Tiêu chuẩn để chấm điểm tiết thực hành
1. Chuẩn bị : 2 điểm
2. Trật tự : 1 điểm
3. Hoàn thành sản phẩm : 1 điểm
4. Sản phẩm đẹp ; sáng tạo : 4 điểm
5. Vệ sinh : 2 điểm
I- Chuẩn bị:
•
- Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích
thước 8cm x 15 cm và một mảnh vải có
kích thước 10cm x 15cm.
•
- Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim
khâu, kéo, thước, bút chì.
Em hãy kể tên các mũi khâu cơ bản
mà em đã được học ?
Có 3 mũi khâu cơ bản
* Mũi thường
* Mũi đột mau
* Khâu vắt
II- Thực hành
•
1/ Khâu mũi thường ( mũi tới )
•
+ Vạch một đường thẳng ở giữa mãnh
vải theo chiều dài bằng bút chì.
•
+ Xâu chỉ vào kim, gút một đầu giữ mũi
khâu khỏi tuột.
•
+ Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim,
khâu từ phải sang trái
+ Lên kim từ mặt trái vải
Hình 1.14a
+ Xuống kim cách chỗ lên kim 0,2cm,
tiếp tục lên kim cách mũi vừa xuống 0,2cm
Hình 1.14b
Khi có 3 – 4 mũi trên kim , rút kim lên
Và vuốt theo đường đã khâu cho phẳng
Hình 1.14c
-
Khi khâu xong cần lại mũi xuống kim sang
mặt trái vòng chỉ qua đầu kim khóa mũi cho khỏi tuột
+ Khâu mũi thường : là cách khâu dùng kim
chỉ tạo thành những mũi lặn mũi nổi cách
đều nhau .
+ Nhìn ở mặt phải và trái giống nhau
+ Mũi khâu thường được sử dụng trong may
nối , khâu vá quần áo , hoặc khi cần khâu
lược ( khâu lược mũi dài )
QUAN SÁT ĐOẠN PHIM HƯỚNG DẪN SAU
2/ Khâu mũi đột mau
•
+ Vạch một đường thẳng ở giữa mãnh vải
theo chiều dài bằng bút chì.
•
+ Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 0,5cm,
xuống kim lùi lại 0,25cm, lên kim về phía
trước 0,25cm,
Hình 1.15a
•
Xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên,
lên kim về phía trước 0,25cm.
Hình 1.15b
•
. Cứ khâu như vậy cho đến hết đường
Hình 1.15c
- Lại mũi khi hết đường định khâu và thắt nút ở mặt trái
+ Mũi đột mau : là 1 phương pháp khâu mà mỗi
mũi chỉ nổi được tạo thành bằng cách đưa kim
lùi lại từ 3- 4 canh sợi sợi vải , rồi lại khâu tiến
lên 1 khoảng 4 canh sợi vải
+ Mũi đột mau có các mũi khâu liền cạnh nhau ,
bền chắc và thực hiện chậm hơn mũi khâu
thường vì phải khâu từng mũi một
+ Mũi đột mau thường được dùng khi may nối
hoặc may viền bọc mép
QUAN SÁT ĐOẠN PHIM HƯỚNG DẪN SAU
3/ Khâu vắt
Gấp mép vải lần thứ 1 xuống 0,5 cm ;
lần thứ 2 gấp tiếp xuống 1,5 cm khâu
lượt cố định
Hình 1.16a
-
Tay trái cầm vải, mép gấp để phía trong người
khâu .Khâu từ phải sang trái từng mũi một ở mặt trái
vải
Lên kim từ dưới nếp gấp vải , lấy 2-3 sợi vải mặt
dưới rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ để
mũi chặt vừa phải .Các mũi khâu vắt cách nhau 0,3
cm – 0,5 cm
Hình 1.16b
Ở mặt phải nổi lên những mũi chỉ
nhỏ nằm ngang cách đều nhau
Hình 1.16c
+ Khâu vắt : là phương pháp đính mép
gấp của vải nền bằng các mũi chỉ vắt
+ Mũi khâu vắt thường dùng khi may
viền gấp mép ở cổ áo hay gấu áo , gấu
quần , viền gấp mép khăn mùi xoa
QUAN SÁT ĐOẠN PHIM HƯỚNG DẪN SAU
Hướng dẫn về nhà
•
* Chuẩn bị tiết sau:
•
Một mảnh vải loại mềm hình chữ nhật
có kích thước 20cm x 26cm hoặc hai
mảnh 11cm x 13cm.
•
Dây chun nhỏ.
•
Kim, chỉ, kéo, thước, một mảnh bìa
mỏng có kích thước 10cm x 13cm