Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài giảng làm quen với bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.84 KB, 3 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Địa lý lớp 4:
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, ký hiệu bản đồ.
- Các ký hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số loại bản đồ : Thế giới, Châu lục, Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2 phút
1 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên trả lời câu hỏi:
+ Môn Lịch Sử và Địa Lý lớp 4 giúp
các em hiểu điều gì?
+ Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên
và đời sống của người dân nơi em ở?
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết được vị trí địa lí
của các vùng lãnh thổ cũng như các
cảnh quan thiên nhiên, hôm nay
chúng ta sẽ cùng làm quen với bản đồ
qua bài học: Bản đồ.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe.
11 - 12
phút


11 - 12
phút
2. Bài mới
Hoạt động 1: Bản đồ
- GV treo các loại bản đồ lên bảng
theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ
( thế giới, châu lục, Việt Nam, )
- Yêu cầu học sinh đọc tên các loại
bản đồ treo trên bảng.
- Yêu cầu học sinh nêu phạm vi lãnh
thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
- Gọi học sinh khác nhận xét và bổ
sung.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và
hình 2 chỉ hồ Hoàn Kiếm và đền
Ngọc Sơn.
- GV nêu câu hỏi:
+ Muốn vẽ bản đồ, chúng ta phải làm
như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà
bản đồ trong sách lại nhỏ hơn bản đồ
treo tường?
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
Hoạt động 2: Một số yếu tố của bản
đồ.
- Cho cả lớp thảo luận nhóm 6 để trả
lời các câu hỏi:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- HS đọc.

- HS trả lời.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời, học sinh khác
nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận
5 - 6 phút
2 phút
+ Trên bản đồ người ta thường quy
định các hướng như thế nào?
+ Chỉ các hướng B - N - Đ - T trên
bản đồ địa lí Việt Nam.
+ Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và ở các
bản đồ ngoài thực tế.
+ Bản chú giải ở hình 3 có những kí
hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng
để làm gì?
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt trình
bày các câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
Hoạt động 3:
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
đôi, một bạn vẽ kí hiệu trên bản đồ,
bạn còn lại đọc tên kí hiệu đó.
- Gọi một số nhóm lên bảng trình bày.
- GV theo dõi, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo:

Làm quen với bản đồ (tt).
- Đại diện nhóm trình bày,
các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
- HS thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- Lắng nghe.

×