Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

giải pháp đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở huyện thuận châu – sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 130 trang )

Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Trơng thị luân
Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo
ở huyện Thuận Châu - Sơn La
Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp
Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs.TS. nguyễn ngọc huyền
Hà nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản luận văn “Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xóa đói
giảm nghèo ở huyện Thuận Châu – Sơn La” là công trình nghiên cứu độc lập do
chính tác giả thực hiện, không sao chép ở bất kỳ một công trình nào khác, các số
liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác, các tài liệu tham khảo và
trích dẫn được sử dụng trong luận văn này đều có xuất xứ, nguồn gốc, tác giả cụ thể
và được ghi trong Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Sơn La, ngày 28 tháng 10 năm 2013
Học viên cao học
Trương Thị Luân
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong
Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã giúp đỡ, giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt quá trình
theo học chương trình cao học. Nhờ những kiến thức mà thầy cô truyền đạt, tôi đã
trưởng thành hơn rất nhiều trong suốt quá trình học, đồng thời những kiến thức đó
cũng giúp tôi hoạt động tốt hơn trong công việc hiện tại và sau này của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ông Lò Minh Hùng, chủ tịch huyện Thuận
Châu – Sơn La đã tạo mọi điều kiện để tôi có được những kinh nghiệm, kiến thức cũng
như những số liệu để đánh giá một cách toàn diện về đói nghèo, xóa đói giảm nghèo
cũng như những số liệu nội bộ trong huyện để có thể hoàn thiện luận văn của mình.


Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền, giảng viên hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Tác giả
Trương Thị Luân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 4
1.1. Một số đề tài cấp bộ 4
1.2. Bài báo, Tạp chí khoa học 5
1.3. Luận án tiến sĩ 6
1.4. Luận văn thạc sỹ 8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO 12
2.1. Khái quát về đói nghèo 12
2.1.1. Một số khái niệm về đói nghèo 12
2.1.2. Xóa đói giảm nghèo 14
2.1.3. Chuẩn về đói nghèo ở Việt Nam 15
2.2. Một số đặc điểm của người nghèo ở Việt Nam 17
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học 17
2.2.2. Đặc điểm về thu nhập 17
2.2.3. Đặc điểm về tài sản 18
2.2.4. Đặc điểm về giáo dục, trình độ học vấn và việc làm 19
2.2.5. Nguy cơ dễ bị tổn thương và cô lập 19

2.3. Nguyên nhân của đói nghèo 20
2.4. Sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo 21
2.5. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới và huyện
tỉnh ở Việt Nam 24
2.5.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới 24
2.5.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số huyện, tỉnh ở Việt Nam 30
2.5.3. Bài học cho huyệnThuận Châu 34
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN THUẬN CHÂU 35
3.1. Các đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đói nghèo và công
tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu 35
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội của Huyện 35
3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế của Huyện 40
3.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội của Huyện 45
3.1.4. Chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước 47
3.1.5. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Tỉnh
Sơn La 50
3.2. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Thuận Châu 54
3.2.1. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo 54
3.2.2. Chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, cho người nghèo
(ngoài Chương trình 135) 59
3.2.3. Chương trình khuyến nông - lâm và hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề.
60
3.2.4. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và các xã ĐBKK 61
3.2.5. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo 67
3.2.6. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở (ngoài Chương trình 134) 69
3.3. Thực trạng đói nghèo ở huyện Thuận Châu 72
3.4. Thực trạng tái nghèo tại huyện Thuận Châu 78
3.5. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác xóa đói giảm nghèo 80

3.5.1. Nguyên nhân đạt được những thành tựu 80
3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại 81
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH TỐC
ĐỘ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN THUẬN CHÂU – SƠN LA ĐÊN
NĂM 2020 84
4.1. Phương hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu84
4.1.1. Phương hướng nhằm xóa đói giảm nghèo 84
4.1.2. Định hướng phát triển vùng kinh tế 87
4.1.3 Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu đến năm 2020 88
4.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở huyện
Thuận Châu 89
4.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 89
4.2.2. Nhóm giải pháp thuộc các đối tượng đói nghèo 103
4.3. Kiến nghị 104
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
DANH MỤC VIẾT TẮT
KÝ HIỆU NỘI DUNG
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BTXH Thương binh xã hội
CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSXH Chính sách xã hội
CT NS-VSMT Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
ĐBKK Đặc biệt khó khăn
DTTS Dân tộc thiểu số
GDP Tổng sản phẩm nội địa

HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế xã hội
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
NTT&TMC Người tàn tật và trẻ mồ côi
QLNN Quản lý nhà nước
TB&XH Thương biình và xã hội
TH Thực hiện
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
TTKT Tăng trưởng kinh tế
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
VietGAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
VKK Vùng khó khăn
WB Ngân hàng thế giới
XDCB Xây dựng cơ bản
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. GDP của huyện Thuận Châu giai đoạn 2006-2012 39
Bảng 3.2. Cơ cấu theo ngành kinh tế huyện Thuận Châu giai đoạn 2006-2012 41
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Thuận Châu giai đoạn 2006-2012 43
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện chính sách 56
Bảng 3.5. Biểu tổng hợp công tác đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 59
Bảng 3.6. Các hạng mục công trình đã thực hiện giai đoạn 2006-2012 63
Bảng 3.7. Một số dự án đã hoàn thành 63
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu y tế 68
Bảng 3.9. Kết quả giảm nghèo toàn huyện Thuận Châu năm 2012 73
Bảng 3.10. Kết quả giảm nghèo từ năm 2008-2012 76

Bảng 3.11. Thực trạng tái nghèo của huyện Thuận Châu năm 2009 78
Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Trơng thị luân
Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo
ở huyện Thuận Châu - Sơn La
Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp
Hà nội, năm 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là một thực
tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới. Ngay cả
những nước có trình độ phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân nghèo đói. Vào
những năm cuối thế kỷ XXI trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỷ người sống dưới
mức nghèo đói, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một trở ngại, cũng như thách thức đối với sự
phát triển của các nước trên thế giới.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đói nghèo khá cao so với thế giới.
Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân
công lao động xã hội kém, làm cho năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng
xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN có sự điều tiết của Nhà nước thì xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chiến
lược của công cuộc phát triển kinh tế xã hội, vừa là công cụ để đạt được mục tiêu
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Chính vì vậy, mà Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục dành sự quan tâm cao cho nhiệm vụ
xóa đói, giảm nghèo. Nhiệm vụ này được nêu trong tất cả các văn kiện Đại hội.
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm nhiệm kỳ khóa XI, 2011-
2015, Đại hội xác định “Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói,
giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy
nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững”. Trong Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 2011-2020, có nhiệm vụ "Thực hiện có hiệu quả
hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ, đa dạng hóa các nguồn lực và
phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và
các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, có chính sách
và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo". Từ những nỗ lực chung
của toàn Đảng toàn dân, trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam
i
đã giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo –
theo báo cáo của Ngân hàng thế giới ngày 24/01/2013.
Thuận Châu là một huyện miền núi phía Tây Bắc thuộc tỉnh Sơn La. Mặc dù
những năm qua Thuận Châu đã có rất nhiều cố gắng xóa đói giảm nghèo và đã đạt
được những thành tích nhất định song đời sống về vật chất và tinh thần của người
dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Trình độ dân trí, cán bộ quản lý ở cơ sở còn
nhiều hạn chế. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Thực trạng đói nghèo ở Thuận
Châu đang là một vấn đề bức xúc, cần được quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc
nghiên cứu để lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng về đói nghèo,
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở
huyện miền núi Thuận Châu là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát
từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm
nghèo ở huyện Thuận Châu - Sơn La” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, Luận văn hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về đói
nghèo, xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, Luận văn phân tích và đánh giá được thực trạng xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Thuận Châu trong và tình hình thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu.
Thứ ba, Luận văn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh
tốc độ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Thuận Châu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến xóa đói giảm
nghèo tại huyện Thuận Châu. Xác định nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và đề xuất
các giải pháp xóa đói giảm nghèo.
ii
Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn
2006-2010, sử dụng thêm một số số liệu của năm 2011 và 2012. Đề xuất giải pháp
đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập
nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp: Tài liệu, báo cáo, sách, báo, tạp chí và
thông tin từ các website trong nước.
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập đã được xử lý bằng phần
mềm Excel.
- Các phương pháp phân tích đã sử dụng: Phương pháp so sánh, thống kê,
phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo từ đó đưa
ra các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo tại huyện
Thuận Châu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các bảng biểu, nội dung luận văn
gồm 04 chương:
Chương 1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đói nghèo và
xóa đói giảm nghèo
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
Chương 3. Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu
– Sơn La

Chương 4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm
nghèo ở huyện Thuận Châu – Sơn La đến năm 2020.
iii
Chương 1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đói nghèo và
xóa đói giảm nghèo
1.1. Một số đề tài cấp bộ
1.2. Bài báo, Tạp chí khoa học
1.3. Luận án tiến sĩ
1.4. Luận văn thạc sỹ
Tuy nhiên, cho đến nay “Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo tại
huyện Thuận Châu” vẫn là một khoảng trống, chưa có công trình nào nghiên cứu
về vấn đề này.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
2.1. Khái quát về đói nghèo
2.1.1. Một số khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo, hiểu theo nghĩa chung, là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần
thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư.
Theo cách hiểu này, đói nghèo là tình trạng thiếu hụt những điều kiện vật chất như:
thức ăn, nước uống, quần áo… Đói nghèo cũng có thể là tình trạng thiếu hụt những
điều kiện về mặt xã hội như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cung cấp thông tin, quan
hệ cộng đồng. Trong xã hội phát triển, sự thiếu hụt còn có thể bao hàm cả tự do tôn
giáo, tự do tín ngưỡng.
2.1.2. Xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo không chỉ là vấn đề của riêng những người rơi vào cảnh đói nghèo,
mà còn là một vấn đề xã hội, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì đói nghèo
có thể gây ra những tác động tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: Đói nghèo
gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh do không đủ sức
khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị thậm chí dẫn tới nội chiến, chiến
tranh; làm tăng sự phân biệt đối xử giữa người nghèo và người giàu; làm giảm tuổi
iv

thọ của con người. Những hậu quả này còn có tính chất xoáy vòng ốc, làm cho
người nghèo đã càng nghèo thêm.
Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của bất kỳ quốc gia
nào nhằm hướng tới phát triển một xã hội công bằng và văn minh. Đó là tổng thể
các biện pháp của Nhà nước và xã hội, của chính những đối tượng thuộc diện đói
nghèo nhằm tạo ra các điều kiện để họ tăng thêm thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu
nhập không đáp ứng nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn nghèo được quy định
theo từng địa phương và từng giai đoạn.
2.1.3. Chuẩn về đói nghèo ở Việt Nam
Khái niệm về chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng
nghèo, hoặc tiêu chuẩn nghèo) là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người mà
một quốc gia quy định dùng để làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ
nghèo. Theo đó: Những người hoặc những hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân
đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
2.2. Một số đặc điểm của người nghèo ở Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học
2.2.2. Đặc điểm về thu nhập
2.2.3. Đặc điểm về tài sản
2.2.4. Đặc điểm về giáo dục, trình độ học vấn và việc làm
2.2.5. Nguy cơ dễ bị tổn thương và cô lập
2.3. Nguyên nhân của đói nghèo
Muốn xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất thì cần xác
định đúng nguyên nhân đói nghèo của mỗi vùng, mỗi khu vực trong mỗi quốc gia
để có biện pháp, giải pháp… hạn chế, triệt tiêu nguyên nhân gây ra đói nghèo. Có
rất nhiều nguyên nhân khác nhau giữa các vùng, khu vực như khí hậu, thời tiết, giao
thông, trình độ dân trí. Có thể nhóm các nguyên đó thành hai nhóm lớn cụ thể sau:
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
v
2.4. Sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo

Xuất phát từ những ảnh hưởng của đói nghèo tới sự phát triển kinh tế xã hội,
xóa đói giảm nghèo nổi lên như một nhu cầu bức xúc cần phải giải quyết. Chính vì
vậy, xóa đói giảm nghèo đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất cả các mặt của đời
sống xã hội, cụ thể như sau:
2.5. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới và huyện
tỉnh ở Việt Nam
2.5.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm từ Braxin
Kinh nghiệm của Malaixia
Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc
2.5.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số huyện, tỉnh ở Việt Nam
Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh
Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang
2.5.3. Bài học cho huyệnThuận Châu
Chương 3. Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu
3.1. Các đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đói nghèo và công
tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội của Huyện
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, cách thị xã Sơn La
34 km về phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo - Lai Châu 52 km về phía Đông
Nam. Phía đông giáp thành phố Sơn La, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tuần
Giáo, Điện Biên, phía Nam giáp huyện Sông Mã, phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai,
Mường La, tỉnh Sơn La. Là một huyện nằm phía cuối tỉnh Sơn La, Thuận Châu có
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội (có trên 80 km đường địa
vi
giới tiếp giáp với tỉnh bạn) và có 85% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, có
trục Quốc lộ 6 đi qua 11 xã từ Muổi Nọi đến Mường É đã tạo điều kiện cho huyện
có những cơ hội giao lưu, trao đổi với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong vùng
Tây Bắc.

Như vậy, do địa hình đặc trưng của vùng núi phía Bắc nên đất đai huyện phần
lớn là đất dốc thiếu ẩm, độ chua không cao, đất dễ bị xói mòn, thoái hóa. Nhìn chung,
địa hình huyện khá phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình cao và dốc tạo ra
nhiều tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp khác
nhau. Tuy nhiên với kiểu địa hình trên việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng gặp
rất nhiều khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội địa
phương và đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của người dân
trong huyện.
3.1.1.2. Dân tộc
Năm 2012, toàn huyện có 156.965 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,58%;
bao gồm có 6 dân tộc sinh sống, đó đó dân tộc Thái chiếm 70,9%, dân tộc Mông
11,97%, Kinh 10,9%, Khơ Mú 2,2%, Kháng 1,96% và dân tộc La Ha 1,81%. Các dân
tộc có sự khác nhau về nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình, bình quân có 5-6 người/hộ.
Các dân tộc huyện Thuận Châu phân bố không đều, người Mông thường sống
trên rẻo cao, dân tộc Khơ Mú hay sống ở rẻo giữa, dân tộc Thái, La Ha, Kháng sống
ở vùng thấp. Đặc điểm cư trú của đồng bào các dân tộc là sống xen kẽ thành từng
bản, nhưng mỗi dân tộc đều có một tâm lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và
tiếng nói khác nhau tạo cho Thuận Châu có sắc thái văn hóa phong phú và đa dạng.
3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế của Huyện
Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế từng bước
được nâng lên; các ngành, các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế đều có bước
phát triển tiến bộ. Thu ngân sách vượt kế hoạch; thu hút và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực đầu tư. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; thực hiện có hiệu
vii
quả các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm
kinh tế; chủ động đối phó với những diễn biến bất lợi của khí hậu, thiên tai; công tác di
dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, công tác bồi thường, GPMB dự án cải tạo,
nâng cấp quốc lộ 6 giai đoạn II (Sơn La - Tuần Giáo), chương trình phát triển cây cao
su được UBND huyện triển khai toàn diện và đạt được những kết quả quan trọng.

3.1.2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Mặc dù trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm, rét hại,
hạn hán, sâu bệnh, giá cả đầu vào tăng cao. Song sản lượng lương thực liên tục
tăng, an ninh lương thực được bảo đảm; tập trung thâm canh diện tích cây lương
thực, giảm diện tích lúa nương trên đất dốc, tăng cường ứng dụng giống mới, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản
hàng hoá và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.
3.1.2.2. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất CN – TTCN duy trì mức tăng trưởng cao, có chuyển biến tích
cực về nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tỷ
trọng các sản phẩm qua chế biến, nhất là các sản phẩm có lợi thế sử dụng
nguyên liệu của địa phương; đã hình thành một số cụm, điểm chế biến nông sản
và khai thác đá làm vật liệu xây dựng có quy mô lớn tại xã Tông Lạnh, Chiềng
Pấc, Phổng Lái, Noong Lay, Chiềng Pha, Bon Phặng, Muổi Nọi, Tông Cọ.
3.1.2.3. Các ngành dịch vụ
Các hoạt động dịch vụ được tăng cường, mở rộng và phát triển, nhất là dịch vụ
vận tải, tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho nhân dân. Số lượng hàng hoá vận chuyển tăng 3,4%/năm, số
lượng hành khách đạt trung bình 49.172 người/năm, tăng bình quân 12,87%/năm.
3.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội của Huyện
Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần nhân dân được
cải thiện, công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được kết quả quan trọng, các vấn đề xã
hội được quan tâm và tập trung giải quyết.
viii
3.1.4. Chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
3.1.5. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Tỉnh
Sơn La
3.2. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn huyện Thuận Châu
3.2.1. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

3.2.2. Chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, cho người
nghèo (ngoài Chương trình 135)
3.2.3. Chương trình khuyến nông - lâm và hỗ trợ phát triển
sản xuất, ngành nghề.
3.2.4. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và các xã ĐBKK.
3.2.5. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
3.2.6. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở (ngoài Chương trình 134)
3.3. Thực trạng đói nghèo ở huyện Thuận Châu
Năm 2012 toàn huyện có 31.371 hộ trong đó có 12.519 hộ nghèo tương ứng
với 58.740 nhân khẩu nghèo; chiếm tỷ lệ 39,91% số hộ trong toàn huyện trong đó:
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn chiếm 99,92%; khu vực thành thị chiếm
0,08%, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 98,47% (so với tổng số hộ
nghèo).
Tốc độ giảm nghèo còn chậm, không đồng đều giữa các vùng, các xã: Một số
xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm nhanh như: Xã Phổng Lái từ 33,75% năm 2008
xuống còn 15,69% năm 2012; Xã Chiềng Bôm từ 59,89% giảm xuống còn 44,27%;
xã Nậm Lầu từ 73,55% xuống còn 50,12%; xã Tông Cọ từ 39,02% xuống còn
19,3%. Bên cạnh đó, vẫn còn một số xã có tỷ lệ hộ nghèo tăng cao hơn 18% là: xã
Chiềng Ngàm; xã Liệp Tè; xã Phổng Lập. Không chỉ vậy, mà việc giảm nghèo chưa
vững chắc, nhiều hộ mới thoát nghèo đời sống vẫn còn khó khăn, thu nhập chưa ổn
định, nguy cơ tái nghèo cao.
ix
3.4. Thực trạng tái nghèo tại huyện Thuận Châu
Mặc dù huyện Thuận Châu đã có những thành tích nhất định trong công cuộc
xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, vấn đề
còn tồn tại trong huyện là tình trạng tái nghèo gia tăng mạnh. Ví dụ trong năm
2009, tỷ lệ hộ tái nghèo trên hộ thoát nghèo của toàn huyện là 84,93% , trong đó có
những xã tỷ lệ tái nghèo cao hơn 100% như xã Chiềng Bôm, xã Chiềng Ngàm, xã
Cò Tòng, xã É Tòng, xã Liệp Tè, xã Mường É, xã Mường Khiêng, xã Noong Lay,
xã Pá Lông, xã Phổng Lập, xã Thôm Mòn, xã Tông Lạnh.

3.5. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác xóa đói giảm nghèo
3.5.1. Nguyên nhân đạt được những thành tựu
3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao.
- Tính bền vững của công tác xóa đói giảm nghèo chưa cao.
Nguyên nhân của các hạn chế
* Nguyên nhân khách quan.
* Nguyên nhân chủ quan.
Chương 4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm
nghèo ở huyện Thuận Châu – Sơn La đến năm 2020
4.1. Phương hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu
4.1.1. Phương hướng nhằm xóa đói giảm nghèo
4.1.2. Định hướng phát triển vùng kinh tế
4.1.3 Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu đến năm 2020
4.1.3.1. Mục tiêu chung
4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 8% trở lên, đến năm 2015 còn dưới 25%
theo tiêu chí hiện hành. Đến năm 2020, tỷ lệ đói nghèo toàn huyện giảm xuống dưới
20% theo tiêu chí hiện hành. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt
1.200 USD (tương đương 23 - 24 triệu đồng); 100% số xã có đường ô tô đến trung
tâm xã đi được 4 mùa; Xoá xong nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; 100% hộ
x
nghèo được hỗ trợ sản xuất, khám chữa bệnh miễn phí khi ốm đau, 100% học sinh
nghèo được miễn học phí hoặc các khoản đóng góp xây dựng trường lớp; tạo điều
kiện cho người nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi thuận lợi để sản xuất; tập trung
đào tạo nghề, khuyến nông- khuyến lâm. Mỗi năm, giải quyết việc làm thường
xuyên cho 300 người trở lên, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở huyện
Thuận Châu
Xoá đói giảm nghèo là một vấn đề lớn đòi hỏi sự đóng góp nỗ lực của toàn

Đảng toàn dân, của Nhà nước trung ương, địa phương, các lực lượng quần chúng,
của cộng đồng và của bản thân những người nghèo. Trên cơ sở phân tích, đánh giá
tình hình đói nghèo và những tồn tại, hạn chế trong công tác XĐGN ở huyện Thuận
Châu, tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp sau: Nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải
pháp thuộc các đối tượng đói nghèo.
4.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô
4.2.1.1. Tạo môi trường tăng trưởng bền vững cho xóa đói giảm nghèo
4.2.1.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực lao động cho phát triển KT-XH
Về phát triển giáo dục nâng cao trình độ dân trí
Về nâng cao thể chất đội ngũ lao động
4.2.1.3. Giải pháp hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo
4.2.1.4. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã nghèo, thôn bản
nghèo
4.2.1.5. Giải pháp nâng cao nhận thức, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách của
các cấp, các ngành và người dân
Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện XĐGN
Các giải pháp phát huy đông sự tham gia tích cực của người dân và các cấp vào XĐGN
Các giải pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách
4.2.2. Nhóm giải pháp thuộc các đối tượng đói nghèo
4.3. Kiến nghị
xi
KẾT LUẬN
XĐGN là một mục tiêu mang tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước ta
trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Cùng với cả nước, trong thời gian
vừa quan huyện Thuận Châu đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác
XĐGN như tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống qua các năm, giải quyết việc làm cho một số
bộ phân dân cư, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, hệ thống cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội đã được xây dựng tương đối đồng bộ, bước
đầu đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân các xã nghèo, vùng
nghèo, góp phần đáng kể vào sự thành công của sự nghiệp XĐGN. Tuy nhiên, trong

quá trình thực hiện công tác XĐGN ở huyện đã bộc lộ không ít bất cập, cần tiếp tục
có những giải pháp phù hợp hơn nữa để Thuận Châu có thể thực hiện tốt mục tiêu
chung của đất nước. Để giúp Thuận Châu nhanh chóng đạt được mục tiêu đó, tác
giả đã thực hiện luận văn “Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo ở
huyện Thuận Châu - Sơn La”. Nghiên cứu đã đạt được:
Thứ nhất, Hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về đói nghèo, xóa
đói giảm nghèo.
Thứ hai, Phân tích và đánh giá được thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện Thuận Châu trong đó đi sâu phân tích, chỉ rõ nguyên nhân đích thực dẫn
đến đói nghèo của các hộ ở huyện Thuận Châu và tình hình thực hiện chính sách
xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu.
Thứ ba, Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Thuận Châu.
Tuy luận văn đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, song thời gian
nghiên cứu có hạn vì vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô, chuyên gia và các nhà nghiên
cứu để hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.
xii
Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Trơng thị luân
Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo
ở huyện Thuận Châu - Sơn La
Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp
Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs.TS. nguyễn ngọc huyền
Hà nội, năm 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là một thực

tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới. Ngay cả
những nước có trình độ phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân nghèo đói. Vào
những năm cuối thế kỷ XXI trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỷ người sống dưới
mức nghèo đói, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một trở ngại, cũng như thách thức đối với sự
phát triển của các nước trên thế giới.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đói nghèo khá cao so với thế giới.
Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân
công lao động xã hội kém, làm cho năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng
xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước thì xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ
chiến lược của công cuộc phát triển kinh tế xã hội, vừa là công cụ để đạt được mục
tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Chính vì vậy, mà Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục dành sự quan tâm cao cho nhiệm
vụ xóa đói, giảm nghèo. Nhiệm vụ này được nêu trong tất cả các văn kiện Đại hội.
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm nhiệm kỳ khóa XI, 2011-
2015, Đại hội xác định “Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói,
giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy
nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững”. Trong Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 2011-2020, có nhiệm vụ "Thực hiện có hiệu quả
hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ, đa dạng hóa các nguồn lực và
phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và
các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, có chính sách
và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo". Từ những nỗ lực chung
của toàn Đảng toàn dân, trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam
1
đã giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo –
theo báo cáo của Ngân hàng thế giới ngày 24/01/2013.
Thuận Châu là một huyện miền núi phía Tây Bắc thuộc tỉnh Sơn La. Mặc dù
những năm qua Thuận Châu đã có rất nhiều cố gắng xóa đói giảm nghèo và đã đạt

được những thành tích nhất định song đời sống về vật chất và tinh thần của người
dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Trình độ dân trí, cán bộ quản lý ở cơ sở còn
nhiều hạn chế. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Thực trạng đói nghèo ở Thuận
Châu đang là một vấn đề bức xúc, cần được quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc
nghiên cứu để lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng về đói nghèo,
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở
huyện miền núi Thuận Châu là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát
từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm
nghèo ở huyện Thuận Châu - Sơn La” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, Luận văn hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về đói
nghèo, xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, Luận văn phân tích và đánh giá được thực trạng xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Thuận Châu trong và tình hình thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu.
Thứ ba, Luận văn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh
tốc độ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Thuận Châu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến xóa đói giảm
nghèo tại huyện Thuận Châu. Xác định nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và đề xuất
các giải pháp xóa đói giảm nghèo.
2
Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn
2006-2010, sử dụng thêm một số số liệu của năm 2011 và 2012. Đề xuất giải pháp
đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập
nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp: Tài liệu, báo cáo, sách, báo, tạp chí và
thông tin từ các website trong nước.
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập đã được xử lý bằng phần
mềm Excel.
- Các phương pháp phân tích đã sử dụng: Phương pháp so sánh, thống kê,
phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo từ đó đưa
ra các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo tại huyện
Thuận Châu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các bảng biểu, nội dung luận văn
gồm 04 chương:
Chương 1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đói nghèo và
xóa đói giảm nghèo
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
Chương 3. Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu
– Sơn La
Chương 4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm
nghèo ở huyện Thuận Châu – Sơn La đến năm 2020.
3

×