Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng đông nam bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 253 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHÙNG VĂN NAM




VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY






LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC






TP. HỒ CHÍ MINH – 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHÙNG VĂN NAM


VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY


Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH


Phản biện:
1. PGS.TS. Lương Minh Cừ
2. PGS.TS. Vũ Tình
3. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa
2. PGS.TS. Hà Việt Dũng

3. PGS.TS. Vũ Tình






TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHÙNG VĂN NAM



VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY


Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH



TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch. Các tài liệu được sử
dụng trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2013
Tác giả


Phùng Văn Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 4
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận án 11

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án 12
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 13
7. Kết cấu của luận án 13
Chương 1: Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân
dân trong lịch sử và sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ
quốc…………………………………………………………………….
14
1.1. Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử
14
1.1.1. Khái lược các quan đi
ểm khác nhau trong lịch sử triết học trước
Mác về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử………………… 14
1.1.2. Bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học và sự hình thành lý
luận Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử…… 21
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vận dụng vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quố
c
37
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong
lịch sử và sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc………… 37

1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an
ninh tổ quốc…………………………………………………………… 51
1.3. Lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân và vận động quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

64
1.3.1. Vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
tổ quốc
64
1.3.2. Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc 70
Chương 2: Thực trạng vai trò của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay
80
2.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và thực trạng tình hình an ninh trật
tự vùng Đông Nam bộ ảnh hưởng đến vai trò của quần chúng nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
80
2.1.1. Khái quát đặc đ
iểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ. 80
2.1.2. Thực trạng tình hình an ninh trật tự ở vùng Đông Nam bộ hiện
nay 86
2.1.3. Sự tác động của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đến quá
trình kinh tế – xã hội và an ninh tổ quốc hiện nay 101
2.2. Thành tựu trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc của quần
chúng nhân dân vùng Đông Nam bộ hiện nay
113
2.2.1. Những thành t
ựu của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ 113
2.2.2. Nguyên nhân cơ bản những thành tựu của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ 136
2.3. Những mặt còn hạn chế trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
của quần chúng nhân dân vùng Đông Nam bộ hiện nay
141


2.3.1. Những hạn chế của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ 141
2.3.2. Nguyên nhân cơ bản những hạn chế trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh tổ quốc của quần chúng nhân dân vùng Đông Nam bộ 145
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai
trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ
quốc vùng Đông Nam bộ hi
ện nay
155
3.1. Xu hướng biến đổi về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự tác động
đến vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay
155
3.1.1. Sự biến đổi về kinh tế - xã hội tác động đến vai trò của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông
Nam bộ hiện nay 155
3.1.2. Xu hướ
ng biến đổi về an ninh trật tự tác động đến vai trò của
quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng
Đông Nam bộ hiện nay 163
3.2. Phương hướng phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện
nay
172
3.2.1 Tăng cường xây dựng hoàn thiện các chủ thể làm công tác vận
động quần chúng nhân dân bảo v
ệ an ninh tổ quốc, xây dựng lực lượng
Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh 172
3.2.2. Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hài hòa các lợi
ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ của công dân, gắn liền với công

tác tấn công tội phạm 176
3.2.3. Quán triệt quan điểm “Lấy dân làm gốc” trong công tác phát huy
vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
180

3.3. Những giải pháp cơ bản phát huy vai trò của quần chúng nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ
hiện nay
183
3.3.1. Nâng cao vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn
thể các cấp đối với công tác phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc 183
3.3.2. Đổi mới công tác vận động phát huy vai trò quần chúng nhân dân
trong s
ự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc của lực lượng Công an nhân dân
ở các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ cho phù hợp với tình hình
mới 191
3.3.3. Đảm bảo đầy đủ lợi ích chân chính của quần chúng nhân dân
trong quá trình hoạch định và thực hiện đường lối chính sách của cơ
quan Đảng và chính quyền các cấp ở vùng Đông Nam bộ 208
3.3.4. Nâng cao ý thức và năng lực bảo vệ an ninh tổ quố
c của quần
chúng nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ an ninh tổ quốc 215
KẾT LUẬN
219
TÀI LIỆU THAM KHẢO
223
PHỤ LỤC
233




1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử đã được Mác
và Ăngghen khẳng định trong quá trình xây dựng thế giới quan triết học mới,
nhất là trong quan niệm duy vật về lịch sử. Việc xác lập vai trò của quần
chúng nhân dân không phải ngẫu nhiên, mà dựa trên nền tảng vững chắc của
tiến trình lịch sử xã hội, gắn với hoạt động củ
a quần chúng nhân dân trong các
lĩnh vực sản xuất vật chất, đấu tranh biến đổi xã hội và sáng tạo ra các giá trị
văn hóa tinh thần. Không một nhà triết học nào ở các thế kỷ trước, kể cả các
nhà triết học khai sáng Pháp và Đức có được cách nhìn toàn diện như vậy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng sự nhạy bén
khoa học và bản lĩnh chính trị của mình, đã tiế
p thu rất sâu sắc quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử,
đồng thời vận dụng một cách sáng tạo quan điểm ấy vào quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, trong đó có sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc. Đảng ta
khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ” [31, tr.40]. Đó là một trong những
nguyên nhân vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn lao góp phầ
n làm nên
thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt cuộc trường chinh chống giặc
ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày nay, đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới. Tình hình
kinh tế, chính trị trên thế giới và trong nước đang diễn ra khá phức tạp. Các
thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam.

Chúng luôn tìm cách hạ thấp vai trò c
ủa quần chúng nhân dân, xuyên tạc
đường lối lãnh đạo của Đảng. Mặc khác “một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thiếu gương mẫu, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” [31, tr.38], dẫn đến thái độ


2
quan liêu, hách dịch, xem thường vai trò của quần chúng nhân dân. Sự tác
động mặt trái của cơ chế thị trường làm cho tội phạm, tệ nạn xã hội có xu
hướng phát triển ngày càng nghiêm trọng có ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã
hội. Tình hình trên đòi hỏi Đảng cần phải tiếp tục quán triệt thật sâu sắc vai
trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.
Vùng Đông Nam bộ bao gồ
m địa giới hành chính của các tỉnh Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố
Hồ Chí Minh. Phía Bắc và phía Tây vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia,
phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông Bắc
giáp với Tây Nguyên, phía Đông và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và
Biển Đông.
Đây là vị trí thuận lợi xét từ góc độ kinh tế, chính trị và văn hoá,
bởi vì nó cho phép sự liên kết với các khu vực xung quanh, song cũng là nơi
tiềm ẩn những nguy cơ nhiều mặt, nếu không có sự quản lý thích hợp, tận
dụng thế mạnh và hạn chế những rủi ro của toàn vùng do những tác động từ
bên ngoài. Đông Nam bộ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là
trung tâm kinh tế của khu v
ực phía Nam, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và
ngoài nước. Sự xuất hiện hàng loạt các khu công nghiệp tập trung ở một số
địa bàn làm thay đổi cuộc sống, môi trường và an ninh trật tự. Các khu công
nghiệp ra đời, hàng triệu người lao động tập trung về đây và kéo theo đó là sự

thay đổi tư duy, tình cảm, lối sống của nhân dân địa phương, đồng thời các
loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hộ
i cũng xuất hiện và gia tăng. Trình độ nhận
thức của quần chúng nhân dân ở một số địa bàn còn thấp, ý thức chấp hành
pháp luật còn hạn chế, chưa nhận thức và phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của
công dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.
Tại các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, ở các địa bàn tập trung nhiều
đồng bào dân tộc và đồng bào có đạo, các phần tử phá hoại đã l
ợi dụng vấn đề
phức tạp về dân tộc, tôn giáo để lôi kéo đồng bào tham gia hoạt động


3
FULRO, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, kích động đồng bào gây trở
ngại cho việc thực hiện các chủ trương của tỉnh và gây chia rẽ tình đoàn kết
giữa các dân tộc, tôn giáo.
Những vấn đề trên làm cho tình hình an ninh trật tự ở khu vực này cũng
thay đổi cơ bản, phá vỡ sự ổn định vốn có trước kia, đã gây tâm lý hoang
mang trong quần chúng nhân dân và tạo ra tính chất phức tạp về an ninh trật
tự. Trong khi đó việ
c lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng nhân
dân tham gia Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc chưa được quan tâm
đúng mức. Các tổ chức Đảng, chính quyền ở một số địa phương trong vùng
nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng phong
trào nên việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, chiếu lệ, thiếu sơ
kết, tổng kết để rút kinh nghi
ệm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Vai trò
nòng cốt trong công tác vận động phát huy vai trò quần chúng nhân dân bảo
vệ an ninh tổ quốc của lực lượng Công an nhân dân chưa được chú ý, coi
trọng; sự phối hợp giữa ngành Công an với các ngành, đoàn thể chính trị - xã

hội, các tổ chức quần chúng trong việc vận động quần chúng nhân dân tham
gia Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc chưa chặt chẽ, đồng bộ. Mặt
khác, tâm lý ngại va chạ
m, không dám ngăn chặn các hoạt động của đối tượng
lưu manh côn đồ, không dám tố giác tội phạm do sợ bị trả thù có xu hướng
xuất hiện ngày càng tăng trong quần chúng nhân dân. Vấn đề đặt ra là phải
phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra phương hướng
và những giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của quần chúng nhân dân trong
sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ.
Khái quát lại, vùng
Đông Nam bộ là địa bàn rất phức tạp về an ninh trật
tự, bởi vì nó bao gồm các địa phương gắn liền với các lĩnh vực hoạt động
như: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, du lịch, dầu khí, các khu
công nghiệp, các tôn giáo, các dân tộc, địa bàn có biên giới với nước
Campuchia, ngoài mặt thuận lợi trong quá trình phát triển, còn có mặt trở ngại


4
không nhỏ về an ninh trật tự xã hội. Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc là công tác có ý nghĩa quan trọng để
thực hiện quyền làm chủ của quần chúng nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, là biện pháp công tác có hiệu
quả để góp phần giải quyết vấn đề an ninh tổ quốc trong tình hình hiện nay tại
vùng Đông Nam bộ. Chính vì những lý do trên, tác gi
ả lựa chọn vấn đề “Vai
trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng
Đông Nam bộ hiện nay” cho đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là một trong
những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin, vấn đề này đã được các nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước
đặc biệt quan tâm rất nhiều. Các công trình,
bài viết về vai trò của quần chúng nhân trong lịch sử nói chung, trong các lĩnh
vực cụ thể của đờì sống xã hội nói riêng, trong đó có lĩnh vực bảo vệ an ninh
tổ quốc khá phong phú, song chủ yếu tập trung vào ba nhóm chính:
Thứ nhất, những công trình, bài viết mang tính định hướng về thế giới
quan và phương pháp luận, liên quan đến vai trò của quần chúng nhân dân
trong các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ ngh
ĩa Mác – Lênin, của Hồ Chí
Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, vấn đề vai trò
của quần chúng nhân dân chiếm vị trí quan trọng trong các tác phẩm của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngay từ bài viết Lời nói đầu cho tác
phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (tháng Chạp 1843
– tháng Giêng 1844), C. Mác Viết: “… Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh
đổ bằng l
ực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật
chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng” [61, tr.580]. Các thời kỳ của sự
phát triển triết học Mác, giai đoạn Mác – Ăngghen, đều đề cập đến vai trò của
quần chúng nhân dân. Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1846),


5
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Tiếp đó các bài viết thời kỳ cách
mạng tư sản với các tác phẩm chủ yếu của Mác như “Đấu tranh giai cấp ở
Pháp”, “Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ”, “Nội chiến ở Pháp”,
“Phê phán Cương lĩnh Gôta” cho thấy tính tiên phong, vai trò cách mạng của
giai cấp công nhân - bộ phận đông đảo nhất trong quần chúng nhân dân. Đến
những tác phẩm của Ph. Ăngghen (Vấn đề nhà nước, cách m
ạng xã hội,
chuyên chính vô sản…) đều khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân

trong các hình thức hoạt động lịch sử – hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động
cải tạo xã hội, hoạt động sáng tạo văn hóa. C. Mác và Ph. Ăngghen nhấn
mạnh vai trò to lớn của quần chúng trong xã hội mới, từ Hệ tư tưởng Đức đến
Chống Đuyrinh (về xã hội xã hội chủ ngh
ĩa trong tương lai).
V. I.Lênin bảo vệ, phát triển triết học Mác. Một trong những tác phẩm
lớn ban đầu của mình như “Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh
chống những người dân chủ – xã hội ra sao”? Lênin đã vạch trần bản chất
phản cách mạng, giả danh “người bạn của dân” của bọn dân túy ở Nga vào
những năm 90 của thế kỷ XIX. Di huấn của Người trong loạt bài vi
ết và bức
thư gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (bônsêvích) Liên Xô,
trong đó có cả bài về sự cần thiết đổi mới chủ nghĩa xã hội và phương thức
phát huy vai trò của quần chúng nhân dân.
Thứ hai, các công trình, bài viết của các nhà lý luận về vai trò quần
chúng nhân dân trong lịch sử, đặc biệt sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc trong
điều kiện hiện nay. Ở Việt Nam, vấn đề
này đã được đề cập rất sâu sắc trong
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể là trong Văn
kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, tác phẩm của các lãnh tụ chính trị.
Tư tưởng “quần chúng nhân dân làm nên lịch sử” được Đảng ta vận
dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng trong suốt hơn 80 năm qua. Từ Cương
lĩnh đầu tiên củ
a Đảng đã xác định “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.


6
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc - động lực chủ yếu để phát triển đất nước là một quan điểm cơ
bản được quán triệt trong toàn bộ các văn kiện từ Đại hội VI đến Đại hội XI.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khẳng định “Đại đoàn kế
t toàn dân tộc là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực
chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28, 48]
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cách mạng Việ
t Nam. Quan điểm về
vai trò của quần chúng nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác lập trong
quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập
dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở Hồ Chí Minh, những
tư tưởng về vai trò của quần chúng nhân dân được Người nói đến rất nhiều
các bài viết, bài nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ, đồng bào và được tậ
p hợp
trong “Hồ Chí Minh toàn tập” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội -
2000). Điển hình là các tập 2, bài “Công nhân quốc tế”, “Quốc tế ca”; tập 5,
bài “Dân vận”; tập 6, “Bài nói chuyện tại Trường Công an trung cấp khóa 2
năm 1951”, “Bài nói tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất ngày 24-6-
1952 ”; tập 8, “Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa II Trường Đại
học nhân dân Việt Nam ngày 08-12-1956”; tập 11, “Bài nói chuyện tại Hội
nghị cán bộ
Ngành Công an ngày 19-4-1963”; tập 12, “Bài nói với cán bộ tỉnh
Hà Tây ngày 10-02-1967”. Trong những bài viết của Người, sự kết hợp chủ
nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa Mác - Lênin, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội đã được làm sáng tỏ trên cơ sở khẳng định sức mạnh vô song
của quần chúng nhân dân.
Lê Duẩn với tác phẩm “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
(Nhà xuất bả
n Sự thật, Hà Nội 1976); Trường Chinh với “Cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1975); Đỗ



7
Mười với “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” (Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996), cùng với hàng loạt bài viết của các nhà
lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước ta đã nêu bật bản chất của cách mạng
Việt Nam, của nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân. Sức mạnh của quần chúng nhân dân, qua sự
phân tích của các nhà lãnh
đạo, thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước và sáng tạo nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong Văn kiện đại hội Đảng của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam
Bộ qua các nhiệm kỳ. Chẳng hạn tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh Đồng Nai, Bình d
ương, Bình Phước, Tây Ninh lần thứ IX, (Nhiệm
kỳ 2010 - 2015); lần thứ thứ V của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhiệm kỳ 2010 -
2015) đều có điểm chung là phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong
lịch sử nói chung, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng.
Đối với các công trình chuyên khảo, tham khảo về vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử.
Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì
dân” của tác giả Nguyễ
n Đình Lộc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998) đã khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân trong công cuộc đổi mới và
xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Tác phẩm “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư
tưởng Hồ Chí Minh (1954 – 1975)” của tác giả
Hoàng Trang (Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) những nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết
của Hồ Chí Minh được đề cập đến hết sức cụ thể và sâu sắc. Tác giả đã chứng
minh rằng: chính sự vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn những quan điểm cơ
bản, những giải pháp và nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết c
ủa Hồ Chí


8
Minh một cách sáng tạo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã
góp phần quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân,
là điều kiện của việc đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm “Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Khắc Mai (Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội - 1997) đ
ã hệ thống hóa tư tưởng
dân chủ của Hồ Chí Minh và trình bày tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong
một số lĩnh vực thực tiễn. Tác giả cho rằng làm theo tư tưởng của Người sẽ đạt
được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong xây dựng thế trận
Quốc phòng toàn dân nói chung và bảo v
ệ an ninh tổ quốc nói riêng. Ngành
Công an cũng luôn xác định vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh tổ quốc là một lực lượng hùng hậu, hết sức to lớn. Từ trước đến
nay cũng đã có một số đề tài khoa học, bài viết trên các báo, tạp chí về vai trò
của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.
Sách “Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ,
Công an nhân dân làm nòng cốt trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh chính trị và
giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay” (Nhà xuất bản Công an nhân
dân, Hà Nội - 2000) khẳng định: đảm bảo an ninh chính trị và giữ gìn trật tự

an toàn xã hội là điều kiện rất quan trọng cho thành công của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị
và giữ gìn trật tự an toàn xã hội chỉ thực sự
thành công khi thực hiện cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và Công an nhân dân
làm nòng cốt.
Tác phẩm “Một số vấn đề về phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh,
trật tự ở nước ta hiện nay” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002), tác giả
Nguyễn Đình Tập từ cái nhìn lý luận và thực tiễn đã rút ra những bài học kinh


9
nghiệm về việc phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh, trật tự ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới.
Thứ ba, các tài liệu tham khảo, chuyên khảo về vai trò quần chúng
nhân dân trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ.
Tác giả Nguyễn Thành Thượng, “An ninh trật tự các khu công nghiệp
tỉnh Bình Dương - Thực trạng và giải pháp” (Đề tài khoa học Bộ Công an,
năm 2000). Trên cơ s
ở nghiên cứu thực trạng tình hình an ninh, trật tự tại các
khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, tác giả Nguyễn Thành Thượng đã đề ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo an ninh trật tự tại
các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, trong đó có giải pháp về công tác vận
động nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh tổ quốc.
Phan Hồng Tam, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạ
t động đảm bảo
trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp tập trung Biên Hòa – Đồng Nai”
(Đề tài khoa học Bộ Công an, năm 2000). Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng
tình hình trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp tập trung Biên Hòa –

Đồng Nai, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp tập trung Biên Hòa – Đồng
Nai, trong đó có giải pháp về công tác vậ
n động nhằm phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.
Nguyễn Văn Dựt, “Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm xâm
phạm về trật tự xã hội ở các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương”
(Luận văn Thạc sĩ luật học, nă
m 2006). Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình
hình hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm xâm phạm về trật tự xã hội ở
các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương, tác giả Nguyễn Văn Dựt rút


10
ra nguyên nhân của những hạn chế và đề ra các giải pháp khắc phục, trong đó
có giải pháp về công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
Nguyễn Văn Khánh, “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
dân vận của Công an tỉnh Đồng Nai”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân, (Bộ
Công an, Hà Nội – 2007. Tác giả đã nêu lên đặ
c điểm tình hình, thực trạng và
những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác dân vận của Công an tỉnh
Đồng Nai góp phần bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Lê Đông Phong, “Công tác dân vận của Công an thành phố Hồ Chí
Minh – thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân, (Bộ Công
an, Hà Nội – 2007. Tác giả đã nêu lên đặ

c điểm tình hình và thực trạng công
tác dân vận của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Tôi Sủng, “Những kinh nghiệm trong công tác vận động quần
chúng phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của
lực lượng Công an nhân dân, (Bộ Công an, Hà Nội – 2007. Tác giả đã nêu lên
đặc điểm tình hình và thự
c trạng công tác xây dựng mô hình tiêu biểu của
phong trào quần chúng nhân dân phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dương Văn Thủy, “Công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh làm tốt
công tác dân vận bảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới” Kỷ yếu hội thảo
khoa học: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng
Công an nhân dân, (Bộ Công an, Hà Nội – 2007. Tác giả trình bày đặc
điểm
tình hình và thực trạng phức tạp của công tác bảo vệ an ninh trật tự trên tuyến
biên giới của lực lượng Công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh


11
Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
hệ thống, toàn diện về vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ. Với thực tế trên, đề tài được triển khai trên
cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình đã công bố, từ đó phát triển
một hướng đi khá độc lập cho mình, đó là đi sâu nghiên cứu thực trạng vai trò
của qu
ần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, chỉ ra được
những thành quả, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó đề ra phương hướng
và những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông

Nam bộ hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Mụ
c đích của luận án
Từ việc phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của
quần chúng nhân dân trong lịch sử, sự vận dụng của Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ
an ninh tổ quốc, luận án làm rõ thực trạng vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc tại vùng Đông Nam bộ. Đồ
ng thời đề ra
phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai trò của quần chúng
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò
của quần chúng nhân dân trong lịch sử,
sự vận dụng của Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay; vấn đề lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh tổ quốc.


12
Nghiên cứu những điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và an ninh trật tự,
sự tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ảnh hưởng đến vai trò của
quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam Bộ. Làm rõ
những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân cơ bản vai trò của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ.
Nêu ra ph

ương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai trò quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ
hiện nay.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là một vấn đề rất
rộng. Trong luận án tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề vai trò
của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ
quốc tại vùng
Đông Nam bộ, trong đó giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 5 tỉnh vùng Đông
Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào những mặt chủ yếu nhất.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng C
ộng sản Việt
Nam về vai trò của quần chúng nhân dân và Phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp,
thống kê, lịch sử và lôgic.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng H
ồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và vận dụng vào một lĩnh vực
quan trọng của đời sống xã hội là bảo vệ an ninh tổ quốc.


13
Thứ hai, nêu ra phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai
trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng
Đông Nam bộ hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cửa luận án
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ một cách có hệ thống lý luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam v
ề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, và vận dụng
vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, đặt biệt là trong sự nghiệp đổi mới, quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ thực trạng vai trò quần chúng nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam bộ, chỉ ra
những thành quả, những hạn chế và nguyên nhân,
đề ra phương hướng và
những giải pháp nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.












14
Chương 1

LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH,
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA
QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ VÀ SỰ VẬN DỤNG
VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

1.1. LÝ LUẬN CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ
1.1.1. Khái lược các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học
trước Mác về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội đã chứng minh rằng con
người là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử. Tuy nhiên, vai trò quyết định
đối với sự phát triển xã hội là thuộc về
những cá nhân có phẩm chất đặc biệt –
vĩ nhân lãnh tụ hay thuộc về quần chúng nhân dân đông đảo? Trước khi chủ
nghĩa Mác – Lênin ra đời, cả triết học duy tâm và triết học duy vật đều không
hiểu đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
Tại phương Đông vấn đề này được đề cập trong nhiều học thuyết triết
học, nhất là triết học Trung Quốc và Ấ
n Độ cổ đại. Khái niệm “dân” và “quần
chúng nhân dân” chưa được nêu ra trong tư tưởng triết học và chính trị
phương Đông cổ đại, song về nội hàm, cách hiểu về “dân” có điểm tích cực,
xét trong điều kiện lịch sử lúc ấy.
Trong lĩnh vực chính trị, xã hội Khổng Tử chủ trương ba điều cần thiết
của phép trị nước “túc thực, túc binh, dân tín” thì “dân tín” là yếu tố quan
tr
ọng nhất. Bởi vậy, khi Tử Cống hỏi đến cách cai trị xã hội, Khổng Tử đáp:
“Nhà cầm quyền cần ba điều, lương thực dồi dào, binh lực mạnh mẽ và được
lòng tin của dân”. Tử Cống hỏi tiếp: “Trong ba điều ấy, nếu bất đắc dĩ phải bỏ
đi một điều thì bỏ điều nào?” “Bỏ binh lực”. “Nếu bấ
t đắc dĩ phải bỏ đi một



15
điều nữa?” “Bỏ lương thực vì từ trước đến nay nếu thiếu cái ăn chỉ đói chứ
không mất nước, còn nếu thiếu lòng tin của dân thì sớm muộn chính quyền sẽ
sụp đổ” (Luận ngữ, Nhan Uyên) [Dẫn lại 17, tr.59]. Kế thừa tư tưởng của
Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng: “quần chúng nhân dân lao động có vai trò hết
sức quan trọng đối với sự t
ồn vong, thịnh suy của một đất nước. Thậm chí,
ông còn cho rằng, dân còn quý hơn cả vua chúa và xã tắc. Ông nói: “Dân vi
quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ) [Dẫn lại 17,
tr.245]. Đây là tư tưởng nổi bật trong quan điểm “Dân vi bang bản” của Nho
giáo. Hiểu một cách chung nhất luận điểm trên của Mạnh Tử là trong xã hội
không có dân là không có xã tắc, không có nước sẽ không có vua, cho nên
việc của dân, lợi ích của dân phải được đặ
t lên hàng đầu.
“Dân là gốc nước”, “nước lấy dân làm gốc” vốn là tư tưởng trong quan
niệm của Nho giáo, được cha ông ta tiếp thu và sử dụng trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Mặc dù vậy, tư tưởng “dân vi bang bản” của Nho giáo xét
đến cùng, về mặt bản chất thì chỉ xem dân là phương tiện của nước. Nước
trong khái niệm của Nho giáo, là nhà riêng của vua, của giai cấp thống trị; dân
là những “thần dân”, kẻ hạ tiệ
n nghèo khổ, dốt nát được sinh ra để làm bầy tôi
phụng sự cho “thiên tử” (vua - con trời) chứ không có quyền lợi gì cả. Như
vậy, dân chỉ là công cụ lợi dụng của giai cấp thống trị. Có thể nói rằng Khổng
– Mạnh đã có cách nhìn nhận tích cực về “dân”, đây là điều đáng ghi nhận.
Song, do lập trường giai cấp và bị hoàn cảnh lịch sử chi phối, Khổng - Mạnh
chưa thể
thấy được dân là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Xuất
phát từ tư tưởng đạo đức Nho giáo là phụng sự nhà vua, coi dân chỉ là phương

tiện để đạt được sự thống trị của bậc quân tử. Ở luận điểm nào đó, nếu như
Nho giáo có nói đến “dân vi quý”, “dân vi bang bản”, hay nói đến “dung”,
“khoan” sức dân cũng không phải là xuất phát từ lợi ích của dân mà là k
ế sách
sử dụng dân bảo vệ chế độ phong kiến mà thôi. Do đó, Nho giáo chưa bao giờ


16
là người phát ngôn với tư cách là người đại diện cho lợi ích của quần chúng
nhân dân, mà chính là người đại diện đầy trách nhiệm của tầng lớp thống trị
xã hội.
Mặc gia là một trường phái triết học đại biểu cho lợi ích của tầng lớp
sản xuất nhỏ. Các đại biểu của Mặc gia hầu như đều phản ánh lợi ích của
nhân dân lao động. Người đại di
ện xuất sắc của tư tưởng Mặc gia là Mặc Địch
(480 - 420 trước công nguyên). Xuất phát từ lợi ích của người sản xuất nhỏ,
ông chủ trương “kiêm tương ái, giao tương lợi” (thương yêu lẫn nhau, cùng
hưởng lợi với nhau). Đó là hạt nhân của học thuyết kiêm ái của Mặc Tử, ông
quan tâm nhiều đến hạnh phúc của con người, nhất là những người dưới đáy
xã hội. Mặc t
ử thấu hiểu được những nỗi bần cùng, những cảnh áp bức, lừa
đảo, cướp bóc… thường xuyên dội lên đầu người dân làm cho họ không sống
nổi và ông cho đó là cái họa lớn của xã hội. Vì không tìm được nguyên nhân
giai cấp để giải quyết vấn đề nên ông chỉ dựa vào cái mà ông cho là lớn nhất
đó là tình thương. Nó là cội nguồn của hạnh phúc nếu con người có tình
thương; nó là cội nguồn của đau kh
ổ, của bất hạnh nếu con người không có
tình thương. Đây chính là cơ sở ra đời học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử. Tình
thương ở đây bao gồm tình yêu với tất cả mọi người và làm lợi cho tất cả mọi
người như nhau, không phân biệt đẳng cấp, thứ bậc, thân sơ, sang hèn. Ông

coi đây là ý Trời, là thiêng liêng, là quyền uy mạnh mẽ, sáng láng, công minh,
to lớn, bền lâu. “kiêm ái” là cái thực của nhân, là nội dung của ngh
ĩa. Mặc Tử
chủ trương tiết dụng, tiết táng, phi nhạc, phi công. Tất cả những điều trên xuất
phát từ tư tưởng kiêm ái của ông.
Học thuyết kiêm ái của Mặc Tử đề cao tính chủ động trong tình thương.
Thực ra đó chỉ là nguyện vọng tốt lành đáng kính của ông mà thôi. Mặc dù
vậy vẫn có thể khẳng định rằng tư tưởng kiêm ái của Mặc Tử là s
ự thể hiện
tinh thần dân chủ bình đẳng sơ khai và chủ nghĩa vị tha trong triết học của


17
ông phản ánh ước mơ sâu sắc không chỉ của Mặc Tử mà còn là nguyện vọng
của đại đa số tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc thời bấy giờ. Ông còn
thấy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong xã hội qua học thuyết
thượng đồng của ông. Đó là sự tồn tại và phát triển của xã hội là một thể
thống nhất, sự thống nhất ấ
y không chỉ nằm ở tầng lớp thống trị mà là sự
thống nhất của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Những tư tưởng thân dân,
tiếp cận với tư tưởng dân chủ của Mặc tử có tính chất nguyên sơ nhưng đã
góp phần quan trọng vào chủ trương cải cách xã hội, cải thiện đời sống nhân
dân lao động và sự nhận thức đánh giá đúng vai trò của qu
ần chúng nhân dân
trong quá trình phát triển xã hội.
Nói đến triết học phương Đông không thể không nói đến triết học Ấn
Độ. Đó là một trong những chiếc nôi triết học lâu đời, phong phú và tương
đối đặc biệt của nhân loại. Những học thuyết triết học nghiên cứu hầu hết các
lĩnh vực, cố gắng vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con
người và sự tương ứng, tương đồng giữa nội tâm và ngoại giới, tìm con đường

giải thoát cho đời sống tâm linh con người, mà một trong những trường phái
triết học lớn nhất là Phật giáo.
Nội dung cơ bản của Phật giáo là học thuyết về “Khổ và con đường cứu
khổ”. Sách Phật qui vào trong “Tứ diệu đế” gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo
đế. C
ứu khổ, giải thoát vừa là nội dung, vừa là chủ đích của Phật giáo. Phật
giáo chủ trương tất cả chúng sinh không phân biệt sang hèn, giàu nghèo đều có
thể giải thoát. Phật giáo cũng cho rằng sự giác ngộ, giải thoát là công việc của
chúng sinh, do chúng sinh thực hiện. Mặc dù chưa nhìn thấy được vai trò của
quần chúng nhân dân trong lịch sử, nhưng Phật giáo là tiếng nói chống lại chế
độ đẳng cấp khắc nghiệ
t, tố cáo bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã
hội, nói lên khát vọng thoát khỏi những bi kịch của cuộc đời. Phật giáo thể hiện
rõ tính chất nhân bản, nhân văn của nó, có những ảnh hưởng tích cực đối với

×