Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty TNNH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.04 KB, 36 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về kế toán chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp thương mại.
1.1 Tính cấp thiết
Qua nghiên cứu một trong những thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa sau khi nước ta hội nhập Tổ chức Thương Mại thế giới
WTO là làm thế nào để có thể cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa và mở
rộng thị trường xuất khẩu. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải mở rộng sản
xuất kinh doanh và phát triển bền vững. Để đạt được điều đó doanh nghiệp
cần phải tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định. Và quản lý và tiết
kiệm chi phí là một cách để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp hiệu
quả nhất.
Qua khảo sát thực tế công ty thì doanh nghiệp hiện nay có sự nhầm lẫn
giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và lúng túng trong xây
dựng ý thức tiết kiệm nhân viên. Nhân viên trong công ty còn lãng phí thời
gian nhất là thời gian của nhân viên giao hàng nên kết quả làm việc xem ra
không mấy hiệu quả. Hơn nữa có rất nhiều chi phí của công ty bỏ ra nhưng
không được xem là chi phí. Ví dụ như chi phí bến bãi tức là khi nhân viên
giao hàng gửi hàng vào các bến xe để gửi đi tỉnh thì bị mất phí vào bến,
hoặc gửi xe để vào bến gửi hàng ….Tuy chi phí đó nhỏ trong một đơn hàng
nhưng tính tổng tiền công ty phải bỏ ra trong một tháng là rất lớn.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Qua khảo sát và thực trạng công ty thì vấn đề cấp bách đặt ra trong
công ty là làm thế nào để giảm ‘‘ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp tại công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam ’’.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1
Đối với doanh nghiệp, việc nghiên cứu đề tài này nhằm hoàn thiện
phương pháp kế toán chi phí bán hang và kế toán chi phí quản lý doanh
nghiệp, để từ đó có cái nhìn đúng đắn về phương pháp kế toán trong doanh
nghiệp, cách thức tổ chức hình thức kế toán sao cho hợp lý, phù hợp với


quy định của chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời giúp doanh nghiệp thấy
được độ quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có
phương pháp tuyển chọn nhân viên kế toán có trình độ năng lực làm việc
tốt để công tác kế toán trong doanh nghiệp đạt được kết quả làm việc tốt
nhất.
Ngoài ra, hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí bán hàng giúp cho
người sử dụng thông tin nắm chắc hơn về tình hình chi phí của công ty để
từ đó giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí chắc chắn hơn, dễ dàng
hơn, từ đó đưa ra biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí bán hàng, nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu : Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tại công ty TNNH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính
Việt Nam.
• Không gian nghiên cứu : Nội bộ công ty
• Thời gian: 2009
1.5 Một số lý luận cơ bản về kế toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp thương mại.
1.5.1 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo chuẩn
mực kế toán VAS 01.
1.5.1.1 Nội dung chi phí
2
Chi phí: Theo chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung ( VAS 01 )
thì ‘‘chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế
toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc
phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm
khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu ’’.
Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung: Các chi phí được ghi
nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc
phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được

trong kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác
định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc
theo tỷ lệ.
1.51.2 Quy trình kế toán
A. Kế toán chi phí bán hàng.
a. Khái niệm:
Chi phí bán hàng là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản
phẩm, hàng hoá cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí chào hàng, chi phí giới
thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, chi phí bảo hành, vận chuyển….
b. Chứng từ sử dụng
Kế toán chi phí bán hàng đòi hỏi các khoản chi phí phát sinh phải có
đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Chứng từ kế toán được sử dụng tuỳ vào
nội dung ứng khoản chi phí:
• Chi phí nhân viên: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã
hội.
• Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu
công cu dụng cụ.
3
• Chi phí khấu hao tài sản cố định: Căn cứ vào bảng tính và khấu hao
tài sản cố định.
• Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền: Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo
nợ của ngân hàng, các hoá đơn dịch vụ…
• Thông báo thuế, bảng kê nộp thuế, biên lai thu thuế
c. Tài khoản sử dụng
Để tâp hợp chi phí bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản 641 “ Chi phí
bán hàng ’’
Kết cấu chủ yếu của tài khoản 641 như sau:
Bên nợ : Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ

Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản 911 nên tài khoản
641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2 như sau:
• TK 6411 “ Chi phí nhân viên bán hàng ”
• TK 6412 “ Chi phí vật liệu bao bì”
• TK 6413 : “ Chi phi phí dụng cụ đồ dùng ”
• TK 6414 : “ Chi phí khấu hao tài sản cố định ”
• TK 6415 : “ Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá ”
• TK 6417 : “ Chi phí dịch vụ mua ngoài ”
• TK 6418 : “ Chi phí khác bằng tiền ”
d. Trình tự hạch toán chi phí bán hàng
4
Biểu 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng.
334, 338 641 152, 111
152, 153
214 911
142, 242
335
111,112,331
1. Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội,
tính lương phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, nhân viên đóng gói,
bảo quản bốc vác, vận chuyển hàng hoá, và các khoản BHXH, BHYT,
KPCĐ tính trên tiền lương của nhân viên bán hàng.
2. Khi xuất kho vật liệu sử dụng trong quá trình bán hàng.
3. Khi xuất công cụ dụng cụ dùng trong bán hàng
4. Hàng tháng phân bổ dần vào chi phí trong kỳ.
5
5. Hàng tháng căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán
hàng.
6. Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng cho hàng hoá đã tiêu thụ.

e. Sổ kế toán: Sổ cái tài khoản 641
Biểu 1.2: Sổ cái tài khoản 641. Phụ lục trang 1
B. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
a. Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh
nghiệp ( Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp…bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí
vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùngn cho quản lý
doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng phải thu khó
đòi, dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy
nổ…), chi phí bằng tiền khác ( Tiếp khách, hội nghị khách hàng…)
b. Chứng từ sử dụng
Chi phí quản lý doanh nghiệp đòi hỏi các khoản chi phí phát sinh phải
có các chứng từ hợp lệ. hợp pháp. Chứng từ kế toán sử dụng tuỳ vào nội
dung chi phí:
+ Chi phí nhân viên quản lý: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương – BHXH.
+ Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu –
CCDC.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào bảng tính và khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền: Căn cứ vào các phiếu chi, giấy báo
nợ của ngân hàng, các hoá đơn dịch vụ…
+ Thông báo thuế, bảng kê nộp thuế, biên lai thu tiền…
c. Tài khoản sử dụng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng tài khoản 642
6
Bên nợ:
Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế trong kỳ.
Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả ( Chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử
dụng hết).

Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên có
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả ( Chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước
chưa sử dụng hết ).
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 ‘‘ Xác định
kết quả kinh doanh ’’
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tai khoản cấp 2:
+ Tài khoản 6421: Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải
trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc, nhân
viên quản lý các phòng ban của doanh nghiệp.
+ Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu
xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm…vật
liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,…( Giá có thuế,
hoặc chưa có thuế GTGT )
+ Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng
cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý ( Giá có thuế, hoặc chưa
có thuế GTGT )
+ Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu
hao TSCĐ dùngn chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa lam việc của các
7
phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết
bị quản lý dùng trên văn phòng.
+ Tài khoản 6425 - Thuế, phí, lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí, lệ
phí như: Thuế môn bài, tiền thuê đất…và các khoản phí, lệ phí khác.
Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu
khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.

+ Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch
vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, các khoản chi
mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật…được tính theo phương pháp phân bổ
dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp , tiền thuê TSCĐ chi phí trả cho nhà
thầu phụ.
+ Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác:
Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài
các chi phí kể trên như: Chi phí hôi nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe,
khoản chi cho lao động nữ…
d. Trình tự hạch toán
1. Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân
viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp.

2. Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý
doanh nghiệp như: Xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa
TSCĐ chung của doanh nghiệp.
3. Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng, hoặc mua sử dụng
ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào
chi phí quản lý doanh nghiệp.
8
4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp
như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tang, thiết bị truyền dẫn.
5. Thuế môn bài, tiền thuê đất,…phải nộp nhà nước.
6. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp.
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ.
8. Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa
TSCĐ một lần với giá trị nhỏ.
9. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho nữ lao động, cho

nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác
10. Định kỳ, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cấp
trên để cấp trên lập quỹ quản lý.
- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản
lý doanh nghiệp.
- Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Khi phát sinh ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài
khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
9
642
1.5.2. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định
của chế độ kế toán hiện hành ( quyết định 48/2006/ QĐ BTC )
1.5.2.1 Nội dung chi phí.
a. Định nghĩa:
Theo quyết định 48/2006/QĐ _ BTC thì:
Chi phí bán hàng là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí hành chính và chi phí quản
lý chung của doanh nghiệp.
b. Nội dung:
Tài khoản sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh. Tài khoản này
phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ gồm chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản:
Bên nợ : Chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. Cuối kỳ kết
chuyển vào bên nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
334,338
152, 153

214
142,242,335
333 (7,8,9)


99
139,351,3522
111,112,331
1
111,152
911
10
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản có 2 tài khoản cấp 2:
TK 6421 – Chi phí bán hàng: Dùng để phản ánh tất cả chi phí bán hàng
thực tế phát sinh trong kỳ. Chi phí bán hàng có thể được chi tiết thành tài
khoản chi phí như: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi
phí dụng cụ, đồ dung, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác.
TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí dung để phản ánh chi phí
quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Tài khoản này được
chi tiết thành : Chi phí quản lý nhân viên quản lý, chi phí mua đồ dùng văn
phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế,phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí bằng tiền khác.
1.5.2.2. Quy trình kế toán.
a. Chứng từ sử dụng
Tương tự như chuẩn mực kế toán VAS 01
b. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 642 chia ra làm 2 tài khoản cấp 2:
TK 6421: Chi phí bán hàng.

TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
c. Trình tự hạch toán:
Tài khoan 642 chia ra làm 2 tài khoản cấp 2. Tương tự như trong chuẩn
mực kế toán cách hạch toán TK 6421 giống với TK 641 của chuẩn mực kế
toán, TK 6422 giống với TK 642 của chuẩn mực.
d. Sổ kế toán: Sổ cái TK 642.
11

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán chi
phí kinh doanh tại công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy
Tính Việt Nam
2.1 Phương pháp nghiên cứu về kế toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy
Tính Việt Nam.
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
2.1.1.1 Phương pháp điều tra:
Để điều tra về tình hình kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tại công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy tính Việt
Nam, em sử dụng phương pháp phiêú điều tra. Phiếu điều tra là một công
cụ để ghi chép và lưu giữ kết quả thu thập được trong cuộc điều tra. Phiếu
điều tra được in sẵn nội dung tiêu thức cần được tìm hiểu. Phương pháp
phiếu điều tra là phương pháp thu thập thong tin gián tiếp.
Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả thì người lập phiếu điều
tra phải xây dựng cho mình một phương án điều tra thông tin. Phương án
điều tra thông tin là một văn bản đề cập đến những vấn đề cần được tổ
12
chức, điều tra,thu thập dữ liệu. Một phương án điều tra thông tin cần xác
định các nội dung sau:
1. Mục đích và yêu cầu của cuộc điều tra.
2. Đối tượng điều tra, phạm vi điều tra.

3. Nội dung điều tra: Ở mục này nêu ra danh mục các tiêu thức
nghiên cứu, tìm hiểu.
4. Thời điểm và thời hạn nghiên cứu điều tra.
5. Thống kê mẫu, phiếu điều tra và bảng giải thích hướng dẫn
cách ghi chép.
Từ yêu cầu và hướng dẫn như trên để áp dụng phương pháp này vào việc
điều tra tình hình kế toán chi phí bán hàng và kế toán chi phí quản lý doanh
nghiệp tại công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam em
đã tiến hành phương án điều tra gồm 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng, nội dung của phiếu điều tra.
Ở bước này sinh viên cần xác định được những phòng ban nào cần được
điều tra, trong phòng ban thì điều tra những ai. Nội dung điều tra gồm
những cái gì.
Bước 2: Phát phiếu điều tra
Ở bước này sinh viên sẽ phát phiếu điều tra theo mẫu đã làm sẵn và phát
cho những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Bước 3: Thu phiếu điều tra và đưa ra kết quả điều tra.
Từ những ý kiến của phiếu điều tra sinh viên rút ra những kết luận cơ bản
về vấn đề nghiên cứu.
Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục trang 1
3.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn
13
Là phương pháp hai người đối diện với nhau để hỏi và trả lời câu hỏi
một cách trực tiếp. Nếu phỏng vấn tốt sẽ có được kết quả chính xác và
hữu ích cho người phỏng vấn về vấn đề đang tìm hiểu.
Các phương pháp phỏng vấn sử dụng có thể là phỏng vấn cá
nhân hoặc phỏng vấn nhóm. Trong quá trình thực tập ở công ty em sử
dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân.
Công tác phỏng vấn cần có kế hoạch rõ ràng để mang lại hiệu
quả khi phỏng vấn thì người phỏng vấn cần xây dựng kế hoạch phỏng

vấn gồm những bước như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn.
Ở phần này sinh viên cần xác định người phỏng vấn là ai. Khi thực tập
kế toán thì đối tượng phỏng vấn gồm: Kế toán trưởng, kế tóan viên, và
quản lý công ty….
Bước 2: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn: Là những câu hỏi đi sâu về vấn đề
nghiên cứu là ‘‘ Tình hình kế toán chi phí bán hàng và chi phí kinh
doanh tại công ty ’’. Bên cạnh những câu hỏi đi sâu vào tình hình kế
toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như ( Tài khoản
sử dụng, chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán, phương pháp tính giá
hàng tồn kho, chính sách khấu hao TSCĐ…) Thì cần đưa ra câu hỏi
khái quát hơn như: Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, tổ chức
bộ máy kế toán của doanh nghiệp theo mô hình nào…
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn
Bước 4: Rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Mẫu câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục trang 2
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
2.1.2.1 Phương pháp so sánh
14
Là phương pháp dùng để phân tích số liệu kế toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trứơc, so sánh và đối
chiêú số liệu giữa chứng từ ban đầu và số liêụ trong sổ kế toán, so sánh
giữa số liệu sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Từ đó kết luận về
tình hình kiểm soát chi phí tại công ty xem chặt chẽ không, đồng thời cũng
kiểm tra được tính chính xác của số liệu kế toán. Nếu doanh nghiệp sử
dụng phần mềm kế toán thì phương pháp so sánh rất hưũ ích cho nhân viên
kế toán.
2.1.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu
Là phương pháp tổng hợp dữ liệu thu thập được trong quá trình điều
tra phỏng vấn và xử lý dữ liệu này để đưa ra được kết luận chung về vấn đề

nghiên cứu.
Phương pháp này giúp cho người tiến hành điều tra phỏng vấn có cái
nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên cứu để từ đó đưa ra ý tưởng để hoàn
thiện công tác kế toán chi phí trong doanh nghiệp.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi
trường đến kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tại
công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam.
2.2.1 Tình hình trong nước về kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp thương mại.
- Nhìn chung, công tác kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp rất được các doanh nghiệp quan tâm và kiểm soát chặt
chẽ. Có nhiều bài viết về quy định về khoản mục chi phí trong doanh
nghiệp. Thông tư số 33/2005/TT – BTC trên Website:
có quy định Trong các văn bản quảng
cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối
ngoại và chi phí khác được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo số
15
thực chi nhưng tối đa khoản 10 mục III, phần B thông tư số
128/2003/TT – BTC ngày 22/12/2003.
- Trong luận văn của Nguyễn Thị Lan Hương lớp K41D7 trường Đại
Học Thương Mại viết đề tài: ‘ Hoàn thiện kế toán chi phí kinh doanh
tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng Tùng Vân ’ Ở đề tài
này, từ trang 51 đến trang 58, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần
thương mại và xây dựng Tùng Vân, bao gồm các giải pháp về hoàn
thiện hình thức kế toán, hoàn thiện về hạch toán ban đầu, hoàn thiện
về tài khoản sử dụng, hoàn thiện về sổ kế toán. Ví dụ như:
Về hình thức kế toán: tác giả cho rằng công ty nên sử dụng kế toán
trên máy vi tính và ứng dụng các phần mềm kế toán vào công tác kế toán.
Về hoàn thiện tài khoản kế toán: theo tác giả thì TK 642 chia làm 2

TK cấp 2 theo quyết định 48 bộ tài chính. Các tài khoản này lại được mở
thành các tài khoản chi tiết cấp 3…….
2.2.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp
thương mại.
2.2.2.1 Nhân tố vĩ mô:
Nhân tố vĩ mô là các nhân tố ảnh hưởng đến công việc kế toán nói
chung và kế toán chi phí nói riêng bao gồm: chế độ kế toán của doanh
nghiệp hiện hành ( quyết định 15 hoặc 48 ), các quy định trong chuẩn mực
kế toán ( VAS ) và chuẩn mực kiểm toán ( VSA ), luật kế toán và các nhân
tố ảnh hưởng của ngành.
Khi các nhân tố trên được xây dựng một cách đồng bộ, khoa học và
hợp lý sẽ giúp công tác kế toán được thực hiện dễ dàng, khoa học, phản
ánh chính xác tình hình kế toán chi phí trong công ty. Muốn vậy thì văn
16
bản về kế toán cần thống nhất với nhau một cách rõ ràng. Đồng thời hàng
tháng tạo điều kiện cho người làm kế toán có điều kiện học tập và cập nhật
được chính sách kế toán mới một cách nhanh nhất bằng cách cơ quan thuế
tổ chức các buổi nói chuyện về luật thuế mới, các chính sách mới để doanh
nghiệp làm đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Trong thực tế thì hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc báo cáo
thuế hàng tháng hàng quý của công ty mà các công việc khác gần như
không được chú ý mà chỉ đến khi doanh nghiệp quyết toan thuế mới bắt
đầu chuẩn bị chứng từ. Thường tồn tại một sự khác biệt giữa chính sách
thuế với các chuẩn mực và chế độ kế toán nên các doanh nghiệp chủ yếu
thiên về làm thế nào cho chuẩn với cơ quan thuế mà không chú ý xem rằng
nó đã chuẩn với chuẩn mực kế toán, chuẩn với chính sách kế toán hay
chưa.
Vì thế các nhân tố trên cũng ảnh hưởng tới cách hạch toán và chứng từ
kế toán sử dụng trong kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp tại công ty.
2.2.2.2 Nhân tố vi mô:
Nhân tố vi mô là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kế toán của
doanh nghiệp thương mại bao gồm:
Trình độ, năng lực của nhân viên kế toán trong công ty: Đây là nhân
tố quan trọng then chốt quyết định đến mọi công việc của kế toán trong
doanh nghiêp đặc biệt là kế toán trưởng là người chỉ đạo mọi công việc của
nhân viên kế toán trong công ty. Nếu nhân viên kế toán có trình độ, năng
lực làm việc tốt thì công tác kế toán sẽ đúng từ khâu lập chứng từ, hạch
toán đến vào sổ sách
Trình độ áp dụng năng lực kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh: Là
việc doanh nghiệp sử dụng các phần mềm kế toán vào công tác kế toán.
17
Mỗi doanh nghiệp lựa chọn riêng cho mình một phần mềm kế toán thích
hợp. Trên thị trường có rất nhiều phần mềm như: Misa, FASS…. đã dần
thay thế các công việc thủ công làm bằng tay như ngày trước. vì thế mỗi
doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm này đã bớt được rất nhiều thời gian
công sức để theo dõi và tính toán cũng như việc định khoản được lập trình
sẵn giúp cho độ chính xác về tài khoản sử dụng được nâng cao. Đồng thời
cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác cho người sử dụng
thông tin.
Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng
tới công tác chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty.
Nếu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao thì
sẽ nhanh giảm giá trị trong tương lai, khi đó việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho là rất cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá
trị lớn khách hàng thường ký nhận nợ thì doanh nghiệp phải lập dự phòng
nợ phải thu khó đòi, hoặc doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, số
lượng mặt hàng lớn thì việc xác định giá vốn hàng bán của mỗi mặt hàng
và theo dõi

chi phí phát sinh các mặt hàng đó là một việc làm tương đối khó khăn vì
thế kế toán chi phí theo dõi rất khó khăn….
2.3 Thực trạng kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp tại công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam.
2.3.1 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp.
2.3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp.
Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam có quy
mô vừa và nhỏ nhưng với lượng giao dịch thương mại lớn nên đội ngũ
nhân viên kế toán được phân công công việc rõ ràng phù hợp với hoạt động
kinh doanh. Đội ngũ nhân viên kế toán gồm 5 người gồm :
18
Kế toán trưởng phụ trách điều hành toàn bộ công việc kế toán của công
ty
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức kế toán ở công ty:
Kế toán trưởng

2.3.1.2 Chính sách kế toán tại doanh nghiệp:
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết
định 48/2006QĐ_BTC ban hành ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài
chính.
Công ty có niên độ kế toán theo năm dương lịch từ ngày 01/01 đến
31/12.
Hình thức kế toán áp dụng: Hinh thức nhật ký chung. Công việc kế
toán được thực hiện trên máy tính nhờ nhà cung cấp dịch vụ phần mềm kế
toán máy Milan.
Hình thức tổ chức công tác kế toán : Theo mô hình tập chung.
Phương pháp hạch toán: theo phương pháp kê khai thường xuyên,
nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo phát sinh thực tế. Phương pháp tính
giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp tính giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ theo phương phương pháp bình quân gia quyền.

Kế toán thuế
Kế toán
công nợ
Kế toán tiền
lương,TSCĐ
Kế toán
thanh toán
19
Phương pháp khấu hao tài sản: theo phương pháp đường thẳng.
Công ty tính VAT theo phương pháp khấu trừ.
2.3.2 Thực trạng kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp tại công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam.
2.3.2.1 Thực trạng kế toán chi phí bán hàng tại công ty TNHH Phát
Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam.
Khi doanh nghiệp bán một đơn hàng cho một doanh nghiệp hoặc một
khách hàng đơn lẻ thì doanh nghiệp xuất đủ các chứng từ sau:
- Phiếu bảo hành kiêm phiếu xuất kho:
Mẫu biểu 2.2: Hóa đơn bán hàng
20
- Hoá đơn GTGT đầu ra: Xem phụ lục trang 3
- Phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng: Xem phụ lục trang 4
Tài khoản kế toán sử dụng : TK 642 – Chi phí bán hàng
Do doanh nghiệp nhỏ nên chi phí nhân viên bán hàng không được
phân chia thành khoản mục riêng mà vào tất tài khoản chi phí 642.
Chi phí nhân viên: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, tính lương phải trả
cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, bốc vác, vận chuyển hàng hoá kế toán ghi:
Nợ TK 642: Chi phí bán hàng
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
Doanh nghiệp không có bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế cho nhân viên
vì thế mà không có khoản trích lập theo các khoản BHXH, BHYT. Bảng

lương của công ty có mẫu sẵn, ghi tên tất cả các nhân viên trong công ty và
những người đã từng làm bao nhiêu thời gian và bảng quỹ công đoàn có
21
trong bảng của bảng lương từng nhân viên, và tiền thưỏng cho nhân viên
tuỳ theo tháng được ghi trong bảng lương từng nhân viên.
Sơ đồ 2.3 : Bảng lương từng thành viên công ty TNHH Phát Triển Công
Nghệ Máy Tính Việt Nam ( Xem phụ lục trang 6 )
Công ty có bộ phận bảo hành độc lập nhưng kế toán về bộ phận này
không có gây lãng phí rất nhiều tiền của doanh nghiệp mà nó không thể
hiện được để sau này trừ vào chi phí công ty để lợi nhuận công ty được
chuẩn theo thực tế.
Chi phí giao hàng như: tiền gửi xe, tiền vào bến xe cũng không được
hạch toán vào tài khoản nào, phiếu chi cho nhân viên lấy những khoản tiền
đó cũng không được lập gây lãng phí một khoản chi phí khá lớn cho công
ty.
Sổ cái TK 641 không được kế toán hạch toán tất cả các khoản trên vào TK
này mà lại liệt kê tất cả các chi phí vào TK 642 là chưa đúng. Tại công ty
chỉ chú trọng kế toán thuế đó là khấu trừ thuế GTGT chứ chưa phân ra
thành các khoản mục TK rõ ràng. Mặc dù đã có phần mềm thuế từ rất lâu
nhưng những tài khoản gần như bỏ trắng không sử dụng. Mà chỉ vào được
các tài khoản chính 111. 112, 133…. Còn gần như sổ vẫn trắng. Tuy nhiên
lưọng chi phí phát sinh ra vẫn được kê nhưng kê không chính xác vào mục
tài khoản. Các hoá đơn mua văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình bán
hàng như: Giấy in, bút các loại…. phục vụ cho công tác bán hàng không
được liệt kê vào TK 641 mà lại liệt kê vào TK 642.
2.3.2.2 Thực trạng chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH Phát
Triển Công Nghệ Máy Tính Việt Nam.
Tài khoản sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
Tài khoản 642 có 6 tài khoản cấp 2 tuy nhiên cũng không phân chia rõ mà

chỉ liệt kê vào tài khoản 642, nhưng độc giả khi đọc vẫn có thể phân chia ra
tài khoản như sau:
- Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh khoản phải trả cho cán bộ quản lý
căn cứ vào bảng lương công ty gồm tiền lương, khoản phụ cấp của nhân
viên quản lý ở các phòng, ban giám đốc. Phương pháp hạch toán tài khoản
này như sau:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334, 338
Trong thực tế doanh nghiệp đã hạch toán toàn bộ lương của nhân viên vào
TK này.
- Chi phí vật liệu quản lý: Máy chấm công của công ty dùng để quản
lý nhân sự có tham gia đúng quy định của công ty hay không. Máy chấm
công gồm 2 chiếc chia ở 2 cơ sở kinh doanh khác nhau. Gồm máy chấm
công bằng vân tay và máy chấm công bằng thẻ quẹt. Chi phí này phân bổ
theo tháng và sử dụng ở TK này là hoàn toàn chính xác, phù hợp với quy
định của chuẩn mực kế toán. Ngoài ra căn cứ vào hoá đơn mua xăng để chở
hàng đi các tỉnh cũng được tính vào chi phí doanh nghiệp.
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Căn cứ vào hoá đơn mua đồ dùng như:
Văn phòng phẩm, bàn ghế phục vụ văn phòng kế toán đưa vào chi phí
quản lý doanh nghiệp. Chi phí này hoàn toàn hợp lý và sử dụng đúng tài
khoản.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Do doanh nghiệp đi thuê nhà cửa để làm
việc nên chi phí nhà cửa không có mà chi phí về khấu hao TSCĐ chỉ có 2
chiếc ô tô thì doanh nghiệp áp dụng khấu hao theo phương pháp đường
thẳng để tính vào chi phí khấu hao. Trong sổ cái Tk 642 cũng thể hiện khá
rõ chi phí này
23
Biểu mẫu 2.4 Bảng trích khấu hao TSCĐ
BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2010)

Mã Tên tài
sản
Ngày
mua
Nguyên
giá
(Triệu)
Thời
gian
khấu
hao
(Năm)
Mức
khấu
hao
một
tháng
(Triệu)
Giá
trị
hao
mòn
luỹ
kế
năm
200
8
Giá trị còn
lại đến
ngày

01/01/200
9
( Triệu )
Giá
trị
hao
mòn
luỹ
kế
năm
200
9
Giá trị
còn lại
(Triệu)
XT Hundai 1/3/2006 900 5 15 495 405 675 225
XC Toyota 1/6/2009 1200 10 10 0 0 60 1140
- Thuế, phí và lệ phí: Hàng năm doanh nghiệp phải đóng thuế môn bài
là 1500000 căn cứ vào phiếu thu của kho bạc thì kế toán hạch toán vào TK
642, ngoài ra doanh nghiệp đi thuê đất thuê nhà thì doanh nghiệp cũng phải
đóng thuế cho nhà đất đó và nó cũng là khoản chi phí cần phải đươc ghi
nhận. Ngoài ra thì khi doanh nghiệp đăng ký mua hoá đơn tự in doanh
nghiệp cũng bỏ ra khoản chi phí khá lớn và khoản đó cũng được liệt kê vào
TK 642. Khi doanh nghiệp mua ô tô phải đăng ký trước bạ với cơ quan
thuế thì khoản đó cũng được liệt kê vào TK 642. Khi doanh nghiệp chở
hàng bán đi các tỉnh thì có phí cầu đường thì khoản chi phí đó được định
khoản vào TK 642.
24
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí quảng cáo: in tờ rơi, làm biển
quảng cáo…., chi phí bảo trì phần mềm, chi phí điện nước hàng tháng, chi

phí điện thoại được ghi trong chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bằng tiền khác: Chi hội nghị: Ngày thành lập công ty, tết, tiền tiếp
khách ở nhà hàng khi có hoá đơn GTGT thì cũng được tính vào chi phí
quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra tiền công tác phí căn cứ vào phiếu chi của
công ty để trừ chi phí.
Biểu mẫu 2.4 Phiếu chi
25

×