Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

biện pháp nâng cao chất lượng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.92 KB, 27 trang )

Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
PH Ầ N I :MỞ ĐẦU

I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ :
Giáo dục Mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học nuôi dạy
trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải
có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ
giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 06 tuổi phát triển một cách toàn
diện.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế-xã hội của đất nước ta có sự phát triển
không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng
cũng đã dần từng bước củng cố và phát triển.
Chính vì sự phát triển này mà nhà nước ta đã khẳng định rõ ở Luật Giáo dục
2005 là: Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm
non phải được phối hợp góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để chuẩn bị
cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp
hoá- hiện đại hoá đất nước , vì thế mục đích chung của của Giáo dục mầm non là phát
triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân
cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về
các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm-xã hội. Mặt khác chuẩn bị sẵn sàng
cho trẻ vào lớp 01.
II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước đây chương trình Giáo dục mầm non dạy theo phương pháp giáo viên
lĩnh hội chủ động điều khiển về lượng kiến thức đề ra đối với cháu, còn cháu thì gò bó
theo sắp xếp trước một loạt câu hỏi của cô dẫn đến tiết học nhàm chán. Cháu không
phát huy được suy nghĩ, tìm hiểu ham thích sáng tạo. Thấy được những tồn tại chung
của ngành học mầm non, Vụ giáo dục Mầm non đã nghiên cứu khoa học về sinh lý,
tâm lý phát triển của trẻ Việt nam trong độ tuổi mẫu giáo cùng với xu thế chung của
giáo dục mầm non ở các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm tiến tới đổi mới
mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục mầm non.


Trường Mẫu Giáo Thanh An 1
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: tuổi 5-6 , đây là lứa tuổi
kỳ diệu , trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội.
Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo,giữa hoạt
động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn trẻ
em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm
non theo phương châm “chơi mà học,học mà chơi”.
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các
hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát
triển khả năng, năng lực cá nhân. Trước những vấn đề cấp bách trên, Vụ đã có sự chỉ
đạo thay đổi phương pháp giảng dạy theo hương đổi mới mang tính tích hợp có sự
thực hiện đồng bộ với đổi mới nội dung, thiết bị, đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
, đổi mới đánh giá và chỉ đạo.Nhưng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục là phải khắc
phục được những hạn chế và kế thừa được những mặt mạnh của phương pháp cổ
truyền.
Dạy học tích hợp: mục đích chủ yếu hình thành cho trẻ tư duy khoa học, có
kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, xác thực của thực
tiễn cuộc sống. Người giáo viên phải có khả năng khai thác các tình huống thực tế, tận
dụng các nội dung , các phương tiện có sẳn ở địa phương hoặc ở lớp , sữ dụng các
phương pháp dạy học tích cực, hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn cho trẻ,
không phải theo quan niệm từng môn học mà theo quan điểm của sư phạm tích hợp.
Chính vì thế, nên cùng với sự thực hiện chương trình giảng dạy đổi mới hình
thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi trong địa bàn huyện Dầu tiếng nói riêng và cả Tỉnh
nói chung, trường Mẫu giáo Thanh An huyện Dầu tiếng- Bình Dương đã từng bước
chuyển mình trong việc thực hiện áp dụng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức,
trong quá trình chỉ đạo hướng dẫn theo gợi ý của Phòng giáo dục và Sở Giáo dục –
đào tạo chúng tôi thấy rõ tầm quan trọng nên đã quan tâm đầu tư nhiều vào chương
trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Biện
pháp nâng cao chất lượng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi” góp phần


Trường Mẫu Giáo Thanh An 2
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường MG Thanh an nói
riêng và ngành học nói chung
PHẦN II: NỘI DUNG
I-THỰC TRẠNG
1. Đặc điểm tình hình:
Trường Mẫu giáo Thanh An là một trường công lập nằm trên địa bàn xã Thanh
An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Tổng số CBGVCNV trong toàn trường là 19, trong đó:
o Giáo viên: 10
o Cấp dưỡng: 03
o Kế toán : 01
o Thủ quỹ- văn thư: 01
o Bảo vệ : 01
o Nhân viên phục vụ: 01
o Ban Giám Hiệu : 2
Tổng số lớp: 05, với tổng số cháu là 153 cháu.
Trong đó:
- 03 lớp lá : 87 cháu ( dạy chương trình đổi mới).
-01 lớp chồi: 38 cháu(dạy chương trình đổi mới).
- 01 lớp mầm: 32 cháu(dạy chương trình đổi mới).
Trình độ giáo viên không đồng đều. Trong 10 giáo viên có:
- 9+3: 03 Giáo viên.
-12+2:03 Giáo viên
-Cao Đẳng sư phạm mầm non:04.( trong đó có 02 là CĐTH : 01 đang bồi
dưỡng chuyên môn mầm non 12+2, còn 01 chưa qua bồi dưỡng).
Trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục 5-6
tuổi, đã có những thuận lợi và khó khăn sau:

a. Thuận lợi:

Trường Mẫu Giáo Thanh An 3
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
- Mỗi lớp bố trí đủ 02 giáo viên.(3 lớp có 06 giáo viên .)
- Ban giám hiệu và giáo viên đều được đào tạo qua sư phạm Mầm non. Có tinh
thần trách nhiệm cao trong công tác.
- Trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng giáo dục Dầu tiếng, Sở
giáo dục và Đào tạo Bình Dương.
- BGH và giáo viên được học tập bồi dưỡng chuyên môn hè do Phòng giáo dục
tổ chức cũng như tham gia thao giảng-dự giờ các hoạt động theo hướng đổi mới vòng
cụm do ngành học mầm non Huyện nhà tổ chức vào từng năm học.
b.Khó khăn
- Cơ sở vật chất còn hạn chế do phòng học hẹp.
-Trong quá trình dạy chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5 tuổi,giáo
viên vẫn còn quen với hình thức, phương pháp cũ, chưa linh hoạt, nhạy bén trong khi
lên tiết dẫn đến quá trình dạy khập khểnh.
-Hình thức tổ chức hoạt động còn gò bó , áp đặt trẻ, giáo viên chưa kích thích
trẻ hoạt động theo hướng tích cực sáng tạo.
-Còn một số giáo viên chưa áp dụng hình thức Tích hợp nhẹ nhàng linh hoạt
dẫn đến tình trạng “cộng” các môn học lại với nhau.
2. Tình hình thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục
trẻ 5 tuổi tại trường trong thời gian qua:
Theo hướng dẫn chỉ đạo chung của ngành học Mầm non về việc thực hiện
chương trình giảng dạy cháu 05 tuổi, trường đã chỉ đạo cho 03 lớp Lá dạy theo
cấu trúc nội dung giáo dục thành các chủ điểm ,tiến hành trong 35 tuần , số
tuần dạy cho từng chủ điểm được thực hiện như sau:
1. Trường,lớp Mầm non 03 tuần
2. Bản thân 03 tuần
3. Gia đình 03 tuần

4. Phương tiện giao thông 03 tuần
5. Một số ngành nghề 05 tuần
6. Hiện tượng thiên nhiên, tết và mùa xuân 04 tuần

Trường Mẫu Giáo Thanh An 4
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
7. Thế giới thực vật 04 tuần
8. Thế giới động vật 04 tuần
9. Quê hương- Thủ đô – Bác hồ 04 tuần
10. Trường Tiểu học 02 tuần.
Trong quá trình thực hiện giáo viên phải tận dụng những tình huống mang ý
nghĩa về chủ điểm và biết thực hiện nội dung dạy theo lịch sinh hoạt thời gian biểu
trong ngày đảm bảo và liên tục theo từng nội dung cho phù hợp.
Trong suốt quá trình chỉ đạo hướng dẫn giáo viên giảng dạy và được đánh giá
qua các đợt kiểm tra, dự giờ, thăm lớp cho thấy trình độ giáo viên không đồng đều,
nên trong quá trình phối hợp giảng dạy của 02 cô cùng lớp có cách nghĩ cách làm
khác nhau, có lúc chưa thống nhất được quan điểm thực hiện cho từng chủ điểm dạy.
Ví dụ: Cùng một lớp lá 2 khi cô A lên tiết hoạt động chung trẻ hoạt động tích
cực, sáng tạo; nhưng với cô B thì ngược lại. Nên khi đánh giá tiết dạy cũng khác
nhau.
Kiến thức bổ trợ cho chủ đề thiếu nhiều, xử lý các tình huống trong quá trình
dạy còn lúng túng. Giáo viên dạy còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn thực
hiện chương trình một cách cứng nhắc, rập khuôn thiếu sự sáng tạo.
Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ phương pháp dạy theo hướng tích hợp nên
thường dạy ghép các kiến thức vào với nhau.
Ví dụ: khi dạy môn Làm quen với toán thì các cô ghép với Môi trường xung
quanh-Âm nhạc-Tạo hình.
Câu hỏi mà giáo viên đặt ra cho trẻ đàm thoại chưa mang tính gợi mở nhằm
phát triển tính sáng tạo tích cực của trẻ, giáo viên còn sử dụng câu hỏi “đóng’ như lúc
trước.

Khi đánh giá, nhận xét tiết dạy giáo viên còn chú trọng đến kết quả mà chưa
chú ý đến quá trình hoạt động của trẻ.
II- BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC

Trường Mẫu Giáo Thanh An 5
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Qua thực trạng thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ
05 tuổi ,bản thân tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp,kế hoạch rõ ràng nhằm
tháo gỡ những khó khăn đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng đổi
mới để phù hợp với tình hình hiện nay như sau:
1.Xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Đầu năm học, khi Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học, trên cơ sở kế
hoạch chung của nhà trường, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch chuyên môn. Từ đó có kế
hoạch triển khai,và theo dõi quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng các giờ hoạt
động trong ngày theo từng chủ đề chủ điểm.
Trong cuộc họp chuyên môn đầu năm, tôi cùng giáo viên đánh giá những ưu
-khuyết điểm trong năm học trước.Tôi lắng nghe và cùng phân tích những thuận lợi
và bất cập khi thực hiện các hoạt động qua đó đề ra những biện pháp cần thực hiện
cho phù hợp với tình hình thực tế của từng lớp.
Bên cạnh đó, nhằm tiến tới tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, tôi khuyến
khích vận động giáo viên đăng ký thi đua, chỉ tiêu phấn đấu trong năm nhằm giúp các
cô có hướng thực hiện tốt chương trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Nhất là giáo viên
các lớp Lá phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với các cháu ,vì đây là năm quan
trọng nhằm tạo tiền đề cho các cháu bước vào lớp 1.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+Học sinh: nhận thức: 9095%
TC-XH: 9095%
Thẩm Mỹ: 9095%
Ngôn ngữ: 9498%

Thể chất: 9498%
Bé ngoan: 9095%
Chuyên cần: 95%
Lễ giáo: 100%.
+ Giáo viên: 100% giáo viên hoàn thành hồ sơ chuyên môn.
100% giáo viên đạt lao động giỏi.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 6
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
50% đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở.
2.Nâng cao nhận thức của giáo viên.
2.1 Nâng cao nhận thức về mặt lý thuyết
Để giúp giáo viên nắm vững lý thuyết tổ chức các hoạt động theo hình thức
đổi mới, trang bị cho giáo viên về cơ sở lý luận. Tôi cho giáo viên tham khảo lại:
Tài tiệu “ Bồi dưỡng chuyên môn” hè 2008.
- Đặc san chuyên đề: Giáo dục mầm non.
- Sách hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi( theo nội
dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục) của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Sách tham khảo gợi ý hướng dẫn các hoạt động theo 05 mặt: Nhận thức-
tình cảm,Xã hội-Ngôn ngữ-Thẩm mỹ-Thể chất do Nhà xuất bản Giáo dục phát
hành
-Ngoài ra tôi còn truy cập vào webside của Vụ giáo dục mầm non để giáo
viên tham khảo các hình thức trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm. Tham khảo về
cách tổ chức hình thức theo hướng đổi mới các hoạt động
-Hàng tháng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên,đặc biệt chú trọng đến giáo
viên khối Lá qua việc dự giờ đột xuất,dự giờ theo lịch.
-Bồi dưỡng giáo viên qua duyệt, kiểm tra giáo án để góp ý những tồn tại
trong phương pháp soạn giảng, giúp giáo viên thực hiện soạn đầu tư cho từng
tiết ,từng hoạt động tốt hơn.
Với các nội dung trên,tôi thường tổ chức trao đổi, bồi dưỡng giáo viên

trong sinh hoạt chuyên môn vào ngày thứ năm (2 lần/01 tháng) kèm theo các vấn
đề:cơ sở sinh lý,tâm lý phát triển trẻ em, cơ sở giáo dục học theo các quan điểm
tích hợp trong giáo dục mầm non, cách xây dựng mạng chủ đề, thực hiện chủ đề.
Hiểu biết một số khái niệm, phương pháp tổ chức hoạt động chung, hoạt động vui
chơi, các hoạt động khác
Việc làm này nhằm nâng cao sự hiểu biết của giáo viên về hiệu quả khi tổ
chức các hoạt động trong ngày, đồng thời nắm được phương pháp, hình thức tổ
chức 01 cách rõ ràng theo từng hoạt động, từng chủ đề cụ thể, có sự chuẩn bị chu

Trường Mẫu Giáo Thanh An 7
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
đáo trước giờ hoạt động , biết cách khơi gợi tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các
hoạt động.
2.2 Nâng cao nhận thức về mặt thực hành
Bên cạnh việc trang bị cho giáo viên về mặt lý thuyết, tôi tạo điều kiện nâng
cao tay nghề về mặt thực hành bằng các hình thức sau:
• Tổ chức dự giờ lẫn nhau :
Để đánh giá mức độ hiểu biết của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên thấy
được những hạn chế trong cách tổ chức cho trẻ hoạt động, tìm ra những nguyên nhân
nào đã làm cho các giờ hoạt động đạt kết quả chưa cao. Tôi cho giáo viên dự giờ lẫn
nhau để qua đó giáo viên thấy được giữa lý thuyết và thực hành còn những mặt hạn
chế nào, bản thân rút ra kinh nghiệm gì, nội dung nào cần bổ sung sửa đổi
• Học tập rút kinh nghiệm:
Sau khi rút kinh nghiệm dự giờ lẫn nhau, kết hợp với các tiết thao giảng cụm
do Phòng gáo dục huyện tổ chức, sau khi tham khảo ý kiến của Hiệu trưởng cũng như
cán bộ mầm non PGD tôi xây dựng các hoạt động như: PTNN,HĐVC để giáo viên
nắm vững thêm phần thực hành so với lý thuyết đã nhận thức. Để tổ chức cho các giờ
hoạt động hoàn chỉnh tôi đã tiến hành như sau:
- Hướng dẫn giáo viên cách quan sát các giờ hoạt động để đưa ra nhận xét.
-Xác định rõ nhiệm vụ cần giải quyết sau khi quan sát để thúc đẩy sự phát triển

của các hoạt động.
- Lựa chọn phương tiện hình thức để giải quyết các nhiệm vụ.
-Soạn kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng nội dung, tích hợp được đan cài rõ
ràng,logic.
-Tổ chức thực hành các giờ hoạt động theo kế hoạch đã soạn cho tất cả giáo
viên dự giờ.
Bên cạnh đó phối hợp với Hiệu trưởng phân công, vận động giáo viên khối Lá
được dự giờ các tiết hoạt động ở các trường bạn tổ chức theo hình thức đổi mới
nhằm học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 8
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Tổ chức triển khai các chuyên đề trong năm như: LQCV,Tạo hình,HĐVC ,
thao giảng theo chủ điểm để giáo viên đăng ký và tham gia.
Chỉ đạo giáo viên khá dự giờ giáo viên giỏi để học tập rút kinh nghiệmlẫn
nhau.
3.Chỉ đạo thực hiện chương trình.
Đầu năm học, căn cứ vào chương trình của Phòng giáo dục huyện đồng thời
căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, tôi đã theo hướng gợi ý đồng thời dựa vào đặc
điểm của trường để xây dựng chương trình .
Trước khi chỉ đạo tôi nghiên cứu kỹ tài liệu, nội dung chương trình, phương
pháp giáo dục từng bộ môn, cách tích hợp,lồng ghép đan cài các hoạt động của trẻ,
trong đó chơi là hoạt động chủ đạo, cùng với những gì trong thực tế giúp giáo viên
thực hiện tốt chương trình.
-Bước đầu,tôi xây dựng Lịch sinh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế của
trường, do trước kia trường tổ chức ăn 02 bữa chính 02 bữa phụ. Nhưng qua tình hình
thực tế cho thấy thời gian biểu còn hạn hẹp, giáo viên chưa phân bố được thời gian để
có thể ứng dụng vào thực hiện chương trình đổi mới nên kết quả đạt được chưa cao.
Vì vậy, thực hiện theo gợi ý của Lãnh đạo cấp trên tôi đã xây dựng Lịch sinh hoạt
theo chế độ 02 bữa chính 01 bữa phụ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như

chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ như sau:
TT NỘI DUNG THỜI GIAN
1 Đón trẻ 30 phút
2 thể dục sáng-điểm danh 15 phùt
3 Vệ sinh- ăn sáng 35 phút
4 Hoạt động ngoài trời 40 phút
5 Vệ sinh cá nhân 10 phút
6 Hoạt động chung có mục đích học tập 30 phút
7 Giờ chơi ngắn 5 phút
8 Hoạt động vui chơi 60 phút
9 Vệ sinh- chuẩn bị ăn trưa 20 phút
10 Ăn trưa 45 phút
11 Vệ sinh- Chuẩn bị ngủ 15 phút
12 Ngủ trưa 155 phút
13 Vệ sinh- Vận động nhẹ 30 phút

Trường Mẫu Giáo Thanh An 9
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
14 Ăn xế 30 phút
15 Sinh hoạt chiều 60 phút
16 Vệ sinh- Nêu gương- trả trẻ 30 phút
-Tiếp theo, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chủ điểm, chủ đề theo đặc điểm
tình hình chung của các lớp. Theo đó giáo viên xây dựng chủ đề cụ thể phù hợp với
tình hình riêng của lớp mình nhưng phải đảm bảo yêu cầu chung của chủ điểm trong
kế hoạch đã xây dựng chỉ đạo.
Kế hoạch cần rõ ràng cụ thể với các nội dung sau:
3.1 Xây dựng mạng chủ đề:
Để có thể cung cấp cho trẻ những chủ đề phù hợp, trong quá trình thiết kế cần
thực hiện các bước sau:
- Bước 01: chọn chủ đề

Khi tiến hành chọn chủ đề để dạy phải chú ý đến 02 câu hỏi cần đặt ra:
+ Chúng ta muốn trẻ biết gì khi làm quen với chủ đề này.
+Chúng ta muốn trẻ làm gì và làm như thế nào để hiểu nội dung đó?
Ví dụ: với chủ đề Thế giới động vật thì giáo viên phải xác định được trẻ cần
biết được các loại động vật sống tong rừng,dưới nước,động vật nuôi trong gia đình,
đặc điểm riêng rõ nét của các con vật mà cháu biết. Thông qua trao đổi, cháu biết thể
hiện những gì cháu thích về các con vật như cháu vẽ các con vật, cháu chơi tạo dáng
con vật
-Bước 02: Xây dựng mạng nội dung.
Sau khi chọn chủ đề, giáo viên phải tiến hành trò chuyện với trẻ trong lớp.
Khuyến khích chúng đưa ra ý tưởng, các mong muốn khám phá tìm hiểu về chủ đề rồi
giáo viên tổng hợp lại các ý tưởng của trẻ để xây dựng nên mạng nội dung với những
nội dung mà trẻ sẽ được học.
-Bước 03: Xác định các mục tiêu của từng chủ đề.
Cho các giáo viên trong khối Lá cùng nhau bàn bạc xác định các mục tiêu
chung cho chủ đề nhằm góp phần phát triển cho trẻ về các mặt: thể lực,ngôn ngữ,
nhận thức ,tình cảm-xã hội , thẩm mỹ và các mục tiêu về kiến thức kỹ năng cần dạy.
- Bước 4: Xây dựng mạng hoạt động.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 10
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Tổ chức cho trẻ trải nghiệm các hình thức đặc trưng qua các hoạt động trong
ngày theo một trình tự nhất định: từ hoạt động đón trẻ- hoạt động ngoài trời- Hoạt
động chung-Hoạt động vui chơi- Hoạt động vệ sinh ăn trưa-ngủ trưa- Hoạt động vệ
sinh, ăn xế- Hoạt động chiều-trả trẻ.
-Bước 05: Lên kế hoạch hàng tuần ,hàng ngày.
Đây là bước mà giáo viên phải chuẩn bị cho việc giảng dạy từng tuần, từng
ngày theo chủ điểm đã lên: chuẩn bị về phương tiện,học liệu,đồ dùng dạy học, soạn
giảng cần thiết cho trẻ hoạt động và khám phá chủ đề.
- Bước 06: Đánh giá:

Sau mỗi ngày học, tuần học giáo viên có sự đánh giá qua sản phẩm trẻ đạt
được qua những câu hỏi của cô để ghi vào sổ nhật ký của giáo viên nhằm giúp giáo
viên nhận ra ngay những vấn đề và kịp thời điều chỉnh về nội dung, phương pháp, đồ
dùng dạy học hoặc môi trường Giáo dục.
*Có kiểm tra đánh giá giáo viên thực hiện đúng, thực hiện đủ và có sáng tạo về
nội dung chương trình giáo dục, để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tích cực, nhằm
khai thác hết khả năng hiểu biết của trẻ.
3.2 Xây dựng môi trường học tập
Môi trường giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với nhà trường, vì vậy
trường cần phải đảm bảo một môi trường giáo dục cho trẻ hợp lý.
Tôi chỉ đạo cho các lớp sắp xếp các hoạt động cho phù hợp chủ điểm, tạo cho
trẻ hứng thú,tò mò,thích khám phá.
Ví dụ:Với chủ điểm một số nghề thì:
-Góc phân vai sắp xếp những tranh ảnh, đồ chơi để cháu thực hiện phân vai
bác sĩ,cô giáo
-Góc xây dựng sắp xếp những khối gỗ,tranh,biển báo,bản cho cháu chơi xây
dựng doanh trại bộ đội hay bệnh viện
-Góc nghệ thuật :sắp xếp những mẫu vải,tranh ảnh về nghề may,giấy mẫu vẽ
về các nghề trong xã hội các dụng cụ như: cọ,màu
-Góc học tập: sắp xếp các hình đôminô về các nghề, lắp ráp hình

Trường Mẫu Giáo Thanh An 11
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
- Góc thiên nhiên: sắp xếp đồ dùng của công nhân trồng cây xanh,cây cối,tranh
vẽ về trình tự làm việc của công nhân tồng cây xanh
Mỗi góc hoạt động luôn rải đều số lượng trẻ chơi tránh tình trạng góc thì quá
nhiều trẻ chơi, góc thì ít trẻ chơi,và ở mỗi góc chơi nên có một bảng trang trí qua các
hình ảnh dễ thương để cháu biết gắn hình mình vào góc chơi.
Bố trí lại các lớp việc sắp xếp trang trí cho gọn , giá kệ áp sát tường để cho có
khoảng diện tích lớp rộng để giáo viên tổ chức các tiết học cháu được hoạt động dễ

dàng.
Ở mỗi góc có hình ảnh trang trí dễ thương, đẹp thu hút trẻ.
Tranh:
Trang
trí Góc
Nghệ
thuật
Chủ
điểm
Mùa
xuân
3.3 Xây dựng chỉ đạo điểm:
Năm học vừa qua trường tôi có 03 lớp Lá. Sau khi thống nhất của BGH cũng
như tất cả ý kiến giáo viên, tôi chọn Lá 03 làm điểm.
Giáo viên dạy lớp điểm cả 02 cô đều chịu khó, nhiệt tình,có khả năng tiếp thu
và có 01 Giáo viên là Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2007-2008, có kinh nghiệm
trong việc dạy chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5 tuổi.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 12
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
-Tôi trực tiếp hướng dẫn ,theo dõi việc thực hiện từ cách trang trí sắp xếp lớp
học sao cho nổi bật và phù hợp với đặc điểm của trẻ đồng thời phù hợp với hình thức
đổi mới hiện nay .
Góc : Bé ngoan của lớp.
-Tiếp theo là hướng dẫn kế hoạch giảng dạy của lớp điểm ,giúp 02 cô lớp điểm
thống nhất phương pháp của từng bài dạy rõ ràng,đúng mục đích.
Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên lớp Lá cách dạy tích hợp các môn học vào
từng bài cho phù hợp, cách sữ dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy trẻ thông qua
trò chơi để giúp trẻ làm quen với các kiến thức một cách thoải mái, tích cực và hồn
nhiên .

Bồi dưỡng cho giáo viên khối Lá nói chung ,giáo viên lớp điểm nói riêng về
cách lên kế hoạch giảng dạy cho phù hợp từng ngày. Cách đan xen lượng kiến thức
đưa vào từng bài dạy cho sinh động. Khuyến khích và hướng dẫn ứng dụng Công
nghệ thông tin vào trong từng kế hoạch hoạt động.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 13
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Điều cuối cùng trong việc xây dựng điểm là hàng tháng có kế hoạch dự giờ bồi
dưỡng cho 02 giáo viên dạy lớp điểm. Qua dự giờ tôi có những đánh giá rút kinh
nghiệm cụ thể cho từng giáo viên nhằm từng bước nâng dần chất lượng giảng dạy.
3.4 Tổ chức hoạt động chung và hoạt động góc
Đây là hoạt động mà giáo viên phải có sự thiết kế và chuẩn bị kỹ trước nhằm
hướng dẫn trẻ trong lớp hoạt động ,trải nghiệm với các hình thức tổ chức đa dạng,linh
hoạt để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức,phát triển kỹ năng của từng môn học theo nội dung
chủ điểm.Giáo viên luôn cung cấp cho trẻ những ý tưởng mới dạy trẻ học những kiến
thức và kỹ năng mới dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm đã có của trẻ.
Giúp giáo viên hiểu rõ, nắm rõ phương pháp khác biệt giữa hoạt động chung có
mục đích học tập với các tiết dạy cũ của chương trình cải cách là cách tổ chức hoạt
động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp và tích cực hoá quá trình hoạt động của trẻ theo
hướng tiếp cận tích hợp chủ đề,giáo viên phải biết sữ dụng phương pháp phát huy tích
cực của trẻ bằng hoạt động tư duy và vận động các cơ bắp của trẻ.
Hoạt động chung và hoạt động vui chơi trong một ngày học,01 tuần học phải
dạy cùng một chủ điểm và phải có sự tổng hợp, đan xen kiến thức.
Ví dụ: với chủ điểm :Thế giới động vật thì giáo viên phải giúp trẻ biết được
kiến thức về động vật sống ở khắp nơi: trong nhà,trong rừng,dưới nước thông qua tên
gọi,đặc điểm,môi trường sống,thức ăn,vận động,sinh sản,lợi ích,tác hại.
Từ những kiến thức này cháu tự nêu những suy nghĩ của mình qua các tiết
dạy,cô chỉ là người gợi ý,gợi mở tổng hợp lại các ý của cháu để giúp cháu khắc sâu
kiến thức đúng qua tranh ảnh minh hoạ,bài thơ,câu đố, chuyện. Đặc biệt thông qua
hoạt động vui chơi cháu tự thể hiện một cách sáng tạo theo gợi ý của cô thông qua

các đồ dùng có tính chất gợi mở một cách tích cực ; nhằm phản ảnh lại một số mối
quan hệ về động vật như: xếp,xây chuồng cho vật nuôi,cửa hàng bán các vật nuôi,thức
ăn cho vật nuôi,xây vườn bách thú,xây trại chăn nuôi,chơi đô mi nô dộng vật, xem
tranh truyện về các con vật,vẽ con vật mà cháu thích

Trường Mẫu Giáo Thanh An 14
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Góc :xây dựng trong giờ hoạt động vui chơi
-Qua hoạt động cháu thể hiện lại kiến thức của mình qua tranh ảnh được trưng
bày tại mạng nội dung hình ảnh
Qua tiết dạy chung và hoạt động vui chơi về chủ điểm thế giới động vật,cô
giúp cháu thể hiện được các thái độ yêu quý, chăm sóc một số động vật nuôi gần
gũi,quý trọng người chăn nuôi,yêu thích vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc,tiếng kêu,vận
động của các con vật.
Với hoạt động vui chơi thì đồ dùng đồ chơicủa trẻ phải để ở vị trí hợp
lý,thuận tiện.
Ví dụ: như góc xây dựng và góc phân vai phải liền nhau, góc nghệ thuật và
góc học tập ở phía khác, góc xây dựng tránh lối đi, góc thiên nhiên ở ngoài hiên,tạo
ranh giới giữa các góc bằng các giá,kệ,tủ,rèm,bìa
Muốn tổ chức một hoạt động vui chơi thì giáo viên luôn đảm bảo được các
góc chơi cho trẻ:
-Góc phân vai
-Góc xây dựng
-Góc nghệ thuật,tạo hình
-Góc học tập-góc sách

Trường Mẫu Giáo Thanh An 15
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
-Góc Thiên nhiên.
*Giáo viên khi tổ chức hoạt động chung cho trẻ phải theo quan điểm lấy trẻ

làm trung tâm,đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng cá nhân trẻ, các đồ dùng dạy
học của cô và đồ dùng đồ chơi nguyên liệu của trẻ phải nhằm kích thích sự tìm tòi,
sáng tạo của trẻ
Trẻ tham gia trò chơi trong giờ hoạt động Làm quen chữ viết

Trường Mẫu Giáo Thanh An 16
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Kết quả sau khi chơi trong giờ Làm quen chữ viết
4. Trang bị đồ dùng, đồ chơi.
4.1 Trang bị đồ dùng.
Phối hợp cùng Hiệu trưởng lập kế hoạch đầu tư kinh phí trang bị đồ dùng
cho các lớp, không nhất thiết đồ dùng phải mới hiện đại mà có thể sửa chữa cải tiến
đảm bảo đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học,trang trí lớp học thoáng mát nhẹ
nhàng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
4.2 Trang bị đồ chơi
Đồ chơi không chỉ là phương tiện để giúp trẻ triển khai dự định của mình, đồ
chơi trong tay người lớn còn là phương tiện giáo dục hữu hiệu. Vì vậy cần phải:
-Lập kế hoạch trang bị đồ chơi cho các lớp ,không nhất thiết phải đồ chơi hiện
đại mà trang bị các loại đồ chơi nhằm phát triển khả năng sáng tạo như các bộ đồ chơi
lắp ghép ,đồ chơi xây dựng, đồ chơi học tập

Trường Mẫu Giáo Thanh An 17
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Trẻ đang chơi đồ chơi lắp ghép
- Tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho từng chủ đề-chủ điểm
theo dạng “mở”, khuyến khích vận động giáo viên bằng hình thức thi đua sưu tầm
nguồn nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên của địa phương ,có kiểm tra-đánh giá
chấm điểm các dạng đồ dùng đó nhằm đảm bảo cho trẻ có đầy đủ đồ dùngcho việc
thực hiện nhiệm vụ “học đi đôi với hành”.


Trường Mẫu Giáo Thanh An 18
đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
Cây xanh phục vụ góc xây dựng theo dạng “ mở”
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
5. Phối hợp với phụ huynh học sinh.
Để Phụ huynh giúp đỡ , hổ trợ ,hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. Tôi đã
thông qua chương trình giảng dạy đổi mới cho phụ huynh nắm về mục đích,yêu cầu
của phương pháp dạy mới, về chương trình Kisdmast,ứng dụng công nghệ thông tin
qua bảng tuyên truyền của các lớp,của trường, qua các cuộc họp phụ huynh định
kỳ,để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc dạy đổi mới hình thức tổ chức giáo dục
trẻ 5 tuổi như thế nào.
Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung
giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham
quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu rõ những khó khăn hạn chế về cơ sở vật
chất trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và học hiện nay. Qua đó vận
động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn sách báo tranh truyện,cây
xanh cho trường nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục cháu.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 19
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Đặc biệt chỉ đạo cho giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác
giáo dục cháu giữa nhà trường và gia đình để đảm bảo được phương pháp giáo dục
chung, giúp cháu phát triển toàn diện.
6. Kiểm tra, đánh giá giáo viên,học sinh qua việc thực hiện chương trình đổi mới.
Tôi lập kế hoạch ,sau đó phối hợp cùng Hiệu trưởng kiểm tra Giáo viên khối lá
qua xem hồ sơ sổ sách, dự giờ,kiểm tra trên trẻ.
Việc kiểm tra dự giờ được tiến hành dưới nhiều hình thức:
- Kiểm tra báo trước.
-Kiểm tra thông báo trước.
-Kiểm tra định kỳ.

-Kiểm tra toàn diện.
Sau mỗi lần kiểm tra dự giờ, tôi có đánh giá cụ thể trực tiếp từng giáo viên và
chỉ rõ cho giáo viên thấy những hạn chế, tồn tại để có sự khắc phục trong chuyên
môn.
Mỗi tháng có kế hoạch kiểm tra giáo án,hồ sơ sổ sách giáo viên vào cuối tháng.
Ngoài ra còn kiểm tra giáo án đột xuất để có sự theo dõi việc thực hiện quy chế
chuyên môn của nhà trường , qua kiểm tra có nhận xét rõ những ưu;khuyết điểm của
từng giáo viên giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện về phương pháp giảng dạy.
Đến cuối năm học trường có xếp loại,đánh giá từng giáo viên cụ thể.
Đối với trẻ, mỗi năm chỉ đạo cho giáo viên tổ chức kiểm tra đánh giá 02 lần
vào tháng 12 và tháng 04. Đồng thời đánh giá ghi bảng liệt kê theo dõi sự phát triển
của trẻ 01 năm 3 lần vào tháng 10,12,04.
Sau đó ,trường có sự kiểm tra đánh giá lại một số cháu bất kỳ để có sự theo
dõi chính xác với kết quả của giáo viên nhằm rút kinh nghiệm chung cho công tác
giáo dục chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong toàn trường.
Tóm lại kiểm tra, đánh giá có tầm quan trọng rất lớn : tạo cho giáo viên có thói
quen tổ chức tốt các giờ hoạt động, tìm ra những biện pháp thực hiện một cách sáng
tạo, việc kiểm tra- đánh giá giúp tôi kịp thời phát hiện những tồn tại vướng mắc, đồng
thời nảy sinh những sáng kiến chỉ đạo tốt hơn.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 20
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Căn cứ vào nội dung,phương pháp,biện pháp mà tôi đề ra yêu cầu kiểm tra:
-Dự giờ đánh giá khả năng tổ chức của giáo viên và mức độ phát triển của trẻ.
-Kiểm tra các sản phẩm của trẻ tạo ra trong giờ hoạt động.
- Duyệt giáo án theo từng chủ đề xem việc chuẩn bị của giáo viên cách hướng
dẫn về các hoạt động trong ngày. Có như vậy giáo viên mới cố gắng tổ chức tốt các
hoạt động, không cắt xén chương trình, thời gian hoạt động.
Tóm lại:
Việc kiểm tra đánh giá khen thưởng, góp ý xây dựng giáo viên làm tốt nhiệm

vụ, tạo không khí thi đua trong sự phấn đấu học hỏi,sáng tạo, tích luỹ nhiểu kinh
nghiệm trong việc dạy học theo hướng tích hợp, đổi mới hình thức tổ chức giáo dục.
III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Từ thực trạng ban đầu qua biện pháp nâng cao chất lượng, tôi nhận thấy nhận
thức giáo viên được nâng lên, có ý thức tự giác trong việc thực hiện chương trình đổi
mới, biết vận dụng các phương pháp ,hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ phù hợp
với tâm sinh lý, tạo cho cô và cháu thoải mái, gần gũi nhau hơn từ đó chất lượng giáo
dục được nâng cao.
Khi thực hiện phương pháp tích hợp, ban đầu giáo viên còn gặp nhiều khó
khăn lúng túng và trẻ chưa thật tự nhiên đôi khi các nội dung tích hợp còn rời rạc
chưa đan cài hoà quyện vào nhau.
Đối với cách chỉ đạo và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đổi
mới được thực hiện trong thời gian qua. Các hoạt động được trẻ yêu thích ở lớp mẫu
giáo 5 tuổi, vì nó phù hợp với trẻ và tạo sự thân mật gần gũi,tình cảm giữa cô và cháu
gắn bó hơn;thoải mái hơn khi tham gia vào hoạt động chung cũng như các giờ hoạt
động khác.Và lúc này,trẻ được chơi và làm theo ý thích của mình, không bị gò bó
theo phương pháp cổ truyền, từ đó các giờ hoạt động cũng được nhẹ nhàng hơn.
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên có bước chuyển biến đáng kể trong phần nhận thức và tổ chức tốt
hơn qua phần thực hành.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 21
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
+ Bản thân giáo viên cảm thấy hào hứng dạy theo nội dung tích hợp, không
còn nhàm chán trong quá trình lên tiết( mặc dù giáo viên phải đầu tư suy nghĩ nhiều
về thiết kế cho bài giảng phù hợp,làm đồ dùng đồ chơi).Hình thức dạy nhẹ nhàng, hấp
dẫn không bị gò bó.
+ Giáo viên đã biết quan tâm, tôn trọng ý kiến,hứng thú,vận động tích cực của
trẻ mà không cảm thấy áp đặt,gò bó như trước. Trong quá trình dạy từng chủ điểm
giáo viên biết lựa chọn nguồn đồ chơi,đồ dùng phù hợp.Sắp xếp đồ dùng hợp lý,đẹp

mắt,nhìn chung toàn cảnh lớp học hấp dẫn về mọi mặt.
+Biết sữ dụng hình thức, phương pháp trong hoạt động chung,hoạt động vui
chơi linh hoạt theo tình huống, không bị gò bó bởi các bước như dạy trẻ ở chương
trình cải cách. Giáo viên được chủ động về khoảng thời gian sắp xếp để thực hiện tất
cả các chủ đề trong chương trình.
+Khi gặp một số chủ điểm hướng dẫn bài dạy không rõ,giáo viên đã biết chủ
động đầu tư sắp xếp theo một trình tự phù hợp theo tình hình lớp và thực tế của đại
phương.
+Trong quá trình lên tiết giáo viên đã thể hiện được vai trò hướng dẫn gợi
mở,động viên kích thích cháu hoạt động là chính nhằm khám phá sự ngây ngô sáng
tạo của trẻ và giáo viên lên tiết có nhiều tự tin, không còn lo ngại lúng túng như trước
đây.
+Qua đợt tham gia thao giảng theo chủ điểm đăng ký đầu năm, mới 6 chủ
điểm Giáo viên Khối lá đã đạt kết quả sau:
• Thao giảng 36 tiết /6 giáo viên đạt: 12 tốt - 14 khá -10 Đạt yêu cầu
• Qua Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở vừa qua: 06 giáo viên
khối Lá tham gia hội thi và đạt 3/6 giáo viên.
- Đối với trẻ:
+ Trẻ ngoan, nề nếp, vui vẻ hoạt động tích cực, hào hứng có kỹ năng trong các
giờ học toán,tạo hình,làm quen chữ viết
+Cháu được học tập trong môi trường đồ dùng đồ chơi phong phú,trang thiết bị
trường lớp thoáng đẹp từ đó cháu được hoạt động nhiều vớ đồ dùng đồ chơi

Trường Mẫu Giáo Thanh An 22
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
+ Cháu phát triển toàn diện về các mặt : tư duy,ngôn ngữ,thể chất,tình
cảm,quan hệ xã hội.
 Tóm lại, dù bước đầu kết quả đạt chưa cao, nhưng với nền tảng sẵn có tôi
hy vọng chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi của trường ngày
càng phát huy và đạt kết quả cao hơn.

PHẦN III-KẾT LUẬN
I- Những bài học kinh nghiệm:
Là một Hiệu phó chuyên môn cần có nhận thức rõ ràng về mục đích,ý
nghĩa,nhiệm vụ trong việc tiếp cận phương pháp dạy đổi mới.
Phải năng động sáng tạo,tổ chức chỉ đạo một cách khoa học,khéo léo,tế nhị và
hiệu quả.
Xây dựng tổ khối là một cánh tay phải của nhà trường, giúp BGH thúc đẩy,đôn
đốc giúp đỡ các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
Phải biết năng động,sáng tạo trong việc xây dựng ìnhmảng chủ đề cho phù hợp
với tình hình trường lớp,từng nội dung dạy.
Với chương trình đổi mới rất cần đến cơ sở vật chất,trang thiết bị đầy đủ,phong
phú,phù hợp để giúp cháu được chơi,được trải nghiệm với đồ dùng từ đó cháu mới
lĩnh hội kiến thức và sáng tạo trong suy nghĩ.
Luôn luôn lưu tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên vì đây là
một việc làm không thể thiếu được trong mỗi trường Mầm non. Bồi dưỡng chuyên
môn nên bồi dưỡng ở nhiều hình thức khác nhau như bồi dưỡng qua soạn bài,dự giờ,
xây dựng tiết thao giảng,qua chuyên đề,qua các tài liệu,bồi dưỡng thông qua tổ
khối làm tốt được công tác bồi dưỡng thì trường mới có được một đội ngũ giáo viên
vững vàng và đầy năng lực.
Làm tốt công tác kiểm tra,đánh giá trên trẻ và giáo viên để qua đó mới có sự
đúc kết kinh nghiệm,khắc phục những tồn tại để có kế hoạch chỉ đạo thực hiện năm
sau cao hơn năm trước.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 23
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Trong quá trình công tác , cần phải tạo được tính tập trung dân chủ,tính tự giác
làm việc có nề nếp từ giáo viên,luôn tạo mối đoàn kết để có được bầu không khí tốt
trong nhà trường.
Tổ chức các hoạt động đòi hỏi tầm bao quát của giáo viên rất rộng,giáo viên
phải hiểu trẻ,phải linh động sáng tạo xử lý tốt các tình huống trong khi hoạt động.Vì

vậy,cần tạo điều kiện để giáo viên được học hỏi trau dồi kinh nghiệm cho bản thân
mình.
Cần phải tạo được mối quan hệ với phụ huynh tốt,đồng thời luôn phát huy
công tác tham mưu từ phụ huynh,từ các ban ngành đoàn thể để hổ trợ thêm các nguồn
kinh phí phục vụ cho việc dạy tốt hơn.
II.Kết luận:
Giáo dục đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc thúc đẩy sự phát
triển của xã hội.Vì thế những người làm công tác giáo dục cần có nhận thức sâu sắc
về vai trò vị trí của ngành,nhất là ngành Mầm non, ngành học đặt cơ sở nền móng đầu
tiên cho quá trình giáo dục con người, xác định rõ nhiệm vụ giáo dục cháu theo hướng
đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi.
Với kết quả đạt được qua việc thực hiện nâng cao chất lượng về đổi mới hình
thức tổ chức ở trẻ 05 tuổi dù chưa cao, nhưng bước đầu đã có những khắc phục đáng
kể.Qua đó tôi càng phải phấn đấu hơn để chất lượng ngày càng nâng cao, để được như
thế là một Phó hiệu trưởng chuyên môn phải luôn:
-Học hỏi rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt để có năng lực chỉ đạo và
trình độ chuyên môn vững vàng.Luôn sáng tạo năng nổ,linh hoạt để vận dụng các
phương pháp,biện pháp tổ chức vào thực tế của trường mình,kịp thời giải quyết những
tồn đọng,tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt.Trong quá trình thực hiện đảm bảo đúng
trọng tâm,phù hợp với sự phát triển của trẻ nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao.
-Cần mạnh dạn đề xuất những ý kiến, những vấn đề khó khăn một cách hợp lý
lên cấp trên giải quyết.
Cuối cùng, người Hiệu phó chuyên môn phải luôn thể hiện tinh thần trách
nhiệm của mình trong công tác.

Trường Mẫu Giáo Thanh An 24
Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi
Thanh an, ngày tháng năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ


Trường Mẫu Giáo Thanh An 25

×