Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

luyện từ và câu lớp 2 từ ngữ về sông biển, dấu phẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.66 KB, 4 trang )

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt, kể tên được một số con vật
sống dưới nước.
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.
- Yêu thích một số loài vật sống dưới nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đối với giáo viên:
+ Tranh minh họa các loài cá trong sách giáo khoa
+ Bảng phụ viết bài tập 3.
+ Tranh minh họa một số loài vật sống dưới nước.
- Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2 phút
1 phút
I. Ổn định lớp
- Cho HS hát bài: “ Bé yêu biển lắm”
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ở tiết học trước, chúng ta đã cùng nhau
tìm hiểu về sông biển. Vậy, để giúp các
em mở rộng vốn từ về sông biển và làm
tốt bài tập về dấu phẩy, hôm nay chúng ta
cùng tìm hiểu bài: Mở rộng vốn từ về
sông biển. Dấu phẩy.
- Ghi tên bài lên bảng và gọi một số học
- HS hát
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại


7 - 9 phút
7 - 9 phút
sinh nhắc lại.
2. Dạy bài mới.
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi 1 hs đọc tên các loài cá.
- Cho HS thảo luận nhóm 4, phân biệt
các loài cá nước ngọt và nước mặn theo 2
cột trên bảng phụ.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết
quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, treo tranh và chốt ý đúng:
+ Cá nước mặn: cá thu, cá chim, cá
chuồn, cá nục.
+ Cá nước ngọt: cá mè, cá chép, cá trê, cá
chuối.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Treo một số tranh minh họa về các loài
vật sông dưới nước cho HS quan sát.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi một số HS lên trình bày, các HS
khác nhận xét.
- HS đọc
- Yêu cầu chúng ta sắp
xếp các loài cá theo nhóm
thích hợp.

- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS đọc: Kể tên các con
vật sống dưới nước?
- HS quan sát.
- HS thảo luận
- HS lên trình bày, HS
khác nhận xét.
8 - 10 phút
2 - 3 phút
- GV nhận xét.
- Cho HS quan sát thêm một số tranh về
các loài vật sống dưới nước.
- Để bảo vệ các loài vật sống dưới nước,
chúng ta cần làm gì?
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
Bài tập 3:
- Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi nào ta sử dụng dấu phẩy?
- Cho HS làm việc cá nhân, GV hướng
dẫn các em làm bài, chấm một số bài làm
xong.
- Gọi một HS lên làm bảng. Cả lớp nhận
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Việc dùng dấu phẩy để tách các cụm từ
trên giúp cho ý của câu văn như thế nào?

- GV nhận xét và chốt ý.
III. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
-Chúng ta cần bảo vệ
nguồn nước, không được
xả rác xuống biển, xuống
nước
- Yêu cầu chúng ta điền
dấu phẩy.
- Sử dụng dấu phẩy để
ngăn cách các từ cùng loại
hay các từ chỉ thời gan và
nơi chốn.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm, cả lớp
nhận xét, bổ sung.
- Giúp câu văn rõ ràng,
mạch lạc, người đọc,
người nghe dễ hiểu.
- Lắng nghe.
- HS trả lời
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà tìm hiểu thêm
những con vật sống dưới nước

×