Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

nghiên cứu chuyển đổi từ văn phòng đại diện sang công ty thương mại tại việt nam của tập đoàn gimaex pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.88 KB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên,
hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
trong suốt khóa cao học và trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày lòng biết ơn chân thành tới Thầy GS.TS Hoàng Đức Thân, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo về những lời nhận xét quý báu,
đóng góp với bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa QTKD Thương Mại và Kinh Doanh
Quốc tế về những bài giảng lý thú, hữu ích cũng như các cán bộ Khoa đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi với tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện của những
người thân trong gia đình đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
1.1.2.2 Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động vực phân phối hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17
Quyền phân phối hàng hóa 17
1.3.3. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: 26
1.3.4. Nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự
án: 26
1.3.5. Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư: 26
2.4.2.1. Các mối quan hệ về tài chính 44
2.4.2.2. Mối quan hệ về kế hoạch, chiến lược phát triển 45
2.2.4. Thế mạnh của văn phòng đại diện 49
2.2.5. Hạn chế trong hoạt động văn phòng đại diện 51
3.1.1 Giai đoạn tập đoàn Gimaex lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, cho
việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 52
* Về phía nhà đầu tư tập đoàn Gimaex Pháp 52
3.1.2. Giai đoạn tập đoàn Gimaex thực hiện thủ tục để được nhận giấy chứng nhận


đầu tư: 53
3.1.2.1. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
a. Phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
b. Hoạt động thẩm định/thẩm tra trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI:
54
3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về hoạt động của công ty Thương mại của tập đoàn tại
Việt Nam 57
3.2.1.1. Đảm bảo các cam kết về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài: 57
3.2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng
đồng bộ, tăng cường tính minh bạch, dự đoán được: 58
3.2.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 59
3.2.1.4. Cải cách hành chính trong tiến hành thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch,
giảm bớt các thủ tục phiền hà: 60
- Đạt doanh thu năm 2015 là 2.500 tỷ VNĐ 63
3.3.3. Đối với tập đoàn Gimaex khi thành lập công ty thương mại tại Việt Nam .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
1.1.2.2 Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động vực phân phối hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17
Quyền phân phối hàng hóa 17
1.3.3. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: 26
1.3.4. Nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự
án: 26
1.3.5. Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư: 26
2.4.2.1. Các mối quan hệ về tài chính 44
2.4.2.2. Mối quan hệ về kế hoạch, chiến lược phát triển 45
2.2.4. Thế mạnh của văn phòng đại diện 49
2.2.5. Hạn chế trong hoạt động văn phòng đại diện 51
3.1.1 Giai đoạn tập đoàn Gimaex lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, cho

việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 52
* Về phía nhà đầu tư tập đoàn Gimaex Pháp 52
3.1.2. Giai đoạn tập đoàn Gimaex thực hiện thủ tục để được nhận giấy chứng nhận
đầu tư: 53
3.1.2.1. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
a. Phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
b. Hoạt động thẩm định/thẩm tra trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI:
54
3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về hoạt động của công ty Thương mại của tập đoàn tại
Việt Nam 57
3.2.1.1. Đảm bảo các cam kết về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài: 57
3.2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng
đồng bộ, tăng cường tính minh bạch, dự đoán được: 58
3.2.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 59
3.2.1.4. Cải cách hành chính trong tiến hành thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch,
giảm bớt các thủ tục phiền hà: 60
- Đạt doanh thu năm 2015 là 2.500 tỷ VNĐ 63
3.3.3. Đối với tập đoàn Gimaex khi thành lập công ty thương mại tại Việt Nam .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
BIỂU ĐỒ
1.1.2.2 Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động vực phân phối hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17
Quyền phân phối hàng hóa 17
1.3.3. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: 26
1.3.4. Nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự
án: 26
1.3.5. Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư: 26
2.4.2.1. Các mối quan hệ về tài chính 44
2.4.2.2. Mối quan hệ về kế hoạch, chiến lược phát triển 45
2.2.4. Thế mạnh của văn phòng đại diện 49

2.2.5. Hạn chế trong hoạt động văn phòng đại diện 51
3.1.1 Giai đoạn tập đoàn Gimaex lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, cho
việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 52
* Về phía nhà đầu tư tập đoàn Gimaex Pháp 52
3.1.2. Giai đoạn tập đoàn Gimaex thực hiện thủ tục để được nhận giấy chứng nhận
đầu tư: 53
3.1.2.1. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
a. Phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
b. Hoạt động thẩm định/thẩm tra trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI:
54
3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về hoạt động của công ty Thương mại của tập đoàn tại
Việt Nam 57
3.2.1.1. Đảm bảo các cam kết về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài: 57
3.2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng
đồng bộ, tăng cường tính minh bạch, dự đoán được: 58
3.2.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 59
3.2.1.4. Cải cách hành chính trong tiến hành thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch,
giảm bớt các thủ tục phiền hà: 60
- Đạt doanh thu năm 2015 là 2.500 tỷ VNĐ 63
3.3.3. Đối với tập đoàn Gimaex khi thành lập công ty thương mại tại Việt Nam .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
HÌNH VẼ
1.1.2.2 Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động vực phân phối hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17
4
Quyền phân phối hàng hóa 17
1.3.3. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: 26
1.3.4. Nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự
án: 26
1.3.5. Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư: 26

2.4.2.1. Các mối quan hệ về tài chính 44
2.4.2.2. Mối quan hệ về kế hoạch, chiến lược phát triển 45
2.2.4. Thế mạnh của văn phòng đại diện 49
2.2.5. Hạn chế trong hoạt động văn phòng đại diện 51
3.1.1 Giai đoạn tập đoàn Gimaex lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, cho
việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 52
* Về phía nhà đầu tư tập đoàn Gimaex Pháp 52
3.1.2. Giai đoạn tập đoàn Gimaex thực hiện thủ tục để được nhận giấy chứng nhận
đầu tư: 53
3.1.2.1. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
a. Phân cấp trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 53
b. Hoạt động thẩm định/thẩm tra trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI:
54
3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về hoạt động của công ty Thương mại của tập đoàn tại
Việt Nam 57
3.2.1.1. Đảm bảo các cam kết về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài: 57
3.2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng
đồng bộ, tăng cường tính minh bạch, dự đoán được: 58
3.2.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 59
3.2.1.4. Cải cách hành chính trong tiến hành thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch,
giảm bớt các thủ tục phiền hà: 60
- Đạt doanh thu năm 2015 là 2.500 tỷ VNĐ 63
3.3.3. Đối với tập đoàn Gimaex khi thành lập công ty thương mại tại Việt Nam .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, cùng với sự phát triển kinh
tế với tốc độ tăng trưởng cao, những vấn đề về biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên
tai sảy ra. Việt nam là một thị trường với các sản phẩm phục vụ ngành an toàn dân

sự đang rất tiềm năng. Năm 2004 Việt Nam mới thành lập Ủy ban Cứu hộ cứu nạn
quốc gia, năm 2011 mới thành lập Sở cảnh Phòng cháy chữa cháy ở 7 tỉnh trong số
64 tỉnh thành của Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực cứu hộ cứu nạn của Civipol
thuộc chính phủ Pháp cho nghà An toàn dân sự của Việt Nam cho việc chính phủ
pháp hỗ trợ vay ưu đãi 64 triệu EUR cho việc xây 3 trung tâm cứu thì các thiết bị
phục vụ cho công tác an toàn dân sự của Việt Nam còn rất thiếu. Từ trước tới nay
các trang thiết bị phục vụ công tác an toàn dân sự của Việt nam chủ yếu do các nước
bạn tài chợ hoạc do chúng ta mua từ các khoản vay ODA của nước ngoài.
Theo Civipol đơn vị tư vấn của Bộ nội vụ Pháp trong 20 năm tiếp theo Việt
Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các phương tiện, thiết bị cứu hộ cứu nạn.
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sự biến đổi khí hậu, các sự cố về các
thẩm họa thiên tai sảy ra càng nhiều thì việc Việt Nam cần trang bị các phương tiện
thiết bị cứu hộ sẽ rất lớn. Theo phân tích của Civipol ngoài việc chính phủ pháp hỗ
trợ nguồn ODA ưu đãi cho Việt Nam xây dựng 3 trung tâm cứu hộ Bắc, Trung, Nam
trong giai đoạn 2011-2015 thì hàng năm Việt nam cần đầu tư khoảng 10.000 tỷ
VNĐ cho việc trang bị các phương tiện thiết bị.
Tất cả các đặc điểm trên làm cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng
cho việc các tập đoàn cung cấp các trang thiết bị phương tiện cứu hộ cứu nạn cho
nghành an toàn dân sự tại Việt Nam.
6
Đón được xu hướng này việc chuyển đỏi hoạt động Văn phòng đại diện sang
Công ty thương mại tại Việt Nam của tập đoàn Gimaex Pháp là một tất yếu khách
quan đáp ứng với tình hình thực tế hiện nay. Được trực tiếp làm việc tại Văn phòng
đại diện tập đoàn Gimaex Pháp tại Việt Nam và được trực tiếp cùng Ban Giám đốc
đưa ra Phương hướng hoạt động của tập đoàn tại Việt nam trong thời gian sắp tới.
Tôi xin được làm đề tài “NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI TỪ VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN SANG CÔNG TY THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CỦA TẬP ĐOÀN
GIMAEX PHÁP”
Đề tài sẽ tập trung giải quyết một số nhiệm vụ như đưa ra bức tranh tổng quan

về khung pháp lý hoạt động văn phòng đại diện, thủ tục chuyển đổi hoạt động sang
Công ty thương mại, các kiến nghị, điều lệ sơ bộ khi chuyển đổi sang Công ty
Thương mại.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu làm ba chương:
Chương 1. Lý luận chung về chuyển đổi văn phòng đại diện Công ty nước ngoài
sang Công ty thương mại tại Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng mô hình và hoạt động của văn phòng đại diện.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp chuyển đổi từ văn phòng đại diện sang Công
ty thương mại tại Việt Nam của tập đoàn Gimaex Pháp.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu:
Nghiên cứu những cơ sở để chuyển sang công ty thương mại của văn phòng
đại diện Gimaex Pháp tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổ chức về chuyển đổi từ văn phòng đại diện sang công ty thương mại của
tập đoàn Gimaex Pháp.
- Phân tích thực trạng mà văn phòng đại diện đang hoạt động.
7
- Các điều kiện cơ bản để chuyển đổi.
- Đề xuất các giải pháp để chuyển đổi.
3. Đối tượng và phạp vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn tổ chức lý luận và thực tiễn về chuyển đổi văn phòng đại diện sang
công ty thương mại của tập đoàn Gimaex tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi không gian gồm:
Nghiên cứu ở phậm vi Văn phòng đại diện tập đoàn Giamex tại Việt Nam.
Nghiên cứu tổng thể ở tầm vi mô.
3.3. Phạm vi thời gian.
Thực trạng hoạt động của văn phòng đại diện từ năm 2007 đến nay và đề xuất
cho thời gian từ năm 2011 đến 2015.

4. Tổng quan các kết quả nghiên cứu.
- Hướng phát triển của một nghành hàng đặc thù với đối tượng khách hàng
hẹp.
- Thực trạng hoạt động của văn phòng đại diện với một lĩnh vực cung cấp các
phương tiện thiết bị còn rất mới đối với Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện
chứng lịch sử, toán thống kê, phân tích tổng hợp, điều tra khảo sát, định tính, thông
tin sơ cấp có được bằng cách thu thập thông tin văn bản pháp luật, tài liệu từ văn
phòng đại diện tập đoàn Gimaex tại Việt Nam. Các số liệu thống kê thảo luận nhóm
xử lý thông tin sơ cấp bằng phương pháp thống kê đơn giản nhằm khám phá lý luận
về hoạt động của văn phòng đại diện.
6. Đóng góp luận văn.
8
Luận văn nghiên cứu hoạt động của văn phòng đại diện, những thuận lợi khó
khăn, thời điểm phù hợp để chuyển đổi hoạt động để phù hợp với chiến lược cho
từng thời kỳ khác nhau.
Thực hiện ngiên cứu điều lệ hoạt động dự kiến khi chuyển đổi hoạt động từ
Văn phòng đại diện sang công ty thương mại của tập đoàn Giamex pháp tại Việt
Nam. Thời điểm phù hợp để chuyển đổi nhằm đạt được các mục tiêu mà tập đoàn
đưa ra trong thời gian sắp tới.
9
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY NƯỚC NGOÀI SANG
CÔNG TY THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
1.1 Những cơ sở chuyển đổi văn phòng đại diện công ty nước ngoài sang
cồng ty thương mại tại Việt Nam.
1.1.1 Cở sở pháp lý.
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định chi tiết Luật Thương

mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
Thông tư số 11/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)
ngày 28 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày
25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn
phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 23/2007/ NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO)
1.1.1.1Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.
Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc.
Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam.
Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa cung ứng và tiêu
dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện.
10
Theo dõi đôn đốc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác của Việt
Nam hoạc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình
đại diện.
Các hoạt động khác mà Việt Nam cho phép.
1.1.1.2Quyền của Văn Phòng đại diện.
Hoạt động đúng mục đích phạm vi, và thời gian được quy định trong giấy
phép thành lập văn phòng đại diện.
Thuê trụ sở, mua các vân dụng phương tiện cần thiết cho hoạt động của văn phòng
đại diện.
Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại
văn phòng đại diện.
Mở tài khoản bằng đồng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại
ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ dùng tài khoản này vào hoạt
động của Văn phòng đại diện.

Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1.1.1.3 Nghĩa vụ của Văn Phòng đại diện.
Không được hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam.
Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà luật
này cho phép.
Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của
thương nhân nước ngoài trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy
quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoạc các quy định khác tại khoản 2 3
4 của điều 17 luật này.
Nộp thuế, phí, lệ phí thực hiện các nghĩa vụy tài chính khác theo các quy
định của pháp luật Việt Nam.
Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo pháp luật Việt Nam.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt nam.
11
1.1.2 Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ gia nhập WTO
1.1.2.1 Mối quan hệ giữa cam kết về dịch vụ và vấn đề đầu tư tại Việt Nam
Nhà đầu tư có thể lựa chọn hai hình thức đầu tư tại thị trường Việt Nam là đầu
tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Mối quan hệ giữa cam kết về dịch vụ và vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài
:
Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ có liên quan chặt chẽ tới đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, cam kết về phương thức hiện diện thương mại – phương thức 3 (tức là các
hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể thành lập
để hoạt động ở Việt Nam) chính là cam kết về mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ. Căn cứ trên biểu cam kết có thể thấy Việt Nam chỉ
cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được tham gia cung cấp dịch vụ
tại Việt Nam mà không có cam kết liên quan đến nhà đầu tư là cá nhân đầu tư thành
lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Do đó, việc xét cấp phép đầu
tư cho nhà đầu tư là cá nhân trong lĩnh vực phân phối là tùy thuộc vào các cơ quan

có thẩm quyền.
Như trình bày ở phần trên, dịch vụ phân phối bao gồm 4 phương thức cung
cấp dịch vụ hay có 4 cách để dịch vụ phân phối được diễn ra:
Phương thức 1 : Cung cấp qua biên giới
Phương thức 2 Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Phương thức 3 : Hiện diện thương mại
Phương thức 4 : Hiện diện thể nhân.
Các phương thức cung cấp dịch vụ ngoài phương thức 3 sẽ được gọi là
phương thức cung cấp dịch vụ không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Còn
đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp.
12
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức để tiến hành
hoạt động đầu tư trực tiếp của mình như được quy định cụ thể tại điều 21 Luật Đầu
tư, bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư trong nước và có thể là nhà đầu tư nước ngoài.
Và trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến nhà đầu tư nước ngoài tại thị

trường Việt Nam và ở phạm vi nhỏ hơn nữa, đó là nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực
phân phối hàng hóa. Nói một cách chính xác thì Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức,
cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên,
trong hoạt động phân phối nói riêng, hay hoạt động cung cấp dịch vụ nói chung thì
Việt Nam chỉ ghi nhận nhà đầu tư là doanh nghiệp nước ngoài mà không ghi nhận
nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức khác. Cụ thể, tại Biểu cam kết dịch vụ chúng ta ghi
nhận “ phương thức thứ 3: không hạn chế, ngoại trừ: Trừ khi có quy định khác tại
từng ngành và phân ngành cụ thể của biểu cam kết này, doanh nghiệp nước ngoài
được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”.
13
Ta có thể khái quát mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư và Cam kết dịch vụ của
Việt Nam như sau:
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa đầu tư với các phương thức cung cấp dịch vụ
Như vậy khi nói đến nhà đầu tư trong lĩnh vực phân phối là ta đề cập tới
phương thức hiện diện thương mại của chủ đầu tư là công ty nước ngoài đầu tư
thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
với một bên Việt Nam.
Đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo định nghĩa tại Biểu cam
kết dịch vụ WTO thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay
nhiều bên (trong đó có ít nhất một bên phải là pháp nhân Việt Nam và một bên phải
là pháp nhân nước ngoài) để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam,
trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà
không thành lập pháp nhân.
CAM KẾT DỊCH VỤ
Phương thức 1
Phương thức 2
Phương thức 4
CAM KẾT DỊCH VỤ
Phương thức 1

Phương thức 2
Phương thức 4
ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư là cá
NN nhân và
tổ chức không phải
doanh nghiệp
Phương thức 3: chủ đầu
tư là doanh nghiệp, sẽ
tham gia hợp đồng hợp
tác kinh doanh hoặc
thành lập: công ty 100%
vốn, liên doanh, chi
nhánh, văn phòng đại
diện
Phương thức 3: chủ đầu
tư là doanh nghiệp, sẽ
tham gia hợp đồng hợp
tác kinh doanh hoặc
thành lập: công ty 100%
vốn, liên doanh, chi
nhánh, văn phòng đại
diện
14
Còn theo quy định tại điều 3 luật đầu tư thì hợp đồng hợp tác kinh doanh ( gọi
tắt là hợp đồng BBC) là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp
tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp
nhân.
Như vậy, hợp đồng hợp tác trong luật đầu tư có phạm vi rộng hơn trong biểu
cam kết khi mà chủ thể của hợp đồng không cần điều kiện là có một bên là pháp

nhân Việt Nam, một bên là pháp nhân nước ngoài. Chủ thể của hợp đồng BBC theo
luật đầu tư có thể là cá nhân, và có thể là các bên trong hợp đồng đều có quốc tịch
Việt Nam hoặc đều có quốc tịch nước ngoài nhưng có ý định hợp tác đầu tư trên
lãnh thổ Việt Nam.
Nói tóm lại, trong lĩnh vực dịch vụ nói chung, lĩnh vực phân phối nói riêng,
hợp đồng hợp tác kinh doanh- thuộc phương thức cung cấp dịch vụ thứ 3- hiện diện
thương mại, yêu cầu các bên chủ thể hợp đồng hợp tác phải là:
- Chủ thể nước ngoài: phải là doanh nghiệp
- Hợp đồng hợp tác có thể gồm nhiều bên nhưng trong đó, ít nhất có 1 bên là
doanh nghiệp ( pháp nhân) nước ngoài, và 1 bên là pháp nhân Việt Nam; ngoài ra
thì có thể có thêm một hoặc một số bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là cá
nhân Việt Nam, hoặc doanh nghiệp Việt Nam khác, hoặc có thêm doanh nghiệp
nước ngoài.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập nên một pháp nhân mới, sự
hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chỉ thông qua bản
hợp đồng. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh các bên hợp doanh có quyền thỏa
thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban
điều phối này không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh. Đối với bên
hợp doanh nước ngoài, họ được phép thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam
để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Văn
phòng này có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và
tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định
tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Sau khi tiến hành hoạt
động kinh doanh, thu được lợi nhuận, nộp thuế với khoản phát sinh này thì doanh
15
nghiệp nước ngoài sẽ được một khoản lợi nhuận và có thể chuyển chúng ra nước
ngoài.
Đối với hình thức Văn phòng đại diện theo định nghĩa tại phần cam kết nền
của Biểu cam kết dịch vụ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nước ngoài được

thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động
thương mại, du lịch nhưng không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực
tiếp.
Theo khoản 6, điều 3 Luật thương mại thì “ Văn phòng đại diện của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài,
được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực
hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”.
Như vậy có thể thấy hai định nghĩa trên là tương đương với nhau, khi chức
năng được phép của văn phòng đại diện nói chung, văn phòng đại diện của doanh
nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực phân phối nói riêng chỉ là nhằm xúc tiến, thúc đầy
các cơ hội hoạt động kinh doanh của thương nhân nước ngoài ( công ty nước ngoài)
tại Việt Nam, ví dụ như tìm kiếm các đối tác sau đó, doanh nghiệp nước ngoài sẽ là
đơn vị thực hiện ký kết hợp đồng đối với các đối tác Việt Nam, văn phòng đại diện
không được phép tạo ra lợi nhuận trực tiếp, tuy nhiên có thể được ký hợp đồng theo
ủy quyền của công ty nước ngoài.
Đối với hình thức Chi nhánh, đây là mảng mà Việt Nam chưa cam kết cho
phép thành lập trong Biểu cam kết dịch vụ của WTO. Theo khoản 7 điều 3 luật
thương mại thì chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ
thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Để được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam,
doanh nghiệp nước ngoài phải hiện diện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh, doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn trừ khi trong từng
ngành hoặc phân ngành cụ thể có cam kết đối với hình thức thành lập chi nhánh như
trong ngành dịch vụ pháp lý, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, dịch vụ tư
vấn quản lý, dịch vụ xây dựng kỹ thuật và các dịch vụ liên quan… Các trường hợp
16
còn lại không được quy định trong biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam không có nghĩa
vụ phải xem xét các đơn xin thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ. Trong lĩnh
vực phân phối, đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, Việt Nam đã cam kết cho

phép hình thức nhượng quyền thương mại được phép tiến hành sau 3 năm kể từ
ngày Việt Nam gia nhập WTO.
Việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của
thương nhân nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong
lĩnh vực phân phối, mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua
bán hàng hoá được quy định cụ thể trong nghị định 72/2006/ NĐ- CP
Riêng đối với vấn đề thành lập hiện điện thương mại là pháp nhân như: công
ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài sẽ được đề cập kỹ ở phần sau.
1.1.2.2 Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động vực phân phối hàng hóa của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quyền phân phối hàng hóa.
Phân phối là một trong những hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, theo đó doanh nghiệp sẽ được phép bán các sản phẩm do
mình sản xuất hoặc mua từ nhà cung cấp khác cho một bên thứ ba. Quyền phân
phối là quyền thực hiện hoạt động phân phối
Phần này sẽ tập trung vào hình thức đầu tư thông qua hình thức thành lập
doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối. Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động này
của doanh nghiệp có vốn nước ngoài không giống với các doanh nghiệp trong nước
và được quy định cụ thể tại nghị định 23/2007/ NĐ- CP.
Như đã đề cập ở trên, tài liệu của WTO chỉ liệt kê tên ngành và phân ngành,
không giải thích nội dung cụ thể nên để thống nhất cách hiểu cho từng ngành, phân
ngành ta phải dẫn chiếu điến hệ thống phân loại sản phẩm của Liên hợp quốc
(central product classification- CPC). Theo đó, ngành phân phối bao gồm 4 loại
hình dịch vụ chính: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ ( bao
17
gồm cả bán hàng đa cấp) và dịch vụ nhượng quyền thương mại và đây cũng là bốn
hình thức được Việt Nam cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ.
Quyền phân phối có thể chia ra làm hai hình thức: phân phối kèm với quyền
nhập khẩu hàng hóa và phân phối không kèm theo quyền nhập khẩu hàng hóa. Phân
phối kèm quyền nhập khẩu hàng hóa thường được đề cập đến việc phân phối các

hàng hóa do chính nhà phân phối nhập khẩu để bán tại thị trường trong nước. Khi
đó, ngoài chức năng là một nhà phân phối hàng hóa và có nghĩa vụ phải tuân thủ
các quy định đối với phân phối, thì người phân phối cũng chính là nhà nhập khẩu,
phải tuân thủ các quy định đối với việc nhập khẩu hàng hóa như: không nhập hàng
hóa trong danh mục cấm nhập khẩu quy định tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo
nghị định 12/2006/ NĐ- CP, hoặc phải có giấy phép khi nhập khẩu hàng hóa yêu
cầu có giấy phép được quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo nghị định
12/2006 hoặc đáp ứng các điều kiện đối với mặt hàng theo yêu cầu của cơ quan
quản lý chuyên ngành được quy định tại phụ lục số 03 nghị định 12/006/ NĐ- CP.
Để tiến hành được việc nhập khẩu, phân phối, doanh nghiệp cần được cấp cả
quyền nhâp khẩu và quyền phân phối. Đây là hai quyền riêng biệt và khác nhau. Có
thể phân biệt quyền nhập khẩu với quyền phân phối như sau:
Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt
Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao
gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách
nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm
quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường
hợp Pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác.
18
Theo quyền nhập khẩu, sau khi nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài sẽ chỉ được phép bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó,
thương nhân theo định nghĩa tại luật thương mại bao gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được
cung cấp hàng hóa cho các đối tượng có đăng ký kinh doanh và thương nhân này
phải có quyền phân phối hàng hóa, bao gồm thương nhân Việt Nam có ngành nghề
đăng ký kinh doanh liên quan đến phân phối hàng hóa: bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa
hồng, nhượng quyền thương mại hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài có quyền
phân phối được ghi nhận trong giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép kinh doanh.

Nếu chỉ đăng ký quyền nhập khẩu, mà không đăng ký quyền phân phối thì
công ty có nguồn vốn nước ngoài sẽ không được phép tham gia vào hệ thống bán
buôn, bán lẻ, nhượng quyền hay đại lý.
Nếu chỉ đăng ký quyền phân phối không đi kèm với quyền nhập khẩu hàng
hóa: thì doanh nghiệp có nguồn vốn nước ngoài không được phép nhập khẩu sản
phẩm từ nước ngoài, nó chỉ được phép mua lại sản phẩm từ các nhà cung cấp hàng
hóa khác tại thị trường trong nước hoặc từ nhà nhập khẩu khác để bán sản phẩm tại
thị trường trong nước.
Nếu đăng ký cả quyền nhập khẩu và quyền phân phối thì doanh nghiệp sẽ vừa
có quyền nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và tham gia hệ thống phân phối hàng
hóa do mình nhập khẩu và hàng hóa do mua từ các nhà cung cấp hàng hóa khác sau
đó bán lại cho người thứ ba, người thứ ba có thể là người bán buôn, người bán lẻ
hoặc là người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm,…
Khi tiến hành đăng ký quyền phân phối, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký
luôn tên, mã HS của mặt hàng mình dự định sẽ phân phối. Các mã hàng sẽ được ghi
nhận trên giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp đăng ký đầu tư lần đầu vào
Việt Nam kinh doanh lĩnh vực phân phối hoặc được ghi nhận trên giấy phép kinh
doanh đối với trường hợp bổ sung ngành nghề phân phối. Doanh nghiệp theo đó chỉ
19
được phép phân phối các mặt hàng đã được ghi nhận trong giấy chứng nhận đầu tư
hoặc giấy phép kinh doanh.
20
1.2 Những vấn đề lý luận về mô hình và hoạt động của Văn phòng Đại
diện và Công ty Thương Mại.
Các doanh nghiệp Nước ngoài thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt
ngành nghề kinh doanh và cấp quản lý nếu có đủ điều kiện đều được xét cho phép
đặt Văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Văn phòng đại diện doanh nghiệp Nước Ngoài ở Việt Nam (dưới đây gọi tắt là
Văn phòng đại diện) là bộ phận của doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp thực hiện
các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các bạn hàng ở Việt Nam.

Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ở Việt Nam phải chịu sự quản lý
hành chính nhà nước của Việt Nam.
1.2.1 Điều kiện và thủ tục xét cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện.
Điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép đặt Văn phòng đại
diện:
Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo đúng pháp luật;
Doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu đặt Văn phòng đại diện để thực hiện
quan hệ kinh tế, thương mại với các bạn hàng ở Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài có nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Văn
phòng đại diện.
Giám đốc doanh nghiệp có Văn phòng đại diện ở nước ngoài quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm và triệu hồi người phụ trách và nhân viên Văn phòng đại diện
của doanh nghiệp ở nước ngoài phù hợp với những quy định của Nhà nước về việc
cử cán bộ đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
Hồ sơ xin đặt Văn phòng đại diện doanh nghiệp ở nước ngoài gửi Bộ Thương
mại gồm có:
1. Văn bản đề nghị của Giám đốc doanh nghiệp ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội
dung hoạt động của Văn phòng đại diện, thời gian và địa điểm đặt Văn phòng đại
diện.
21
2. Bản sao có công chứng giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động của doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
3. Các văn bản chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định
của pháp luật.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại phải có
văn bản trả lời doanh nghiệp về việc cho phép hoặc không cho phép doanh nghiệp
được đặt Văn phòng đại diện.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ CỦA DOANH
NGHIỆP CÓ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đại diện:

1. Đại diện quyền lợi của doanh nghiệp và làm đầu mối giao dịch về các quan
hệ kinh tế, thương mại với các bạn hàng hữu quan ở nước ngoài trong khuôn khổ
pháp luật Việt Nam.
2. Thực hiện công tác tiếp thị (marketing), đề xuất và thực hiện các biện pháp
thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế, thương mại giữa doanh nghiệp với các
bạn hàng tại Việt Nam.
3. Tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại, dịch vụ với các bạn
hàng hữu quan nếu được Giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền và phù hợp pháp luật
của nước tiếp nhận.
4. Theo dõi, đôn đốc thực hiện các hợp đồng thương mại và dịch vụ đã ký kết.
5. Thực hiện những công tác khác có liên quan đến nghiệp vụ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp do Giám đốc doanh nghiệp giao.
6. Báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện theo định kỳ (tháng,
quý, năm) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) và kiến nghị biện pháp giải quyết những
vấn đề tồn tại hoặc mới phát sinh với Giám đốc doanh nghiệp .
Văn phòng đại diện, người phụ trách và các nhân viên của Văn phòng phải
tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của Việt Nam.
22
Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc doanh nghiệp có Văn phòng đại
diện:
1. Quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Văn phòng đại
diện.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và triệu hồi người phụ trách và nhân viên
Văn phòng đại diện.
3. Trực tiếp chỉ đạo Nghiệp vụ chuyên môn của Văn phòng đại diện.
4. Thường xuyên liên hệ, trao đổi phối hợp với người đứng đầu cơ quan đại
diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm quản lý, chỉ đạo,
giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện, của người phụ trách và các nhân viên
trong văn phòng theo quy định của Pháp luật.
1.2.2. Ưu thế doanh nghiệp thương mại so với văn phòng đại diện.

Khi thành lập doanh nghiệp
Khi thành lập công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động đầu tư và bán hàn của tập đoàn tại Việt Nam.
Danh nghiệp trưc tiếp tham gia bán các sản phẩm của tập đoàn, trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng nên tạo thuận lợi trong việc xác định các nhu cầu của hàng
hàng. Giúp tập đoàn định hướng và có kế hoạch phù hợp cho việc xác định các
dòng sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam.
Làm giảm các chi phí lưu thông làm giảm giá thành sản phẩm. Các sản phẩm
của tập đoàn là các sản phẩm chuyên dụng phục phụ cho an ninh dân sự. Đối tượng
khách hàng rất đặc thù, Giá trị sản phẩm lớn, các sản phẩm được thiết kế phù hợp
với nhu cầu của khách hàng. Do đó việc hạn chế các khâu trung gian làm giảm giá
thành sản phẩm. Giúp tập đoàn và khách hàng hiểu rỏ hơn nhu cầu của khách hàng
và có tư vấn phù hợp.
- Khi trực tiếp làm việc với khách hàng các dịch vụ như bảo hành bảo chì sản
phẩm, việc huấn luyện đào tạo thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
23
1.3 Quy trình chuyển đổi từ văn phòng đại diện sang công ty thương mại
của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
1.3.1. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện:
1. Thông báo lập văn phòng đại diện (theo mẫu qui định) ( 2 bản)
2. Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện (1 bản) của các thành
viên;
3. Biên bản họp các thành viên về việc lập văn phòng đại diện (1 bản);
4. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
(1 bản);
5. Bản sao điều lệ công ty (đối với trường hợp địa điểm văn phòng đại diện
khác tỉnh, thành phố với địa điểm đặt trụ sở công ty) (1 bản);
6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (1 bản);
7. Trường hợp văn phòng đại diện không đăng ký kê khai nộp thuế trực tiếp:

bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc bản sao
hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp chủ quản.
8. Trường hợp văn phòng đại diện đăng ký kê khai nộp thuế trực tiếp: Bản
chính thông báo mã số đơn vị trực thuộc đã được doanh nghiệp chủ quản lấy tại
tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
9. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng
đại diện (1 bản) theo quy định sau:
• Quốc tịch Việt Nam: bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hội chiếu)
còn hiệu lực.
• Quốc tịch nước ngoài: bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực và giấy phép sử
dụng lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
CÁC LƯU Ý KHI THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN:
1. Tên văn phòng đại diện: phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ
sung tương ứng xác định văn phòng đại diện đó.
2. Trụ sở văn phòng đại diện: phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được
xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận,
24
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số
fax và thư điện tử (nếu có).
3. Ngành nghề kinh doanh: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh
nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ
các lợi ích đó
1.3.2. Thực hiện thủ tục trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI:
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu
tư, nhà đầu tư phải tiến hành hoàn thiện hồ sơ dự án. Tùy theo quy mô cũng như
tính chất của dự án mà dự án FDI theo quy trình đăng kí đầu tư hay thẩm tra cấp
giấy chứng nhận đầu tư được mô tả trong sơ đồ sau:

Hình 1.2 – Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Theo như quy trình trên, để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư
phải tiến hành các thủ tục đăng kí hay thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư tùy theo
tính chất cũng như quy mô dự án FDI theo quy định của Việt nam. Các bước công
việc mà nhà đầu tư phải tiến hành trong giai đoạn này bao gồm:
Giấy chứng nhận đầu tư
Đăng kí Thẩm tra
=< 15
ngày
Loại dự án
Hồ sơ
30
ngày
=< 45
ngày
Loại dự án
Hồ sơ
<300 triệu
VNĐ và
Không
thuộc lĩnh
vực đầu tư
có điều kiện
Bản đăng kí đầu tư
Báo cáo năng lực
tài chính
Hợp đồng liên
doanh/BCC, điều
lệ doanh nghiệp
=>300 triệu
VNĐ hoặc

Thuộc lĩnh vực
đầu tư có điều
kiện
VB đề nghị cấp
GCNĐT
VB xác nhận tư
cách pháp lý
Báo cáo năng lực
tài chính
Giải trình
KTKT
Hợp đồng, điều
lệ
Chuẩn bị hồ
sơ dự án đầu

Thực hiện theo quy trình
đăng kí,thẩm tra cấp
giấy chứng nhận đầu tư
Nhận giấy chứng
nhận đầu tư, chuẩn
bị cho giai đoạn
triển khai dự án
25

×