Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

đánh giá hiệu quả điều trị của truyền tm cyclophosphamide và glucocorticoid ở bệnh nhân viêm da cơ có tổn thương phổi kẽ điều trị tại khoa cơ xương khớp – bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 54 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da cơ là một bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn với tính chất viêm
mạn tính lan tỏa hoặc rải rác ở tổ chức liên kết, biểu hiện bởi tổn thương
nhiều cơ quan đặc biệt là các tổn thương da, cơ và các tạng kể cả cơ tim.
Tỷ lệ mắc bệnh dao động tùy theo từng nghiên cứu : Mỹ 0,55 ; Thụy sĩ
0,76; Hà lan 0,49 trên 100 nghìn dân; ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào
thống kê tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng.
Cơ chế gây bệnh: Đến nay người ta vẫn xếp vào nhóm bệnh tự miễn.
Điều trị hiện còn nhiều bàn cãi: Corticoide, Methrotrexat,
Imunoglubolin, Các thuốc ức chế miễn dịch…,
Đối với viêm da cơ có tổn thương da và cơ thường chỉ điều trị bằng
Corticoide và Methrotrexat, với thể có tổn thương phổi kẽ thì điều trị bằng
Cyclophosphamide.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng Cyclophosphamide phối
hợp với Glucocorticoide để điều trị viêm da cơ có tổn thương phổi kẽ như nghiên
cứu Intravenous cyclophosphamide therapy for progressive interstitial
pneumonia in patients with polymyositis / dermatomyositis của các tác giả:
• Y. Yamasaki 1,
• H. Yamada 1,
• M. Yamasaki 1,
• M. Ohkubo 1,
• K. Azuma 1,
• S. Matsuoka 2,
• Y. Kurihara 2,
• H. Osada 3,
• M. Satoh 4 and
• S. Ozaki 1.
1
Theo dõi trong vòng 32tháng truyền Cyclophosphamide và uống
Glucocorticoid liều 1mg/kg/d để điều trị 136 bệnh nhân viêm da cơ có tổn thương
phổi kẽ từ giữa tháng 8 năm 1993 đến tháng 10 năm 2002 tại Nhật Bản.


Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác cũng đánh giá về hiệu quả và tính
an toàn của Cyclophosphamide truyền tĩnh mạch như:
- Cronin ME, Miller FW, Hicks JE, Dalakas MC, Plotz PH. The failure of
intravenous cyclophosphamide therapy in refractory idiopathic inflammatory
myopathy. J Rheumatol 1989; 16: 1225 – 8.
- Al-Janadi M, Smith CD, Karsh J. Cyclophosphamide treatment of interstitial
pulmonary fibrosis in polymyositisudermatomyositis wsee commentsx. J Rheumatol
1989; 16: 1592 – 6.
- Kono DH, Klashman DJ, Gilbert RC. Successful IV pulse cyclophosphamide
in refractory PM in 3 patients with SLE wletterx. J Rheumatol 1990; 17: 982 – 3.
- De Vita S, Fossaluzza V. Treatment of idiopathic inflammatory myopathies
with cyclophosphamide pulses: clinical experience and a review of the literature.
wReviewx. Acta Neurol Belg 1992;92:215–27.
- Chwalinska - Sadowska H, Maldykowa H. Polymyositis – dermatomyositis:
25 years of follow - up of 50 patients disease course, treatment, prognostic factors.
wReviewx. Mater Med Pol 1990; 22: 213 – 8. 12 E. H. S. Choy and D. A.
Isenberg Downloaded from rheumatology. oxfordjournals. org by guest on March
19, 2011.
Nhưng hiện tại Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào công bố chính
thức về hiệu quả và tính an toàn của Cyclophosphamide phối hợp
Glucocorticoide truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm da cơ có tổn thương
phổi kẽ.
2
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu đánh giá
hiệu quả và tính an toàn của Cyclophosphamide phối hợp Glucocorticoide
trong điều trị viêm da cơ có tổn thương phổi kẽ.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của truyền TM Cyclophosphamide và
Glucocorticoid ở bệnh nhân viêm da cơ có tổn thương phổi kẽ điều
trị tại khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai.

2. Đánh giá tính an toàn của liệu pháp.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử.
Bệnh viêm da cơ được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1863 bởi
Wagner và Unverricht năm 1887 và lấy tên gọi là bệnh Wagner-Unverricht.
Sau đó năm 1930 Gottron đã miêu tả một số biểu hiện ngoài da đặc trưng của
bệnh. Đến năm 1942 Keil đã cùng các đồng nghiệp thảo luận rất chi tiết về
bệnh và mô tả gần như đầy đủ các triệu chứng ngoài da của bệnh Viêm da cơ
điển hình, đồng thời nêu lên sự khác biệt giữa các tổn thương trên da của bệnh
nhân bị Viêm da cơ so với bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống. Trong những
năm 1950 đến 1960, nhóm các nhà nghiên cứu gồm: Eaton, Walton và Adam,
William…. đã đưa ra định nghĩa khá rõ về bệnh viêm da cơ. Sau đó đến các
năm 1960 và 1970 Pearson là người đầu tiên tiến hành các nghiên cứu về
bệnh và được ghi nhận là người đặt nền móng cho những hiểu biết về bệnh
Viêm da cơ ngày nay. Tới năm 1975 Bohan và Peter đã đưa ra các tiêu chuẩn
rất rõ để chẩn đoán bệnh và cũng chính Bohan đã tiến hành nghiên cứu 153
bệnh nhân viêm da cơ điển hình. Năm 1995 Tanimoto và cộng sự sau khi
nghiên cứu về bệnh nhiều năm đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh rất cụ thể
và được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh, nghiên cứu ngày nay.
1.2. Cơ chế sinh bệnh:
Có nhiều giả thuyết nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về
nguyên nhân gây bệnh, hầu như thống nhất xếp vào nhóm bệnh tự miễn.
Người ta thấy ở bệnh nhân viêm da cơ xuất hiện các tự kháng như:
+ KTKN ; KT kháng các acide nhân AND, ARN…
+ Kháng histon, KTkháng Sm, KT kháng Ro,
4
+ Kháng thể kháng Jo1: Là KT kháng men xúc tác anti- Jo1 gây
mất khả năng điều hòa MDTB và MD dịch thể, liên quan với tổn thương phổi

của BN viêm da cơ (Dương tính 30-60%).
Tỷ lệ các Lympho bào T và B thay đổi trong máu.
Điều trị bệnh bằng các thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả tốt.
Yếu tố cơ địa cũng được quan tâm đặc biệt người có yếu tố kháng
nguyên bạch cầu HLA DR3 dương tính thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan tới một số nhiễm khuẩn, một số
hóa chất và một số ung thư nội tạng như ung thư phổi.
Kết thúc của bệnh thường mắc một số loại ung thư đặc biệt là ung thư phổi.
Cấu trúc giải phẫu hệ cơ vân của cơ thể
5
1.3.Các triệu chứng lâm sàng:
1. 32.1. Triệu chứng ở cơ:
- Vị trí: Thường là cơ gốc chi, cơ thực quản, cơ hầu họng, cơ hô hấp.
- Tính chất: Đau tự phát, tăng khi bóp, đối xứng hai bên, không rối loạn cơ
tròn, không có dấu hiệu thần kinh khu trú.đôi khi chỉ là mỏi cơ, co cứng cơ.
- Giảm vận động: Hậu quả của đau và yếu cơ, giảm khả năng vận
động…-> Dấu hiệu ghế đẩu dương tính. Yếu cơ hầu họng và 1/3 trên thực
quản gây nói khó, giọng yếu, khó thở …
Có thể gặp viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim.
1.32.2. Triệu chứng ở da:
- Da đầu: Các ban da đầu loang nổ lan rộng ,tạo các đám vảy để lại
sẹo hoặc không làm bệnh nhân rất ngứa, rụng tóc.
- Vùng mặt, cổ: Ban hồng tím, dấu hiệu chữ V.
- Vùng thân người: Dấu hiệu khăn quàng.
- Vùng tay và chân : Ban Gottron.
Có thể gặp hiện tượng xung huyết đỏ ở quanh chân móng và đầu chi,
khi ấn vào móng rất đau.
Ban hồng tím và phù nề quanh mí mắt.
6
Dấu hiệu chữ V


Dấu hiệu khăn choàng

7
Dấu hiệu Gottron


1.43. Các triệu chứng hệ thống:
- Viêm và đau khớp: Không phá hủy khớp.
- Tổn thương ống tiêu hóa.
- Những biểu hiện nội tạng khác: Lách to, hạch to, tim to, viêm võng
mạc…
8
- Các ung thư nội tạng phối hợp: 15-20%.
1.54.Tổn thương phổi:
- Ho.
- Khạc đờm.
- Khó thở.
- Nghe phổi: Giảm thông khí, Rales ẩm, rales nổ.
- Tăng áp ĐM phổi.
Tiến triển từ từ và kéo dài.
1.65. Các triệu chứng khác: HC Raynaud, loét họng miệng.
1.7 6. Triệu chứng toàn thân: Sốt, gày sút cân.
1.8.Các triệu chứng cận lâm sàng:
1.86.1. Hội chứng viêm: CTM, máu lắng, Bạch cầu, CRP tăng.
1.86.2. Các tự kháng thể : Không đặc hiệu.
- Kháng thể kháng nhân (+,-), kháng thể kháng Ds-DNA (-). Kháng thể
Anti-Mi-2:25%.
- Kháng thể anti-J0-1: Dương tính 30-60% trong thể có tổn thương phổi.
- Một số kháng thể khác như anti-SRP, anti-PM Scl và anti-Ku có thể

dương tính.
1.86.3. Các yếu tố kháng nguyên: HLA DR3, HLAB8 cao hơn người bình
thường (Bình thường(+): 16-20%).
1.86.4. Cận lâm sàng nói lên tổn thương cơ:
- Định lượng các enzym về chuyển hóa của cơ: CK(creatinine kinase),
aldolase, LDH(Lactat dehydrogenase), AST(aspartate aminotransferase),
ALT(alanine aminotransferase) tăng.
- Điện cơ: Biến đổi nguồn gốc cơ tăng hoạt động tự phát, tần số chậm,
giảm biên độ, rung sợi cơ.
- Sinh thiết da: Teo biểu bì, xâm nhập tế bào lympho lớp hạ bì.
9
- Sinh thiết cơ là tiêu chuẩn vàng: Thoái hóa, hoại tử, thâm nhiễm tế bào
viêm ở tổ chức kẽ ,quanh các mạch máu, sợi cơ.

Viêm đa cơ

Viêm da cơ
10
11
1.86.5. Cận lâm sàng của tổn thương phổi trong viêm da cơ:
- XQ phổi thường: Ít giá trị.
- Đo chức năng hô hấp: RL thông khí hạn chế.
- CT scanner ngực cắt lớp mỏng độ phân giải cao: Hình ảnh kính mờ,
đường mờ, tổ ong, dạng nốt, dạng lưới, tổn thương mô kẽ…

Hình ảnh kính mờ

Hình ảnh tổ ong.
12
Hiện nay trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh

viêm da cơ nhưng có hai tiêu chuẩn hay được áp dụng nhất là:
1.97. Tiêu chuẩn của Tanimoto và cộng sự năm 1995: Độ nhạy 98,9%, độ
đặc hiệu 95,2% gồm:
* Yếu tố về da :
+ Hồng ban tím : Ban tím sẫm quanh hốc mắt, hồng ban xuất huyết trên
mí mắt.
+ Sẩn Gottron:Ban xuất huyết sừng hóa, ban teo, đỏ hoặc tím ở mặt duỗi
các ngón tay.
+ Hồng ban ở mặt duỗi các khớp ngoại vi lớn (gối, khuỷu).
Yếu tố về cơ:
+ Yếu cơ vùng gần : Gốc chi hoặc thân.
+ Tăng CK huyết thanh hoặc Aldolase.
+ Đau cơ gây nên hoặc đau tự phát.
+ Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động
nhiều pha với các rung giật cơ tự phát.
+ Kháng thể kháng Jo1 (histadyl t RNA synthetase).
+ Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp.
+ Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng VSS
trên 20mm/h bằng phương pháp Westegren.
+ Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm thoái hóa và
hoại tử sợi cơ.
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn về da và 4 trong
tám tiêu chuẩn về cơ
1.108.Tiêu chuẩn chẩn đoán của Bohan và Peter 1975 gồm 5 yếu tố chính
sau:
- Yếu cơ đối xứng vùng gốc chi.
13
- Sinh thết cơ có tổn thương điển hình.
- Nồng độ các enzym có nguồn gốc cơ tăng cao trong huyết thanh.
- Điện cơ thấy có tổn thương đặc trưng.

- Tổn thương da đặc trưng, gồm các ban có màu đỏ ánh xanh và dấu
hiệu Gottron.
Chẩn đoán xác định khi có từ 3 yếu tố trở lên, nghi ngờ khi có 2 yếu tố,
không chắc chắn khi chỉ có một yếu tố được tìm thấy.
1.10.1.Chẩn đoán xác định của nghiên cứu: Lựa chọn tiêu chuẩn của
Tanimoto và CS 1995 vì tiêu chuẩn của Tanimoto và cộng sự năm 1995 cập
nhật hơn, đầy đủ, chi tiết hơn tiêu chuẩn của Bohan và Peter 1975 lại quá
đơn giản, cũ hơn.
1.10.29. Chẩn đoán phân biệt:
- Các bệnh tổn thương cơ do nguyên nhân khác: Nhược cơ, loạn dưỡng
cơ, Bli tuyến giáp, nhiễm khuẩn, RL điện giải.
- Các bệnh hệ thống khác:Viêm mạch, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng
bì toàn thể, hội chứng chồng lấp.
- Bệnh cơ do thuốc: Colchicine, AZT, penicillamine, corticosteroid,
nhóm statin.
1.10.3.Các thể của bệnh:
- Thể cấp của Wagner- Unverricht: Tổn thương da, cơ tim. Chết sau vài
tuần do xuất huyết hoặc đái ra Myoglobin.
- Thể bán cấp: Tử vong sau vài năm do suy hô hấp.
- Thể mạn tính: Ít biểu hiện ngoài da, tiến triển chậm, bệnh nhân có thể
sống từ 15-20 năm, dễ nhầm với loạn dưỡng cơ.
- Thể phối hợp với ung thư nội tạng: Tiến triển tùy thuộc vào ung thư,
hiện nay chưa rõ mối liên quan.
14
Điều trị:
1.Glucocorticoid: Là lựa chọn đầu tiên.
Liều lượng tùy đáp ứng của từng bệnh nhân:
+ Tấn công: Prednisolon 1-2mg/kg/d từ 2-4 tuần hoặc bolus tĩnh
mạch Methyl prednisolon 750-1000mg/d trong 3-5 ngày.
+ Duy trì: Liều 5-10mg Prednisolon/d.

Việc giả liều tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân, trên nguyên tắc giảm liều
từ từ.
* Tác dụng phụ:
+ HC giả Cushing.
+Dạn da.
+ Xuất huyết tiêu hóa.
+ Tăng bạch cầu.
+ Loãng xương.
+ Tăng huyết áp.
+ Đái tháo đường.
+ Rối loạn điện giải: Hạ kali máu.
+Nhiễm khuẩn.
+ Tâm thần.
+ Đục thủy tinh thể.
+ Giảm sinh dục.
2. Methotrexat:
Dùng đơn độc hoặc phối hợp với Glucocorticoid, thuốc dùng một tuần
một lần uống hoặc tiêm, liều từ 10-25mg/tuần.
* Tác dụng phụ: Loét họng miệng, tổn thương dạ dày, giảm bạch cầu,
viêm phổi kẽ, độc với gan.
15
* Khắc phục: Dùng Acid folic 1-2mg/d.
3. Cyclophosphamide:
* Cấu tạo hóa học:

Cyclophosphamide.
* Cơ chế tác dụng: Không có tác dụng tại chỗ, tại gan và mô chúng biến
đổi sinh học thành các sản phẩm chuyển hóa ion aziridinium có hoạt tính
Alkyl hóa, phản ứng và liên kết với gốc Guanin tạo liên kết chéo giữa hai dải
DNA làm ngăn chặn sự sao chép và phiên mã DNA. Từ đó tiêu diệt và ức chế

sự nhân lên của tế bào.
* Dược động học: T/2 là 4-8 giờ, nồng độ đỉnh HT sau uống là 1 giờ, sau
truyền TM là 2-3 giờ, thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa có thể gây
viêm bàng quang xuất huyết.
* Tác dụng không mong muốn:
- Suy tủy : Gây giảm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu có hồi phục.
- Tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, nhiễm độc gan viêm loét đường tiêu hóa
- Da – nm : Nổi mụn trứng cá, sẩn ngứa, loét niêm mạc
- Tiết niệu- SD: Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bàng quang xuất huyết
16
CLCH
2
CH
2
CLCH
2
CH
2
CLCH
2
CH
2
N OP
O
H
N
O
- Thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt
- Tim mạch: Rối loạn nhịp tim, suy tim
- Mắt: Giảm thị lực, viêm kết mạc

- K thứ phát
* Khắc phục: Dùng với Mesna (soddium 2-Mercapttoethanesulfonate).
* Chỉ định: Dùng đa hóa trị liệu hoặc đưn hóa trị liệu để điều trị:
- Các bệnh bạch cầu.
- Bệnh bạc cầu dòng Lympho và dòng Tủy.
- U hạch ác tính.
- U tạng đặc ác tính.
- Ung thư các loại.
- Các bệnh tự miễn tiến triển: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy
nến, Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm cầu thận, Hội chứng thận hư, Nhược cơ,
Thiếu máu huyết tán tự miễn, Bệnh ngưng kết hồng cầu lạnh.
- Điều trị ức chế miễn dịch trong ghép tạng.
- Viêm da cơ không đáp ứng với Glucocorticoid và Methotrexat.
- Viêm da cơ có tổn thương phổi.
* Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Viêm bàng quang xuất huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu do trị liệu.
- Giảm bạch cầu ( dưới 2000G/L), giảm tiểu cầu.
- Nhiễm khuẩn cấp.
- Bất sản tủy xương.
* Thận trọng:
- Đái tháo đường.
- Vàng da tắc mật.
- Suy gan thận nặng.
17
- Tắc nghẽn đường niệu.
- Suy tim.
- Tránh thai tối thiểu 3 tháng sau khi điều trị thuốc.
- Ngừng hco con bú vì thuốc tích tụ tại sữa.
* Liều dùng:

- Dạng uống: Viên 25mg, 50mg, lọ 100 viên, liều 2,5 – 3 mg/kg/d,
uống hàng ngày trong 60 đến 90 ngày rồi chỉnh liều và thời gian điều trị tùy
đáp ứng của bệnh nhân và tác dụng phụ của thuốc.
- Dạng truyền tĩnh mạch : 4 tuần một đợt, mỗi đợt một lần 300-
800mg/m2 da cơ thể và ít nhất 6 đợt theo đúng qui trình pha cùng muối hoặc
đường đẳng trương truyền trong 30 phút đến 2 giờ, những đợt tiếp theo mỗi 6
tháng hoặc một năm tùy từng bệnh nhân.
1.11. Các phương pháp điều trị khác:
- Điều trị triệu chứng: Chống viêm,…
- Truyền tĩnh mạch Imunoglobulin .
- Chloroquine 250mg/d hoặc steroid bôi ngoài da.
- Lý liệu pháp.
1.12. Theo dõi - đánh giá:
- Khám LS và XN bilan viêm, enzym cơ định kỳ, 1tuần/lần nếu có tác
dụng phụ, thường 1 tháng/lần.
- Điều trị biến chứng.
- Phát hiện các bệnh lí ác tính
18
19
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Dự kiến khoảng 40 bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Cơ xương
khớp- BV Bạch Mai từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2011.
* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Chọn các bệnh nhân được chẩn đoán xác định Viêm da cơ có tổn
thương phổi kẽ .
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm da cơ nhưng không đủ giấy

tờ tư liệu do thất lạc.
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định Viêm da cơ có tổn thương phổi
do các nguyên nhân khác.
- Bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng Cyclophosphamide và
Glucocorticoide.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang: Hồi cứu và tiến cứu.
* Địa điểm nghiên cứu:
Khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai.
* Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2011.
* Cỡ mẫu nghiên cứu: Dự kiến khoảng 40 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu
chuẩn lựa chọn để nghiên cứu.
20
* Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm
hai phần:
+ Hồi cứu bệnh án viêm da cơ lưu trữ tại phòng hồ sơ bệnh án của viện
Bạch Mai từ tháng 5/2008 đến tháng 2/2011.
+Tiến cứu thực hiện trên các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán điều
trị tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2011.
* Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập theo một mẫu
bệnh án thống nhất, thông tin khai thác từ bệnh án lưu trữ và từ các bệnh nhân
điều trị tại khoa CXK BV BM từ tháng 3/2011.
*2.3. Nội dung nghiên cứu:
Tập hợp tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định Viêm da cơ theo
tiêu chuẩn của Tanimoto và cộng sự năm 1995.
Khám và lọc các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm gồm:
2.31.1.1. Lâm sàng:
- Triệu chứng toàn thân: Gày sút cân, Sốt, HC thiếu máu, HC
Raynaud, Viêm khớp, Loét miệng họng.

- Tổn thương tại cơ:
+ Vị trí: Cơ tứ chi, hầu họng, hô hấp.
+ Tính chất: Đau, yếu, mỏi, co cứng.
+ Hội chứng giẩm vận động: Nhanh mỏi, DH ghế đẩu, hạn chế đi
lại, không đi lại được.
+ Teo cơ: Cơ tứ chi, thân mình.
- Tổn thương da: Ban hòng tím, Phù giãn mao mạch quanh mắt, Ban
Gottron, DH khăn quàng.
- Triệu chứng tại phổi:
+ Ho?
+ Khạc đờm?
21
+ Khó thở.
+ Nghe phổi: Rales? Tình trạng thông khí?
- Các triệu chứng của tác dụng phụ khi dùng thuốc:
+ Toàn thân: HC cushing, Rụng tóc.
+ Da: Trứng cá, nổi mụn
+ Thần kinh: Đau đầu, mệt, rối loạn tâm thần.
+ Thiếu máu.
+ Tiêu hóa: Nôn, Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất
huyết tiêu hóa.
+ Tim mạch: Nhịp nhanh, suy tim
+ Hô hấp: Nhiễm khuẩn gây viêm phổi do Vi khuẩn.
+ Tiết niệu: Đái buốt dắt, đái máu.
+ Sinh dục: Giảm SD.
+ Mắt: Đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, giảm thị lực.
+ Cơ xương khớp: Loãng xương.
+ Nội Tiết: Rối loạn điện giải, Đái tháo đường
+ Nhiễm khuẩn.
+ Ung thư thứ phát.

2.3.22.2. Cận lâm sàng:
- Công thức máu.
- Bilan Viêm: BC, Hb, Máu lắng, CRP.
- Enzym phân hủy cơ: CK, CK-MB, AST, ALT, LDH.
22
- Bilan tự miễn: Kháng thể kháng nhân, Kháng thể kháng Ds- DNA.
- Chức năng thận :Ure, Creatinin.
- Điện giải đồ.
- Glucose máu, Cortisol máu.
- Tổng phân tích nước tiểu: Pr, HC, BC, Nitrit.
- Điện cơ.
- Sinh thiết cơ.
- Sinh thiết da.
- Cận lâm sàng tìm tổn thương phổi: XQ tim phổi, đo chức năng hô
hấp, Xét nghiệm BK đờm, PCR lao, CT scanner phổi cắt lớp mỏng độ phân
giải cao.
- Tim: Điện tim, siêu âm tim.
- Đo mật độ xương.
- Nội soi dạ dày- tá tràng.
- Nội soi bàng quang nếu có tổn thương.
* 2.3.3. Quy trình sử dụng thuốc
QUY TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC.
Tùy theo cân nặng của bệnh nhân mà lựa chọn phác đồ truyền
Cyclophosphamide( biệt dược Endoxan) 500mg, 700mg hay 1000mg.
23
24
25

×