Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

yếu tố ảnh hưởng tới nghèo của các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 253 trang )

- 1 -
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Vấn đề xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, là sự quan tâm hàng đầu của
Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua. Đây là vấn đề luôn được coi là một trong
những mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ vào tháng 9 năm 2000. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã trở
thành nước có mức thu nhập bình quân đầu người xếp ở nhóm nước có mức trung
bình của thế giới thì bản chất của nghèo đói ở nước ta đã có những thay đổi nhanh
chóng, không chỉ thể hiện ở lượng và còn đòi hỏi cả về chất [10], [285].
Mặc dù công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể và được quốc tế đánh giá cao [75]. Tỷ lệ nghèo giảm
nhanh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, và kể từ năm 2006 đến nay,
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,9% năm 2006 xuống 14,7% năm 2007, 12% năm 2008 và
11% năm 2009 [60], [301], [303] đến năm 2010 tỷ lệ nghèo đói chỉ còn 9,45%
[276]. Tuy vậy, mức độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng miền, nhiều khu
vực vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, như khu vực Miền núi phía Bắc, khu vực Tây
Nguyên, vùng ven biển Miền Trung, v.v… [1], [75], [91].
Thủy sản là ngành sản xuất có tính chất đặc thù, hoạt động sản xuất thủy sản phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên nguồn lợi hải sản. Trong những năm
qua, thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đã đóng góp tích cực vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế [9], [15], [16], [22]. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng
liên tục trong nhiều năm qua. Nếu như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
đạt trên 600 triệu USD thì đến năm 2000 con số này đã đạt trên 1,4 tỉ USD, năm
2008 đạt 4,5 tỉ USD và đến năm 2010 đạt 5,016 tỉ USD [9], [22], [283]. Tuy vậy,
nghề cá Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng vẫn có những đặc
điểm đó là: quy mô nhỏ, đa nghề và sử dụng các ngư cụ truyền thống [15], [58],
- 2 -
[172, [188]. Vấn đề này đã gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát cường lực


khai thác trên các vùng biển [88]. Thêm vào đó, tình trạng khai thác hải sản vẫn
đang diễn ra ở hầu hết khu vực ven bờ, cường lực khai thác (bao gồm cả số lượng
tàu thuyền và tổng công suất) đang không ngừng tăng lên [15], [41], [204]. Nghề
khai thác hải sản ven bờ này đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, như: tác động của
biến đổi khí hậu đến nuôi trồng và đánh bắt hải sản [17], đói nghèo, những vấn đề về
suy giảm nguồn lợi hải sản và ô nhiễm môi trường [15], [242].
Nghề cá ven bờ đã được Chính phủ nhìn nhận là đang trong tình trạng khai thác
quá mức, Chính phủ đã và đang cố gắng giảm cường lực khai thác ở khu vực ven bờ
[15]. Điều này đã làm cho tình hình nghèo đói trong ngành thủy sản vẫn tiếp tục là
vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm của các cơ quan chức năng và của các địa
phương có cộng đồng ngư dân sinh sống, nhất là cộng đồng ngư dân nghề khai thác
hải sản ven bờ.
Khu vực ven biển Nam Trung Bộ là khu vực tập trung nhiều cộng đồng ngư dân
hoạt động nghề khai thác hải sản ven bờ sinh sống và là một trong những khu vực
có nhiều xã nghèo ven biển đặc biệt khó khăn [15], [29]. Bên cạnh đó, chính sách
phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang trong quá trình triển khai [33]. Vì vậy,
việc tìm ra những giải pháp thiết thực, cơ bản, lâu dài để những hộ ngư dân nói
chung, ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ nói riêng thật sự thoát nghèo, chống
tái nghèo, được tiếp cận với những cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế vẫn là một thách thức lớn đối với khu vực này.
Từ nhiều năm qua, vấn đề nghèo đói nói chung và nghèo đói của ngư dân nói
riêng đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc và đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan tới vấn đề này dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng
tới nghèo đói đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như: Foster, J & đồng
nghiệp [175], Ravallion, M. [230], Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông – Lâm
Liên Hiệp Quốc (FAO), v.v… Những nghiên cứu này đã đưa ra phương pháp tiếp
cận, cơ sở khoa học và những bằng chứng thực nghiệm làm nền tảng cho việc xây
dựng cơ sở lý thuyết về phân tích nghèo đói.
- 3 -

Những công trình nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
(UNDP), Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng chỉ
dừng lại ở mức độ phân tích về tổng quan trong đánh giá nghèo đói ở Việt Nam,
chưa nghiên cứu một cách cụ thể đối với hộ gia đình ngư dân; một số nghiên cứu
khác chỉ khảo sát thực trạng tại một số địa phương trong ngành thủy sản thông qua
phân tích định tính như công trình của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) và Ngân hàng Thế giới trong nghiên cứu ngành Thủy sản [15], [74]
hay của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) khi
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các dịch vụ sinh thái biển và ven biển với việc
giảm nghèo tại Việt Nam [73].
Bên cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu điển hình khác trong phân tích
nghèo đói tại Việt Nam như: Kinh tế vĩ mô của giảm nghèo - Việt Nam tìm kiếm
bình đẳng trong tăng trưởng [117], Phân tích hiện trạng nghèo tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long [5], Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng [57], Các yếu tố
quyết định phúc lợi gia đình, xã hội và bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam [50], So
sánh giữa phân tích nghèo đói bằng phương pháp định tính và định lượng tại Việt
Nam [214], Quản lý tài nguyên ven biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo trong các
cộng đồng nghề cá ở tỉnh Khánh Hòa [51], Báo cáo đánh giá nghèo đói và quản lý
nhà nước có sự tham gia: Vùng ven biển Miền Trung và Tây Nguyên của Ngân hàng
Phát triển Châu Á [1], Sự tham gia của cộng đồng ngư dân nghèo trong xác định
nguồn lực và nhu cầu đầu tư phát triển thủy sản của Ngân hàng Thế giới và Viện
Kinh tế Việt Nam [74], Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đói nghèo của ngư dân
ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa [101], Đo lường nghèo đói:
Áp dụng cho nghề cá quy mô nhỏ tại đảo Bích Đầm, Việt Nam [255].
Các nghiên cứu trên đã đã tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố vĩ mô, đặc điểm
nhân khẩu học với tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên, những tác giả này mới chỉ nghiên
cứu một cách rời rạc các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói (quy mô hộ gia đình, các đặc
điểm về nhân khẩu học, v.v….). Bên cạnh đó, các cách tiếp cận trên tùy theo mục
tiêu, thời gian, nguồn lực của nhà nghiên cứu mà tiến hành bằng những phương pháp
- 4 -

khác nhau. Một số công trình nghiên cứu của Nhóm tác chiến bản đồ liên Bộ [79],
[115] cũng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích về tổng quan trong đánh giá nghèo đói ở
Việt Nam, chưa nghiên cứu một cách cụ thể đối với hộ gia đình ngư dân [51].
Trong các nghiên cứu thực nghiệm đã được đề cập trước đây, vẫn chưa tìm thấy
một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và có hệ thống về các yếu tố
ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản
ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ.
Về phương pháp, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây như đã đề cập ở
trên sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích và trình bày dữ liệu, chỉ có
một số ít những công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng với
mô hình hồi quy đa biến [55], [57], [112]. Mặt khác, các nghiên cứu này chưa lượng
hóa được ảnh hưởng của những yếu tố mang tính đặc thù của nghề khai thác hải sản
tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân như: ảnh hưởng của rủi ro do thiên tai,
sự biến đổi khí hậu, v.v
Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù các nghiên cứu trước đã tìm ra mối liên hệ giữa
một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình, nhưng chưa thấy hết
những yếu tố khác mang tính đặc thù về đói nghèo của cộng đồng ngư dân nghề khai
thác hải sản ven bờ, phương pháp tiếp cận và phân tích dữ liệu còn hạn chế.
Trước thực tế và yêu cầu bức thiết đó cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về
nghèo đói ở cả cấp quốc gia, cấp vùng, cấp địa phương và đặc biệt là những ngành
sản xuất có tính đặc thù như khai thác hải sản ven bờ. Thực hiện nhiều nghiên cứu
hơn với những thông tin chi tiết hơn sẽ là bước đầu tiên và là cơ sở quan trọng trong
mọi chiến lược phát triển ở cấp địa phương, ngành và trên bình diện quốc gia.
Với những lý do trên đề tài được hình thành để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
tới tình trạng nghèo đối với hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu
vực Nam Trung Bộ nhằm giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước thấy được đâu là
những vấn đề cần quan tâm và tác động đến những yếu tố nào để mang lại hiệu quả
và đảm bảo được mục tiêu phát triển của mỗi địa phương trong tiến trình xóa đói
giảm nghèo tại khu vực này.
- 5 -

2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN VÀ CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu bao trùm của luận án là tìm ra và lượng hóa những yếu tố
ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại
khu vực Nam Trung Bộ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản và cần thiết nhằm
cải thiện tình trạng nghèo tại khu vực này. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án
bao gồm:
- Hệ thống hóa các phương pháp luận về phân tích đói nghèo, đồng thời xây
dựng phương pháp tiếp cận mới trong phân tích nghèo đối với hộ gia đình
ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ;
- Phân tích thực trạng nghèo trong các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven
bờ giai đoạn 2006 - 2010;
- Xác định rõ các yếu tố tác động đến nghèo của các hộ ngư dân (bao gồm các
yếu tố định lượng và phi định lượng);
- Xây dựng các mô hình kinh tế lượng (mô hình hồi quy và mô hình phương
trình phương trình cấu trúc - SEM) để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ;
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình trạng nghèo cho các hộ
ngư dân tại nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực này.
2.2. Các câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ những mục tiêu nghiên cứu luận án đã được đề cập ở trên, luận án
đặt ra và cần làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Những yếu tố điển hình nào và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao tới tình
trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ?
- Các phương pháp được sử dụng hiện nay có thực sự lượng hóa được những
yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình, đặc biệt là những yếu
tố phi định lượng?
- 6 -
- Các đặc trưng nhân khẩu học của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ ảnh
hưởng như thế nào tới tình trạng nghèo của hộ?

- Làm thế nào để đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi để
giảm nghèo bền vững cho những hộ gia đình ngư dân?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những hộ ngư dân hoạt động nghề khai
thác hải sản ven bờ thuộc những xã nghèo nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó
khăn ven biển [29] của các địa phương khu vực Nam Trung Bộ bao gồm: Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010. Các
lý do chọn các địa phương trên để điều tra đó là:
Thứ nhất, đây là những địa phương có nhiều cộng đồng ngư dân hoạt động trong
nghề khai thác hải sản ven bờ và có nhiều xã nghèo ven biển nằm trong danh các xã
nghèo đặc biệt khó khăn được Chính phủ phê duyệt, do đó việc nghiên cứu tình
trạng đói nghèo đối với các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ thuộc các địa
phương như đã đề cập góp phần rất lớn và có thể làm điển hình nghiên cứu cho các
mô hình xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng ngư dân ven biển của những địa
phương khác.
Thứ hai, những xã nghèo này đa phần đều xa trung tâm của các địa phương, và
nguy cơ tụt hậu, khả năng tiếp cận các điều kiện về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ chăm
sóc y tế và giáo dục thấp [15].
Thứ ba, những địa phương trên hàng năm đều phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề của thiên tai [14], [17], [59], [85], đã làm cho đời sống sản xuất của hộ gia
đình ngư dân vốn đã khốn khó thì nay càng khó khăn hơn.
Thứ tư, sự gia tăng dân số nhanh trong cộng đồng ngư dân [15], sự suy thoái, ô
nhiễm môi trường ven biển và sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ [12], [16], [18],
[76] có thể gây ra những khó khăn về việc làm và tình trạng nghèo cho các hộ gia
đình ngư dân này.
- 7 -
Thứ năm, các chính sách của Chính phủ trong việc ngăn chặn sự gia tăng hoạt
động khai thác hải sản ven bờ [15], [16] có thể tạo ra sự xáo trộn khá lớn về điều
kiện kinh tế và khả năng sẽ làm cho nhiều hộ gia đình ngư dân hoạt động trong

nghề này trở thành những hộ nghèo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được thực hiện trong các khía cạnh sau đây:
- Phạm vi lý thuyết: Có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới tình
trạng nghèo của hộ ngư dân. Do vậy, nghiên cứu này ngoài việc phân tích một số
yếu tố điển hình về đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ ngư dân, một số yếu tố về
việc phân bổ nguồn lực của Chính phủ như tín dụng và đất đai còn tập trung vào
việc đo lường và đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
đó là vấn đề biến đổi khí hậu, rủi ro do thiên tai, tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi
trường ven biển, sự suy giảm đáng báo động về nguồn lợi hải sản ven bờ hiện nay.
- Phạm vi ngành: Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình ngư dân hoạt động trong
nghề khai thác hải sản ven bờ, bởi đây là đối tượng mà Nhà nước đang đặc biệt quan
tâm trong điều kiện nguồn lợi hải sản ven bờ đang suy giảm nhanh chóng, đồng thời
ngành thủy sản đang trong quá trình triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ [185], [203],
[242]. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có quyết định điều chỉnh mức chuẩn nghèo [37] và
thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 [35] nên sự
biến động về tình trạng nghèo của khu vực này có thể có những thay đổi lớn.
- Phạm vi địa lý: Các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam
Trung Bộ là một trong những khu vực được đánh giá là nghèo so với cả nước [1],
[15], [279], [301] nên luận án chỉ tập trung khảo sát các hộ ngư dân nghề khai thác
hải sản ven bờ tại các xã nghèo ven biển của các địa phương Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa như đã được trình bày.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp về nghèo đói của các hộ ngư dân hoạt động
trong nghề khai thác hải sản ven bờ trong nghiên cứu được điều tra trong thời gian
từ tháng 03/2010 đến 10/2010. Số liệu thứ cấp về nghèo đói liên quan được thu thập
từ giai đoạn 2006 đến 2010, với các lý do sau:
- 8 -
Thứ nhất, đây là thời gian đang thực hiện quyết định về áp dụng chuẩn nghèo
cho giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ. Mặt khác, đây còn là giai đoạn tiếp theo
trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ [26] và chương trình

mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 [31] nên luận án nghiên cứu
trong khoảng thời gian này có những cơ sở pháp lý để phân tích.
Thứ hai, việc phân tích đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân trong
giai đoạn này là cơ sở để các cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương đưa ra
những chiến lược và chính sách phù hợp với thời điểm hiện nay nhằm phục vụ cho
công tác giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
So với những công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã tổng hợp một khối
lượng lớn tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, đồng thời khái quát một cách có
hệ thống về lý thuyết cũng như các quan điểm, phương pháp tiếp cận trong phân
tích đói nghèo, đặc biệt luận án đã bổ sung về cơ sở lý luận và xây dựng mô hình
nghiên cứu trong việc đo lường yếu tố phi định lượng, như: các đặc điểm thuộc điều
kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi hải sản, v.v… ảnh hưởng như thế nào và mức
độ ảnh hưởng của chúng ra sao tới tình trạng nghèo của hộ gia đình. Nhìn chung,
điểm mới của luận án được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình.
Luận án nhận diện và xác định những yếu tố đặc trưng của hộ gia đình ngư dân
nghề khai thác hải sản ven bờ ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ (bao gồm các
yếu tố định lượng và phi định lượng), như: (i) Những đặc trưng của hộ gia đình ngư
dân, (ii) Đặc điểm về nguồn lợi hải sản và môi trường ven biển, v.v…
Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo
của hộ gia đình: (i) Xây dựng phương pháp tiếp cận mới trong phân tích nghèo,
đồng thời vận dụng phương pháp này để lượng hóa yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng
nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam
Trung Bộ; (ii) Xây dựng các mô hình kinh tế lượng (mô hình hồi quy và mô hình
phương trình cấu trúc tuyến tính - SEM) để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và mức
- 9 -
độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề
khai thác hải sản ven bờ.
Thứ ba, những giải pháp mà luận án đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu,

phù hợp với đối tượng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam
Trung Bộ hiện nay.
Tóm lại, với những đặc điểm nêu trên, luận án đã thể hiện sự khác biệt và không
trùng lắp với các nghiên cứu trước đây mặc dù đã kế thừa những kết quả của các
công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời còn bổ sung thêm phương pháp phân tích
và tiếp cận mới trong việc đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo
của hộ gia đình nói chung và hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực
Nam Trung Bộ nói riêng.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
5.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bản chất của nghèo đói
nói chung và tình trạng nghèo của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ nói riêng.
Đồng thời tổng hợp, so sánh, đánh giá hệ thống các lý thuyết và quan điểm về
nghèo, những yếu tố gây ra tình trạng nghèo cho hộ gia đình.
Thứ hai, luận án bổ sung cho cơ sơ lý luận về phương pháp tiếp cận trong việc đo
lường và đánh giá nghèo thông qua xây dựng các thang đo nhằm lượng hóa các yếu
tố định tính để làm nền tảng cho việc phân tích tình trạng nghèo của hộ gia đình.
Thứ ba, luận án đã tổng kết công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian
qua, đồng thời tổng kết thành tựu giảm nghèo của một số tổ chức và quốc gia trên
thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi các
chính sách giảm nghèo đối với Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói
riêng trong những giai đoạn tới.
5.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, để thực hiện luận án tác giả đã tiến hành điều tra thực địa với quy mô
mẫu lớn hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung
- 10 -
Bộ, đồng thời thu thập và tổng hợp một khối lượng lớn các tài liệu liên quan đến
phân tích nghèo đối với hộ gia đình nói chung và hộ gia đình ngư dân nói riêng.
Đây là những tài liệu không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện luận án
mà còn cung cấp một bức tranh chi tiết về thực trạng nghèo đói tại Việt Nam và

vùng Nam Trung Bộ từ trước tới nay.
Thứ hai, luận án đã khái quát khá toàn diện về thực trạng nghèo của cộng đồng
ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ, xác định và làm
rõ những yếu tố gây ra tình trạng nghèo cho hộ gia đình ngư dân tại khu vực này.
Thứ ba, luận án đã đi sâu phân tích yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đối
với hộ gia đình, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới tình trạng
nghèo của các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực này. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp cơ bản và đặc thù nhằm giảm tình trạng nghèo cho các hộ
gia đình ngư dân để làm cơ sở cho các địa phương, các cơ quan quản lý trong việc
nhận diện và xác định những vấn đề cần ưu tiên trong chính sách giảm nghèo đối
với cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ hiện nay.
Cuối cùng, luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý, cán bộ giảng dạy và học viên sau đại học trong các cơ sở giáo dục
đại học khi nghiên cứu về đói nghèo nói chung và đối tượng ngư dân nói riêng.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được
kết cấu thành bốn chương. Nội dung chủ yếu các chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài.
Trong chương 1 này luận án đã phân tích, đánh giá tổng quan về tình hình nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài luận án để tìm kiếm cơ hội nghiên
cứu. Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu của luận án cũng được trình bày. Những
nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu bao gồm: khái quát về quy trình
nghiên cứu, mô tả quy trình nghiên cứu định tính và nghiên cứu lượng. Ngoài ra,
luận án đã khái quát phương pháp tiếp cận trong việc đo lường các yếu tố phi định
lượng của các nhà nghiên cứu trên thế giới để xây dựng các thang đo lường, phục vụ
- 11 -
cho mục tiêu nghiên cứu của luận án. Cơ sở để xây dựng các mô hình kinh tế lượng,
nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận án, phương pháp điều tra, chọn mẫu và
phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày chi tiết trong nội dung của
chương 1 này.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nghèo
Trong chương này, luận án đã đề cập tới lý thuyết về kinh tế học hộ gia đình,
phương pháp tiếp cận từ lý thuyết độ thỏa dụng, hàm chi tiêu tới vấn đề nghèo của
hộ gia đình. Bên cạnh đó, luận án đã khái quát về lý thuyết trong phân tích nghèo,
tổng kết những bài học kinh nghiệm đã thực hiện thành công trong công tác giảm
nghèo của Việt Nam, một số tổ chức và quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, luận
án đã xây dựng và đề xuất mô hình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới tình
trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam
Trung Bộ.
Chương 3: Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư
dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ.
Nội dung chương 3 của luận án tập trung phân tích, đo lường, đánh giá thực
trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân, trong đó đi sâu vào nhận dạng, mô tả những
đặc điểm và nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo, đồng thời sử dụng các mô hình
kinh tế lượng để ước lượng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tình
trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven ven bờ.
Chương 4: Giải pháp nhằm giảm nghèo cho các hộ gia đình ngư dân nghề khai
thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ.
N ộ i dung trong chương bốn của luận án là xem xét các quan điểm, mục tiêu về
giảm nghèo cho các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung
Bộ, đồng thời xây dựng và đề xuất các giải pháp trên cơ sở kết quả nghiên cứu để
đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo đối với hộ ngư dân nghề khai thác
hải sản ven bờ tại khu vực này.


- 12 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghèo đói, ảnh hưởng của
các yếu tố tới tình trạng nghèo. Những nghiên cứu điển hình như: công trình nghiên
cứu của Gordon [178] cho thấy, tình trạng sở hữu chung trong ngành thủy sản quy
mô nhỏ cũng dẫn đến tình trạng nghèo đói. Ngày càng có nhiều người có thể tham
gia khai thác hải sản với kinh nghiệm hoặc vốn đầu tư hạn chế trong điều kiện tự do
tiếp cận. Điều này dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên và gây ra
những trở ngại trong hoạt động sinh kế trên biển [139], [233]. Kết quả là làm cho
lợi tức kinh tế giảm sút và thu nhập của ngư dân thấp. Nguyên chủ yếu dẫn đến tình
trạng nghèo đói của các hộ ngư dân có liên quan đến việc tiếp cận ở cấp độ thấp
nguồn tài nguyên thiên nhiên như thủy sản.

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa nghề cá và nghèo đói
Nguồn: [139, tr. 968]
Nghiên cứu của Béné [139], đã đưa ra kết luận khá tương đồng với của Gordon
- 13 -
[178]. Nghiên cứu này cũng đã có những lý giải về mối quan hệ giữa nghề cá và đói
nghèo. Ngư dân được coi như là những người nghèo nhất của người nghèo mà nguyên
nhân xuất phát từ những đặc điểm của ngành thuỷ sản và đưa tới kết luận rằng:
Nói chung nghề cá quy mô nhỏ tạo ra thu nhập cho ngư dân, bất kỳ nỗ lực nào,
ngư dân sẽ vẫn là người nghèo và quyền tự do tiếp cận trong tài nguyên thủy sản đã
làm cho ngư dân trở thành những người nghèo nhất. Nghề cá quy mô nhỏ được coi
như công việc cuối cùng có thể đảm bảo an toàn cho người nghèo và cho phép mọi
người đều có thể tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản thậm chí họ không có
bất kỳ kỹ năng hoặc tài sản gì.
Nghiên cứu của cả Béné [139] và Cunningham [160] đều cho thấy vấn đề đói
nghèo trong ngành thủy sản là do cơ hội thu nhập thấp. Ngành thuỷ sản quy mô nhỏ
thường ở tại các khu vực xa xôi với rất ít cơ hội có những việc làm khác. Nói cách
khác, các khoản thu nhập khác ở ngoài ngành thuỷ sản thường thấp, do vậy đã làm

cho thu nhập của ngư dân ở mức thấp. Đây chính là đặc điểm của nghề cá quy mô
nhỏ ở các nước đang phát triển [165], [205], [240].
Những nguyên nhân và nguồn gốc của nghèo đói trong ngành thủy sản quy mô
nhỏ là cơ sở để tăng cường quản lý và thúc đẩy sinh kế trong ngành sản xuất mang
tính đặc thù này [86], [173], [174]. Bên cạnh đó, việc thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng
suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp.
Tiết kiệm thấp lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và điều này lại làm
cho thu nhập thấp [134], [157], [213]. Không đủ vốn, người nghèo không thể làm gì
được; từ việc cơ bản nhất là mua tàu thuyền và ngư cụ chứ chưa tính đến việc cải
tiến sản xuất hay áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Muốn thoát khỏi cái vòng luẩn
quẩn này cần phải có nguồn vốn từ bên ngoài [211]. Trong trường hợp này thì
nguồn vốn vay hay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính
thức, hoặc từ các dự án cấp tín dụng cho người nghèo của Chính phủ [68], [74],
[215], [266] sẽ là yếu tố quan trọng để họ thoát nghèo.
Nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc, Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) [23], [106], John Weeks và đồng nghiệp [117], Fozzard và đồng
- 14 -
nghiệp [2] đã có những bằng chứng về các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nghèo
đói bao gồm: lạm pháp có thể sẽ dẫn tới gia tăng đói nghèo, trong khi tăng trưởng/
thu nhập và việc làm dẫn tới giảm đói nghèo. Nghiên cứu này cũng kết luận rằng
một chính sách thành công là chính sách dẫn đến giảm nghèo [116].
Kết quả công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới [183], [264], Ngân hàng
Phát triển Châu Á [135], Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) [260] hay của
các tác giả như Wagle [256], Deaton [167] cho thấy tiêu chí chung nhất để xác định
nghèo đói là mức chi tiêu (hay thu nhập) để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau
chung nhất thường là ở chỗ thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi. Điều này phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng
vùng, từng quốc gia.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về nghèo đói, sinh kế bền vững

trong nghề cá quy mô nhỏ tại các quốc gia trên thế giới như của tác giả Thorpe
[250], Hersoug [185], Chowdhury [154], Cortés Rodriguez [158] cho thấy, đa số
nghề cá quy mô nhỏ đều thuộc về các quốc gia đang phát triển, sự gia tăng dân số
và khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản đang là những vấn đề nổi bật tại các quốc
gia này. Muốn giải quyết tình trạng này cần thiết phải giải quyết sinh kế bền vững
cho ngư dân.
Nghiên cứu của Panayatou [223], của Jentoft [196] hay của Timothy [248] cũng
chỉ ra, với nghề cá quy mô nhỏ tại các quốc gia trên thế giới hiện nay đang tạo ra
nhiều áp lực đối với tài nguyên thủy sản. Với đặc điểm nghề cá quy mô nhỏ thực
hiện đánh bắt bằng các công cụ thô sơ thậm chí sử dụng các thiết bị mang tính hủy
diệt đã gây ra nhiều nguy cơ, rủi ro đối với tài nguyên thuỷ sản. Ngoài ra, sự phụ
thuộc tài nguyên trong đời sống của ngư dân đã dẫn đến tình trạng khai thác quá
mức tài nguyên thủy sản, đặc biệt tại các khu vực ven bờ [155], [207], [251]. Sự
nghèo đói và suy giảm nguồn lợi thủy sản tiếp tục tạo ra những áp lực ngày càng gia
tăng cho cộng đồng ngư dân này [194], [227], [249]. Nếu không có những chính
sách quản lý năng lực khai thác hữu hiệu đồng thời giải quyết tình trạng dân số đang
- 15 -
gia tăng như hiện nay sẽ ngày càng tạo ra những thách thức trong việc quản lý nghề
cá tại các quốc gia. Một trong những giải pháp cần ưu tiên là thiết lập quyền tài sản
đối với tài nguyên sở chung như thủy sản [146], [200], [206].
Kết quả nghiên cứu của ICSF [191], Stobutzki và đồng nghiệp [244] cũng đưa
ra một kết của khá tương đồng với những nghiên cứu trên. Tuy nhiên, một trong
những giải pháp được đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề của nghề cá quy mô nhỏ
đó là cần thiết lập các khu bảo tồn biển (MPA). Điều này sẽ có tác động rất tích cực
tới sự phục hồi tài nguyên thủy sản và giảm được áp lực khai thác. Xét về lâu dài,
việc thiết lập các khu bảo tồn biển có tác dụng cải thiện sinh kế cho ngư dân.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, vấn đề nghèo đói, môi trường trong ngành thủy sản đã có một số
cơ quan và tác giả nghiên cứu như: công trình nghiên cứu của Bộ Thủy sản và Ngân
hàng Thế giới [15], Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc [30], Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh [56], Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [11], Bộ
Tài Nguyên và Môi trường [89], Nhóm hành động chống nghèo đói [81], hay Nhóm
tác chiến bản đồ liên Bộ [79], v.v Hầu hết những công trình nghiên cứu này đều
đánh giá sự cần thiết phải cải thiện tình trạng nghèo trong các cộng đồng ngư dân
mà sinh kế phụ thuộc vào hoạt động khai thác thủy sản, việc lồng ghép các vấn đề
môi trường trong chiến lược xóa đói giảm nghèo ở cấp độ vùng, quốc gia hay tại
mỗi địa phương đã có những tác động tích cực tới việc cải thiện tình trạng nghèo
hiện nay. Ngoài ra, cần phải thiết lập một cơ chế đối với nghề cá trên cơ sở nghề cá
có trách nhiệm [170] để giảm áp lực đối với nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, công
trình nghiên cứu của tác giả Khổng Diễn (2009) đã đánh giá thực trạng đói nghèo và
giải pháp xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh ven biển Miền Trung. Nghiên cứu đã
thực hiện điều tra ba địa phương đại diện cho ba khu vực khác nhau của khu vực
Miền Trung, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Nam và Ninh Thuận. Kết quả phân cho
thấy có sự khác biệt khá lớn về tình trạng đói nghèo giữa dân tộc Kinh và dân tộc
thiểu số, khu vực đồng bằng và miền núi tại các địa phương này [44].
Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng nghèo đói vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là
- 16 -
các xã ven biển nơi người dân sống phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên thiên nhiên.
Việc tài nguyên bị giảm nhanh trong những năm gần đây là do ảnh hưởng của cách
tiếp cận tự do truyền thống, dân số tăng nhanh và tình trạng khai thác quá mức tài
nguyên thiên nhiên, thiếu lồng ghép giữa lập kế hoạch và quản lý trong Chiến lược
toàn diện về giảm nghèo (CPRs)
[13], [118], [233].
Kết quả nghiên cứu của Bộ Thủy sản [17] cũng cho thấy tình trạng thu nhập thấp
là tình trạng phổ biến ở khu vực ven biển, nhất là tại các vùng bãi ngang. Hiện nay,
tại 21 tỉnh ven biển đã có 157 xã được đưa vào chương trình các xã đặc biệt khó
khăn, được hỗ trợ phát triển [15]. Kết quả này cũng phù hợp với một số công trình
nghiên cứu khác cho rằng “các vùng ven biển tỷ lệ nghèo thuộc về nghề cá là rất lớn.
Các con số thống kê hiện nay chưa phản ánh rõ, do không thể áp dụng chuẩn nghèo
của nông thôn (áp dụng cho nông dân) vào các hộ ngư dân do các hộ ngư dân thường

không có đất, đầu tư và mức độ bấp bênh đều lớn hơn nhiều” và “nghề cá quy mô
nhỏ có tỷ lệ nghèo cao, phần đông các gia đình chỉ có thuyền hoặc đi làm thuê” [51].
Đối với hoạt động khai thác thủy sản ven bờ, về mặt sinh kế đánh bắt cá được
xem là nghề chủ đạo đối với các cộng đồng ngư dân ven biển, những người mà
không có nghề nghiệp gì khác và không được đào tạo nghề. Việc mở rộng nghề
nuôi trồng thuỷ sản và sự phát triển kinh tế xã hội khác đã tác động nhiều tới sinh
kế của những ngư dân truyền thống vì họ không có quyền sử dụng hoặc đánh bắt
hợp pháp ở các khu vực đánh bắt mặc dù họ vẫn đánh bắt từ trước đến nay. Điều
này đã khiến họ, vốn đã là những người bị thiệt thòi nhất trong cộng đồng, mất hết
cơ hội kiếm sống và làm cho tỷ lệ nghèo đói của các khu vực này cao [15], [68].
Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh [4] về phát triển bền
vững ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã đề cập tới việc xây dựng hệ thống các chỉ
số đánh giá phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa phương này. Tác giả đã tổng
kết những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn của nền kinh tế thủy sản thế giới, mà
trọng tâm là phát triển bền vững, coi đó như là những bài học có giá trị tham chiếu
trong sự phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đã đánh giá thực
trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trên quan điểm phát triển bền vững,
- 17 -
để có cách nhìn toàn diện về tiềm năng, thành tựu, cũng như những tồn tại trong sự
phát triển của ngành thủy sản Khánh Hòa. Dựa trên nền tảng lý luận kết hợp với
việc phân tích thực trạng ngành thủy sản Khánh Hòa, nghiên cứu đã xây dựng hệ
thống chỉ số xác định tính bền vững của ngành thủy sản làm căn cứ để đánh giá thực
trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trên các khía cạnh về: sinh thái và
môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế. Trong đó việc cải thiện sinh kế, thu nhập và
phúc lợi cho ngư dân là một trong những tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống
các chỉ số này chưa tính tới đặc điểm liên ngành đảm bảo không gian phát triển bền
vững cho ngành thủy sản, như du lịch, vận tải biển, v.v…Bên cạnh đó, các chỉ số để
đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu vốn đang là vấn đề rất cấp thiết hiện
nay cũng chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu của tác giả Đào Công Thiên [101] đã xác định được một số yếu tố

tác động tới đói nghèo của ngư dân ven đầm Nha Phu, Khánh Hòa dựa trên bộ dữ
liệu điều tra hộ gia đình của Cục Thống Kê Khánh Hòa năm 2004. Nghiên cứu
này sử dụng mô hình hồi qui đa biến với biến phụ thuộc là chi tiêu hộ gia đình do
Walle, Dominique và Gunewardena đề xuất [257]. Các biến độc lập mà tác giả đưa
vào mô hình để xem xét bao gồm: dân tộc, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, quy
mô hộ gia đình, số người phụ thuộc, số con trong hộ gia đình, nghề nông, yếu tố
đai, tiếp cận tín dụng, tình trạng việc làm của chủ hộ, độ tuổi và trình độ học vấn
của chủ hộ gia đình ngư dân. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa tìm ra được những
yếu tố mang tính đặc thù ảnh hưởng tới đói nghèo của ngư dân, các yếu tố thuộc
về đặc điểm của hộ ngư dân như nghề khai thác, năng lực tàu thuyền cũng như
những đặc điểm môi trường và nguồn lợi hải sản ven bờ chưa được đề cập và nhận
diện, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Bên cạnh đó, các biến độc lập có tính loại
trừ nhau như: quy mô hộ gia đình, số người phụ thuộc đều được tác giả đưa vào
mô hình phân tích gây khó khăn cho việc giải thích kết quả nghiên cứu. Giá trị của
các đại lượng thống kê trong phân tích các mô hình hồi quy để giải thích về sự
biến thiên của của các yếu tố tác động tới chi tiêu của hộ gia đình thấp (Adjusted
R Square = 0,30) chưa đảm bảo tính thuyết phục về mặt khoa học và thực tiễn của
- 18 -
nghiên cứu. Ngoài ra, cơ sở lý thuyết để tiếp cận khía cạnh đói nghèo của ngư dân
chưa được tác giả đề cập từ lý thuyết của kinh tế học.
Nghiên cứu của tác giả Võ Văn Diễn [255] đã đưa ra những bằng chứng rõ
ràng hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ gia đình của ngư dân tại đảo
Bích Đầm, Thành phố Nha Trang. Các yếu tố mà tác giả đề xuất trong mô hình
nghiên cứu bao gồm: quy mô hộ gia đình, số người phụ thuộc, số trẻ em trong hộ,
tình trạng sở hữu tàu thuyền, tiếp cận tín dụng, tình trạng việc làm, độ tuổi và trình
độ học vấn của chủ hộ gia đình ngư dân. Tuy nhiên, giống như nghiên cứu của
một số tác giả khác, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc khảo sát một số hộ ngư
dân nghề cá quy mô nhỏ với nghề chủ yếu là nuôi trồng hải sản, với mẫu khảo sát
nhỏ (N = 60), mức độ giải thích của mô hình về các yếu tố ảnh hưởng tới đói
nghèo mới chỉ giải thích được 29% (Adjusted R Square = 0,290). Bên cạnh đó,

nghiên cứu này chưa phản ảnh hết được những yếu tố ảnh hưởng và những đặc
trưng nghèo đói của hộ gia đình trong cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản
ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ.
Một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đã xem xét về mối quan hệ
giữa nghèo đói và môi trường hay tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và vấn đề
ô nhiễm ô trường, nguồn lợi hải sản tới tình trạng nghèo của ngư dân hiện nay cả về
mặt phương pháp tiến cận và nghiên cứu thực nghiệm.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Ca [18] cho thấy, môi trường
biển hiện nay ở nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Chất lượng môi
trường biển và vùng ven bờ tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu. Môi trường
vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt, nơi cư trú của các
loài thủy sản cũng bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, do sự tăng nhanh về dân số đã làm cho
biển và vùng bờ vốn là nơi giàu có và đa dạng tài nguyên, chứa đựng nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế đa dạng, đang bị sử dụng lãng phí. Vấn đề này đã gây sức ép
rất lớn đến tài nguyên và môi trường vùng ven bờ.
Dưới sức ép của các hoạt động phát trển kinh tế, ô nhiễm môi trường và thiên
tai, các hệ sinh thái, nơi cư trú của các loài sinh vật biển bị phá hủy, đặc biệt là đối
- 19 -
các hệ sinh thái nhạy cảm như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và san hô, v.v Sự đa
dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản giảm rõ rệt do đánh bắt hủy diệt và suy giảm
môi trường sống [294], [295].
Mối liên hệ giữa trữ lượng cá, tài nguyên biển và nghèo đói là rất rõ ràng. Có
thể nhận thấy một điều từ nghiên cứu ban đầu là “các chính sách về biển hiện nay
chỉ tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế và an ninh quốc gia chứ không thể hiện
mối liên hệ tương hỗ nào giữa phát triển, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Việc đưa ra nhiều phương án khác nhau giúp làm giảm tác động đến việc mất đi
nguồn thu nhập mà không làm tổn hại đến hoạt động bảo tồn và nguồn lợi thuỷ sản
là rất quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững nhưng lại chưa được
nghiên cứu vào thảo luận rộng rãi. Một mối quan tâm khác cũng cần được xem xét
đó là sự phát triển của ngành du lịch, thương mại có thể là mối đe dọa đối với sự

phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Sự hạn chế của luật pháp cùng với sự thiếu
điều phối trong hoạt động giữa các cấp, từ trung ương xuống địa phương là một
trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Những mặt hạn chế này càng cho thấy
nhu cầu cần phải có cơ chế quản lý tài nguyên biển và ven biển một cách hiệu quả
và cơ chế này phải được lồng ghép và điều phối từ trung tâm. Việc lập kế hoạch và
xây dựng chính sách thường được tiến hành theo kiểu từ trên xuống mà không có sự
tham gia rộng rãi của các bên liên quan [13].
Nghiên cứu này cũng khẳng định, vấn đề nhận thức về môi trường và tài nguyên
biển của đại bộ phận dân cư ven biển vẫn còn thấp kém. Vì vậy, nếu không thay đổi
nhận thức của người dân, không cải thiện sinh kế cho họ, không lôi cuốn được họ
tham gia vào quá trình quản lý, thì tài nguyên và môi trường biển tiếp tục bị khai
thác huỷ diệt. Kết cục là cư dân ven biển rơi vào vòng luẩn quẩn: nhu cầu sinh kế -
khai thác quá mức - cạn kiệt nguồn lợi - nghèo khó. Bên cạnh đó, sự biến đổi ngày
càng xấu đi của khí hậu, thời tiết cũng như tình trạng suy giảm nguồn lợi hải sản
ven bờ đang là những vấn đề ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư
dân này [62], [63], [65].
1.1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu điển hình liên quan tới luận án
- 20 -
Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan, có thể thấy rằng
những đề tài và công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận, quan điểm,
phương pháp tiếp cận, phạm vi nghiên cứu và ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu
tới tình trạng nghèo của hộ gia đình từ các góc độ khác nhau. Một số đặc điểm
chính của những mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của
hộ gia đình trong các nghiên cứu này đó là:
Thứ nhất, trong phân tích tình trạng nghèo của hộ gia đình chủ yếu được tiếp
cận trên khía cạnh kinh tế, thông qua quá trình điều tra về thu nhập hoặc chi tiêu của
hộ gia đình. Các chỉ số đo lường và đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình được
dựa trên khung lý thuyết do Blackwood [136], Foster và đồng nghiệp [175], Wagle
[256], Walle và đồng nghiệp [257], Ravallion [230] đề xuất.
Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ được xem xét từ các

đặc điểm của vùng, đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm cá nhân của chủ hộ và đặc điểm
phân bổ nguồn lực của Chính phủ. Tùy vào bối cảnh, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu mà những đặc điểm này được xem xét và đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu
tố khác nhau.
Thứ ba, đối với hộ gia đình ngư dân, vấn đề nghèo đói của hộ gia đình còn phụ
thuộc vào đặc điểm của ngư dân, điều kiện tự nhiên, môi trường và nguồn lợi hải
sản. Những yếu tố này được các nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá và nhận định
trên các kết quả điều tra thực địa.
Từ kết quả khái quát về những công trình điển hình này cho thấy, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu chưa đi sâu phân tích những tác
động cụ thể của các yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ, đặc biệt là việc lượng hóa
những đặc điểm điều kiện tự nhiên, như: môi trường, nguồn lợi thủy sản, v.v… ảnh
hưởng ở mức độ nào tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải
sản ven bờ, phương pháp phân tích dữ liệu còn hạn chế. Một số kết quả và mô hình
nghiên cứu điển hình liên quan tới luận án được thể hiện trong phần Phụ Lục 3.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp khác
- 21 -
nhau, như: phương pháp biện chứng duy vật để có những đánh giá toàn diện về đối
tượng nghiên cứu; phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu để tổng hợp, phân tích,
so sánh, phân loại, khái quát, hệ thống các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài
luận án; phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để tiến hành điều tra khảo sát và
đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại
khu vực Nam Trung Bộ và phương pháp thống kê, kinh tế lượng để xử lý các dữ
liệu thứ cấp và sơ cấp từ quá trình điều tra thực địa nhằm hỗ trợ, giải quyết các mục
tiêu của luận án. Các nội dung cụ thể về phương pháp nghiên cứu bao gồm:
1.2.1. Quy trình nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của luận án, quy trình nghiên cứu của đề tài được tổ
chức hai bước bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính bao gồm 2 nội dung cơ bản là nghiên cứu các cơ sở lý

thuyết về nghèo và tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành
khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài. Bước tiếp theo là tổ
chức phỏng vấn thử trong các hộ ngư dân nghề khai thác ven bờ tại các xã nghèo
ven biển trên địa bàn để bước đầu khám phá những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng
nghèo của các hộ ngư dân này. Cùng với những kết quả của các nghiên cứu trước
thì việc phỏng vấn thử còn là cơ sở để xây dựng bản câu hỏi điều tra phục vụ cho
quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo. Toàn bộ quy trình nghiên cứu này được
tóm tắt trong sơ đồ 1.1.
- 22 -

Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu
1.2.2. Nghiên cứu định tính
1.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những yếu tố nào ảnh
hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại các
địa phương khu vực Nam Trung Bộ. Các câu hỏi được lựa chọn đưa vào bản câu hỏi
sơ bộ được tổng hợp từ ba nguồn: từ các nghiên cứu trước, từ ý kiến tư vấn của các
Phỏng vấn thử
N=50
Xây dựng bản câu hỏi sơ bộ
Nghiên cứu thí điểm
N = 100
Hoàn thiện bản câu hỏi
Nghiên cứu chính thức (N = 1.200)
Nghiên cứu
định tính
Nghiên cứu
định lượng
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên
cứu về nghèo đói

Định hướng
mô hình lý
thuyết
Bản câu hỏi mẫu
Bản câu hỏi
chính thức
Bản câu hỏi
Sơ bộ
Đề xuất các giải pháp và những gợi ý chính sách cho công tác
giảm nghèo đối với ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ
Phân tích nhân tố
khám phá EFA

Phân tích CFA và
kiểm định giả thuyết

Phân tích hồi quy đa
biến, hồi quy logit

Phân tích thống kê
mô tả, Anova
- 23 -
chuyên gia và từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn nhóm. Các thông tin cơ bản
trong bản câu hỏi bao gồm: các đặc điểm về nhân khẩu học của chủ hộ và các thành
viên trong gia đình (tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính của chủ hộ
và các thông tin khác có liên quan), thu nhập từ các hoạt động kinh tế, tình hình chi
tiêu của hộ gia đình, v.v Ngoài ra, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, như: rủi
ro do thiên tai, sự biến đổi khí hậu, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường biển ven bờ
và sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cũng được đưa vào để nhận diện.
v Tổ chức phỏng vấn nhóm tập trung (Focus Group Discussions)

- Mục tiêu
Bước đầu nhận dạng những đánh giá khác nhau về đặc điểm nghèo của hộ gia
đình ngư dân và những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ với những đặc
điểm khác nhau của chủ hộ. Cụ thể:
+ Nhận dạng về đặc điểm của hoạt động nghề khai thác hải sản ven bờ.
+ Nhận dạng về các khoản chi tiêu trong hoạt động sản xuất và đời sống của hộ.
+ Nhận dạng những đặc điểm của hộ gia đình trong hoạt động tạo thu nhập .
+ Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm nghề khai thác ven bờ
đối với tình trạng nghèo của hộ.
+ Sự khác nhau giữa hoạt động khai thác hải sản với hoạt động khác.
+ Thông qua các kết quả phỏng vấn, kết hợp với bản câu hỏi mẫu để xây dựng
bản câu hỏi sơ bộ và thang đo nháp.
- Đối tượng và phương pháp tổ chức phỏng vấn
Lựa chọn 50 người chủ hộ và là người có tiếng nói quyết định trong các hộ gia đình
ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ thường trú trên địa bàn xã Vĩnh Lương (thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) và xã Ninh Thủy (huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa)
chia làm 5 nhóm tương ứng với 5 nhóm nghề khai thác ven bờ khác nhau:
+ Nhóm 1: 10 người là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động nghề khai thác cố
định (đăng, đó).
+ Nhóm 2: 10 người là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động trong nghề mành vó.
+ Nhóm 3: 10 người là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động nghề lưới kéo.
- 24 -
+ Nhóm 4: 10 người là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động nghề lưới vây.
+ Nhóm 5: 10 người là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động trong các nghề khai
thác ven bờ khác.
Lý do chủ yếu để chọn chủ hộ trong gia đình bởi vì ở Nha Trang cũng như Việt
Nam nói chung, chủ hộ thường là nam giới và là người trực tiếp tham gia hoạt động
khai thác hải sản, tạo thu nhập cho gia đình. Tất cả những người được chọn đều có
quen biết với những người trong nhóm nghiên cứu. Ba cuộc phỏng vấn tập trung
tương ứng với 5 nhóm đã được tiến hành vào 5 buổi khác nhau tại Chi Cục Khai

thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khánh Hòa. Trước khi phỏng vấn 1 tuần các đối tượng phỏng vấn được gợi ý và
thăm dò khả năng tham gia, sau đó họ sẽ nhận được một giấy mời chính thức kèm
theo một thư ngỏ cho biết tinh thần và nội dung cơ bản của cuộc phỏng vấn, trong
đó họ được lưu ý là không cần phải chuẩn bị trước điều gì mà chỉ cần trả lời hay
thảo luận đúng như những gì họ đang suy nghĩ tại cuộc phỏng vấn.
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành dưới hình thức như là những buổi tọa đàm,
trong đó các đối tượng được phỏng vấn và người điều khiển phỏng vấn trao đổi với
nhau một cách hoàn toàn tự nhiên về những hoạt động thường ngày đối với hoạt động
khai thác hải sản ven bờ và đời sống của hộ. Người điều khiển phỏng vấn chỉ có vai
trò định hướng cho cuộc thảo luận đi theo đúng hướng để đạt được các mục tiêu đề ra
mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của những người được hỏi và cũng
không nhận xét, đánh giá về các câu trả lời. Toàn bộ quá trình phỏng vấn, trao đổi
được ghi chép lại bằng văn bản để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo.
- Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn là các bản ghi chép lại trên giấy
theo đúng nguyên văn những gì đã thảo luận. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành
dưới hình thức các buổi tọa đàm, trao đổi hoàn toàn tự nhiên về đời sống hiện tại
cũng như tình hình khai thác hải sản của hộ gia đình. Vì vậy, người điều khiển
phỏng vấn đã sử dụng một bản hướng dẫn phỏng vấn theo dạng bán cấu trúc và các
câu hỏi đưa ra là những câu hỏi mở nhằm khuyến khích và hướng cho người được
- 25 -
hỏi trả lời vấn đề theo ý nghĩ của mình và sử dụng những từ (thuật ngữ) của riêng
họ trong khi trình bày. Kịch bản phỏng vấn nhóm được trình bày tại Bảng 2.1. Mỗi
vấn đề có thể được đặt ra chung cho cả nhóm và đề nghị từng người cho biết ý kiến
riêng của họ hoặc cũng có những câu hỏi riêng đặt ra cho mỗi người cụ thể. Các vấn
đề không chỉ được hỏi và trả lời mà còn được khuyến khích trao đổi, bình luận bằng
cách đưa ra câu hỏi theo dạng: “đó là ý kiến của Ông/bà A, còn Ông/bà nghĩ sao?”.
Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 1-2 giờ. Quá trình thực hiện phỏng vấn nhóm được
sự giúp đỡ của các cán bộ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản thuộc

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa.
Trưởng nhóm: “Chào mừng ông (bà/anh/chị) đến với buổi phỏng vấn này!
Chúng tôi là những thành viên của nhóm nghiên cứu đang thực hiện một đề tài
nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác
hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích
tìm ra những đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đối với các hộ ngư dân
nghề khai thác hải sản ven bờ hiện nay. Mục đích của buổi phỏng vấn hôm nay là
ghi nhận những thông tin liên quan đến đời sống của hộ cũng như hoạt động khai
thác hải sản ven bờ, những vấn đề về môi trường và nguồn lợi hải sản ven bờ hiện
nay mà đại diện đầu tiên là các ông/bà tham gia ở đây.
Trong quá trình phỏng vấn, ông/bà sẽ nhận được những câu hỏi liên quan đến
điều kiện sống cũng như những vấn đề về hoạt động khai thác hải sản của gia đình
hiện nay. Do vậy, rất mong các ông/bà hãy cố gắng nêu ra thật sát những gì ông/bà
đang suy nghĩ, hãy bày tỏ suy nghĩ theo cách của riêng mình, tất cả các ý kiến của
ông bà sẽ được ghi nhận và có thể được tranh luận mà không bị đánh giá là đúng
hay sai hoặc tốt hay xấu”.
Giới thiệu: Trưởng nhóm giới thiệu từng người trong nhóm nghiên cứu và đề
nghị mọi người tự giới thiệu mình để làm quen và tạo bầu không khí cởi mở.
Tiến hành phỏng vấn: Hai người trong nhóm nghiên cứu tiến hành đặt các câu
hỏi liên quan đến mục tiêu nghiên cứu dựa trên 4 nội dung chính:
+ Đánh giá về đời sống hiện nay của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải

×