Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cephonodes hylas linnaeus hại lá cà phê ở đắk lắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 115 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*


DƯƠNG THỊ LIÊN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI CỦA SÂU CEPHONODES HYLAS
LINNAEUS HẠI LÁ CÀ PHÊ Ở ðẮK LẮK





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP









HÀ NỘI - 2012


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***

DƯƠNG THỊ LIÊN


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI CỦA SÂU CEPHONODES HYLAS
LINNAEUS HẠI LÁ CÀ PHÊ Ở ðẮK LẮK

Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.01.12



LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Thị Vượng




HÀ NỘI - 2012


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñược luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận ñược sự giúp ñỡ quý báu của các thầy hướng dẫn, cơ quan chủ quản, cơ
sở ðào tạo Sau ðại học, gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn ñặc biệt tới cô giáo
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Thị Vượng ñã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh ñạo Viện Bảo vệ thực vật, Phòng
Khoa học & Hợp tác Quốc tế và Bộ môn Côn trùng, ñặc biệt là TS. Nguyễn
Thị Thủy, KS. Phan Quang Hương và các ñồng nghiệp trong nhóm nghiên
cứu, Viện Bảo vệ thực vật ñã nhiệt tình giúp ñỡ, tạo mọi ñiều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban ðào tạo Sau ðại học (Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam) ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhận tình cảm của gia ñình và bạn bè ñã ñộng
viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến tất cả những
sự giúp ñỡ quý báu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….tháng 12 năm 2012

Tác giả luận văn


Dương Thị Liên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả và hình ảnh nêu trong luận văn là trung thực và chưa ñược ai
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam ñoan mọi thông tin, mọi sự giúp ñỡ trong Luận văn này ñã
ñược ñồng ý và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày ….tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn


Dương Thị Liên
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam ñoan iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình, ñồ thị x
MỞ ðẦU 1
Tính cấp thiết của ñề tài 1
Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 5
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.2.1.1

Sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới 7
2.2.1.2

Giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê 8
2.2.1.3

Thành phần các loài sâu hại trên cà phê 11
2.2.1.4

Các loài sâu hại chính trên cà phê và biện pháp phòng chống 13
2.2.1.5

Một số kết quả nghiên cứu về sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê
24
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 27
1.2.2.1

Sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam 27
1.2.2.2

Giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê 28
1.2.2.3

Thành phần các loài sâu hại trên cà phê 31


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

1.2.2.4

Các loài sâu hại chính trên cà phê và biện pháp phòng chống 33
1.2.2.5

Một số kết quả ghi nhận bước ñầu về sâu Cephonodes
hylas Linnaeus hại lá cà phê
41
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm 44
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 44
2.1.2 Dụng cụ nghiên cứu thí nghiệm 44
2.2 Nội dung nghiên cứu 45
2.2.1 Nghiên cứu vai trò gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại
lá cà phê và thành phần thiên ñịch của chúng
45
2.2.2 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học của sâu Cephonodes
hylas Linnaeus hại lá cà phê
45
2.2.3 ðiều tra diễn biến mật ñộ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
ñến sự phát sinh gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê ở ðắk Lắk
45
2.2.4 Thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus
hại lá cà phê bằng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học
45
2.3 Phương pháp nghiên cứu 45

2.3.1 Nghiên cứu vai trò gây hại và thành phần thiên ñịch của sâu
Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
45
2.3.1.1

Nghiên cứu vai trò gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê
45
2.3.1.2

Thành phần thiên ñịch của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê
46
2.3.2 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái, ñặc ñiểm sinh học của sâu
Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
48
2.3.2.1

Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái của sâu Cephonodes hylas 48


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

Linnaeus hại lá cà phê
2.3.2.2

Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của sâu Cephonodes hylas
Linnaeus hại lá cà phê

48
2.3.3 ðiều tra diễn biến mật ñộ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
ñến sự phát sinh gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê ở ðắk Lắk
49
2.3.3.1

ðiều tra diễn biến mật ñộ của sâu Cephonodes hylas Linnaeus 49
2.3.3.2

Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ñến sự phát sinh gây hại của
sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
49
2.3.4 Thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại
lá cà phê bằng một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hoá học
50
2.3.4.1

Thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại
lá cà phê bằng một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học
50
2.3.4.2

Thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại
lá cà phê bằng một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học
51
2.4 Phương pháp tính toán 51
2.5 Kinh phí ñề tài 53
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54
3.1 Vai trò gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê và

thành phần thiên ñịch của chúng
54
3.1.1 Vai trò gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ở
ðắk Lắk
54
3.1.2 Thành phần thiên ñịch của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê
57
3.2 Kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái và sinh học của sâu
Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ở ðắk Lắk
62
3.2.1 ðặc ñiểm hình thái của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê 63


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

3.2.2 ðặc ñiểm sinh học của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê 68
3.2.3 Khả năng sinh sản của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê 73
3.2.4 Tỷ lệ ñực cái của trưởng thành sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê
75
3.3 Diễn biến mật ñộ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê 77
3.4 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ñến sự phát sinh gây hại của
sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
78
3.4.1 Sự phát sinh gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê ở vườn cà phê trồng gần rừng và vườn cà phê trồng xa rừng
78

3.4.2 Sự phát sinh gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê ở các vườn áp dụng kỹ thuật tưới nước khác nhau
79
3.4.3 Sự phát sinh gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê trên các giống cà phê khác nhau
81
3.5 Hiệu quả của một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học trong
phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
82
3.5.1 Hiệu quả của một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ
sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
82
3.5.2 Hiệu quả của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong phòng trừ
sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
83
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 86
Kết luận 86
ðề nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
88
Tài liệu tiếng Việt 88
Tài liệu tiếng Anh 91
Trang Web 94
PHỤ LỤC




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang

2.1 Một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học sử dụng trong
thí nghiệm phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê
44
3.1 Tình hình gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê (ðắk Lắk, 2012)
55
3.2 Mức ñộ gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê
56
3.3 Thành phần ký sinh, thiên ñịch của sâu Cephonodes hylas
Linnaeus hại lá cà phê (ðắk Lắk, 2012)
58
3.4 Kích thước các pha phát dục của sâu Cephonodes hylas Linnaeus
hại lá cà phê (Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
65
3.5 Thời gian phát triển của các tuổi sâu non sâu Cephonodes hylas
Linnaeus hại lá cà phê (ðắk Lắk, 2012)
68
3.6 Vòng ñời của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê (ðắk
Lắk, 2012)
69
3.7 Thời gian phát triển của các tuổi sâu non sâu Cephonodes hylas
Linnaeus hại lá cà phê (Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
70

3.8 Vòng ñời của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê (Viện
Bảo vệ thực vật, 2012)
71
3.9 Khả năng ñẻ trứng của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê (ðắk Lắk, 2012)
74
3.10 Khả năng ñẻ trứng của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê (Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
74
3.11 Tỷ lệ ñực cái của trưởng thành sâu Cephonodes hylas Linnaeus
hại lá cà phê (Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
76


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

3.12 Tỷ lệ ñực cái của trưởng thành sâu Cephonodes hylas Linnaeus
hại lá cà phê (ðắk Lắk, 2012)
76
3.13 Mật ñộ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ở vườn cà
phê trồng gần rừng và vườn cà phê trồng xa rừng (ðắk Lắk,
2012)
78
3.14 Mật ñộ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ở các vườn
áp dụng kỹ thuật tưới nước khác nhau (ðắk Lắk, 2012)
80
3.15 Mật ñộ của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê trên các
giống cà phê khác nhau (ðắk Lắk, 2012)

81
3.16 Hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ sâu
Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê (ðắk Lắk, 2012)
83
3.17 Hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong phòng trừ
sâu
Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê (ðắk Lắk, 2012)
84

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình Trang

3.1
Tình hình gây h
ại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
ở ðắk Lắk
60
3.2 ðiều tra tại các vườn cà phê ở ðắk Lắk 60
3.3 Ong ký sinh trứng 61
3.4 Ong ký sinh sâu non mình vàng 61
3.5 Ruồi ký sinh sâu non 61
3.6 Kiến ñen Dolichoderus thoracicus Smith 61
3.7 Bọ xít cổ ngỗng Sycanuscroceovitatus Dohrn 61
3.8
Ong ký sinh sâu non
Rhogas sp. 61
3.9
B
ọ xít ăn sâu Pinthacus sp. 62
3.10
Ki
ến vàng Oecophylla smaragdina Fabricius 62
311
Tr
ứng sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê 66
3.12 Sâu non tuổi 1 và sâu non tuổi 2 66
3.13 Sâu non tuổi 3 và sâu non tuổi 4 66

3.14 Sâu non tuổi 5 và sâu non ñẫy sức 67
3.15 Nhộng của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê 67
3.16 Trưởng thành cái và trưởng thành ñực 67
3.17 Thí nghiệm nuôi sinh học sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê trong Phòng thí nghiệm
72
3.18 Sâu non ñang lột xác 72
3.19 Tiền nhộng 72
3.20 Sâu non ñẫy sức kéo kén 73
3.21 Nhộng và mảnh xác sâu non 73
3.22 Trưởng thành giao phối và ñẻ trứng trong lồng lưới ở ðắk Lắk 73


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

xi

3.23 Diễn biến mật ñộ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ở
ðắk Lắk (2011-2012)
77
3.24 Vườn cà phê áp dụng kỹ thuật tưới dí 81
3.25 Vườn cà phê áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa 81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam là nước ñứng ñầu thế giới về sản xuất cà phê, hạt tiêu, hạt

ñiều, cũng là nước ñứng thứ 2 trong 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế
giới. Trong các vùng sản xuất cà phê lớn của cả nước thì cà phê Tây Nguyên
chiếm trên 85% tổng sản lượng của cả nước. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh; Gia
Lai, Kon Tum, Lâm ðồng, ðăk Nông và ðắk Lắk là vùng cao nguyên rộng
lớn, có lợi thế về ñất ñai và khí hậu, ñầy tiềm năng phát triển nhiều loại cây
công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong ñó có cây cà phê (ðoàn Triệu Nhạn,
1999) [2]. ðặc biệt ðắk Lắk là vùng chuyên canh cà phê chiếm tỷ trọng lớn
nhất về diện tích của cả nước (51%), chủ yếu là giống cà phê vối Coffea
Canephora [22].
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua dịch hại liên tục bùng phát trên cà
phê ở các tỉnh Tây Nguyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất dẫn
ñến hiệu quả kinh tế không cao.

ðặc biệt trong một vài năm gần ñây cà phê tại
Tây Nguyên nói chung và ðắk Lắk nói riêng bị nhiều loài sâu hại, năm 2003 -
2004 và năm 2006 - 2008 dịch rệp sáp lại bùng phát gây thiệt hại ñáng kể tại
các tỉnh Tây Nguyên, năm 2006 ve sầu xuất hiện với mật ñộ cao và gây hại
trên hàng ngàn ha cà phê (Phạm Thị Vượng, 2008) [19]. Ngoài ra, một số loài
côn trùng sống ở ngoài sinh quần tự nhiên ñã trở thành dịch hại nguy hiểm
cho cây cà phê, năm 2010 một loài sâu hại thuộc bộ Lepidoptera, họ
Sphingidae ñã trở thành loài sâu hại mới quan trọng tàn phá hàng trăm ha cà
phê ở nhiều vùng sản xuất cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên trong ñó có tỉnh ðắk
Lắk, Gia Lai và Lâm ðồng.
Vào năm 2010 khi sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê bùng
phát trên diện rộng, cả cơ quan nghiên cứu, chỉ ñạo và người sản xuất ñã lúng
túng trong phòng chống chúng, bởi lẽ vào thời ñiểm ñó chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu về chúng, cũng như chưa có biện pháp nào

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

ñược khuyến cáo chính thức từ các nhà khoa học hoặc các nhà quản lý ñể
phòng chống chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và
biện pháp phòng trừ loài sâu hại này là một yêu cầu hết sức cấp thiết trong
thời ñiểm hiện nay. Do ñó, ñề tài “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học,
sinh thái của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ở ðắk Lắk”
ñược tiến hành sẽ ñáp ứng ñược yêu cầu bức thiết của sản xuất, góp phần vào
sản xuất cà phê bền vững ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh ðắk Lắk
nói riêng.
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu
Xác ñịnh ñược một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và vai trò gây hại
của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ở ðắk Lắk. Trên cơ sở ñó
nghiên cứu và ñề xuất biện pháp phòng trừ chúng có hiệu quả phục vụ sản
xuất.
2.2. Yêu cầu
* Xác ñịnh vai trò gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê và thành phần thiên ñịch của chúng.
* Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học và sinh thái của sâu
Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê.
* Thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại
lá cà phê bằng một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hoá học.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
ðề tài ñã cung cấp một số dẫn liệu khoa học về vai trò gây hại, ñặc
ñiểm hình thái, sinh học và sinh thái của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại
lá cà phê tại ðắk Lắk, làm cơ sở phục vụ công tác nhận dạng và phòng chống
hiệu quả sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê phục vụ cho nghiên
cứu khoa học và chỉ ñạo sản xuất.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bước ñầu ñề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu Cephonodes hylas
Linnaeus hại lá cà phê, góp phần hạn chế sự gây hại của chúng, giảm thiểu
việc sử dụng hoá chất ñộc hại, tăng hiệu quả sản xuất và an toàn cho môi
trường.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
Sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê trên vườn cà phê vối ở
ðắk Lắk và thiên ñịch của chúng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xác ñịnh vai trò gây hại của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê
và ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của chúng.
- Thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà
phê bằng một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học.
5. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
5.1. ðịa ñiểm nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò gây hại và thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu
Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê ñược thực hiện tại một số huyện của
tỉnh ðắk Lắk như Thành Phố Buôn Ma Thuột, Krông Buk, Krông Pak,
Cu’Mga…
Xác ñịnh về thành phần thiên ñịch của sâu Cephonodes hylas Linnaeus
hại lá cà phê, mẫu ñược ngâm cồn và ñưa về giám ñịnh tại Bộ môn Côn trùng
Viện Bảo vệ thực vật, ðông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.
Các thí nghiệm về nuôi sinh học sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá
cà phê ñược thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật, ðông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

và Chi cục Bảo vệ thực vật ở ðắk Lắk.
5.2. Thời gian nghiên cứu
ðề tài ñã thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2012 ñến tháng 11/2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

thuộc ñề tài trọng ñiểm cấp Bộ “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp
sâu hại mới trên cây cà phê tại Tây Nguyên“ mà học viên ñã tham gia thực
hiện và ñã ñược sự cho phép của chủ trì ñề tài, nhóm thực hiện ñề tài.





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Cà phê hiện là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao ñứng thứ
2 chỉ sau lúa gạo, nó có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của các tỉnh Tây
Nguyên nói chung và tỉnh ðắk Lắk nói riêng. Cuối tháng 7/2012, Việt Nam
ñã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, ñạt giá trị 2,5 tỷ USD, tăng 31,6% về khối
lượng và 25,4% về giá trị so với năm 2011, ñưa Việt Nam trở thành nước xuất
khẩu cà phê lớn nhất thế giới [72
]
.

ðắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê
khoảng gần 200.200 ha, sản lượng cà phê niên vụ 2011 – 2012 vào khoảng
487.000 tấn, lớn nhất cả nước, trong ñó trên 95% diện tích là cà phê vối [70
]
.
Cây cà phê ñã góp phần quan trọng trong việc nâng cao văn hóa và ñời
sống cho các ñồng bào dân tộc. Mặt khác, sản xuất cà phê trên thế giới ñang
phải ñối mặt với nhiều vấn ñề, trong ñó sâu bệnh hại là một trở ngại lớn.
Chúng không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng cà phê mà còn làm giảm
diện tích cà phê trầm trọng.
Cà phê Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trong những năm
qua ñã bị thiệt hại do nhiều loài dịch hại như rệp sáp, sâu ñục thân, mọt ñục

cành, tuyến trùng…ñặc biệt là cà phê tái canh. Trong các loài dịch hại mới
xuất hiện năm 2010 là sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê. Sâu hại
này ñã làm giảm năng suất và chất lượng cà phê. Theo kết quả giám ñịnh của
Viện Bảo vệ thực vật và Viện ðộng vật học Bắc Kinh Trung Quốc, loài sâu
hại này có tên khoa học là Cephonodes hylas Linnaeus, thuộc bộ Lepidotera,
họ Sphingidae. Chúng sống theo bầy ñàn và có sức tàn phá rất mạnh.
Sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê gây hại tại tỉnh Lâm ðồng,
ðắk Lắk và Gia Lai. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai, năm
2010 diện tích cà phê bị loài sâu hại lá gây hại nặng vào khoảng 659,9 ha với
mật ñộ trung bình là 25 con/cây. Năm 2011 diện tích bị hại là 510 ha và mật ñộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

trung bình là 8 con/cây. Kết quả ñiều tra cho thấy tuy mật ñộ giảm nhưng phân
bố rộng hơn ở các huyện cũng như các vùng mà năm 2010 chưa xảy ra dịch.
Tại tỉnh ðắk Lắk và tỉnh Lâm ðồng, mật ñộ và diện tích sâu hại lá thấp
hơn ở Gia Lai nhưng gây hại cũng tương ñối lớn tập trung ở một số huyện
như Krong Pak, Krong Năng, Thành phố Buôn Ma Thuột, ðức Trọng, Lâm
Hà và Di Linh.
Bên cạnh những thành công mà ngành cà phê Việt Nam ñã gặt hái ñược
trong những năm qua thì cũng còn nhiều những thách thức mà ngành cà phê
ñang ñối mặt trong ñó có dịch hại. Những loài dịch hại thường xuyên xuất
hiện ở tất cả các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà phê như bệnh
thối nứt thân, bệnh gỉ sắt, rệp sáp vẩy xanh, rệp vẩy nâu, rệp sáp hại quả, rệp
sáp hại rễ, sâu ñục thân, mọt ñục cành, ñục quả cà phê, tuyến trùng thì sự xuất
hiện của sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê, là loài dịch hại trong
tự nhiên, nay bùng phát thành dịch tại các tỉnh Tây Nguyên, ñã ñặt ra một yêu
cầu bức thiết trong sản xuất.

Với mục ñích nâng cao năng suất chất lượng cà phê, hạn chế thấp nhất
sự thiệt hại gây ra, việc nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của
sâu Cephonodes hylas Linnaeus hại lá cà phê, từ ñó ñưa ra biện pháp phòng
trừ hiệu quả, góp phần vào sản xuất cà phê bền vững tại Tây Nguyên nói
chung và ðắk Lắk nói riêng.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Cà phê là một trong những mặt hàng phổ biến nhất thế giới. Nếu so sánh
với những mặt hàng ñược buôn bán nhiều nhất thì cà phê chỉ ñứng sau sản
phẩm dầu hỏa. Theo tài liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) trên thế giới
hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha
(ðoàn Triệu Nhạn, 1999) [2].
Căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu ICO ñã chia các nước sản xuất cà phê

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

thành các nhóm: nhóm sản xuất cà phê Arabica (cà phê chè), nhóm sản xuất
cà phê Robusta (cà phê vối). Tuy nhiên cũng có nước thuộc nhóm Arabica
cũng sản xuất cà phê Robusta hay ngược lại có những nước thuộc nhóm
Robusta cũng sản xuất cà phê Arabica [2].
1.2.1.1. Sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Sản xuất: Theo thống kê của Tổ chức Cà phê quốc tế ICO, tổng sản
lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2011-2012 ước ñạt 128,5 triệu bao, giảm 4,3%
so với niên vụ trước. Trong ñó sản lượng cà phê Arabica ñạt 80,8 triệu bao,
giảm 4,3% so với niên vụ trước và sản lượng cà phê Robusta ñạt 47,7 triệu
bao, giảm 2,6% so với niên vụ trước. Nguyên nhân là do cây cà phê Arabica
của Braxin bước vào chu kỳ cho sản lượng thấp làm sản lượng của quốc gia
sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này giảm 12%, góp phần làm giảm sản lượng

của cả thế giới trong niên vụ này [71
]
.
ðối với niên vụ 2012-2013, CONAB – cơ quan chính dự báo mùa vụ
của Braxin cho biết tổng sản lượng cà phê của quốc gia này trong niên vụ
2012-2013 sẽ ñạt mức 50,6 triệu bao, trong ñó bao gồm 37,7 triệu bao cà phê
Arabica và 12,9 triệu bao cà phê Robusta [71].
Theo báo cáo mới nhất của Brazil, niên vụ cà phê 2012-2013 của nước
này sẽ ñạt 50,48 triệu bao (1 bao = 60kg), trong ñó có 37,9 triệu bao cà phê
arabica (tăng 17,9%) và 12,5 triệu bao cà phê Robusta (tăng 11%) so với niên
vụ trước. Columbia vẫn ñang tiếp tục trong tình trạng phục hồi về sản lượng,
dự kiến sẽ ñạt 8 triệu bao [72].
Tiêu thụ: Tiêu thụ cà phê toàn cầu ñã tăng trưởng liên tục trong vòng
hơn 40 năm qua, với tốc ñộ tăng trưởng bình quân hàng năm ñạt 1,6%. ICO
dự kiến tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng tương ñối mạnh và có
thể tăng mạnh hơn so với mức tăng trưởng trong sản xuất cà phê. ICO dự báo,
tiêu dùng cà phê toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng. Theo thống kê của ICO, xuất
khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 01/2012 ñạt 8 triệu bao, giảm 9,9% so với

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

tháng 01/2011, 4 tháng ñầu niên vụ 2011-2012 tổng khối lượng cà phê xuất
khẩu toàn cầu ñạt 32,6 triệu bao, giảm 3% so với mức 33,6 triệu bao cùng kỳ
niên vụ trước. Tổng khối lượng xuất khẩu cà phê Arabica giảm 7,6% trong
khi xuất khẩu cà phê Robusta lại tăng 7,4% so với cùng kỳ niên vụ trước [74].
1.2.1.2. Giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê
- Giống: Là một trong những yếu tố quyết ñịnh cơ bản ñến chất lượng vườn
cây cà phê. Cây giống khoẻ, sạch bệnh có tỉ lệ chết thấp, vườn cây sinh

trưởng phát triển ñồng ñều.
Giống cà phê vối: Cà phê vối Coffea canephora var. Robusta từ Tây Phi
và Madagascar ñưa sang Nam Mỹ và Amsterdam vào năm 1899. Sau ñó từ
Amsterdam (Hà Lan) ñưa sang Java vào năm 1900 và sau ñó từ Java lại trở về
Châu Phi vào năm 1912. Cà phê vối có chiều cao từ 8 - 12 m, nhiều thân, ít
cành thứ cấp, là giống ñược trồng nhiều nhất, chiếm trên 90% diện tích cà phê
vối trên thế giới. Các nước trồng nhiều cà phê vối gồm có Camaroon, Côte’
d’Ivoire. Uganda, Madagascar, Ấn ðộ, Indonexia, Philippines, Brazil
Giống cà phê chè: từ Ethiopia ñem ñến Yêmen sang Java (1690) ñến
Amsterdam năm 1706, sang Trung Mỹ năm 1724, ñến Colombia năm 1724.
Cà phê chè có nhiều giống như: Typica, Bourbon, Caturra (Brazil, Colombia),
Mundo Novo (Brazil), Tica (Trung Mỹ), giống lùn San Ramon và giống Blue
Mountain ở Jamaica.
Tại các vùng trồng cà phê lớn ở Brazil, Kenya, Ethiopia ñã có nhiều
nghiên cứu chọn lọc, lai tạo những giống cà phê chè có khả năng kháng sâu
bệnh tốt như: giống cà phê Colombia, giống Catuai Rojo có sức chống chịu
tốt nhất ñối với loài sâu hại lá. Các nhà khoa học còn sử dụng kỹ thuật nuôi
cấy phôi trong ống nghiệm ñể nhân giống cà phê sạch bệnh, chất lượng cao,
những các nhà khoa học ñi ñầu là Santana, Iglesia, Gonzales và Berthouly
(Bheemaiah, 1992) [39].
Cà phê chè và cà phê vối là hai giống quan trọng nhất về mặt kinh tế,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

chiếm trên 90% sản lượng cà phê toàn thế giới. Ngoài ra còn 2 loài cà phê
khác ñược trồng với quy mô nhỏ hơn là Coffea liberica Bull var Liberica (gọi
là cà phê dâu da) và Coffea deweira var Excelsa (gọi là cà phê mít).
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc


Trong các khu vực sản xuất cà phê ở Uganda, một số lượng lớn các cây
cà phê ñã bị chết chủ yếu là do sự quản lý và chăm sóc yếu kém. Người ta
ước tính rằng khoảng 100 triệu cây ñã chết từ năm 1993. Do ñó, ñiều quan
trọng là trồng cây mới ñể hồi phục các cây ñã bị chết. Các lỗ trồng nên ñược
ñào khoảng 3 tháng trước khi trồng và phủ ñầy ñất với phân bón hữu cơ [75].
Khoảng cách, mật ñộ trồng: Cà phê chè Catimor khoảng 5.000 cây/ha,
hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 1 m. Nếu ñất xấu có thể trồng dày hơn.


phê vối Robusta: 3,5 x 2,5 m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0 x
2,5 m tương ứng mật ñộ 2.660 cây/ha, trồng 2 cây/hố.
Chăm

sóc: Vệ sinh, làm sạch cỏ dại trước khi trồng, cắt tỉa cây vào cuối
vụ mùa sau khi thu hoạch, cắt tỉa bằng Cưa, là công cụ hiệu quả nhất ñể sử
dụng. Giữ ñộ ẩm trong ñất trong những tháng khô, cải thiện nước mưa thâm
nhập, lớp phủ không chạm vào thân cây ñể tránh bất kỳ khả năng bị nhiễm và
mục nát, thời gian tốt nhất cho lớp phủ là là sự khởi ñầu của mùa mưa [75].
Bón phân: là biện pháp kỹ thuật cực kỳ quan trọng trong việc thâm canh
cây cà phê. Bón phân không những làm tăng năng suất mà còn có tác dụng
duy trì, ổn ñịnh và nâng cao ñộ màu mỡ của ñất, là một nguyên tắc cơ bản của
nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, bón phân không cân ñối ñã làm cho
năng suất cà phê không tăng mà lại giảm, cân bằng dinh dưỡng trong ñất bị
phá vỡ. Cà phê là loại cây lâu năm. Vì vậy, việc bón phân không chỉ ñể nuôi
quả mà còn ñể lại cành lá dự trữ cho năm sau. Tại Ấn ðộ, lượng phân bón
bình quân cho 01 ha có năng suất dưới 01 tấn, yêu cầu bón là 80kg N, 60 kg
P
2
0

5
, 80 kg K
2
0 và trên 01 tấn cần bón là 120kg N, 90 kg P
2
O
5
, 120 kg K
2
0
(Hilten, 1982) [52], (Gathaara, 1998) [51]. Các tác giả cho biết, lượng dinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

dưỡng lấy ñi từ sản phẩm thu hoạch chỉ bằng 1/3 tổng số dinh dưỡng mà cây
cần ñể nuôi quả và bộ khung tán. Hệ số sử dụng phân ñạm (N) là 40-55%,
phân lân (P205) từ 10-15%, phân kali (K
2
0) từ 45 -55%. Hệ số sử dụng phân
bón còn tuỳ thuộc vào ñiều kiện ñất ñai, giống, chế ñộ bón phân và các biện
pháp canh tác khác. Trong những chừng mực nhất ñịnh, bón phân càng nhiều
thì hệ số sử dụng phân bón lại có xu hướng giảm (Gathaara, 1998) [51].
Ngày nay, việc chuẩn ñoán nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây cà phê
làm cơ sở bón phân hợp lý ñược nhiều nhà khoa học quan tâm. Các tác giả như
Cooil, Robinson, Lone’ và Baley cho rằng sự biến ñổi về màu sắc và hình thái
lá cà phê chè có liên quan ñến nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây. Thiếu ñạm
lá có màu vàng ñều, thiếu lân lá vàng có vết nâu, thiếu kali lá cháy theo vệt
màu xám ñậm, thiếu sắt lá vàng gân xanh, thiếu kẽm lá nhỏ dài mất diệp lục

(LePelley. R.H., 1973) [55].
Tưới nước: là biện pháp không chỉ có tác dụng trong việc tăng năng suất,
chất lượng cà phê mà còn góp phần quan trọng vào việc phòng chống một số
sâu hại quan trọng. Những vùng trồng cà phê chính ở Nam và Trung Mỹ ít khi
ñược tưới nhưng những vùng ðông Phi và một số vùng ở Ấn ðộ biện pháp
tưới nước ñã trở thành phổ biến. Tác giả Caramori et all (1996) [43] ñã thông
báo kết quả thực nghiệm từ 1957-1961 tại Ruiru, Kenya, tổng lượng nước
tưới cho cà phê trong 4 năm (không kể năm 1958) là 1900mm. Nhờ vậy tổng
sản lượng cà phê tăng 370kg/ha (tăng 12%), trung bình mỗi năm tăng 0,77
kg/ha trên 1mm nước tưới. Gathaara et all (1998) [51] ñã thông báo kết quả
thực nghiệm từ 1984-1987 cho việc tưới nước cho cà phê ở vùng Ruiri,
Kenya, thấy rằng nếu cà phê ñược tưới nước trong suốt hai mùa khô ñã làm
sản lượng cà phê hạt tăng, cũng như tăng chất lượng cà phê loại A lên ñáng kể
từ 30-43%. Ngoài ra tác giả còn khuyến cáo là lượng nước tưới nên là 38 mm
chu kỳ tưới là 21 ngày. Kumaravadivelu (2005) [54] ñề nghị quyết ñịnh thời
ñiểm tưới dựa vào lúc giấy clorua coban khô chuyển từ màu xanh sang màu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

hồng khi áp tờ giấy vào mặt lá từ 4 - 5 phút lúc giữa trưa nắng ở Kenya.
Lượng nước tưới trong lá có khoảng 2,0 Mpa và khi ñó tiến hành tưới.
Có ba loại hệ thống tưới sau ñây ñã ñược áp dụng trên cà phê ở nhiều
nước trên thế giới:
Hệ thống tưới béc: có thể di ñộng hoặc cố ñịnh, tưới cách này cần ñể
nước thấm sâu, hiệu quả việc tưới ñạt 80% - 85%. Tưới cách này làm sạch lá,
kích thích quá trình hoa nở, ngoài ra còn hạn chế sự gây hại của một số sâu
hại thuộc nhóm chích hút và sâu ñục lá.
Hệ thống tưới gốc: trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất, chi phí nhiên liệu thấp,

tuy nhiên chi phí nhân công cao, thao tác nặng nề, cần tạo bồn xung quanh
gốc, làm bộ rễ tổn thương do làm bồn. Việt Nam là nước duy nhất áp dụng
phổ biến kỹ thuật này cho cà phê, vì trồng âm do vậy khi làm bồn không gây
tổn thương ñến rễ.
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt: ðược sử dụng ở Ấn ðộ, Brazil (Denis, Hill S,
1983) [47]. Phương pháp này tổn thất nước ít nhất, giảm chi phí vận hành và
hạn chế cỏ dại… Tuy nhiên, phương pháp này lại tốn kém cho chi phí trang
thiết bị. Tưới nhỏ giọt làm tăng năng suất cà phê lên 1,764 kg/ha so với không
tưới và còn hạn chế một số sâu hại trong ñất [45].
2.2.1.3. Thành phần các loài sâu hại trên cà phê
Sâu hại trên cà phê rất ña dạng và phong phú. Trên thế giới có rất nhiều
tác giả nghiên cứu về thành phần dịch hại trên cà phê. Theo Charier et al
(1988) [46], dịch hại trên cà phê bao gồm hơn 900 loài côn trùng, ñộng vật
thân mềm, tuyến trùng, chim và ñộng vật có vú. Trong các loài côn trùng, bộ
cánh cứng Coleoptera (chiếm 34% số loài), bộ cánh nửa Hemiptera (28% số
loài), bộ cánh vẩy Lepidoptera (21% số loài), bộ cánh tơ Thysanoptera (4% số
loài), bộ cánh thẳng Orthoptera (6% số loài), bộ hai cánh Diptera (3% số loài)
và bộ mới Isoptera (chiếm 1% số loài). Các loài ñộng vật không xương sống
khác bao gồm 9 loài của bộ ve bét, 2 loài ñộng loài vật nhiều chân, một số

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

loài ốc sên và khoảng 20 loài tuyến trùng. Trong ñó có khoảng 95 loài dịch
hại thường xuyên có mặt trên cà phê, gồm 38 loài gây hại chủ yếu và 57 loài
gây hại thứ yếu.
Theo Lepelley (1973) [55] cho rằng ở Ethiopia có gần 400 loài, ở nước
ðông Á là 250 loài, các vùng trung tâm nhiệt ñới có 200 loài. Theo Denis
(1983) [48], dịch hại thường xuyên có mặt trên cà phê gồm 95 loài, trong ñó

có 38 loài chủ yếu và 57 loài thứ yếu.
Lepelley (1973) [55] cho rằng sâu ñục lá Leucoptera coffella Melevill
(Lepidoptera: Lyoletiidae) và mọt ñục quả Hypogenemus hampei Ferrari
(Coleoptera: Curulionidae) là các loài gây hại chính trên cà phê ở các vùng
nhiệt ñới Châu Mỹ.
Theo Edward et al. (2005) [48] các loài sâu chính gây hại trên cà phê ở
Lào gồm rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green, rệp muội nâu Toxoptera
aurantii Fouse, sâu ñục thân mình hồng Zeuzera coffeae Nietner, sâu ñục thân
mình trắng Xylotrechus quadripes Chev., mọt ñục quả Hypogene mus hampei
Ferr., các loài rệp sáp giả Planococus spp., sâu ăn lá Leucoptera coffeina và
mối Macrotermes spp.
Theo Dennis (1983) [47] cho rằng nhóm rệp sáp thuộc họ
Pseudococcidae tấn công trên cà phê có 5 loài khác nhau, ñó là Ferrisia
virgata, Dysmicocus brevipes, Pseudococcus citri Risso, Pseudococcus keyna,
Pseudococcus adonidum. Riêng loài Pseudococcus citri có 2 loài phụ khác
nhau, 1 loài phụ gây hại các bộ phận dưới mặt ñất, một loài phụ gây hại các
bộ phận trên mặt ñất.
Ở Ấn ðộ, sâu hại chủ yếu trên cà phê chè gồm 11 loài, trong ñó sâu hại
lá có 6 loài, sâu hại thân, cành có 2 loài và sâu hại rễ có 3 loài. Trên cà phê
vối có 6 loài sâu hại bao gồm côn trùng hại lá 3 loài, côn trùng hại cành 1 loài
và côn trùng hại kho 1 loài (dẫn theo Phan Quốc Sủng, Lê ðình Sơn, 1987)
[23].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

2.2.1.4. Các loài sâu hại chính trên cà phê và biện pháp phòng chống
Cây cà phê ñược trồng ở rất nhiều nước trên thế giới từ Châu Phi, Nam
Mỹ, Châu Á…Chính vì vậy, cà phê bị rất nhiều loài sâu hại tấn công. Theo Le

Pelley (1973) [55] ñưa ra nhận xét: trên cây cà phê có hơn 900 loài côn trùng
gây hại, trong ñó có 34% bộ Coleoptera, 28% bộ Hemiptera, 21% bộ
Lepidoptera, 6% bộ Orthoptera, 4% bộ Hymenoptera, 3% bộ Diptera, 3%bộ
Thysanoptera, 1% bộ Isoptera.
Tuyến trùng hại rễ

cà phê
ðây là loài dịch hại nguy hiểm trên cà phê của nhiều nước trên thế giới.
Những kết quả nghiên cứu ở Brazil, Colombia cho thấy hầu hết các giống cà phê
chè ñang trồng ñều nhiễm tuyến trùng. Một số giống cà phê chè có nguồn gốc từ
Ethiopia và một số giống ñược chọn từ Icatu, Catimor ñược ñánh giá có khả
năng kháng ñược một loài tuyến trùng Meloidogyne exigua [38], [45].
Một số loài tuyến trùng gây hại ñiển hình là tuyến trùng sần rễ
(Meloidogyne spp.) và tuyến trùng gây thương tổn rễ (Pratylenchus spp.)
- Tuyến trùng sần rễ: khi xâm nhập vào rễ, loại tuyến trùng này tạo nên các
nốt sưng trên rễ làm rễ cây bị sưng từng ñám, bị nặng bộ rễ bị phá hủy hoàn
toàn, cây còi cọc, lá vàng úa, năng suất giảm, thậm chí thất thu hoàn toàn, cây
có thể chết. Các loài tuyến trùng sần rễ là: Meloidogyne exigua, là loài tuyến
trùng ñầu tiên gây hại trên cà phê ñược Jobert phát hiện năm 1878 tại Rio de
Janeiro (Brazil). Meloidogyne incognita ñược phát hiện sau loài Meloidogyne
exigua khoảng 80 năm, gây hại trên cà phê ñầu tiên vào năm 1960 ở
Guatemala, Bờ biển Ngà, sau ñó là Tanzania, và gần ñây nhất là ở Jamaica và
Ấn ðộ. So với Meloidogyne exigua thì Meloidogyne incognita là loài tuyến
trùng xuất hiện phổ biến và gây hại nghiêm trọng hơn. Tại Brazil,
Meloidogyne spp. là nguyên nhân chính của việc ngừng trồng cà phê trên
nhiều vùng trồng cà phê lâu năm. Các diện tích trồng cà phê ở bang Rio de
Janeiro phải chuyển sang trồng mía do sự phá hoại của tuyến trùng

×