Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

chống hàng giả tại thành pho hồ chí minh và các tỉnh lân cận thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.94 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGUYỄN VĂN TRỌNG
CHỐNG HÀNG GIẢ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC
TỈNH LÂN CẬN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ
CÁC NGÀNH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VUÏ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: T.S NGUYỄN QUỐC THỊNH
TP. Hồ Chí Minh - 2003
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài 1
Mục đích của đề tài 3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Nội dung đề tài 4
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG GIẢ VÀ CƠ SỞ
PHÁP LÝ CHỐNG HÀNG GIẢ 5
1. Khái niệm về hàng giả 5
1.1. Hàng giả theo quan niệm của người tiêu dùng 5
1.2. Hàng giả theo quy định của luật pháp Việt Nam 8
2. Tác hại của hàng giả và Nguyên nhân của nạn sản xuất và buôn bán hàng
giả 11
2.1. Tác hại của hàng giả 11
2.1.1. Tác hại của hàng giả đối với doanh nghiệp 12
2.1.2. Tác hại của hàng giả đối với người tiêu dùng 14
2.1.3. Tác hại của hàng giả đối với xã hội 17


2.2. Những nguyên nhân của tệ nạn làm hàng giả 18
3. Những cơ sở pháp lý chủ yếu để chống hàng giả 22
3.1. Những quy định của luật pháp Việt Nam về chống hàng giả 23
3.1.1. Theo luật Thương mại 23
3.1.2. Theo luật hình sự 23
3.1.3. Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng 24
3.1.4. Nghị định 12/1999/NĐ-CP 26
3.1.5. Nghị định 57/CP 26
3.2. Một số quy định quốc tế về chống hàng giả và hợp tác quốc tế chống
hàng giả. 27
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VÀ
HOẠT ĐỘNG CHỐNG HÀNG GIẢ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH VÀ
CÁC TỈNH LÂN CẬN 37
1. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả tại TP.HCM và các tỉnh lân cận
37
1.1. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả tại Việt Nam những năm
gần đây 37
1.1.1. Xu hướng phát triển sản xuất và buôn bán hàng giả trên thế giới
và khu vực 37
1.1.2. Xu hướng phát triển sản xuất và buôn bán hàng giả tại Việt Nam
39
1.2. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả tại TP.HCM và các tỉnh lân
cận 46
2. Các thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả tại TP.HCM và các tỉnh lân
cận 59
2.1.Các thủ đoạn sản xuất hàng giả 59
2.2. Các thủ đoạn buôn bán hàng giả 62
3. Thực trạng hoạt động chống hàng giả tại TP.HCM và các tỉnh lân
cận 65
3.1. Các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống hàng giả ở

TP.HCM và các tỉnh lân cận 65
3.2. Thực trạng tình hình kiểm tra, xử lý đấu tranh chống hàng giả tại
TP.HCM và các tỉnh lân cận 73
3.3. Nhận xét về công tác chống hàng giả tại TP.HCM và các tỉnh lân
cận 79
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SẢN XUẤT,
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI TP.HCM VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN. .83
1. Phương pháp nhận diện hàng giả 83
1.1. Nhận diện bằng cảm quan 83
1.2. Nhận diện bằng các phương tiện kỹ thuật 85
1.3. Nhận diện bằng các dấu hiệu pháp lý 86
2. Một số giải pháp nhằm hạn chế sản xuất, buôn bán hàng giả tại TP.HCM
và các tỉnh lân cận 87
2.1. Về cơ chế chính sách và trách nhiệm của các ngành, các cấp 87
2.2. Những giải pháp từ phía doanh nghiệp 98
2.2.1. Chống hàng giả thông qua bao bì 98
2.2.2. Chống hàng giả thông qua việc cải tiến và nâng cao chất
lượng hàng hoá 103
2.2.3. Sử dụng tem chống hàng giả 106
2.3. Giải pháp đối với người tiêu dùng 111
PHẦN KẾT LUẬN 116
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 117
1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài:
Nền kinh tế sản xuất hàng hố nói chung và nền kinh tế thị trường
nói riêng với những quy luật của nó đã kích thích sản xuất phát triển,làm tăng
nhanh khả năng cung cấp cho thị trường những hàng hố có chất lượng cao,
đa dạng về mẫu mã, chủng loại và với giá cả ngày càng rẻ. Bên cạnh đó cũng
nảy sinh những vấn đề thách thức đối với nhiều quốc gia như tệ nạn sản

xuất và bn bán hàng giả, bn lậu, sưï phân bố giàu nghèo, sự khác biệt
giữa thành thị và nơng thơn v.v…Vấn đề được nhiều nước quan tâm trong
thời gian gần đây chính là sự gia tăng sản xuất và bn bán hàng giả trên thế
giới. Để tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh, các tổ chức kinh tế, các
cá nhân đều phải cố gắng hết sức nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng
hố, tạo uy tín của hàng hố trên thị trường. Thế nhưng, trong những năm gần
đây, nạn sản xuất và bn bán hàng giả ngày càng tăng về số lượng, quy mơ,
tính chất nguy hiểm. Có thể nói cứ mặt hàng nào được thị trường tín nhiệm,
người tiêu dùng ưa thích thì đều có khả năng bị làm giả. Cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất và bn bán hàng giả cũng ngày
càng tinh vi và phức tạp hơn nhiều.
Có q nhiều loại hàng giả hiện nay đang tồn tại song song với hàng
thật. Hàng giả có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới từ nước nghèo nhất
đến những nước giàu có và những nước đang phát triển. Trước đây người ta
thường nghĩ việc sản xuất hàng giả mang tính tự do, tự phát khơng có tổ chức,
được tiến hành một cách chui lủi, thủ cơng vì thế mà khơng khó khăn gì để có
thể phát hiện được sự có mặt của hàng giả trên thị trường và có thể giám sát,
quản lý chúng một cách dễ dàng. Nhưng hiện nay có nhiều loại hàng giả
được sản xuất một cách tinh vi, với trình độ cơng nghệ như hoặc thậm chí cao
hơn cả so với hàng thật, việc sản xuất hàng giả được tổ chức với một quy mơ
rộng lớn và khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà đã mang tính
quốc tế. Chính những điều đó làm cho việc quản lý chất lượng hàng hoá
trên thị trường và xử lý đối với hàng giả hết sức phức tạp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, thiệt hại vơ hình và hữu hình đều
rất lớn. Ngồi việc bị chia thị phần một cách bất hợp pháp, nhiều doanh
nghiệp đã phải bỏ tiền tự điều tra tìm hiểu, chi phí để quảng cáo nhằm cảnh
báo cho người tiêu dùng. Đặc biệt hàng giả có thể gây tổn hại đến uy tín, nhãn
2
hiệu hàng hóa của doanh nghiệp. Hàng giả khơng chỉ len vào thị trường mà
thậm chí còn tiếp tục áp đảo và chiếm ln thị trường tiêu thụ của doanh

nghiệp bằng ưu thế giá rẻ.
Nạn hàng giả hiện nay khơng chỉ giới hạn ở những mặt hàng giá trị
cao, có nhãn hiệu nổi tiếng mà cả những mặt hàng đơn giản , được tiêu thụ
rộng rãi như lương thực ,thực phẩm chế biến , đồ uống như rượu, bia, sữa, đồ
hộp, bột ngọt, bánh kẹo, nước khống… cũng bị làm giả. Và chúng ta đã thấy
rõ những nguy hiểm mà người tiêu dùng sẽ gặp khi bị mua phải hàng giả. Sự
nguy hiểm ở đây khơng chỉ là sự thiệt hại về tiền của, thời gian mà còn ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, đơi khi còn tới tính mạng người tiêu dùng khi sử
dụng hàng giả và chúng ta cũng thấy được tính cấp thiết của việc đấu tranh
chống lại nạn sản xuất và bn bán hàng giả này.
Việt Nam là một nước mà tệ nạn sản xuất hàng giả cũng phát
triển khá mạnh, đặc biệt là từ sau khi chúng ta chuyển nền kinh tế sang
cơ chế thị trường với nhiều thành phần. Chính phủ Việt nam cũng
đang ra sức tìm biện pháp để ngăn chặn tệ nạn này. Thế nhưng mấy
năm gần đây tệ nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả khơng hề suy
giảm ở Việt nam và thậm chí còn có chiều hướng gia tăng. Hàng giả
có mặt tại Việt nam khơng chỉ là những hàng hố được sản xuất trong
nước mà có nhiều hàng giả được nhập khẩu từ nước ngồi.
Hơn ai hết, để bảo vệ nền kinh tế xã hội, trước hết là sự phát triển của
những nhà sản xuất kinh doanh chân chính, và quyền lợi của người tiêu dùng
là việc làm cấp thiết. Cuộc đấu tranh chống hàng giả đòi hỏi sự phối hợp đồng
bộ của tồn xã hội. Vì vậy mà việc tìm ra những giải pháp đồngbộ nào đó
nhằm hạn chế và ngăn chặn hàng giả là cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn
hiện nay. Đó cũng chính là lý do tơi chọn đề tài nghiên cứu “ Chống hàng giả
tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, thực trạng và giải pháp”
Mục đích của đề tài :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hàng giả và chống sản xuất, bn bán
hàng giả trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và bn bán hàng giả , thực
trạng cơng tác chống hàng giả tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

- Đề ra các giải pháp chống sản xuất và bn bán hàng giả tại
TP.HCM nói riêng và có thể mở rộng áp dụng cho cả nước.
3
Đối tượng , phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là các loại hàng giả cả về chất lượng hoặc
công dụng, giả về sở hữu công nghiệp bao gồm giả về nhãn hiệu hàng hóa,
kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và giả về nhãn hàng hóa.
- Do vấn đề hàng giả có nội hàm rất rộng, nên đề tài chỉ giới hạn
nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi của TP.HCM cũng như chỉ tập trung vào
một số nhóm hàng có nạn hàng giả nổi cộm. Từ đó điển hình hóa và suy rộng
cho các nhóm hàng khác.
Phương pháp nghiên cứu:
- Kết hợp phương pháp nghiên cứu của thương phẩm học với phương
pháp phân tích biện chứng các lý luận trong quaûn lý chất lượng hàng hóa,
tổng hợp có hệ thống các vấn đề thực tiễn chống hàng giả tại các tỉnh phía
Nam và trong cả nước.
- Thu thập và xử lý các số liệu về tình hình sản xuất, buôn bán hàng
giả và thực trạng chống hàng giả qua các số liệu thống kê đã có, các báo cáo
hàng năm của Cục quản lý thị trường, Văn phòng đại diện phía Nam-Cục
quản lý thị trường, Chi cục quản lý thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.
- Khảo sát tình hình buôn bán hàng giả ở một số chợ, siêu thị tại
TP.HCM. Tổnghợp các kết quả trên, phân tích, lý giải, tìm nguyên nhân và đề
ra các giải pháp.
Nội dung đề tài - Đề tài này bao gồm ba chương gồm :
Chương I: Khái quát chung về hàng giả và cơ sở pháp lý chống hàng
giả ở Việt Nam.
Chương II : Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả và hoạt động
chống hàng giả tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế sản xuất, buôn bán hàng
giả tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

4
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG GIẢ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
CHỐNG HÀNG GIẢ Ở VIỆT NAM
1.KHÁI NIỆM VỀ HÀNG GIẢ:
1.1. Hàng giả theo quan niệm của người tiêu dùng:
Với người tiêu dùng, họ thường có quan niệm đơn giản về hàng giả.
Họ cho rằng, hàng giả là những hàng hoá có chất lượng thấp hơn hoặc không
giống như chất lượng hàng thật. Với quan niệm như vậy thì những hàng hoá
có chất lượng tương đương hoặc không thể nhận biết được sự khác biệt sẽ
được người tiêu dùng chấp nhận. Đó có thể là hàng giả hoàn toàn về hình
thức và nội dung, những hàng này có chất lượng vừa phải, khó có điều kiện
kiểm tra. Ví dụ: giò lụa của một hãng nổi tiếng nhưng bị làm giả với lượng
thịt nạc ít, khó ai có thể đánh giá được sau khi ăn , hay bánh đậu xanh “Rồng
Vàng” giả được pha trộn với một tỷ lệ vừa phải của các loại đậu khác. Còn
coù loại hàng giả dựa trên nguyên liệu có sẵn trên thị trường nhưng có chất
lượng kém và giá rẻ được đóng vào bao bì in ấn tương đương thật như bột
ngọt giả AJINOMOTO, bột ngọt đó là loại hàng thứ cấp chỉ dùng trong chế
biến mà không được ăn trực tiếp, thậm chí họ còn dùng bột cá trộn muối tinh,
đường trắng hay trộn lẫn bột safri…
Trường hợp những hàng thật mà người tiêu dùng mới chỉ biết qua
quảng cáo, chưa được tiếp xúc nhiều thì họ tiếp nhận hàng giả một cách tự
nhiên. Hàng giả loại này thường có chất lượng khá tốt, bao bì được sản xuất
với kỹ thuật tiên tiến hoặc bao bì cũ được sử dụng lại có gia cố một số kỹ
thuật để gắn kết, có thể làm cả các dấu hiệu “chống giả” như hàng thật, điển
hình là kính râm các loại, giầy và quần áo thể thao, các loại ví, dây lưng, đồng
hồ… Đó thường là những nhãn hiệu hàng hoá có uy tín trên thị trường thế
giới và được sản xuất từ nước ngoài. Người tiêu dùng đã không hề băn khoăn
khi lựa chọn những hàng hoá này cho dù họ biết đấy chỉ là hàng nhái còn
hàng thật thì giá cả và chất lượng sẽ khác nhiều, họ khó có cơ hội tiêu dùng

chúng. Theo Giám đốc viện nghiên cứu đời sống có trụ sở tại Hakuhodo
(Nhật Bản), Hidehiko Sekizawa, khi đi mua sắm người Nhật thường rất kỹ
5
tính về chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, giờ đây khi mà khó có thể phân biệt
đâu là thật – giả, đa số không còn coi trọng, việc mua hàng nhái không là vấn
đề đáng bận tâm lắm. Mặt khác, cũng như nhiều người dân ở Việt Nam, ở
Hàn Quốc và Trung Quốc, đa số người tiêu dùng không dám mơ tới những
hàng hoá thứ thiệt có giá quá mắc, họ thường mua hàng giả, hàng nhái giá rẻ,
hợp với túi tiền hơn.
Nắm bắt được thói quen của rất nhiều người tiêu dùng Châu Á thích
xài hàng sang, nhãn mác nổi tiếng, một số công ty ở Hàn Quoác và Trung
Quốc đã lao vào sản xuất các loại hàng hoá giả theo mẫu mã giống hệt những
sản phẩm của các công ty có danh tiếng trên thế giới, được gọi là mặt hàng
“nhái siêu hạng”. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất thế giới
và khu vực trong việc bảo vệ bản quyền.
Khách hàng cũng bị thu hút bởi những hàng giả mà công dụng của nó
không bị ảnh hưởng bởi việc đó là hàng giả. Ví dụ một phần mềm kinh doanh
bị sao cheùp bất hợp pháp có thể được sử dụng tốt như phiên bản chính gốc,
đĩa nhạc bị sao chép ở dạng kỹ thuật số có thể không phân biệt được với đĩa
CD gốc .
Để lý giải lý do tại sao khách hàng lại cố tình mua những loại hàng giả
như vậy, điều quan trọng cần cho thấy rằng việc chấp nhận hàng giả – một vài
nghiên cứu cho thấy, phần lớn khách hàng rất vui vẻ khi mua loại hàng giả
này – dựa vào việc những hàng giả này không gây hại đến sự an toàn hay sức
khoẻ của họ. Do đó sẽ không xảy ra trường hợp khách hàng cố tình mua
những loại hàng giả như thuốc chữa bệnh, hàng thực phẩm.
Ngoài ra, người tiêu dùng mua hàng giả là do họ không thể phân biệt
được giữa hàng giả và hàng thật. Những tiến bộ kỹ thuật đã được bọn làm
hàng giả sử dụng để tạo ra những bản sao chép ngày càng giống thật của cả
sản phẩm và bao bì. Tiến bộ kỹ thuật không chỉ có nghĩa là những bản sao

chép tốt hơn được tạo ra, mà còn làm cho khó phát hiện hơn và chúng dễ dàng
xâm nhập vào kênh mua bán thông thường của thương mại hợp pháp. Đôi khi
hàng giả được trộn lẫn với hàng thật. Tiến bộ kỹ thuật còn đem tới những
phương pháp sản xuất được cải tiến hơn và do đó những người sản xuất bất
6
chính có thể tạo ra nhiều hàng giả hơn, tăng khả năng khách hàng mua phải
hàng giả.
Rõ ràng là xuất phát từ quyền lợi của mình, người tiêu dùng luôn luôn
đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng như đã thông báo và định trước, và họ
cũng chỉ quan tâm đến điều đó – chất lượng hàng hoá. Việc người tiêu dùng
quan tâm đến nhãn hiệu, xuất xứ, nguồn gốc hàng hoá chỉ là bằng chứng
chứng tỏ họ quan tâm đến chất lượng đã được thông báo của hàng hoá. Chẳng
hạn người ta quan tâm đến lạp xưởng Mai Quế Lộ của công ty Vissan là vì
người ta đã biết về chất lượng của nó và họ tin tưởng noù. Một khi hàng hoá
đã bị thông báo hoặc có chất lượng thông báo là thấp thì người tiêu dùng cũng
sẵn sàng không cần quan tâm đến nó mặc dù nó có mặt ở hầu hết mọi nơi. Có
thể người tiêu dùng sẽ chấp nhận hàng giaû nếu chất lượng tương đương hoặc
cao hơn hàng thật. Mặt khác người tiêu dùng cũng rất nhạy cảm với giá cả và
mối tương quan giữa giá cả – chất lượng của hàng hoá. Từ quan điểm “hàng
nào giá ấy”, người tiêu dùng không quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa giá
cả và nguồn gốc (tính “thật”,“giả”) của hàng hoá. Trong nhiều trường hợp thì
hàng giả vẫn được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu dùng rộng rãi bởi nó có
giá cả khá hấp dẫn. Người tiêu dùng thừa biết đây là hàng giả, nhưng nếu so
sánh tương quan giữa mức chất lượng và giá cả hàng hoá thì thậm chí hàng
giả còn có lợi thế hơn. Người tiêu dùng luôn tính xem bỏ ra một đồng thì sẽ
mua được hàng hoá có mức chất lượng như thế nào. Tất nhiên cũng không
loại trừ nhiều trường hợp người tiêu dùng bắt buộc phải lựa chọn hàng giả vì
không còn cách lựa chọn nào khác do quá khó khăn về tài chính hoặc họ
không có những kiến thức cần thiết đề lựa chọn hàng hoá và phân biệt hàng
thật, giả.

Không nên tin rằng những người làm hàng giả giúp cho người tiêu
dùng có thể mua được các sản phẩm có chất lượng mà nếu là hàng thật thì họ
không thể đủ tiền mua. Những người tiêu dùng đang bị lừa phỉnh bởi những
nhà cung cấp nhẫn tâm, họ không quan tâm đến lợi ích và an toàn của người
sử dụng. Chỉ trong một số ít trường hợp hàng giả là có chất lượng tương
đương hàng thật, nhưng hầu hết các trường hợp, hàng giả có giá trị sử dụng
không tương xứng với đồng tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra để mua chúng,
7
cũng như những sản phẩm rượu giả, mỹ phẩm giả, thuốc tân dược giả có chất
lượng kém đến nỗi có thể gây chết người.
Và như vậy, người tiêu dùng có thể không nhận ra nhưng họ sẽ bị
những thiệt hại sau khi mua hàng giả:
- Nhận được giá trị thấp so với số tiền mà họ bỏ ra.
- Những cam kết bảo đảm về chất lượng như mua hàng chính hiệu sẽ
không có.
- Nếu sản phẩm bị hư hỏng thì không thể khiếu nại được.
- Sản phẩm họ mua không có thời gian được bảo hành.
Ngoài ra, thông qua việc mua hàng giả, người tiêu dùng có thể đang
tài trợ cho các tổ chức tội phạm trong nước hay nước ngoài.
1.2. Hàng giả theo quy định của luật pháp Việt Nam:
Người tiêu dùng với tư cách là công dân Việt Nam, luôn được luật
pháp Việt Nam bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trong
nền kinh tế thị trường, vị trí người tiêu dùng cần phải được đề cao và người
tiêu dùng cần phải được bảo vệ trước các hành vi thương mại ngày càng mở
rộng và mang tính cạnh tranh cao.
Theo quy định của nghị định 57/CP ngày 31/5/1997, Nghị định
12/1999/NĐ – CP ngày 06/3/1999 và Thông tư 1888/1997 của Bộ Khoa Học
– Công Nghệ và Môi Trường hướng dẫn thi hành thì những hàng hoá có một
trong các dấu hiệu sau đây thì bị coi là hàng giả:
- Hàng hoá mang dấu hiệu hoặc bao bì chứa hàng hoá mang dấu hiệu

trùng hoặc tương tự tới mức làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu
hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho sản phẩm cùng loại
của cơ sở khác mà không được chủ văn bằng bảo hộ đồng ý. Mang dấu hiệu
có thể là “in”, “dán”, “đính”, “dập khuôn” lên sản phẩm hàng hoá của mình
các dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu hàng hoaù hoặc tên gọi xuất xứ
hàng hoá cho sản phẩm cùng loại của người khác đang được bảo hộ tại cơ
quan quản lý Sở hữu trí tuệ (giả nhãn hiệu hàng hoá). Hoặc là dùng tên gọi
xuất xứ kèm theo các từ ngữ như “loại”, “kiểu”, “phỏng theo” hoặc các từ
tương tự như vậy.
8
- Hàng hoá có nhãn sản phẩm giả mạo, giống hệt, hoặc tương tự với
nhãn sản phẩm của hàng hoá cùng loại của cơ sở sản xuất khác đã đăng ký
chất lượng.
- Hàng hoá mang nhãn sản phẩm không đúng với nhãn sản phẩm đã
đăng ký với cơ quan quản lý Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng.
- Hàng hoá ghi dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được giấy
chứng nhận và dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự
nhiên, tên gọi và công dụng của nó, hoặc có chất lượng dưới mức tối thiểu do
Nhà nước quy định (chủ yếu là các chỉ tiêu liên quan đến an toàn, vệ sinh
thực phẩm và mội trường).
Theo chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính
phủ và Thông tư hướng dẫn số 10/ 2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT
thì hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây thì được coi là hàng giả:
a. Hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
- Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng
như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
- Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng
làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất
khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ

hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu
hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
- Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng
những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu
chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức
khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
- Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không
thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực
vật hoặc môi sinh, môi trường.
9
- Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng
giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn(đối với danh mục hàng hoá bắt
buộc).
b. Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất
xứ hàng hoá:
- Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng
hoá kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
- Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoaëc
tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất
xứ hàng hoá được bảo hộ.
- Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với
kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu
dáng công nghiệp.
- Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng
hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng
hoá.
c. Giả về nhãn hàng hoá
- Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng

hoá của cơ sở khác đã công bố.
- Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng
hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời
hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.
d.Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất tiêu thụ hàng giả:
- Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng
hoá, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm
10
lẫn với nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công
nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
- Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá
trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác.
Cũng theo Thông tư trên, hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây
được coi là hàng kém chất lượng:
- Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành
phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ nhưng công bố trên nhãn hàng hoá
hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoeû người,
động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
- Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt
buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, hoặc môi sinh,
môi trường.
- Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá
hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người,
động vật, thực vật.
- Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới đề lừa dối
khách hàng, bán theo đơn giá của hàng mới.
- Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm
thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức
khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

2. TÁC HẠI CỦA HÀNG GIẢ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỆ NẠN SẢN
XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
2.1. Tác hại của hàng giả:
Hàng giả không chỉ tác hại đến quyền lợi người tiêu dùng, đến sức
khoẻ, tính mạng của nhân dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đến
uy tín của những nhà sản xuất, phá hoại nền sản xuất trong nước, gây rối trật
tự kỷ cương trong kinh doanh, làm băng hoại đạo đức xã hội, cản trở quá trình
xây dựng phương thức kinh doanh lành mạnh, lối sống tiêu dùng lành mạnh
11
mà chúng ta đang cố gắng xây dựng hiện nay, tác hại nghiêm trọng đến đời
sống kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời làm trở ngại cho quá trình mở
cửa, ảnh hưởng đến việc hợp tác kinh doanh với nước ngoài, văn hoá của ta
với nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại đầu tư vào nước ta khi
hàng giả phát triển.
2.1.1. Tác hại của hàng giả đối với doanh nghịêp:
Tác hại của hàng giả không thấy trực tiếp được nên không thể có các
số liệu đáng tin cậy về quy mô của nạn hàng giả. Các công ty phải ước tính số
liệu này dựa vào các trường hợp phát hiện được về hàng giả, và sự sút giảm
thị trường một cách bất ngờ mà họ không giải thích được. Hay nói một cách
khác, những “giá trị thấy được” của hàng giả bị bắt giữ không phải là một
phản ảnh đúng nói lên thiệt hại gây ra bởi hàng giả.
Caùc nhà sản xuất kinh doanh hàng thật chịu tác hại của hàng giả ở
các mức độ sau:
Một là: Mất mát doanh thu trực tiếp do động cơ cắt giảm giá ở những
sản phẩm giả thường rất lớn, nhất là đối với những người buôn bán trung
gian. Họ sẵn sàng bán với giá rẻ so với hàng thật nhằm tiêu thụ nhanh sản
phẩm giả và thu lợi nhuận nhanh. Bằng việc giảm giá này, hàng hoá chính
hiệu có thể bị đẩy lùi hoàn toàn ra khỏi thị trường truyền thống, thậm chí làm
cho họ thua lỗ tới mức phải chuyển sang làm mặt hàng khác.
Hai là: Sự thụt giảm doanh thu gián tiếp. Khách hàng mua sản phẩm

giả có nhãn hiệu nổi tiếng tin rằng đó là hàng chính hiệu, và do đó sẽ đổ lỗi
cho nhà sản xuất thật nếu có vấn đề gì đối với hàng hoá này. Vì vậy nhà sản
xuất sẽ mất đi cả uy tín lẫn tiềm năng doanh thu tương lai.
Nguy cơ thiệt hại đối với doanh thu của công ty – đặc biệt là những
lĩnh vực liên quan đeán vấn đề an toàn – thường lớn đến nỗi nhiều nhà sản
xuất cũng do dự trong việc thừa nhận rằng sản phẩm của họ bị làm giả.
Khi nhà sản xuất không mạnh dạn tuyên chiến với nạn hàng giả, như
vậy vô hình chung góp phần gây khó khăn cho người tiêu dùng – người tiêu
dùng sẽ thiếu thông tin về hàng thật, hàng giả – có nhiều doanh nghiệp không
dám tiết lộ thông tin vì sợ người tiêu dùng khi biết được thông tin sản phẩm
12
nào bị làm giả sẽ bỏ thương hiệu của mình đề mua hàng của thương hiệu
khác.
Ba là: Mất mát về lợi nhuận. Người sản xuất hàng giả hạ được giá bán
vì không phải chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị và không mất thời gian chờ
đợi người tiêu dùng quen và tín nhiệm sản phẩm của mình bởi những việc này
đã có những người sản xuất hàng thật gánh hộ. Vì vậy họ chủ yếu móc túi của
những người sản xuất hàng thật, những người sản xuất chân chính, bằng
những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của họ. Tất nhiên nó gây thiệt
hại cho nhà đầu tư do không thể thu được lợi nhuận từ quá trình nghiên cứu
đầu tư của mình và hậu quả là họ có thể sẽ bị nản chí và dẫn đến nhiều hậu
quả khác như giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, số lượng lao động bị giảm,
giảm khả năng đưa vào thị trường những sản phẩm mới, tính cạnh tranh của
doanh nghiệp bị giảm đi.
Hàng giả làm cho nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng, lao đao. Trong
khi những doanh nghiệp này đang nỗ lực tìm cách cải tiến mẫu mã, kiểu dáng,
nâng cao chất lượng sản phẩm và sản phẩm của họ bắt đầu được người tiêu
dùng chấp nhận, ưa chuộng thì những kẻ hám lợi đã xông ra cướp đi thành
quả của họ bằng cách làm giả hoặc “nhái” nhãn hiệu, bao bì của họ, đánh lừa
người tiêu dùng để thu lợi bất chính, làm ô danh người sản xuất chân thực.

Trong nhiều trường hợp hàng giả thường có giá cả rẻ hơn nhiều so với hàng
thật, vì thế hấp dẫn người tiêu dùng hơn, đa số dân lao động ít tiền rất dễ mắc
lừa. Đây chính là đối thủ cạnh tranh không lành mạnh và nguy hiểm của nhiều
doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp có hàng hoá của mình bị làm giả thì tổn
thất lớn hơn cả chính là sự thờ ơ, lảng trách của khách hàng đối với hàng hoá
của doanh nghiệp đó. Người tiêu dùng đôi khi không cần mất công tìm hiểu
xem hàng hoá mình có nhu cầu là hàng thật hay hàng giả mà họ không ngần
ngại quyết định mua loại hàng hoá tương đương khác nhưng chưa bị làm giả
ở trên thị trường. Vì vậy có thể nói khi một loại hàng hoá nào đó bị làm giả
thì cũng có nghĩa là thị trường cuûa hàng hoá đó đang dần bị thu hẹp.
Nhiều người đã phải trả giá đắt vì mua nhầm một sản phẩm giả kém
chất lượng. Hàng giả, ngoài việc người tiêu dùng thiệt thòi vì bị lường gạt,
các doanh nghịêp cũng mất một thị phần rất lớn ảnh hưởng tới sản xuất kinh
13
doanh hiện nay và về lâu dài sản phẩm thật của họ sẽ bị mất uy tín do hàng
giả gây ra .
Được biết, có công ty phải bỏ tiền mua thiết kế một sản phẩm của
nước ngoài trung bình 25 000 USD/ 1 loại sản phẩm, ngoài ra mỗi sản phẩm
sản xuất ra phải nộp lãi cho nhà thiết kế 1,5% theo giá thành và phải nộp kéo
dài trong 6 năm. Do đầu tư đúng mức, kinh doanh đúng hướng nhưng nhiều
năm qua công ty rất thành công, sản phẩm có chất lượng và uy tín, mỗi năm
nộp ngân sách 6 tỉ đồng. Nhưng tất cả những thành công đó đang có nguy cơ
sụp đổ vì tình trạng hàng giả.
Theo chỉ thị 03/CT-TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về
việc công đoàn tham gia đấu tranh chống sản xuất và tiêu thụ hàng giả: “Sản
xuất và buôn bán hàng giả còn gây cho các nhà sản xuất chân chính bị thiệt
hại về lợi ích kinh tế do phải cạnh tranh bất lợi với hàng giả, làm cho hàng
hoá bị ứ đọng, gây khó khăn cho tiêu thụ, dẫn tới thua lỗ kéo dài, phải ngừng
sản xuất hoặc phá sản, ngân sách Nhà nước bị thất thu… Việc tham gia đấu
tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là nhiệm vụ lâu dài và quan trọng

trong hoạt động của tổ chức công đoàn”.
2.1.2. Tác hại của hàng giả với người tiêu dùng:
Đối với người tiêu dùng, điều mà nhiều người quan tâm là nạn hàng
giả đã trở thành mối đe dọa thật sự đối với họ. Hàng giả không những gây
thiệt hại về tiền bạc, thời gian cho người mua, mà còn tác động xấu đến sức
khoẻ thậm chí tới tính mạng của người sử dụng hàng giả. Hiện nay nạn làm
hàng giả không chỉ còn hạn chế ở những đồ xa xỉ phẩm hoặc chỉ liên quan
đến những nhãn hiệu lớn, tất nhiên điều này không thể lý giải được cho sự tồn
tại của hàng giả của các mặt hàng có giá trị cao hay uy tín lớn thì nó cũng
không nguy hiểm lắm đối với mỗi người trong số chúng ta. Ngày nay nạn làm
hàng giả đã lan đến tận những mặt hàng được tiêu thụ rộng rãi như thuốc
men, phấn rôm trẻ em, rất nhiều đồ ăn thức uống, rượu, bột ngọt, cả phụ tùng
ôtô, xe máy, thậm chí ở nước ngoài còn làm giả cả phụ tùng máy bay.
Nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả đã làm cho người tiêu dùng băn
khoăn lo ngại khi phải lựa chọn hàng hoá. Trong đa số các trường hợp, thì
chất lượng hàng giả thường kém hơn so với hàng thật, và như vậy có nghĩa là
14
người tiêu dùng đã bị mất đi một phần giá trị sử dụng của hàng hoá khi mua
phải hàng giả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một lượng tiền
nhiều hơn so với dự kieán để mua một hàng hoá có giá trị sử dụng tương
đương hàng thật. Trong thực tế thì tác hại của hàng giả đối với người tiêu
dùng không dừng lại ở đó. Hàng giả làm mất đi tính an toàn và vệ sinh của
hàng hoá, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng con người
trong quá trình tiêu dùng.
Đối với hàng thực phẩm có liên quan chặt chẽ về an toàn chất lượng
hàng hoá với con người và môi trường. Trong những năm qua, kinh tế nước ta
tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP của cả nước và của TP.HCM so với các
nước trong khu vực khá cao. Việc thỏa mãn nhu cầu về mặt số lượng hầu như
đã được giải quyết trên cả nước; nhưng xã hội lại ngày càng quan tâm hơn
đến chất lương của hàng hóa, nhất là đối với hàng thực phẩm.

Hiện nay, chúng ta chưa giải quyết được những vấn đề về an toàn chất
lượng như : vi khuẩn gây bệnh đường ruột, chất màu không được phép dùng
trong thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau xanh, hoa quả … Chúng ta
cũng đang đối đầu với những vấn đề trong an toàn chất lượng hàng hóa với
con người và môi trường như chất độc màu da cam, chất dễ gây ung thư hay
độc hại. Chất lượng hàng hóa , ngoài việc liên quan mật thiết đến đời sống và
môi trường, còn là yếu tố quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng
hóa trên thị trường. Giá bán của mỗi hàng hóa có một phần khá lớn do yếu tố
chất lượng chi phối. Điểm đáng chú ý hiện nay là việc sản xuất hàng giả, nhất
là các nhóm hàng thuộc nhóm thực phẩm .
Đối với hàng thực phẩm, mối nguy hiểm đối với sức khoẻ, đe doạ tính
mạng con người và gia súc do lạm dụng đường hoá học, phẩm màu công
nghiệp, hoá chất bảo quản, điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản không đảm
bảo vệ sinh, sản phẩm quá date, bao bì hư hỏng, gỉ sét. Những thứ này dễ bị
ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính có khi gây tử vongkhi ăn. Đã có hàng trăm
người chết vì rượu Rhum giả có hàm lượng độc tố cao tại một số tỉnh thành ở
nước ta trong một năm. Hoặc ba tháng đầu năm 2002, cả nước đã xảy ra 35
vụ ngộ độc thực phẩm với 843 người mắc và 36 người tử vong.
15
Ngoi ra hng gi cú th lm mt uy tớn ca mt sn phm truyn
thng, chng hn nh nc mm Phan Thit. Ngh lm nc mm Phan
Thit ó cú t lõu i, nc mm Phan Thit ó ni ting nhỹứ thm ngon,
hng v tht c ỏo, cú m cao. Th nhng, hin nay trờn th trng
Phan Thit, ngi tiờu dựng lỳng tỳng khụng bit nờn chn mua loi nc
mm no, bi h phi la chn vi hng trm nhón hiu v nhón hiu no
cng cú dũng ch nc mm Phan Thit. Nhng c s sn xut nc mm
cú uy tớn luụn cú ng ký kinh doanh, ng ký cht lng hng hoỏ. Cũn cỏc
c s sn xut nh mang tớnh thi v, chp git thỡ tung ra th trng cỏc loi
nc mm cú m rt thp, thm chớ cú nhng k s dng mt ớt nc
mm tht to mựi cựng vi nc, mui, mu lm t nc hng (ng t

chỏy), ng hoc ng hoỏ hc xyclamat to neõn nc mm bỏn
cho ngi tiờu dựng nhỏi theo nhón gc. Nc mm loi ny khụng
m, khụng hp v sinh, giỏ bỏn li khụng n nh lm cho cỏc nh sn xut
chõn chớnh tht khú x. Hng gi tht s ó lm mt uy tớn ca hng truyn
thng.
Hng gi thuc nhúm hoỏ m phm tht tinh vi n ni nhõn viờn bỏn
hng khụng th bit, ch cú chuyờn viờn lnh ngh mi phõn bit c. Cỏc
loi x bụng, du gi u, kem ỏnh rng, kem trang im kộm cht lng s
n da tay, gõy rng túc, l ming loột mụi, kớch ng d ng lm núng rỏt, au
viờm l, ung th da, cú khi dn n phn ng c hi ton thõn nu trong
thnh phn cú cha cỏc mui chỡ, thy ngõn.
M phm gi nhón hiu ca cỏc hóng m phm ni ting ang bỏn rt
nhiu ngoi th trng vi chiờu bi l hng xỏch tay, hng ni a. Theo cỏc
nh cung cp m phm c quyn ca nhiu hóng m phm ni ting Vit
Nam thỡ ti thnh ph H Chớ Minh cú hai khu vc chuyờn bỏn cỏc loi ny,
ú l ch Bn Thnh v ch An ụng. Giỏm c iu hnh i lý c quyn
ca Shiseido ti Vit Nam cho bit: hin cú rt nhiu kiu lm gi sn phm
ca hóng m phm ni ting ny. Vớ nh gi v hp, gi c h bờn trong, gi
ton b sn phm, gi v hp ln h v c m phm ng trong h. Cú sn
phm gi bt chc kiu dỏng v nhón hiu sn phm eỏn 90% l gn ging.
Cú sn phm ch mang nhón hiu tht cũn ton b l gi, k c vic ba ra
16
hình thức, nội dung rất cẩu thả. Chống hàng giả đang là một nỗi lo của những
nhà sản xuất mỹ phẩm cao cấp và cả những nhà cung cấp hợp pháp của các
sản phẩm này ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển.
2.1.3. Tác hại của hàng giả đối với xã hội:
Hàng giả có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và toàn xã hội. Bọn làm
hàng giả không đóng bất cứ khoản thuế nào, và điều này sẽ tạo nên những ảnh
hưởng nhất định đối với nền kinh tế khi hàng giả là một tình trạng phổ biến.
Lợi nhuận từ hoạt động phi pháp này còn có thể xem như là nguồn tài trơï cho

các tổ chức tội phạm. Không những thế hàng giả còn gây nhiều khó khăn cho
công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng hàng hoá, một mặt làm suy
giảm lòng tin của người tiêu dùng đối với nhiều loại hàng này, nhưng mặt
khác lại kích thích tiêu dùng những hàng hoá không được pháp luật công
nhận khác. Sản phẩm là băng nhạc, đĩa hát, phim ảnh, sách báo không đúng
nội dung, có lọai mang tính chất đồi trụy làm cho con người, đaëc biệt là tâm
hồn tuổi thơ dễ bị méo mó, lệch lạc. Người ham mê thứ ấy, dễ chuốc lấy
những tai họa biến thái, hư hỏng phẩm chất, nhân cách… Theo ước tính của
liên minh châu Âu (EU), một tổ chức tội phạm có thể thu đươïc nhiều lợi
nhuận từ một kg đĩa CD hơn là một kg cần sa. Vì thế, chương trình trò chơi
và phần mềm vi tính đã trở thành những mặt hàng bị ăn cắp bản quyền nhiều
nhất và nhanh nhất. Mặt hàng này chiếm 40% hàng giả mà EU tịch thu được
trong năm 2002. Tác hại của hàng giả thật to lớn, vì thế mà hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều lên tiếng chống nạn sản xuất và buôn bán hàng giả.
2.2. Những nguyên nhân của tệ nạn làm hàng giả:
Công cuộc đổi mới trong những năm qua đã mang lại nhiều thành tựu
to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế đất nước và cải
thiện đời sống của nhân dân, tạo điều kiện để nước ta có thể chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới : thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, thời kỳ mở rộng giao lưu, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng xuất hiện nhiều hiện
tượng tiêu cực, trong đó có nạn sản xuất và buôn bán hàng giả. Nguyên nhân
của tệ nạn này có nhiều, có thể khái quát thành một số nguyên nhân sau:
17
- Nền kinh tế nước ta đi vào xây dựng và phát trieån trên cơ sở một
nền công nghiệp nghèo nàn lạc hậu kéo dài, trình độ dân trí nói chung còn
thấp, nhất là tri thức về pháp luật. Một bộ phận dân cư sống còn mang nặng
lối suy nghĩ cá nhân hẹp hòi, chỉ nhìn thấy cái lợi thiển cận. Có khi chỉ vì cái
lợi không đáng là bao mà họ vẫn sẵn sàng làm hàng giả ảnh hưởng đến tính
mạng, sức khỏe của bao nhiêu người khác. Một bộ phận những người sản

xuất ít vốn, kỹ thuật lạc hậu, thủ công, sức cạnh tranh kém đã sản xuất hàng
giả nhằm duy trì sự sống của họ và gia đình. Ngoài ra là tình trạng không có
việc làm ở một số người có hiểu biết nhất định về một ngành nghề, dẫn đến
sản xuất, buôn bán hàng giả. Thêm vào đó là cơ chế thị trường, nền kinh tế
chuyển hướng dựa trên cơ sở phát triển nhiều thành phần, chấp nhân sự cạnh
tranh. Đó là một nguyên nhân, một điều kiện cho tệ nạn làm hàng giả phát
triển.
- Việc quản lý, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả
không cao, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chống hàng giả để bảo
vệ lợi ích của mình: chưa quản lý chặt chẽ quy trình công nghệ sản phẩm, sản
xuất của doanh nghiệp, nguyên liệu, nhãn mác sản phẩm và đội ngũ cán bộ kỹ
thuật và công nhân; chưa tổ chức tốt công tác tiếp thị nắm tình hình kinh
doanh những mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất để phát hiện hàng giả trên
thị trường. Dẫn đến giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường cao,
không phù hợp với túi tiền của người lao động nghèo ở thành thị và nông dân,
họ không có khả năng tiêu dùng những mặt hàng thật phải chấp nhận mua
hàng giả, hàng kém chất lượng, tạo thói quen xấu trong tiêu dùng. Mặc dù
những sản phẩm này kém hơn về chất lượng nhưng giá bán rẻ hơn hàng thật.
Người tiêu dùng thường không nhận ra sự giảm sút về chất lượng nhưng lại
rất dễ nhận ra sự thua kém về giá.
- Trong thực tế đã có một số công ty trong nước và của nước ngoài ở
Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để chống hàng giả, từ việc
cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu sao cho khó có thể làm giả, hoặc nếu làm
được thì chi phí sẽ rất cao, đến việc cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách
hàng để khách hàng có thể dể dàng phân biệt giữa thật với giả mà không bị
nhầm lẫn. Có doanh nghiệp còn có bộ phận theo dõi vấn đề này và có chế độ
18
thưởng cho những người phát hiện hàng giả sản phẩm của mình. Rất tiếc vẫn
còn nhiều doanh nghiệp thờ ơ với vấn đề này, coi việc chống hàng giả là trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước, không thấy trách nhiệm của mình. Thường

thì doanh nghiệp chỉ thực sự quan tâm khi sản phẩm của mình bị làm giả,
nhưng ngay trong trường trường hợp đó có doanh nghiệp cũng chỉ kêu than và
chờ đợi các cơ quan chức năng tìm hieåu, phát hiện, xử lý.
- Có nhiều nhà doanh nghiệp khi gặp phải nạn nhái, giả sản phẩm của
mình thì vô cùng đắn đo khi nhờ các cơ quan chức năng can thiệp, hay báo
chí đưa tin. Tâm lý chung đều e rằng một khi làm lớn chuyện thì người tiêu
dùng sẽ mất tin tưởng vào nhãn hiệu của mình, sợ người ta đi mua một nhãn
hiệu khác cùng loại cho “chắc ăn hơn”! Chính điều này đã góp phần để nạn
hàng nhái, hàng giả tồn tại và ngày càng lan rộng. Cũng có một số chủ doanh
nghiệp cho rằng: khi doang nghịêp tố cáo kẻ làm hàng giả, báo chí làm lớn
chuyện, và cơ quan chức năng vào cuộc… nhưng cuối cùng thì mọi việc cũng
đâu vào đó. Đâu có vụ làm hàng giả nào xử lý hình sự đến nơi đến chốn để
bọn xấu chùn tay.
- Đúng ra thì người sản xuất không nên thụ động chống hàng giả sau
khi mình bị tấn công mà cần chủ động chống hàng giả bằng(các biện pháp
phòng ngừa từ trước cho sản phẩm của mình và chủ động tham gia vào các
hoạt động chung vể chống hàng giả để tạo thêm tiềm lực cho cuộc đấu tranh
này. Nếu như mọi doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam bất kể tư nhân hay
quốc doanh, trong nước hay của nước ngoài đều chủ động tham gia vào cuộc
chiến chống hàng giả thì đó sẽ là một động lực quan trọng đảm bảo cho kết
quả cuộc chiến này.
- Không chỉ các đơn vị sản xuất phải chiến đấu với nạn hàng giả mà
ngay cả các siêu thị – là nơi trung gian phân phối sản phẩm – cũng cần phải
tham gia đối phó, ngăn chặn tệ nạn này. Trong những năm qua, siêu thị đã trở
thành trung tâm thương mại, buôn bán hàng hoá rất phát triển, luôn được
người tiêu dùng tin cậy. Vậy mà hiện nay, nhiều siêu thị cho thuê gian hàng
kinh doanh, bị phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông
lẫn lộn với hàng thật, đáng gây lo ngại cho người tiêu dùng. Theo thống kê
tháng 4 năm 2002, hệ thống siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút
19

khoảng hơn 40% sức mua của người tiêu dùng, với nhiều loại hàng hoá, thực
phẩm đóng gói, bánh kẹo, mỹ phẩm… Thế nhưng, ở một số siêu thị lớn vẫn
còn tồn tại nhieàu hàng giả, kém chất lượng từ những nhà phân phối thiếu
lương tâm. Trách nhiệm đang thách thức rất lớn đối với các siêu thị. Do
nguồn lợi thu lợi nhuận từ những mặt hàng trên rất cao nên họ còn cung cấp
cả hoá đơn, chứng từ giả cho những mặt hàng lậu trên thị trường, ảnh hưởng
đến nghiêm trọng đến những nhà sản xuất, làm ăn chân chính. Ở một số siêu
thị có bày bán hàng giả, những sản phẩm này đang được nhà cung cấp tiến
hành kiểm tra và thu hồi nhưng vẫn từ chối cung cấp thông tin về những mặt
hàng giả này, thậm chí còn trả lời: “Siêu thị không bán những sản phẩm (giả)
đó”. Thực tế không siêu thị nào dám công nhận là hàng giả đã xâm nhập vào
siêu thị của mình nhưng theo một số nhà sản xuất thì hàng giả sản phẩm của
họ đã xuất hiện trong siêu thị. Vì vậy, các đơn vị nên vì uy tín thương hiệu, vì
mục đích bảo vệ người tiêu dùng và vì một thị trường hàng hoá lành mạnh
nên công bố những mặt hàng giả và có hướng dẫn chi tiết cụ thể cho người
tiêu dùng.
- Sau đó là vai trò của cơ quan chức năng chưa phát huy được mạnh
mẽ và có hiệu lực trong thời gian qua. Nhiều cơ quan còn thiếu những điều
kiện vật chất kỹ thuật cần thiết, thiếu nhân lực, trình độ nghiệp vụ không cao
và bị hạn chế về khả năng tài chính để có thể triển khai những hoạt động cần
thiết, đặc biệt là trong những tình huống cần tập trung triển khai nhanh trên
địa bàn rộng. Địa bàn của hàng giả phân tán khắp mọi nơi nhưng mạng lưới
của các cơ quan chức năng lại rất mỏng. Khi mà thị trường tràn ngập những
loại hàng “đa phẩm cấp” muốn nhận diện hàng giả, hàng nhái mà chuyên
môn, nghiệp vụ chưa cao thì làm sao phân biệt.
- Sự phối hợp hành động, tuy có được triển khai trong một chừng mực
nhất định nhưng chưa đạt mức cần phải có đối với cuộc chiến đầy phức tạp
gay go, bọn tội phạm có rất nhiều thủ đoạn xảo quyệt, có nhiều đường dây
đan xen ở trong nước và với nước ngoài. Sự phối hợp này còn lỏng lẻo giữa
các cơ quan chức năng, giữa các cơ quan đoàn thể và tổ chức quần chúng,

giữa trong nước và nước ngoài… Mấy năm gần đây, tình hình này có được
cải thiện hơn và cần được chuyển biến mạnh mẽ để tạo nên sức mạnh tổng
20
hợp. Hệ thống cơ quan chủ lực về chống hàng giả cần được tăng cường thêm
các điều kiện vật chất kỹ thuật và nhân lực để nâng cao năng lực tác nghiệp,
đồng thời phát huy tốt hơn nữa vai trò điều hoà phối hợp trong các ngành, các
cấp ,mở rộng việc hợp tác với các đoàn thể, các tổ chức quần chuùng và các
cơ quan thông tin đại chúng để hướng dẫn và thông tin cho người tiêu dùng,
tạo một phong trào quần chúng phát hiện và đấu tranh chống hiện tượng tiêu
cực này. Chỉ có bằng sự tập hợp lực lượng giữa các cơ quan nhà nước, các
doanh nghiệp, các đoàn thể và tổ chức quần chúng, các cơ quan thông tin đại
chúng cùng với các cơ quan tổ chức nước ngoài có liên quan, chúng ta mới
có đầy đủ sức mạnh để thu hẹp, tiến tới loại bỏ những tác hại đang có nguy
cơ phát triển của nạn làm hàng giả hiện nay.
- Với trách nhiệm công dân, người tiêu dùng phải tố cáo hàng giả,
phát hiện nơi sản xuất hàng giả, hàng nhái để bảo vệ quyền lợi của mình.
Nhưng thực tế họ rất ngại gửi thư tố cáo khi mua phải hàng giả, hàng kém
chất lượng. Mặc dù đa số người tiêu dùng đều bị “sốc” với nạn hàng giả,
thậm chí bức xúc đến giận dữ nữa. Điển hình như Câu Lạc Bộ chống hàng giả
đặt các thùng thư tại các chợ đầu mối tại Thành phố Hồ Chí Minh như chợ
Bến Thành, chợ Bình Tây… để người tiêu dùng gửi thư góp ý, tố cáo nạn
hàng giả, hàng gian nhưng kết quả không như ý.
- Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta về công tác đấu tranh chống sản
xuất, kinh doanh buôn bán hàng giả còn tản mạn. Một số quy định chưa chặt
chẽ, thậm chí còn chồng chéo gây khó khăn, cản trở cho công tác kiểm tra, xử
lý.Việc thanh tra, kiểm soát, giám sát còn lơi lỏng, việc phát hiện còn chưa
nhiều, việc xử lý lại chưa nghiêm, chưa triệt để làm vô hiệu hóa công tác
kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất,buôn bán hàng giả. Do đó chưa răn đe
được bọn tội phạm, cũng như chưa hạn chế được sự bành trướng của tệ nạn
này.

- Sự mở cửa thị trường, tự do hóa, mở rộng của lưu thông mậu dịch,
việc xóa bỏ hàng rào thuế quan của một số khu vực cũng tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho vieäc sản xuất, buôn bán hàng giả. Với những mạng lưới
chằng chịt, những thủ đoạn lừa đảo, giả dối , mánh khoé của những người xấu
trong cuôc cạnh tranh bất hợp pháp đã làm cho thị ttrường càng thêm nhức
21
nhối, trong khi đoù thì những các cơ quan chức năng lúng túng trong phối hợp
giải quyết, chưa tìm được lối ra thoả đáng có hiệu quả.
- Chống sản xuất, buôn bán hàng giả là công việc rất phức tạp và khó
khăn, tốn nhiều thời giờ công sức và tiền của. Chi phí cho công tác chống sản
xuất, buôn bán hàng giả rất lớn, trong đó có chi phí cho việc phân tích, kiểm
nghiệm để xác định kết luận là hàng giả không nhỏ. Đó cũng là nguyên nhân
để lọt lưới nhiều loâ hàng giả không đưa ra xử lý được. Đồng thời cũng gây
một tâm lý ngại làm ở không ít cán bộ trong lực lượng này. Vì bên cạnh đó
việc kiểm tra, kiểm soát hàng lậu tuy có nhiều khó khăn nhưng nhiều khi có
thể “kết luận nhanh”.
3. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỦ YẾU ĐỂ CHỐNG HÀNG GIA.Û
Hệ thống luật pháp về chống hàng giả ở nước ta khá đầy đủ. Tuy vậy,
còn rất nhiều điều khoản còn thiếu cụ thể, chồng chéo, cần phải sửa đổi, bổ
sung. Bên cạnh đó, hệ thống hành pháp hoạt động chưa hiệu quả, chưa bị xử
lý thích đáng, thủ tục và thời gian xác định là hàng giả còn dài khiến cho các
cơ quan chức năng không muốn tham gia xử lý.
3.1. Những quy định pháp luật của Việt Nam về chống hàng giả:
3.1.1. Theo Luật Thương Mại được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày
10/5/1997.
Ngay trong chương I – Những quy định chung, Mục 2 – Những
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại và chính sách thương mại có:
Điều 9 –Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng.
1. Thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hoá

và dịch vụ mà mình cung ứng.
2. Thương nhân phải đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa bán ra
3. Cấm thương nhân:
a. Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng
b. Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng

×