Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌCPHỐHỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH XÃ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN THÀNH

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT
NGUYỄN VĂN THÀNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 62.22.01.10

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪNVIỆT HỌC:
VÀ TIẾNG KHOA
GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM

CÁN BỘ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU
GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
MÃ SỐ: 62.22.01.10
CÁN BỘ PHẢN BIỆN HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG:
PHẢN BIỆN 1: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
PHẢN BIỆN 2: PGS.TS. TRỊNH SÂM
PHẢN BIỆN 3: TS. NGUYỄN THỊ KIỀU THU


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ V
TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án
NCS. NGUYỄN VĂN THÀNH


iii

LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm,
người hướng dẫn, đã cho tôi các chỉ đạo quý giá trong quá trình thực hiện
luận án này.
Tôi xin cảm ơn các Giáo sư tại Đại học Seattle, tiểu bang
Washington, Hoa Kỳ, đặc biệt là Giáo sư Ngôn ngữ học John Bean và
Giáo sư Văn chương Anh Larry Nichols đã trao đổi và chỉ dẫn cách tiếp
cận các vấn đề trong luận án.
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp là giảng viên người Việt và người
Mỹ tại Bộ môn Anh của Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM,
đã cho tôi những lời khuyên chân tình và bổ ích để hồn tất luận án này.
Tơi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc
tế tại Đại học Quốc tế đã giúp tôi thu thập và xử lý kho ngữ liệu song ngữ

cho luận án.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với gia đình tơi về
sự động viên khuyến khích khơng ngừng và sự hổ trợ tích cực trong suốt
q trình viết luận án.
NCS. NGUYỄN VĂN THÀNH


iv

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT & KÝ HIỆU

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix
MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

01

2

Lịch sử vấn đề


02

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

13

4

Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

14

5

Ý nghĩa của luận án

15

6

Bố cục của luận án

16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tiểu dẫn

18


1.1.1. Khái niệm nhân quả trong triết học

18

1.1.2. Khái niệm nhân quả trong ngôn ngữ học

19

1.2. Giao thoa giữa quan hệ nhân quả và quan hệ điều kiện

24

1.3. Điều kiện để xác định quan hệ nhân quả

31

1.4. Lô-gic ngữ nghĩa trong quan hệ nhân quả

37

1.5. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả

38

1.6. Tiêu chí xác định phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả

39

1.6.1. Tiêu chí xác định dùng tác tố trong suốt


39

1.6.2. Tiêu chí xác định dùng tác tố mờ đục

40

1.6.3. Tiêu chí xác định dùng tác tố zero

44

1.7. Các cấp độ liên kết biểu hiện quan hệ nhân quả

48

1.7.1. Liên kết ở cấp độ liên ngữ

48

1.7.2. Liên kết ở cấp độ liên cú

49


v

1.7.3. Liên kết ở cấp độ liên câu
1.8. Tiểu kết

52

54

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH
2.1. Tiểu dẫn

55

2.2. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xi
chính luận

56

2.2.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong

56

suốt
2.2.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục 65
2.2.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero

69

2.3. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xuôi văn học72
2.3.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong

72

suốt
2.3.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục 76

2.3.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
2.4. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong thơ
2.4.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong

78
80
81

suốt
2.4.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục 83
2.4.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
2.5. Tiểu kết

85
90

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
3.1. Tiểu dẫn

92


vi

3.2. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xi
chính luận

93


3.2.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong

94

suốt
3.2.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục 98
3.2.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero

107

3.3. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn xuôi văn học109
3.3.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong

110

suốt
3.3.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục 111
3.3.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero

112

3.4. Các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản thơ

114

3.4.1. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố trong

114

suốt

3.4.2. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố mờ đục 116
3.4.3. Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả dùng tác tố zero
3.5. Tiểu kết

117
126

CHƯƠNG 4: SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG VĂN BẢN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
4.1. Tiểu dẫn

127

4.2. Áp lực của loại hình ngơn ngữ trong phương thức biểu hiện quan
hệ nhân quả

128

4.3. So sánh-đối chiếu các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả qua
các văn bản tiếng Anh và tiếng Việt

132

4.3.1. Các điểm tương đồng và dị biệt giữa các tác tố trong suốt

132


vii


4.3.2. Các điểm tương đồng và dị biệt giữa các tác tố mờ đục

137

4.3.3. Các điểm tương đồng và dị biệt trong phương thức biểu hiện 142
4.4. So sánh-đối chiếu các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả
qua các cấu trúc, cấp độ, tương tác, ẩn dụ nhân quả

146

4.4.1. Các điểm tương đồng và dị biệt giữa các cấu trúc, cấp độ

146

4.4.2. Các điểm tương đồng và dị biệt trong tương tác nhân quả

149

4.4.3. Các tương đồng và dị biệt giữa các dạng cấu trúc ẩn dụ

151

4.5. Tiểu kết

152

KẾT LUẬN

154


TÀI LIỆU THAM KHẢO

158

TƯ LIỆU KHẢO SÁT

175

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

177

PHỤ LỤC

178

PHỤ LỤC 1

178

PHỤ LỤC 2

182

PHỤ LỤC 3

185



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT & KÝ HIỆU
STT

Từ viết tắt

Chú giải

01

CLCC

Chiếc lá cuối cùng

02

CTNQ

Cấu trúc nhân quả

03

KTLL

Khói trời lộng lẫy

04

NVT


Nguyễn Văn Thành

05

PTBHQHNQ

Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả

06

TCNN

Tạp chí Ngơn ngữ

07

TSQT - ND

Thời sự Quốc tế - Nhân dân

08

TTXVN

Thơng tấn xã Việt Nam

09

Dấu (+)


Chỉ ra tính hiện thực của cấu trúc

10

Dấu (–)

Chỉ ra tính khơng hiện thực của cấu trúc

11

Dấu (=)

Chỉ ra tính tương ứng của cấu trúc


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt Bảng

Mơ hình và bảng

01 1.1.

Trình tự lơ-gic của hoạt động nhận thức

02 1.2.

Trang

27

Mơ hình chuyển hóa từ cấu trúc tiền đề nhân quả
đến chức năng khuyến cáo

28

03 1.3.

Mơ hình rút gọn cấu trúc nhân quả

30

04 2.1.

Sơ đồ lập luận chuỗi nhân quả

70

05 2.2.

Bảng phân bố tác tố CTNQ trong CLCC

72

06 2.3.

Biểu đồ minh họa chỉnh thể nội dung văn bản

73


07 2.4.

Mơ hình liên kết tích hợp P – Q

79

08 2.5.

Mơ hình liên kết tích hợp nhiều P – nhiều Q

88

09 2.6.

Mơ hình liên kết tích hợp một P – nhiều Q

89

10 2.7.

Mơ hình liên kết tích hợp nhiều Q – nhiều P

90

11 3.1.

Mơ hình liên kết 1P – 1Q

108


12 3.2.

Mơ hình liên kết 1P – nhiều Q

108

13 3.3.

Mơ hình liên kết 1Q – nhiều P trong chính luận

109

14 3.4.

Mơ hình liên kết nhân quả ngược Q – P

113

15 3.5.

Mơ hình liên kết 1Q – nhiều P trong văn xi

113

16 3.6.

Mơ hình liên kết ngược theo cặp QP – QP

113


17 3.7.

Mô thức hai vế P – Q

123

18 4.1.

Sơ đồ chuyển hóa liên hồn P– Q

131

19 4.2.

Sơ đồ chuyển hóa P– Q được diễn giải

131

20 4.3.

Mơ hình các cặp tác tố chỉ dẫn nhân quả trong văn
bản tiếng Anh và tiếng Việt

133

21 4.4.

Xu thế giản lược tác tố liên kết nhân quả


145

22 4.5.

Bảng phân bố các tác tố qua các thể loại văn bản

148


x

Anh – Việt
23 4.6.

Bảng phân bố các tác tố qua các thể loại văn bản
Anh – Việt được thể hiện qua đồ thị

148


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tìm hiểu Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng
Anh và tiếng Việt thực chất trước hết là tìm hiểu vấn đề hoạt động của tư duy
thông qua ngôn ngữ, và định hình bằng cơ chế và chất liệu của ngôn ngữ để
xác lập phương thức liên kết nhân quả trong tính hiện thực của hoạt động
ngơn ngữ (diễn ra như thế nào) thông qua văn bản tiếng Anh và văn bản tiếng

Việt. Cơ chế về mối quan hệ giữa tư duy lơ-gic và bình diện cú pháp trong
việc thể hiện cấu trúc nhân quả vốn được mã hóa bằng ngôn ngữ như một
phạm trù phổ niệm lâu nay chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Việc làm sáng tỏ cơ chế trên trong sự chuyển hóa liên thơng từ bình diện
tư duy lơ-gic lên bình diện cấu trúc ngơn ngữ gắn liền với bình diện
phong cách thể loại diễn ngơn một cách thật bài bản, từ khâu lí thuyết đến
thực hành, vẫn đang là một yêu cầu cấp thiết cần tiếp tục đặt ra (về mặt thực
tiễn cũng như về mặt lí luận). Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng vào quá
trình giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là giảng dạy tiếng Anh, theo phương pháp
chủ đạo hiện nay trên thế giới – phân tích và thực hành các kỹ năng theo các
nội dung/chủ đề trong các thể loại văn bản (content/theme-based approach).
Cụ thể hơn, phát hiện, nghiên cứu các cấu trúc nhân-quả, so sánh-đối chiếu,
giải thích, liệt kê,... nhưng quan trọng nhất là cấu trúc nhân-quả (tường minh,
ngầm ẩn – có/khơng có tác tố) khi triển khai ứng dụng trong việc dạy/học
ngoại ngữ.
Các kết quả nghiên cứu về quan hệ nhân quả “… minh chứng rằng nắm
được các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả là điều quan trọng trong
việc giúp người đọc hiểu rõ các sự kiện, … các mối liên kết nhân quả trong
văn bản, hiểu chính xác ý nghĩa tổng thể của văn bản.” (…. the results
provide evidence that causality is important when comprehending perceptual


2

events,... readers attend to causal relations in a text to help them develop an
accurate, overall representation of text meaning.”) [163, tr. 81-111]
1.2. Mục đích nghiên cứu
a. Làm sáng tỏ tính liên thông của sự thể hiện tư duy lô-gic thông qua
ngơn ngữ từ đó xác định rõ hơn sự đa dạng có thể có của các phương thức thể
hiện quan hệ nhân quả.

b. Tìm hiểu, nhận dạng, và xác định bản chất cấu trúc liên kết nhân quả
thông qua các mối liên kết (tường minh hay ngầm ẩn) thể hiện trên bình diện
hoạt động ngơn ngữ của các thể loại văn bản tiếng Anh và văn bản tiếng Việt.
So sánh đối chiếu các tác tố liên kết, các cấu trúc ngữ nghĩa trong văn bản, để
phục vụ việc biên/phiên dịch, giảng dạy, học tập tiếng Anh cho người Việt,
cũng như giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc nhân quả trong tiếng Anh
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học như: M.A. Halliday (1976, 2004),
L. Alterberg (1984), E. Sweetser (1990), J. Haiman (1986), R. Jackendoff
(1995), J.J. Song (1996), A.E. Golberg (2001), C. Khoo and others (1999,
2002), R. Girju (2003), N. Kwon (2004), R. Mulkar-Mehta (2011), … đã
nghiên cứu về các phạm vi ngôn ngữ khác nhau: liên kết văn bản, cấu trúc
nhân quả trong các loại văn bản khoa học tự nhiên như sinh học, y khoa, …
hoặc các lý thuyết về quan hệ nhân quả trong văn bản, đặc biệt là về động từ
gây khiến (causal verbs).
a. Altberg (1984) phân loại các kết từ nguyên nhân-hệ quả thành bốn
loại chính:
i. kết từ trạng ngữ (adverbial link), như so, hence, therefore
ii. kết từ giới từ (prepositional link), như because of, on account of
iii. phụ kết (subordiation), như because, as, since


3

iv. kết từ hợp nhất mệnh đề (clause-integrated link), như that's why, the result
was
b. Haiman (1986) khi bàn về “câu điều kiện”, vẫn dùng ngữ đoạn “hệ
quả” đi cùng với “ngun nhân”;
“Khơng nghi ngờ gì nữa, có một mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả

giữa cú điều kiện và cú hệ quả ở chỗ nào có câu điều kiện điển mẫu, theo
cách nói của Strawson thì “cái cú đứng trước cung cấp các cơ sở để tin được
vào tính chân thực của cái cú hệ quả.” (“There is undoubtedly a causeconsequent relationship between protasis and apodosis in the prototypical
conditional wherein, in Strawson’s words, ‘the antecedent provides grounds
for believing in the truth of the consequent”) [115, tr. 686]
c. Sweetser (1990) xem việc giải thuyết nhân quả của câu điều kiện có
liên quan đến lĩnh vực tri nhận để hiểu được ý các câu. Bà lưu ý rằng việc giải
thuyết nhân quả xuất hiện khi P và Q liên quan đến các sự việc thật.
Ví dụ: On Friday nights Mary goes to see her aunt, or her parents call
her and scold her on Saturday morning. (Vào các buổi tối thứ Sáu Mary phải
đi thăm dì, hoặc cha mẹ cơ sẽ gọi và mắng mỏ cô vào sáng thứ Bảy.)
Sự tương đồng về quan hệ nhân quả được giải thuyết trong hai phát
ngôn tách biệt này trong một số câu điều kiện có thể được diễn giải như sau:
Vào các buổi tối thứ Sáu Mary phải đi thăm dì. Nếu khơng, cha mẹ cơ sẽ gọi
và mắng mỏ cô vào sáng thứ Bảy. Sự diễn giải này bộc lộ sự giải thuyết tuyến
tính trong ví dụ này rõ ràng hơn.
d. Sanders và các tác giả khác (1992), giải thích quan hệ nhân-quả
(cause-consequence) theo 12 kiểu:
i.

Nguyên nhân - kết quả (Cause - consequence): nguyên nhân (causal),
ngữ nghĩa (semantic), trật tự cơ bản (basic order), khẳng định (positive).
Ví dụ: Because it is not raining, there will be water shortage.
(Vì trời khơng mưa nên sẽ thiếu nước.)


4

ii.


Nguyên nhân - kết quả tương phản (Contrastive cause - consequence):
nguyên nhân (causal), ngữ nghĩa (semantic), trật tự cơ bản (basic order),
phủ định (negative).
Ví dụ: Although the chances of errors were high, no one made a mistake.
(Mặc dù khả năng gây lỗi là cao, khơng có người nào mắc lỗi.)

iii.

Kết quả - nguyên nhân (Consequence - cause): nguyên nhân (causal),
ngữ nghĩa (semantic), trật tự không cơ bản (non-basic order), khẳng định
(positive).
Ví dụ: There will be water shortage this year because it is not raining.
(Năm nay sẽ thiếu nước vì trời không mưa.)

iv.

Kết quả - nguyên nhân tương phản (Contrastive consequence - cause):
nguyên nhân (causal), ngữ nghĩa (semantic), trật tự không cơ bản (nonbasic order), phủ định (negative).
Ví dụ: No one made a mistake although the chances of errors were high.
(Không có người nào mắc lỗi mặc dù khả năng gây lỗi là cao.)

v.

Tuyên bố lập luận (Argument claim): nguyên nhân (causal), dụng ngữ
(pragmatic), trật tự cơ bản (basic order), khẳng định (positive).
Ví dụ: The elderly may find a cold deadly. Therefore, they should get a jab
against it.
(Người cao tuổi có thể sẽ phải trải qua một đợt lạnh chết người. Vì vậy, họ
nên được chủng ngừa.)


vi.

Mục đích - cơng cụ (Instrument - goal): nguyên nhân (causal), ngữ
dụng (pragmatic), trật tự cơ bản (basic order), khẳng định (positive).
Ví dụ: We will give you enough evidence in order to write up a sensible
report.
(Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ chứng cứ để viết một báo cáo hợp
lý.)


5

vii.

Điều kiện - kết quả (Condition - consequence): nguyên nhân (causal),

ngữ dụng (pragmatic), trật tự cơ sở (basic order), khẳng định (positive).
Ví dụ: If you are ready, we can start our project.
(Nếu bạn sẵn sàng, chúng ta có thể bắt đầu dự án.)
viii. Tuyên bố lập luận - tương phản (Contrastive argument - claim): nguyên
nhân (causal), ngữ dụng (pragmatic), trật tự cơ bản (basic order), phủ định
(negative).
Ví dụ: Although we should watch carefully what we eat, a couple of
biscuits a week will not do us any harm.
(Mặc dù chúng ta cần để ý cẩn thận về món ăn, ăn một ít bánh bích quy
mỗi tuần cũng chẳng có hại gì.)
ix.

Tun bố - lập luận (Claim - argument): nguyên nhân (causal), ngữ
dụng (pragmatic), trật tự không cơ bản (non-basic order), khẳng định

(positive).
Ví dụ: Many people seem to eat only the flower head of the broccoli. It is a
pity, because the stalk tastes good too.
(Nhiều người dường như chỉ ăn phần bông của cải xanh. Điều này thật
đáng tiếc vì cuốn của bơng cải xanh cũng ngon lắm.)

x.

Mục đích - cơng cụ (Goal - instrument): nguyên nhân (causal), trật tự
không cơ bản (non-basic order), khẳng định (positive).
Ví dụ: You can only buy a house at a high price nowadays. You need to
save quite some money for it.
(Ngày nay bạn chỉ có thể mua nhà giá cao. Bạn cần tiết kiệm kha khá tiền.)

xi.

Kết quả - điều kiện (Consequence - condition): nguyên nhân (causal),
ngữ dụng (pragmatic), trât tự không cơ bản (non-basic order), khẳng định
(positive).
Ví dụ: Drinking wine can be beneficial for your heart, only if you drink it
in small quantities.


6

(Uống rượu có thể có lợi cho tim, với điều kiện bạn uống ít.)
xii.

Tuyên bố - lập luận tương phản (Contrastive claim - argument): nguyên


nhân (causal), ngữ dụng (pragmatic), trật tự khơng cơ bản (non-basic
order), phủ định (negative).
Ví dụ: Cats are said to be very independent, although they can be a
companion to lonely people.
(Mèo được cho là rất độc lập, mặc dù chúng có thể là bạn của những người


đơn.)
e. Khoo, C., Chan, S., and Niu, Y. (2002) giải thích về định tính hàm ẩn

của động từ chỉ quan hệ nguyên nhân hệ quả (implicit causal attribution of
verbs) như sau: “Quan hệ ngầm ẩn được người đọc suy ra từ thông tin trong
văn bản hoặc từ tri thức nền (background knowledge)”. Tuy vậy, nguyên nhân
hàm ẩn trong văn bản cũng có thể có một hình thức thiên lệch tinh vi (subtle
bias): Một vài biểu thức ngôn ngữ (linguistic expressions) không có nghĩa
nguyên nhân để người đọc có thể biết rõ nhưng lại có thiên hướng hướng
người đọc vào định tính của một thành phần nào đó trong văn bản.
f. Talmy (2003) phân loại các kiểu quan hệ gây khiến theo mơ hình từ
vựng hóa (lexicalization pattern) - hầu hết là "các loại gây khiến khác nhau
kết hợp với gốc của động từ" (different types of causation incorporated in the
verb root).
i.

Các tình huống độc lập - khơng gây khiến (Autonomous events - noncausative)
Ví dụ: The vase broke. (Cái lọ vỡ.)

ii.

Gây khiến kết quả - tình huống (Resulting - event causation)
Ví dụ: The vase broke from a ball’s rolling into it.

(Cái lọ vỡ vì quả bóng lăn đụng nó.)

iii.

Gây khiến ngun nhân - tình huống (Causing - event causation)
Ví dụ: A ball’s rolling into it broke the vase.


7

(Một quả bóng lăn đụng làm vỡ cái lọ.)
iv.

Gây khiến cơng cụ (Instrument causation)
Ví dụ: A ball broke the vase. (Một quả bóng làm vỡ cái lọ.)

v.

Tác thể gây khiến - khơng chủ ý (Agent causation - unintended)
Ví dụ: I broke the vase in rolling a ball into it.
(Tôi làm vỡ chiếc lọ khi lăn quả bóng đụng vào nó.)

vi.

Tác thể gây khiến có chủ ý (Agent causation - intended)
Ví dụ: I broke the vase by rolling a ball into it.
(Tôi làm vỡ chiếc lọ bằng cách lăn một quả bóng đụng vào nó.)

vii.


Tình huống bị thể - khơng gây khiến (Undergoer situation - non-

causative)
Ví dụ: My arm broke when I fell. (Cánh tay tôi bị gãy khi tôi ngã.)
viii. Gây khiến tự tác thể (self-agentive causation)
Ví dụ: I walked to the store. (Tôi đi đến của hiệu.)
ix.

Gây khiến tác động/quy nạp (Caused agency/inductive causation)
Ví dụ: I sent him to the store. (Tơi bảo nó đến cửa hiệu.)
g. Theo Halliday (2004), quan hệ nhân quả thể hiện rất nổi bật, với tư

cách là một tác nhân liên kết, trong nhiều thể loại văn bản. một số tác tố thể
hiện quan hệ nhân quả một cách tổng quát, một số thể hiện rất cụ thể một kết
quả, lý do, hoặc mục đích. (In many types of discourse the relation of cause
figures very prominent as a cohesive agent. Some cause expressions are
general, others relate more specifically to result, reason or purpose.)
Causal

general

(so, then, therefore, hence)

specific

result (as a result)
reason (on account of this)
purpose (for that purpose)

h. Mulkar-Mehta (2011), Đại học Nam California, trong luận án Tiến sĩ

với đề tài: Granular Causality for Learning by Reading (Kết cấu thô về quan


8

hệ Nhân quả ứng dụng cho việc đọc hiểu văn bản), đã tổng kết được 25 chỉ tố
gây khiến gốc (seed causal markers) và 318 cấu trúc nhân quả (causal
patterns) từ các văn bản báo chí về lĩnh vực y sinh (biomedical).
2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc nhân quả trong tiếng Việt
Ở Việt Nam, ngữ pháp văn bản, sự liên kết của hai mối quan hệ nguyên
nhân-hệ quả và điều kiện-hệ quả bắt đầu được một số nhà nghiên cứu Việt
Nam quan tâm, như Hoàng Trọng Phiến (1980), các tác giả thuộc Ủy ban
Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Trần Ngọc Thêm (1985), Cao Xuân Hạo
(1991), Hồ Lê (1992), Diệp Quang Ban (1996), và Nguyễn Đức Dân (1998);
sau đó có Nguyễn Khánh Hà (2008), Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Lê Thị
Minh Hằng (2009), và Nguyễn Thị Thu Hương (2010), cũng có các nghiên
cứu liên quan quan hệ nhân quả và điều kiện-hệ quả.
a. Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1980), Hoàng Trọng Phiến đã bàn
đến động từ nhân quả và quan hệ từ nhân quả, và xếp những câu có chứa động
từ khiến vào nhóm câu trung gian giữa câu đơn và câu ghép. Ơng gọi đó là
kiểu câu móc xích, với mơ hình D1Đ1D2Đ2 như sau:
Ví dụ: Cơng việc này khiến chúng tơi lo lắng.
Tồn bộ câu là một chuỗi các yếu tố móc xích chia thành hai bậc: khiến
– chúng tôi và chúng tôi – lo lắng. Theo Hồng Trọng Phiến, cấu trúc móc
xích có thể có giới từ cho, để cho... nhưng yếu tố giới từ khơng có vai trị
quyết định đối với cấu trúc móc xích.
Ví dụ: Cơng việc này khiến cho tơi lo lắng.
Việc ra đi của nó khiến cho tơi lưu luyến.
Tác giả chia các loại câu nhân quả thành 19 nhóm tương ứng, nhưng
chưa miêu tả cụ thể các cấu trúc câu nhân quả.

b. Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1983), của Ủy ban Khoa học Xã
hội Việt Nam, các tác giả lí giải cách cấu tạo câu ghép: có thể chia thành hai


9

câu ghép song song và câu ghép qua lại dùng cặp từ quan hệ vì ... nên ... biểu
thị mối quan hệ nhân quả.
Ví dụ: Con chăm học. Mẹ rất vui lịng.
Vì con chăm học nên mẹ rất vui lịng.
Các tác giả gọi các quan hệ từ là kết từ, và chia thành hai loại: (i) “kết từ
chính phụ” biểu thị quan hệ chính phụ, như: của, để, bởi, bởi vì, tại, tại vì,
mà, từ, đối với,... (ii) “kết từ liên hợp” biểu thị quan hệ liên hợp, như: và, với,
...và các cặp nếu ... thì ..., vì ... cho nên ...
c. Cao Xuân Hạo (1991) tiếp cận kiểu câu nguyên nhân và điều kiện
theo cách của riêng: ứng dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng vào việc nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt.
“Trong những ngôn ngữ như tiếng Việt, vốn chưa từng trải qua q trình
li khai nói trên [tức là “quá trình li khai giữa Chủ ngữ ngữ pháp và Đề ngữ” –
NVT], cấu trúc cơ bản của câu tương đương với cấu trúc mệnh đề gồm hai
phần Sở đề (Subjectum hay Thema) và Sở thuyết (Praedicatum hay Rhema)”.
Trên cơ sở đó, hai kiểu câu nguyên nhân-hệ quả và điều kiện-hệ quả
được tác giả lí giải là cú pháp khác biệt nhau, căn cứ vào sự có mặt hay khả
năng xuất hiện của hai quan hệ từ thì và là. Giải pháp này không căn cứ trên
sự khác nhau của các quan hệ từ nối hai vế, và cũng không đặt ra mối quan hệ
liên thông giữa hai kiểu câu này.
Cách định vị chức năng cú pháp đề-thuyết trong nội bộ hệ thống ngơn
ngữ, thay vì cấu trúc chủ-vị, của Cao Xuân Hạo khác hẳn việc định vị cấu trúc
này ở bậc sử dụng cú với chức năng mà Halliday gọi là “chức năng văn bản”
(textual function). Có thể kết luận rằng đây là hai thứ “thước đo” hoàn toàn

khác nhau, tạm so sánh như thước đo chiều dài bằng mét khác với thước đo
diện tích bằng mét vng, không thể quy đổi cái này ra cái kia.
d. Trong cuốn Cú pháp tiếng Việt (1992), Hồ Lê đã nhận ra những kiểu
khác nhau của quan hệ “điều kiện-hệ quả” trong các kiểu câu có cấu tạo ngữ


10

pháp hình thức khác nhau thể hiện qua các quan hệ từ khác nhau. Theo Hồ
Lê, bốn dạng câu cụ thể sau đây thuộc về hai lớp khác nhau của kiểu chung là
“câu điều kiện-hệ quả”
i. Câu điều kiện hệ quả có điều kiện giả định thuận với hệ quả:
nếu … thì …, hễ … thì ..., … giá mà …, phải chi …, giả sử …
ii. Câu điều kiện hệ quả có điều kiện giả định nghịch với hệ quả:
dù cho …, cho dù …, dù …, dầu …
iii. Câu điều kiện hệ quả có điều kiện hiện thực thuận với hệ quả:
vì … nên …, do… , tại ..., hèn chi …, nếu … thì …
iv. Câu điều kiện hệ quả có điều kiện hiện thực nghịch với hệ quả:
mặc dù … nhưng …, tuy … nhưng …
Rõ ràng, Hồ Lê khơng đơn thuần dựa vào hình thức ngữ pháp (các quan
hệ từ) mà còn dựa vào cả quan hệ nghĩa giữa nội dung ý nghĩa của các vế câu.
Tên gọi “câu điều kiện” của Hồ Lê bao gồm cả câu chỉ nguyên nhân-hệ quả
lẫn câu nhượng bộ-tương phản, cả hướng khớp ghép thuận lẫn hướng khớp
ghép nghịch với vế chỉ hệ quả.
e. Nguyễn Đức Dân (2004), trong Nỗi oan THÌ, LÀ, MÀ khi bàn về chủ
điểm nghịch nhân-quả, đã ghi nhận: “Nhiều hiện tượng trong tự nhiên cũng
như trong xã hội thường có quan hệ với nhau. Quan hệ phổ biến giữa chúng
là quan hệ nhân-quả. Hai hiện tượng X và Y được xem là có quan hệ nhânquả khi “xảy ra hiện tượng X thì sẽ xảy ra hiện tượng Y”.
Ví dụ: Vì chăm học nên nó học rất giỏi.
Nếu chăm học thì nó sẽ học rất giỏi.

Nguyễn Đức Dân cho rằng hai câu này tuy khơng đồng nhất với nhau về
hình thức ngữ pháp nhưng chúng đều thể hiện quan hệ nhân-quả, vì cả hai
đều đáp ứng quan hệ “Khi xảy ra hiện tượng X (chăm học) thì xảy ra hiện
tượng Y (học giỏi)”.


11

Điều nói trên cũng có hiệu lực đối với câu điều kiện chứa cặp từ nối cứ
… là …, như: Cứ thấy anh là nó khóc vì nó nhớ đến bố. Quan hệ nhân-quả ở
đây được tác giả giải thích theo kiểu “chuyển tiếp” như sau: (i) Sự xuất hiện
của anh làm nó nhớ đến bố, (ii) Nhớ đến bố nên nó khóc. Tiếng cứ dùng trong
trường hợp này tương đương về nghĩa với tiếng hễ, dùng để chỉ một kiểu điều
kiện có tính chất “thường xun”, “lặp đi lặp lại”.
f. Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (2005a), Diệp Quang Ban căn cứ
vào khả năng kết hợp với các thực từ, chia động từ thành nhiều lớp. Theo đó,
một số lớp con từ có thể cùng một lúc chi phối đối tượng và nêu đặc trưng của
hành động đối với đối tượng. Trong số đó, động từ mang ý nghĩa khiến động
cùng một lúc đòi hỏi danh từ chỉ đối tượng sai khiến và động từ chỉ nội dung
sự sai khiến, như: sai, bảo, khiến, bắt buộc, cho phép, để,...
Ví dụ: sai em đi lấy sách,
buộc công nhân thôi việc
g. Trần Ngọc Thêm (2006) đã thực sự quan tâm đến cơ chế liên kết
giữa hình thức và nội dung. Sự chú ý đúng mức này được xác lập và giải trình
theo một tầm nhìn khoa học đáng tin cậy. Trong cách xác định cơ chế về mối
liên kết nội dung hình thức nói trên, Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra rằng: “Giữa
hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng
chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức
liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết
nội dung. Tất nhiên điều đó khơng có nghĩa là giữa hai mặt này có sự tương

ứng tuyệt đối theo kiểu một-đối-một”. (S.đ.d., 20-21)
h. Nguyễn Thị Kim Quyên (2007) trong công trình nghiên cứu mang
tên Vị từ gây khiến trong tiếng Việt, đã xây dựng khái niệm về vị từ gây
khiến: "Vị từ gây khiến là vị từ hành động biểu thị những hành động đưa đến
những biến đổi về mặt vật lí của đối tượng nhận sự tác động". Nguyễn Thị
Kim Quyên cũng đã phân biệt rõ động từ gây khiến (khiến, khiến cho, làm


12

cho, bắt, buộc,…) với động từ cầu khiến (bảo, cấm, khuyên, sai, nài, gọi,
đòi…), và đưa ra một danh sách 352 vị từ gây khiến, cùng các đặc trưng ngữ
nghĩa và ngữ pháp, chức năng cú pháp khi hoạt động trong câu của vị từ gây
khiến.
i. Lê Thị Minh Hằng (2009) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguyên
nhân và điều kiện trong thế thảo luận với quan điểm của Cao Xn Hạo như
đã được trình bày trên đây. Cơng trình phản biện Cao Xuân Hạo của Lê Thị
Minh Hằng mang tên Quan hệ nhân-quả và câu điều kiện. (TCNN, số 8/ 09,
tr. 29-40).
Lê Thị Minh Hằng khẳng định rằng: chính vì xem nhẹ ngữ nghĩa của
câu điều kiện cho nên Cao Xuân Hạo chưa thấy rõ quan hệ nhân quả trong
hoạt động ngữ nghĩa của câu điều kiện. Lê Thị Minh Hằng đã xác định rõ hơn
về quan điểm của mình: “Đưa quan hệ nhân quả vào phân tích đề thuyết, thực
chất không tạo đối lập giữa cú pháp và ngữ nghĩa. Đã có nhiều cơng trình sử
dụng cả hai quan điểm này. Chẳng hạn như cơng trình của Schiffrin trong đó
tác giả thừa nhận câu điều kiện là chủ đề nhưng vẫn dùng quan hệ nhân quả
cho những phân tích ngữ nghĩa và cho rằng đề thuyết thuộc phạm vi của tổ
chức diễn ngữ.”
Chúng tôi thấy cách tiếp cận của Hồ Lê và Nguyễn Đức Dân là hướng
đang cần được lưu ý hơn. Cách phân tích lơ-gic từ nhiều góc độ của hai tác

giả để chứng minh rằng giữa cấu trúc nhân quả và cấu trúc điều kiện có một
hạt nhân ngữ nghĩa quan hệ nhân quả chung – là rõ ràng, lô-gic, và giàu sức
thuyết phục.
k. Nguyễn Thị Thu Hương (2010) trong luận án Tiến sĩ về Lý luận
ngôn ngữ, với đề tài Cấu trúc gây khiến-kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt,
đã so sánh, đối chiếu, và có các kết luận:
Về mặt ngữ pháp, tiếng Anh có 3 dạng chính là (i) cấu trúc gây khiến-kết
quả hình thái học, (ii) cấu trúc gây khiến-kết quả từ vựng tính và (iii) cấu trúc


13

gây khiến-kết quả cú pháp. Tiếng Việt chỉ có 2 loại cấu trúc gây khiến-kết
quả: (i) cấu trúc gây khiến-kết quả từ vựng tính và (ii) cấu trúc gây khiến-kết
quả cú pháp. Ở dạng chủ động của hai ngôn ngữ, cấu trúc gây khiến-kết quả
đều có các thành tố ngữ nghĩa được mã hóa tương tự nhau về mặt ngữ pháp.
Cấu trúc gây khiến-kết quả chủ động đều có các mơ hình cú pháp điển hình là
SVO, S1V1S2V2 và S1VS2A. Tiếng Anh có 12 dạng cấu trúc gây khiến-kết
quả và tiếng Việt có 14 dạng.
Về mặt ý nghĩa, cấu trúc gây khiến-kết quả trong tiếng Anh rộng hơn
tiếng Việt, bao gồm cả các hoạt động cầu khiến. Những biến đổi mang tính
vật lý trong tiếng Anh thường được biểu hiện bằng các cấu trúc gây khiến-kết
quả từ vựng tính, cịn trong tiếng Việt các tác động gây khiến-kết quả này lại
được diễn tả bởi các cấu trúc gây khiến-kết quả cú pháp.
Tiếp thu cách xác định của Trần Ngọc Thêm (2006), cùng những ưu điểm
có thể có của những tác giả đi trước, chúng tôi vận dụng trong thế mở rộng
nguyên tắc liên kết nội dung-hình thức thành cơ chế liên kết chức năng-hình
thái, lấy đó làm xuất phát điểm cho quá trình khai triển luận án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

a. Về hình thức, đối tượng được chú ý là các cấp độ liên kết khác nhau
như ngữ, cú, câu, được thể hiện qua các phương tiện liên kết (tường minh
hoặc ngầm ẩn).
b. Về nội dung, đối tượng được chú ý là các hình thái cấu trúc ngơn ngữ
khác nhau có thể dùng để thể hiện câu lô-gic nhân quả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn vào nghiên cứu cấu trúc lô-gic nhân quả có dùng hoặc
khơng dùng tác tố liên kết. Từ nguyên tắc một chức năng có thể được thể hiện
thơng qua nhiều hình thái, chúng tơi tạm phân chia làm ba loại hình thái (gắn


14

liền với ba phương thức liên kết khác nhau) dùng để thể hiện cấu trúc nhân
quả: a. loại dùng tác tố trong suốt, b. loại dùng tác tố mờ đục, và c. loại dùng
tác tố zero. Thật ra, từ một góc độ khác, có thể lưỡng phân thành: (i) loại
dùng tác tố, tức là có đánh dấu bằng cách xuất hiện các tác tố liên kết, và (ii)
loại không dùng tác tố, tức là đánh dấu bằng tác tố zero. Rồi tương tự phân (i)
thành: loại có tác tố trong suốt và loại có tác tố mờ đục. Luận án không đi sâu
nghiên cứu về các động từ gây khiến (causal verbs). Động từ gây khiến đã
được nghiên cứu nhiều.
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
4. 1. Phương pháp nghiên cứu
a. Chúng tôi thao tác theo hướng lô-gic ngữ nghĩa, dựa vào nguyên tắc
liên thông, không tách rời mối liên hệ giữa ba bình diện lơ-gic, ngữ nghĩa,
ngữ pháp.
b. Chúng tôi thường xuyên sử dụng phương pháp miêu tả theo hai
hướng: (i) hướng phân tích diễn dịch bằng phân loại thiên về định lượng, (ii)
tổng hợp quy nạp để đúc kết và xác lập mơ hình thiên về định tính.
c. Chúng tơi cịn đặc biệt tận dụng một phương pháp mang tính chất thủ

pháp: đó là thủ pháp cải biến (transformational operation) – lược bỏ, bổ
sung, thay thế, chêm xen, hốn vị, mơ hình hóa – để xử lí sự tương đồng và dị
biệt giữa các cấu trúc.
d. Phương pháp So sánh – đối chiếu được chúng tôi sử dụng để làm nổi
bật những nét tương đồng và dị biệt của các phương thức biểu hiện quan hệ
Nhân-Quả (PTBHQHNQ) qua các thể loại văn bản của hai loại hình văn bản
tiếng Anh và tiếng Việt.
4. 2. Tư liệu nghiên cứu
Về văn bản chính luận báo chí, chúng tơi sử dụng nguồn tư liệu hiện đại,
chủ yếu là báo chí tiếng Anh, và các bản tin và báo điện tử Thông Tấn Xã Việt


15

Nam (TTXVN) và Thời sự quốc tế-Báo Nhân dân (TSQT-ND) trong vài năm
trở lại đây. Tiêu điểm thông báo được nhấn mạnh là những sự kiện nổi bật
mang tính thời sự đang diễn ra trong cuộc sống.
Về văn bản truyện ngắn tiếng Anh, chúng tôi sử dụng văn bản truyện
ngắn The Last Leaf (Chiếc lá cuối cùng/CLCC) của nhà văn Mỹ O. Henry
(1862-1910). Văn bản tiếng Anh, được dịch đối chiếu ra tiếng Việt năm 1980.
Về văn bản truyện ngắn tiếng Việt, chúng tơi chọn truyện ngắn Khói trời lộng
lẫy của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Truyện ngắn này có nhiều cấu trúc nhân
quả thuộc ba dạng chúng tôi nghiên cứu. Bên cạnh Khói trời lộng lẫy, chúng
tơi cũng khảo sát thêm một số chương hoặc đoạn trong truyện ngắn Đừng Đốt
của nhà văn Chu Lai, và trong truyện ngắn Má Hồng của nhà văn Nguyễn
Khải. Chúng tôi chọn và khảo sát thêm hai tác phẩm nầy vì có nhiều câu văn
dài, cấu trúc nhân quả không ngắn gọn như ở Khói trời lộng lẫy, ln có sự
chồng lên nhau của nhiều tầng bậc, chuỗi cấu trúc; và cũng để có thêm được
các thơng số cho việc so sánh đối chiếu.
Về thơ ca, chúng tôi chọn năm bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Anh, Lord

Byron (1788-1824), được thế giới nhắc đến nhiều. Trong thơ ca tiếng Việt,
chúng tôi chọn Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820), một nhà thơ xuất
hiện ở thời điểm tương đồng với Lord Byron.
5. Ý nghĩa của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
a. Làm sáng tỏ cơ chế thể hiện tư duy lơ-gic lên bình diện hoạt động
ngơn ngữ.
b. Nhận dạng vấn đề chuyển hóa nghĩa một cách tương đối có quy luật từ
ba bình diện lô-gic ngữ nghĩa-ngữ pháp-cú pháp trong mối liên hệ với hiệu
lực giao tiếp làm rõ chức năng lô-gic ngữ nghĩa, để nhận ra đích thực hơn thế


×