Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu thành phần, vai trò của thiên địch chính trong hạn chế số lượng sâu hại ngô tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 110 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***


KHÚC DUY HÀ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, VAI TRÒ CỦA
THIÊN ðỊCH CHÍNH TRONG HẠN CHẾ SỐ LƯỢNG
SÂU HẠI NGÔ TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC ðỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.01.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Phạm Văn Lầm




HÀ NỘI – 2012



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………




i
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ cho một học vị nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc hoàn thành luận văn ñã ñược cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn



Khúc Duy Hà


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành ñể tài luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới GS.TS. Phạm Văn Lầm ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện ñề tài luận văn này, tôi luôn nhận ñược sự
giúp ñỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các bạn bè và các ñồng nghiệp tại
Viện Bảo vệ Thực vật. Nhân ñây cho phép tôi ñược cảm ơn những sự giúp ñỡ
quý báu ñó.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban ñào tạo sau ñại học - Viện Khoa học
Nông nghiẹp Việt Nam, ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh ñạo viện Bảo vệ thực vật
cùng toàn thể ñồng nghiệp trong cơ quan Viện Bảo vệ thực vật. Tôi cũng xin
chân thành cảm ơn những người thân trong gia ñình ñã giúp ñỡ, hỗ trợ, ñộng
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn



Khúc Duy Hà


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU i
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2. Yêu cầu nghiên cứu 3
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 5
1.2. Một số kết quả nghiên cứu ở ngoài nước 6
1.2.1. Nghiên cứu về thiên địch trên cây ngô 6
1.2.2. Thành phần loài bọ đuôi kìm 8
1.2.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ đuôi kìm 10
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 26
1.3.1. Nghiên cứu về thiên địch của sâu hại ngô 26


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

1.3.2. Nghiên cứu về thành phần bọ đuôi kìm 27
1.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của bọ đuôi kìm 29
CHƯƠNG 2 35
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Địa điểm nghiên cứu 35
2.2. Thời gian nghiên cứu 35
2.3. Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu 35

2.4. Nội dung nghiên cứu 36
2.5. Phương pháp nghiên cứu 36
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra, xác định thành phần thiên địch của
sâu hại ngô 36
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài bọ đuôi kìm
Labidura riparia Pallas 37
2.5.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 38
2.5.3.1. Tâp tính sống của bọ đuôi kìm Labidurra riparia Pallas 38
2.5.3.2. Phương pháp theo dõi thời gian phát dục của các pha phát triển 39
2.5.3.3. Phương pháp theo dõi tỷ lệ trứng nở 40
2.5.3.4. Phương pháp nghiên cứu sức đẻ trứng của bọ đuôi kìm 40
2.5.3.5. Phương pháp xác định tỉ giới tính của bọ đuôi kìm 40
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu diễn biến mật độ loài bọ đuôi kìm phổ biến
Labidura riparia Pallas trên đồng ngô vùng nghiên cứu 41
2.5.5. Phương pháp nghiên cứu khả năng lợi dụng thiên địch tự nhiên trong
hạn chế sâu hại ngô 41
2.5.5.1. Nghiên cứu khẳ năng ăn mồi của bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas
41
2.5.5.2. Phương pháp nghiên cứu nhân nuôi bọ đuôi kìm với số lượng lớn 41
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 42
CHƯƠNG 3 43


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Thành phần thiên địch của sâu hại ngô vùng Hà Nội và Hưng Yên 43

3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 49
3.2.1. Đặc điểm hình thái 49
3.2.1.1. Vị trí phân loại của bọ đuôi kìm sọc nâu lớn 49
3.2.1.2. Đặc điểm hình thái các pha phát triển của bọ đuôi kìm 50
3.2.1.3. Phân biệt pha trưởng thành của các loài bọ đuôi kìm trên ngô 55
3.2.2. Đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 59
3.2.2.1. Tâp tính sống của bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 59
3.2.2.2. Thời gian các pha phát triển của bọ đuôi kìm L. riparia Pallas 60
3.2.2.3. Đặc điểm sinh sản của bọ đuôi kìm L. riparia Pallas 65
3.2.3. Đặc điểm sinh thái cơ bản của bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 67
3.2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các pha phát triển của bọ đuôi kìm
Labidura riparia Pallas 67
3.2.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 69
3.2.3.3. Khả năng sống sót của bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 70
3.3. Diễn biến mật độ bọ đuôi kìm L. riparia Pallas trên ruộng ngô 71
3.3.1. Diễn biến mật độ bọ đuôi kìm L. riparia trong vụ Xuân-Hè năm 2012
71
3.3.2.Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ bọ đuôi kìm trên các giống ngô 73
3.4. Tìm hiểu khả năng lợi dụng bọ đuôi kìm L. riparia trong hạn chế sâu hại
ngô 77
3.4.1. Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm L. riparia 77
3.4.2. Khả năng nhân nuôi bọ đuôi kìm L. riparia với số lượng lớn 78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
Kết luận 81
Đề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ghi chú
BĐK Bọ đuôi kìm
BVTV Bảo vệ thực vật
FFTC Trung tâm Công nghệ Lương thực và Phân bón, Đài Loan
RH%
Độ ẩm
RM Rệp muội
SĐT Sâu đục thân
TB Trung bình
T
o
C Nhiệt độ
TT Trưởng thành
UPLB Trường Đại học Los Baños Philippin


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Số lượng loài thiên địch thu thập được trên cây ngô tại vùng Hà
Nội và Hưng Yên (vụ ngô Xuân - Hè năm 2012)
44


Bảng 3.2 Thành phần loài thiên địch của sâu hại ngô tại vùng Hà Nội và
Hưng Yên (Vụ Xuân - Hè năm 2012)
44

Bảng 3.3
Các loài thiên địch của sâu hại ngô đã ghi nhận được trong vụ
ngô Xuân-Hè năm 2012
47

Bảng 3.4 Kích thước các pha phát triển của bọ đuôi kìm L. Riparia (Viện
Bảo vệ thực vật, năm 2012)
51

Bảng 3.5 Phân biệt đặc điểm hình thái các loài bọ đuôi kìm 57

Bảng 3.6
Thời gian phát triển các tuổi ấu trùng của bọ đuôi kìm L. riparia
nuôi bằng cám mèo (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
61

Bảng 3.7 Thời gian phát triển các pha, vòng đời bọ đuôi kìm L. riparia
nuôi bằng cám mèo (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
62

Bảng 3.8
Thời gian phát triển các tuổi ấu trùng của bọ đuôi kìm L. riparia
nuôi bằng rệp muội ngô

(Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)

63

Bảng 3. 9 Thời gian phát triển các pha, vòng đời bọ đuôi kìm L. riparia
nuôi bằng rệp muội ngô (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
63

Bảng 3.10

So sánh thời gian các pha và vòng đời của bọ duôi kìm L.
riparia ở cùng điều kiện nuôi chỉ khác thức ăn (Viện bảo vệ
thực vật, 2012)
64

Bảng 3.11

Tỷ lệ giới tính của bọ đuôi kìm L. riparia trên đồng ruộng (Viện
Bảo vệ thực vật, 2012)
65

Bảng 3.12

Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ giới tính của bọ đuôi
kìm L. riparia (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
66

Bảng 3.13

Tỷ lệ trứng nở của bọ đuôi kìm L. riparia nuôi bằng thức ăn 67




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii
khác nhau (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
Bảng 3.14

Thời gian phát triển của bọ đuôi kìm L. riparia Pallas nuôi ở các
điều kiện nhiệt độ khác nhau (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
68

Bảng 3.15

Khả năng sống sót ở các pha của bọ đuôi kìm L. riparia nuôi ở
điều kiện nhiệt độ khác nhau (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
71

Bảng 3.16

Diễn biến mật độ bọ đuôi kìm L. riparia và các con mồi của nó
trên đồng ngô vụ Xuân-Hè năm 2012 tại Hà Nội và Hưng Yên
72

Bảng 3.17

Ảnh hưởng của giống ngô đến biến mật độ bọ đuôi kìm L.
riparia và các con mồi của nó trên đồng ngô vụ Xuân - Hè năm
2012 tại Hà Nội và Hưng Yên
74


Bảng 3.18

Khả năng ăn mồi ở trong phòng thí nghiệm của bọ đuôi kìm L.
riparia (Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
77

Bảng 3.19

Hệ số nhân nuôi bọ đuôi kìm L. riparia bằng hộp nhựa
(Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
79

Bảng 3.20

Hệ số nhân nuôi bọ đuôi kìm L. riparia bằng chậu nhựa
(Viện bảo vệ thực vật, năm 2012)
80




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bọ đuôi kìm đang ăn sâu đục thân ngô 10

Hình 1.2 Hình ảnh thả bọ đuôi kìm lên nõn cây ngô 10


Hình 1.3 Gọng kìm của 3 loài bọ đuôi kìm 10

Hình 1.4 Sơ đồ mạch cánh bọ đuôi kìm Forficula auricularia 14

Hình 1.5 Bọ đuôi kìm Chelisoches morio (Fabricius) 20

Hình 1.6 Bọ đuôi kìm Labidura riparia (Pallas) 21

Hình 2.1 Hộp nhựa nuôi bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 42

Hình 2.2 Chậu nhựa nuôi bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 42

Hình 3.1 Bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 49

Hình 3.1 Trứng bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 51

Hình 3.2 Trưởng thành bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas 53

Hình 3.3 Đuôi bọ đuôi kìm L. riparia Pallas trưởng thành đực (A), cái (B) 54

Hình 3.4 Bọ đuôi kìm L. riparia Pallas trưởng thành đực (A), cái (B) 54

Hình 3.5 Trưởng thành bọ đuôi kìm Euborellia annulipes Lucas 56

Hình 3.6 Trưởng thành bọ đuôi kìm Euborellia annulata Fabr. 57

Hình 3.7 Bọ đuôi kìm cái Labidura riparia Pallas đang bảo vệ ổ trứng 59

Hình 3.8 Bọ đuôi kìm Labidura riparia Pallas đang giao phối 60


Hình 3.9 Diễn biến mật độ bọ đuôi kìm L. riparia và các con mồi của nó
trên đồng ngô vụ Xuân - Hè năm 2012 tại Hà Nội và Hưng Yên
73

Hình 3.10

Ảnh hưởng của giống ngô đến mật độ đuôi kìm L. riparia và
sâu đục thân ngô trên đồng ngô vụ Xuân - Hè năm 2012 75

Hình 3.11

Ảnh hưởng của giông ngô đến mật độ bọ đuôi kìm L. riparia và
rệp muội trên đồng ngô vụ Xuân - Hè năm 2012 76





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1
MỞ ðẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Cây ngô (Zea mays L.), là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây
lúa, nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhân loại nói chung và Việt
Nam nói riêng. Ngoài cung cấp lương thực cho con người, ngô còn làm thức
ăn cho gia súc và nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp như cồn, rượu,
tinh bột, dầu, bánh kẹo… Những năm gần đây nhờ chính sách quan tâm của

Đảng và Nhà nước, đồng thời với những tiến bộ to lớn trong việc lai tạo các
giống ngô năng suất cao, phẩm chất tốt cùng với kỹ thuật thâm canh tiên tiến
nên sản xuất ngô ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng
suất và sản lượng. Năm 2000 diện tích ngô cả nước đạt 147 ngàn ha năng suất
đạt 41,15 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 605 nghìn tấn thì đến năm 2007 diện tích
ngô cả nước là 797 ngàn ha tăng gấp 5 lần so với năm 2000 và năng suất đạt
50,61tạ/ha, sản lượng đạt 4.541nghìn tấn. Năm 2008 diện tích ngô đạt 1.140,2
nghìn ha, sản lượng đạt 4.573,1 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2011).
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã cho thấy một quy luật
là khi trồng trọt càng đi sâu vào thâm canh, dịch hại càng phát triển mạnh,
đồng thời việc sử dụng thuốc hoá học càng nhiều và tổn thất mùa màng do
sâu bệnh hại càng gia tăng. Điều này đã được các nhà tính toán của tổ chức
FAO khẳng định: sự gia tăng năng suất cây trồng nông nghiệp trên toàn thế
giới chậm hơn khoảng 1,5 lần so với gia tăng tổn thất do dịch hại gây ra. Đối
với sản xuất ngô ở nước ta cũng không nằm ngoài những quy luật này.
Trong vài năm trở lại đây một số sâu hại phát sinh gây tổn thất nhiều ở
các tỉnh trồng ngô tập trung trong cả nước (như sâu gai hại ngô, mọt hạt ngô,
sâu đục thân, sâu đục bắp, sâu cắn lá ngô, rệp hại ngô ). Hiện nay để phát triển
một nền nông nghiệp theo hướng bền vững cần tiến hành đưa ra các giải pháp


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2
phòng trừ mang tính khoa học và thân thiện với môi trường. Một trong các giải
pháp đó là sử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại cây trồng,
sử dụng thiên địch nhằm hạn chế sự gây hại của sâu bệnh. Khi sử dụng thuốc
trừ sâu bệnh và phân bón hợp lý sẽ là cơ sở cho sự phục hồi và phát sinh phát
triển của các loài côn trùng có ích trên đồng ruộng cho cây trồng.

Các nghiên cứu về sâu hại ngô ở Việt nam đã được tiến hành từ lâu và đã
đạt được kết quả đáng khích lệ, những kết quả nghiên cứu đã được tiến hành
từ những năm 1967-1968, 1977-1980 (Nguyễn Quý Hùng và nnk.,1978;
Nguyễn Đức Khiêm, 1995; Viện Bảo vệ thực vật, 1976) [13], [[14], [30]. Tuy
nhiên những nghiên cứu trong nước về thành phần thiên đich của sâu hại ngô
chưa có nhiều.
Mặt khác, từ khi áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật về canh tác cây
ngô (sử dụng giống lai mới năng suất cao, phát triển vụ ngô đông, ) cho đến
nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về thành phần thiên địch sâu hại
ngô lai. Do đó những thay đổi về thành phần số lượng của các loài thiên địch
sâu hại ngô ở nước ta chưa được cập nhật, nên chưa phản ánh được thực trạng
và hiệu quả của chúng trong việc hạn chế sâu hại ngô trên đồng ruộng.
Trong hội nhập quốc tế giống ngô lai biến đổi gen sẽ được thương mại
hóa ở nước ta trong tương lai gần, điều đó kéo theo rủi ro tiềm ẩn đối với
quần xã chân khớp trên đồng ngô hay không sẽ là vấn đề cần quan tâm với
góc độ bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Để góp phần giải quyết vấn đề này
cần có những dẫn liệu cập nhật về thực trạng tập hợp sâu hại ngô và thiên
địch của chúng trên đồng ngô trước thời điểm thương mại hoá giống ngô lai
chuyển gen. Với những lý do trình bày trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: "Nghiên cứu thành phần, vai trò của thiên ñịch chính trong hạn chế số
lượng sâu hại ngô tại một số tỉnh thuộc ñồng bằng sông Hồng".


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3
2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thành phần thiên địch của sâu chính hại ngô tại một số

tỉnh đồng bằng sông Hồng nhằm xác định những loài thiên địch phổ biến từ
đó đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài phổ biến làm cơ sở
đề xuất biện pháp lợi dụng thiên địch trong hạn chế sâu hại ngô.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
Xác định thành phần thiên địch chính của sâu hại ngô tại vùng nghiên
cứu.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài thiên địch phổ biến
Labidura riparia Pallas trên đồng ngô.
Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện canh tác khác nhau đến những
thay đổi về diễn biến số lượng của thiên địch phổ biến trên đồng ngô.
Tìm hiểu khả năng lợi dụng thiên địch tự nhiên trong phòng chống sâu
hại ngô.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ðỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cập nhật các dẫn liệu khoa học về thành
phần thiên địch của sâu hại trên đồng ngô trong các điều kiện canh tác khác
nhau ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Đồng thời cung cấp một số
dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài thiên địch phổ biến
trên ngô tại vùng nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm tài liệu làm cơ sở khoa học
để đề xuất các giải pháp lợi dụng thiên địch tự nhiên trong phòng chống sâu
hại ngô theo hướng nông nghiệp bền vững phù hợp với các vùng trồng ngô


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4
tập trung ở đồng bằng sông Hồng. Đồng thời góp phần làm cơ sở xây dựng

tiêu chí đánh giá tính đa dạng sinh học ở cấp độ loài của tập hợp thiên địch
trên đồng ngô khi thương mại hóa giống ngô lai biến đổi gen.
4. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. ðối tượng nghiên cứu
Các loài thiên địch của sâu chính hại ngô. Loài bọ đuôi kìm bắt mồi
Labidura riparia Pallas.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu tìm hiểu điều tra thành phần thiên địch của sâu hại ngô
trong điều kiện thâm canh khác nhau ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài bọ đuôi kìm bắt mồi
Labidura riparia Pallas, lợi dụng chúng trong phòng chống các loài sâu hại
ngô có hiệu quả cao.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài nghiên cứu
Các giải pháp phòng chống sâu hại ngô theo hướng bền vững phải được
xây dựng trên cơ sở hiểu biết một cách khoa học về thành phần, số lượng và
các yếu tố ảnh hưởng đến tập hợp chân khớp chứ không phải của từng loài
sinh vật gây hại riêng rẽ. Những nghiên cứu về quần xã chân khớp trên cây
trồng nói chung và tập hợp thiên địch - sâu hại nói riêng trong sinh quần cây
ngô là rất quan trọng để xây dựng biện pháp phòng chống các loài gây hại.
Tất cả các loại cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng đều bị nhiều loài
sinh vật khác nhau phá hại, đây được gọi là sinh cật gây hại cây trồng. Khi

chúng sinh trưởng cà phát triển với mật độ cao gây hại ảnh hưởng nghiêm
trọng tới cây trồng thì được gọi là dịch hại. Trong tự nhiên các sinh vật là kể
thù của các dịch hại cây trồng thì được gọi là thiên địch, đây là loài sinh vật
sử dụng dịch haị làm thức ăn của chúng vì vậy chúng không có hại đối với
cây trồng. Trong sinh quần nông nghiệp thì hai thành phần dịch hại và thiên
địch luôn tồn tại song song và không thể thiếu được, khi một trong hai thành
phần này mất đi thì sẽ gây mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Khă năng phát
triển về số lượng cá thể trong quần thể từng loài cũng không giống nhau ngay
cả trong cùng một loài cũng khác nhau, điều đó tùy thuộc vào môi trường sinh
thái mà chúng sinh sống. Darwin (1859) đã viết: "Số lượng trung bình của
loài và ngay cả sự tồn tại của loài đều phụ thuộc vào sự tác động của nhiều
yếu tố môi trường" (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [16].
Những nghiên cứu về mối quan hệ thiên địch - sâu hại là cơ sở để xây
dựng, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với đa dạng sinh học của quần xã chân khớp
trên ruộng ngô. Quần xã chân khớp trên cây ngô nói riêng và trên cây trồng
nói chung sẽ chắc chắn bị thay đổi về thành phần, số lượng do áp dụng các


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6
giải pháp thâm canh cây ngô, kể cả sử dụng cây ngô chuyển gen. Những thay
đổi này phụ thuộc nhiều vào tính đa dạng sinh học của quần xã chân khớp bản
địa. Việt Nam được thừa nhận là một trong những trung tâm đa dạng sinh học
lớn trên thế giới. Tính đa dạng của tập hợp thiên địch - sâu hại trên ngô ở
nước ta cũng có những nét đặc thù riêng của nó.
Những điểm nêu trên là cơ sở khoa học của đề tài luận văn.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu ở ngoài nước
Trong sản xuất nông nghiệp, lịch sử thuần hóa cây trồng của con người

có từ rất lâu, quá trình thuần hóa cây trồng đã tạo điều kiện cho sự hình thành
những mối quan hệ ổn định giữa cây trồng với các sinh vật liên quan, đặc biệt
đã tạo nên một quần xã chân khớp khá phong phú, đa dạng và đặc trưng riêng
cho từng loại cây trồng. Quần xã chân khớp này là những thành viên quan
trọng, chiếm các vị trí trung gian trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái
nông nghiệp. Chúng gồm các nhóm chức năng như nhóm ăn thực vật (sâu
hại), nhóm ký sinh và bắt mồi (thiên địch), nhóm hút mật, ăn phấn hoa, Mức
độ đa dạng loài của quần xã chân khớp cũng như của các nhóm chức năng rất
khác nhau, phụ thuộc vào từng sinh cảnh cây trồng cụ thể của từng vùng và
từng quốc gia.
1.2.1. Nghiên cứu về thiên ñịch trên cây ngô
Thành phần thiên địch của sâu hại ngô cũng đã được phát hiện nhưng
thành phần chưa nhiều. Ở Triều Tiên mới ghi nhận được 2 loài, trong đó loài
ong mắt đỏ Trichogramma evanescens có thể tiêu diệt được 63,8% số trứng
vật mồi. Ở Malaysia mới ghi nhận được 2 loài ký sinh nhộng sâu hại ngô và 2
loài bắt mồi ăn thịt. Ở Phillipine đã phát hiện được 3 loài bắt mồi và 1 loài ký
sinh trứng sâu hại ngô (Hussein et al., 1983; Lee et al., 1982) [49], [55].
Một số tác nhân sinh học đã được nghiên cứu để trừ sâu hại ngô trên thế
giới như ong mắt đỏ Trichogramma evanescens, vi khuẩn Bacillus


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7
thuringiensis, vi rút nhân đa diện NPV, nấm Beauveria, Những tác nhân
thiên địch này được nghiên cứu để trừ các loài sâu hại ngô như sâu đực thân
ngô châu Á (Ostrinia furnacalis Guenee), sâu đục thân ngô châu Âu (Ostrinia
nubilalis) là loại sâu hại chính ở nhiều nước châu Âu, ngoài ra nó còn là sâu
hại chính của một số nước ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á (Berger, 1984)

[32], sâu keo (Spodoptera frugiperda), sâu cắn rễ ngô (Diabrotica virgifera)
.(FAO, 1997; Gahlukar et al., 1976; Willink et al., 1996) [40], [46], [70].
Ở Indonesia, Philippines và Malaysia, có báo cáo sâu đục thân ngô gây
thiệt hại lên tới 80-90%. Một trong những phương pháp kiểm soát sâu đục
thân ngô là bọ đuôi kìm, đây là một trong những kẻ săn mồi có hiệu quả đối
với O. furnacalis. Thức ăn của bọ đuôi kìm còn là Helicoverpa armigera, rệp
và nhện nhỏ (Situmorang và Gabriel 1988; Capinera 1999) [34],[64]. Nonci
và cộng sự (2000) tìm thấy E. annulata ăn ấu trùng và trứng của O. furnacalis.
Đối với các loài côn trùng bắt mồi sâu đục thân ngô Situmorang và
Gabriel (1988) [64] nghiên cứu về bọ đuôi kìm Euborellia annulata,
Bharadwaj (1966) [33] nghiên cứu bọ đuôi kìm Euborellia annulipes cho thấy
pha sâu non và trưởng thành thường tìm ăn ổ trứng sâu đục thân ngô trên
ruộng ngô, ngoài ra, nó còn ăn thịt một số loài sâu hại trên một số cây trồng
khác như cây bắp cải, cây đậu tương và cây đậu rau. Theo Nurnina Nonci
(2005) [58], bọ đuôi kìm Euborellia annulata là côn trùng ăn thịt tiềm năng
của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis), một trong các loài gây hại quan
trọng nhất của ngô.
Theo FFTC (Trung tâm Công nghệ Lương thực và Phân bón, Đài Loan)
(2005) [44], sâu bệnh là một trong những yếu tố làm năng suất ngô giảm. Kết
quả ghi nhận có hơn 50 loài côn trùng hại ngô và tấn công ở tất cả các giai
đoạn tăng trưởng của cây ngô. Một trong các loài gây hại nhất phá hoại của
ngô là sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee). Kiểm soát sâu đục thân


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8
là một mối quan tâm lớn của người trồng ngô, đặc biệt là trồng ngô ngọt. Sâu
đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) làm giảm năng suất tiềm năng bình

quân 52%. Hiện tại nông dân chủ yếu là áp dụng thuốc trừ sâu hóa học. Tuy
nhiên, việc sử dụng liên tục thuốc trừ sâu đã dẫn tới sâu kháng thuốc. Do đó
cần thiết xác định kẻ thù tiềm năng tự nhiên của sâu đục thân ngô như các
biện pháp kiểm soát sinh học.
Cục Nông nghiệp của Philippine (2005) [36] đã chỉ đạo áp dụng phòng
trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học, họ đã sử dụng bọ đuôi kìm và nấm
Trichogramma để phòng trừ sâu đục thân ngô, phát hành tờ rơi hướng dẫn sử
dụng bọ đuôi kìm và nấm Trichogramma trong quản lý sâu hại ngô nói chung,
sâu đục thân ngô nói riêng.
Trong chương trình hợp tác nghiên cứu của FFTC (Trung tâm Công
nghệ Lương thực và Phân bón, Đài Loan) với các nhà nghiên cứu của Trường
Đại học Los Baños Philippin -UPLB (2009) [44] tiến hành theo các bước nhân
thả bọ đuôi kìm: Nhân nuôi hàng loạt bọ đuôi kìm với chế độ thức ăn nhân tạo
(kết hợp thức ăn công nghiệp của chó và lõi ngô, trong dụng cụ nuôi có đất);
Thả bọ đuôi kìm ở tuổi 3-4 và trưởng thành, mật đọ thả 1 bọ đuôi kìm cho mỗi
mét vuông, thường thả vào buổi chiều muộn, đặt một bọ đuôi kìm vào nõn cây
ngô, cứ cách 4 cây theo chiều dọc hàng thả 1 con. Thả theo kiểu zíc zắc giữa
các hàng để bọ đuôi kìm được phân bố đều ngay từ ban đầu trong khu ruộng.
Các nhà khoa học UPLB đã làm thử nghiệm diện hẹp 50m
2
và diện rộng 250
m
2
và đưa ra kết quả đã chỉ ra rằng các biện pháp can thiệp của bọ đuôi kìm
làm tăng sản lượng ngô lên 40%. Với việc sử dụng bọ đuôi kìm chi phí sản
xuất được giảm 8-10%.
1.2.2. Thành phần loài bọ ñuôi kìm
Thành phần loài bọ đuôi kìm khá phong phú và phân bổ rộng khắp thế
giới. Theo Essig (1942) [39], loài được xác định sớm nhất tại miền Nam



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9
Caliphoonia (Mỹ) là loài Euborellia annulipes. Theo Esaki Teiso et. al
(1952) [38], Bọ đuôi kìm thuộc bộ cánh da (Dermaptera); tên tiếng Anh là
Earwigs. bọ đuôi kìm có cơ thể dẹt, thân kéo dài, kiểu đầu nhô về phía trước,
hàm kiểu miệng nhai với râu đầu nhiều đốt, mắt kép phát triển. Hầu hết các
loài trong bộ Dermaptera cánh ngắn, cánh ngoài biến thái, gân cánh mịn,
cánh trong dạng màng, hình bán nguyệt, gân cánh xếp hình dẻ quạt. Các
chân gân bằng nhau với 3 đốt bàn. Bụng 10 đốt, đốt bụng cuối cùng kéo dài
như cái kìm (kẹp).
Theo Fabian Hass (1996) [42], bộ cánh da (Dermaptera) là bộ tương
đối nhỏ bao gồm khoảng 1.800 loài côn trùng với 10 họ phân bổ trên khắp thế
giới. Theo Richard Leung (2004) [61], bọ đuôi kìm được phát hiện ở hầu hết
các nơi trên thế giới trừ những vùng băng giá, rất phổ biến ở những vùng khí
hậu nóng ẩm. Có khoảng 1.200 loài đã được miêu tả, hầu hết chúng đều sống
tự do, ăn tạp (các côn trùng nhỏ), một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi
xuất hiện con mồi thì chúng lại chuyển sang ăn động vật ngay. Có khoảng
hơn chục loài sống trong hang dơi vùng Châu Á. Nishida (2008) thu thập
được 9 loài ở Nhật Bản trong đó 2 loài thuộc họ Carcinophoridae là
Anisolabis maritima và Euborellia annulipes; 2 loài thuôc họ Chelisochidae
là Chelisoches morio và Hamaxas nigrorufus; 5 loài thuộc họ Labiidae.
Theo Ramamurthi (1973) [60], nhiều loài mới được phát hiện sau này
trong đó ghi nhận được 3 loài mới ở Thái Lan. Trong những năm gần đây,
Fabian Hass et al. (2005) [43] mô tả 1 loài mới là Schizoproreus vulcanus
thuộc họ Chelisochidae sống ở vùng Sulawesi (Inđônêsia). Năm 2009 đã công
bố kết quả điều tra, ghi nhận thành phần loài bọ đuôi kìm ở 26 nước trên thế
giới. Trong đó ở Công-gô có thành phần loài nhiều nhất là 128 loài, ở

Vênêzuêla có 85 loài, ở Kenia có 54 loài, ở Mỹ cớ 28 loài, Nhật Bản có 35
loài, Nga cớ 34 loài và ít nhất là Ai-len có 3 loài.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

Hình 1.1. Bọ ñuôi kìm ñang ăn
sâu
ñục thân ngô
Hình 1.2. Hình ảnh thả bọ ñuôi k
ìm
lên nõn cây ngô



A: Labidura riparia (đực, dạng lớn);
B: Labidura riparia (đực, dạng nhỏ);
C: Labidura riparia (cái);
D: Euborellia annulipes (đực);
E: Euborellia annulipes(cái);
F: Forficula auricularia (đực, dạng ngắn);
G: Forficula auricularia (cái);
H: F. auricularia (đực, dạng dài).
Hình 1.3. Gọng kìm của 3 loài bọ ñuôi kìm
(Nguồn ảnh:
1.2.3. ðặc ñiểm hình thái, sinh học của bọ ñuôi kìm
Theo Richard Leung (2004) [61], bụng bọ đuôi kìm có 10 đốt ở con

đực (kể cả đuôi kìm), con cái có 8 đốt bụng. Máng đẻ trứng của con cái ngắn
hoặc tiêu biến tuỳ theo loài. Bọ đuôi kìm thường sống ẩn nấp, chạy nhanh,
mặc dù có cánh nhưng rất ít khi thấy chúng bay, chỉ tìm kiếm thức ăn trên
cây, ăn côn trùng nhỏ vào ban đêm. Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong ổ
làm dưới đất, chúng có biểu hiện chăm sóc, bảo vệ trứng, thậm chí có hành


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11
động bảo vệ con 1-2 tuần sau nở. Trong điều kiện ấm áp chúng đẻ nhiều, mùa
hè bọ đuôi kìm đen ít khi đẻ trứng, vào mùa đông lạnh chúng đình dục hoàn
toàn cho đến mùa xuân lại tiếp tục hoạt động, mỗi năm bọ đuôi kìm thường có
7 lứa. Khi mới đẻ, trứng hình cầu, đường kính khoảng 0,75 mm, khi phôi phát
triển trở thành hình elip, dài khoảng 1,25 mm. Trứng mới đẻ màu trắng kem,
dần chuyển thành màu nâu khi phôi phát triển. Một cá thể cái có thể đẻ
khoảng 50 quả trứng trong một ổ, tổng số trứng của một con cái đẻ từ 100-
200 quả. Thời gian trứng nở từ 6-17 ngày. Ấu trùng có hình dạng rất giống
với trưởng thành, khác nhau chủ yếu về kích thước và chưa có cánh. Bụng bọ
đuôi kìm chia 8-10 đốt. Đầu và bụng có màu nâu sẫm. Các mảnh lưng ngực
của loài Euborellia annulipes (Lucas) (Insecta: Dermaptera: Carcinophoridae)
thường hơi xám hay vàng nâu. Chân có màu trắng, với một vòng tối quanh
đốt đùi. Đôi gọng kìm dài vừa phải, và hơi cong. Bình thường, quan sát thấy
bọ đuôi kìm có 5 tuổi, nhưng đôi khi thấy có 6 tuổi. Sử dụng số tuổi phân biệt
loài là rất khó vì không đặc trưng.
Beier (1959) [31] đưa ra một bản tóm tắt nhiều thông tin sinh học đã
được biết đến. Trứng bọ đuôi kìm màu trắng, kích thước khá lớn đối với kích
thước của côn trùng, được đẻ trong một ổ tối, ẩm, chẳng hạn như bên dưới vỏ
cây, dưới đá, lá hoặc thảm thực vật, trong các hang hốc hoặc lỗ trong đất. Số

lượng trứng dao động từ 44-70 đối với loài Anisolabis littorea (White), 60-70 ở
loài Labidura riparia (Pallas), 21-80 ở loài Forficula auricularia Linnaeus, 40-
60 ở loài Chelisoches morio (Fabricius) và 15-27 ở loài Marava arachidis
(Yersin). Bọ đuôi kìm sống quan hệ chặt chẽ với đất, sự lựa chọn làm tổ phụ
thuộc chủ yếu lớp đất hoặc các vật liệu khác, độ ẩm cũng là quan trọng. Quan
sát cấu trúc tổ phát hiện điều lý thú: một cơ chế bảo vệ trên tổ, một phần của tổ
hở ra để con cái có thể tấn công bất kỳ đối tượng di chuyển đến gần tổ, kể cả
con đực. Hoạt động đẻ trứng sẽ kích thích con cái đưa ra 2 phản ứng cần thiết


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12
là liếm trứng và thu thập các quả trứng trong một đống nếu những quả trứng
nằm rải rác. Tác dụng của động tác liếm là để loại bỏ bào tử nấm hoặc những gì
không liên quan đến vỏ trứng, và trứng sớm bị mốc nếu con cái không chăm
sóc. Lột xác lần đầu tiên và lần 2 có thể diễn ra trong tổ khi ấu trùng vẫn còn
sống thành bầy, nhưng sớm hay muộn con cái chết và ấu trùng giải tán. Con cái
chăm sóc trứng có thể được kéo dài nếu trứng còn mới được thay thế sau khi
nuôi trứng ban đầu, nhưng hoạt động chăm sóc này có thể bị mất nếu trứng
được gỡ bỏ khỏi tổ và không cung cấp trứng khác. Nếu đặt trứng trở lại trong
vòng một vài ngày con cái sẽ chấp nhận chúng, nhưng nếu lâu hơn thì con cái
sẽ ăn trứng. Số phận của trứng chưa được quyết định đến khi nó nở vì con đực
có thể tấn công chúng hoặc có thể ăn chúng. Ấu trùng thường trải qua 4 lần lột
xác trước khi trở thành trưởng thành, do đó có 4 lần lột xác sau khi nuôi từ
trứng, nhưng ở loài Anisolabis có 5 lần. Giai đoạn ấu trùng từ khi trứng nở đến
lần cuối lột xác khác nhau ở các loài khác nhau và cũng khác nhau phụ thuộc
vào nhiệt độ, giai đoạn này đã được ghi nhận là khoảng 100 ngày ở loài
Labidura riparia, 40-44 ngày ở Marava arachidis, và 165 ngày ở loài

Anisolabis littorea. Loài Forficula auricularia khoảng từ 42-49 ngày ở nhiệt độ
của 25°C, 80-98 ngày ở nhiệt độ 15°C. Trưởng thành bọ đuôi kìm hầu như hoạt
động về đêm, ban ngày ẩn náu trong các vị trí tối, như trong đường nứt hẹp.
Chúng ra vào ban đêm để kiếm ăn, thường là ăn tạp mặc dù một số loài có vẻ là
chủ yếu ăn thịt, cả hai thói quen ăn chay và ăn thịt cũng đã được ghi nhận. Một
vài loài bay dễ dàng, chủ yếu là các loài nhỏ hơn như Labiidae, nhưng khả
năng bay trong bọ đuôi kìm thường không được ghi nhận, có lẽ do thói quen ăn
đêm của chúng, và khoảng cách bay không xa. Một đại diện là Chelisoches
morio bay dễ dàng nhưng hiếm người thấy chúng bay. Bọ đuôi kìm cũng bị thu
hút bởi ánh sáng, và một số các hồ sơ hiện nay nhờ phương pháp này của việc
thu thập. Một số mẫu vật bọ đuôi kìm đã bay đến ánh sáng, nhưng một số


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13
không có cánh và rõ ràng để thu thập phải dùng bẫy hố. Bọ đuôi kìm có khả
năng leo lên một tầm cao đáng kể trên bề mặt thô, như các bản mô tả cấu tạo
lòng bàn chân chứng minh điều này. Thời kỳ giao phối có thể được kéo dài
khác nhau ở các loài, ở các thời điểm khác nhau của năm, thậm chí trong khu
vực ôn đới phía Bắc bán cầu có một khoảng thời gian rất ngắn giữa giao phối
và đẻ trứng. Bọ đuôi kìm là những loài côn trùng có nguồn gốc nhiệt đới hoặc
cận nhiệt đới, thành phần phong phú nhất trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt
trên thế giới. Ngoài một vài loài có tính quốc tế phân bố, mỗi loài có xu hướng
bị giới hạn để cho mỗi khu vực khu hệ động vật có loài đặc hữu của riêng của
mình, trong khi phân bố này là thường xuyên hơn con cái giới hạn trong một
khu vực. Kể từ khi bọ đuôi kìm thiết lập quần thể thì các chuyến bay xa không
phải là quan trọng trong mở rộng phân phối của một loài. Dermaptera là chủ
yếu là côn trùng lục địa và các quần đảo, trừ khi những hòn đảo lớn và có rừng

rậm hoặc gần với các khu vực lục địa. Bọ đuôi kìm ở đảo bao gồm ba nhóm
chính là loài đặc hữu, loài phổ biến cho các lục địa nước lân cận và loài có tính
quốc tế. Việc một số ít cá thể loài mới nhập cư từ các vùng khác cũng có thể
xảy ra. Các loài đặc hữu có thể đại diện cho các hình thức tự phối, hoặc họ có
thể đã phát triển từ một cuộc di cư duy nhất hoặc nối tiếp nhau từ các nước
láng giềng; nhóm thứ hai có xu hướng chiếm ưu thế trên lục địa hơn trên các
quần đảo ngoài Đại Dương, trong khi các loài có tính quốc tế có thể được chi
phối bằng nhau trên cả lục địa và trên đảo, và có thể có bất kỳ loài có tính quốc
tế có thể tạo thành toàn bộ cư dân trên đảo. Một so sánh tỷ lệ loài đặc hữu và
loài có tính quốc tế ở quần đảo Solomon và của liên bang Micronesia cho thấy
quần đảo Solomon có một tỷ lệ cao của các loài thuộc vùng Australasian, và ít
loài có tính quốc tế hơn Micronesia.
Cánh trước của bọ đuôi kìm mang lại cho chúng cái tên Dermaptera (bộ
cánh da). Theo Fabian Haas (1994) [41], cánh bọ đuôi kìm trước đây đã được


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14
Giles (1963), Henson (1951) và Verhoeff (1917) miêu tả. Cánh sau của bọ
đuôi kìm có hình dạng gần như bán nguyệt (hình 1.4) và được chia thành sáu
khu vực.

Hình 1.4. Sơ ñồ mạch cánh bọ ñuôi kìm Forficula auricularia
(Nguồn:Fabian Haas, 1994)
Trước nhất là khu vực biên (Marginal field), nằm ở phía trước của
squama, chèn tại doanh cánh và đạt gần một nửa độ dài của squama. Mép
trước của nó hơi cong và lề sau của nó được đánh dấu thêm bằng sclerotised
squama rõ ràng. Đằng sau khu vực biên nằm ở squama (Schuppe). Ngoại biên

đến squama nằm ngoài khu vực apical (Apikal field). Sau squama là ulnary
(Nebenschuppe). Khu vực apical bên trong (hinteres Apikal field) nằm ở
khoảng giữa và được kết nối với bên ngoài khu vực apical.
Bharadwaj (1966) [33] đã nghiên cứu bọ đuôi kìm Euborellia
annulipes (Lucas) trong phòng thí nghiệm ở điều kiện 68°-84°F (20
o
C-29
o
C)
và thời gian chiếu sáng hàng ngày khoảng 10 giờ. Nuôi trong hộp nhựa đựng
thức ăn trong tủ lạnh và các đĩa Petri, có chứa hỗn hợp với tỷ lệ 3: 1 ẩm đất và


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15
cát thô. Thức ăn cho cả ấu trùng và trưởng thành bọ đuôi kìm chủ yếu là thức
ăn cho chó, thỉnh thoảng bổ sung côn trùng sống nhân nuôi trong phòng thí
nghiệm để tránh lây bệnh cho bọ đuôi kìm. Hoạt động đẻ trứng bắt đầu diễn
ra từ 1-23 ngày sau khi giao phối và diễn ra trong suốt cả năm (thường vào
ban đêm), và trung bình 52,7 quả/ổ. Một số con cái có khả năng đẻ 4 ổ trứng
trong suốt thời kỳ trưởng thành. Thời gian tối thiểu giữa các lần đẻ các ổ
trứng khác nhau là 6-17 ngày và trứng nở trong 2-4 ngày. Ấu trùng thường có
5 tuổi với thời gian trung bình tuổi 1 là 10 ngày, tuổi 2 là 9,5 ngày, tuổi 3 là
11,5 ngày, tuổi 4 là 14,1 ngày và tuổi 5 là 18,3 ngày. Có 12% số cá thể có giai
đoạn ấu trùng trải qua 6 tuổi, trung bình tuổi 6 là 20,2 ngày. Phân biệt tuổi ấu
trùng căn cứ vào chiều dài, chiều rộng cơ thể, chiều dài tấm lưng ngực trước,
chiều dài và chiều rộng của mảnh lưng ngực, tổng số đốt râu đầu, và số lượng
các đốt trong "vùng giữa " râu, mặc dù có một số lượng đáng kể các cá thể

không tuân theo quy luật rõ ràng.
Theo Bharadwaj (1966) [33], khi nuôi bọ đuôi kìm Euborellia
annulipes ở nhiệt độ 21-23°C cho kết quả thời gian phát dục các tuổi tương
ứng là 11,8; 10,6; 13,4; 16,3; 20,1 và 27,0 ngày và tương ứng với tuổi từ 1-6,
tổng cộng là khoảng 99 ngày. Trưởng thành màu nâu sẫm, cánh tiêu biến,
chiều dài 12-16 mm, con cái lớn hơn con đực một chút. Chân thường nhạt
màu, có một băng tối vào khoảng giữa của xương đùi và xương chày ở mỗi
chân. Trưởng thành thường có 16 đốt râu đầu. Các băng tối màu ở chân có thể
thấy dễ dàng và là cơ sở cho tên gọi chung. Đôi kìm của trưởng thành có thể
được sử dụng để phân biệt giới tính. Ở con đực đôi kìm cong hơn, gọng bên
phải cong mạnh vào phía trong ở phần đầu mút. Con đực có 10 đốt bụng,
trong khi con cái có 8 đốt.
Hoffman (1987) [48] đã cung cấp một bản danh sách chứa các loài bọ
đuôi kìm ở Florida. Bọ đuôi kìm Euborellia annulipes là loài hoạt động ban

×