BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ðỒNG THỊ QUYÊN
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA TỎI TRONG
PHÒNG, TRỊ BỆNH DO E.COLI TRÊN VỊT, NGAN
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ðẠI XUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60.64.0101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ THO
HÀ NỘI- 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i
LỜI CAN ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cám ơn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012
Tác giả
ðồng Thị Quyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CÁM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự lỗ lực của bản thân tôi ñã luôn
nhận ñược nhiều sự giúp ñỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của tập thể Bộ môn Nội
chẩn – Dược khoa Thú y. ðặc biệt là sự chỉ bảo, giúp ñỡ tận tình của PGS.TS
Bùi Thị Tho trong suốt quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu.
Nhân dịp này cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan
tâm của ban lãnh ñạo, tập thể cán bộ, công nhân viên Trung tâm nghiên cứu
vịt ðại Xuyên - Huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp
ñỡ tôi thực hiện ñề tài nghiên cứu.
Sau cùng, xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo, bạn bè ñã
giúp ñỡ chỉ bảo ñể luận văn ñược hoàn thiện, với nội dung phần nào ñáp ứng
ñược mong ñợi từ phía các nhà chăn nuôi.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012
Tác giả
ðồng Thị Quyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
MỤC LỤC
Lời can ñoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Những chữ viết tắt trong báo cáo vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
1 ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.3.2 Ý nghĩa khoa học 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Một số hiểu biết cơ bản về dược liệu 4
2.1.1 Cơ sở khoa học ñể nghiên cứu dược liệu 4
2.1.2 Vai trò và tình hình sử dụng dược liệu ở Việt Nam, trên thế giới 6
2.1.2.2.Vai trò và tình hình sử dụng dược liệu ở Việt Nam. 7
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng thảo dược 8
2.1.4 Bào chế thuốc theo ñông y 10
2.2 Tình hình nghiên cứu về cây tỏi và các chế phẩm từ tỏi 11
2.2.1 Phân bố và mô tả cây 11
2.2.2 Thành phần hoá học: 11
2.2.3 Tác dụng dược lý 13
2.2.4 Cơ chế kháng khuẩn 15
2.2.5 Công dụng của tỏi 16
2.2.6 Một số nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của tỏi 20
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
2.2.7.Các dạng chế phẩm của tỏi dùng làm gia vị và thuốc 21
2.4 Các giống ngan, vịt nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt ðại Xuyên 23
2.4.1 Các giống vịt chuyên thịt hiên nay 23
2.4.2 Các giống ngan 24
2.5 Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi vịt, ngan 25
2.5.1 Bệnh E.coli ở vịt 25
2.5.2 Bệnh thương hàn vịt 26
2.5.3 Bệnh tụ huyết trùng (Powl cholera) 27
2.5.4 Bệnh Mycoplasma Gallisepticum (Chronic Respiratory Disease-
CRD) 27
2.4.2 Một số nghiên cứu về tình trạng nhiễm E.coli trên vịt, ngan 28
2.6 Những hiểu biết về khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn
E.coli 29
2.7 Qui trình phòng bệnh tại trung tâm nghiên cứu vịt ðại Xuyên 30
3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 33
3.1 Nội dung nghiên cứu 33
3.2 Nguyên liệu nghiên cứu 34
3.2.1 Chế phẩm dấm tỏi 34
3.2.2.Vi khuẩn và ñộng vật nghiên cứu 34
3.2.3 Dụng cụ, máy móc 34
3.3 Phương pháp nghiên cứu 34
3.3.1 ðếm số lượng vi khuẩn 34
3.3.2 Thời ñiểm lấy mẫu 35
3.3.3 Phương pháp gây bệnh thực nghiệm 36
3.3.4 Phương pháp cân, xác ñịnh chất lượng thịt vịt, ngan 36
3.3.5 Phương pháp khảo sát chất lượng thịt vịt ngan 36
3.3.6 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế 36
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
3.3.7 Bố trí thí nghiệm phòng và trị bệnh do E.coli gây ra trên vịt,
ngan. 37
3.3.8 Phương pháp xử lý số liệu: 39
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 40
4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli trên vịt, ngan nghi mắc bệnh 40
4.2 ðánh giá hiệu quả phòng bệnh do E.coli của chế phẩm dấm tỏi
trên vịt, ngan. 42
4.2.1 ðánh giá hiệu quả phòng bệnh do E.coli của chế phẩm dấm tỏi trên
vịt 42
4.2.2 ðánh giá hiệu quả phòng bệnh do E.coli trên ngan bằng chế
phẩm dấm tỏi 45
4.2.3 Ảnh hưởng của chế phẩm dấm tỏi ñến sự phát triển vi khuẩn
ñường ruột ở ngan, vịt. 47
4.3 Kết quả ñiều trị bệnh do E.coli trên vịt, ngan của chế phẩm dấm tỏi 49
4.3.1 Kết quả ñiều trị bệnh do E.coli trên vịt của chế phẩm dấm tỏi 49
4.3.2 Kết quả ñiều trị bệnh do E.coli trên ngan của chế phẩm dấm tỏi 51
4.3.3 Kết quả kiểm tra sự biến ñộng số lượng vi khuẩn E.coli/1g phân
trước và sau ñiều trị bằng chế phẩm dấm tỏi 53
4.4 Ứng dụng chế phẩm dấm tỏi trong chăn nuôi vịt, ngan thương
phẩm 54
4.4.1 Sử dụng trong chăn nuôi vịt thương phẩm 54
4.4.2 Sử dụng chế phẩm dấm tỏi trong chăn nuôi ngan thương phẩm 59
4.4.3 Ảnh hưởng của chế phẩm dấm tỏi tới chất lượng của thịt vịt,
ngan thương phẩm 64
4.4.4 Hiệu quả kinh tế khi bổ sung chế phẩm tỏi vào mô hình chăn
nuôi vịt ngan thương phẩm 65
5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ðỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
5.1.1 Trong phòng trị bệnh thực nghiệm 68
5.1.2 Trong mô hình chăn nuôi vịt ngan thương phẩm 68
5.1.4 Qui trình sử dụng chế phẩm dấm tỏi trong phòng, trị bệnh do
E.coli gây ra trên vịt, ngan 68
5.2 Tồn tại 69
5.3 ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
TT Chữ ñược viết tắt Ký hiệu
1 ðối chứng ðC
2 Thí nghiệm TN
3 Micrometre µm
4 Escherichia coli E.coli
5 Gram g
6 Giờ h, Tg
7 Số mẫu n
8 Khối lượng P
9 Microgam µg
10 Minilit ml
11 Minimet thủy ngân mmHg
12 Vi khuẩn VK
13 Minigam mg
14 Thức ăn T.A
15 ðơn vị khuẩn lạc CFU
16 Sử dụng sd
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Thành phần của tỏi 12
2.2 Tác dụng kháng khuẩn của tỏi 14
2.2 Những thay ñổi về thành phần một số chất ở tỏi bảo quản trong
ethanol 20% theo thời gian 22
2.3 Thành phần allicin trong tỏi theo thời gian 22
2.4 Lịch tiêm phòng và phòng bệnh cho vịt 31
2.5 Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho ngan 32
3.3 Bố trí thí nghiệm phòng bệnh do E.coli cho vịt ngan 37
3.4 Bố trí thí nghiệm trong ñiều trị bệnh do E.coli cho vịt, ngan 38
3.5 Bố trí mô hình chăn nuôi vịt, ngan sử dụng chế phẩm dấm tỏi ñể
phòng, trị bệnh do E.coli. 38
4.1 Kết quả phân lập E.coli từ phân vịt, ngan nghi mắc bệnh 40
4.2 Kết quả phòng bệnh do E.coli trên vịt, ngan của dấm tỏi 43
4.3 Kết quả phòng bệnh do E.coli trên ngan của dấm tỏi 45
4.4 Số lượng vi khuẩn E.coli/1gam phân vịt, ngan 48
4.5 Hiệu quả sử dụng chế phẩm dấm tỏi ñiều trị bệnh do E.coli trên vịt 49
4.6 Hiệu quả sử dụng chế phẩm dấm tỏi ñiều trị bệnh do E.coli
trên ngan 51
4.7 Số lượng vi khuẩn trung bình E.coli/ 1gam phân vịt, ngan 53
4.8 Ảnh hưởng của chế phẩm dấm tỏi ñến tỷ lệ nhiễm bệnh của ñàn vịt. 55
4.9 Một số chỉ tiêu năng suất của vịt thương phẩm 57
4.10 Ảnh hưởng của chế phẩm dấm tỏi tới tỷ lệ nhiễm một số bệnh
của ngan 59
4.11 Một số chỉ tiêu năng suất của ngan thương phẩm 62
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ix
4.12 Chất lượng thịt vịt, ngan trước và sau khi chế biến 65
4.13 Hiệu quả kinh tế sử dụng chế phẩm dấm tỏi trong chăn nuôi vịt,
ngan thương phẩm 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên ñồ thị Trang
4.1 Tỷ lệ dương tính với vi khuẩn E.coli trên vịt 41
4.2 Tỷ lệ dương tính với vi khuẩn E.coli trên ngan 41
4.3 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ khỏi của vịt sau khi gây bệnh với E.coli 44
4.4 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ khỏi của ngan sau khi gây bệnh với
E.coli 47
4.5 Tỷ lệ khỏi bệnh và tỷ lệ chết của vịt sau khi ñiều trị bằng dấm tỏi 51
4.6 Tỷ lệ khỏi bệnh và tỷ lệ chết của ngan sau khi ñiều trị bằng chế
phẩm dấm tỏi 52
4.7 Tỷ lệ mắc một số bệnh trên vịt thương phẩm 56
4.8 Tỷ lệ khỏi một số bệnh trên ñàn vịt thương phẩm 56
4.9 Tỷ lệ nhiễm một số bệnh trên ñàn ngan thương phẩm 60
4.10 Tỷ lệ khỏi một số bệnh trên ñàn ngan thương phẩm 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
1. ðẶT VẤN ðỀ
1. 1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hiện nay chăn nuôi gia cầm nước ta ñã và ñang phát triển, lớn mạnh
không ngừng, mang lại nguồn thu không nhỏ cho nông nghiệp. Song song với
việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật lai tạo giống mới, việc áp dụng các
biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi là không thể thiếu nhằm
ñáp ứng ñược những nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng, chất lượng thịt,
trứng, sữa và nâng cao thu nhập lớn cho người chăn nuôi.
Những năm gần ñây, chăn nuôi thuỷ cầm phát triển nhanh chóng, cung
cấp cho thị trường ngày càng nhiều sản phẩm. Bên cạnh sự phát triển mạnh
mẽ ñó, chăn nuôi thuỷ cầm gặp không ít khó khăn. ðặc biệt, là sau ñại dịch
cúm gia cầm. Từ ñó công tác vệ sinh phòng bệnh ngày càng ñược chú trọng
hơn.
Trong số các bệnh hay gặp ở ngan vịt, bệnh do Escherichia coli
(E.coli) gây ra là bệnh khá phổ biến. Bệnh do E.coli gây ra ở vịt thịt từ 1-8
tuần tuổi gây chết 5-15%, vịt ñẻ gây chết phôi (vịt sát) (Nguyễn Xuân Bình và
cs, 2002).
Do người chăn nuôi, bác sỹ thú y và ngay cả các nhà quản lý cũng
chưa tuân thủ ñúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh, là một trong những
nguyên nhân dẫn ñến hiện tượng kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh. Hơn
nữa việc sử dụng kháng sinh còn dẫn ñến sự tồn dư thuốc trong các sản phẩm
có nguồn gốc từ ñộng vật: thịt, trứng, sữa, …tức tạo ra các sản phẩm chất
lượng kém, không ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Gần ñây mối quan tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và các
thực phẩm có nguồn gốc ñộng vật như thịt, trứng, sữa và các sản phẩm khác
ñối với người tiêu dùng ngày càng trở nên cấp bách. Ngày càng có nhiều vụ
ngộ ñộc thực phẩm xảy ra do việc sử dụng các chất ñộc hại trong bảo quản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
thực phẩm, kích thích sinh trưởng, dược phẩm là kháng sinh trong phòng, trị
bệnh cho vật nuôi gây tồn dư trong các sản phẩm ñộng vật, gây ảnh hưởng tới
sức khỏe con người.
Thực tế cũng chứng minh sự gia tăng các bệnh nguy hiểm khác ở người
như: khối u, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh mạn tính không rõ nguyên nhân.
Xuất phát từ những hiểm họa trên chúng tôi nghiên cứu một giải pháp
thay thế các thuốc kháng sinh truyền thống bằng các kháng sinh có nguồn gốc
thảo dược. An toàn với vật nuôi, mang lại hiệu quả ñiều trị bệnh như mong
muốn và không gây tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi. Với mong muốn
cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có nguồn gốc ñộng vật ñáp
ứng ñược yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược ñể khắc phục tồn lưu
trong các sản phẩm chăn nuôi ñã và ñang tập trung sự chú ý của nhiều nhà khoa
học châu Á. Ưu ñiểm nổi bật của thuốc ñông dược là không ñể lại chất tồn dư có
hại trong các sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, dược liệu thảo dược trở thành nguồn
thuốc quan trọng, góp phần vào việc phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. Trong số
các dược liệu quí phải kể ñến tỏi - cây thuốc có nhiều tác dụng tốt.
Theo Vũ Xuân Quang (1993), cây tỏi ta, tên khoa học Allium sativum
Linn, họ hành tỏi (ALLiaceae). Trong tỏi tươi có chất alliin, nhờ tác dụng của
men allinaza sẽ thủy phân thành allicin là chất kháng sinh bay hơi. Năm 1948
còn phân lập ñược từ tỏi một chất gọi là allistalin, có tính kháng sinh giống
như allicin. Năm ñó cũng phân lập ñược từ tỏi chất gacxin màu vàng, không
ñộc, có tác dụng với cả vi khuẩn gram (-) và Gram (+) như: Bacillus subtilis,
Diplococcus pneumoniae, E.scherichia.coli, Salmonella typhi, Shigella
flexneri, Shigella dysenteriae, Shigella sonnei, Staphylococcus aureus,
Streptococcus haemolytycus.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, tiến hành nghiên cứu ñề tài “Nghiên
cứu tác dụng của tỏi trong phòng, trị bệnh do E.coli trên vịt, ngan tại Trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
tâm nghiên cứu vịt ðại Xuyên”.
1.2. Mục ñích của ñề tài
Nghiên cứu ứng dụng dạng chế phẩm dấm tỏi ñể phòng, trị bệnh do
E.coli gây ra trên vịt, ngan tại Trung tâm nghiên cứu vịt ðại Xuyên Phú
Xuyên Hà Nội.
Ứng dụng chế phẩm dấm tỏi vào mô hình chăn nuôi vịt, ngan ñể phòng
trị bệnh do E.coli gây ra.
Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài ñề xuất qui trình sử dụng dấm tỏi
phòng và trị bệnh do E.coli gây ra trong chăn nuôi vịt, ngan.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Sự thành công của ñề tài sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng bệnh do
E.coli gây ra trên ñàn vịt, ngan cũng như tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn
này trong chăn nuôi hiện nay. Mở ra một hướng phòng trừ trong chăn nuôi
bền vững an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ñặc biệt cung cấp
thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Dùng các chế phẩm có nguồn gốc
thiên nhiên trong phòng và trị bệnh nói chung góp phần phong phú thêm phác
ñồ ñiều trị bệnh do E.coli gây ra trên ngan, vịt, hạn chế dùng kháng sinh tổng
hợp, nên sẽ giảm tồn dư, bớt nguy cơ gây hại cho con người.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
Sử dụng các chế phẩm từ tỏi thay thế dần các hóa dược và kháng sinh
thông thường. Kháng sinh thảo dược (có trong tỏi) sẽ không gây tồn lưu trong
các sản phẩm chăn nuôi, không ô nhiễm môi trường và trước mắt cũng chưa
thấy hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn mặc dù chúng ñã ñược sử dụng từ
rất lâu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số hiểu biết cơ bản về dược liệu
2.1.1. Cơ sở khoa học ñể nghiên cứu dược liệu
Khi nghiên cứu tác dụng của một vị thuốc theo khoa học hiện ñại chủ
yếu căn cứ vào thành phần hóa học của vị thuốc, nghĩa là tìm trong vị thuốc
có những hoạt chất gì, tác dụng của những hoạt chất ấy trên ñộng vật và
người như thế nào?
Các chất chứa trong vị thuốc, hay còn gọi là thành phần hóa học có thể
chia làm hai nhóm chính: nhóm chất vô cơ và nhóm chất hữu cơ. Những chất
vô cơ tương ñối ít và có tác dụng dược lý không phức tạp.Trái lại, các chất
hữu cơ có rất nhiều và tác dụng dược lý hết sức phức tạp. Hiện nay khoa học
vẫn chưa phân tích ñược hết các chất có trong cây, trong cơ thể ñộng vật làm
thuốc do ñó chưa giải thích ñược ñầy ñủ tác dụng dược lý của thuốc mà ông
cha ta ñã dùng.
Việc nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của một vị thuốc không ñơn
giản, vì một vị thuốc ñôi khi chứa nhiều hoạt chất, những hoạt chất ñó có
lúc phối hợp hiệp ñồng với nhau làm tăng cường và kéo dài tác dụng,
nhưng ñôi khi giữa chúng lại có tác dụng ñối kháng. Vì vậy tác dụng của
dược liệu không bao giờ ñược qui hẳn về một thành phần chính. Sự thay
ñối về liều lượng cũng có thể ảnh hưởng ñến kết quả chữa bệnh. Trong
ñông y thường sử dụng phối hợp nhiều vị thuốc, hoạt chất của các vị thuốc
sẽ tác ñộng với nhau làm cho việc nhiên cứu ñánh giá kết quả ñiều trị lại
càng khó khăn (Bùi Thị Tho và cs, 2009).
Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc trên ñộng vật thí nghiệm là
khâu hết sức quan trọng. Khi kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý phù hợp
với những kinh nghiệm của nhân dân, chúng ta có thể yên tâm sử dụng những
loại thuốc ñó. Trong trường hợp nghiên cứu một vị thuốc nhưng không có kết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
quả, chưa nên kết luận vội vị thuốc ấy không có tác dụng ñiều trị vì có thể ta
chưa thu ñúng bộ phận và mùa vụ và còn vì phản ứng của các cơ thể sinh vật
là khác nhau. Chính vì thế, những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
phải ñược xác nhận trên lâm sàng, mà những kinh nghiệm chữa bệnh của ông
cha ñã có từ ngàn năm về trước là những kết quả thực tiễn có giá trị. Nhiệm
vụ của chúng ta là tìm ra cơ sở khoa học hiện ñại của những kinh nghiệm ñó
(ðỗ Tất Lợi, 2004)
Mặt khác, trong thời gian gần ñây trên thế giới tình trạng vi sinh vật gây
bệnh kháng thuốc xảy ra rất phổ biến do việc sử dụng kháng sinh trong chăn
nuôi với mục ñích kích thích tăng trọng và phòng bệnh. Vì vậy ngày 23/7/2003,
ủy ban an toàn thực phẩm EU chính thức khẳng ñịnh việc ban bố lệnh cấm sử
dụng tất cả các loại kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi
và lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Tại Việt Nam, tình trạng này
cũng diễn ra ngày càng phổ biến gây ra những tổn thất về kinh tế trong chăn
nuôi, khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
Thiên nhiên ban tặng cho loài người món quà vô cùng quý giá ñó là
nguồn thảo dược làm thuốc. Các bài thuốc dân tộc ñược lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác hình thành nên bề dầy của nền y học cổ truyền. Dựa và
những kinh nghiệm cổ truyền ñã có nhiều tác giả tiến hành những nghiên cứu
khác nhau về ðông dược nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của các bài thuốc trên
rồi áp dụng vào việc phòng trị bệnh cho vật nuôi. Thuốc vừa có tác dụng
phòng bệnh cho vật nuôi lại vừa có hiệu quả ñiều trị cao. Trong chăn nuôi, có
thể nói lịch sử sử dụng thuốc thảo dược trong thú y còn do kinh nghiệm
mang tính truyền miệng hoặc áp dụng tương tự như trên người.
Việc dùng các loại thuốc hóa dược phòng trị bệnh cho vật nuôi: bệnh
truyền nhiễm; nội ngoại khoa; nội ngoại ký sinh trùng tuy có mang lại hiệu
quả cao nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ như ñột biến gen, tăng nguy cơ
gây ung thư, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi ñó nguồn thuốc thảo dược lại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
rất phong phú, dễ kiếm, dễ sử dụng, ít hoặc không ñộc, giá thành rẻ. ðặc biệt
không ñể lại tồn dư trong sản phẩm ñộng vật, ñảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, ít gây ảnh hưởng hoặc không gây ảnh hưởng tới môi trường. Song song
với những việc trên, trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y cần phải kết hợp với việc
tìm ra dạng bào chế, liều lượng thích hợp cho từng ñối tượng vật nuôi ñể ứng
dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên việc nghiên cứu tác dụng dược lý của vị thuốc
không ñơn giản và nhanh chóng. Khó khăn này không chỉ ñối với nước ta mà
là tình hình chung của nhiều nước có nền khoa học tiên tiến vì ñối tượng
nghiên cứu là cây, ñộng vật làm thuốc là những sinh vật còn chứa ñựng nhiều
bí ẩn chưa khám phá ñược (ðỗ Tất Lợi, 2004). Do ñó việc ñi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu, khai thác, sử dụng thế mạnh của thảo dược là hướng ñi hết sức
ñúng ñắn, cần thiết hiện nay và trong tương lai.
2.1.2. Vai trò và tình hình sử dụng dược liệu ở Việt Nam, trên thế giới
2.1.2.1. Vai trò và tình hình sử dụng dược liệu trên thế giới
Thuốc phòng trị bệnh cho người và thú nuôi hầu hết ñược bào chế từ
hai nguồn dược liệu và hóa chất. Riêng thảo dược theo thống kê của tổ chức
Y tế thế giới ñạt tới 20.000 loài. Việc sử dụng thảo dược hiện không chỉ các
nước Á ðông mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng khá lớn. Ở
các nước có nền công nghiệp phát triển có tới 1/4 số thuốc có kê trong ñơn
ñều chứa hoạt chất từ thảo dược. Riêng ở Mỹ năm 1980 con số thuốc này ñã
có giá trị 8 tỷ USD. Trong những năm gần ñây xu hướng thế giới dùng thuốc
thảo dược tự nhiên (không tách hoạt chất) ngày càng nhiều. Hiện có rất nhiều
biệt dược, ñông dược của Trung Quốc ñược tiêu thụ mạnh ở các nước châu
Âu. Hiện nay dược liệu có vai trò sau:
+ Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một
số hóa dược: từ chất diosgenin của củ mài ñể bán tổng hợp lên thuốc steroid
ñược sử dụng nhiều trong lâm sàng.
+ Nhiều hoạt chất quan trọng: quinin, morphin, ajmalin,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
vincaleucoblastin, emetin, strychnin… ñều phải chiết ra từ dược liệu vì chưa
tổng hợp ñược.
+ Dược liệu mở ñường cho ngành công nghiệp hóa dược phát triển:
-Biết ñược công thức của ephedrin hoá dược ñã ngưng tụ L-1-phenuy-
1-acetyl carbinol với methylamin ñể có ephedrin tổng hợp
-Dựa vào công thức của quinin trong vỏ canh-ki-na ñể tổng hợp rất
nhiều dẫn chất trị ký sinh trùng sốt rét.
-Dựa vào artemisinin của cây thanh hao hoa vàng, các dẫn chất artesunat,
arteether, artemether ñược bán tổng hợp cũng ñể trị ký sinh trùng sốt rét.
+ Từ 1950-1980 thế giới ñã thử tác dụng chống ung thư như: taxol
(paclitaxe) của cây Taxus brevfolia Nutt, họ Taxaceae có tác dụng chữa ung
thư buồng trứng ở thời kỳ tiến triển. Năm 1992 ở Mỹ, Canada và Pháp ñã sử
dụng taxol trên lâm sàng. Hiện nay người ta ñang nghiên cứu tổng hợp các
dẫn chất mới từ taxol.
2.1.2.2.Vai trò và tình hình sử dụng dược liệu ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Thượng Dong (2002), Việt Nam có 3.830 trên 10.368
loài thực vật có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong ñó có khoảng 300 loài
ñang ñược khai thác, trồng và kinh doanh với số lượng lớn. Bên nhân y, công
nghiệp dược sản xuất thuốc từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu ñang ñược
ðảng và Nhà nước quan tâm và phát triển rất mạnh. Bên cạnh ñó còn có các
vùng cao như: Sapa, ðà Lạt thuận lợi cho di nhập một số cây quí như: Actiso,
dương ñịa hoàng… nước ta có trên 3200 km bờ biển chạy từ Bắc vào Nam
nên còn có rất nhiều hải sản quí dùng làm thuốc.
Hiện nay trên cả nước, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600
tấn dược liệu (tính cả cây thuốc hoang dại là 27.700 tấn). Trong khi nhu cầu
dược liệu là 59.548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ
thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn. Nhu
cầu về dược liệu ngày càng tăng do hệ thống ñiều trị bằng phương pháp y học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
cổ truyền ñã ñược WHO công nhận. Nhiều nhà khoa học cho rằng, các hợp
chất thiên nhiên do ñã tồn tại trong tế bào sống của cây thuốc, nếu ñược phân
lập thành nguyên liệu làm thuốc, chúng rất nhanh thích nghi với tế bào sống, có
tác dụng chống lõa hóa… Do ñó khả năng hấp thu sẽ tốt và ít ñộc hơn so với
các chất tổng hợp hóa học chưa bao giờ tồn tại trong tế bào sống.
Ngày nay, nhiều cây thuốc ñã có hiệu quả ñiều trị rõ rệt, nhưng cơ chế
vẫn chưa ñược giải thích và chứng minh. Xu hướng hiện nay là kết hợp giữa
ðông Y và Tây Y với cách vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của
ông cha ta bằng thuốc Nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính năng, tác dụng
của cây thuốc bằng cơ sở khoa học hiện ñại (ðỗ Tất Lợi, 2004).
2.1.3. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng thảo dược
Bên Y tế, việc nghiên cứu cây làm thuốc ñã và ñang ñược rất nhiều
trường, viện quan tâm. Do ñó những tiến bộ trong công tác nghiên cứu và áp
dụng vào lâm sàng ngày càng phong phú với nhiều mục ñích khác nhau. Sau
ñây chúng tôi chỉ liệt kê các công trình mới trong phòng, trị các bệnh nguy
hiểm: lao, hủi, ung thư…
Từ cây ðại (Plumeria rubra Linn var. acutifolia Baill) chiết ñược chất
fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng ñộ 1-5µg/ml (Vũ
Xuân Quang, 1993).
Theo Vũ Xuân Quang (1993), cây vối có tác dụng kháng sinh mạnh với
nhiều loại Bacillus, Salmonella Shigella, Staphylococcus, Steptococcus và cả
Vibriocholerae. Trong các cây thuốc Việt Nam có 72 cây thuốc có tác dụng
kháng sinh ñối với Staphylococcus aureus có 55 cây thuốc có tác dụng kháng
sinh ñối với Baillius mycoides.
Theo Phạm Kim Mãn và công sự (2001), nghiên cứu thuốc panacrin
chế từ dịch chiết lá ñu ñủ, trinh nữ hoàng cung và bột tam thất trong ñiều trị
ung thư.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
Trong thú y: Theo Trần Quang Hùng (1995), trong thuốc là và thuốc
lào có chứa các ancaloid- kiềm thực vật: Nicotin và Nornicotin, chế phẩm
Nicotin trừ ñược ngoại ký sinh trùng thú y và côn trùng hại rau màu và
cây công nghiệp. Nicotin nhanh chóng phân giải trong môi trường nên không
gây ô nhiễm môi trường.
Trần Quang Hùng (1995), từ hai thập niên cuối của thế kỷ 20 các nhà
khoa học vùng ðông Nam Á ñã sử dụng hoạt chất của hoa Cúc trừ trùng ñể
chế những chế phẩm có hiệu lực cao ñối với ngoại ký sinh trùng và côn trùng
hại rau màu (chế phẩm Dilatian chứa khoảng 1% Pyrethrin).
Lê Thị Ngọc Diệp (1999), cây Actiso (Cynara scolymus L.) chứa nhiều
hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan. Hiện ñã chế
ñược thành thuốc áp dụng ñể hỗ trợ ñiều trị tăng sức ñề kháng cho vật nuôi.
Dịch chiết lá thuốc lào khô 0,4%, dịch chiết hạt na 8% trong môi trường
kiềm yếu; dịch chiết củ bách bộ trong môi trường acid yếu trị ve, ghẻ của chó
và bò có hiệu quả cao. Từ cây cà gai leo (Solanum hainanense Hanse) ñã tinh
chế ñược hoạt chất Haina có tác dụng chống viêm (Nguyễn Văn Tý, 2002).
Bùi Thị Tho (2003), theo dõi tính kháng thuốc hai loại vi khuẩn E.coli và
Salmonella ñã cho biết: Các vi khuẩn này kháng Steptomycin, Neomycin,
Tetracyclin… rất nhanh, ñồng thời giữa chúng lại có hiện tượng kháng chéo.
Trong khi ñó hiện nay chưa thấy E.coli và Salmonella kháng lại Phytoncid của
tỏi, hẹ mặc dù cha ông ta ñã sử dụng hai loại dược liệu này từ xa xưa và rất
thường xuyên. Trong phòng thí nghiệm, thời gian ñể tạo ñược các chủng vi
khuẩn kháng lại phytoncid của tỏi, hẹ phải lâu hơn 4-7 lần so với thuốc hóa học
trị liệu. Khi tăng nồng ñộ Phytoncid lên 5 lần nồng ñộ tạo kháng, toàn bộ vi
khuẩn ñã kháng lại tỏi và hẹ ñã bị tiêu diệt. Nhưng ñối với thuốc hóa học trị
liệu, mặc dù ñã tăng nồng ñộ lên 120 lần (thậm chí cao hơn) so với nồng ñộ tạo
kháng mà vi khuẩn vẫn sống.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
Bùi Thị Tho và cộng sự (2007), ñã bước ñầu nghiên cứu thử nghiệm tác
dụng trị nội, ngoại ký sinh trùng của một số dược liệu Việt Nam. Chế thử
nghiệm ñược dạng thuốc mỡ từ cây thuốc cá và hạt củ ñậu nồng ñộ 20% và
30% trị ghẻ chó và ve, ghẻ của bò có hiệu nghiệm.
Bùi Thị Tho và cộng sự (2009), ñã sử dụng dược liêu chứa kháng sinh
thực vật trong phòng bệnh cho vật nuôi với mục ñích tăng sức ñề kháng phi
ñặc hiệu và chống tồn lưu kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt.
Theo Huỳnh Kim Diệu (2011), sử dụng bột là xuân hoa có thể thay thế
kháng sinh trong phòng trị bệnh xuất huyết và gan thận mủ ở cá tra. Với liều
15g/kg thức ăn trong một tháng cá tăng trọng hơn ñối chứng 27%, cao hơn
ñối chứng và dùng kháng sinh Nova Sutrim 240 tăng 15%. Với liều 20g/kg
thức ăn sau khi gây nhiễm với Aeromonas hydrophila và Edwardsiella
ictaluri, tỷ lệ chết thấp và tỷ lệ nuôi sống cao hơn là 98,3% hơn dùng kháng
sinh và ñối chứng.
Bùi Thị Tho và cs (2011), sử dụng các dạng chế phẩm lá cây xuân hoa
trắng và tía ñiều trị khỏi 87,51-100% số lợn con bị tiêu chảy, thời gian khỏi
bình quân là 2,3-3,08 ngày.
2.1.4. Bào chế thuốc theo ñông y
Mục ñích: Làm cho vị thuốc tốt hơn bằng cách bỏ những bộ phận vô
ích rơm, rác, vỏ, hạt, vv… không có tác dụng. Giảm bớt hay loại bỏ ñộc tính
của vị thuốc hay những chất không cần thiết ñối với một loại bệnh nhất ñịnh.
Ví dụ rang thảo quyết minh khi không muốn dùng tác dụng tẩy của nó, hay
sao toan táo nhân ñể khi dùng có quá liều vẫn gây ngủ ñược, không làm bệnh
nhân gây bồn chồn, bứt rứt hoặc loại bỏ hạt kim anh có ñộc.
Giúp cho sự bảo quản dễ dàng hơn. Ví dụ ñối với những thuốc có tinh
bột hay có chất men lâu ngày làm giảm tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thì
ñem ñồ lên trước khi phơi ñể diệt men hay ñể làm chín một phần tinh bột (ðỗ
Tất Lợi, 2004).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
2.2. Tình hình nghiên cứu về cây tỏi và các chế phẩm từ tỏi
Loài người biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc từ thời kỳ ñồ ñá. Y
học dân gian của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi chữa bệnh.
Các nhà khoa học cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa
bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta.
Tỏi ta (Allium sativum L), thuộc họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ
hành tỏi Liliaceae).
2.2.1. Phân bố và mô tả cây
Tỏi có nguồn gốc ở Sibêri, hiện nay ñang ñược trồng khắp châu Âu, Á.
Ở Việt Nam tỏi ñược trồng khắp mọi nơi. Ngoài mục ñích làm thuốc, làm gia
vị tỏi cũng là mặt hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ. Tỏi là cây thân nhỏ, mọc từ
thân củ lên, cao 20-40cm. Thân giả mang nhiều lá dài hẹp. Giữa củ mọc nên
cuống mang một số hoa ở ñỉnh, bọc trong một mô mỏng. Hoa tỏi màu trắng
hay phớt hồng.
Nước ta trồng tỏi vào khoảng tháng 10 - 11 dương lịch trên nền ñất tơi
xốp, nhiều màu. Tỏi củ sẽ ñược thu hoạch vào tháng 1 năm sau, phơi khô treo
lên nóc nhà dùng dần. Bộ phận dùng: ánh tỏi (Bulbus allii) là củ tỏi. Ta dùng
củ tỏi thực tế là ánh tỏi (Bulbus)-dò của cây tỏi. Khi dùng, bóc bỏ lớp vỏ già,
mỏng ở phía ngoài, giã nhỏ. Có thể chế dạng cồn tỏi 1/5 trong cồn 60%, cồn
này bảo quản trong tủ lạnh 6 tháng vẫn có tác dụng.
2.2.2. Thành phần hoá học:
Theo DS. Trần Xuân Thuyết, hoạt chất có trong củ tỏi
Trong tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao
nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp
chất sulfur) và men allinase có lượng tương ñương nhau. Mỗi thứ ở trong
một ngăn riêng biệt. Khi giã nát củ tỏi một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa
alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là một chất không bền, khi tiếp
xúc với không khí sẽ ñược chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
afoene, là những chất có tác dụng dược lý của tỏi -(allicin là chất gây mùi
tỏi tươi khi băm thái). Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta ñã
xác ñịnh ñược hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút
ñã ñạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì ñã
chuyển hóa thành các chất nói trên). Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8)
phản ứng triệt ñể nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm
50 lần.Tỏi tươi nguyên tép và tỏi ñã làm chín không có mùi và không có
tác dụng dược lý của tỏi.
Bảng 2.1.Thành phần của tỏi
(theo HEINRICHP.KOCH, LARRYD.LAWSWSON, 2000)
Thành phần Số lượng (% khi tươi)
Nước 62-68
Carbohydrates 26-30
Protein 1,5-2,1
Amino acid thông thường 1-1,5
Amino acid cysteinessulfoxides 0,6-1,9
γ-glutamylcysteines
0,5-1,6
Lipid 0,5-1,6
Chất xơ 1,5
Toàn bộ các chất sulfur 1,1-3,5
Sulfur 0,23-0,37
Nitrogen 0,6-1,3
Chất khoáng 0,7
Các vitamin 0,015
Saponin 0,04-0,11
Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong dầu 0,15 (ñể nguyên)-0,7 (cắt ra)
Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong nước 97
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
Theo Bùi Thị Tho và cs (2009), các thành phần có trong tỏi:
+Trong tỏi có một ít iốt, Protein và tinh dầu. Cứ 100g tỏi sẽ thu ñược
60-200g tinh dầu. Trong củ tỏi khô có 50-60% nước, 2% chất vô cơ, lượng
glucid khá nhiều, có khoảng 10-15% ñường khử và saccharoza, chủ yếu là
polysaccharid loại fructosan. Ngoài ra trong tỏi còn một lượng nhỏ các
vitamin (A, B
1
, B
2,
B
3
và C) bình thường củ tỏi chứa 3,7% allicin.
+ Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là allicin C
6
H
10
OS
2
. Trong tỏi tươi,
không có allicin ngay mà chỉ có tiền chất là alliin. Allicin (do alliin thuỷ
phân) là chất lỏng không màu, d=1,112, n
D
20
=1,561, có mùi tỏi mạnh, ñộ tan
trong nước 2,5% ở 10
o
C, dễ tan trong benzen và ether.
+ Alliin là thành phần quan trọng nhất về mặt tác dụng sinh học trong
ánh tỏi. Alliin là hợp chất chứa sunfua (S-alky cystein sulfoxid). Alliin là chất
kết tinh không màu, tan trong nước, hầu như không có mùi. Chỉ khi bị thuỷ
phân mới chuyển thành allicin (alkyl thiosunfinat) có tác dụng diệt vi khuẩn rất
mạnh. Alliin là một acid amin, dưới tác dụng của men alliinaza (cũng có trong
củ tỏi) alliin bị thuỷ phân cho ra allicin. Quá trình thuỷ phân alliin chỉ xẩy ra
khi gặp men alliinaza trong môi trường nước. ðiều này giải thích tại sao khi sử
dụng tỏi buộc phải nghiền hay giã nát rồi ngâm trong nước cất lạnh. Ngoài ra
trong tỏi còn có một số thành phần quan trọng khác như bảng 2.1.
2.2.3. Tác dụng dược lý
Theo Vũ Xuân Quang (1993), trong tỏi tươi có chất alliin, nhờ tác dụng
của men alliinaza biến thành allicin là chất chủ yếu gây nên tác dụng ñối với
vi khuẩn. Ngoài ra còn phân lập ñược từ tỏi gacxin là chất kháng khuẩn màu
vàng, không ñộc, có tác dụng ñến cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Nước ép
của tỏi tươi có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn Gram (-) và Gram(+) như
bảng 2.2. Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là Allicin, Allicin, có hoạt phổ
kháng sinh rất rộng và mạnh. Thực tế nó có tác dụng với cả vi khuẩn lẫn virus
và cả nguyên sinh ñộng vật.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
Bảng 2.2. Tác dụng kháng khuẩn của tỏi
Giống vi khuẩn
ðường kính vòng vô khuẩn (m/m)
Bacillus subtilis 40
Diplocococus psneumoniae 24
E.scherichia coli 30
Slmonella typhi 30
Shigella flexneri 26
Shigella dysenteriae 36
Shigella sonnei 30
Staphylococcus aureus 20gp 36
Steptococus haemolytycus 30
-Với vi khuẩn: có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh với Staphylococcus,
Salmonella, Para Salmonella, vi trùng tả, lỵ, trực khuẩn bệch bạch hầu, vi
khuẩn gây thối… Hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho người và gia súc ở
giai ñoạn dinh dưỡng ñều bị tỏi tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của tỏi rất
mạnh. Trong ống nghiệm tỏi pha loãng ở nồng ñộ 1/85000, 1/125000 ñã ñủ
sức ức chế sự phát triển của cầu trùng Staphylococus, Salmonella,…Cùng
trong ñiều kiện như vậy Chloramphenicol pha loãng ở nồng ñộ 1/50000 vẫn
không có tác dụng với Salmonella. Thực tế tỏi còn có tác dụng diệt cả virus
cúm gây bệnh cho người.
-Với nguyên sinh ñộng vật: Nước tỏi 5% ức chế rất nhanh sự hoạt ñộng
của Amip. Amip co lại thành một khối tròn, mất khả năng vận ñộng và bám
vào thành ruột. Dưới tác dụng của nước tỏi 5% những con Amip còn sống sót
cũng mất hết khả năng sinh sản. Những năm gần ñây Trung Quốc dùng tỏi
chữa lỵ amip kết quả ñạt tới 80%. Trong ống nghiệm, nước tỏi 3% ñủ diệt các
trực trùng lỵ và trực trùng gây bệnh ñường ruột. Trong lâm sàng, dùng tỏi