Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Ứng dụng công nghệ ADSL xây dựng mạng giảng dạy trực tuyến trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.59 KB, 81 trang )

MỤC LỤC
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line.
ATM: Asynchronous Transfer Mode.
ATU-C: ADSL Transmission Unit-Central Office.
ATU-R: ADSL Transmission Unit-Remote
CAP: Carrierless Amplitude and Phase.
CDSL: Consumer Digital Subscriber Line.
CRC: Cyclic Redundancy Check.
DMT: Discrete Multi Tone.
1
DSL: Digital Subscriber Line.
DSLAM: Digital Subcriber Line Access Multiplexer.
FDM: Frequency Division Multiplexing.
HDSL: High data rate Digital Subscriber Line.
HDTV: High Diffinition Television.
ISDN: Integrated Service Digital Network.
LAN: Local Area Network.
LPF: Low Pass Filter.
MMU: Multipoint Managerment Unit.
MPEG: Moving Picture Expert Group
NEXT: Near End Crosstalk.
NID: Network Interface Device.
NSP: Network Service Provider.
NTU: Network Transfer Unit.
POTS: Plain Old Telephone Service.
PSTN: Public Switched Telephone Network.
SDSL: Sigle line DSL
SNR: Sigle to Noise Ratio.
RADSL: Rate Adaptive DSL
RFI: Radio Frequency Interference.


VDSL: Very high rate Digital Subscriber Line.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhu cầu về thông tin đang phát triển như vũ
bão trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nhu
cầu về dịch vụ băng rộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,
các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã đưa ra nhiều giải pháp
khác nhau. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tuỳ thuộc vào
từng điều kiện cụ thể.
3
Trong khi việc cáp quang hoá hoàn toàn mạng viễn thông chưa thực
hiện được vì giá thành các thiết bị quang vẫn còn cao thì công nghệ đường
dây thuê bao số (xDSL) là một giải pháp hợp lý. Công nghệ đường dây thuê
bao số xDSL (Digital Subscriber Line) nói chung và đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL (Asymmetric DSL) nói riêng là công nghệ truy cập dữ
liệu băng rộng tốc độ cao, mới đựơc phát triển từ năm 1998 đến nay trên thế
giới; nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng băng rộng của người dùng. Từ khi ra
đời, công nghệ này đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho cả nhà khai thác
và khách hàng; đồng thời mở ra nhiều cơ hội để phát triển các dịch vụ dữ liệu
tốc độ cao như hình ảnh, âm thanh, thương mại điện tử, truyền hình theo yêu
cầu, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa ; thực sự công nghệ xDSL đã mở ra
một viễn cảnh huy hoàng cho lãnh vực viễn thông, truyền thông và Công
nghệ thông tin.
Trong xu thế phát triển mạng viễn thông thế hệ mới NGN (Next
Generation Netwotk) ngày nay của thế giới, công nghệ đường dây số xDSL
được ưu tiên phát triển hàng đầu trong mạng truy cập của tất cả các quốc gia,
trong đó có Việt Nam. ADSL là một lựa chọn khôn ngoan của các nhà khai
thác dịch vụ để giải quyết bài toán kinh doanh là cung cấp cho khách hàng
một dịch vụ truy cập băng rộng tốc độ cao vừa giảm thiểu được kinh phí đầu
tư một cách tối thiểu. Sử dụng công nghệ ADSL đã mở ra nhiều ứng dụng và

một trong các ứng dụng đó là đào tạo từ xa. Đào tạo từ xa là rất cần thiết đối
với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Việc giảng dạy tập trung trong
nhà trường thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người. Ví
dụ như các đối tượng ở xa không có điều kiện để đến tập trung học tại nơi tập
trung chính của trường. Hơn nữa việc đào tạo từ xa hay nói cách khác là giảng
dạy trực tuyến này cũng đồng thời mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường
hơn, số lượng học sinh sinh viên không bị giới hạn trong quy mô của trường
4
học. Do đó trong đồ án của mình em muốn tìm hiểu: “Ứng dụng công nghệ
ADSL xây dựng mạng giảng dạy trực tuyến trong nhà trường”.
Đồ án của em gồm 3 chương:
Chương 1: Công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL.
Chương 2: Điều chế và xử lý tín hiệu trong ADSL.
Chương 3: Mô hình mạng giảng dạy trực tuyến ứng dụng công nghệ
ADSL.
Trong quá trình làm đồ án không khó tránh khỏi những thiếu sót, sai
lầm nên em rất mong được các thầy bỏ quá cho.
CHƯƠNG I
CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ BẤT ĐỐI XỨNG
ADSL.
1.1 Sự ra đời của đường dây thuê bao số DSL.
Ngày nay do nhu cầu truy cập internet ngày càng tăng cao cũng như
việc gia tăng các dịch vụ chất lượng cao như video, hội nghị truyền hình, đào
tạo từ xa v.v.cùng với với sự xuất hiện của các chuyển mạch số và các trung
kế đã làm cho các mạch vòng nội hạt tương tự trở nên lỗi thời. Sự ra đời của
mạng liên kết số đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) cũng
không giải quyết được vấn đề về truy cập tốc độ cao. Sự phát triển của các hệ
5
thống truyền dẫn, chuyển mạch, báo hiệu và khai thác đòi hỏi phải số hoá
toàn bộ các mạch vòng nội hạt tương tự trong khi chỉ riêng việc thay đổi các

chuyển mạch nội hạt đã mất rất nhiều chi phí. ISDN tập trung vào các dịch vụ
thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp, đây chính là nhược điểm của ISDN.
Mạng ISDN không thích hợp với mạng chuyển mạch gói tốc độ cao và thời
gian chiếm giữ lâu mà đó lại chính là đặc tính truy cập Internet. Nhìn một
cách thực tế, cơ sở hạ tầng của thông tin phải được xây dựng với chi phí thấp
nhất cho khách hàng và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà khai thác. Như
vậy, Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL là công nghệ truyền dẫn trên
cáp đồng nhằm giải quyết yêu cầu truy cập tốc độ cao của người dùng và nhà
cung cấp dịch vụ, thoả mãn các ứng dụng đa truyền thông tốc độ cao
(multimedia applications) như truyền hình, hội nghị truyền hình, đào tạo từ
xa, dịch vụ khám chữa bệnh, trò chơi trực tuyến và truy cập internet; với chất
lượng, hiệu quả, tin cậy và đồng thời thoả mãn được tính kinh tế cho người
dùng và cả nhà cung cấp dịch vụ.
xDSL đang thu hút sự chú ý đáng kể từ các phương tiện và các nhà
cung cấp dịch vụ bởi vì nó hứa hẹn phân phát các tốc độ dữ liệu băng rộng
cao tới các địa điểm riêng lẻ cùng với những sự thay đổi khá nhỏ cơ sở hạ
tầng vô tuyến hiện hữu. Các dịch vụ xDSL được thiết lập theo mô hình điểm-
điểm, truy cập mạng công cộng qua dây đồng xuắn kép trên vòng lặp nội giữa
trạm trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ và người dùng, hoặc trên các vòng
lặp nội tạo ra hoặc là mạng nội bộ cơ quan hoặc mạng nội bộ trường học.
Một lợi ích khác của công nghệ xDSL là cho phép nhà cung cấp dịch
vụ (Network Service Provider - NSP) và người dùng (User) có thể sử dụng
các công nghệ Frame relay, ATM (Asynchrounous Transfer Mode), công
nghệ IP (các dịch vụ dữ liệu) đồng thời với điện thoại (các dịch vụ voice) trên
cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi cáp đồng hiện hữu. Việc này đồng nghĩa với sự
chia sẻ băng tần sử dụng của đôi dây cáp đồng thuê bao.
6
1.2 Các họ công nghệ xDSL
Công nghệ đường dây thuê bao số DSL cho phép truyền dẫn số tốc độ
cao trên đường đây điện thoại thông thường, tạo nên một cơ sở thông tin băng

rộng rất linh hoạt và đáng tin cậy. xDSL bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau
được phân biệt dựa theo tốc độ hoặc chế độ truyền dẫn. Các kỹ thuật này là
IDSL, ADSL, SDSL, HDSL, RADSL, và VDSL.
• IDSL: (ISDN DSL) Ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ý tưởng
về một đường dây thuê bao số cho phép truy nhập mạng số đa dịch vụ
thích hợp (ISDN) đã hình thành. IDSL đơn giản là thiết bị đầu cuối
ISDN được tách ra khỏi hệ thống tổng đài điện thoại. IDSL làm việc
với tuyến truyền dẫn tốc độ 160 Kbps tương ứng với lượng tải tin là
144Kbps (2B+D). Trong IDSL, một đầu nối tới tổng đài trung tâm
bằng một kết cuối đường dây LT (Line Termination), đầu kia nối tới
thuê bao bằng thiết bị kết cuối mạng NT (Network Termination). Để
cho phép truyền dẫn song công người ta sử dụng kỹ thuật triệt tiếng
vọng. IDSL là công nghệ đã được chứng minh trong thực tế. Nó là thiết
bị phụ của ISDN. Điểm lợi của IDSL là nhà cung cấp dịch vụ có thể
giảm thiểu khoảng thời gian chờ đợi của khách hàng trong kết nối dữ
liệu đi internet hoặc các server ở xa. (Vì đường kết nối dữ liệu được kết
nối riêng rẽ với mạng dữ liệu, không đi chung với thoại vào hệ thống
chuyển mạch). Một lợi điểm khác là IDSL dùng chung hệ thống tín
hiệu điều khiển của ISDN, nó cho phép truyền tín hiệu trên đôi cáp
đồng bằng mạch vòng số. Những thiết bị này được thiết kế ở đầu thuê
bao nhằm kéo dài hệ thống điện thoại cũ POTS (Plain Old Telephone
Service)và các dịch vụ ISDN khi không thể áp dụng các công nghệ
ADSL và SDSL.
7
• HDSL/HDSL2 (High data rate DSL): Kỹ thuật này đầu tiên phát triển ở
Bắc Mỹ nhằm thay thế những đường T1 đang tồn tại. Khả năng chống
tạp âm và cải thiện được băng tần sử dụng là những ưu điểm của kỹ
thuật HDSL.
+ Trong kỹ thuật HDSL, luồng T1 được truyền trên 2 đôi dây cáp
đồng. Mỗi đôi mang 12 kênh thoại 64Kbps cùng 16Kbps phần đầu

dùng để đóng khung và kênh thông tin khai thác tạo thành tốc độ truyền
dẫn 784Kbps. Bằng kỹ thuật này đã giảm được phổ tần và tăng khoảng
cách truyền 3.6km với cỡ dây 24AWG và lên đến 4km với cỡ dây
46AWG. Với khoảng cách truyền dẫn như trên, kỹ thuật HDSL theo
tiêu chuẩn châu Âu truyền tải luồng E1 (2.048 Mbps) trên 3 đôi dây
đồng, kỹ thuật này đã được chuẩn hoá và đưa vào khai thác.
+ Kỹ thuật HDSL sử dụng mã đường truyền 2B1Q và mang tải
trọng T1 hay E1 trên hai mạch vòng thuê bao, mỗi vòng phát và thu
một nửa phần tải trọng (768Kbps hay 1.128Kbps). Hoạt động song
công hoàn toàn đạt được nhờ sử dụng kỹ thuật khử tiếng vọng (echo
cancellation) để tách tín hiệu phát lẫn trong tín hiệu thu. Đến đầu thu
hai nửa tải trọng này kết hợp lại thành T1 hay E1 ban đầu. Kỹ thuật
HDSL đã có nhiều cải tiến đòi hỏi những bộ lặp ở những khoảng cách
1.8km và quan trọng hơn là kỹ thuật này đã có sự tiến bộ lớn về quản lý
phổ tần số. Việc quản lý phổ tần số làm giảm những tín hiệu lẫn vào
nhau giữa những đôi dây trong cùng một cáp hay một bó cáp. Những
tín hiệu lẫn vào nhau này còn gọi là xuyên âm (crosstalk) bao gồm
xuyên âm đầu gần và xuyên âm đầu xa.
+ Kỹ thuật HDSL2 là kỹ thuật HDSL thế hệ 2. HDSL2 cung cấp
băng rộng 1.544Mbps (Tốc độ tiêu chuẩn Mỹ FCC) như hệ thống
HDSL cũ dùng 4 dây. Nó giải quyết được một số hạn chế của HDSL
thông thường. Đó là chỉ sử dụng một đôi dây mà vẫn truyền tải tốc độ
8
như HDSL thông thường. Trong HDSL có thể dùng mã đường truyền
2B1Q hoặc sử dụng phương pháp điều chế biên độ và pha không sử
dụng sóng mang CAP (Carrierless Aplitude and Phase modulation) cho
điều chế tín hiệu đồng thời sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo tần số hoặc
kỹ thuật xoá tiếng vọng để phân bố băng tần hoạt động trên mạch vòng
thuê bao cáp đồng. Tuy nhiên nhà cung cấp thiết bị vẫn nghiêng về
phương pháp sử dụng CAP kết hợp với kỹ thuật xoá tiếng vọng để

giảm thiểu băng tần hoạt động của HDSL2 trong khoảng từ 0-230kHz.
Nhờ đó, phạm vi phục vụ của kỹ thuật này có thể lên đến 3.6Km.
+ Các ứng dụng chính của kỹ thuật HDSL là: Truy cập Internet tốc
độ cao, sử dụng cho những mạng riêng, mở rộng trung tâm PBX
(Private Branch Exchange) tới những vị trí khác, mở rộng mạng LAN
(Local Area Network) và kết nối đến các vòng ring quang, sử dụng cho
video hội nghị và giáo dục từ xa.
• SDSL (Sigle Line DSL): Kỹ thuật SDSL truyền tin theo phương thức
đối xứng, về nguyên tắc nó hoàn toàn giống như kỹ thuật HDSL nhưng
hệ thống SDSL chỉ sử dụng một đôi dây (784Kbps) để truyền những
dịch vụ tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Việc sử
dụng một đôi dây làm giảm thiết bị trong hệ thống và chi phí đường
dây thuê riêng. Kỹ thuật SDSL cho phép ghép kênh thoại và số liệu trên
cùng một đường và cho phép người sử dụng truy cập những trang web,
tải những tệp dữ liệu và thoại cùng một thời điểm. Tuỳ theo yêu cầu
của khách hàng mà SDSL cho phép những nhà cung cấp dịch vụ cung
cấp những dịch vụ tốc độ cao dựa trên 3 tham số cơ bản: tốc độ dịch
vụ, chi phí và khoảng cách truyền. Tiêu chuẩn G.sdsl là tiêu chuẩn mới
thay thế SDSL với nhiều tốc độ, được cung cấp với độ rộng băng đối
xứng từ 192Kbps tới 2.3Mbps, mạch vòng thuê bao dài hơn khoảng
9
30% so với SDSL, đồng thời cải thiện được phổ tần so với các hệ thống
DSL khác.
• ADSL (Asymmetric DSL): Công nghệ DSL không đối xứng được phát
triển từ đầu những năm 90 khi xuất hiện các nhu cầu truy cập Internet
tốc độ cao, các dịch vụ trực tuyến, video theo yêu cầu ADSL cung
cấp tốc độ truyền dẫn không đối xứng lên tới 8Mbps luồng xuống (từ
tổng đài trung tâm tới khách hàng) và 16-640Kbps luồng lên (từ phía
khách hàng tới tổng đài) nhưng khoảng cách truyền dẫn giảm đi. Một
ưu điểm nổi bật của ADSL là cho phép khách hàng sử dụng đồng thời

một đường dây thoại cho cả hai dịch vụ: thoại và số liệu vì ADSL
truyền ở miền tần số cao (4400Hz đến 1MHz) nên không ảnh hưởng
đến tín hiệu thoại. Các bộ lọc được đặt ở hai đầu mạch vòng để tách tín
hiệu thoại và số liệu theo mỗi hướng. Một dạng ADSL mới gọi là
ADSL “lite” hay ADSL không sử dụng bộ lọc đã xuất hiện từ đầu năm
1998 chủ yếu cho ứng dụng truy cập Internet tốc độ cao. Kỹ thuật này
không đòi hỏi bộ lọc phía thuê bao nên giá thành thiết bị và chi phí lắp
đặt giảm đi tuy nhiên tốc độ luồng xuống chỉ còn 1.5Mbps.
• RADSL (Rate Adaptive DSL): Đường dây thuê bao số tốc độ điều
chỉnh là thuật ngữ áp dụng cho hệ thống ADSL có khả năng xác định
dung lượng truyền của mỗi mạch vòng một cách tự động và sau đó hoạt
động ở tốc độ cao nhất phù hợp với mạch vòng đó. Tiêu chuẩn ANSI
T1.413 cung cấp khả năng hoạt động tốc độ điều chỉnh. Việc điều chỉnh
tốc độ được thực hiện khi thiết lập đường dây, với giới hạn chất lượng
tín hiệu thích hợp để đảm bảo rằng tốc độ đường dây thiết lập có thể
duy trì trong những thay đổi danh định trên đặc tính truyền của đường
dây. Do đó RADSL sẽ tự động cung cấp tốc độ bit lớn hơn trên mạch
vòng có đặc tính truyền dẫn tốt hơn (suy hao ít hơn, nhiễu ít hơn).
RADSL hỗ trợ tốc độ thu tối đa trong phạm vi từ 7 đến 10 Mbps và tốc
10
độ phát tối đa trong phạm vi từ 512Kbps đến 900Kbps. RADSL mượn
khái niệm tốc độ điều chỉnh từ modem trong băng thoại. RADSL có lợi
ích của một phiên bản thiết bị có thể đảm bảo tốc độ truyền dẫn cao
nhất có thể cho mỗi mạch vòng và cũng cho phép hoạt động trên những
mạch vòng dài ở tốc độ thấp hơn.
• CDSL (Consumer DSL): được phát triển để khắc phục một số nhược
điểm của hệ thống ADSL. CDSL còn được gọi là ADSL.Lite hay
G.Lite. CDSL bỏ qua các yêu cầu về cài đặt các bộ chia tách (splitter)
trong nhà hay trong công sở. Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn tới là tốc độ
lớn nhất cho đường xuống là 1.5Mbps và đường lên là 512Kbps. Mạng

CDSL cơ bản thì khá giống với mạng ADSL chính thống. Cái khác
nhau cơ bản là ở phía thiết bị đầu cuối nối với mạng điện thoại. Hệ
thống CDSL không yêu cầu một bộ chia tách cho gia đình và công sở.
Thay vì đó, người sử dụng đầu cuối có thể cài các bộ lọc siêu nhỏ giữa
điện thoại và đường dây điện thoại. Các bộ lọc siêu nhỏ này sẽ khoá
không cho các tín hiệu dữ liệu tốc độ cao gây nhiễu cho các máy điện
thoại. Có nhiều cách lắp đặt G.Lite, nhưng tốt hơn là dùng các vi lọc
tần số, loại thụ động để khoá các tín hiệu tần số cao. Các bộ vi lọc được
lắp ở đầu vào của các máy điện thoại phía thuê bao.
• VDSL (Very high speed DSL): Công nghệ DSL tốc độ dữ liệu rất cao
là công nghệ phù hợp cho kiến trúc mạng truy cập sử dụng cáp quang
tới cụm dân cư. Đây là biến thể mới nhất của DSL. VDSL vẫn đang
được phát triển và chưa thiết lập được khả năng cuối cùng của nó,
nhưng tiêu chuẩn băng thông dòng xuống được đề nghị là 52Mbps
trong chiều dài 300m, tốc độ luồng lên trong chế độ không đối xứng là
1.5-2.3Mbps. Trong VDSL, cả kênh số liệu đều hoạt động ở tần số sử
dụng cho thoại và ISDN nên cho phép cung cấp các dịch vụ VDSL bên
cạnh các dịch vụ đang tồn tại. Kỹ thuật VDSL cho phép sử dụng ở cả
11
chế độ không đối xứng hoặc đối xứng. Độ rộng đối xứng mỗi chiều
theo tiêu chuẩn của VDSL là 26Mbps. Độ rộng băng này làm mạch
vòng thuê bao ngắn hơn, lớn nhất là 1000 feed. Để khắc phục vấn đề
này, người ta phát triển VDSL (hơi khác một tí so với các đường dây số
DSL truyền thống), đồng thời di chuyển các bộ truy cập đường dây số
DSLAM (Digital Subscriber Line Access Multiplexer) ra xa tổng đài,
lắp đặt nó ngay tại các khu dân cư. Các bộ DSLAM ở xa được nối về
trung tâm viễn thông CO (Central Office) bằng truyền dẫn quang.
VDSL sẽ tạo nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các
dịch vụ đường đây số thế hệ mới với truyền hình là ứng dụng chính. Ở
tốc độ 52Mbps, một đường dây VDSL có thể cung cấp cho khách hàng

nhiều kênh video MPEG-2 (hay MPEG-4)chất lượng tốt và một hoặc
vài kênh tivi chất lượng cao HDTV (High Difinition Television). Hiện
nay cũng đã có một số nhà cung cấp dịch vụ đã bắt đầu triển khai thử
nghiệm hệ thống VDSL cung cấp các dịch vụ này với đầu cuối thiết bị
VDSL tại nhà giống như bộ điều hợp set top box, với một ethernet hay
các giao tiếp số liệu khác cho kết nối đồng thời tới máy tính. Do đặc
điểm của kỹ thuật VDSL như trên mà công nghệ này được ứng dụng
trong truy cập dịch vụ băng thông rộng như dịch vụ Internet tốc độ cao,
các chương trình Video theo yêu cầu.
Công
nghệ
Tốc độ
Khoảng cách truyền
Số đôi dây đồng
sử dụng
IDSL
144 Kbps đối xứng
5km
1 đôi
HDSL
1,544 Mbps đối xứng
2,048 Mbps đối xứng
3,6 km – 4,5 km
2 đôi
3 đôi
12
HDSL2
1,544 Mbps đối xứng
2,048 Mbps đối xứng
3,6 km – 4,5 km 1 đôi

SDSL
768 kbps đối xứng
1,544 Mbps hoặc
2,048 Mbps một chiều
7 km
3 km
1 đôi
ADSL
1,5-8 Mbp luồng xuống
1,544 Mbps luồng lên
5km (tốc độ càng cao
thì khoảng cách càng
ngắn)
1 đôi
RADSL
7-10 Mbps luồng xuống
512-900 kbps luồng lên
4,5-5 km 1 đôi
CDSL
1,5 Mbps luồng xuống
384 Kbps luồng lên
5 km 1 đôi
VDSL
26 Mbps đối xứng
13–52Mbs luồng xuống
1,5-2,3 Mbps luồng lên
300 m – 1,5 km
(tuỳ tốc độ)
1 đôi
Bảng 1.1: Bảng đặc tính của công nghệ xDSL.

1.3 So sánh các công nghệ xDSL
Trong phần này chúng ta chỉ xét đến ba loại chủ yếu phổ biến là HDSL,
ADSL và VDSL, còn SDSL có thể coi là một loại HDSL được đơn giản hoá.
Về nguyên tắc SDSL hoàn toàn giống HDSL nhưng chỉ chạy trên một đôi dây
và tốc độ cũng chỉ bằng một nửa HDSL.
Trong các kỹ thuật xDSL thì HDSL có cấu trúc đơn giản hơn cả. HDSL
chỉ là đường truyền điểm nối điểm đơn thuần, không ghép thêm kênh thuê
bao thoại như ADSL và VDSL. Như vậy, băng tần mà HDSL sử dụng cũng
nhỏ hơn và đơn giản hơn so với các loại khác. Thông thường chỉ sử dụng trên
hai đôi dây và tốc độ T1 hoặc 3 đôi dây với tốc độ E1, mã đường truyền là
2B1Q thì băng tần của HDSL trong khoảng 0-392 kHz. Trường hợp sử dụng
13
mã CAP băng tần này rút xuống chỉ còn 239 kHz. Trong khi đó ở ADSL băng
tần sử dụng phải chia làm 3 phần.
ADSL không sử dụng phương pháp khử tiếng vọng thì sẽ phải chia
thành các băng tần:0-4 kHz cho kênh thoại; 25-200 kHz cho đường truyền về
phía tổng đài; lớn hơn 200 kHz cho đường truyền về phía thuê bao. Còn đối
với ADSL sử dụng phương pháp khử tiếng vọng thì băng tần đường truyền tới
tổng đài và tới thuê bao sẽ chung nhau.
Đối với VDSL băng tần được chia thành các dải tần: 0-4 kHz dành cho
kênh thoại; 40-80 kHz dùng cho ISDN; 300-700 kHz cho đường truyền về
phía tổng đài; lớn hơn 1000 kHz cho đường truyền tới thuê bao
Cũng chính nhờ sự phân bố băng tần như vậy mà các kỹ thuật ADSL và
VDSL còn có thể cung cấp một kênh thoại độc lập cho khách hàng. Việc cung
cấp kênh thoại như trên không đơn giản chỉ là một bộ lọc, chia tần số mà còn
phải sử dụng các bộ xen, ghép kênh cực kỳ phức tạp. Như vậy, với kênh thoại
này khách hàng vẫn có thể tận dụng để sử dụng một modem tốc độ thấp một
cách bình thường. Đồng thời khi cung cấp kênh thoại bằng cách này việc tận
dụng các đường thuê bao điện thoại từ trước đến nay có ý nghĩa cao hơn
nhiều.

Việc tận dụng băng tần của cáp đồng cho việc tăng dung lượng đường
truyền cũng gặp một số cản trở như suy hao, xuyên âm
Như chúng ta đã biết ở cáp đồng tín hiệu có tần số càng cao thì suy hao
càng lớn. Để khắc phục nhược điểm này chỉ có cách giảm điện trở của cáp tuy
nhiên việc này có thể đồng nghĩa với việc tăng tiết diện của cáp. Nhưng bán
kính cáp thì không thể tăng quá cao do hiệu quả về mặt kinh tế. Do đó chúng
ta phải chấp nhận việc sử dụng kỹ thuật xDSL sẽ có giới hạn về mặt khoảng
cách. Chính khả năng về khoảng cách truyền dẫn cũng đánh giá phần nào cho
việc lựa chọn kỹ thuật nào cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời các
14
kỹ thuật xDSL đều truyền các tín hiệu số nhiều mức, như vậy sẽ giảm đi một
lượng đáng kể các tần số cao phải sử dụng cho việc điều chế tín hiệu.
Trong các cấu trúc mạng truy nhập sử dụng kỹ thuật xDSL chỉ có
HDSL thông thường phải sử dụng hơn một đôi dây cáp đồng nên gây nhiều
khó khăn trong việc lắp đặt và sử dụng hơn so với các kỹ thuật xDSL khác.
Đây chính là nhược điểm lớn nhất củ HDSL so với các kỹ thuật xDSL khác.
Tuy nhiên, HDSL lại có khả năng truyền dẫn hoàn toàn đối xứng, tính chất
này chỉ có trong SDSL và một phần trong VDSL. Chính vì tính chất này nên
HDSL có thể sử dụng trong các dịch vụ yêu cầu cả hai hướng truyền có dung
lượng như các đường truyền giữa máy tính chủ và mạng điện thoại, giữa các
mạng LAN hoặc WAN (Wide Area Network) với nhau hay làm trung kế cho
các tổng đài. Ngược lại các kỹ thuật như ADSL và VDSL chỉ sử dụng trên
một đôi dây nhưng lại truyền không đối xứng nên sử dụng nhiều trong các
dịch vụ thiên về truy nhập một chiều như Internet, Video theo yêu cầu, hội
nghị truyền hình v.v.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn tín hiệu ADSL
trên đôi cáp đồng
Tính chất truyền dẫn trên cáp đồng có 3 vấn đề cần quan tâm:
1/ Suy hao công suất tín hiệu truyền trên đường dây.
2/ Gia bội các nhánh tải song song (bridged taps).

3/ Xuyên âm, bao gồm xuyên âm đầu gần, xuyên âm đầu xa.
1.4.1 Suy hao và giới hạn khoảng cách đường truyền
Khi xe chạy nhanh với khoảng cách lớn phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu
và phải được nạp nhiên liệu lại nhiều lần. Sự truyền tín hiệu trên đường dây
cũng vậy. Ở tần số cao, để đáp ứng dịch vụ tốc độ cao thì kết quả là khoảng
cách truyền bị giới hạn, vì tần số cao thì suy hao nhiều hơn ở tần số thấp. Có
một phương án để suy hao nhỏ nhất là dùng dây kim loại có trở kháng nhỏ, cỡ
dây lớn để điện trở dây nhỏ, nhưng sẽ tốn kém rất nhiều kinh phí.
15
Như vậy để khắc phục vấn đề này tức là không cần phải dùng đến dây
kim loại đắt tiền với trở kháng thấp mà vẫn có thể truyền được tín hiệu với
suy hao thấp, người ta đã đưa ra một giải pháp là sử dụng kỹ thuật điều chế
tín hiệu với suy hao thấp. Vào đầu những năm 1980, người ta chú trọng đến
việc phát triển dịch vụ ISDN tốc độ 160Kbps (2B+D) với khoảng cách lớn
nhất là 5.5km cho cỡ dây 26AWG. Năm 1988 với tiến bộ trong công nghệ xử
lý tín hiệu, mã đường dây AMI được dùng, người ta gởi 2 bit cho mỗi chu kỳ
sóng mang. Mã đường dây này gọi là 2B1Q. Giải tần số được dùng từ 0Hz
đến 80kHz. Mã đường dây này được sử dụng trong kỹ thuật HDSL vào những
năm 1990. Song song với việc phát triển kỹ thuật 2B1Q, hãng Paradyne cũng
nghiên cứu phát triển HDSL với bộ thu phát dùng mã đường dây điều biên –
pha không sóng mang CAP. Giống như 2B1Q, kỹ thuật mã đường dây CAP
cho phép gia bội từ 2 đến 9 bit cho mỗi sóng mang. Điều này có nghĩa là phổ
tần cần dùng được giảm xuống so với 2B1Q. Kết quả là mã 2B1Q được chấp
nhận cho dịch vụ ISDN với hiệu quả lợi ích của CAP mang lại. Hai mã đường
dây này được chấp nhận bởi ANSI và ETSI cho HDSL.
1.4.2. Các nhánh tải song song trên đường dây
Các nhánh tải song song trên đường dây thuê bao làm mất vùng bao
quanh đỉnh tần số ở ¼ bước sóng theo chiều dài thuê bao. Bước sóng và tần
số có quan hệ đảo ngược (f = 1/λ). Các nhánh tải ngắn có tác động lớn nhất
đến các dịch vụ băng rộng. Trong khi đó các nhánh tải song song dài tác động

lớn đến các dịch vụ băng hẹp. Hầu hết các mạch vòng đều có ít nhất một
nhánh tải song song và sự chồng chất của nhiều nhánh tải sẽ có ảnh hưởng
tích luỹ. Việc đi dây điện thoại trong nhà cũng tạo ra nhiều nhánh tải song
song.
1.4.3. Ảnh hưởng của xuyên nhiễu
Năng lượng điện truyền trên đôi cáp đồng sẽ gây ra sự phát xạ điện từ
trường qua các dây cáp cận kề khác trong sợi cáp. Gọi là sự xuyên nhiễu.
16
Các đôi cáp điện thoại được bó thành nhóm. Các đôi cáp trong cùng
nhóm có sự truyền nhận thông tin với cùng tần số tạo ra sự xuyên âm.
Có 2 loại xuyên âm: Xuyên âm đầu gần và xuyên âm dầu xa.
Xuyên âm là yếu tố chi phối mạnh đến hiệu suất hệ thống. Hiệu suất
của hệ thống ADSL bị ảnh hường lớn bởi xuyên âm.
Việc thu phát cùng phổ tần số trong cùng mạch vòng thuê bao cũng tạo
ra nhiễu giao thoa sóng. Nhiễu giao thoa khác xuyên âm vì sự vi phạm dạng
sóng phát có thể được biết từ đầu thu và có thể được loại trừ từ suy hao tín
hiệu thu. Loại trừ ảnh hưởng sóng phát của bộ phát gọi là triệt tiếng dội.
Nếu suy hao và xuyên âm không có ý nghĩa thì việc tái tạo lại tín hiệu
ban đầu có thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi ảnh hưởng của bản chất hiện
tượng này trở nên có ý nghĩa, sự tái tạo tín hiệu sẽ bị lỗi ở đầu xa và lỗi bit
xảy ra.
Hệ thống ADSL có thể dùng hai phổ tần khác nhau cho thu phát tín
hiệu. Việc tiến hành phân chia phổ tần gọi là sự ghép kênh phân tần FDM
(Frequency Division Multiplexing). Sự thuận lợi của hệ thống FDM hơn các
hệ thống triệt tiếng dội vì xuyên âm đầu gần đã bị loại ra vì phổ tần thu không
trùng phổ tần phát của các mạch lân cận.
Xuyên âm đầu xa có thể xảy ra nhưng tín hiệu xuyên âm đầu xa bị suy
hao đáng kể. Vì vậy, hệ thống FDM có hiệu suất tốt hơn hệ thống triệt tiếng
dội.
Tuy nhiên, vì có sự phân chia phổ tần thu phát nên hệ thống FDM sẽ sử

dụng băng thông lớn hơn hệ thống triệt tiếng dội, đồng thời có sự chồng lấp
giữa hai phổ tần trong cùng mạch làm giảm chiều dài vòng thuê bao. Vài
trường hợp sự suy hao là nhân tố có ý nghĩa nhất, các trường hợp khác thì
xuyên âm lại có ý nghĩa nhất đến tính hiệu quả của hệ thống. Vì vậy cần tối
ưu thực hiện các thay đổi của môi trường. Trong sự mong muốn ngăn chặn
17
xuyên âm hệ thống được giới hạn, xuyên âm đầu gần thấp thì hệ thống triệt
tiếng dội có hiệu quả hơn.
Để quản lý nguồn gây ra xuyên âm, trước tiên cần nghiên cứu dịch vụ
đó có gây ra xuyên âm trong bó cáp đó hay không. Điển hình là các dịch vụ
truyền dẫn T1/E1 sẽ gây ra xuyên âm cho các đôi cáp đang dùng thiết bị DSL
trong cùng sợi cáp, làm hạn chế mạch vòng thuê bao DSL. Chính vì vậy
không nên dùng chung sợi cáp cho cả hai dịch vụ T1/E1 với DSL.
1.5 Lợi ích của bất đối xứng
Mạch vòng thuê bao vươn tới giá trị cực đại nhờ kết quả của sự biến
đổi mã đường dây cộng với việc mở rộng xem xét các tính chất của mạng cáp
thuê bao. Sự nghiên cứu này cho thấy chúng ta có thể truyền một tín hiệu với
khoảng cách lớn từ các trung tâm viễn thông (CO) tới nhà thuê bao (Remote
terminal) vẫn thu được tín hiệu tốt. Tuy vậy, ảnh hưởng của xuyên âm cáp
đồng phía tổng đài nhiều hơn phía thuê bao, hiện tượng này xảy ra ở hầu hết
các đôi cáp, mỗi đôi cáp là một phần tử gây xuyên nhiễu và được kết hợp lại
mạnh hơn từ nhiều bó cáp lớn đi vào tổng đài (CO). Ngược lại, chúng ta thấy
mạch vòng từ tổng đài tới người dùng, mạng cáp thuê bao tiến dần đến các
nhánh cáp ngọn với dung lượng nhỏ và kết thúc sự kết nối, cho nên xuyên
nhiễu gây ra bởi các bộ phát tại đầu cuối thuê bao được giảm thiểu.
Một phương pháp khác để mang lại các lợi điểm của mạng điện thoại là
dùng tần số thấp hơn để phát theo hướng tới tổng đài (CO). Tần số thấp ít suy
hao hơn tần số cao. Sự sắp đặt này đảm bảo tín hiệu thu ở đầu tổng đài tốt
hơn.
Tóm lại, chúng ta có thể tin tưởng rằng khi phát một tín hiệu với tốc độ

cao hơn từ tổng đài hướng tới thuê bao và phát với tín hiệu có tốc độ thấp hơn
hướng từ thuê bao tới tổng đài. Công nghệ này gọi là công nghệ truyền đẫn
bất đối xứng. Đường dây này gọi là đường dây thuê bao số bất đối xứng
ADSL.
18
Đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL là kỹ thuật truyền dẫn
mạch vòng nội hạt có khả năng:
+ Tốc độ bit thu lên đến 8Mbps.
+ Tốc độ bit phát lên đến 1.5Mbps.
+ Dịch vụ điện thoại phổ thông (POTS, thoại tương tự )
Thuật ngữ không đối xứng xuất phát từ đặc điểm truyền dẫn của ADSL
đó là tốc độ bit truyền về phía khách hàng lớn hơn nhiều lần truyền từ khách
hàng đi. Thoại tương tự được truyền ở tần số trong băng cơ sở kết hợp với
truyền dữ liệu thông băng qua bộ lọc thông thấp (LPF- Low Pass Filter) mà
thông thường gọi là bộ tách. Ngoài bộ tách, ADSL bao gồm một đơn vị
truyền dẫn ADSL đầu xa (ATU-R – ADSL Transmission Unit-Remote).
1.6 Động lực thúc đẩy sự phát triển ADSL
Khái niệm ADSL là một kỹ thuật làm thay đổi hoàn toàn năng lực của
đường thuê bao điện thoại truyền thống. Kỹ thuật này cho phép truyền đồng
thời tín hiệu thoại và nhiều dịch vụ tốc độ cao khác (truyền số liệu, thông tin)
với chất lượng tốt trên một đôi dây đồng. Điều này đem lại lợi ích rất lớn cho
các nhà khai thác và cả khu vực thuê bao dân cư lẫn thuê bao công sở.
Sau đây chúng ta cùng xem xét những yếu tố thúc đẩy việc triển khai
rộng rãi kỹ thuật ADSL trên thế giới.
1. ADSL cho phép tận dụng các đôi cáp đồng thuê bao cho truy nhập
Internet từ xa với tốc độ cao qua mạng kết hợp dịch vụ. Về cơ bản,
ADSL là giải pháp trung gian cung cấp các dịch vụ băng rộng trên
mạng viễn thông hiện nay.
2. ADSL có khả năng đáp ứng cho các ứng dụng mới đòi hỏi thời gian
thực, đa phương tiện và dịch vụ video băng rộng chất lượng cao.

Những ứng dụng này bao gồm: hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa
và dịch vụ video theo yêu cầu.
19
3. Hiện nay, nghành công nghiệp đang nghiêng mạnh theo hướng phát
triển dựa trên các tiêu chuẩn. Điều này tạo ra sự liên kết hoạt động
giữa các công ty và nhanh chóng hình thành một thị trường đồng
nhất. Đây chính là môi trường đảm bảo cho sự tồn tại của ADSL.
4. ADSL mang lại cho nhà khai thác khả năng mềm dẻo trong việc
cung cấp băng tần dịch vụ (tốc độ cố định hoặc lựa chọn tốc độ
thích hợp) hoặc chất lượng dịch vụ tốt nhất như modem tương tự.
• Nhanh hơn gấp 300 lần modem 24.4Kbps
• Nhanh hơn trên 100 lần modem 56Kbps
• Nhanh hơn 70 lần ISDN tốc độ 128Kbps
5. ADSL là một giải pháp mang lại lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ
nhờ vào việc tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có. Nhà khai thác chỉ phải
bảo dưỡng một đôi dây thuê bao của dịch vụ điện thoại truyền thống
để cung cấp dịch vụ truyền số liệu và thoại.
6. ADSL cũng cho phép nhà khai thác cung cấp các kênh đảm bảo
riêng giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
• Khách hàng làm chủ đường truyền dữ liệu của mình, điều này
khác với dịch vụ modem thoại bị chia đường truyền cho các dịch
vụ khác.
• Tốc độ đường truyền không bị ảnh hưởng bởi các người sử dụng
khác do mỗi khách hàng sở hữu một đường truyền. Với dịch vụ
qua modem thông thường tốc độ bị giảm xuống đáng kể khi có
thêm người sử dụng.
7. ADSL luôn ở chế độ “chờ” và sẵn sàng truyền tin bất cứ khi nào
khách hàng cần. ADSL luôn được kết nối sẵn như một đường dây
điện thuê bao điện thoại thông thường hoạt động do đó sẽ không
20

phải bỏ phí thời gian cho việc quay số và đợi kết nối nhiều lần trong
ngày.
8. Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ lớn đều đã tiến hành thử nghiệm và
đã chứng minh được tính hấp dẫn của ADSL. Hiện nay, ADSL đã
được đưa vào khai thác trên toàn thế giới và kết quả vượt ngoài
mong đợi trong năm 1998 và 1999. Về khía cạnh thị trường, hầu hết
các nhà cung cấp thiết bị đang thương mại hoá thế hệ sản phẩm thứ
2 và thứ 3 với độ hoàn thiện cao hơn và giá thành thấp hơn.
9. ADSL sẽ trở thành kỹ thuật của những thập kỷ tới do mạng xây
dựng trên nền ADSL rất phù hợp cho việc tải lưu lượng ATM.
10.ADSL là cầu nối thông tin tới thế kỷ sau mà không cần thay cơ sở
hạ tầng mới, không cần thêm các chi phí ngoài luồng và không phải
tái đầu tư.
1.7 Khả năng và ứng dụng của ADSL
Ban đầu ADSL được nghiên cứu ở tốc độ 1.5Mbps thu và 16kbps phát
cho ứng dụng MPEG-1 quay số video. Đây được gọi là ADSL1. Tuy vậy
càng về sau, một số ứng dụng yêu cầu tốc độ cao hơn, bên cạnh đó kỹ thuật
truyền dẫn phát triển cho phép truyền tốc độ cao. 3Mbps thu và 16kbps phát
cho phép hai dòng MPEG-1 đồng thời. Đây có thể coi là ADSL2. Với
ADSL3, 6Mbps thu và ít nhất 64kbps phát hỗ trợ MPEG-2. Tuy nhiên các
khái niệm ADSL1, ADSL2, ADSL3 đã không còn được sử dụng khi tiêu
chuẩn ANSI T1.413 được thông qua. Ở đây đề cập một khái niệm mới đó là:
đường dây thuê bao số tốc độ điều chỉnh.
Đường dây thuê bao số tốc độ điều chỉnh (RADSL) là thuật ngữ áp
dụng cho hệ thống ADSL có khả năng xác định dung lượng truyền của mỗi
mạch vòng một cách tự động và sau đó hoạt động ở tốc độ cao nhất phù hợp
với mạch vòng đó. Tiêu chuẩn ANSI T1.413 cung cấp khả năng hoạt động tốc
độ điều chỉnh. Điều chỉnh tốc độ thực hiện khi thiết lập đường dây, với gia
21
hạn chất lượng tín hiệu thích hợp để đảm bảo rằng tốc độ đường dây thiết lập

có thể duy trì trong những thay đổi danh định trên đặc tính truyền của đường
dây. Do đó RADSL sẽ tự động cung cấp tốc độ bit lớn hơn trên mạch vòng có
đặc tính truyền dẫn tốt hơn (suy hao ít hơn, nhiễu ít hơn). RADSL hỗ trợ tốc
độ thu tối đa trong phạm vi từ 7 đến 10Mbps và tốc độ phát tối đa trong phạm
vi từ 512kbps đến 900 kbps. Trên những mạch vòng dài trên 5.5km, RADSL
có thể hoạt động ở tốc độ thu thấp nhất khoảng 512kbps và 128kbps phát.
1.8 Truyền dẫn ADSL
Truyền dẫn hai hướng tốc độ nhiều Mbps không dùng trên phần lớn các
dây điện thoại do hiệu ứng kết hợp của suy giảm mạch vòng và xuyên âm.
Trên hình vẽ cho thấy năng lượng tín hiệu nhận được giảm đi tương ứng với
tần số và nhiễu xuyên âm nhận được ở những tần số mà nhiễu xuyên âm lấn
át tín hiệu nhận.
Hình 1.1:Truyền dẫn hai hướng bị giới hạn ở tần số thấp.
ADSL thực hiện truyền dẫn hai hướng tại những nơi có thể: dưới tần số
cắt hai hướng. Tần số cao không thích hợp cho truyền dẫn hai hướng được sử
dụng cho truyền dẫn một hướng. Điều này cho phép tốc độ thu vượt xa tốc độ
có thể ở truyền dẫn hai hướng. Nhiều hệ thống ADSL sử dụng kỹ thuật truyền
dẫn ghép kênh theo tần số, kỹ thuật này đặt truyền dẫn phát ở dải tần số tách
Tần số
Mức tín hiệu
nhận được
Mức nhiễu xuyên
âm nhận được
Giới hạn
cho truyền
dẫn hai hướng
Mức tín
hiệu
22
khỏi dải tần thu để tránh tự xuyên âm. Dải tần bảo vệ là cần thiết giúp cho các

bộ lọc ngăn tạp âm POTS can nhiễu vào truyền dẫn số.
Hình 1.2: ADSL phân chia theo tần số
Một số hệ thống ADSL sử dụng kỹ thuật triệt tiếng vọng, tức là dải tần
phát nằm trong dải tần thu như chỉ ra trên hình. Bằng cách chồng lấn dải tần
tổng băng tần truyền có thể giảm. Tuy nhiên, ECHO khó tránh được tự xuyên
âm và khi thực hiện cần có xử lý số phức tạp hơn.
Do không có tự xuyên âm đầu cuối CO, nên ghép kênh phân chia theo
tần số FDM ADSL làm việc theo hướng phát tốt hơn nhiều so với triệt tiếng
vọng ECHO ADSL. Tuy vậy giải thông thu của ADSL cho phép làm việc
theo hướng thu đối với các mạch vòng là khá ngắn.
Mức truyền
Tần số
Băng POTS
Băng bảo
vệ
Băng phát
tốc độ thấp
Băng phát
tốc độ cao
23
Hình 1.3 : Truyền dẫn triệt tiếng vọng ADSL.
ADSL đã khắc phục được hạn chế tự xuyên âm đầu gần vẫn thường có
ở trong các DSL đối xứng bằng cách giảm nguồn NEXT (Near End
Crosstalk). Đó chính là việc giảm tốc độ bit phát, kênh phát có thể đặt vị trí để
xuyên âm vào truyền dẫn thu là ít nhất. Đối với ADSL, sự thu nhận của kênh
phát được xếp đặt dễ dàng hơn bằng cách đặt nó ở tần số thấp hơn, nơi mà suy
hao mạch vòng là thấp và nhiễu xuyên âm cũng thấp hơn.
Với khả năng điều chế và sắp đặt tần số của tín hiệu phát được tự làm
thích ứng để đạt được mức hoạt động tối ưu nhất từ các đặc tính liên quan tới
đường dây thuê bao sử dụng để giảm hiệu ứng nhiễu băng tần rộng trạng thái

ổn định. Các bộ cân bằng có khả năng thích nghi chống lại nhiễu băng hẹp ví
dụ như nhiễu tần số phát thanh (RFI- Radio Frequency Interference). Mã điều
khiển lỗi và xáo trộn ngăn chặn nhiễu xung. Xáo trộn chống lại lỗi xuất hiện
đột ngột bằng cách thay đổi các khối dữ liệu vì thế mà sự xuất hiện đột ngột
lỗi kéo dài dẫn đến có một số ít lỗi trong khối dữ liệu (có thể sửa được) thay
vì một lượng lớn lỗi xảy ra trong một khối (không thể sửa được). Với độ sâu
xáo trộn 20ms sẽ chống lại nhiễu đột biến có khoảng thời gian là 500µs. Tuy
Mức truyền
Tần số
Băng POTS
Băng bảo
vệ
Băng phát
tốc độ thấp
Băng phát
tốc độ cao
24
nhiên mức xáo trộn này gây ra trễ truyền bổ sung mà có thể làm chậm lại
băng thông của thủ tục ví dụ như TCP/IP yêu cầu phải có các gói tin tức phúc
đáp trước khi dữ liệu tiếp theo được truyền.
ADSL có thể truyền đồng thới tín hiệu thoại truyền thống (POTS) và
dữ liệu băng rộng, đối với cấu hình ADSL chuẩn, ADSL kết thúc ở thiết bị
giao diện mạng (NID- Network Interface Device), nơi bộ lọc thông thấp (bộ
tách) tín hiệu trong băng thoại nối tới điện thoại và tín hiệu băng rộng nối tới
modem ADSL. Cấu hình ADSL thông thường có thể có bộ tách hoặc không
có bộ tách.
1.9 Các tiêu chuẩn ADSL
Trong năm 1992 và đầu năm 1993, nhóm làm việc ANSI T1E1.4
hướng đến sự lựa chọn một mã đường dây đơn cho tiêu chuẩn ADSL Video
Dial Tone. Nhóm làm việc trên tập trung vào sự sắp đặt các tuỳ chọn của dịch

vụ video từ tiền ghi thu (single Pre-recorded), tiền nén (Pre-compressied) của
tín hiệu MPEG-1 tới một hệ thống có thể đáp ứng tới đồng thời 4 tín hiệu
video, đó chính là tín hiệu video MPEG-2 thời gian thực; được chạy với tốc
độ 6Mbps. Sau đó sự tập trung hướng đến giải quyết vấn đề mở rộng khoảng
cách mạch vòng thuê bao ở các tốc độ truyền đã xác định với tín hiệu video.
Hiển nhiên bit đồng bộ được thêm vào tín hiệu video để tránh sự giảm cấp
chất lượng hình ảnh.
Mặc dù các nhóm đại diện các mã đường dây tuyên bố hiệu quả về mặt
lý thuyết của các công nghệ là như nhau, nhưng DMT (Discrete Multi Tone)
là mã đường dây đầu tiên đã trình diễn thực tế được dịch vụ với tốc độ 6Mbps
và nó được chọn như là một tiêu chuẩn ADSL chính thức cho dịch vụ Video
Dial Tone.
Trong khi DMT đã được chọn là tiêu chuẩn chính thức thì các hệ thống
CAP đã được dùng trên toàn thế giới để triển khai ADSL, thử nghiệm Video
Dial Tone và khai thác thương mại. Ảnh hưởng của sự thiết lập CAP là một
25

×