Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

đánh giá hiệu quả tác dụng của một vài hợp chất tự nhiên chiết xuất từ thảo mộc điều trị bệnh phát sáng trên tôm sú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.91 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA MỘT VÀI HỢP
CHẤT TỰ NHIÊN CHIẾT XUẤT TỪ THẢO MỘC TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÁT SÁNG DO Vibrio harveyi TRÊN
TÔM SÚ (Penaeus monodon)
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2001 – 2005
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH NGHI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2005
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
**********
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA MỘT VÀI HỢP
CHẤT TỰ NHIÊN CHIẾT XUẤT TỪ THẢO MỘC TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÁT SÁNG DO Vibrio harveyi
TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. LÝ THỊ THANH LOAN NGUYỄN ĐÌNH NGHI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2005
2
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong trường Đại học Nông
Lâm đã trang bị cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt bốn năm đại học giúp tôi có


đủ khả năng để hoàn thành khóa luận này.
Tiếp theo, tôi vô cùng cảm ơn cô Lý Thị Thanh Loan đã hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Uyên cán bộ nghiên cứu trong phòng Vi khuẩn
của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tận tình hướng dẫn tôi trong phần tiến
hành các thí nghiệm.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các anh chị trong phòng Vi khuẩn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khoá luận.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn các bạn của lớp CNSH K27 đã chia xẻ cùng tôi những
vui buồn trong thời gian học cũng như đã động viên, khuyến khích tôi rất nhiều trong
thời gian thực hiện khóa luận.
TÓM TẮT
NGUYỄN ĐÌNH NGHI, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 7/2005.
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA MỘT VÀI HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
CHIẾT SUẤT TỪ THẢO DƯỢC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÁT SÁNG DO Vibrio
harveyi TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon).”
Hội đồng hướng dẫn:
TS. LÝ THỊ THANH LOAN
Đề tài được thực hiện trên đối tượng là vi khuẩn Vibrio harveyi, được xem là một
mầm bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng ở tôm. Chúng thường gây ra tỷ lệ chết cao đặc
biệt là ở giai đoạn ấu trùng của tôm, có thể lên đến 100%. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi sử dụng phương pháp làm kháng sinh đồ để sàng lọc, tìm ra một hợp chất thảo dược
có hiệu quả chống lại V. harveyi trong phòng thí nghiệm, kết hợp với việc bố trí thí
nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả thực tế của các loại hợp chất thảo dược này ngay trên
tôm nuôi.
Những kết quả đạt được:
- Sàng lọc và chọn ra được một hợp chất có hiệu quả chống lại V.
harveyi tốt nhất trong bốn hợp chất thảo dược thử nghiệm (B
2
, L, L

2
và M) là
M.
- Hợp chất M cho hiệu quả tốt kháng được V. harveyi và giúp giảm
tỷ lệ chết ở tôm khi cho tôm bệnh ăn thức ăn có trộn với hợp chất M ở nồng
độ 500 và 750 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Quan sát kết quả bước đầu cho
thấy hợp chất này không ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của tôm.
ABSTRACT
NGUYEN DINH NGHI, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, July/2005.
“EVALUATE THE EFFECT OF NATURAL SUBSTANCES EXTRACTED FROM
HERBS IN CURING VIBRIOSIS (Vibrio harveyi) ON BLACK TIGER SHRIMP
(Penaeus monodon).
Guiding council:
Dr. LY THI THANH LOAN
The subject was studied on V. harveyi, has recognized as a devastating pathogen
of shrimp. V. harveyi usually result in up to 100% mortality in larvae and postlarvae of
Penaeus shrimp. In this research, A antibiogram method was used to screen herbal
compounds possess antimicrobial activity against V. harveyi in vitro, combine with
disposing experiments to test effectivity of herbal compounds on shrimp in vivo.
Results:
- M compound was found out a highest effective compound against
V. harveyi among 4 herbal compounds (L, L
2
, M and B
2
compounds).
- M herbal compound showed activity against V. harveyi and
decreased mortality of shrimp when shrimp fed on diets supplemented with
500 and 750 mg/kg body weight/day of M compound. And this compound
didn’t have any damaging effect to the growing of shrimp.

MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi, vii, viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... xi
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 2
1.3. Nội dung ............................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi tôm ............................................................................................... 3
2.1.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới ............................................................... 3
2.1.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam ................................................................ 6
2.1.3. Tình hình và thiệt hại của bệnh do Vibrio gây ra ...................................... 9
ở tôm trên thế giới và tại Việt Nam
2.2. Bệnh phát sáng do Vibrio harveyi gây ra trên tôm ............................................. 10
2.2.1. Đặc điểm của Vibrio harveyi ................................................................... 10
2.2.2. Dấu hiệu bệnh .......................................................................................... 13
2.2.3. Điều kiện phát sinh bệnh ......................................................................... 14
2.2.4. Khu vực phân bố bệnh ............................................................................ 14
2.3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh phát sáng trên tôm ....................................... 15
2.3.1. Phương pháp vi khuẩn học ...................................................................... 15
2.3.2. Phương pháp mô học ............................................................................... 15
2.3.3. Phương pháp miễn dịch học .................................................................... 15
2.3.4. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) .……........................... 15

2.4. Một số loài thảo dược có tiềm năng trong việc điều trị ...................................... 16
bệnh phát sáng trên tôm
2.4.1. Nhục đậu khấu ........................................................................................ 17
2.4.2. Cây Neem ................................................................................................ 18
2.4.3. Hương nhu tía .......................................................................................... 18
2.4.4. Cây sả ...................................................................................................... 19
2.4.5. Cây ổi ...................................................................................................... 20
2.5. Các hướng ứng dụng của công nghệ sinh học trong việc ................................... 21
ngăn chặn dịch bệnh phát sáng do Vibrio trên tôm trong tương lai
2.5.1. Ứng dụng của công nghệ sinh học trong việc chẩn ................................ 22
đoán phát hiện bệnh phát sáng do Vibrio trên tôm
2.5.2. Ứng dụng của công nghệ sinh học trong việc tạo ................................... 22
ra các chế phẩm dùng trong ngăn chặn và điều trị bệnh
phát sáng do Vibrio trên tôm
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 26
3.1.1. Thời gian ................................................................................................. 26
3.1.2. Địa điểm .................................................................................................. 26
3.2. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26
3.2.1. Vật liệu .................................................................................................... 26
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 26
3.2.3. Dụng cụ và hóa chất ................................................................................ 26
3.2.3.1. Dụng cụ ........................................................................................ 26
3.2.3.2. Môi trường và hóa chất ................................................................ 27
3.3. Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 27
3.3.1. Thử nghiệm trong phạm vi phòng thí nghiệm ........................................ 27
3.3.1.1. Phân lập dòng thuần Vibrio harveyi ............................................ 28
3.3.1.2. Phương pháp kháng sinh đồ ......................................................... 29
theo phương pháp Mc Farland
3.3.2. Thử nghiệm trong phòng ướt Wet-lab .................................................... 30

3.3.2.1. Phương pháp kiểm tra các tính chất hoá ...................................... 32
lý của nước nuôi
3.3.2.5. Tiến hành thu mẫu và kiểm tra vi khuẩn ..................................... 33
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê ................................................. 34
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm .......................................... 36
4.1.1 Kết quả phân lập dòng thuần Vibrio harveyi ................................ 36
4.1.2. Kết quả thí nghiệm kháng sinh đồ ............................................... 37
4.1.3. Kết quả thử nghiệm hợp chất M .................................................. 37
4.2. Kết quả thử nghiệm trong phòng Wet-lab .............................................. 40
4.2.1. Kết quả kiểm tra tính chất hoá lý của nước nuôi ......................... 40
4.2.2. Kết quả bố trí thí nghiệm ............................................................. 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 43
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 45
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 50
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHIA: Brain Heart Infusion Agar
COD: Chemical Oxygen Demand
Ctv: cộng tác viên
DMSO: Dimethyl Sulphoxide
DNA: Deoxyribonucleic acid
DO: Dissolved Oxygen
ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Assays
FAO: Food and Agriculture Organization
MBV: Penaeus monodon Baculovirus
MHA: Mueller Hinton Agar
O/F: Oxidation/Fermentation test
PCR: Polymerase Chain Reaction

TCBS: Thiosulfate Citrate Bile salts Sucrose agar
TSB: Tryptone Soya Broth
VP: Voges Proskauer
WSSV: White Spot Syndrome Virus
YHV: Yellow Head Virus
LD: Lethal Dose
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1. Đặc điểm sinh hóa học của V. harveyi ...................................................... 12
Bảng 3.1. Thành phần dung dịch của các ống nghiệm trong thí ............................... 29
nghiệm Mc Farland
Bảng 4.1. Kết quả các phản ứng sinh hoá định danh Vibrio harveyi ....................... 36
Bảng 4.2. Kết quả tác dụng của các hợp chất ở các khoảng thời gian ...................... 37
Bảng 4.3. So sánh hiệu quả của hợp chất M qua các khoảng thời ............................ 38
gian ở từng nồng độ thử nghiệm
Bảng 4.4. So sánh hiệu quả giữa các nồng độ sau các khoảng thời .......................... 39
gian đối với V. harveyi
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra các tính chất hóa lý của nước nuôi tôm ........................ 40
Bảng 4.6. Tỷ lệ tôm chết (%) ở các lô thử nghiệm ................................................... 41
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra mẫu nước và mẫu tôm của các bể thí ........................... 42
nghiệm
DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1. Khuẩn lạc V. harveyi phát sáng trong tối .................................................. 11
Hình 2.2. Lá và hạt cây Neem ................................................................................... 18
Hình 2.3. Cây sả ........................................................................................................ 19
Hình 2.4. Cành và quả ổi ........................................................................................... 20
Hình 4.1. Kết quả kháng sinh đồ của hợp chất M ..................................................... 40
1
Phần 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nghề nuôi tôm trên thế giới đã có từ rất lâu nhưng nghề nuôi tôm hiện đại chỉ
thực sự ra đời kể từ những năm 1930, khi các nhà khoa học Nhật Bản sản xuất được tôm
giống nhân tạo. Nghề nuôi tôm cũng chỉ thực sự bùng nổ từ những năm 80 khi tôm
giống đã được sản xuất ra với một số lượng lớn để cung cấp cho người nuôi (Trần Văn
Vỹ và ctv, 1993). Nhưng hiện nay nhiều nơi trên thế giới, nghề nuôi tôm đang bị gây trở
ngại bởi nạn dịch bệnh lay lan khắp nơi. Các dịch bệnh thường hay xảy ra đối với tôm là
bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh MBV, bệnh do Vibrio, nấm… gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm.
Một trong các bệnh đáng quan tâm hiện nay đó là bệnh do vi khuẩn phát sáng
thuộc nhóm Vibrio, trong đó đáng chú ý là Vibrio harveyi. Chúng có thể gây bệnh qua
tất cả các giai đoạn của tôm nuôi và được xem là nguồn gốc gây thiệt hại nghiêm trọng
trên tôm giống ở các trại sản xuất. Nhiều trường hợp nhiễm bệnh đã được phát hiện ở
Australia, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan trên nhiều
giống tôm khác nhau. Các sự giảm sút gần đây trong nghề nuôi tôm ở Việt Nam, Ấn Độ,
Bangladesh, Philippines và Trung Quốc chủ yếu là do sự tác động của Vibrio (Fraser,
2005).
Tôm nhiễm bệnh phát sáng do V. harveyi thường có các dấu hiệu biến ăn, bơi
yếu, cơ thể chuyển sang màu trắng đục, có thể phát sáng và xuất hiện những vùng thoái
hóa mô gan. Mật độ tôm thả nuôi cao, thức ăn giàu protein, môi trường ương trứng dưới
mức thuận lợi đã tạo môi trường lý tưởng cho V. harveyi và gây ra tỷ lệ chết cao có thể
lên đến 100% (Fraser, 2005).
Hiện nay có nhiều cách để ngăn chặn bệnh phát sáng trên tôm như sử dụng
kháng sinh, dùng hoá chất để xử lý ao nuôi và sử dụng chế phẩm sinh học. Tuy nhiên do
2
các mặt hạn chế và hiệu quả sử dụng của chúng không cao nên để giảm thiệt hại của
bệnh phát sáng, người nuôi vẫn sử dụng các biện pháp phòng ngừa là chủ yếu.
Nhiều nghiên cứu để tìm ra các biện pháp mới ngăn chặn bệnh phát sáng đã được
tiến hành, trong đó người ta đã tìm ra được nhiều chất có nguồn gốc sinh học hứa hẹn
nhiều tiềm năng trong việc điều trị bệnh phát sáng trên tôm. Tuy nhiên các hợp chất này

vẫn đang còn trong giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Để có thể đưa vào
ứng dụng trong sản xuất cần phải tiến hành nhiều thí nghiệm kiểm tra hiệu quả của
chúng trong việc điều trị bệnh trên tôm. Hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản
II, các cán bộ nghiên cứu đã tìm ra một số hợp chất chiết xuất từ thảo dược có nhiều
tiềm năng trong việc điều trị bệnh phát sáng trên tôm. Bước tiếp theo trong nghiên cứu
là đánh giá hiệu quả tác dụng của hợp chất đó trong việc điều trị trước khi đưa ra ứng
dụng thực tế trong sản xuất. Đây cũng chính là nội dung thực hiện đề tài khóa luận,
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA MỘT VÀI HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
CHIẾT SUẤT TỪ THẢO DƯỢC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÁT SÁNG DO Vibrio
harveyi TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon).”
1.2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiệu quả tác dụng của hợp chất chiết xuất từ thảo dược trong việc điều
trị bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio harveyi gây ra trên tôm sú (Penaeus monodon).
1.3. Nội dung
- Phân lập dòng V. harveyi thuần trên mẫu tôm có dấu hiệu nhiễm
khuẩn.
- Thử nghiệm tác dụng của các hợp chất chiết suất từ thảo dược đối
với vi khuẩn V. harveyi bằng phương pháp kháng sinh đồ.
- Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả tác dụng của hợp chất thử
nghiệm đối với V. harveyi gây bệnh trên tôm.
3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi tôm
2.1.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Lịch sử nuôi cá và các loại thủy sản đã có từ rất lâu. Những tài liệu sớm nhất ghi
chép về hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc vào thế kỷ XII trước Công
nguyên. Vào thế kỷ XV, cá Măng và các loài thủy sản khác bao gồm cả tôm biển được
nuôi phổ biến trong những đầm nước lợ diện tích lớn tại Indonesia (Nguyễn Văn Hảo,
2000). Nhưng nhìn chung nghề nuôi tôm chỉ mới bắt đầu phát triển nhanh từ những năm
đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX và có thể chia nghề nuôi tôm trên thế giới thành 3 giai

đoạn chính như sau (Nguyễn Thanh Phương, 2004):
- Giai đoạn 1: Giai đoạn nghiên cứu và phát triển sau đó là sự phát triển nhảy vọt
(từ những năm 60 đến những năm 80). Trong giai đoạn này tôm chủ yếu được nuôi
quãng canh ven biển hoặc có thể là sản phẩm phụ của các ao nuôi cá măng, cá đối như ở
Đài Loan, Philippines, Indonesia… Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để cải tiến các
kỹ thuật nuôi làm cơ sở phát triển cho nghề nuôi tôm sau này.
- Giai đoạn 2: Nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn (từ những năm 80 đến những
năm 90). Giai đoạn này có nhiều trở ngại xảy ra liên quan đến bệnh tật, suy thoái tài
nguyên, ô nhiễm môi trường và mâu thuẫn về kinh tế xã hội.
- Giai đoạn 3: Nghề nuôi tôm hiện nay và tương lai. Do những trở ngại trên, xu
hướng hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự đa dạng
hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển.
Dựa vào quy mô và kỹ thuật nuôi có thể chia các hình thức nuôi tôm thành 3 loại
hình chính: quãng canh, bán công nghiệp và công nghiệp. Hình thức nuôi tôm quãng
canh có trước tiên, hình thức nuôi này dựa hoàn toàn vào nguồn tôm giống và thức ăn có
4
trong tự nhiên trong diện tích đầm nuôi lớn để thu sản phẩm. Đây là hình thức nuôi đạt
năng suất thấp nhất. Do nhu cầu thị trường của con tôm tăng và những tiến bộ đạt được
trong sản xuất giống tôm, hình thức nuôi tôm bán công nghiệp có thả giống và cho ăn bổ
sung được hình thành vào khoảng hai thập niên qua, đạt được năng suất cao hơn. Gần
đây, nuôi tôm công nghiệp được sự hổ trợ của công nghệ sinh học, trở thành nguồn cung
cấp tôm chủ yếu cho thị trường xuất khẩu (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn: Tây bán cầu gồm các nước châu Mỹ
La Tinh và ở Đông bán cầu gồm các nước Nam và Đông Nam Á. Năm 1997 khu vực
Tây bán cầu, Ecuador đạt 130.000 tấn (diện tích nuôi là 180.000 ha), chiếm 66% tổng
lượng tôm nuôi của khu vực. Cũng trong năm này, sản lượng tôm nuôi của khu vực
Đông bán cầu đạt 462.000 tấn chiếm 70% tôm nuôi trên thế giới. Thái Lan là nước đứng
đầu với sản lượng 150.000 tấn (diện tích nuôi 70.000 ha) chiếm 32,5% sản lượng của
khu vực, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam (Nguyễn
Văn Hảo, 2000).

Mặc dù bắt đầu muộn nhưng có thể nói nghề nuôi tôm đã phát triển khá nhanh và
dần dần đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở vùng ven biển của nhiều quốc gia.
Nhìn chung, ở các quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển, diện tích nuôi tôm ngày càng
được mở rộng. Một ví dụ điển hình là tại Trung Quốc, năm 1991, tổng diện tích nuôi là
140.000 ha, năm 1997 diện tích nuôi tăng lên 160.000 ha (Nguyễn Văn Hảo, 2000) và
đến năm 2001 diện tích nuôi của Trung Quốc là 230.000 ha (Shenzhen, 2002).
Theo số liệu của FAO, năm 2003 tổng sản lượng tôm nuôi của châu Á đạt 1,35
triệu tấn, chiếm khoảng 86% sản lượng toàn cầu, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc với
sản lượng đạt 390.000 tấn. Điều này cho thấy châu Á là khu vực có nghề nuôi tôm phát
triển khá mạnh (Huỳnh Hữu Đức, 2004).
Nhìn chung sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới không tăng đáng kể trong
khoảng 10 năm qua từ 686.000 tấn vào năm 1993 lên 804.000 tấn vào năm 2000. Các số
liệu thống kê của FAO cho thấy có sự tăng giảm không theo qui luật về sản lượng tôm
nuôi trên toàn thế giới. Năm 1993 sản lượng giảm đến 24 % nhưng năm 1994 tăng đến
17%. Tuy nhiên, sản lượng tôm nuôi ở một số quốc gia lại tăng đáng kể. Việt Nam là một
5
ví dụ điển hình về sự gia tăng sản lượng nuôi, từ năm 2001 đến 2003 thì tăng xấp xỉ 2 lần
trong khi diện tích nuôi chỉ tăng 1,5 lần. Những quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi
là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Trung Quốc. Những quốc gia này
chắc chắn sẽ giữ vị trí đầu trong nhiều năm tới bởi lẽ họ vẫn giữ tốc độ phát triển về nuôi
tôm. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng sản lượng tôm nuôi có thể bị biến động lớn vào bất kỳ
thời điểm nào mà yếu tố dịch bệnh chi phối lớn nhất (Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Cho tới nay các loại giống tôm được đưa vào sản xuất ngày càng trở nên phong
phú. Nhưng nhìn chung các nhà nuôi tôm tập trung chủ yếu vào các giống tôm sú và
tôm thẻ chân trắng vì thị trường tiêu thụ các loại tôm này khá lớn. Tôm sú (P. monodon)
chiếm hơn 50 % tổng sản lượng. Ở một số quốc gia như Thái Lan thì sản lượng tôm sú
không tăng nhưng tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) đang được đưa vào nuôi và sẽ đạt
sản lượng lớn trong những năm tới đây. Những đối tượng tôm khác cũng có sản lượng
đáng kể là tôm thẻ Trung Quốc (P. chinensis) và tôm thẻ Nhật Bản (P. japonicus)
(Nguyễn Thanh Phương, 2004).

Tổng thể trong những năm hiện nay thì nghề nuôi tôm đã có sự phát triển chậm
lại mà chủ yếu là do sự bộc phát và lây lan của dịch bệnh, nhất là bệnh virus và vấn đề
môi trường ở một số quốc gia. Ở một số quốc gia nuôi tôm phát triển khá nhanh trong
các năm qua (Việt Nam), trong khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn
giảm (Đài Loan, Trung Quốc,…) (Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Trong xu hướng phát triển bền vững nghề nuôi tôm thì diện tích nuôi tôm toàn
thế giới sẽ không biến động lớn nhưng ở các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp tục tăng
(Việt Nam, Ấn Độ,…), do nhiều quốc gia đang phát triển xem sản xuất tôm là một
ngành sản xuất quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam là một ví dụ cho
sự tiếp tục về phát triển nuôi tôm (Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Nuôi tôm trong xu hướng tới sẽ tập trung cải thiện kỹ thuật nuôi, nuôi tôm phát
triển theo hướng bền vững và nuôi sản phẩm chất lượng cao. Hầu hết các quốc gia đều
hướng tới xây dựng các qui trình nuôi tốt và vùng nuôi an toàn nhằm tạo sản phẩm phù
hợp với yêu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi chất lượng nghiêm ngặt.
2.1.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
6
Bờ biển Việt Nam trải dài 3.260 km từ Quãng Ninh ở phía Bắc đến Kiên Giang ở
phía Nam, đây là tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Nghề nuôi
tôm ở nước ta đã có từ lâu đời nhưng trước đây chủ yếu nuôi theo hình thức dân gian quãng
canh nên năng suất đạt được không cao. Về sau nhờ áp dụng những kỹ thuật tiến bộ, đặc
biệt là những kỹ thuật về sản xuất giống, đã tạo ra cho nghề nuôi tôm ở nước ta có những
bước tiến mạnh mẽ (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
Dựa vào điều kiện sinh thái và khí hậu có thể chia các tỉnh có thể nuôi tôm sú ở
nước ta thành 3 khu vực chính (Nguyễn Văn Hảo, 2000):
 Khu vực phía Bắc
Khu vực này có mùa đông lạnh kéo dài, nhiệt độ nước thấp (thấp hơn 20
0
C) nằm
ngoài khoảng thích nghi của tôm sú (22 – 35
0

C); cùng với sự biến động nhiệt độ lớn giữa
các mùa đã hạn chế sự phát triển nuôi tôm sú ở các tỉnh phía Bắc. Năm 2003, tổng diện
tích nuôi tôm của toàn khu vực là 41.372 ha (Bộ Thuỷ sản, 2004). Tại Hải Phòng, tôm sú
đã được nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989 nhưng hiệu quả đạt rất thấp. Năm 1991 –
1993 các mô hình thử nghiệm đã đạt hiệu quả nhất định và từ năm 1995 đến nay phong
trào nuôi tôm sú ở Hải Phòng được nhân lên rộng rãi và mở ra triển vọng trở thành nghề
nuôi chính. Quãng Ninh là một vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi tôm,
với 22.300 ha diện tích mặt nước. Năm 2003, toàn tỉnh có 14.820 ha diện tích nước mặt
đã được sử dụng nuôi thuỷ sản nước lợ, trong đó nuôi tôm chiếm 10.440 ha. Sản lượng
tôm nuôi năm 2003 của toàn tỉnh đạt 17.260 tấn (Đào Văn Trí, 2004).
 Khu vực miền Trung
Bờ biển miền Trung có mực nước ven bờ sâu, nền đáy cát và có ít sông lớn so
với miền Bắc và miền Nam, do đó nước biển trong và ít bị ô nhiễm hơn bởi các chất thải
công nghiệp, nông nghiệp và các loại khác. Tuy nhiên, hiện tượng bão lũ xảy ra vào
những tháng cuối năm (tháng 9 – tháng 12) là hạn chế lớn cho nuôi trồng thủy sản tại
vùng này.
Năm 1988 – 1990, phong trào nuôi tôm mới bước vào thời kỳ chuyển từ nuôi
quãng canh cải tiến đến nuôi bán công nghiệp. Miền trung là khu vực đi đầu trong lĩnh
7
vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta. Năm 1995 năng suất tôm nuôi trung bình
mới đạt 415 - 1.144 kg/ha/năm. Năm 1996, một số mô hình nuôi công nghiệp ở Ninh
Hòa, Nha Trang và Cam Ranh đã được triển khai và đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ.
Năm 1997, mô hình nuôi công nghiệp của Thái Lan cũng đã được thử nghiệm thành công
tại Ninh Thuận, Bình Thuận và đang có xu hướng nhân rộng ở khu vực miền Trung. Nuôi
tôm sú bán công nghiệp đã được hầu hết các hộ nuôi tôm áp dụng góp phần tăng nhanh
năng suất bình quân của khu vực.
 Khu vực phía Nam
Đây là khu vực có vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho nuôi trồng, khai thác thủy sản nói riêng.
Thực tế khu vực phía Nam đã đóng góp hơn 80% vào sản phẩm thủy sản chung của toàn

ngành hàng năm.
Cà Mau là một trong các tỉnh có nghề nuôi tôm khá phát triển, trong những năm
gần đây luôn là tỉnh đi đầu trong phát triển nghề nuôi tôm của cả nước. Năm 2003, diện
tích nuôi tôm của toàn tỉnh Cà Mau đạt 224.000 ha chiếm gần 41% diện tích nuôi tôm
của cả nước (Đào Văn Trí, 2004).
Ðồng bằng sông Cửu Long là khu vực có phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, tỷ
lệ sản lượng tôm nuôi chiếm hơn 50% của cả nước. Năm 2003, tổng diện tích nuôi tôm
của ĐBSCL là 476.582 ha chiếm 87,2% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước, chủ
yếu ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre. Sản lượng tôm sú
đạt được trong năm 2003 của cả vùng là 153.000 tấn chiếm 76,5% tổng sản lượng tôm
nuôi của cả nước (Đào Văn Trí, 2004).
Trong những năm qua, nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh. Diện tích nuôi
tôm gia tăng nhanh chóng từ 50.000 ha năm 1985 lên đến 295.000 ha năm 1998 với 30
tỉnh có nuôi tôm sú (Bộ Thủy sản, 1999). Năm 2003, tổng diện tích nuôi tôm của cả
nước đã đạt 546.757 ha (Đào Văn Trí, 2004). Theo đó sản lượng hàng năm cũng có sự
gia tăng đáng kể, năm 2003 tổng sản lượng tôm nuôi Việt Nam đạt 224.000 tấn tăng
11% so với năm 2002 (Huỳnh Hữu Đức, 2004).
8
Hiện nay, về sản lượng các mặt hàng xuất khẩu, tôm chiếm khoảng 1/4, nhưng về
giá trị lại chiếm tới 50% (Thái Thị Thanh Dương, 2004). Rõ ràng trong kim ngạch xuất
khẩu của ngành thuỷ sản, tôm vẫn đang giữ một vị trí rất quan trọng. Và vì thế nghề
nuôi tôm vẫn là một nghề khá hấp dẫn mang lại giá trị kinh tế khá cao.
Năm 2004, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn, từ vụ kiện
chống bán phá giá tôm tại Mỹ đã tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu chung của
toàn ngành cũng như đe dọa tới sự phát triển của nghề nuôi tôm ở nước ta vì thị trường
Mỹ chiếm tới 65% giá trị tôm xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù Nhật Bản
có nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản, nhưng giá tôm sú xuất sang thị trường này đang giảm
mạnh (Hà Yên, 2004).
Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã chuyển hướng sang
thị trường châu Âu, Trung Quốc. Hiện Anh và Bỉ là hai thị trường nhập khẩu tôm chính

của Việt Nam tại châu Âu, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường châu Âu. Việc mở rộng thị trường tại châu Âu về phía Đông không chỉ đơn
thuần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn tạo ra thị trường mới cho các
mặt hàng thuỷ sản giá thấp. Thị trường này cũng được đánh giá là nơi tiêu thụ cá nước
ngọt tiềm năng. Tuy nhiên, hạn chế của thị trường mới là mức giá nhập khẩu thấp (Hà
Yên, 2004).
Bên cạnh khó khăn về thị trường tiêu thụ, đối với một quốc gia đang phát triển
nghề nuôi tôm như Việt Nam thì các đòi hỏi của thị trường về sản phẩm chất lượng cao,
phát triển bền vững, quản lý dịch bệnh, môi trường, giống chất lượng cao… sẽ là những
khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển. Trong đó đáng lo là vấn đề dịch bệnh lay
lan đã kiềm hãm sự phát triển của nghề nuôi ở một số nơi trong nước.
Vấn đề kỹ thuật thuật nuôi trong đó quản lý dịch bệnh, quản lý môi trường theo
hướng sinh học, giống sạch bệnh hay giống kháng bệnh… là những hướng mà nghề
nuôi tôm nước ta sẽ phải thực hiện trong tương lai.
Việc giải quyết hiệu quả các vấn đề này đòi hỏi cần phải có thời gian cùng với
những biện pháp chiến lược đúng đắn của nhà nước. Trong xu thế phát triển nghề nuôi
tôm bền vững trong tương lai thì vấn đề chất lượng tôm sạch sẽ đặt lên hàng đầu. Việc
9
đầu tư nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật tiến bộ đặc biệt là các thành tựu trong lĩnh
vực công nghệ sinh học nên cần được tiến hành một cách hợp lý để góp phần ổn định sự
phát triển của nghề nuôi tôm nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng của tôm nuôi ở
nước ta.
2.1.3. Tình hình và thiệt hại của bệnh do Vibrio gây ra ở tôm trên thế giới
và tại Việt Nam
Nghề nuôi tôm ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng đem lại thu
nhập khá cao cho nông dân. Có thể nói diện tích nuôi tôm hàng năm càng gia tăng, tuy
nhiên khi diện tích nuôi càng mở rộng thì rủi ro trong nghành nuôi tôm càng gia tăng,
điển hình là sự gia tăng của các mầm bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất.
Các số liệu thống kê cho thấy sản lượng tôm nuôi trên thế giới giảm dần từ
733.000 tấn năm 1994 còn 712.000 tấn năm 1995, rồi 693.000 tấn năm 1996 và đến năm

1997 chỉ còn 660.000 tấn. Tại Việt Nam trong hai năm 1994 – 1995 hiện tượng tôm
nuôi chết hàng loạt và lan rộng trên hầu hết các tỉnh ven biển phía Nam đã gây thiệt hại
trên dưới 250 tỉ đồng (Nguyễn Văn Hảo, 2000). Báo cáo kết quả nuôi trồng thuỷ sản
năm 2003 của ngành đã đưa ra vài con số: cả nước có 546.757 ha nuôi tôm nước lợ
thương phẩm, trong đó diện tích có tôm nuôi bị bệnh và chết là 30.083 ha. Các tỉnh,
thành ven biển từ Ðà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha nuôi tôm bị chết nhiều,
chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả nước (Hà Anh, 2004).
Bệnh truyền nhiễm được xem là yếu tố quan trọng nhất góp phần làm giảm sút
sản lượng tôm nuôi. Việc khống chế các mầm bệnh bằng cách dùng hóa chất theo
phương pháp truyền thống cho thấy ngày càng mang lại hiệu quả thấp đối với các mầm
bệnh mới xuất hiện. Ngược lại công nghệ sinh học ngày càng gia tăng vai trò hữu hiệu
của mình trong chẩn đoán các mầm bệnh, giải thích rõ quá trình phát sinh bệnh, phát
triển các phương thức chẩn đoán và phòng ngừa hữu hiệu đối với dịch bệnh. Hiện nay
bệnh truyền nhiễm do nhóm vi khuẩn phát sáng và nhóm virus MBV, YHV và WSSV
được xem là tác nhân gây bệnh đáng được quan tâm nhất làm ảnh hưởng đến sản lượng
tôm nuôi hàng năm (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
10
Trước đây, nhóm Vibrio được xem là nhóm vi khuẩn cơ hội. Tuy nhiên gần đây
qua nhiều ổ dịch xảy ra trên tôm sú nuôi do vi khuẩn Vibrio gây ra cho thấy loài này
dường như được xem là vi khuẩn gây bệnh tiên phát thật sự chứ không phải là vi khuẩn
cơ hội. Vibrio gây chết ấu trùng tôm, tôm giống, tôm thương phẩm và kể cả tôm trưởng
thành. Dịch bệnh có thể gây chết 100% (Lightner và ctv, 1988).
Trong năm 2003, thiệt hại do V. harveyi gây ra cho nghề nuôi tôm của toàn thế
giới là 800 triệu USD, trong đó chỉ tính riêng ở Thái Lan, thiệt hại đã là 160 triệu USD
(Fraser, 2005).
Trong 30 chủng nghi ngờ thu được từ ấu trùng bị bệnh phát sáng tại Khánh Hòa,
người ta nhận thấy V. harveyi chiếm ưu thế với tần số bắt gặp là 14/30 (46,67%), sau đó
đến V. parahaemolyticus 6/30, chiếm 20%. Ngoài ra còn gặp V. vulnificus 3/30 (10%),
đây cũng chính là những loài vi khuẩn đã được nhiều tài liệu thông báo là tác nhân gây
bệnh phát sáng ở tôm sú ấu trùng (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2002).

2.2. Bệnh phát sáng do Vibrio harveyi gây ra trên tôm
2.2.1. Đặc điểm của Vibrio harveyi
Nhóm Vibrio phát sáng là 1 phần của hệ vi sinh vật tự nhiên khu trú ở vùng biển
ven bờ, được tìm thấy trên bề mặt và cả bên trong ruột của các động vật sống ở biển. V.
harveyi và V. splendidus là 2 loài vi khuẩn phân lập được từ các mẫu tôm ấu trùng và hậu
ấu trùng bị bệnh phát sáng. Tuy nhiên V. harveyi mới được xem là loài vi khuẩn chủ yếu
gây bệnh phát sáng trên tôm (Lý Thị Thanh Loan, 1999).
V. harveyi thuộc giống Vibrio, họ Vibrionaceae. Đặc điểm chung của V.
harveyi là: vi khuẩn gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3
– 0,5 x 1,4 – 2,6 µm, gây ra hiện tượng phát sáng sinh học trên tôm trong môi
trường biển. V. harveyi không có mối quan hệ cộng sinh với bất kỳ sinh vật biển
nào, nó di chuyển bằng roi (Sung và ctv, 2001).
Quan sát trong bóng tối các đĩa cấy V. harveyi trên môi trường BHIA thấy khuẩn
lạc phát ra các ánh sáng xanh nhạt.
11
Hình 2.1. Khuẩn lạc V. harveyi phát sáng trong tối (Zhang, 2001)
V. harveyi có khả năng kháng chịu rất nhiều loại kháng sinh thông thường như
erythromycin, penicillin, streptomycin và sulfadiazine (Nguyễn Phương Lan, 1992).
V. harveyi có khả năng tổng hợp enzyme catalase nên không bị tiêu diệt bởi H
2
O
2
(Vattanaviboon và Mongkolsuk, 2001). Các đặc điểm sinh hóa học của V. harveyi được
trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1. Đặc điểm sinh hóa học của V. harveyi (John và ctv, 1994)
Đặc điểm V. harveyi
Nhuộm gram -
12
Di động +
Thử Oxydase +

Phát sáng +
Phát triển ở 4
0
C -
Phát triển ở 30
0
C +
Phát triển ở môi trường 0%NaCl -
Phát triển ở môi trường 3%NaCl +
Phát triển ở môi trường 7%NaCl +
Phát triển trên TCBS xanh
Thử O/F Glucose +/+
Thủy phân Arginine -
Thủy phân Lysine +
Thủy phân Orinithine -
Sử dụng Citrate -
Urease -
Khử Nitrate +
Indol +
Sinh H
2
S -
Methyl red +
Vosges – Proskauer -
Dịch hóa Gelatin +
Acid hóa Glucose +
Acid hóa Inositol -
Acid hóa Mannitol +
Acid hóa Sucrose -
Hiện nay vẫn chưa biết rõ về cơ chế gây bệnh của V. harvaeyi, Liu (1997) cho

rằng protease, phospholipase hoặc hemolysin có thể giữ vai trò quan trọng trong việc
gây bệnh, trong đó protease cystein giữ vai trò là ngoại độc tố chính đối với tôm.
Montero và Austin (1999 ) cho rằng lipopolysaccharide có thể hình thành nên độc tố gây
chết của V. harveyi dòng E2 đối với tôm.
Nhìn chung hemolysin của vi khuẩn đã được coi là yếu tố quan trọng của các
Vibrio gây bệnh bằng cách gây nhiễm trùng máu và tiêu chảy ở vật chủ (Zhang, 2001).
2.2.2. Dấu hiệu bệnh
Cần phân biệt rõ sự phát triển bệnh trên tôm. Nếu trong bể tôm có các đốm sáng
lớn trên những con tôm chết, đó là do các tập đoàn Coccobacilli tấn công vào các con
gây chết phát sáng, hiện tượng lâm sàng này không quan trọng. Khi nước biển xử lý
không tốt sẽ thường gặp hiện tượng này. Nếu phát sáng trên các con sống, đốm sáng rất
13
nhỏ bên trong cơ thể của tôm thì đó là bệnh do V. harveyi và V. splendidus gây nên
(Phạm Văn Tình, 2000).
 Dầu hiệu bên ngoài
Dấu hiệu để nhận biết tôm bị bệnh phát sáng là: tôm yếu lờ đờ, kém bắt mồi hoặc
bỏ ăn, có màu sậm hoặc trắng đục. Màu sắc cơ thể đôi khi chuyển sang màu hồng.
Tôm bơi nổi, tấp mé, phát sáng phần đầu ngực hay toàn thân (quan sát đuợc trong bóng
tối), có thể nhiễm 100% đàn tôm. Tôm bệnh có thể bị đóng rong ở mang và vỏ, gan tôm
bị teo lại, sẫm màu, tôm chậm lớn. Tôm có thể bị chết rải rác (10 – 20%) và có thể tăng
lên nếu trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu tiên (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2001).
Khi tôm nhiễm khuẩn toàn thân, thì tỷ lệ chết có thể lên đến 100% (Lý Thị
Thanh Loan, 1999). Ấu trùng có thể chết từ rải rác tới hàng loạt đặc biệt ở giai đoạn tiền
ấu trùng (Zoae, Mysis) (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2001).
 Dấu hiệu mô học
Tôm bị bệnh nặng, soi dưới kính hiển vi mẫu xoang bạch huyết và mẫu ruột thấy
dày đặc những vi khuẩn di động, cơ quan chủ yếu nhiễm khuẩn là gan tụy (Lý Thị
Thanh Loan, 1999).
Tôm giống dưới 45 ngày nuôi bị nhiễm bệnh phát sáng có biểu hiện tế bào ống
bên trong gan tụy bị phá hủy. Chỗ lõm giữa các tế bào hình ống bị bịt kín bởi các bạch

cầu và các tế bào sợi. Tế bào biểu mô bị hoại tử và vi khuẩn tập trung từng đám trong
Lumen. Quan sát ở những tôm nhỏ hơn thì thấy sự phá hủy ở các mô nhiều hơn (Lý Thị
Thanh Loan, 1999).
2.2.3. Điều kiện phát sinh bệnh
Bệnh phát sáng trên tôm thường xảy ra trong tất cả các giai đoạn (Đỗ Thị Hòa và
ctv, 2001).
Vibrio phát sáng xâm nhập vào bể ương qua trứng tôm, tôm mẹ, thức ăn và dụng
cụ sản xuất. Bệnh có thể lây nhiễm từ các trại giống, ao ương sang ao nuôi thịt. Phát
14
triển mạnh trong những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, chất thải đáy ao tích tụ nhiều.
Thường thấy ở những vùng có độ mặn cao, phát triển mạnh nhất ở độ mặn 30 – 35‰. Ở
dưới 5‰ hầu như không thấy bệnh này xuất hiện. Bệnh có thể xuất hiện ở pH từ 7,5 – 9,
bệnh có thể xuất hiện khi mất tảo đột ngột hay do môi trường biến động mạnh... Các vi
khuẩn gây bệnh có thể có trong nguồn nước cấp vào ao nuôi (Harris và ctv, 1996).
2.2.4. Khu vực phân bố bệnh
Bệnh phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt tại các trại sản xuất tôm giống.
Kết quả từ việc điều tra vi khuẩn phát sáng vùng duyên hải ở Thái Lan cho thấy vi
khuẩn phát sáng là một trong những thành phần loài trong khu hệ vi khuẩn ở vùng cửa
sông và vùng nước lợ. Điều này được chứng minh từ kết quả phân lập vi khuẩn của các
mẫu nước cấp vào và thải ra cũng như các mẫu bùn trong hệ thống ao nuôi tôm có
nguồn nước cấp từ vùng duyên hải (Fraser, 2005).
Theo một số tài liệu của Phillipine, Thái Lan và Indonesia, Vibrio gây bệnh phát
sáng cũng được tìm thấy trong nước biển vùng ven bờ, nhất là những nơi có hàm lượng
chất hữu cơ cao và có nhiều xác động thực vật chết sau chu kỳ “nở hoa”. Số lượng vi
khuẩn Vibrio thường tăng vọt trong và sau mùa mưa, nhất là các tháng 10 – 12. Vì vậy
vùng gần bờ biển cũng được xem là nguồn nhiễm chính (Lavilla – Pitogo và ctv, 1998).
2.3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh phát sáng trên tôm
2.3.1. Phương pháp vi khuẩn học
Nuôi cấy tăng sinh khối trong môi trường canh TSB, phân lập giống thuần trên
môi trường TCBS, quan sát chọn những khuẩn lạc phát sáng trên đĩa cấy, cấy tăng sinh

các khuẩn lạc nghi ngờ trên môi trường BHIA, sau đó định danh vi khuẩn bằng các phản
ứng sinh hóa theo khóa phân loại Bergey (Jonh và ctv, 1994).
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Tuy nhiên
nó có nhược điểm là mất nhiều thời gian để thực hiện.
2.3.2. Phương pháp mô học

×