Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.89 KB, 94 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc
nghiêm túc, được sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình
của thầy giáo, tôi đã hoàn thành đồ án của
mình.
Trước hết, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất với Thạc sỹ Nguyễn Thanh Mãi người
trực tiếp hướng dẫn đề tài và chỉ bảo cho tôi từ
khi xác định đề tài, xây dựng đề cương tới lúc
hoàn thiện đồ án. Tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo trong Khoa Nghệ thuật- Trường Cao
đẳng Sư Phạm Huế đã giúp đỡ tôi hoàn thành
đồ án.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh chị trong cơ quan Phòng
Văn hóa Thông tin thị xã Hương Trà đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát,
tiếp cận với các nhà văn hóa. Kính mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn
để đồ án được hoàn thành tốt.
Trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Nữ Tường Vy
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là một bài nghiên cứu của riêng tôi.
Những kết quả và số liệu trong đồ án là trung thực và chưa được ai
công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường
về lời cam đoan này.


Sinh viên
Hoàng Nữ TườngVy
Đồ án tốt nghiệp
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
CLB Câu lạc bộ
VH- TT Văn hóa- Thể thao
VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TDTT Thể Dục Thể Thao
NVH Nhà Văn Hóa
NXB Nhà xuất bản
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
UNESCO United Natinons Educational, Scientific and Cultural
Oganizatinon
XHCN Xã hội chủ nghĩa
QLNN Quản lý nhà nước
LSVH Lịch sử văn hóa
KHKT Khoa học kỹ thuật
VH&TT Văn hóa và Thể thao
HDND Hội đồng nhân dân
ATGT An toàn giao thông
VDV Vận động viên
KT- XH Kinh tế- Xã hôi
MTTQ Mặt trận tổ quốc
TDDKXDDSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
GDVH Gia đình văn hóa
ND- CP Nghị định Chính phủ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Tình hình nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
7. Bố cục của đề tài 3
Chương 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA 4
VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 4
1.1. Khái niệm về văn hóa và quản lý hoạt động văn hóa 4
1.1.1. Khái niệm về văn hóa 4
1.1.2. Khái niệm quản lý hoạt động văn hóa 6
1.1.3. Quản lý nhà nước về văn hóa 7
1.1.4. Khái niệm về thiết chế văn hóa 9
1.2. Tổng quan về thị xã Hương Trà 10
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 10
1.2.2. Lịch sử hình thành 11
1.2.3. Thành phần cư dân và đời sống kinh tế 12
1.2.4. Đời sống văn hóa 12
1.3. Vai trò của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời sỗng xã
hội ở Thị xã Hương Trà 16
1.3.1. Khái niệm về nhà văn hóa 16
1.3.2. Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng 17
1.3.3. Chức năng của nhà văn hóa 18
1.3.3.1. Chức năng giáo dục XHCN 19
1.3.3.2. Chức năng giao tiếp, tuyên truyền 19
1.3.3.3. Chức năng phát triễn năng lực sáng tạo của quần chúng 19
1.3.3.4. Chức năng đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí và nghỉ ngơi20

1.3.4. Nhiệm vụ của nhà văn hóa 20
1.3.5. Đóng góp của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời
sống xã hội 21
Tiểu kết chương 1 23
Chương 2 24
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG 24
NHÀ VĂN HÓA, NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
24
2.1. Bộ máy tổ chức quản lý 24
2.1.1. Phòng văn hóa và thông tin 24
2.1.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của phòng
VH&TT 24
Đồ án tốt nghiệp
2.1.1.2. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của nhà văn hóa
26
2.1.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao 27
2.1.3. Ban văn hóa xã hội phường, xã 28
2.1.4. Chủ nhiệm nhà văn hóa 28
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động 29
2.2.1. Tình hình chung về các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thị
xã Hương Trà 29
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động nhà văn hóa 31
2.2.2.1. Cơ chế chính sách trong xây dựng cơ sở vật chất và quản lý
hoạt động nhà văn hóa 31
2.2.2.2. Quản lý nguồn nhân lực 34
2.2.2.3. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, chương trình, thời gian
hoạt động 35
2.2.2.4. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị; kinh phí hoạt động tại
nhà văn hóa 36
2.3. Một số nhận xét đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hoạt

động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng 37
2.3.1. Ưu điểm 37
2.3.2. Hạn chế 38
2.3.3. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới hạn chế 39
Tiểu kết chương 2 42
Chương 3 43
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA,
NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 43
3.1. Định hướng quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng43
3.1.1. Quản lý hoạt động nhà văn hóa trong điều kiện hiện nay 43
3.1.2. Cơ chế quản lý nhà văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 44
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quản lý chât lượng hoạt động
nhà văn hóa 46
3.2.1. Tăng cường đổi mới về cơ chế quản lý phù hợp với đường lối của
Đảng 46
3.2.2. Nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế và chính sách văn hóa 47
3.2.3. Đối với công tác quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cơ sở 49
3.3. Các biện pháp cụ thể 51
3.3.1. Đầu tư trang bị cơ sở vật chất và mở rộng các hình thức hoạt động
của các nhà văn hóa 51
3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền 53
3.3.3. Quan tâm chú trọng đối với công tác cán bộ và đào tạo cán bộ 55
3.3.3.1. Đối với cán bộ chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ 55
3.3.3.2. Đối với Ban quản lý và chủ nhiệm nhà văn hóa 56
Tiểu kết chương 3 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC
Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào
đời mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định xây dựng
một nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.
Công tác quản lý văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
hoạt động quản lý hành chính nhà nước, công tác này được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Cụ thể
là đã có những văn bản pháp quy quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các
cơ quan nhà nước trong việc quản lý văn hóa trong đó, việc quản lý và nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng là một
vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Để phát huy những giá trị của hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng
đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà, chính quyền các cấp đã có những chính
sách phù hợp, có nhiều nỗ lực trong thời gian qua.
Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay đó là những tồn tại, hạn chế trong
việc quản lý và phát huy hết chức năng của hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt
cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. Làm thế nào để khắc phục những hạn
chế trên là một vấn đề được quan tâm hiện nay.
Là một người con của Hương Trà, được nghiên cứu, tìm hiểu tại phòng
Văn hóa Thông tin Thị xã Hương Trà, tôi có thời gian tìm hiểu về chức năng
và nhiệm vụ của phòng, tìm hiểu những ưu điểm, tồn tại, hạn chế đối với hệ
thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc khắc phục những tồn tại hạn chế
trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động Nhà văn
hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà” làm Đồ án
tốt nghiệp của mình.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
1
Đồ án tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là làm rõ quá trình quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà
sinh hoạt cộng đồng ở Thị xã Hương Trà. Qua công tác nắm tình hình, làm rõ
hơn bước đường thành công của đơn vị để có cái nhìn toàn diện, thấu đáo về quá
trình quản lý. Với vai trò là cầu nối giữa xây dựng và phát triển, biện chứng giữa
quy luật và thực tiễn sẽ góp phần làm rõ những trở ngại, từ đó đúc rút được
những kinh nghiệm có thể chia sẽ với các mô hình xây dựng danh hiệu văn hóa
để nhân rộng và phát triển.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng
đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. Các văn bản liên quan về công tác quản lý
nhà nước đối với các thiết chế này.
4. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động của Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng đã được đề cập đến
nhiều qua các bài viết, bài nghiên cứu và các đề tài tốt nghiệp của các học viên,
sinh viên. Đây cũng là đề tài được các cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều hội
nghị, hội thảo. Tuy nhiên, để đánh giá riêng biệt hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh
hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà thì chưa có một đề tài nào tập
trung nghiên cứu.
Đồ án này có thể được xem như một nghiên cứu một cách hoàn chỉnh đầu
tiên đối với Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận được những nội dung trình bày trên, đề tài sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chú trọng phương pháp nghiên
cứu định tính, điều tra, phân tích, quy nạp nhằm xây dựng đề tài có sức thuyết
phục cao.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài bám sát những khó khăn và bước đường thành công của quá trình
hoạt động hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã
Hương Trà.

SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
2
Đồ án tốt nghiệp
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà văn hóa và khái quát
về Thị xã Hương Trà
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động hệ thống Nhà văn hóa, Nhà
sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà
Chương 3: Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động hệ thống Nhà văn
hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
3
Đồ án tốt nghiệp
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
1.1. Khái niệm về văn hóa và quản lý hoạt động văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm rộng khắp đối với mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong cuộc sống người ta thường nhìn nhận với những khái niệm dựa theo cách
tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu. Vì thế có nhiều quan điểm và quan niệm về văn
hóa. Một số nhà nghiên cứu Macxit cho rằng văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn
của đời sống xã hội được thể hiện ở trình độ phát triển năng lực bản chất của con
người mà cốt lõi là hoạt động sáng tạo trong chinh phục tự nhiên, cải tạo và xây
dựng xã hội cũng như hoàn thiện nhân cách con người để vươn tới cái đúng, cái
đẹp, cái cao cả. Những năng lực bản chất con người đó được khách quan và chuẩn
mực hóa thành những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người đó sáng tạo
ra trong lịch sử. Được đo bằng trình độ học vấn tức là trình độ tiếp thu và vận
dụng những kiến thức khoa học. Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu chính là sự

hiểu biết. Sự hiểu biết trong thời đại ngày nay vì thế có nhiều cách định nghĩa và
khái niệm về văn hóa nhưng theo Federico Mayor nguyên Tổng giám đốc
UNESCO.
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cả cá nhân
và cả cộng đồng, trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên hệ thống giá trị, các truyền thống, thị hiếu -
đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.”
Theo quan niệm của UNESCO: Văn hóa là những gì đặc sắc nhất, tiêu
biểu nhất của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia được các thành viên
trong cộng đồng chấp nhận, là những cái có giá trị nhất. Văn hóa bao gồm văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần; có thể nêu tại đây định nghĩa về văn hóa của
UNESCO được thông qua trong bảng tuyên bố về những chính sách văn hóa tại
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
4
Đồ án tốt nghiệp
hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mêhico ngày 26 tháng 7 đến ngày 06
tháng 8 năm 1982:
Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính
văn hóa đó làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý
tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa
mới mẻ và sáng tạo nên những con người mới mẻ, những công trình vượt trội
bản thân.
Cũng trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) đề cập tới khái niệm về văn hóa:
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu

tranh kiên cường dựng nước của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, là kết quả
giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng
hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh
Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẽ vang của dân tộc.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triễn kinh tế-xã hội.
Đây là thể hiện nhận thức, quan điểm cũng như tư tưởng của Đảng ta về
văn hóa. Với quan niệm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khái niệm
văn hóa được mở rộng hơn, phong phú hơn về nội dung. Văn hóa không chỉ bao
gồm các hoạt động về nghệ thuật, thông tin, báo chí là những hoạt động thuộc
sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà văn hóa cũng bao gồm
nhiều lĩnh vực khác nhau về đạo đức, tư tưởng, dân trí, lối sống, tập quán tín
ngưỡng hay là khoa học công nghệ của dân tộc Việt Nam. Nhìn nhận về văn
hóa chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
5
Đồ án tốt nghiệp
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”
Như vậy, văn hóa trước hết là những giá trị do con người sáng tạo ra,
nhưng văn hóa được biểu hiện không những là văn hóa ứng xử với việc giáo
dục, đào tạo con người ở mô hình thiết chế xã hội mà văn hóa cũng biểu hiện ở
trình độ tổ chức quản lý xã hội. Trong đời sống xã hội, con người với tư cách là
chủ thể sáng tạo văn hóa nhưng con người cũng đồng thời là sản phẩm của chính
quá trình sáng tạo ra văn hóa. Hoạt động quản lý văn hóa mang ý nghĩa sáng tạo
giá trị và hệ giá trị xã hội đó cũng chỉ trình độ phát triễn của xã hội trong từng
giai đoạn phát triễn của lịch sử.

1.1.2. Khái niệm quản lý hoạt động văn hóa
Quản lý là một khoa học dựa trên những cơ sở vận dụng những quy luật
phát triển của các đối tượng khác nhau nhưng đồng thời quản lý cũng là một
nghệ thuật. Ở các nước phương tây theo như ngôn ngữ Latinh cổ đại, khái niệm
Quản lý “Manus” có ý nghĩa là bàn tay, cũng thực hiện quản lý là “Nắm trong
bàn tay”. Đối với chữ Hán thư quản lý là sắp xếp, xử lý và chỉ đạo. Vì thế quản
lý xã hội là sự tác động đến xã hội nhằm mục đích để duy trì những đặc điểm về
chất để điều chỉnh, hoàn thiện cũng như phát triển các đặc điểm đó. Nhưng các
hình thức quản lý luôn có ý thức gắn liền với những hoạt động có mục tiêu, có
kế hoạch của những tập thể lớn hay nhỏ của con người thực hiện thông qua thể
chế xã hội và mục đích, nôi dung, cơ chế quản lý và phương pháp quản lý các
hiện tượng xã hội tùy thuộc vào thể chế chính trị và chế độ chính trị. Theo giáo
sư Mai Hữu Khuê:
Quản lý hoạt động nhằm tác động có tổ chức của chủ thể vào một đối
tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con
người nhằm duy trì sự ổn định vá sự phát triễn của đối tượng theo những mục
đích nhất định.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
6
Đồ án tốt nghiệp
Nhưng xét về phương diện thao tác thực hành thì trong quản lý hoạt động
văn hóa cũng phân biệt hai hình thức quản lý khác nhau đó là quản lý nhà nước
và quản lý sự nghiệp đối với các hoạt động văn hóa. Quản lý nhà nước thuộc
chức trách của nhà nước (Chính phủ, Bộ, UBND các cấp, Sở, Phòng) thông qua
các thể chế, Luật, chính sách và kế hoạch nhà nước Quản lý sự nghiệp văn hóa
là quản lý về phương diện chuyên môn theo từng chuyên ngành của hoạt động
văn hóa. Phương diện quản lý này thuộc trách nhiệm, chức trách của từng hệ
thống thiết chế chuyên ngành thông qua việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt
động, các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn của hệ thống thiết chế văn hóa ở các
cấp. Với tư cách là một mặt của hoạt động quản lý trên các lĩnh vực, công cụ

quản lý nhà nước đối với văn hóa, trong điều kiện xã hội ở nước ta quản lý nhà
nước đối với văn hóa cũng có cả bộ phận chuyên trách trực thuộc các cơ quan
theo sự phân cấp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Với cách nhân rộng đó và đơn giản có thể hiểu khái niệm Quản lý hoạt
động văn hóa là sự huy động, tổ chức và điều hành các nguồn lực để đạt được
mục tiêu văn hóa đã xác định trước.
1.1.3. Quản lý nhà nước về văn hóa
Về mặt lý luận, văn hóa là khái niệm đa nghĩa, thẩm thấu trong mọi lĩnh
vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội, khó thống nhất được một định nghĩa
bao quát song ở góc độ quản lý nhà nước lại cần một cách nhận thức thực hành
thực tiễn với văn hóa. Quản lý nhà nước về văn hóa đòi hỏi cần giới hạn văn hóa
ở một phạm vi hẹp và ở những hoạt động cụ thể. Quản lý nhà nước về văn hóa,
về bản chất chính là sự định hướng và tạo điều kiện, tổ chức và điều hành của
Nhà nước để cho văn hóa phát triễn theo hướng có ích cho con người giúp cho
xã hội phát triển. Trong quản lý văn hóa, ngoài việc quản lý nhà nước cũng có
các hình thức tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa
của mỗi dân tộc. Xây dựng cơ chế quản lý văn hóa trên cơ sở nguyên tắc chặt
chẽ nhưng rộng rãi, không gò bó đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mỗi công
dân. Vì thế quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa là một tất yếu khách quan.
Do hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo, là hoạt động tư tưởng đồng
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
7
Đồ án tốt nghiệp
thời cũng là hoạt động kinh tế, cho nên quản lý văn hóa là hoạt động xã hội
mang tính đặc thù. Việc quản lý văn hóa được thực hiện bởi hệ thống luật pháp
và các chính sách liên quan đến phát triển văn hóa.
Vì vậy ta có thể hiểu quản lý nhà nước về văn hóa với những khái niệm
chính, cơ bản là:
Quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của một nhà nước đối với toàn
bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua hiến

pháp, pháp luật và cơ chế chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn
hóa dân tộc.
Quản lý nhà nước về văn hóa cốt lõi chính là việc hoạch định phương
hướng, chính sách về phát triển văn hóa. Quản lý văn hóa không chỉ ngăn chặn
đây lùi các hủ tục và tệ nạn xã hội mà cần xây dựng đổi mới hay thay đổi tốt đẹp
để tạo cơ sở và điều kiện cho xã hội phát triển. Quản lý nhà nước về văn hóa là
thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực văn hóa bởi cơ quan thực hiện
quyền lực nhà nước về văn hóa là cơ quan quản lý thẩm quyền riêng thống nhất
từ trung ương đến địa phương. Quản lý các tổ chức điều hành các thiết chế, các
tổ chức văn hóa hoạt động theo chương trình, kế hoạch quốc gia. Xây dựng đội
ngũ cán bộ văn hóa cũng có những đặc điểm riêng nhất định của nó.
Quản lý nhà nước luôn mang tính quyền lực Nhà nước có tính tổ chức
chặt chẽ. Mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý đều mang tính một chiều bắt buộc
thực hiện và khi cần thiết chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thi hành. Mọi mệnh lệnh và quyết định quản lý phải được chấp hành nghiêm
và triệt để, xác định từ trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm cá nhân, biện pháp
xử lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trên cơ sở pháp luật, quản lý nhà nước chính là hoạt động có tính chủ
động cao, linh hoạt và sáng tạo trong thực tiễn quản lý và điều hành. Trên những
cơ sở pháp luật và mục tiêu định hướng thực hiện kế hoạch của cấp trên. Đồng
thời đối với những cơ sở mục tiêu định hướng thực hiện kế hoạch của cấp trên.
Đồng thời đối với những cơ sở mục tiêu, chiến lược, định hướng lâu dài đó được
xác định, các cơ quan quản lý các cấp cần phát huy tính chủ động sáng tạo trong
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
8
Đồ án tốt nghiệp
quản lý điều hành nhằm động viên, phát huy tiềm năng sáng tạo để tạo ra sức
mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu lực và hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình.
Quản lý nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai, biết lắng
nghe và tôn trọng nhân dân, quản lý tốt sẽ góp phần tích cực phát triển kinh tế xã

hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc đặc biệt là trong quá trình
hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Cơ chế quản lý văn hóa là hệ thống
nguyên tắc, hình thức và phương thức quản lý trong từng giai đoạn nhất định
của phát triển văn hóa. Cơ chế quản lý văn hóa bao gồm các cơ sở pháp lý như
Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các thể chế văn hóa và hệ
thống chính sách gắn liền với xây dựng chiến lược phát triển văn hóa và các
thiết chế văn hóa tương ứng cho các hoạt động văn hóa. Đây cũng chính là công
cụ cơ bản để thông qua đó nhà nước và ngành văn hóa quản lý tốt đối với các
hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động của các thiết chế văn hóa nói riêng.
1.1.4. Khái niệm về thiết chế văn hóa
Hệ thống thiết chế văn hóa là một bộ phận của thiết chế văn hóa nước ta.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ cơ bản để xây
dựng nền văn hóa Việt Nam trong đó đã xác định rõ: Nhà văn hóa, các câu lạc
bộ, bảo tàng, thư viện, cửa hàng sách báo, khu vui chơi giải trí gần đây đã có
những phương thức, hoạt động mới có hiệu quả. Thiết chế văn hóa là hệ thống
của các cơ quan đơn vị sự nghiệp về văn hóa tiến hành các hoạt động về văn hóa
(cả đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập). Các thiết chế văn hóa công lập
chính là các đơn vị sự nghiệp văn hóa do các cấp có thẩm quyền quyết định
thành lập. Những thiết chế văn hóa ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân lập ra
để kinh doanh phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ chính của các
thiết chế văn hóa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản
lý văn hóa thì thiết chế văn hóa được hiểu gồm các bộ phận cơ bản cấu thành:
- Là cơ sở vật chất kỹ thuật, những điều kiện cần có tối thiểu cho hoạt
động văn hóa: Diện tích đất quy hoạch, trụ sở làm việc, hội trường, trang thiết bị
máy móc phục vụ cho hoạt động.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
9
Đồ án tốt nghiệp
- Là một tổ chức bộ máy do con người tiến hành quản lý: Do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền, do doanh nghiệp quyết định thành lập, hay do nhân dân cử
ra để vận hành, phát huy vai trò của thiết chế trong đời sống như nhà văn hóa,
thư viện, bảo tàng, khu vui chơi giải trí
- Bộ máy quản lý vận hành đó có cơ chế hoạt động nội tại do cơ quan
chức năng có thẩm quyền quy định với những quy tắc, quy chế, những quy định
hoạt động của thiết chế đối với bên ngoài. Các cơ chế vận hành với những
nguyên lý quy định của các nhân, tổ chức vận hành trong thiết chế đó. Một điều
rất quan trọng quyết định thành công của thiết chế đó là cần có sự tham gia của
các tổ chức, cá nhân, của cộng đồng và hoạt động của các thiết chế đó.
- Nguồn kinh phí của thiết chế văn hóa hoạt động do nhà nước cấp cho
các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập. Ngoài ra còn do nhân dân hay các tổ
chức, cá nhân đóng góp. Vì vậy để hiểu một cách khái quát nhất thì trong từ điển
bách khoa Việt Nam, tập 4, trang 230 đã nêu khái niệm về thiết chế văn hóa:
“ Thiết chế văn hóa là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành văn hóa
Việt Nam từ những năm 70 (thế kỉ XX). Là một chỉnh thể văn hóa hội ngộ đầy
đủ các yếu tố cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn
kinh phí. Chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa thì chưa đủ gọi là thiết
chế văn hóa”.
Có thể hiểu thiết chế văn hóa là một tổ chức sự nghiệp công lập (phi công
lập) tiến hành các hoạt động văn hóa: Hoạt động sáng tạo văn hóa, hoạt động
bảo quản lưu giữ các giá trị, các sản phẩm văn hóa, hoạt động truyền bá tư tưởng
văn hóa cũng như tiêu thụ, tiêu dùng văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn
văn hóa của con người cũng như hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của
đông đảo quần chúng nhân dân.
1.2. Tổng quan về thị xã Hương Trà
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Hương Trà là một thị xã nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế bao
quanh tọa độ 16031
0
01”B 107

0
27’00”Đ. Thị xã Hương Trà có vị trí nằm ở trung
tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 51.853.4 ha và hơn 120.000 dân, với
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
10
Đồ án tốt nghiệp
07 phường và 09 xã. Phía Bắc giáp với Huyện Quảng Điền và biển Đông, phía
Đông giáp với Thành phố Huế, Thị xã Hương Thủy và Huyện Phú Vang, phía
Nam giáp với Huyện A Lưới, Phía Tây giáp với huyện Phong Điền và Huyện A
Lưới. Địa bàn được chia làm 3 vùng rõ rệt vùng núi và gò đồi, vùng đồng bằng
và ven biển và đàm phá. Hương Trà được nâng cấp lên Thị xã vào ngày 15
tháng 11 năm 2011.
1.2.2. Lịch sử hình thành
Năm 1989, Tỉnh Thùa Thiên Huế được tái lập, tách từ Tỉnh Bình Trị
Thiên. Tỉnh Thừa Thiên Huế lúc đó có Thành phố Huế và các huyện Hương
Phú, Hương Điền, Phú Lộc và A Lưới. Hương Trà là một phần huyện Hương
Điền. Tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia huyện Hương
Điền thành 03 huyện là huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Hương
Trà trở về đơn vị hành chính củ gồm 15 xã và 01 thị trấn. Đó là các xã Hương
Bình, Hương Thọ, Hương Vân, Huơng Hồ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương
Toàn, Hương Phong, Huơng Vinh, Huơng Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình
Điền, Hồng Tiến, Hải Dương và thị trấn Tứ Hạ. Năm 2010 thị trấn Tứ Hạ thuộc
huyện Hương Trà được công nhận là đô thị loại IV. Ngày 15 tháng 11 năm
2011, Chính phủ ban hành nghị quyết 99/NQ-CP thành lập thị xã Hương Trà
thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Trà.
Trải qua từng giai đoạn lịch sử, nhân dân thị xã Hương Trà luôn phát huy,
tô thắm những truyền thống hào hùng của quê hương đất nước. Thị xã Hương
Trà là thị xã có truyền thống Cách mạng đã được nhà nước phong tặng danh
hiệu AHLLVTND.
Trong thời kì đổi mới, thị xã tiếp tục phấn đấu đạt nhiều thành tích nổi bật

trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, xứng
đáng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật. Thị xã
đã đóng vai trò quan trọng đối với phát triển trung tâm chuyên ngành và thế
mạnh của vùng Đông Bắc tổ quốc. Giữ vị trí chiến lược trong vành đai khu vực
kinh tế trọng điểm Đông Bắc Bộ và hệ thống các đô thị vệ tinh trong tỉnh và
trong vùng.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
11
Đồ án tốt nghiệp
1.2.3. Thành phần cư dân và đời sống kinh tế
Cùng với sự phát triễn nhanh của đô thị, dân cư, dân số ở Thị xã Hương
Trà cũng không ngừng phát triễn. Năm 2009, dân số là 102.140 người, trong đố
nữ 51.639 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 9,58% với mật độ dân số là 3172
người/km
2
. Tính đến năm 2014, diện tích Thị xã Hương Trà là 32.2 Km
2
với tổng
số dân là: 126.810 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức dưới 0.95%.
Thị xã Hương Trà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế 5 năm (2010- 2014) đạt
15,6%/năm với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với thương mại
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao ttrong cơ cấu kinh tế đạt 57,49%; Công nghiệp-
TTCN và xây dựng chiếm 40,72%. Gía trị sản xuất tăng thêm bình quân đầu
người năm 2014 đạt 30 triệu đồng.Thị xã đã tăng cường quản lý khai thác các
nguồn ngân sách, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao (năm 2012 đạt 296 tỷ
đồng, năm 2013 đạt 732 tỷ đồng). Thị xã đã tự cân đối thu chi ngân sách và có
đóng góp vào ngân sách của Tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.4. Đời sống văn hóa
Thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện nghị quyết của
Đại hội Đảng bộ thị xã Hương Trà lần thứ XIX, đời sống văn hóa tinh thần và
nếp sống văn minh đô thị của nhân dân thị xã có chuyển biến tích cực trên hầu
hết các lĩnh vực: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn thị xã.
Quản lý và thực hiện tốt công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, xây
dựng nếp sống văn minh đô thị trong việc cưới, việc tang và các lễ nghi khác.
Quản lý và thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn có nhiều cố gắng và đạt
được kết quả trên các lĩnh vực.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào TDDKXDDSVH
Phong trào TDDKXDDSVH được các cấp Uỷ Đảng, chính quyền quan
tâm và chỉ đạo sát sao, nhân dân thị xã tích cực hưởng ứng; trong những năm
qua thị xã đã đạt được những kết quả tốt trong 7 phong trào: Xây dựng gia đình
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
12
Đồ án tốt nghiệp
văn hóa, xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa, phong trào TDDKXDDSVH ở khu
dân cư, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học văn hóa. Phong
trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phong trào lao động
sáng tạo. Phong trào xây dựng người tốt, việc tốt, xây dựng điển hình tiên tiến.
Năm 2006 tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 86,7%; Năm 2007 là 89%; năm 2008 là
89%; năm 2009 tỷ lệ gia đình văn hóa của thị xã đạt 90,2%; năm 2010 đạt
91,4%. Số thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa năm 2006 là
67,3%; năm 2007 là 58,1%; năm 2008 lòa 68,2%; năm 2009 là 84/107 đạt
78,5%; năm 2010 đạt 80%. Tỷ lệ cơ quan văn hóa năm 2006 đạt 46%; năm 2007
đạt 54,8%; năm 2008 đạt 58%; năm 2009 đạt 70,2% và năm 2010 đạt 75%.
Cuộc vận động TDDKXDDSVH ở khu dân cư được các cấp ủy, chính
quyền MTTQ và các đoàn thể phát động có hiệu quả. Hàng năm 100% các thôn,
tổ dân phố tổ chức tốt ngày hội đại đoàn kết toàn dân (18/11). Phong trào xây
dựng cơ quan văn hóa có nhiều chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, năm

2009 có 70,2% cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa tăng 24,2% so với năm
2005 và đó trở thành động lực tích cực cũng như sức lan tỏa trong mỗi cơ quan,
đơn vị và doanh nghiệp. Phong trào “ Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại” được nhân dân thị xã tích cực hưởng ứng thu hút 38,5% tỷ lệ dân
số thị xã tham gia luyện tập TDTT thường xuyên, 80% cơ quan, đơn vị phường,
xã có sân luyện tập TDTT. Toàn thị xã có 126 CLB TDTT, 3320 gia đình được
công nhận gia đình thể thao
- Hoạt động của các thiết chế văn hóa
Thị xã Hương Trà đã chú trọng và từng bước quan tâm đầu tư cho cơ sở
vật chất để phát triễn sự nghiệp văn hóa thông tin. Các thiết chế văn hóa đã được
quan tâm đầu tư xây dựng. Hiện nay thị xã có 99/107 các thôn, tổ dân phố có
nhà sinh hoạt văn hóa với tổng mức đầu tư xây dựng là 13.440.000.000 đ. Trong
đó ngân sách thị xã đầu tư là 2.784.400.000 đ, ngân sách của phường xã và nhân
dân đóng góp là 8.927.000.000 đ. Kinh phí xã hội hóa là: 1.728.600.000 đ. Công
tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa có nhiều tiến bộ ngoài đầu tư cho xây dựng
thiết chế văn hóa thì trong các chương trình hội diễn và các giải TDTT hàng
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
13
Đồ án tốt nghiệp
năm cũng được doanh nghiệp tài trợ hàng chục triệu đồng. Việc huy động xã hội
hóa đầu tư xây dựng nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa ở thị xã Hương Trà
trong 5 năm, qua đó đã góp phần thúc đẩy và phát triễn đời sống văn hóa của
nhân dân thị xã. Các điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi đều được tập trung đẩy
nhanh tiến bộ thực hiện.
Thư viện thiếu nhi thị xã được cải tạo và đưa vào sử dụng cuối năm 2008
với diện tích phòng đọc cho các cháu thiếu nhi đạt 42m. Hiện thư viện có hơn
8400 bản sách, 08 loại báo và tạp chí phục vụ các cháu thiếu nhi trên địa bàn.
Toàn thị xã có 4 thư viện cấp xã, phường. 93 nhà văn hóa có tủ sách với tổng số
sách hiện có ở các tủ sách cơ sở đạt 8735 bản sách, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu
và đọc sách báo trong cộng đồng dân cư. 100% các nhà sinh hoạt văn hóa đều có

trang thiết bị cơ bản như bàn ghế, tăng âm loa máy để hội họp. Một số nơi đã
từng bước trang bị được tivi.
- Công tác tuyên tuyền
Công tác thông tin tuyên truyền được chú trọng, chất lượng hoạt động của
hệ thống truyền thanh ngày càng được nâng cao bám sát và phục vụ có nhiệu
quả, dần đi vào nề nếp, chất lượng được nâng lên đáp ứng yêu cầu phục vụ
nhiệm vụ chính trị trên địa bàn của thị xã. Triễn khai và thực hiện có hiệu quả
Đề án ‘Phát triễn sự nghiệp truyền thanh, truyền hình, thông tin tuyên truyền và
báo chí thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của thị xã giai đoạn 2011-2014”
hàng năm đài truyền thanh thị xã biên tập 125 chương trình với 1.146 tin bài,
xây dựng 35 phóng sự trên “Trang truyền thanh thị xã”
- Giữ gìn truyền thống văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật chất và phi vật thể đã
có nhiều cố gắng. Hiện thị xã có 45 di tích lịch sử đình, chùa, miếu, nghề. Có
tống số là 21 lễ hội các cấp. Hàng năm các lễ hội đều được tổ chức trang trọng,
đúng quy chế của Bộ Văn hóa thông tin, đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn
và tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và hưởng thụ văn hóa của người dân
thị xã thu hút đông đảo nhân dân tham gia góp phần bảo vệ và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
14
Đồ án tốt nghiệp
- Đội ngũ cán bộ
Đôi ngũ cán bộ văn hóa thông tin từ thị xã đến phường xã được kiện toàn
đủ về số lượng và chất lượng, từng bước được bồi dưỡng lý luận chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ làm
công tác văn hóa cấp thị xã có 8 đồng chí trong đó có 6 đồng chí có trình độ Đại
học, 01 đồng chí có trình độ cao đẳng và 1 đồng chí có trình độ chuyên môn.Cán
bộ văn hóa phường xã có 3/7 cán bộ có trình độ Đại học. Công tác bồi dưỡng
chuyên môn ghiệp vụ được quan tâm. Hàng năm mỗi cán bộ văn hóa ở cơ sở

đều được cử tham gia bồi dưỡng tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ phục vụ công tác.
- Công tác quản lý văn hóa
Thị xã Hương Trà làm tốt công tác quản lý văn hóa trên địa bàn góp phần
giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng môi trường văn hóa, quản lý và nắm chắt địa
bàn, quan tâm và thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật. Công tác quản lý văn
hóa, dịch vụ văn hóa và hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa thường xuyên
kiểm tra và xử lý nghiêm túc. Trong 5 năm từ năm 2006 - 2010 đã thu giữ được
8972 băng đĩa ca nhạc, sân khấu, 04kg tài liệu tử vi, 2181 đầu sách không được
phép lưu hành, thị xã đã tiến hành xử phạt hành chính trên 60 trường hợp vi
phạm với tổng số tiền trên 100 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra
trong 02 năm năm 2009-2010 thị xã triễn khai thực hiện kế hoạch ”Nâng cao
chất lượng đô thị” và đạt được những kết quả tích cực. Vai trò quản lý nhà nước
về trật tự đô thị được tăng cường, công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị ,
quản lý sử dụng đất đai, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông đã thu
được kết quả tốt. Việc cấm uống rượu và sử dụng thuốc lá trong giờ làm việc,
nơi công sở được nhân dân và cán bộ đồng tình, tích cực hưởng ứng. Công tác
quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, in ấn, internet có
nhiều chuyển biến rõ rệt.
Có thể nhận thấy thị xã Hương Trà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
của Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội
ngoài những khó khăn thách thức đặt ra đối với những người làm công tác văn
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
15
Đồ án tốt nghiệp
hóa, quản lý văn hóa là hết sức cần thiết. Vừa đảm bảo xây dựng đời sống văn
hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo những
sân chơi lành mạnh trong cộng đồng dân cư đối với các hoạt động văn hóa.
Đồng thời nêu cao vai trò quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn thị xã đảm
bảo định hướng tuyên truyền trong nhân dân hướng tới một môi trường phát

triễn văn hóa bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.3. Vai trò của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời
sỗng xã hội ở Thị xã Hương Trà
1.3.1. Khái niệm về nhà văn hóa
Nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa nằm trong hệ thống của thiết chế
văn hóa phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa của nhân dân. Có nhiều
cách gọi và hiểu khác nhau về nhà văn hóa như: Nhà văn hóa, Cung văn hóa,
(nhà) CLB, nhà văn hóa hoặc Trung tâm văn hóa. Ngoài ra cũng có thể kể đến
một số loại hình thiết chế văn hóa khác có cùng hàm nghĩa như Trung tâm văn
hóa thanh thiếu nhi, cung thiếu nhi. Do có nhiều cách gọi, tên gọi khác nhau
nhưng nếu hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của nó thì:
Nhà văn hóa là thiết chế văn hóa của lĩnh vực công tác văn hóa quần
chúng ở từng cấp. Là nơi diễn ra các hoạt động tổng hợp của nhiều loại hình
hoạt động văn hóa quần chúng. Tùy theo chu kì thời gian và nhu cầu sở thích
văn hóa, nghệ thuật, thể thao vui chơi giải trí của quần chúng nhân dân trên
từng địa bàn.
Vì vậy, nếu xét về nội hàm của khái niệm thì nhà văn hóa là một thiết chế
cần được tìm hiểu và làm rõ ở các góc độ:
Nhà văn hóa như một tên gọi rất chung cơ bản đại diện cho lĩnh vực hoạt
động văn hóa mang tính quần chúng. Tên gọi nhà văn hóa được hiểu và thay đổi
thành nhiều cách gọi khác nhau như: Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa, câu lạc
bộ Nhưng hiểu đơn giản nhà văn hóa chính là địa điểm để tập trung sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, nơi vui chơi giải trí, là nơi để mọi người giao lưu, tiếp xúc
với nhau vì một nhu cầu sở thích nào đó.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
16
Đồ án tốt nghiệp
Nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa quần chúng và đại chúng được ra
đời sớm cùng với thư viện, bảo tàng, nhà hát, nhà trường, báo chí và đều được
xếp nằm chung trong phạm trù lĩnh vực công tác giáo dục văn hóa XHCN. Loại

hình nhà văn hóa ở Việt Nam có nguồn gốc và ra đời vào nữa đầu thế kỉ XX, ở
Liên Xô, Pháp trong điều kiện và hoàn cảnh phát triễn xã hội, trình độ dân trí
cao. Có văn minh công nghiệp, có nhiều thời gian rãnh rỗi đồng thời với nhu cầu
quần chúng phát triễn ngày càng đòi hỏi cao. Do có nhiều cách gọi hay tên gọi
khác nhau nhưng về mặt bản chất nhà văn hóa là thiết chế văn hóa mang sắc thái
riêng của mỗi vùng miền, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng (Điều này khiến ta
liên tưởng tới những ngôi Đình được xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XVI,
vì đây cũng chính là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã). Vì thế
ở nhà văn hóa cũng đều có nội dung và phương pháp hoạt động chuyên môn
khác nhau và trên cơ sở đều nằm chung với phạm vi công tác văn hóa đại chúng,
văn hóa giáo dục trong cộng đồng dân cư và chính bản thân nó cũng mang
chung một khái niệm:
Là cơ quan giáo dục xã hội ngoài nhà trường, nhà văn hóa tổ chức các
hoạt động vui chơi giải trí với hệ thống biện pháp chuyên môn, công tác văn hóa
quần chúng phong phú, năng động và đầy hấp dẫn. Cùng với những biện pháp,
phương pháp hoạt động, hướng dẫn và tổ chức các dịch vụ nhà văn hóa sẽ đáp
ứng nhu cầu hoạt động xã hội trong thời gian rảnh rỗi của người dân. Thông qua
các hoạt động sẽ phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo các nhân tố có khả năng, năng
khiếu trong hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT, tiêu chí cuối cùng để hoàn
thiện nhân cách con người cả về Đức, Trí, Thể, Mỹ và năng lực hành vi thực tế
của con người trong cuộc sống để hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ.
1.3.2. Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng
Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng là một thiết chế nằm trong hệ
thống thiết chế văn hóa cấp cuối cùng ở cơ sở, nó gắn liền với cộng đồng dân cư
của mỗi địa phương. Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng chính là nơi sinh
hoạt văn hóa cộng đồng phục vụ cho các lứa tuổi và là nơi hoạt động của các
phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT. Đồng thời đây cũng là nơi hội họp, tuyên
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
17
Đồ án tốt nghiệp

truyền các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước của các thôn, tổ dân phố.
Là địa điểm thuận lợi để chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh
doanh đối với các khu dân cư.
Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của
ngành văn hóa thông tin và sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo thôn, tổ dân phố.
Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triễn kinh tế-xã hội của từng địa phương nó nằm trong chuỗi liên hoàn của hệ
thống thiết chế văn hóa ở cơ sở. Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng gắn liền
với sinh hoạt của người dân và có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của
mọi tổ chức chính trị xã hội ở thôn, tổ dân phố đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và
hưởng thụ văn hóa tinh thần của quần chúng, góp phần vào công cuộc xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở. Nhà văn hóa cũng là điểm vui chơi cho thanh thiếu
niên, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao tập trung theo chủ trương
của cấp ủy chính quyền địa phương là cầu nối với các hoạt động của phòng
thông tin văn hóa
1.3.3. Chức năng của nhà văn hóa
Trong hoạt động nhà văn hóa có thể nhận thấy một số chức năng cơ bản
là: Chức năng giáo dục xã hội chủ nghĩa, giáo dục chính trị, đường lối chính
sách của Đảng và nhà nước, của chính quyền các cấp. Chức năng tuyên truyền
giáo dục của nhà văn hóa được thực hiện với nhiều cách sử dụng khác nhau. Là
cơ quan tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ngoài nhà trường trong thời gian
rãnh rỗi, phục vụ các nhu cầu đa dạng của xã hội. Thông qua các buổi hội họp,
các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ tạo ra nhiều hình thức tuyên truyền,
giáo dục với nhiều nội dung khác nhau. Nhà văn hóa có khả năng tác động đến
nhiều mặt của đời sống, nhân cách con người cả Đức, Trí, Thể, Mỹ. Nhưng về
mặt cơ bản vẫn là giáo dục chính trị tư tưởng với nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền chủ trương, chính sách, đường lối của
Đảng và Nhà nước. Giáo dục lý tưởng XHCN, Xây dựng lối sống, đạo đức thẩm
mỹ trong từng cá nhân trong cộng đồng dân cư.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy

18
Đồ án tốt nghiệp
1.3.3.1. Chức năng giáo dục XHCN
Giáo dục là chức năng cơ bản, bao trùm, là thuộc tính bản chất của các
hoạt động diễn ra ở nhà văn hóa. Trong hoạt động của nhà văn hóa đều sử dụng
tối đa những điều kiện, phương tiện đặc thù của mình để tiến hành các hoạt động
văn hóa, giáo dục phục vụ cho lợi ích chung của xã hội là tuyên truyền chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Nội dung giáo
dục tại đây mang tính toàn diện bao gồm Đức-Trí-Thể-Mỹ đó là giáo dục
XHCN đối với nhân dân lao động.
1.3.3.2. Chức năng giao tiếp, tuyên truyền
Đây được xem là chức năng đặc thù, chủ yếu vì ở nhà văn hóa có điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện giao tiếp. Đặc biệt là hình thức giao tiếp nhóm
sở thích thông qua hoạt động của các CLB. Trong nhà văn hóa sẽ bao gồm nhiều
CLB khác nhau cùng hoạt động, từ đó các CLB sẽ khởi sướng ra các hình thức
giao tiếp phong phú như diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, đối thoại và giải đáp thắc
mắc hay là tổ chức liên hoan văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao. Qua các hoạt
động đó sẽ góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước; các kiến thức về khoa học kỹ thuật. Đồng
thời nhà văn hóa cũng là nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng, giáo dục tư
tưởng đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh ở địa bàn thôn, tổ dân phố.
1.3.3.3. Chức năng phát triễn năng lực sáng tạo của quần chúng
Những hoạt động sáng tạo ở nhà văn hóa chủ yếu mang tính nghiệp dư
không chuyên nghiệp. Tại đây có thể cùng lúc có hoạt động sáng tạo ở nhiều
lĩnh vực cả chính trị - xã hội, khoa học kĩ thuật, văn hóa thể thao. Tuy nhiên nếu
xét về thuận lợi hay là phổ biến nhất chính là những sáng tạo trong văn học nghệ
thuật để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí; sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, TDTT,
từng bước nâng cao hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở mỗi thôn, tổ dân phố.
Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nếu tổ chức hoạt động tốt
tại các nhà văn hóa thì cũng có thể có những thu thập tăng thêm để bù đắp

những chi phí hành chính. Mục đính hướng tới trong hoạt động sáng tạo là để
phát huy; kích thích tiềm năng sáng tạo của mỗi người dân trong cộng đồng.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
19
Đồ án tốt nghiệp
1.3.3.4. Chức năng đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí và nghỉ ngơi
Nhà văn hóa là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để tổ chức các hoạt động
vui chơi giải trí và nghỉ ngơi của nhân dân trong địa bàn, các hoạt động mang
tính tập trung theo chủ trương chung của chính quyền các cấp. Nhà văn hóa
cũng là nơi khởi xướng, dàn dựng nên nhiều loại hình bổ ích với các hoạt động
nhóm, các trò chơi dân gian truyền thống. Đặc biệt nơi đây sẽ là nơi bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống của mỗi địa phương trong xu hướng và bối cảnh các
đô thị phát triễn nhanh chóng, (nhiều làng đã trở thành tổ dân phố) gớp phần xây
dựng môi trường văn hóa trong lành; xây dựng, định hướng tư tưởng và dư luận
xã hội trong nhân dân; từng bước giảm đi những tệ nạn trong cuộc sống. Với
thanh thiếu nhi nhà văn hóa cũng giảm dần các trò chơi mang tính bạo lực do
ảnh hưởng của internet vì ở đây chính là nơi tuyên truyền giáo dục gần, trực tiếp
đối với thanh thiếu nhi và mỗi người dân trong cộng đồng dân cư.
1.3.4. Nhiệm vụ của nhà văn hóa
Với những chức năng cơ bản được trình bày ở phần trên và để thực hiện
có hiệu quả các chức năng đó, nhà văn hóa cần được tiến hành một số nhiệm vụ
công tác cụ thể và thiết thực đối với các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng
cụ thể là:
- Với không gian hiện có được đầu tư xây dựng, nhà văn hóa chính là nơi
tổ chức những hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật thông tin cổ động và
hoạt động thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triễn đời sống văn hóa
tinh thần và phát triễn thể chất của nhân dân. Tham mưu cho cấp ủy địa phương
đối với thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT
tại địa phương.
- Nhà văn hóa tổ chức các hoạt động câu lạc bộ theo ngành nghề và sở

thích đối với các đối tượng trong cộng đồng. Nhà văn hóa cũng là nơi bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi địa phương đồng thời tổ chức tuyên
tuyên truyền phổ biến thời sự, chính sách pháp luật của nhà nước, kịp thời
thông tin phổ biến, chuyển giao khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao dân trí trong
nhân dân.
SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy
20

×