xây dựng và sử dụng móng cọc một mặt biết phân
tích dự báo, đồng thời cũng cần hiểu sâu, tỷ mỷ tất cả các quá trình tạo và
hạ cọc trong đất để có thể chủ động đảm bảo cho những yêu cầu mà ta muốn
có đƣợc thực hiện trên thực tế.
I.2. Phân loại cọc
I.2.1 Phân loại cọc theo vật liệu: ta phân ra làm cọc gỗ, cọc bê tông cốt
thép, cọc thép
Cọc gỗ :dùng trong CT nhỏ hoặc tạm thời.
Ưu điểm: cọc gỗ nhẹ vận chuyển dễ dàng, chế tạo đơn giản, không cần
thiết bị đóng lớn, nếu cọc gỗ luôn nằm dƣới mực nƣớc ngầm thì thời gian sử
dụng rất lâu
Nhược: Sức chịu tải nhỏ, hạn chế về chiều dài
Dễ bị xâm thực & dễ bị phá hoại khi đóng - cần
ngâm tẩm Creozot ở áp lực cao)
Khi dùng cọc gỗ y/c chú ý những điểm sau:
- Đ/k thƣờng chọn d = 20 † 30 cm, L= 5 † 8m, gỗ dùng cọc nên chọn loại
gỗ cứng thẳng, độ cong không nên quá 1/100 so với chiều dài.
- Đỉnh cọc đƣợc bảo vệ bằng đai thép dày 8mm rộng 7†10cm, mũi vát
nhọn, bịt thép để dễ đóng, không bị dập nát.
- Do gỗ hiếm nên  hiện nay ít dùng.


Cọc thép có rất nhiều lợi thế : nhẹ , dễ hạ, dễ nối nên thi công nhanh , độ
bền cao và do đó khả năng chịu lực cao. Nhƣợc điểm chủ yếu của cọc thép
là giá thành cao nên thƣờng những nƣớc giàu ( Mỹ,Nhật ) dùng nhiều .
Những nƣớc nghèo nhƣ nƣớc ta thì chỉ dùng cọc thép khi bắt buộc phải
dùng.
7

Cọc bêt tông cốt thép là loại cọc phổ dụng nhất . Xuất hiện từ cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 trải qua hơn một trăm năm , vật liệu bê tông ngày càng phát
triển trong mọi loại kết cấu công trình do những ƣu điểm của nó : thuận lợi
khi chế tạo, có độ bền cao, tuổi thọ cao. Trong móng cọc cũng vậy, có lẽ
trong vài thập kỷ tới ở Việt nam ta vẫn sẽ dùng cọc bê tông cốt thép là chủ
yếu.
I.2.2 Phân loại cọc theo quá trình chế tạo
Cọc chế sẵn là cọc đã đƣợc chế tạo thành cọc rồi sau đó mới hạ vào trong
đất. Vì việc chế tạo cọc đƣợc thực hiện trong xƣởng, trong nhà máy nên
quá trình chế tạo đƣợc theo dõi kiểm tra thuận lợi do đó chất lƣợng cọc có
độ tin cậy cao.
Nhƣng sau khi có cọc thì phải vận chuyển cọc đến vị trí công trình, rồi hạ
cọc vào trong đất ( bằng ép, đóng, rung ) mà những công cụ vận chuyển và
hạ cọc chỉ có công suất giới hạn nên thực tế là không thể nào làm những cọc
tiết diện lớn quá khả năng, dài quá khả năng , cũng không làm đƣợc khi nền
đất phức tạp không đóng, ép đƣợc; vì vậy việc sử dụng cọc chế sẵn vẫn bị
giới hạn.
Tuy vậy ta có thể nói nguyên tắc nên theo là : trong mọi trƣờng hợp, nếu có
thể thì dùng cọc chế sẵn sẽ tốt hơn.
Cọc đổ tại chỗ là khi ngƣời ta khoan đào tạo sẵn trong đất các lỗ rồi tiếp
theo đổ bê tông vào những lỗ có sẵn đó để tạo thành cọc. Ngƣời ta có thể
khoan, đào những lỗ tiết diện lớn, chiều sâu lớn nên có thể tạo ra những cọc

đổ tại chỗ có sức chịu tải rất lớn . Hơn nữa, có những công nghệ khoan cho
phép khoan trong những điều kiện đất đá xen kẹp phức tạp. Đấy là ƣu điểm
lớn của cọc đổ tại chỗ khiến cho nhiều trƣờng hợp ngƣời ta bắt buộc phải
chọn dùng cọc đổ tại chỗ. Nhƣng công nghệ tạo nên cọc đổ tại chỗ, gồm
nhiều công đoạn quá phức tạp mà bất kỳ công đoạn nào cũng ảnh hƣởng đến
chất lƣợng của cọc , các thí nghiệm, kiểm tra cho đến nay cũng không soi
xét hết đƣợc do đó nhƣợc điểm lớn nhất của cọc đổ tại chỗ là những lo ngại
về độ tin cậy.
I.2.3 Phân loại theo tƣơng tác đất-cọc
Cọc có ép đất và cọc không ép đất ( displacement pile & non-displacement
pile ) là cách phân loại ( gọi tên ) cọc căn cứ vào tƣơng tác đất-cọc mà châu
Âu dùng trong hơn một thập kỷ gần đây . Cọc chế sẵn rồi đóng , ép vào đất
thông thƣờng là cọc có ép đất . Nhƣng cọc đổ tại chỗ cũng có thể là cọc ép
đất nếu ngƣời ta tạo lỗ bằng cách đóng, ép trƣớc một ống thép sao đó đổ bê
tông vào trong ống thép , ống này có thể rút lên cũng có thể để lại luôn .
Ngƣợc lại cọc chế sẵn cũng có thể là cọc không ép đất nếu cọc chế sẵn đó
hạ vào một lỗ đã khoan, đào trƣớc . Nhƣ vậy việc phân loại cọc theo cách
này vẫn có tính tổng quát.
8


CHƢƠNG II CỌC CHẾ TẠO SẴN
II.1 Các loại cọc chế tạo sẵn
II.1.1 Cọc thép
Nói chung các loại thép cán hình đều có thể dùng làm đƣợc nhƣng hiện nay
phổ biến nhất là ngƣời ta dùng cọc thép dạng ống và cọc thép dạng chữ H.
Khi sử dụng cọc thép ta bắt buộc phải để ý đến vấn đề ăn mòn, do đó thép
cọc đƣợc sản xuất theo phẩm chất riêng đặc thù. Cọc thép có thể đƣợc thi
công theo các phƣơng pháp thông dụng nhƣ đóng, ép hay rung.
Ưu điểm: - Điều kiện áp dụng rộng rãi hơn , tiết diện, chiều dài có thể

theo ý muốn, cƣờng độ vật liệu cọc tƣơng đối lớn, chất lƣợng cọc cao, thi
công thuận lợi.
Nhược điểm: - Trong môi trƣờng xâm thực có thể bị ăn mòn , tuổi thọ
bị giảm, giá thành cao.

II.1.2 Cọc BTCT thƣờng
Cọc BTCT thƣờng là loại cọc phổ biến nhất hiện đƣợc sử dụng, đƣợc cấu
tạo từ một hay một vài đoạn tùy theo yêu cầu cụ thể, khả năng vận chuyển
và thi công đóng cọc.
Tiết diện: vuông (phổ biến), tròn, tam giác, I, T, rỗng
Với cọc BTCT thông thƣờng có cấu tạo nhƣ sau:
L = 4†25m có khi tới 100m, các đoạn thƣờng 6†8 m nối lại với nhau trong
khi hạ.
Đỉnh cọc tăng cƣờng bằng lƣới thép a = 50mm để chịu lực thi công;
Mũi tăng cƣờng thêm thép dọc để khắc phục dị vật cứng trong đất;
Thép đai CT3, có thể dùng đai xoắn, đai thép đai ở hai đầu dày hơn a=
5÷10cm thép 6÷8mm
Thép dọc 4-8 thanh CT5.
Có móc để treo cọc và vận chuyển.
Lớp bê tông bảo vệ: a  3cm.
Thông thƣờng ngƣời ta bố trí cốt thép nhƣ sau: Cọc
2020
dùng
144

; Cọc
2525
dùng
164


; Cọc
3030
dùng
184

;
Mối nối cần đạt đƣợc khả năng chịu tải ít nhất là tƣơng tự nhƣ các tiết diện
khác của cọc, tốt nhất là dùng liên kết bu lông chịu tốt tải trọng động khi thi
công.
Bê tông cọc M  250  ( thƣờng dùng 300)
9

Nói chung, cọc BTCT đúc sẵn cần khối lƣợng thép lớn cho vận chuyển, cẩu
lắp. Sự cố thƣờng gặp trong thi công cọc là bị nứt khi vận chuyển, cẩu lắp (
khắc phục bằng cách dùng BTCT ứng suất trƣớc), khi đóng (khắc phục bằng
các lƣới cốt thép đầu cọc, bằng chọn búa thích hợp )
Lưu ý: Với cọc có yêu cầu kỹ thuật cao( địa chất phức tạp, tải lớn, điều kiện
thi công khó khăn ) cần chế tạo cọc có lỗ rỗng với đ/kính không < 30mm
để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc sau khi thi công.

Mèi nèi cäc
§o¹n nèi §o¹n mòi cäc
L
®1
§o¹n nèi
®2
L L
®3
L
c





b
a
a
L
®
Mãc cÈu ThÐp däc
§Çu cäc
Mòi cäc
(thÐp AI)






















350
3029030
30 290 30
350
350
A
7
2
31
40
D
100 100 100
50505050
A-a
86
70
3020 20
8 8
= D
D
B-B
50
b b
a a
10




















*Tóm lại: Loại cọc chế tạo trước đưa đến vị trí rồi hạ cọc bằng phương
pháp đóng
Ưu điểm: Chất lượng bản thân cọc có thể kiểm soát được và dễ dàng loại
bỏ khi phát hiện thấy không đảm bảo, tốc độ thi công nhanh và thuận lợi.
Nhược điểm: Với cọc đóng là tiếng ồn và rung động.
II.1.3 Cọc ống (hạ cọc bằng phƣơng pháp rung)
Cấu tạo:
Cọc ống là kết cấu vỏ mỏng bằng thép hoặc BTCT có dạng hình ống.
Cách hạ: Do tác dụng rung của máy chấn động.
Ưu điểm: Có thể công nghiệp hoá, dùng hiệu quả trong loại đất
rời. Tốn ít vật liệu, tận dụng cao khả năng làm việc của vật liệu móng.
Có thể đƣa móng xuống sâu mà không cần đến móng giếng chìm (là loại

móng có hại cho sức khoẻ)
Có thể thi công quanh năm và toàn bộ công tác trên mặt nƣớc do đó
cải thiện đ/kiện lao động
Việt nam: cọc cầu Hàm rồng đ/k = 1,55m
Nƣớc ngoài: đ/k đến 6m.
II.1.4 Cọc chế sẵn bê tông ứng suất trƣớc
Cọc ống ly tâm ứng lực trƣớc có thể cắm sâu hơn nhiều so với cọc bê
tông cốt thép thƣờng nên tận dụng đƣợc khả năng chịu tải của đất nền do đó
1 1
11

số lƣợng cọc trong một đài ít, việc bố trí và thi công cũng dễ dàng, tiết kiệm
chi phí xây dựng đài móng. Do sử dụng bê tông và thép cƣờng độ cao nên
giảm tiết diện cốt thép dẫn đến giảm trọng lƣợng thuận tiện cho việc vận
chuyển, thi công → Kinh tế hơn.
Một ƣu điểm khác của cọc bê tông ly tâm ứng lực trƣớc là sức chịu tải
ngang lớn do bê tông trong cọc đƣợc ứng lực trƣớc nên tăng khả năng chịu
kéo của bê tông vì thế tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn.


II.2. GIẢI PHÁP THI CÔNG CỌC ĐÚC SẴN
Cọc đúc sẵn các loại có thể đƣợc đƣa vào vị trí thiết kế bằng một trong các
phƣơng thức sau đây:
Cọc hạ bằng búa (búa diezen, búa treo, búa hơi)
Cọc hạ bằng m.áy ép.
Cọc hạ bằng phƣơng pháp xoắn (còn gọi là cọc xoắn) thƣờng là cọc
thép hoặc cọc có đầu xoắn bằng thép.
Cọc hạ bằng phƣơng pháp xói nƣớc.
Trong các phƣơng pháp kể trên, hạ cọc bằng búa hoặc bằng máy ép là phổ
biến hơn cả.

II.2.1 Cọc hạ bằng búa
II.2.1.1 Búa rung.
Búa rung là loại búa khá đa năng. Búa rung có nguyên lý làm việc và các
thành phần thiết bị khác hẳn với búa hơi. Giữa búa và cọc không có mũ cọc,
thay vào vị trí đó là kẹp. Búa rung thƣờng có tần số rung lớn nhất trong
khoảng 15† 30 Hz (900† 1800 vòng/phút) moment lệch tâm trong khoảng
12

0,25†1,13 kNm, năng lƣợng trong khoảng 50†120 kW. Thiết bị này thƣờng
chỉ phù hợp với cọc thép (dạng bản).
II.2.1.2 Búa hơi đơn động.
Búa này đƣợc đẩy lên bằng năng lƣợng hơi, chiều cao rơi búa H là cố định.
II.2.1.3 Búa diezen đơn động và song động.
Búa này đƣợc đẩy lên bằng năng lƣợng do diezen cháy, chiều cao rơi búa H
là thay đổi phụ thuộc vào sức kháng của đất nhƣợc điểm của búa này là:
Tiếng nổ lớn (do diezen phát cháy), khí do diezen cháy gây ô nhiễm môi
trƣờng.
II.2.2. Chọn sơ bộ búa đóng cọc.
Với búa đóng cọc ta cần chọn búa phù hợp để sao cho dễ đóng mà lại không
gây hƣ hại cho cọc. Búa nhẹ nhất có trọng lƣợng khoảng 0,9 kN và năng
lƣợng biểu kiến là 1,4kN. Búa nặng nhất có trọng lƣợng tới 1500kN và năng
lƣợng biểu kiến tới 3000kN. Cách chọn búa sơ bộ: Tại độ sâu thiết kế mũi
cọc, độ chối hợp lý là e = 3,8† 8 mm. Suy ra số nhát đập để cọc đi đƣợc 250
mm là N
250
= 250/e = 31† 66 nhát. Số nhát đập để cọc đi đƣợc 1m là N
1000
=
125÷ 260 nhát.
Năng lƣợng hữu hiệu của búa nên chọn là: RE

búa
= 3 x P
u
(e + 2,54) (mm)
Trong đó:
P
u
– sức kháng cực hạn của đất lên cọc ở độ sâu thiết kế
Năng lƣợng (biểu kiến) của búa là: E
búa
= (RE
búa
)/r
r – phần trăm năng lƣợng hữu ích mà đầu cọc nhận đƣợc tạm lấy r = 75%.
13


Búa diesel
II.2.3 Cọc hạ bằng máy ép.
Nguyên lý của công tác ép cọc tƣơng tự nhƣ thí nghiệm xuyên tĩnh hay thí
nghiệm nén tĩnh trong đó ngƣời ta dùng kích để ép cọc đi xuống với một tốc
độ nào đó. Đối trọng trong công tác ép cọc thƣờng là những khối bê tông.
Để ép đƣợc cọc xuống độ sâu thiết kế, lực ép (là lực bán tĩnh) phải thắng
đƣợc sức kháng cực hạn của đất lên cọc có nghĩa là: P
épcọc
≥ P
u
(P
u
là sức

chịu tải cực hạn của cọc theo đất nền).
Với cọc trong đất dính, P
épcọc
có thể nhỏ hơn vì quá trình ép làm xáo trộn và
giảm sức chịu tải của đất sét. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nào đó
cọc sẽ lấy lại đƣợc sức chịu tải. Ngƣợc lại với cọc trong đất cát, P
épcọc
có thể
lớn hơn nhiều so với giá trị P
u
dự báo.

14


Máy ép cọc

II.2.4. Những vấn đề nảy sinh khi hạ cọc
2.4.1 Cọc không hạ đƣợc đến độ sâu thiết kế có thể do sự thay đổi điều kiện
địa chất công trình, đặc biệt là cấu trúc địa tầng. Việc khắc phục tùy thuộc
vào các yêu cầu kỹ thuật thi công đã đƣợc thỏa mãn đến mức độ nào. Đối
với cọc đóng, nếu độ chối đã thỏa mãn (e < e
tk
) thì cần phải xem xét lại sự
thay đổi của cấu trúc địa tầng và hiệu chỉnh lại thiết kế theo sự phát hiện
mới. Trƣơng hợp tƣơng tự đối với cọc ép đã thỏa mãn yêu cầu lực ép tối
thiểu.
2.4.2 Cọc không hạ đƣợc đến độ sâu thiết kế do dị vật-lớp sét cứng,cát chặt
xuất hiện ở độ sâu trung gian. Trong trƣờng hợp này cần phải xem xét lại
thiết kế kết cấu của cọc để thay đổi loại búa/lực ép nhằm khắc phục khó

khăn tạm thời này. Khó khăn này cũng có thể vƣợt qua bằng biện pháp
khoan dẫn (xem mục 2.5 bên dƣới).
2.4.3 Cọc bị tổn thƣơng khi đóng chủ yếu do lựa chọn búa không hợp lý.
2.4.4 Đóng cọc tạo nên nguồn chấn động lan truyền trong đất nền gây ra sự
cố cho các công trình lân cận. Hiện tƣợng này phụ thuộc phần lớn vào điều
kiện địa chât khu vực thi công cũng nhƣ sự nhạy cảm của các công trình
hiện có. Để hạn chế tác hại không mong muốn do chấn động khi đóng cọc
15

gây ra, việc thay đổi loại búa là một phƣơng án cần xem xét. Việc cách li
công trình lân cận cũng là một giải pháp có thể áp dụng. Cuối cùng có thể
thay thế giải pháp đóng cọc bằng phƣơng pháp tĩnh khác (chẳng hạn, ép).
II.2.5. Khoan dẫn
Khoan dẫn là một biện pháp kỹ thuật đƣợc áp dụng nhằm khắc phục khó
khăn về mặt địa tầng trong quá trình thi công cọc đúc sẵn. Trong thi công
cọc có khoan dẫn, một lỗ khoan đƣợc thực hiện tại ví trí cọc đến độ sâu nhất
định vƣợt qua lớp đất cứng nhƣng chƣa đến độ sâu hạ cọc thiết kế sau đó cọc
đƣợc dẫn theo lỗ khoan và đóng/ép tiếp đến độ sâu thiết kế.
Tùy theo tƣơng quan giữa đƣờng kính lỗ khoan và kích thƣớc tiết diện cọc,
có ba cách thực hiện lỗ khoan nhƣ sau:
a/ khi R(khoan dẫn ) <<< d ( cọc ): Lỗ khoan dẫn trong trƣờng hợp
này chủ yếu để khắc phục lớp đất cứng ở mũi cọc mà không làm giảm sức
chịu tải của đất nền. Thi công đóng cọc trong trƣờng hợp này không khác
mấy so với không có khoan dẫn, ngoại trừ việc đi qua lớp đất cứng trung
gian. Khoan với đƣờng kính nhỏ cũng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp hạ cọc
ống chiều dài lớn ngay cả khi không có lớp đất cứng trung gian.
b/ khi R >>> d : Áp dụng đối với cọc chống có chiều dài không lớn
lắm mà các lớp đất bên trên thƣờng là kém ổn định và có thành phần hạt
phức tạp.
c/ khi d < R < 1,4 d: Đây là loại khoan dẫn phổ biến hơn cả trong

thực hành đóng cọc cho phép khắc phục đƣợc những trở ngại khi thi công do
cả ma sát bên lẫn phản lực mũi của những lớp đất trung gian. Để thuận lợi
cho thi công, có thể phải sử dụng cọc rỗng nhằm giải phóng dung dịch
khoan trong lỗ khoan khi hạ cọc.
(thể hiện trên mặt cắt ) hình 5
16

CHƢƠNG III. CỌC ĐỔ TẠI CHỖ
III.3.1 Giới thiệu chung
Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp móng đƣợc áp dụng rộng rãi
trong xây dựng nhà cao tầng ở trên thế giới và ở Việt Nam. Chúng thƣờng
đƣợc thiết kế để mang tải lớn nên chất lƣợng của cọc luôn luôn là vấn đề
đƣợc quan tâm nhất. Khâu quan trọng nhất để quyết định chất lƣợng của cọc
là khâu thi công, nó bao gồm cả kỹ thuật, thiết bị, năng lực của đơn vị thi
công, sự nghiêm túc thực hiên qui trình công nghệ chặt chẽ, kinh nghiệm xử
lý khi gặp các trƣờng hợp cụ thể. Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết
quá trình thi công cọc khoan nhồi và một số kinh nghiệm với mục đích cung
cấp cho các kỹ sƣ thi công một số kiến thức và kinh nghiệm ban đầu của
công nghệ này.
Cọc nhồi có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc đúc sẵn,
nên mặc dù sức kháng đơn vị nhỏ đi, nhƣng sức chịu tải vẫn lớn, do đó số
lƣợng cọc trong 7 một đài cọc ít, việc bố trí đài cọc trong các công trình
ngầm cũng dễ dàng hơn vì vậy khi tải trong công trình rất lớn khoảng 15
tầng thì ta nên dùng cọc khoan nhồi. Ƣu điểm của cọc khoan nhồi là cọc có
thể đặt vào những lớp đất rất cứng thậm chí tới đá mà cọc đóng không thể
tới đƣợc. Một ƣu điểm khác của cọc nhồi là sức chịu tải ngang rất lớn việc
thi công cọc nhồi có chấn rung nhỏ hơn nhiều so với thi công cọc đóng, thi
công cọc nhồi không gây trồi đất xung quanh không đẩy các cọc sẵn có xung
quanh sang ngang.
Nguyên tắc công nghệ: Tạo lỗ cọc, có ống vách hoặc không ống vách, chế

tạo và đặt thép vào lỗ, đổ bê tông có độ sụt cao qua ống dẫn vào lỗ cọc (đổ
tại chỗ - nhồi).
Hình dạng tiết diện: có thể tròn hoặc chữ nhật (Cọc Barrette, tƣờng vây)
Cầu Mỹ thuận: cọc đ/k = 2,5m; L  100m
C/trình 27 Láng hạ: cọc Barét = 1m  2,8m đến 1,5m  2,8m.
Ưu điểm: Sức chịu tải lớn
Không phải vận chuyển nên lƣợng cốt thép trong cọc ít hơn so với cọc
đóng.
Thi công êm thuận nên ít gây chấn động cho CT lân cận nhƣ phƣơng pháp
đóng
Nhược điểm:
-Việc kiểm tra hình dáng cũng nhƣ chất lƣợng cọc rất bị hạn chế, đặc biệt là
khi thi công không có ống vách.
-Thiết bị thi công cồng kềnh.
-Nếu cọc bị hỏng khó thay thế.
17

III.3.2 Các phƣơng pháp khoan tạo lỗ, khả năng và phạm vi ứng dụng
III.3.2.1 Khoan guồng xoắn (auger)
Phƣơng pháp khoan guồng xoắn có những đặc thù
riêng, nhƣ tống thoát đất đá bị phá hủy thực hiện
không phải bằng dung dịch khoan (hoặc chất lỏng
ngậm khí) mà là do guồng xoắn - một bộ truyền vít
thẳng đứng. Truyền đất đá lên cánh của guồng xoắn
nhờ có choòng dƣới áp lực của lớp đất đá ở đáy phá
hủy. Khoan bằng guồng xoắn đạt hiệu quả cao khi
khoan trong đất mềm (cấp I-III) và cứng trung bình
(IV-VI) ở chiều sâu không lớn; do đó bảo đảm tốc độ
khoan cơ học cao, không cần phảỉ bơm rửa lỗ khoan.
Khả năng chuyển đẩy đất đá của guồng xoắn phải lớn

hơn hoặc bằng khả năng phá của mũi khoan. Khoan
guồng xoắn dùng để khoan lỗ khoan sâu không quá 70 m trong đất đá tƣơng
đối khô, mềm, không chặt và không quánh, không chứa những tảng và hòn
lớn.
Năng suất khoan guồng xoắn phụ thuộc vào thành phần đất đá và chiều sâu
lỗ khoan thay đổi trong phạm vi 300 - 500 đến 1500 - 5000 m/máy-tháng.
Tần số quay của guồng, bán kính và góc dốc của đƣờng xoắn quyết định
quá trình công nghệ khoan guồng xoắn. Khả năng chuyển đẩy đất đá của
guồng xoắn phải lớn hơn hoặc bằng khả năng phá của mũi khoan.
III.3.2.2 Khoan thổi rửa (washing boring)
Xuất hiện đã lâu và hiện nay vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Tại
Việt Nam một số đơn vị xây dựng liên doanh với Trung Quốc vẫn sử dụng
trong công nghệ khoan này. Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung
dịch bentonite đƣợc bơm xuống để giữ vách hố đào. Mùn khoan và dung
dịch đƣợc máy bơm và máy nén khí đẩy từ đáy hố khoan lên đƣa vào bể
lắng. Lọc tách dung dịch bentonite cho quay lại và mùn khoan ƣớt đƣợc
bơm vào xe téc và vận chuyển ra khỏi công trƣờng. Công việc đặt cốt thép
và đổ bê tông tiến hành bình thƣờng.
- Ƣu điểm: giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ.
- Nhƣợc điểm: Khoan chậm chất lƣợng và độ tin cậy chƣa cao.
18


Máy khoan quay tạo lỗ bằng cách lợi dụng sức quay cắt vào đất và khoan
xuống, đồng thời với việc khoan đẩy đất ra, tiếp tục khoan để tạo lỗ. Máy
khoan quay hiện nay căn cứ vào sự khác nhau về trình tự tuần hoàn dịch sét
để chia làm 2 loại là tuần hoàn thuận và tuần hoàn nghịch.
III.3.2.2.1 Khoan tuần hoàn thuận
Đồng thời với việc khoan vào, dùng máy bơm hút đẩy dịch sét vào vòi
dẫn rồi qua ruột cần khoan phun vào trong lỗ. Dịch sét lẫn đất khoan sẽ dâng

lên theo lỗ khoan cho tới lỗ cửa ở trên đỉnh rồi chảy vào bể lắng.
III. 3.2.2.2 Khoan tuần hoàn nghịch
Ngƣợc với tuần toàn thuận là dùng bơm để đẩy dịch sét vào trong lỗ,
sau đó hút vào trong đầu khoan ở bên dƣới của cần khoan, bùn đất thông qua
cần khoan và bơm cát đá để vào bể lắng, sau khi lắng xuống lại đƣa vào sử
dụng tuần hoàn. Có hai kiểu hút dích sét là bơm tuần hoàn nghịch và không
khí đẩy dịch sét lên. Bơm tuần hoàn nghịch khi đầu trên của ống khoan có
ống mềm nối với bơm li tâm, lúc hút thì đầu tiên dùng bơm chân không hút
không khí từ trong ống mềm và ống bơm ra, rồi cho máy bơm li tâm hút
dịch sét. Không khí đẩy dịch sét lên tức là thổi không khí nén vào chỗ gần
đầu đáy của ống khoan, tạo ra một hỗn hợp không khí và dịch sét với mật độ
tƣơng đối nhỏ, tạo thành một chênh lệch mật độ giữa trong và ngoài ống, từ
đó, tạo ra một luồng chảy từ dƣới lên ở trong ống.
19


a) Sơ đồ tuần hoàn thuận

b) Sơ đồ tuần hoàn nghịch
III.3.2.3 Khoan thùng quay ( rotary auger drill )
Trong công nghệ khoan này gầu khoan thƣờng ở dạng thùng xoay cắt đất và
đƣa ra ngoài, cần gầu khoan có dạng ăng ten thƣờng là 3 đoạn truyền đƣợc
chuyển động xoay từ máy cái xuống gầu đào nhờ hệ thống rãnh. Vách hố
khoan đƣợc giữ ổn định bằng dung dịch betonite. Quá trình tạo lỗ đƣợc thực
hiện trong dung dịch sét bentonite.
Dung dịch bentonite đƣợc thu hồi lọc và tái sử dụng vừa đảm bảo vệ
sinh và giảm khối lƣợng chuyên chở. Trong quá trình khoan có thể thay các
đầu đào khác nhau để phù hợp với nền đất và có thể vƣợt qua các dị vật
trong lòng đất. Việc đặt cốt thép và đổ bê tông đƣợc tiến hành trong dung
dịch bentonite. Các thiết bị đào thông dụng ở Việt Nam là Bauer (Đức),

Soil-Mec (Italia) và Hitachi (Nhật Bản).
- Ƣu điểm: thi công nhanh, việc kiểm tra chất lƣợng thuận tiện rõ ràng, bảo
đảm vệ sinh môi trƣờng. Ít ảnh hƣởng đến công trình xung quanh.
- Nhƣợc điểm: thiết bị chuyên dụng, giá đắt, giá thành cọc cao, quy trình
công nghệ phải tuân thủ chặt chẽ, đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và công nhân phải
lành nghề và có ý thức công nghiệp và kỷ luật cao.
Do phƣơng pháp này khoan nhanh hơn và chất lƣợng đảm bảo hơn nên ở
Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phƣơng pháp khoan này.

20

Dung dịch sét dùng để giữ thành hố có thể làm từ đất sét tại chỗ, hoặc từ sản
phẩm Bentonite điều chế sẵn… Dung dịch vữa sét bentonite bao gồm nƣớc,
đất sét (bột sét) và hoá phẩm khác, có các tác dụng sau:
- Cân bằng áp lực ngang vói áp lực đất và nƣớc quanh thành hố.
- Tạo ra lớp màng mỏng (áo sét) trên thành hố đề phòng bị sập lở.
- Làm chậm tốc độ lắng xuống của các hạt cát trong đất, giữ trạng thái
huyền phù nhằm hạn chế cặn lắng.
- Làm bêtông lƣu động tốt trong quá trình đổ.
Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch sét nên tuân thủ theo TCXD206-
1998, trong đó đặc biệt chú ý kiểm soát trọng lƣợng riêng và độ nhớt trƣớc
khi bơm vào hố khoan. Tại công trƣờng có hệ thống thu hồi dung dịch sét,
lọc sàng các hạt cát, sạn, bổ sung phụ gia (nếu cần), làm giàu dung dịch này
để tái sử dụng.
Sau khi tạo lỗ đến độ sâu thiết kế, phải dọn lỗ kiểm tra lại độ sâu lỗ, độ
thẳng đứng của lỗ và mật độ của dung dịch sét, xác nhận là phù hợp yêu cầu
mới đƣợc tiếp tục thi công bƣớc tiếp theo.
Công tác dọn lỗ thƣờng phải làm 2 lần, lần đầu tiến hành ngay sau khi hoàn
thành việc tạo lỗ, để lắng khoảng 1h – 1.5h, lần sau tiến hành sau khi đặt
thép, để lắng khoảng 30 – 45 phút bằng cách thổi rửa tuần hoàn thuận

nghịch (tƣơng tự nguyên lý khoan ở phần trƣớc).
III.3.2.4 Khoan gàu đào ( ben )
Gàu đào là thiết bị tạo lỗ hình chữ nhật áp dụng trong việc thi công cọc
barette và tƣờng trong đất. Thông thƣờng có hai kiểu cơ cấu ngoạm: dùng
thủy lực và dùng trọng lƣợng bản thân. Lỗ cọc đƣợc đào từng đoạn, chiều
dài mỗi đoạn phụ thuộc vào điều kiện địa chất và kích thƣớc gàu: Bề rộng
gàu ngoạm thƣờng dùng là 2,2m – 3,0m (gàu ngoạm áp lực thủy lực) 2,5m –
2,8m (gàu ngoạm kiểu trọng lực). Thành hố đào đƣợc giữ ổn định nhờ dung
dịch khoan tƣơng tự các phƣơng pháp đào khác.
hình 8 Hình của máy gàu đào ( barett )
21

III.3.2.5 Tạo lỗ bằng thủ công (đào tay)
Lỗ cọc cũng có thể đƣợc thực hiện thủ công trong những điều kiện địa chất
thích hợp và độ sâu cọc không quá lớn. Những kiểu tạo lỗ thủ công đã đƣợc
sử dụng ở Việt nam vào giữa những năm 80 nhƣng do khó khăn về đảm bảo
chất lƣợng nên không còn đƣợc sử dụng nữa. Một biến thể của cọc nhồi đào
thủ công là kiểu cọc shinso (của Nhật bản) có đƣờng kính lớn thực hiện
những nơi có lớp đất tốt (lớp đặt mũi cọc) tƣơng đối nông. Cọc shinso áp
dụng lần đầu tại Việt nam cho trụ cầu Bãi cháy có đƣờng kính 4m.
III.3.3. Chế tạo lồng cốt thép và hạ lồng cốt thép trong lỗ đã tạo trước
- Chế tạo lồng cốt thép cọc khoan nhồi tại công trƣờng hay nhà máy phải
đảm bảo độ cứng tổng thể, độ cao hữu hiệu của cần trục. Đƣờng kính cốt
thép chủ:  12  25mm, có thể 32, 40. Khoảng cách tĩnh giữa các cốt
chủ  10cm.
- Lồng cốt thép chế tạo từng đoạn, đoạn dài nhất, lớn nhất ở phía dƣới, nối
với nhau bằng hàn, bằng cách dập ép ống nối và có thể nối buộc trong
trƣờng hợp cọc có đƣờng kính D < 1.2m & chiều dài L  25m. Lồng cốt
thép trong cọc barrette, tƣờng là lồng 2 lớp cốt thép   12mm đai hình chữ
IV. Cốt thép đai có đƣờng kính thƣờng dùng  6  12, cách nhau  55cm.

Đƣờng kính danh định của vòng cốt đai nhỏ hơn đƣờng kính cọc 10cm (đối
với cọc thi công không ống vách) và 6cm (thi công có ông vách).
- Trên lồng thép có các thiết bị định tâm, ống siêu âm, ống chờ khoan lõi
bê tông, các thiết bị thí nghiệm thử tải hoặc bộ phận tăng cƣờng độ cứng
lồng thép (nếu cần)
- Dựng và đặt lồng thép vào hố khoan và giằng chống thấm cho tƣờng:
Vận chuyển lồng thép phải giữ tại nhiều điểm (>2) để hạn chế biến dạng.
Trƣớc kia hạ lồng thép vào vị trí phải kiểm tra độ cao tại 4 điểm xung quanh
& 1 điểm giữa đáy hố khoan. Cao độ đáy hố sai lệch  10cm. Các thao tác
dựng, đặt cốt thép phải khẩn trƣơng, không quá 1h sau khi dọn lỗ. Khi hạ
phải “êm”, thẳng đến độ sâu thiết kế phải treo lồng thép cách đáy hố 10cm.
22
































III.3.4 Chế tạo bê tông và đổ bê tông vào lỗ tạo sẵn
Yêu cầu về bê tông dùng cho cọc khoan nhồi phải theo tiêu chuẩn
kỹ thuật thiết kế tỷ lệ cấp phối của bêtông phổ thông. Trƣớc khi chính thức
1 1
1 1
D
ChiÒu dµi toµn cäc
2000 - 30002000 - 3000
1-1
D
2-2
D
23

trộn bê tông, phải trộn thử, cƣờng độ bê tông trộn thử phải cao hơn 15% -
25% so với thiết kế, độ sụt 15-20cm, hàm lƣợng cát 40% - 45%, lƣợng xi
măng không dƣới 380kg/m

3
& không quá 500kg/m
3
, phải có tính dẻo, tính
lƣu động tốt vì vậy thƣờng yêu cầu có phụ gia hoá dẻo.
Đổ bê tông dƣới nƣớc là công đoạn then chốt trong việc đảm bảo chất
lƣợng cọc. Bê tông phải đổ liên tục qua ống dẫn. Ống dẫn bê tông có  = 20-
30cm, nối từng đoạn đến đáy hố, luôn ngập trong bê tông một đoạn > 2m.
Lƣợng bê tông đầu tiên phải chôn đƣợc ống dẫn một khoảng  1.3m. Hệ
số đầy chặt khi đổ bê tông (V
bt
/ V
hố
) là 11.3.
Quy trình chung đổ bê tông cọc khoan nhồi:
+ Cho phƣơng tiện vào vị trí, kiểm tra độ sụt và lấy mẫu.
+ Chỉ dẫn phƣơng tiện vào vị trí thi công và ổn định phƣơng tiện
+ Thực hiện việc bơm vữa vào ống đổ
+ Điều chỉnh và khống chế việc nâng hạ ống đảm bảo ống đổ bê
tông luôn ngập trong vữa 1.5 – 2m.
+ Kiểm soát việc bơm, rót vữa bê tông đảm bảo vữa xuống đều,
không bị tràn ra ngoài
+ Các công việc trên phải đƣợc thực hiện đều đặn, liên tục, tránh
các va chạm mạnh dẫn đến việc sụt lở, sập vách trong quá trình
đổ bê tông.

24





















25

III.3.5. Sự cố và phương pháp xử lý
Trong quá trình thi công, các rủi ro hay sự cố có thể xảy ra, chúng tôi đề
ra các biện pháp tức thời nhằm ứng phó với các sự cố. Các hành động
kịp thời nhằm đảm bảo rằng việc giải quyết sự cố ngay lập tức. Các
hành động tiếp theo để kiểm chứng về chất lƣợng, giải quyết hậu quả sẽ
phải có các biện pháp riêng và sẽ có các đệ trình độc lập sau này cho
các trƣờng hợp cụ thể về phòng ngừa, hành động khắc phục.
 Thành vách bị sập trong quá trình khoan.
- Rút gàu lên nếu nhƣ rút đƣợc.
- Bơm nƣớc áp lực, bơm nén khí để giảm thiểu áp lực các đất cát lấp
phía trên gầu (dùng như thổi rửa đáy cọc), dùng dụng cụ dạng mỏ

neo treo bởi cẩu khác thả xuống để câu móc vào các kết cấu chịu
lực của gàu để và cẩu kéo gàu lên.
- Kiểm tra lại dung dịch giữ thành, thay dung dịch mới và tiến hành
đào tiếp
- Nếu gặp phải túi bùn hay khu vực mà có địa chất quá yếu không
thể tiến hành khoan đƣợc, tiến hành đổ đầy hố khoan bằng vữa
mác thấp chờ thời gian ổn định sau đó thi công bình thƣờng.
 Gầu khoan bị rơi trong quá trình khoan.
- Khi rơi gầu, phải dùng cẩu thả ngay móc neo xuống để móc và kéo
gầu đào lên trƣớc khi thành vách sạt lở. Dùng dụng cụ dạng mỏ
neo treo cần cẩu dự phòng, thả và móc để kéo gàu lên nếu nhƣ móc
đƣợc vào bộ phận chịu lực của gàu.
- Sử dụng máy nén khi dùng biện pháp sục khí để tránh lắng lấp
trong quá trình cứu gàu.
 Rơi lồng thép.
- Dùng cần Kelly có gắn chốt treo gầu của máy khoan cọc để móc
lồng thép lên.
- Dùng cẩu treo dụng cụ dạng mỏ neo để lấy lồng
- Dùng gầu đào phá hỏng lồng thép và lấy lồng lên.
 Sập thành vách sau khi hạ lồng thép:

×