Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuyên đề: Những cách kỷ luật không nước mắt hiệu quả với trẻ em và 5 điều cần tránh khi muốn dạy con ngoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.57 KB, 15 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

Chuyên đề:
Những cách kỷ luật
không nước mắt hiệu quả với trẻ em
và 5 điều cần tránh
khi muốn dạy con ngoan.
HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Kỷ luật vẫn thường bị liên tưởng với trừng phạt. Một số nền
văn hóa ủng hộ đòn roi, nhưng cũng nhiều quốc gia phản đối
trừng phạt thể chất. Đòn roi được xem là có thể dẫn đến những
thay đổi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin.
Trong khi đó kỷ luật lành mạnh và công bằng giúp trẻ trưởng
thành cả về cảm xúc và nhận thức.
Trái với hình thức trừng phạt (ghi nhận hành vi tiêu cực) là
biện pháp củng cố hành vi tích cực, dùng lời khen để động
viên mỗi khi trẻ làm điều tốt. Phương pháp này nhẹ nhàng
hơn, hiệu quả hơn, giúp khuyến khích các hành vi tốt trong
tương lai. Hãy ghi nhận những việc làm tốt của trẻ và động
viên con kịp thời. Tất nhiên, đôi khi trừng phạt vẫn là cần
thiết, nhưng nếu sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến
trẻ cảm thấy lo lắng, bất lực hay bực bội.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
Chuyên đề: Những cách kỷ luật không nước mắt
hiệu quả với trẻ em và 5 điều cần tránh khi muốn
dạy con ngoan.
Chân trọng cảm ơn!
/> />Chuyên đề: Những
cách kỷ luật không


nước mắt hiệu quả
với trẻ em và 5 điều
cần tránh khi muốn
dạy con ngoan.
/> />Những cách kỷ luật
không nước mắt
hiệu quả với trẻ em.
Kỷ luật là những gì bạn làm để thay đổi hành vi của con,
giúp bé học cách đặt ra giới hạn.
Kỷ luật vẫn thường bị liên tưởng với trừng phạt. Một số nền
văn hóa ủng hộ đòn roi, nhưng cũng nhiều quốc gia phản đối
trừng phạt thể chất. Đòn roi được xem là có thể dẫn đến những
thay đổi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin.
Trong khi đó kỷ luật lành mạnh và công bằng giúp trẻ trưởng
thành cả về cảm xúc và nhận thức.
Trái với hình thức trừng phạt (ghi nhận hành vi tiêu cực) là
biện pháp củng cố hành vi tích cực, dùng lời khen để động
viên mỗi khi trẻ làm điều tốt. Phương pháp này nhẹ nhàng
hơn, hiệu quả hơn, giúp khuyến khích các hành vi tốt trong
tương lai. Hãy ghi nhận những việc làm tốt của trẻ và động
viên con kịp thời. Tất nhiên, đôi khi trừng phạt vẫn là cần
/> />thiết, nhưng nếu sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến
trẻ cảm thấy lo lắng, bất lực hay bực bội.
Kỷ luật theo từng giai đoạn
Nuôi dạy con là hành trình đầy thách thức và đòi hỏi sự kiên
nhẫn. Ngay từ thời kỳ sơ sinh, cha mẹ đã có thể đặt ra khuôn
khổ phù hợp để luyện cho con khả năng thích nghi với hoàn
cảnh. Một số giai đoạn phát triển đòi hỏi hình thức kỷ luật cao
hơn, như khi tập cho bé ăn, đi vệ sinh hay lên giường đi ngủ…
Kỷ luật phải được xây dựng trên nền tảng yêu thương, tin cậy,

tôn trọng và phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.
Ảnh minh họa: Preschooler.thebump.com.
Sơ sinh đến 1 tuổi:
/> />Trẻ nhỏ thường thích ứng tốt với hoạt động quen thuộc, diễn
ra theo lịch trình. Lúc này có thể tập cho con thói quen sinh
hoạt đúng giờ giấc.
Khi bé lớn hơn, bạn có thể giúp con học kiểm soát cơn cáu
giận bằng cách không bế con ngay khi bé khóc.
Lớn hơn nữa, hãy để con tự ru mình vào giấc ngủ. Điều này
giúp bé tự xoa dịu cảm xúc.
1-2 tuổi:
Đây là lúc trẻ bắt đầu thể hiện ý muốn của mình. Bạn cần kiên
nhẫn, kỷ luật ở giai đoạn này có thể giúp con tránh được tai
nạn và hạn chế những lời nói hay hành động thô bạo.
Vì trẻ chưa đủ lớn để hiểu những lời chỉ dẫn đơn giản, hãy vừa
nói vừa minh họa bằng hành động. Ví dụ, nếu bé chạm vào đồ
vật dễ vỡ trên giá, hãy nói “Không” với thái độ cương quyết.
Sau đó, đưa con sang phòng khác hay cho bé chơi thứ gì khác.
Hãy ở bên con để bé không thấy sợ vì bị bỏ rơi.
2 - 3 tuổi:
Giai đoạn này được gọi vui là thời kỳ "hãi hùng bé lên 2". Trẻ
vật lộn để dành tự do và nổi cáu khi nhận ra mình bị hạn chế.
Điều này có thể dẫn tới những cơn nóng giận khủng
/> />khiếp. Một lần nữa, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát và đặt ra
những khuôn khổ cần thiết.
Các chỉ dẫn đơn giản bằng lời sẽ không đủ mạnh. Sau mỗi lời
chỉ dẫn bạn cần đưa con tới chỗ khác hoặc làm mẫu về cách
hành xử mong đợi.
3-5 tuổi:
Trẻ đáp ứng tốt với mệnh lệnh cương quyết và việc làm

gương. Bé có thể dễ dàng làm theo chỉ dẫn và học theo cách
cư xử của cha mẹ, thầy cô. Khen ngợi khi bé làm việc tốt để
khuyến khích và củng cố hành vi này.
Có thể áp dụng biện pháp phạt "Time-out" nếu bé mất kiểm
soát.
Phạt Time-out
Sự chú ý của cha mẹ, kể cả dưới hình thức phạt, cũng có thể
trở thành phần thưởng đối với bé. Kết quả là trẻ sẽ tái phạm để
được chú ý. Phương pháp time-out tước đi sự chú ý này, khiến
trẻ giảm bớt mong muốn lặp lại hành động không đúng.
Khi time-out, trẻ bị cách ly tạm thời với môi trường nơi diễn
ra hành vi không phù hợp. Cha mẹ có thể chọn cho con một
chỗ ngồi yên tĩnh, chẳng hạn một chiếc ghế ở góc phòng, một
chiếc thảm nhỏ, một bậc thang…
/> />Time-out cần được cha mẹ thực hiện một cách kiên trì, không
biểu cảm. Khu vực này phải hoàn toàn yên tĩnh, không có bất
kỳ vật dụng gì bên cạnh và tránh xa những phiền nhiễu như
TV, máy tính, hay các trò giải trí khác. Thời gian time-out
bằng với tuổi của trẻ (chẳng hạn bé 3 tuổi cần thời gian time-
out 3 phút) và tối đa là 5 phút. Có thể thực hiện nhiều lần
time-out mỗi ngày.
Đặt đồng hồ đếm ngược bên cạnh. Nói rõ thời gian con phải
ngồi ở khu vực time-out và chỉ rõ vì sao con bị phạt, chẳng
hạn: “Con sẽ phải ngồi một mình ở đây 3 phút vì đã đánh chị”.
Hãy phớt lờ trẻ, tuyệt đối không lên lớp hay giải thích gì với
con khi time-out. Sau khi kết thúc thời gian phạt, hãy thay đổi
không khí và cư xử với bé như bình thường. Đừng đả động gì
đến lỗi của con, cứ coi như chưa có chuyện gì. Time-out sẽ
không giúp chấm dứt hoàn toàn các hành vi sai trái của trẻ
nhưng có thể khiến chúng ít xảy ra hơn.

6-12 tuổi
Trong giai đoạn này, con bạn trở nên độc lập hơn. Trẻ dành
nhiều thời gian cho bạn bè và việc học hành. Cha mẹ có thể
giám sát, làm gương và cương quyết khi áp dụng các biện
pháp kỷ luật.
/> />Hình thức kỷ luật phù hợp bao gồm cắt hoặc trì hoãn một số
quyền lợi (ví dụ không internet hoặc không TV trong một
ngày), phạt time-out và áp dụng hệ quả.
Nếu có thể, hệ quả phải "logic" hoặc "trung tính". Ví dụ về hệ
quả logic: “Con cư xử như đang rất mệt, vì vậy tối nay con sẽ
đi ngủ sớm hơn 30 phút”. Ví dụ về hệ quả trung tính: Cứ để 2
bàn tay bị lạnh một chút nếu con không chịu đeo găng tay
(nhưng vẫn mang găng tay bên mình).
Giải thích rõ cho con về nguyên tắc kỷ luật. Nếu trẻ tái phạm,
hãy cảnh báo trước về hệ quả logic của sai phạm này trước khi
áp dụng.
Giữ sự uy nghiêm với con trẻ, tránh việc nói suông vì điều này
khiến trẻ "nhờn". Chẳng hạn, nếu bạn nhắc con đi ngủ sớm
nhưng đến giờ con vẫn không lên giường và bạn không có
hành động gì thì những lần nhắc nhở tiếp theo sẽ chẳng mấy
giá trị.
13-18 tuổi
Tăng cường trò chuyện, chia sẻ với con. Luôn bên con và sẵn
sàng giúp đỡ khi con cần. Cư xử công bằng nhưng kiên
định. Không xem nhẹ hay trầm trọng hóa các vấn đề. Tránh
"lên lớp" hoặc dự đoán về những điều tồi tệ.
/> />Đưa ra thỏa thuận miệng với con, kiểm tra sát sao việc tuân
thủ các giao kèo cơ bản và đặt ra hệ quả logic. Ví dụ, nếu con
làm hỏng xe, hệ quả sẽ là con phải bỏ tiền ra sửa. Điều này
dạy trẻ biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Cách đưa ra nguyên tắc và áp dụng hệ quả
- Khen ngợi các hành vi tích cực khi có thể.
- Tránh dọa dẫm suông mà không áp dụng hệ quả.
- Kiên trì với các biện pháp kỷ luật.
- Bỏ qua những sai phạm không quá quan trọng.
- Đặt ra giới hạn hợp lý.
- Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi.
- Áp dụng hệ quả tức thì với trẻ nhỏ.
- Cố gắng tỏ ra "vô cảm" khi áp dụng hệ quả.
- Không la mắng, hò hét con.
- Bày tỏ tình yêu và sự tin tưởng với trẻ sau khi áp dụng hệ
quả. Như vậy con sẽ hiểu việc cha mẹ làm là nhắm tới hành vi
không mong muốn chứ không phải bản thân trẻ.
/> />5 điều cần tránh khi
muốn dạy con ngoan
Cha mẹ nào cũng yêu thương con, luôn dành
cho con những điều tốt đẹp nhất, thế nhưng đôi
khi sự yêu chiều quá mức lại chính là nguyên
nhân khiến cho trẻ hình thành những thói quen
xấu và đẩy trẻ vào lối sống sai trái. Thế nên, nếu
muốn nuôi dạy con nên người, bên cạnh việc tích
lũy các kinh nghiệm giáo dục, bạn cần biết tới 5
điều cần tránh khi muốn dạy con ngoan ở dưới
đây.
Không nuông chiều con
Bé còn nhỏ thường thích thú và cũng chán rất nhanh với mọi
thứ, thế nên không có gì lạ khi bé đòi bạn hết thứ này đến thứ
khác, từ món đồ chơi bé trông thấy hay những đồ mà bạn của
bé đang dùng, khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc
/> />để sắm cho bé. Vòng tuần hoàn này sẽ cứ tái diễn khi bé tìm

được những thứ đồ khác và đòi bạn mua. Thói quen chiều con
như vậy không chỉ khiến bố mẹ đau đầu mà còn làm trẻ trở
nên hư. Vì thế, bố mẹ chỉ nên đáp ứng nhu cầu của con nếu
thấy thật sự cần thiết, đồng thời chỉ cho con thấy rằng bạn sẽ
chỉ chiều bé ở một giới hạn nhất định, hay một số tiền cố định
cho việc mua đồ cho bé, để bé có sự nhìn nhận thực tế về cách
chúng có được điều mình muốn và giá trị của đồng tiền cũng
như việc chăm chỉ lao động. Bé sẽ phải tự mình tiết kiệm tiền
nếu muốn mua thêm.
Muốn dạy con ngoan thì không nên thiếu kỉ luật
Thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc
không muốn nhìn nhận vào bản chất vấn đề. Nhiều bậc phụ
huynh không biết làm sao để để xây dựng nguyên tắc với con,
vì vậy họ chọn cách chẳng làm gì cả. Tuy nhiên, nếu trẻ không
được dạy về cách giao tiếp với người khác, vệ hậu quả từ việc
làm của mình, ý thức về ranh giới giữa đúng và sai, tốt và xấu
có thể sẽ không tồn tại trong suy nghĩ của trẻ. Bạn cần đặt ra
những nguyên tắc nhất định và dứt khoát đối với con trong
mọi trường hợp. Quy định nhữn hình phạt dành cho bé nếu bé
vi phạm và mẹ sẽ không nhân nhượng. Ví như nếu bé không
/> />nghe lời , bé sẽ bị mất quyền xem tivi, hay không được đi chơi
vào cuối tuần.Nếu bé và em mình đánh nhau, hãy bắt hai bé
nắm tay nhau trong vòng 10 phút và bắt chúng mặc chung áo
trong 1h…Bạn cũng có thể phạt bé đứng trong góc nhà và hát
khi bé khi bé cãi làm việc nhà…Có rất nhiều phương pháp để
đưa bé vào quy củ và khiến bé phải làm theo. Bé sẽ rút ra
được bài học kinh nghiệm cho mình để tránh tái phạm vì bé
thật sự không muốn bị mẹ phạt.
Muốn dạy con ngoan thì không nên a dua theo chúng
Nhiều ông bố bà mẹ bênh con bất kể bé đã có những hành xử

không đúng, và khăng khăng rằng con mình đúng, hay làm
ngơ. Khi ấy, bé sẽ mặc định rằng bé không sai, và sẽ tái diễn
điều đó khi có cơ hội. Bé sẽ chối bay lỗi của mình vì “mẹ bảo
đúng”. Và thế là, bạn đang trở thành người cổ xúy cho con
một cách sai lầm.
Trước hết, bạn cần phải nhận thức đúng bản chất của vấn đề,
tìm hiểu một cách cặn kẽ về hành động của con, lắng nghe các
ý kiến một cách khách quan, và giải thích với con rằng dù bé
có làm gì đi nữa thì bạn vẫn luôn yêu bé, nhưng bé phải thành
thật và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hãy giúp con
hiểu rằng chúng không được làm trái các nguyên tắc đã đề ra.
/> />Lơ là với trẻ
Theo thống kê những năm trở lại đây, số trẻ em phạm tội có
chiều hướng tăng rõ rệt, phần nhiều trong số đó rơi vào những
trẻ có bố mẹ li hôn, hay bố mẹ không dành nhiều thời gian cho
con, trẻ bị bố/mẹ bạo hành… tất cả đều xuất phát từ sự thờ ơ,
thiếu hoặc không có sự quan tâm đến trẻ. Điều này trước hết
đẩy trẻ vào thế bị cô lập, mất phương hướng và dễ dàng sa ngã
vào những việc làm sai trái. Trẻ cũng không nhận được sự
chia sẻ, đồng cảm, dẫn đến mối liên hệ tình cảm trong trẻ mất
dần và phải tìm kiếm những mối liên hệ thay thế không lành
mạnh khác.
Vì vậy, bố mẹ đừng tranh luận hay cãi nhau trước mặt trẻ,
không nói những lời lẽ tục tĩu vì bé sẽ học theo. Không thờ ơ
với trẻ, kể cả khi bạn nhận thấy con vẫn ngoan ngoãn và nghe
lời, hãy quan tâm đến trẻ mọi lúc có thể, sắp xếp cho trẻ một
buổi đi chơi khi bạn rảnh, lắng nghe cơ thể và suy nghĩ của trẻ
để trẻ luôn cảm thấy dược sẻ chia và yêu thương.
Muốn dạy con ngoan thì không nên làm gương xấu
Bố mẹ và những người bé hay tiếp xúc là tấm gương phản ánh

rõ rệt nhất đối với trẻ. Những hành vi không tốt có thể ảnh
hưởng xấu đến tâm sinh lý và cách hành xử của trẻ, khiến trẻ
/> />bắt chước rất nhanh và nếu không được uốn nắn kịp thời sẽ
hình thành nên thói quen có hại, nhất là khi chính bạn lại nghĩ
rằng trẻ sẽ không chú ý đến những điều này.
Tốt hơn hết, hãy là hình mẫu để con bạn noi theo bằng cách
luôn để trẻ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, không để bé nghe
những lời nói tục, hành động xấu. Kể cả khi bạn mắc lỗi, bạn
cũng nên giải thích để bé hiểu và không làm theo.
Hy vọng với 5 điều cần tránh khi muốn dạy con ngoan trên
đây sẽ giúp bố mẹ sẽ rút kinh nghiệm bản thân và có những
điều chỉnh thích hợp để việc nuôi dạy bé đạt hiệu quả cao
nhất, để bé phát triển thông minh ngoan ngoãn hơn.
Sưu tầm.
/>

×