Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.29 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THAN NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THAN VINACOMIN

Giảng viên hướng dẫn : TS.Tạ Văn Lợi
Ths. Nguyễn Bích Ngọc
Họ và tên sinh viên : Trần Việt Thành (SĐT:0949011991)
Mã Sinh Viên : CQ502364
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế C
Khóa : 50
Hệ : Chính Quy
Hà Nội, đợt 2, tháng 01/ 2012
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên thực hiện chuyên đề:Trần Việt ThànhMã Sinh Viên
:CQ502364Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh quốc tếLớ]:Quản trị
kinh doanh quốc tế CKhóa:50Hệ:Chính Quy
Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa trên tình hình thực tiễn
tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin thông qua những số liệu
do các bộ phận, phòng ban thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than
Vinacomin cung cấp, cùng với những tài liệu em thu thập được từ các giáo
trình, sách tham khảo, các thông tin trên mạng Internet, các Website của các
tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước.
Từ những tài liệu này, em đã tổng hợp một cách chọn lọc và tiến hành


phân tích để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề không sao
chép từ bất kỳ luận văn, luận án hay chuyên đề nào khác, nếu sai em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được tốt chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới thầy giáo hướng dẫn TS.Tạ Văn Lợi, và cô giáo ThS. Nguyễn Bích Ngọc
đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình em làm chuyên đề.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với Banh lãnh đạo Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu than Vinacmin và các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên
của công ty. Đặc biệt, em xin cảm ơn chú Phạm Quốc Phương, Trưởng phòng
Xuất nhập khẩu than đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian em thực tập tại
công ty.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Thương Mại và Kinh tế quốc
tế đã giúp em trang bị các kiến thức cần thiết cho bài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
1
MỤC LỤC 2
KẾT LUẬN 59 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THAN NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY VINACOMIN TỪ 2008 – 2011 6
1.1 Giới thiệu tổng quan của công ty xuất nhậ] khẩu than Vinacomin 6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của vinacomin 6
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vinacomin 8
1.1.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của vinacomin 10
1.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Vinacomin 11
1.1.2 Giới thiệu về hoạt động nhập khẩu than của Vinacomin 15

1.1.2.1. Giới thiệu về sản phẩm than nhập khẩu của công ty Vinacomin. 16
1.1.2.2. Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ của công ty vinacomin 19
1.2 Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhậ] khẩu của công ty
Vinacomin giai đoạn 2009-2011 22
1.2.1 Tình hình nhập khẩu than của công ty Vinacomin giai đoạn 2009-
2011 22
1.2.1.1 Thị trường 22
1.2.1.2 Mặt hàng than nhập khẩu của công ty Vinacomin 24
1.2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh than nhập khẩu của công ty
Vinacomin từ năm 2008-2011 26
1.2.2.1 Biện pháp tăng doanh thu từ nhập khẩu than giai đoạn 2009-2011
30
1.2.2.2 Biện pháp giảm chi phí trong nhập khẩu than của công ty
Vinacomin trong giai đoạn từ 2009-2011 33
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu của
công ty Viancomin giai đoạn 2008-2011 36
1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 36
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính 42
1.3. Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhậ] khẩu
của công ty Vinacomin giai đoạn 2008-2011 42
1.3.1. Những ưu điểm 42
1.3.2. Những tồn tại 43
1.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 44
1.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 44
1.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 45
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH THAN NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VINACOMIN 47
3.1. Những thuận lợi và bất lợi đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
than nhậ] khẩu của công ty Vinacomin 47
3.1.1. Những thuận lợi 47

3.1.2. Những bất lợi 48
3.2. Định hướng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhậ]
khẩu của công ty Vinacomin 49
3.3. Một số giải ]há] và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
than nhậ] khẩu của công ty Vinacomin 52
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty 52
3.3.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 52
3.3.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty 53
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước 54
KẾT LUẬN 59
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Danh mục bảng
Số
trang
1.1
Tiêu chuẩn về chất lượng cho than sử dụng trong nhiệt
điện
19
1.2
Tiêu chuẩn về chất lượng cho than sử dụng trong nhà máy
xi măng
20
1.3 Tiêu chuẩn chất lượng than dung cho luyện coke 20
1.4
Một số quốc gia và các hãng cung cấ] chủ yếu t han nhậ]
khẩu cho Vinacomin

22
1.5
Cơ cấu thị trường nhậ] khẩu của công ty xuất nhậ] khẩu
Vinacomin
25
1.6
Cơ cấu các loại than nhậ] khẩu của Coalimex từ năm 2009
đến 2011
27
1.7 Tỉ trọng các hình thức nhậ] khẩu giai đoạn 2009-2011 37
1.8 Hiệu quả kinh doanh nhậ] khẩu tổng quát 39
1.9 Tỷ suất lợi nhuận nhậ] khẩu của công ty từ 2009-2011 41
1.10
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2009-
2011.
43
1.11 Năng suất lao động của công ty giai đoạn 2006-2010. 44
1
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Danh mục hình
Số
trang
1.1 Cơ cấu vốn điều lệ của công ty Vinacomin 9
1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Vinacomin 14
1.3 Kim ngạch kinh doanh than nhậ] khẩu của Coalimex từ
2009 đến 2011
29
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh than nhậ] khẩu
Vinacomin từ 2009-2011
30

1.5 Nhu cầu của các mặt hàng than nhậ] khẩu từ năm 2009
đến 2011
33
1.6 Thị ]hần của Coalimex ở ba miền năm 2010 và 2011 35
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấ] thiết của đề tài
Ngành năng lượng Việt Nam sau 20 năm đổi mới và phát triển đã có những
bước chuyển biến rõ rệt qua từng bước đi của mình, góp phần xây dựng và đổi
mới đất nước, đảm bảo nguồn nhiên liệu cho các ngành, lĩnh vực sản xuất và
tiêu dùng. Trong các lĩnh vực của ngành năng lượng, chúng ta cần phải kể tên
đến những lĩnh vực thiết yếu như năng lượng điện, dầu thô, khí đốt,urani, than
… đặc biệt trong số những lĩnh vực kể trên chúng ta cần quan tâm đó chính là
ngành công nghiệp than Việt Nam vì đây được coi là một trong những thế mạnh
của Việt Nam khi là nước đứng thứ… trên thế giới về xuất nhập khẩu than.
Công ty xuất nhập than Vinacomin, tiền thân là công ty Coalimex, là một
công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực than khoáng sản ở Việt Nam. Với
xu thế phát triển không ngừng của kinh tế thị trường đồng thời việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, công ty đã mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình ở rất nhiều các lĩnh vực như xuất nhập khẩu than, nhập khẩu vật
tư thiết bị, xuất khẩu lao động, xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê, nhưng
lĩnh vực xuất nhập khẩu than vẫn là ưu tiên số một của công ty vì nó đóng góp
tới 80% doanh thu. Tuy rằng lĩnh vực xuất nhập than đóng vai trò quan trọng
với công ty nhưng phần lớn doanh thu trong lĩnh vực này là ở việc xuất khẩu
than của Vinacomin điều này cũng là dễ hiểu khi biết rằng Việt Nam là nước có
trữ lượng than đứng thứ 3 trên thế giới, hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu của
công ty này còn rất nhiều hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đứng trước
tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới và sự non trẻ của nền kinh tế trong
nước đang hội nhập quốc tế, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu
của công ty Vinacomin là vô cùng cần thiết. Chính vì lí do này, khi thực tập và

tìm hiểu về quá trình kinh doanh của công ty, em xin chọn đề tài “ Nâng cao
hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than
3
Vinacomin”. Thông qua đề tài em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp
công ty kinh doanh than nhập khẩu hiệu quả hơn đồng thời giúp doanh nghiệp
có cái nhìn tổng quát và đánh giá về thực trạng kinh doanh than nhập khẩu của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề thực tập sẽ tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh than
nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Vinacomin, đánh giá thực trạng về hiệu
quả kinh doanh, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và thông qua đó đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra số liệu thống kê về tình hình hoạt động kinh doanh than nhập khẩu
của công ty xuất nhập khẩu than Vinacomin, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh
doanh thông qua các chỉ tiêu
Thông qua các chỉ tiêu và đánh giá trên đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu của công ty và kiến nghị đối với nhà nước.
3. Đối tượng và ]hạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả kinh doanh than
nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu than Vinacomin
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin
4
Về thời gian: Chuyên đề nghiên cứu quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin từ
năm 2009-2011 và tầm nhìn đến năm 2015

4. Kết cấu chuyên đề
Chương 1: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhậ] khẩu tại
công ty cổ ]hần xuất nhậ] khẩu than Vinacomin từ 2008-2011
Chương 2: Định hướng và một số giải ]há] nhằm tiế] tục nâng cao hiệu
quả kinh doanh than nhậ] khẩu tại công ty cổ ]hần xuất nhậ] khẩu than
Vinacomin
5
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THAN NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY VINACOMIN TỪ 2008 – 2011
1.1 Giới thiệu tổng quan của công ty xuất nhậ] khẩu than Vinacomin
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của vinacomin
Thông tin chung về công ty:
Tên công ty ( Tiếng Việt): Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than
Vinacomin
Tên giao dịch( Tiếng Anh): Vinacomin - Coal Import Export Joint Stock
Company
Tên viết tắt: Coalimex
Trụ sở: 47 phố Quang Trung, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội
Điện thoại: (04)39424634
Fax: (04) 3 9422350
Email: ;
Website: www.coalimex.vn; www.coalimex.com
Giấy CNĐKKD: Số 0103006588do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội
cấp, đăng ký lần đầu ngày 25/1/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày
30/5/2011.
Vốn điều lệ: 48.275.600.000 đồng (Bốn mươi tám tỷ hai trăm bẩy nhăm
triệu sáu trăm ngàn đồng).
Cơ cấu vốn:

6
Công ty hoạt động trên danh nghĩa cổ phần hóa, vốn chủ sở hữu nhà nước
chiếm phần lớn được thể hiện như sau:
Hình 1.1: Cơ cấu vốn điều lệ của công ty Vinacomin
(Nguồn: Báo cáo phòng tài chính tổng hợp của công ty Viacomin năm 2011)
Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm hiện tại là 48.275.600.000 đồng trong
đó cơ cấu vốn của chủ sở hữu được chia ra như sau
- Giá trị cổ phần phát hành: 48.275.600.000 đồng ( Bốn mưới tám tỷ hai
trăm bảy mươi lăm triệu sáu trăm nghìn đồng)
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 24.620.500.000 đồng chiếm 52% vốn điều lệ
và bằng 52% giá trị cổ phần phát hành.
- Vốn do cán bộ công nhân viên trong công ty là 12.550.000.000 đồng
chiếm 26.2% vốn điều lệ và 26.2% giá trị cổ phiếu phát hành
- Vốn thuộc sở hữu cổ đông là các chủ thể pháp nhân và các thể nhân khác
là: 22.400.100.000 đồng, chiếm 21.8% vốn điều lệ, bằng 21.8% giá trị cổ phần
phát hành.
Như vậy, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vinacomin hoạt động theo hình
thức cổ phần nhà nước là cổ phần chi phối tới việc tăng giảm vốn điều lệ do đại
hội đồng, cổ đông quyết định và do các cơ quan nhà nước có thểm quyền quyết
định.
7
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vinacomin
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin được thành lập từ ngày
01/01/1982 dựa trên cơ sở chuyển Công ty Vật tư trực thuộc Bộ Điện Than
thành lập Công ty Xuất nhập khẩu than và Cung ứng vật tư (Coalimex) (trực
thuộc Bộ Mỏ và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng lượng, nay là Bộ Công
Thương). Trong từng giai đoạn phát triển của mình , công ty được đổi tên và vẫn
giữ thương hiệu COALIMEX. Công ty đã trải qua bề dầy 30 năm hoạt động.
Lịch sử đó được chia thành 03 thời kỳ, mỗi thời kỳ đánh dấu từng bước xây
dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của công ty, phù hợp với sự thay đổi

của đất nước và phát triển ngành công nghiệp Than – Khoáng sản. Trong suốt
quá trình thành lập và phát triển của mình, công ty cổ phần xuất nhập khẩu than
Vinacomin đã trải qua 3 giai đoạn đổi mình quan trọng, từng bước đưa công ty
thành doanh nghiệp có vị thế trên thị trường các doanh nghiệp hoạt động trong
nghành năng lượng Việt Nam:
• 1982 - 1994: Công ty Xuất Nhậ] Khẩu Than và Cung Ứng Vật Tư
(Coalimex ) Trực thuộc Bộ Mỏ và Than nay là Bộ Công Thương. Đây là
giai đoạn hình thành ra doanh nghiệp Vinacomin.
- Công ty được thành lập ngày 01/01/1982 với tên gọi Công ty Xuất
nhập khẩu Than và Cung Ứng Vật Tư – Coalimex
- Trụ sở Công ty ở số 54 phố Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ
năm 1984 chuyển về địa chỉ số 47 phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà
Nội.
- Nhiệm vụ kinh doanh chính là: Xuất khẩu than; Nhập khẩu, cung ứng
vật tư – thiết bị, gia công đặt hàng trong nước; Cung ứng hóa chất mỏ
(vật liệu nổ công nghiệp)
8
• 1995 - 2004: Công ty Xuất Nhậ] Khẩu và Hợ] tác Quốc Tế
(Coalimex) Là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam nay
là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
- Năm 1995, sau khi thành lập Tổng công ty, Coalimex trở thành công
ty con của Tổng công ty Than Việt Nam và đổi tên thành Công ty
Xuất Nhập Khẩu và Hợp tác Quốc tế (Coalimex).
- Nhiệm vụ kinh doanh chính vẫn được duy trì. Tuy nhiên Công ty thôi
làm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ
công nghiệp nhưng bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao
động.
• 2005 – nay: Công ty Cổ ]hần Xuất Nhậ] Khẩu Than Việt Nam -
Coalimex Nay là Công ty Cổ ]hần Xuất nhậ] khẩu Than –
Vinacomin (Coalimex), hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Nhà

nước (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam) giữ cổ phần
chi phối
- Năm 2005, Công ty được cổ phần hóa, Nhà nước giữ cổ phần chi
phối.
- Ngoài nhiệm vụ kinh doanh như thời kỳ trước, công ty mở rộng thêm
kinh doanh xây dựng văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm
khoáng sản khác ngoài than như cát, clanke, nông sản và từ năm
2010, công ty nhập khẩu than phục vụ ngành điện và sản xuất xi
măng.
Trong thời kỳ này, công ty có 2 lần đổi tên phù hợp với cơ chế phát triển
của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam:
- Năm 2007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than
– TKV ( viết tắt là V-Coalimex)
9
- Từ tháng 10/2010 đến nay, tên của công ty là Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Than – Vinacomin; tên giao dịch và tên viết tắt Công ty được đổi lại thành
Coalimex
Theo định hướng phát triển kinh doanh dài hạn, Coalimex sẽ tập trung phát
triển từ một đơn vị kinh doanh thương mại thuần túy trở thành Công ty có các
hoạt động kinh doanh mở rộng theo hướng: Thương mại – Đầu tư – Dịch vụ.
Bên cạnh những ngành nghề kinh doanh chính là xuất khẩu than, nhập khẩu vật
tư thiết bị, xuất khẩu lao động và kinh doanh cho thuê văn phòng, Công ty đang
tích cực triển khai các hoạt động kinh doanh mới như nhập khẩu than, xuất khẩu
Alumin, đầu tư sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác.
1.1.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của vinacomin
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (Coalimex) là công ty
sản xuất và kinh doanh đa ngành, có quan hệ với trên 100 tổ chức sản xuất,
thương mại và dịch vụ tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin hoạt động trên rất nhiều các lĩnh vực
tuy vậy hoạt động xuất nhập khẩu than vẫn giữ một vị trí quan trọng khi đóng

góp tới 80% doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh lĩnh vực chính là hoạt động
xuất nhập khẩu than, công ty còn hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Nhập khẩu vật tư thiết bị
- Xuất khẩu lao động
- Kinh doanh địa ốc văn phòng
- Các lĩnh vực khác như dịch vụ vận tải hàng hóa; Dịch vụ cho thuê thiết
bị, máy móc và ký gửi hàng hóa; Kinh doanh dịch vụ cảng, kho bãi; San lấp
mặt bằng; Sản xuất, chế biến than – khoáng sản; Kinh doanh thực phẩm tươi
sống, đông lạnh, thủy hải sản; Hàng tiêu dùng khác
10
Hoạt động thương mại và hợp tác kinh tế quốc tế của công ty Coalimex
được các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,
khách hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại công nhận là một đơn vị
kinh doanh chuyên nghiệp cao và là một đối tác tin cậy.
1.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Vinacomin
Công ty Vinacomin được tổ chức hoạt động dựa theo Luật Doanh nghiệp,
các luật bao gồm có liên quan và điều lệ Công ty được đại hội đồng cổ đông đã
quyết định và thông qua. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có
quyền dự họp và quyền biểu quyết, thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền,
bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Đây
chính là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty, công ty được điều hành bởi
giám đốc và các phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và có 3 phòng
chuyên môn: phòng hành chính tổng hợp, phòng thiết bị vật tư, phòng dự án đầu
tư. Bộ máy quản trị của Công ty phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
Nguyên tắc quản trị của công ty:
- Công ty hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện , dân chủ và luôn
luôn tuôn thủ pháp luật.
- Đại hội đồng cổ đông, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty
Vinacomin.
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền bầu ra hội đồng quản trị để quản

lý Công ty, đồng thời có thể bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị, điều hành hoạt động của Công ty.
- Giams đốc là người có vai trò điều hành mọi hoạt động, kinh doanh của
Công ty, do hội đồng quản trị bổ nhiệm và cũng có thể miễn nhiệm.
Bộ máy quản trị của Vinacomin là hệ thống các cấp và các bộ phận chức
năng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cấp cao nhất trong bộ máy là Hội đồng
11
quản trị, tiếp đến là Ban giám đốc, tiếp đến là các phòng chức năng, mỗi cấp và
bộ phận có những chức năng, nhiệm vụ và hoạt động khác nhau.
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Vinacomin
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Công ty Vinacomin năm 2011)
Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản trị
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý của
Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan
đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và
những người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 03 thành viên,
nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm
Hội đồng quản trị có chức năng và nhiệm vụ sau:
12
Khối quản lý,
phục vụ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban Kiểm soát GIÁM ĐỐC
Phòng kinh
doanh
Phòng dự án
đầu tư
Các Phó Giám đốc

- Quyết định tất cả các chiến lược phát triển của Công ty dựa trên cơ sở
các mục tiêu chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua.
- Kiến nghị bổ sung các Điều lệ, đồng thời báo cáo tình hình kinh doanh
hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, các phương án phân phối,
sử dụng hợp lí lợi nhuận, vốn và phương hướng phát triển, kế hoạch,
hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của
công ty trình lên ĐHĐCĐ;
- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung của các chương trình cho các cuộc
họp ĐHĐCĐ;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, sa thải, giám sát toàn bộ hoạt động của Ban
giám đốc, và các nhân viên, cán bộ quản lý Công ty;
- Các quyền khác được quy định tại điều lệ của Công ty.
Ban giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc
được Hội đồng quản trị ủy quyền đồng thời là người đại diện theo pháp luật của
Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và cũng chịu trách
nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các
Phó Giám đốc được phân công phụ trách các mảng khác nhau bao gồm: Phó
giám đốc phụ trách khối nhập khẩu và Phó giám đốc phụ trách khối xuất khẩu.
Ban giám đốc có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức và thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Điều hành đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của Công ty dựa theo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị,
Nghị quyết của Đại hội đổng cổ đông, Điều lệ Công ty và pháp luật
của nhà nước.
13
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, hoạt động kinh doanh, sản xuất và các
dự án đầu tư của Công ty.
- Bảo toàn và phát triển vốn cho công ty.
- Xây dựng các quy chế và điều hành quản lý Công ty và các nhiệm

vụ khác, theo quy định của Điều lệ.
Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc:
Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức điều hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của
mình theo Điều lệ Công ty đã đề ra. Đồng thời cũng là người có quyền thay mặt
Hội đồng quản trị quản lý vốn, tài sản của Công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và
phát triển vốn theo đúng thẩm quyền được quy định trong điều lệ của ông ty
Chức năng nhiệm vụ của hai phó giám đốc:
Là người giúp thực hiện công việc cho giám đốc thực hiện các quyền hạn
và trách nhiệm của giám đốc đối với từng công việc cụ thể trong các trường hợp
được Giám đốc uỷ quyền. Tổ chức và chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các
hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân công và giao việc của giám đốc và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả đem lại.
Các ]hòng ban chức năng
Các phòng có các trưởng phòng định biên cán bộ theo phương án tổ chức
đã được ban giám đốc phê duyệt.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban bao gồm:
Khối quản lí và phục vụ: bao gồm 2 phòng chính đó là:
- Phòng kế toán-tài chính: Có chức năng tham mưu và giúp việc cho
Ban giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, hoạch định các
chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty,. Quản lý, thực hiện và
14
tổng hợp các công tác kế hoạch sản xuất, hoạt động kinh doanh; công
tác hạch toán kế toán, các hoạt động kinh tế tài chính và toàn bộ chi
phí sản xuất của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng giúp Giám đốc của Công ty
thực hiện công tác tổ chức, quản lý - đào tạo cán bộ, lao động, tiền
lương, thi đua, khen thưởng, quân sự và chế độ chính sách đối với
người lao động; Quản lý, thực hiện công tác hành chính, quản trị,
thông tin, ngoại vụ, thanh tra nội bộ, công tác bảo vệ cơ quan.

Phòng kinh doanh: Được chia ra làm 6 phòng nhỏ đó là
- Phòng xuất nhập khẩu than
- Phòng XNK 1
- Phòng XNK 2
- Phòng XNK 3
- Phòng XNK 4
- Phòng XNK 5
- Chức năng và nhiệm vụ: Giúp Giám đốc Công ty tổ chức và thực
hiện kinh doanh, XNK các lĩnh vực hàng hoá, vật tư, phụ tùng…
trong và ngoài ngành Than – Khoáng sản.
Phòng đầu tư:
- Tìm kiếm thông tin về các dự án tiềm năng, tham gia các cuộc đấu
thầu cả trong và ngoài nước và thực hiện các dự án, cung cấp dây
chuyền thiết bị đồng bộ, các trang thiết bị đặc chủng, chuyên ngành;
- Tiến hành, thực thi các hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Nghiên cứu và đầu tư sản xuất, sử dụng vốn thật hiệu quả.
1.1.2 Giới thiệu về hoạt động nhập khẩu than của Vinacomin
15
1.1.2.1. Giới thiệu về sản phẩm than nhập khẩu của công ty Vinacomin
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), được
Chính phủ giao nhiệm vụ là đầu mối nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện
mới ở Miền Trung và Miền Nam Việt Nam. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Than – Vinacomin (COALIMEX) vinh dự cùng với Tập đoàn Vinacomin tham
gia các dự án về nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu trong nước đồng thời tạo
một liên kết tài chính vững mạnh đủ để cạnh tranh trên trường quốc tế. Than
nhập khẩu mà công ty Vinacomin hướng đến là các loại than phục vụ cho ngành
công nghiệp năng lượng trong nước như luyện thép, nhiệt điện và đặc biệt là
ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở miền Trung Việt Nam điển hình là một
số doanh nghiệp xi măng lớn như Nghi Sơn, Bỉm Sơn,
Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ nhập than với một số lượng đáng chú ý.

Số lượng than nhập khẩu mà công ty dự kiến năm 2015 là khoảng 6 triệu
tấn/năm. Số lượng than nhập khẩu sẽ tăng dần từng năm, tùy thuộc vào nhu cầu
sử dụng than và đến năm 2020 là khoảng 60 triệu tấn/năm. Phần lớn số lượng
than nhập khẩu sẽ là than bituminous, có nhiệt năng từ 5.000 – 6.000 kcal/kg (cơ
sở không khí khô) để cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra, Công ty
COALIMEX cũng đặc biệt quan tâm đến việc nhập khẩu các chủng loại than mà
các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu như ngành thép và xi măng.
Chất lượng Than nhậ] khẩu
- Than sử dụng cho nhà máy nhiệt điện
Than dùng trong nhà máy nhiệt điện là nhiên liệu đốt trong lò hơi tạo nhiệt
và áp suất để quay turbin phát điện. Đây là một trong những loại than mà doanh
nghiệp đang chú ý nhập khẩu và chiếm phần lớn tỷ trọng trong khối lượng than
nhập khẩu của doanh nghiệp, loại than thường được sử dụng trong các nhà máy
nhiệt điện và các đối tác của Vinacomin trong nước như nhà máy nhiệt điện Phả
16
Lại 1, Uông Bí 1, Na Dương, Sơn Động, Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng
Ninh 1, Quảng Ninh 2 và các doanh nghiệp khác.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn về chất lượng cho than sử dụng trong nhiệt điện
STT Chỉ tiêu Chất lượng
1 Độ ẩm (cơ sở nhận) 20% max
2 Độ tro (cơ sở không khí khô) 20% max
3 Chất bốc (cơ sở không khí khô) 40% max
4 Nhiệt năng (cơ sở không khí khô) 5,000 kcal/kg min
5 Lưu huỳnh (cơ sở không khí khô) 1%
6 HGI 45 min
7 Cỡ hạt 0-50mm
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty Vinacomin)
- Than dùng cho nhà máy xi măng
Tại các nhà máy xi măng, than là nhiên liệu được sử dụng để tạo nhiệt cho
quá trình sản xuất clanke. Than được sử dụng trong các nhà máy xi măng cũng

được Vinacomin quan tâm và đa số các doanh nghiệp xi măng đều sử dụng than
nhập khẩu có chất lượng tốt của Công ty.
17
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn về chất lượng cho than sử dụng trong nhà máy xi măng
STT Chỉ tiêu Chất lượng
1 Độ ẩm (cơ sở nhận) 15%
2 Độ tro (cơ sở không khí khô) 25%
3 Chất bốc Tùy thuộc vào mỗi nhà máy
4 Nhiệt năng Tùy thuộc vào mỗi nhà máy
5 HGI Tùy thuộc vào mỗi nhà máy
6 Cỡ hạt 0-50mm
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty Vinacomin)
- Than dùng cho luyện coke
Than coke là nhiêu liệu được sử dụng trong luyện thép được sản xuất bằng
cách nung than luyện coke ở tình trạng yếm khí trong lò luyện coke. Đây là một
nguồn cung cấp than có triển vọng phát triển của công ty.
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chất lượng than dung cho luyện coke
STT Chỉ tiêu Chất lượng
1 Độ ẩm (cơ sở nhận) 10%
2 Độ tro (cơ sở không khí khô) 10%
3 Chất bốc 16-36%
4 Lưu huỳnh (cơ sở không khí khô) 0.8%
5 Plastometrie 19mm
6 Cỡ hạt 0-50mm
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty Vinacomin)
Các loại than nhập khẩu của công ty Vinacomin đa số là những mặt hàng
trong nước không thể sản xuất được hay sản xuất được nhưng chất lượng sư
18
dụng không đảm bảo, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đối với các doanh
nghiệp năng lượng trong nước. Khối lượng than sử dụng chiếm tới 80% tổng

lượng than nhập khẩu. yêu cầu về chất lượng than là đặc biệt quan trọng vì than
sử dụng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi có chất lượng cao theo tiêu chuẩn
quốc tế, hay quốc gia nước nhập khẩu mà đa số nhập từ Trung Quốc, Indonesia,
Nhật Bản Autraylia đều là những quốc gia có trình độ kỹ thuật, công nghệ hàng
đầu thế giới trong lĩnh vực khai thác than. Chất lượng cao tương ứng là giá cả
cũng vượt trội hơn so với bình thường, than nhập khẩu này cần lượng vốn lớn do
đó mà chi phí nhập khẩu cao, trong khi vốn của Công ty có thể coi là tương đối
nhỏ. Chính vì vậy những hợp đồng lớn Công ty thường bị bỏ lỡ hay không đủ
điều kiện do chưa đáp ứng được tài chính để thực hiện.là mặt hàng đặc thù sử
dụng trong công nghiệp, có giá thành khá cao nên tỷ suất lợi nhuận tương ứng
cũng cao hơn những mặt hàng khác, nhưng Công ty nhập khẩu chủ yếu dựa theo
các đơn đặt hàng thông qua đấu thầu, đồng thời Công ty bị cạnh tranh gay gắt về
giá cả do đó để thắng thầu công ty thường không đạt được tỷ suất lợi nhuận
tương xứng. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận chung của Công ty bao gồm tổng tỷ
suất lợi nhuận của các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, mà đây lại là
mặt hàng nhập khẩu chính của Vinacomin do đó tỷ suất lợi nhuận thu được từ
than nhập khẩu sẽ tác động không nhỏ tới hiệu quả chung của Công ty.
1.1.2.2. Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ của công ty vinacomin
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Vinacomin hiện nay là Nga, Indonesia,
Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, điển hình trong số này là các công ty Hancock
thuộc tập đoàn Hancock Prospecting của Úc và công ty Sojitzs của Nhật Bản.
Đây là những nước và doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh
doanh xuất nhập khẩu than trên thị trường, chất lượng sản phẩm tốt đồng thời
đây cũng là những nước có nguồn tài chính dồi dào, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho
việc giao dịch, thanh toán. Bảng dưới là các quốc giá, các hàng, doanh nghiệp từ
các quốc gia cung cấp than nhập khẩu cho Vinacomin
19

×