Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc nhạc ở trường thcs thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH



DƯƠNG CAO THỤC UYÊN

 
!"#$%&'#"$
()*
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ÂM
NHẠC
+, /
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH



DƯƠNG CAO THỤC UYÊN

 
!"#$%&'#"$
()*
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy âm nhạc
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ÂM
NHẠC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM NGỌC DOANH
+, /
 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, luận văn đảm bảo tính trung thực và chưa từng được công


bố trong bất cứ công trình nào ở trong và ngoài nước. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đã được các tác giả
đồng ý và cho phép sử dụng.
Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 09 năm 2014
Tác giả
0123456789:2
;;
<=>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>.
     
           
    
          
    
        
        
#>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>?
#!<@AB>>>>>>>>>?
< !C#>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>?
!  "    
#$%  &    '         
$ &   
1.1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho học sinh 8
1.1.1.2. Âm nhạc góp phần giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh 11
1.1.1.3. Âm nhạc góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ học sinh 13
1.1.1.4. Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất học sinh 14
#$%("  &)           
(*   +  , &)            
1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của phân môn tập đọc nhạc: 16
1.1.2.2. Các phương pháp dạy học phân môn tập đọc nhạc: 16
1.1.2.3. Những kỹ năng cơ bản trong dạy học phân môn tập đọc nhạc 18

- $  ,  &)-    $  !/         
- ,0   
12 -$  !/- 0     
  (   (     *           
   &         
1.2.2.1. Đội ngũ giáo viên 27
1.2.2.2. Về số lượng học sinh 29
1.2.2.3. Về cơ sở vật chất 29
   $  &"   $ -$         
  - ,0     3
# $   $ &"  -$          
3
.      $ $   -$         
    
1.3.2.1. Hoạt động học tập của học sinh Trung học cơ sở 31
1.3.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở 32
#  $'&)-    -$               
4        
! $'&)-    -$         
1.4.1.1. Chương trình phân môn Tập đọc nhạc ở khối lớp 6 gồm có: 34
1.4.1.2. Chương trình phân môn Tập đọc nhạc ở khối lớp 7 gồm có: 37
12 )   56. - , $        
-$   - ,0      7
# 8)   56. - ,      7
DEFGHI860123.>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>/-
#,>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>/.
JJK>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>/.
 !>>>>/.
"#>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>/.
      ,  &)             

$  !/- ,0     
      &     ! 
-  +        " #     
    9 $'     
      ,      
2.2.3.1. Để học sinh ghi nhớ vị trí tên nốt nhạc trên khuông nhạc và nhớ cao độ:
47
2.2.3.2. Về cao độ 49
2.2.3.3. Trường độ 50
2.2.3.4. Tiết tấu 51
2.2.3.5. Luyện tai nghe 52
   , $'   $ 
     ,  (       %     

2.2.5.1. Sử dụng tập chép nhạc 54
2.2.5.2. Luyện tập cách nhìn nguyên văn bài hát( nốt lẫn lời) 55
2.2.5.3. Đọc tên nốt bài hát yêu thích hoặc các bài hát trong chương trình 55
2.2.5.4. Tổ chức học theo nhóm 55
 * $     :
2.2.6.1. Triền khai giải pháp 59
2.2.6.2. Thực hiện giải pháp 60
4    +   ;  &    7
-    ,( * 2        $    
 (  (         
  2        
DEFGHI860123,>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>?L
M>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>N-
AM>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>N,
;;>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>NO
PQMR

GV : Giáo viên
HS : Học sinh
TĐN : Tập đọc nhạc
THCS : Trung học cơ sở
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
<=
.>ST586U2VWIXD
Giáo dục là một hoạt động xã hội có mục đích nhằm đào tạo, bồi dưỡng
con người có những hiểu biết và phẩm chất cần thiết để có thể tham gia vào
hoạt động thực tiễn, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Do vậy, sự nghiệp
giáo dục và đào tạo phải được chú trọng đầu tư, phát triển toàn diện hơn ngay
từ bậc phổ thông. Chính vì lẽ đó, từ năm 1993 môn Âm nhạc đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy, nhưng vì nhiều lý do đến năm 2002
Âm nhạc mới trở thành môn học chính thức trong các trường tiểu học và
Trung học cơ sở (THCS) trong cả nước.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai
đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những
khúc hát ru thuở ban đầu; những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát
vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi
trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những
bài hát trong lao động học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về
với cát bụi.
Âm nhạc rất gần gũi trong đời sống tập thể, từ xóm thôn đến làng xã.
Từ xa xưa, khi biết lao động, con người thường hợp sức nhau lại để cùng
nhau xây dựng nhà cửa, bảo vệ xóm làng và phát triển đời sống với mục
đích giúp nhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động, vui chơi giải trí. Những
câu hò điệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ,
gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượt qua những khó khăn. Để gây tình đoàn
kết, tiếng đàn tiếng hát còn vang dội trong những ngày hội gia đình, những

ngày lễ tết chung của dân tộc. Muôn vẻ âm nhạc tồn tại và phát triển trong
cuộc sống đời thường.
1
Vì thế, Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, gắn bó mật thiết với đời
sống xã hội. Âm nhạc trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi tầng lớp
trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nghe Âm nhạc thì rất dễ nhưng làm thế nào để
hiểu được Âm nhạc, giải mã được những ký hiệu Âm nhạc lại là điều không
dễ chút nào.
Trong môn học Âm nhạc ở trường THCS mà Bộ giáo dục đưa vào các
trường giảng dạy gồm 3 phân môn: Học hát, nhạc lý- Tập đọc nhạc (TĐN ),
và Âm nhạc thường thức. Trong 3 phân môn thì mỗi phân môn có một nội
dung và ý nghĩa riêng của nó. Môn học hát và Âm nhạc thường thức thì học
sinh tiếp thu nhanh hơn. Riêng phân môn Tập đọc nhạc thì học sinh tiếp thu
còn chậm, nhận biết nốt nhạc chưa linh hoạt, chưa biết cách giải mã các kí
hiệu âm nhạc.
Phân môn Tập đọc nhạc chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong việc học
nhạc. Tập đọc nhạc giúp các em nhanh chóng làm quen với nốt nhạc, các ký
hiệu âm nhạc, giúp các em hát đúng không bị sai giai điệu. Ngoài ra, tập đọc
nhạc luyện cho các em có được một đôi tai thính, nhạy bén trong việc phân
biệt được độ cao, thấp của âm thanh một cách nhuần nhuyễn. Giúp các em
cảm thụ được các điều tinh tế trong âm nhạc cũng như trong thực tiễn của
cuộc sống.
Trong nghệ thuật giảng dạy môn Âm nhạc, để học sinh nắm vững kiến
thức Tập đọc nhạc thông qua các bài học là khả năng tư duy riêng của mỗi
giáo viên dạy môn Âm nhạc. Có thể giáo viên sẽ thành công với mỗi phương
pháp khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là giúp học sinh tiếp thu nhanh,
vận dụng tốt những kiến thức đã học để áp dụng vào các bài tập đọc nhạc. Từ
đó nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập môn âm
nhạc của học sinh.
2

Tại trường THCS Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế, chất lượng học phân môn Tập đọc nhạc của học sinh THCS còn vô cùng
hạn chế. Rất ít học sinh có thể đọc được cao độ và tên của nốt nhạc vì thời lượng
học môn Âm nhạc trong chương trình không nhiều và đối tượng là đại trà. Học
sinh cũng ko hứng thú nhiều với giờ học Tập đọc nhạc. Chính vì thế, khả năng
học môn Tập đọc nhạc của các em càng hạn chế. Bên cạnh đó, với đặc thù của
địa phương, kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất của các trương trên địa bàn còn
thiếu thốn, giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc của trường cũng chưa có nhiều cơ
hội để tham gia giao lưu, học tập, trao đổi các phương pháp giáo dục mới phù
hợp với điều kiện nhà trường, dẫn đến chất lượng dạy và học môn Âm nhạc nói
chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập.
Để có được giờ day Tập đọc nhạc theo mong muốn thì chúng ta phải
lựa chọn phương pháp phù hợp với phân môn, phù hợp với khả năng của bản
thân, của học sinh và điều kiện của nhà trường
Với những lý do nêu trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ở trường THCS Thủy Dương, thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
,>Y86Z[236D:28\F8]4VWIXD
Từ trước đến nay, việc tìm hiểu, đổi mới phương pháp giảng dạy để
nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc nhạc ở các trường THCS đã được
nhiều giáo sinh chọn làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp và sáng kiến
kinh nghiệm như:
- Sáng kiến kinh nghiệm của Giáo viên Đinh Thị Loan (Trường THCS
Trúc Lâm, Thanh Hóa - 2006), với đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 đối với vùng khó”.
- Sáng kiến kinh nghiệm của Giáo viên Tống Thị Lệ (Trường THCS
Phú Bài - Thừa Thiên Huế - 2013), với đề tài: “ Một số phương pháp giúp học
sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc lớp 7 ”.
3
- Sáng kiến kinh nghiệm của Giáo viên Nguyễn Thị Kiều Hương

(Trường THCS Nguyễn Trãi, Quảng Trị - 2006), với đề tài “Làm thế nào để
dạy tốt phân môn Tập đọc nhạc trong chương trình Âm nhạc THCS”.
Bên cạnh đó, khi bàn về việc dạy âm nhạc cho trẻ từ Mầm non đến Tiểu
học và Trung học cơ sở đã có một số công trình nghiên cứu, một số luận văn đã
được bảo vệ và các bản tham luận trong các hội thảo khoa học…cụ thể như:
- Nhạc sĩ Phạm Tuyên với cuốn sách “Âm nhạc với trẻ em” NXB Âm
nhạc (1999)
- Luận văn thạc sĩ “Âm nhạc với thế giới tinh thần trẻ thơ” của Trần
Quỳnh Mai (1998)
- Phương pháp dạy học của Hoàng Long – Hoàng Lân.
- Các bản tham luận của: Phùng Trung Hưng, Văn Minh Hương,
Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Hoàng Hiệp trong cuộc hội thảo tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 6 năm 2003, có nội dung “Trao đổi về chương trình, sách
giáo khoa Âm nhạc trong nhà trường phổ thông”.
- Các tham luận trong hội thảo khoa học: “Đổi mới phương pháp dạy
học trong đào tạo giáo viên Âm nhạc – Mỹ thuật cho các trường phổ thông”
tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (tháng 1 năm 2008).
Nhìn chung, những sáng kiến kinh nghiệm, các bản tham luận và các
công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo cho đề tài luận văn
của chúng tôi. Các tài liệu này đã phản ánh tình hình thực tiễn trên một số
trường Trung học cơ sở trong việc dạy học phân môn Tập đọc nhạc, đồng thời
nêu lên một số phương hướng đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học phân môn Tập đọc nhạc ở các trường Trung học cơ sở, nhưng tôi nhận
thấy các đề tài nghiên cứu này chỉ mới mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào
cụ thể thực tế của từng vùng miền. Do vậy nên tôi mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc
4
nhạc tại trường Trung học cơ sở Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế” với mong muốn đề xuất được những giải pháp hợp lý để nâng cao
chất lượng dạy phân môn Tập đọc nhạc tại ngôi trường này.

^>78ID:F236D:28\F
Từ khảo sát thực tế việc giảng dạy và học tập phân môn Tập đọc nhạc ở
trường Trung học cơ sở Thủy Dương, tìm ra những ưu, nhược điểm, qua đó
đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân
môn Tập đọc nhạc cho học sinh ở Trung học cơ sở Thủy Dương.
/>_DI0`23aXb6cdaD236D:28\F
* Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung, chương trình đào tạo phân môn Tập đọc nhạc ở trường
Trung học cơ sở Thủy Dương.
Giáo trình giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc bậc Trung học cơ sở.
Giáo án và phương pháp giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc của các
giáo viên trường Trung học cơ sở Thủy Dương đang áp dụng hiện nay.
Khả năng, hiệu quả tiếp thu chương trình học cùng mức độ rèn luyện
của học sinh trường Trung học cơ sở Thủy Dương.
* Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng việc giảng dạy và học tập phân môn Tập đọc nhạc ở trường
Trung học cơ sở Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khảo sát thực tế thông qua các giờ lên lớp của giáo viên hiện đang
giảng dạy bộ môn Âm nhạc phân môn Tập đọc nhạc ở trường Trung học cơ
sở Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
O>60123b6eb236D:28\F
Trong luận văn tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm và nghiên cứu những tài
liệu có liên quan để phân tích, đánh giá.
5
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng nội dung và phương pháp mới
vào thử nghiệm tại các lớp trường Trung học cơ sở Thủy Dương, từ đó đưa ra
những phương pháp tốt và phù hợp nhất cho việc giảng dạy phân môn Tập
đọc nhạc.
- Phương pháp tổng hợp: Điều tra, quan sát, so sánh, phân tích, đối

chiếu và tham khảo thêm kinh nghiệm về xây dựng chương trình, giáo trình
cũng như những thao tác trong quá trình áp dụng các phương pháp giảng dạy
hay, phù hợp với điều kiện hiện nay của giáo viên ở trường Trung học cơ sở
Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
f>g233gb8]4hFi2aj2
Qua việc triển khai đề tài này, tôi mong muốn rút ra được những kết
quả khả quan nhất giúp cho công tác giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc nói
riêng và kết quả học tập môn Âm nhạc nói chung tại trường Trung học cơ sở
Thủy Dương ngày càng được nâng cao, đảm bảo chất lượng và mục tiêu giáo
dục đề ra, đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Đề xuất những đổi mới trong công tác, phương pháp giảng dạy; xây
dựng giáo án, bài tập phù hợp. Đồng thời nêu rõ những nhiệm vụ cụ thể cần
thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phân môn Tập đọc nhạc.
?>k_878hFi2aj2
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia làm 2 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận và thực trạng giảng dạy phân môn Tập đọc
nhạc tại Trường THCS Thuỷ Dương
Chương 2: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân
môn Tập đọc nhạc tại trường THCS Thủy Dương
6
#
#!<@AB
< !C#
.>.>1ZlhmhFi2
1.1.1. Vai trò giáo dục của âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách học sinh.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật của thời gian và có ngôn ngữ biểu
cảm đặc biệt. Sức biểu cảm của ngôn ngữ âm nhạc được thể hiện thông qua
các phương tiện diễn tả như giai điệu, nhịp độ, cường độ, hình thức, hòa âm…

Với các phương tiện diễn tả đó, âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong
việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người. Âm nhạc đã
trực tiếp tác động vào lĩnh vực tình cảm của con người ở những tâm trạng vui,
buồn, phấn khởi…khác nhau.
Âm nhạc có thể mang đến cho người nghe những giá trị cao đẹp của
cuộc sống và tâm hồn con người thông qua các hình tượng âm nhạc điển hình
và những quan điểm thẩm mỹ tích cực của tác phẩm Chính vì vậy, âm nhạc
có thể dùng làm phương tiện để hướng học sinh đến những chuẩn mực đạo
đức, từ đó hình thành suy nghĩ, thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc
sống. Việc yêu cầu học sinh phải cố gắng điều chỉnh cho đúng với nhịp độ,
tốc độ trong âm nhạc, diễn xuất các kỹ thuật, sắc thái, tình cảm…sẽ giúp các
em rèn luyện tính nhịp nhàng, cẩn thận và sâu sắc. Những học sinh vội vàng,
hấp tấp phải sử dụng âm nhạc mang tính chất khoan thai, đều đặn để dần
mang lại sự điềm đạm; Với những học sinh chậm chạp, ủ rũ, thiếu tự tin sẽ
được rèn luyện bằng âm nhạc vui tươi, linh hoạt, sôi nổi Cứ như thế, âm nhạc
có đủ các yếu tố để rèn luyện tính cách cho học sinh.
7
Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng bằng cội nguồn văn
hóa âm nhạc dân gian các dân tộc Việt Nam, môn học âm nhạc trong nhà
trường là phương tiện tích cực để hình thành ở học sinh một tâm hồn trong
sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sáng tạo, làm cho các em nhanh
nhẹn và sống lạc quan yêu đời. Âm nhạc góp phần phát triển những tố chất
sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiên để các em
phát triển hoàn chỉnh, cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất. Có thể nói, âm
nhạc có vai trò rất to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
con người nói chung cũng như học sinh phổ thông nói riêng.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và xây dựng con người mới hài hoà
phát triển toàn diện về nhân cách, âm nhạc đã được quan tâm và đưa vào dạy
học một cách nghiêm túc trong các trường phổ thông với mục tiêu được xác
định cụ thể. Điều này cho thấy vai trò của âm nhạc trong giáo dục học sinh đã

được nhìn nhận đúng đắn.
1.1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho học sinh
_86nII6oddp3qd8gr26i2I6\8hX26dc26aW8eDVsb$9:F
I6S86236tI6FiI$86Fo2du8$Vv23Vw2aXZuID26IHIx5238yd26i2
236tI6FiI>x523zFeIx{26|qDT0}2326~28e868]46U8ZD26$I_86nI
I6oddphXVDWFGDt2G6•23I6EI6DHFIx523aDt83Dvb6U8ZD2626i2I6\8
aX8gI6eDV€Vv23Vw2a•D8eDI6Dt28eDe8$I6‚5VFƒD86~2hm$Tu4I6‚5
zF9hFiI8]48eDVsbVE65X2I6Dt226~28e86„~d26c8Tu4aX5V…8IS26
V€8Ve58]42g3`Ddl26†238F23|i88yd‡v8G6e8264F$T5Vgb6eI
6F9Ie8T723G6•23I6EI649I6HIx523zFeIx{26|qDT0}23I~d6q2
I6426845aXhˆ23Z49d:236tI6FiI8]4852230‰D>
Đối với học sinh Trung học cơ sở (THCS), môn Âm nhạc là một trong
những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ
nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân
8
cách con người. Âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học có
mục đích giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể
hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong
hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu
nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Nếu ở con người, nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao quý; ý
thức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân loại cao thì trong cấu trúc nền
giáo dục phổ thông hiện đại, giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục âm nhạc
nói riêng, phải là bộ phận mang tính đặc thù, có cấp độ cao tương xứng với nó.
Ở trường phổ thông, các môn học khác đều được xây dựng và lấy tác động
hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, thì
ngược lại, môn học Âm nhạc lại được xây dựng, lấy tác động hình thành nhân
cách học sinh theo hướng chủ yếu: trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một
sự kết hợp hài hòa, và do đó, nó là môn học không thể thiếu được.

Giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc
thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các
hình thức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong
việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục. Nhưng với nhiệm vụ, chức
năng chủ yếu của mình, giáo dục âm nhạc trước hết thể hiện mục tiêu, yêu
cầu giáo dục nổi trội của mình là giáo dục thẩm mĩ. Mục tiêu và nhiệm vụ của
môn âm nhạc ở trường THCS là trang bị cho học sinh một số kiến thức về kỹ
năng ca hát, đọc và nghe nhạc; về lý thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để
một chừng mực nào đó, các em có thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc
của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay,
cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền
thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi
9
dưỡng tình cảm, tạo không khí vui tươi lành mạnh, làm phong phú thế giới
tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh.
Âm nhạc là sự sáng tạo và kết hợp tài tình giữa những mô hình tiết tấu
đặc biệt, màu sắc hòa thanh hài hoà, giai điệu uyển chuyển từ đó tạo nên một
hình tượng âm nhạc đẹp, khiến tâm hồn phấn chấn và sở thích thẩm mỹ thêm
phong phú. Một tác phẩm âm nhạc có tính truyền cảm, trước tiên là vì tác phẩm
ấy có một hình tượng âm nhạc sinh động và giàu cảm xúc. Hình tượng âm nhạc
không đơn thuần là sự miêu tả đơn thuần của phong cảnh, mà nó là một hình
thức vận động kết cấu âm nhạc mang đậm tình cảm nồng cháy của nhạc sĩ,
dung hòa trong ý nghĩa tiềm ẩn của hình tượng thẩm mỹ, bao hàm trong tình
cảm thẩm mỹ mà nhạc sĩ đã truyền tải và thể hiện, kích thích khả năng cảm
nhận sinh động và có tính định hướng cho người nghe.
Môn âm nhạc ở trường THCS gồm nhiều phân môn như: Âm nhạc
thường thức, Học hát, Tập đọc nhạc, Nhạc lý. Mỗi phân môn có một vai trò
nhất định. Ví dụ, với phân môn Học hát: Hoạt động ca hát có vị trí quan trọng
trong đời sống con người; bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái
niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư

tưởng, tình cảm. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác
động của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm
xúc suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những cảm xúc
tương ứng, những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ; sức diễn
cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học
sinh. Nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
Âm nhạc có chức năng thẩm mỹ, học nhạc không chỉ giúp các em giảm
bớt căng thẳng mà thông qua đó còn giúp các em có cái nhìn tươi đẹp hơn về
cuộc sống xung quanh, dạy các em về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu
con người, yêu đồng loại và thậm chí yêu luôn những thứ bình dị xung
10
quanh…Từ đó, giúp hình thành trong tâm trí các em những nhân cách, phẩm
chất tốt đẹp để dần dần hướng đến vẻ đẹp hoàn thiện của Chân- Thiện- Mỹ với
những giá trị truyền thống dân tộc. Định hướng học sinh cảm thụ cái đẹp, qua
đó xây dựng lối sống hướng thiện, nâng cao năng lực cảm thụ xã hội, hình
thành cách sống cân bằng, hài hòa giúp đời sống tinh thần trở nên phong phú.
Âm nhạc đem lại giá trị ý nghĩa trong mối liên hệ giữa lời ca và mối quan hệ
xã hội. Hình ảnh trong âm nhạc luôn hướng đến Chân- Thiện- Mỹ đầy xúc
cảm, đó chính là giá trị mà Âm nhạc có được.
1.1.1.2. Âm nhạc góp phần giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh
Tố chất đạo đức gồm có: phương hướng chính trị đúng đắn, lý tưởng
hoài bão, tu dưỡng phẩm chất lành mạnh, tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Đó là
những yếu tố cơ bản để hình thành nên hành vi của con người, lối ứng xử,
cách xử lý mối quan hệ phức tạp giữa người với người, người với xã hội, là tố
chất cơ bản cho học sinh học “làm người”. Dễ dàng nhận thấy chức năng giáo
dục đạo đức trong việc giảng dạy âm nhạc. Bất kỳ hình thức giáo dục tư
tưởng nào cũng cần đến cơ sở là tình cảm, nếu chỉ dựa trên lý thuyết suông
cứng nhắc thì sẽ khó mà đạt được hiệu quả như mong muốn. Âm nhạc lại
chính là môn nghệ thuật có nội dung biểu cảm phong phú nhất, chuyển tải tâm
tư tình cảm, có tác động mãnh liệt và sâu sắc đối với nhận thức của con

người. Giúp học sinh thông qua học tập hiểu rõ kiến thức về âm nhạc, nắm
bắt được kỹ năng âm nhạc nhất định, khi sống trong môi trường âm nhạc học
sinh sẽ có một quá trình thẩm thấu tự nhiên, dùng lý thuyết để tìm hiểu, vì nét
trữ tình nên rung động, cảm nhận bằng trái tim và thực hành theo sự hướng
dẫn. Được bồi dưỡng và hun đúc bằng cái đẹp, làm cho tâm hồn thêm trong
sáng, tình cảm thêm phong phú.
Âm nhạc đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành nhân cách, trí
tuệ con người Việt Nam. Thông qua âm nhạc, các em cảm thụ rõ ràng quê
11
hương đất nước, hình ảnh bờ tre, ruộng lúa, biển rộng, sông núi,… hiện hữu
với vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc. Không chỉ vậy, mối quan hệ gia đình đầy ý
nghĩa và bền chặt khi hát lên những bài hát về tình yêu thương bố mẹ, ông bà,
anh chị em. Sự gắn bó huyết thống, ruột thịt có ảnh hưởng lớn đến các em, tạo
nên sự ổn định, vững vàng tâm lý từ lúc còn thơ đến tuổi trưởng thành, làm
nền tảng cho mối quan hệ, ứng xử xã hội mai sau.
Khi tham gia trực tiếp vào hoạt động âm nhạc, các em sẽ tự điều chỉnh
hành vi, tìm đến lẽ phải, chân lý, rút ra những bài học về lối sống có văn hóa,
từ đó phẩm chất cá nhân: tính cách, năng lực được bộc lộ và sớm hình thành.
Có thể thấy, âm nhạc học đường không chỉ trong giờ học mà còn diễn ra mọi
lúc mọi nơi, như hoạt động vui chơi theo nhóm, trong tập thể với bạn bè cùng
lứa, qua đó tính tích cực, sáng tạo của trẻ em sớm phát triển. Nói tóm lại, để
hình thành nhân cách tốt, ngay từ khi cắp sách tới trường, môi trường giáo dục
trong đó giáo dục nghệ thuật trong đó có âm nhạc đóng vai trò quan trọng sự
trưởng thành của trẻ em. Giáo dục tính nhân văn, vì cộng đồng, hoàn thiện bản
thân và trở thành người có tài năng, đem lại lợi ích cho xã hội. Giáo dục nhân
cách, định hình lối ứng xử theo chuẩn mực đạo lý truyền thống Việt Nam.
Bằng âm nhạc, các em được giáo dục toàn diện trí- đức- thể- mỹ, sớm phát huy
lối tư duy chủ động, tinh thần tự giác.
Âm nhạc đóng vai trò đặc biệt trong giáo dục, bởi sự tác động và ảnh
hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ mỗi con

người, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Xét cho cùng, âm nhạc là
chìa khóa phát huy cao độ phẩm chất cá nhân nhìn từ góc độ xã hội. Như vậy
các bài hát được đưa vào trong chương trình THCS đều giáo dục các em
hướng tới cái cao đẹp, hướng tới những hành vi đạo đức chuẩn mực, những
giai điệu đẹp, nội dung đẹp đã hướng các em trở thành người tài đức vẹn toàn
như Bác vẫn thầm mong.
12
1.1.1.3. Âm nhạc góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ học sinh
Vai trò của giáo dục âm nhạc trong giáo dục toàn diện không chỉ đơn
thuần là môi trường để chuyển tải kiến thức, mà còn được thể hiện trong vai trò
khám phá những khả năng trí tuệ đặc biệt của con người. Âm nhạc bắt nguồn từ
đời sống vì vậy có mối liên quan mật thiết với tự nhiên và xã hội, phản ánh mọi
mặt của đời sống xã hội và các hiện tượng tự nhiên. Có thể nói lịch sử phát triển
của âm nhạc cũng chính là lịch sử phát triển của xã hội. Thông qua tìm hiểu âm
nhạc trong các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, chủ đề, phong cách và các trường phái
âm nhạc của các quốc gia khác nhau sẽ mở rộng kiến thức và hiểu biết về mọi
mặt, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho học sinh. Từ góc độ sinh lý
học, âm nhạc khai phá khả năng trí tuệ của con người là phù hợp với quy luật
của khoa học. Bộ não của con người được chia làm hai bộ phận với chức năng
cơ bản tương tự là bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu này vừa
hoàn thành những chức năng riêng, vừa cấu thành một hệ quản lý thống nhất.
Bán cầu trái phụ trách những tư duy trừu tượng, xử lý các vấn đề về ngôn ngữ
như đọc, viết, tính toán và chi phối thời gian ngủ nghỉ, còn được gọi là não ngôn
ngữ. Bán cầu phải phụ trách những tư duy về hình tượng, trực giác, tư duy phân
kỳ, xử lý các vấn đề về vận động, hình tượng ký ức, quan hệ không gian, chủ
yếu chi phối chức năng âm nhạc, cảm xúc v.v, còn gọi là não âm nhạc. Nó là bên
não phi ngôn ngữ, sinh ra chức năng tư duy hình tượng và phụ trách ký ức. Giáo
dục âm nhạc luyện khả năng ghi nhớ, giúp rèn luyện não phải, tăng khả năng
phát triển của não phải, có tác dụng trong việc nâng cao khả năng phát triển toàn
diện trí lực của con người. Giáo dục âm nhạc không chỉ là một bộ môn nghệ

thuật mà còn là bộ môn nhân học, bởi vì đối tượng của âm nhạc là con người.
Carl Orff đã nói: “Âm nhạc bắt nguồn từ con người”. Người xưa có câu “phàm
âm chi khởi, do nhân tâm sinh giã” (phàm là âm nhạc thì đều bắt nguồn từ trái
tim con người). Vì vậy, việc tiến hành đào tạo con người toàn diện, nhân tài của
mọi thời đại không thể coi nhẹ tác dụng của giáo dục âm nhạc.
13
Giúp các em nhanh chóng phát triển tư duy tưởng tượng, suy luận theo
phương pháp liên hệ, so sánh giữa thế giới trong nghệ thuật với cuộc sống
hàng ngày.
Song song với các môn tự nhiên, xã hội, học nhạc giúp các em tăng
cường thụ cảm về thế giới nội tâm, đời sống tinh thần phong phú, nhanh
chóng phát triển, mở mang trí tuệ.
Cảm thụ âm nhạc tốt giúp trí tuệ hình thành phản ứng chuỗi giai đoạn,
có thể đạt tới khả năng dự đoán trước, tổng hợp thành ý nghĩa, năng lực bản
thân. Khác với các ngành khác, trong âm nhạc ngoài việc hình thành tri thức
và kỹ năng thực hành còn gắn với sự rung cảm. Vì vậy, đánh giá nhận thức
của người học âm nhạc không chỉ về mặt tư duy thuần tuý mà ở đó không thể
thiếu phương diện cảm xúc. Một khi học sinh có cảm xúc trong âm nhạc thì ở
các em sẽ phát huy sự tưởng tượng, sự sáng tạo và từ đây kích thích các em
sự hứng thú say mê học tập.
1.1.1.4. Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất học sinh
Tình cảm là một trong những hình thức thể hiện sự vận động của cuộc
sống, cũng chính là “động cơ khởi động” nội bộ xúc tiến hình thành sự phát
triển bình thường của thể chất. Mác từng nói: “một tâm trạng vui vẻ còn tốt
hơn mười thang thuốc bổ trong việc giải tỏa những mệt mỏi và đau buồn về
sinh lý”. Âm nhạc là nghệ thuật của cảm xúc, nó thông qua những giai điệu
mềm mại làm hưng phấn thần kinh, điều tiết cảm xúc, giảm bớt áp lực, chữa
trị các chứng bệnh tâm lý. Thực tế đã chứng minh, thể thao rèn luyện sức
khỏe, còn âm nhạc lại đánh thức tâm trạng vui tươi của con người, mặc dù có
sự khác biệt trong hình thức vận động sinh lý, nhưng lại có ý nghĩa chung

trong việc thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh, cân bằng cơ thể và tâm lý. Âm
nhạc là bộ môn nghệ thuật giàu cảm xúc nhất, dùng âm thanh thể hiện tình
cảm, từ đó đi vào lòng người. Giáo sư Schopenhauer từng nói: “Âm nhạc
14
không giống với những bộ môn nghệ thuật khác, những môn nghệ thuật ấy
chỉ là sự tái hiện đơn thuần của quan niệm, còn quan niệm cũng chỉ là đối
tượng hóa của ý trí. Nhưng âm nhạc lại là sự tái hiện của ý trí, đó cũng chính
là nguyên nhân khiến âm nhạc rất dễ đi vào lòng người.
Sự phát triển trí tuệ không đi theo con đường bằng phẳng mà có những
bước nhảy vọt theo tiến trình phát triển ngày càng cao trong tư duy. Cái bên
trong chính là sự nhận thức, tư duy minh mẫn, khỏe mạnh về tinh thần cùng thể
chất. Để đạt tới sự hài hòa, phát triển đồng đều, âm nhạc là cầu nối, công cụ
hữu hiệu giúp các em phát triển nhanh trí lực, tâm lực, thể lực, có đời sống lành
mạnh, trở thành người có ích cho xã hội, là nguồn nhân lực tương lai trong
công cuộc CNH- HĐH ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát
triển con người toàn diện đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần cải cách nhanh hơn,
phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Nhiều cuộc nghiên cứu về những ích lợi mà Âm nhạc mang lại cho
thấy rằng nghe nhạc giúp chúng ta ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi
thần kinh, ngoài ra nó còn tăng cường chức năng thị giác. Nó giúp cho bệnh
nhân bị mắc bệnh tim giữ được trạng thái thư giãn, sảng khoái và giúp họ
nhanh chóng hồi phục hơn bình thường.
Một ví dụ nhỏ là những đứa trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart sẽ giúp
trẻ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh.
Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đặt trong phòng ngủ đã ghi lại
toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của những đứa trẻ sơ sinh và đã công
nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh
thần của trẻ. Những đứa trẻ nghe nhạc Mozart dường như trở nên vui vẻ và
hoạt bát hơn những trẻ em khác.
15

1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của phân môn tập đọc nhạc và các phương pháp, kỹ
năng cơ bản dạy học phân môn tập đọc nhạc.
1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của phân môn tập đọc nhạc:
Các bộ môn nghệ thuật đều có những đặc thù riêng của nó. Với hội hoạ
là màu sắc, múa là hình thể còn đặc thù của âm nhạc là âm thanh. Trong âm
nhạc, mỗi bộ môn chuyên ngành cũng mang một nét riêng biệt về cách học,
cách trình bày, do đó mà vai trò của từng môn học cũng rất khác nhau. Môn
tập đọc nhạc ( Đọc- ghi nhạc, xướng âm) giữ vai trò vô cùng quan trọng và có
ý nghĩa quyết định đối với quá trình học tập, kết quả học tập, thưởng thức và
biểu diễn âm nhạc. Tập đọc nhạc rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, ghi cao độ,
trường độ, tiết tấu, luyện tập các khía cạnh của âm nhạc như: nhanh, chậm, to,
nhỏ, vui buồn Đây là môn học mang tính thực hành, rèn luyện thẩm định sự
đúng sai khi nghe các yếu tố diễn tả của âm nhạc là nhịp, phách, quãng.
1.1.2.2. Các phương pháp dạy học phân môn tập đọc nhạc:
Tập đọc nhạc là môn học có tính đặc thù của chuyên ngành âm nhạc
nên trong hoạt động dạy và học phải sử dụng các phương pháp mang tính đặc
thù của chuyên ngành. Đó là các phương pháp thuyết trình, phương pháp trình
bày tác phẩm, phương pháp thực hành luyện tập và phương pháp kiểm tra,
đánh giá.
a/ Phương pháp thuyết trình
Đây là phương pháp giảng dạy có vai trò quan trọng, không thể thiếu
trong mọi hoạt động dạy học. Riêng trong phân môn tập đọc nhạc, phương
pháp thuyết trình được sử dụng để hỗ trợ cho các phương pháp khác tạo nên sự
trao đổi giao tiếp giữa thày và trò. Phương pháp thuyết trình được sử dụng khi
tóm tắt, củng cố nội dung kiến thức bài học, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng:
+ Giới thiêu nội dung, yêu cầu của bài học
+ Hướng dẫn nội dung, mục tiêu rèn luyện kỹ năng.
16
+ Phân tích các yếu tố khó và hướng dẫn HS thực hiện, sửa sai.
+ Bên cạnh đó, GV còn dùng phương pháp vấn đáp để trao đổi, gợi mở

tính chủ động của HS.
b/ Phương pháp trình bày tác phẩm
Nhìn chung, phương pháp trình bày tác phẩm về hình thức thì giống với
phương pháp dạy học trực quan, trong đó có làm mẫu, hát mẫu nhưng thực
chất thì hai phương pháp này khác nhau. Với đặc thù của chuyên ngành âm
nhạc, trong quá trình dạy học, khi GV đàn, hát không đơn thuần chỉ là làm
mẫu hay thí dụ, dẫn chứng, mà trong đó còn yếu tố biểu diễn, chứa đựng cảm
xúc âm nhạc chọn vẹn, tạo ra khả năng cảm nhận đầy đủ cho người nghe. Đây
là phương pháp dạy học mang tính đặc thù của phân môn tập đọc nhạc.
Như trên đã nói, phương pháp trình bày tác phẩm là phương pháp giảng
dạy có vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy học âm nhạc, góp phần xây
dựng cảm xúc âm nhạc, xây dựng môi trường môi trường âm nhạc trong học
tập. Để truyền đạt kỹ năng, trau dồi các hoạt động âm nhạc thì phương pháp
trình bày tác phẩm có hiệu quả nhất, sử dụng phương pháp này GV có thể
trình diễn tác phẩm với sự hội tụ đầy đủ các yếu tố âm nhạc một cách sinh
động, đầy sức thuyết phục, biểu cảm và qua đó HS sẽ lĩnh hội được các
phương tiện biểu hiện của âm nhạc một cách trọn vẹn, nhanh chóng.
Trong dạy học phân môn tập đọc nhạc, phương pháp trình bày tác
phẩm cần phải được sử dụng thường xuyên trước hết để giới thiệu bài học,
sau đó là thị phạm trong quá trình hướng dẫn luyện tập và sửa lỗi cho HS.
c/ Phương pháp hực hành, luyện tập
Phương pháp dạy học này giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động dạy học phân
môn tập đọc nhạc, vì đây là môn học mang tính kỹ năng thực hành. Việc
luyện tập là hoạt động xuyên suốt, nhằm bồi dưỡng, nâng cao khả năng đọc
và ghi nhạc, hình thành tư duy âm nhạc và phát triển năng khiếu, thúc đẩy
năng lực hoạt động âm nhạc.
17

×