Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 69 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn (RNM) ven biển là hệ sinh thái (HST) vùng đới bờ rất
đặc thù tại các nước vùng nhiệt đới có biển. RNM ven biển là một trong các
HST có năng suất, đa dạng sinh học cao nhất và cũng là nơi nuôi sống một
phần tư dân số cộng đồng ven biển. Hơn thế nữa, RNM là hệ thống động lực
học, có tác động trực tiếp đến các quá trình xói lở và bồi tụ trầm tích ven bờ
[15]. RNM được xem như hàng rào chắn bão, lốc xoáy, triều cường và những
tai biến thiên nhiên nguy hiểm khác.
Bờ biển tỉnh Quảng Nam có chiều dài khoảng 125 km, với ba cửa sông
là cửa Đại của sông Thu Bồn, cửa Lở và cửa Kỳ Hà của sông Trường Giang.
Sông Trường Giang chạy song song với bờ biển, nối với sông Thu Bồn ở phía
Bắc và hợp lưu các sông Tam Kỳ, sông Trâu, sông Trầu, sông Vĩnh An ở hạ
lưu và vũng An Hòa rồi chảy ra biển qua cửa Lở và cửa Kỳ Hà. Vùng cửa
sông này hình thành nên nhiều HST đất ngập nước ven bờ quan trọng, tiêu
biểu là các HST RNM, cỏ biển và rạn san hô [2].
Vũng An Hòa thuộc huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam. Với diện tích
khoảng 1.900 ha và thuộc loại vũng nước lợ nửa kín ven biển thông ra biển
bằng hai cửa: cửa Lở ở phía Bắc và cửa Kỳ Hà (còn gọi là cửa An Hòa) ở
phía Nam. Dao động mực triều lớn nhất trong vũng gần tương đương với
vùng biển ven bờ, do đó có sự trao đổi nước khá tốt. Bãi triều ven vũng và các
cồn cạn trong vũng vốn là nơi phân bố phong ph\ của các dải RNM và thảm
cỏ biển, ch\ng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bờ, làng mạc, ổn định
môi trường và làm phong ph\ nguồn lợi thủy sản trong khu vực [5].
Vũng An Hòa gắn liền đời sống kinh tế của hàng chục ngàn hộ dân với
gần 130.000 khẩu thuộc 13 xã, thị trấn của huyện N\i Thành, sinh sống xung
quanh vùng bờ suốt hàng trăm năm nay; là vùng có nguồn lợi sinh vật đa
2
dạng và phong ph\; là nơi di tr\ và bãi đẻ của nhiều loài sinh vật có giá trị
kinh tế cao từ các vùng biển lân cận. Hiện nay, khu vực này được coi là khu


vực có sự phát triển kinh tế năng động, không chỉ của vùng lãnh thổ, mà so
với cả dải ven biển miền Trung.
RNM đã đóng góp đáng kể đến đời sống kinh tế xã hội của ngư dân,
nhưng dưới sức ép về dân số và phát triển kinh tế cùng với việc khai thác quá
mức đặc biệt là nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển từ những năm 2000 đã phá
hủy hàng chục héc ta RNM. Và từ năm 2008 đến nay, phần lớn diện tích nuôi
tôm vốn là RNM trước đây hầu như bị bỏ hoang do thua lỗ. RNM ở N\i
Thành bây giờ chỉ còn là những dải hẹp hay, những cụm cây ngập mặn
(CNM) phân bố rải rác khắp ven bờ các ao nuôi tôm, ven kênh rạch, ven đập
ngăn mặn với hỗn hợp nhiều loài và hầu như không còn khả năng đảm bảo
các chức năng sinh thái vốn có. Điều này góp phần làm suy giảm đa dạng sinh
học, cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường đồng thời mất đi chức
năng bảo vệ - vốn đặc biệt quan trọng đối với người dân địa phương và các
HST ven biển khác [20].
Trong bối cảnh những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng
gia tăng ở nước ta, việc bảo vệ và phát triển RNM đã được xã hội quan tâm
nhiều hơn. Trong đó, giải pháp phục hồi RNM được cho là một trong những
giải pháp tích cực và hữu hiệu nhất. Tham gia trồng và bảo vệ rừng, nhận thức
về tài nguyên và môi trường sẽ được gia tăng và một khi rừng có thể phục hồi
thì việc khai thác bền vững sẽ được đặt ra một cách khoa học nhằm đáp ứng
các nhu cầu về phát triển của cộng đồng. Đứng trước nhu cầu cấp thiết đó và
để nâng cao hiệu quả cho công tác này tôi thực hiện đề tài luận văn “Nghiên
cứu đặc điểm môi trường vũng An Hòa tỉnh Quảng Nam làm cơ sở phục
hồi RNM”.
3
2. Mục đích của đề tài
Lập cơ sở khoa học về môi trường cho công tác phục hồi RNM ở vũng
An Hòa, đề xuất lựa chọn loài cây trồng thích hợp, gi\p định hướng quy
hoạch phục hồi RNM ở huyện N\i Thành nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói
chung theo hướng bền vững.

3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ tháng 2/2012 đến
tháng 8/2012.
Đối tượng nghiên cứu là một số đặc điểm môi trường nước, trầm tích
có liên quan đến sự phân bố và sinh trưởng của CNM (nhiệt độ, pH, độ mặn,
lân dễ tiêu, đạm dễ tiêu, thành phần chất hữu cơ và thành phần hạt) và cấu
tr\c thành phần loài cây ở HST RNM thuộc năm xã: Tam Hòa, Tam Hải, Tam
Giang, Tam Quang và Tam Nghĩa thuộc huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin
- Thu thập và kế thừa những tài liệu liên quan đến các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Thu thập và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học,
chương trình, dự án trong và ngoài nước có liên quan đến RNM ở vũng An
Hòa.
- Học hỏi kinh nghiệm phục hồi RNM ở các khu vực lân cận.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa theo các điểm và các tuyến đã chọn
Khảo sát theo tuyến để xác định thành phần loài CNM. Sử dụng
phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn theo với kích thước 10x10 m để đo đếm
các đặc điểm cấu tr\c rừng, xác các chỉ tiêu sinh trưởng tại các ô tiêu chuẩn
theo Tam & Wong (2000) và các tài liệu “Hướng dẫn điều tra nguồn lợi biển
4
nhiệt đới” (English và cs., 1994), “Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa
dạng sinh học” (WWF, 2003). Phân loại loài bằng phương pháp so sánh hình
thái. Các tài liệu chính sử dụng để phân loại là Phạm Hoàng Hộ (1991-1993),
Tomlinson (1986).
4.3. Phương pháp thu thập và phân tích mẫu
Các thông số môi trường nước được đo nhanh tại hiện trường sử dụng
máy Horiba U-22XD (Japan).
Đối với mẫu trầm tích, xác định pH, độ mặn, hàm lượng lân dễ tiêu,

đạm dễ tiêu, hàm lượng hữu cơ và thành phần hạt tại Phòng Phân tích Môi
trường – Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ.
Đối với độ dẫn điện (EC) trong trầm tích được xác định theo phương
pháp của Henschke [26], các bước đo được tiến hành như sau:
1. Phơi khô mẫu trầm tích, trộn đều;
2. Lấy 100 ml mẫu vào lọ;
3. Cho thêm nước cất vào đến 600 ml;
4. Đậy nắp lọ và lắc đều trong 1 ph\t;
5. Để đất lắng xuống trong vài ph\t; và
6. Đo độ dẫn điện ở phần trên cùng của lọ (phần nước trong sau khi
trầm tích đã lắng xuống đáy lọ) bằng máy đo độ dẫn điện.
4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm MS Excel 2003 để vẽ biểu đồ và xử lý số
liệu; so sánh sự khác biệt giá trị trung bình mẫu bằng t-test và đánh giá sự
khác biệt theo không gian bằng ANOVA một nhân tố với mức ý nghĩa được
chọn α = 0,05. Xây dựng bản đồ trên phần mềm ArcGIS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung dữ liệu nghiên cứu khoa học về
HST RNM miền Trung nói riêng, Việt Nam nói chung. Đồng thời tìm ra mối
5
liên hệ giữa đặc điểm môi trường và sự phát triển của CNM, làm cơ sở phục
hồi RNM.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý và địa phương
có một cái nhìn toàn diện hơn trong việc quy hoạch phục hồi RNM, cụ thể
cho huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam; Góp phần làm cơ sở định hướng phát
triển kinh tế xã hội, kết hợp bảo vệ môi trường một cách bền vững và nâng
cao hiệu quả ứng phó với biển đổi khí hậu.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu tr\c như sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến
nghị thì luận văn được cấu tr\c thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vũng An Hòa huyện N\i
Thành tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát các nghiên cứu có liên quan
Từ nghiên cứu của Head (1969) và Odum (1970) về tác dụng của bùn
bã thực vật ngập mặn ở Florida đã tạo nên sự quan tâm của cộng đồng và
nghiên cứu khoa học đối với RNM vùng bờ biển. Đây cũng là nghiên cứu nền
tảng để Lugo và Snedaker (1974), Walsh và cs. (1975) tiếp tục công bố các
nghiên cứu về RNM và mở rộng đối với những quốc gia có RNM tương tự
trên thế giới như Panama, Ecuador, Venezuela, Costa Rico, Mexico, Brazil,
Columbia…
Vào những năm 1980, RNM trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
tổ chức liên hiệp trên thế giới, đầu tiên là UESCO với chương trình huấn
luyện và nghiên cứu về RNM ở châu Á và Thái Bình Dương, tiếp theo đó là
sự hợp tác Asian - Australia trong chương trình Nghiên cứu bờ biển. Những
chương trình này đến bây giờ vẫn còn được sử dụng để tham khảo và mang
giá trị đặc biệt đối với sự phát triển của khoa học châu Á, châu Úc (Alcala,
1991) [31]. Ngày nay, càng có nhiều tổ chức quan tâm, bảo vệ và duy trì tài
nguyên HST đất ngập nước trong đó có RNM như FAO, UNESCO, IUCN,
UNDP, UNEP
Sự phát triển của RNM có liên quan lớn đến các đặc điểm môi trường,
đặc biệt là pH và hàm lượng muối. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về mối liên hệ
này như: “Mối liên hệ giữa điều kiện trầm tích và trạng thái dinh dưỡng và sự
phát triển cây non đối với cây ngập mặn Rhizophora apiculata” (Duarte và
cs., 1998), “Ảnh hưởng của độ muối trong đất và pH đến sự phân bố loài và
cấu trúc rừng ngập mặn ở Surdabans” (Joshi & Ghose, 2003), “Đặc điểm
trầm tích của rừng ngập mặn ở vùng nước lợ” (Manjappa và cs., 2003).

Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về đặc điểm, sự phân bố của RNM
như: "Nghiên cứu sơ bộ khu hệ thực vật ven biển Bắc Việt Nam" (Phan
7
Nguyên Hồng, 1977); "Kết quả điều tra hệ thực vật ngập mặn Việt Nam"
(Phan Nguyên Hồng & Hoàng Thị Sản, 1984); "Hệ thực vật ngập mặn ở Việt
Nam" (Phan Nguyên Hồng & Hoàng Thị Sản, 1990); "Đánh giá tác động của
các nhân tố sinh thái lên sự phát triển của cây rừng ngập mặn" (Phan Nguyên
Hồng, 1990) [1]
Tại Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ nhất,
Hoàng Văn Thơi đã có đề tài nghiên cứu về “Cấu trúc rừng và mối liên hệ
giữa phân bố thực vật ngập mặn với tần suất ngập triều tại khu đa dạng sinh
học rừng ngập mặn Cà Mau”. Cũng trong Hội thảo này còn có nghiên cứu
của Vũ Văn Hiền và Vũ Quang Mạnh về “Đặc điểm của hợp chất mùn trong
hệ sinh thái đất rừng ngập mặn trồng trang ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy,
Nam Định”.
Từ những năm 90 trở đi, đã có một số công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học về RNM khu vực miền Trung bao gồm các tỉnh Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa…
Đối với Quảng Nam, Phạm Viết Tích (2007) nghiên cứu đề tài “Khảo
sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các khu hệ sinh thái
đất ngập nước ven biển tỉnh Quảng Nam”. Kết quả cho thấy RNM còn
khoảng 150 ha, với gần 80 ha dừa nước tập trung chủ yếu ở hồ bảy mẫu thuộc
cửa Đại, Hội An. Riêng vũng An Hòa đã có đề tài nghiên cứu “Điều tra, khảo
sát hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở đầm An Hòa
làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý và phục hồi” của Nguyên Xuân Hòa
(2009). Ngoài ra còn có một số khảo sát, điều tra và nghiên cứu khác điển
hình là các dự án thuộc chương trình Liên minh đất ngập nước (WAP), dự án
thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của tỉnh Quảng Nam, dự án Quản lý
tổng hợp vùng bờ và các Dự án Lâm nghiệp của tỉnh.
8

1.2. Khái niệm RNM
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về RNM. Theo Từ điển
Shorter Oxford Dictionary mô tả RNM (mangrove) có liên quan với chữ
mangue trong tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha là chữ mangle, tiếng
Anh chữ grove có từ năm 1613 (ISME, 1995).
Saenger và các cộng sự (1983) đã mô tả RNM như là hệ cây rừng ven
biển của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới. Vì thế thuật ngữ RNM
“mangrove” đã được sử dụng để chỉ các cây sống trong bùn, đất ướt ở vùng
triều nhiệt đới và á nhiệt đới [23].
Theo FAO (1952), RNM là những cây thân gỗ và cây bụi mọc dưới
mức triều cao của triều cường. Vì vậy, hệ thống rễ của ch\ng thường xuyên bị
ngập trong nước mặn, mặc dù nước có thể được pha loãng do dòng nước ngọt
và chỉ ngập một hay hai lần trong năm.
IUCN (2002) đã xếp RNM là một trong những loại hình đất ngập nước
(wetlands) quan trọng nhất, nằm ở đầu bảng phân loại đất ngập nước của
RAMSAR [11].
Một cách tổng quát, RNM (mangrove) là những cây mọc trên vùng
chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi đó cây
tồn tại trong các điều kiện có độ mặn cao, ngập triều, gió mạnh, nhiệt độ cao,
đất bùn và yếm khí. RNM bao gồm những cây thân gỗ, cây bụi và cây thân
thảo thuộc nhiều họ cây khác nhau nhưng có đặc điểm chung là cây thường
xanh, đặc điểm sinh lý giống nhau và thích nghi trong điều kiện sống ảnh
hưởng bởi chế độ thủy triều và yếm khí [23].
1.3. Vai trò của RNM
Tầm quan trọng của RNM trong việc đóng góp vào năng suất vùng cửa
sông ven biển đã được biết đến từ những năm 1960 - 1970. RNM đã được biết
đến với nhiều giá trị sinh thái, môi trường cũng như khả năng bảo vệ và
9
nguồn lợi trực tiếp mà nó mang lại cho cộng đồng người dân vùng ven biển
(Kathiresan, 2007) [31].

RNM cung cấp một sản lượng lâm sản rất lớn cho nhu cầu cấp thiết
hàng ngày của con người như: gỗ xây dựng, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất
đốt, thức ăn gia s\c
RNM không chỉ là nơi cư tr\ mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh
dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong ph\ của các quần thể sinh vật
cửa sông ven biển, đồng thời còn là nơi “ươm ấp” những cơ thể non của nhiều
loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển (Mohamed & Rao,
1971; Frusher, 1983).
Đối với tài nguyên môi trường, Blasco (1975) cho rằng RNM là một
tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ và biên độ nhiệt tối đa.
Các dải RNM vùng ven biển, cửa sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ
gió, sóng và dòng triều vùng có đê ven biển và trong cửa sông. Các nghiên
cứu khoa học cho thấy RNM có khả năng làm giảm năng lượng sóng từ 50 –
70% tuỳ thuộc vào chiều rộng của đai rừng và nhờ đó mà nó có tác dụng to
lớn trong việc phòng hộ ven biển. Rễ CNM, đặc biệt là những quần thể thực
vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn.
Ch\ng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng
thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng [14].
RNM bảo vệ các nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, có vai trò
quan trọng trong việc điều tiết nước giữa các HST trên cạn và dưới nước,
đồng thời là vùng đệm chống lại sự lan truyền của các chất ô nhiễm giữa các
HST này.
RNM sẽ trở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và
ruộng đồng khỏi những thiên tai như bão và lũ lụt trong tình hình biến đổi khí
10
hậu (BĐKH) ngày càng gia tăng. RNM còn có tác dụng rất tốt trong việc loại
thải khí nhà kính (vốn là nguyên nhân chính gây ra BĐKH) ra khỏi bầu khí
quyển.
Ngoài ra, RNM còn có chức năng như là bể chứa các-bon toàn cầu,

một trong những giá trị rất quan trọng của RNM lại chưa được nghiên cứu
nhiều. Do sự tích tụ các-bon qua nhiều thiên niên kỷ, những vùng đất này trở
thành những bể chứa các-bon trên cạn lớn nhất trên Trái đất (Donato và cs.,
2011) [12].
1.4. Sự phân bố RNM
1.4.1. Các đặc tính qui định sự phân bố của CNM
Trên thế giới, thành phần các loài cây của RNM được FAO (1994) liệt
kê gồm 84 loài, trong đó có 66 loài cây gỗ, 13 loài cây bụi, 2 loài cây họ cau
dừa, và 3 loài cây dương xỉ. Ở Việt Nam, Đỗ Đình Sâm và cs. (2005) đã liệt
kê 37 loài cây là những loài thực thụ cây RNM [19].
Môi trường thuận lợi để RNM phát triển tốt là nơi có độ mặn cao, ngập
triều, gió mạnh, nhiệt độ cao, đất bùn và yếm khí. Thực vật ngập mặn thuộc
nhiều họ cây khác nhau nhưng có đặc điểm chung là cây thường xanh, đặc
điểm sinh lý giống nhau và thích nghi trong điều kiện sống ảnh hưởng bởi chế
độ thủy triều và yếm khí (Kathiresan, 2007) [31].
Tuy nhiên, mỗi loài cây RNM đều có đặc tính riêng và mọc tốt ở những
khu vực nhất định dọc theo bờ biển. Điều này có thể là nguyên nhân chính tại
sao ở một số bờ biển ta có thể quan sát thấy sự phân định ranh giới tự nhiên,
với một số loài nhất định sống ở gần biển (ở khu vực nước sâu và chảy mạnh
hơn) và một số loài khác sống ở gần bờ hơn (ở khu vực nước nông và chảy
êm dịu hơn) [18].
11
Hình 1.1. Phân ranh tự nhiên của một khu RNM (theo Phan Nguyên Hồng
và Hoàng Thị Sản, 1993) [9]
Do những đặc điểm đặc biệt của môi trường nên chỉ có một số lượng
rất ít các loài cây có thể chịu được và phát triển bình thường trong điều kiện
ngập thủy triều, đất bùn lầy, mặn. Để duy trì sự sống CNM có những cấu tr\c
và cơ chế đặc biệt thích nghi với môi trường về hệ thống rễ, cấu tạo lá, các cơ
chế điều chỉnh nồng độ muối trong cây như bài tiết muối bằng tuyến tiết
muối, giữ muối và cân bằng áp suất thẩm thấu

Ngoài ra, do sống trong môi trường khắc nghiệt, thủy triều và tác động
của sóng đi kèm với tính không ổn định của nền đất, các loài CNM khác nhau
sẽ trang bị các chiến lược kế thừa riêng nhằm nâng cao khả năng sống sót.
Hình thức khá phổ biến là biến đổi thời gian phát triển hạt và sự gia tăng số
lượng hạt hay kích cỡ hạt [23].
1.4.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân bố của CNM
Macnae (1966), Duke và cs. (1998) và Duke (2006), cho rằng sự thích
nghi của RNM với môi trường tạo nên sự phân đới của thực vật ngập mặn ở
vùng cửa sông, ven biển. Đây là hiệu quả của sự tương tác giữa các yếu tố
như tần suất của thủy triều, độ mặn của nước trong đất, mức độ ngập nước
của đất. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc phân bố các loài cây RNM bao
gồm: nhiệt độ, độ mặn của nước và lượng mưa, thời gian và mức độ ngập
12
triều, hoạt động của sóng, sự lưu thông và trao đổi của dòng nước và mức độ
thuần thục của đất [19].
Theo Sanit (1993), cấu tr\c và chức năng của HST RNM, thành phần
và phân bố các loài cây cũng như các kiểu sinh trưởng của các sinh vật RNM
phụ thuộc nhiều vào 8 yếu tố môi trường: địa lý ven biển, khí hậu, thủy triều,
sóng và dòng chảy, độ mặn, độ oxy hòa tan, đất và các chất dinh dưỡng [1].
Mặt khác, Clough (1998) lại phân chia các yếu tố môi trường thành 3
nhóm chính là: khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, mây che, nắng, gió), thủy động
học (địa hình, chế độ triều), đất (độ mặn, nước chứa trong đất, pH, thế oxy
hóa khử, các tính chất vật lý, chất dinh dưỡng). Chức năng và cấu tr\c của
HST RNM, thành phần, phân bố loài và kiểu sinh trưởng RNM đều phụ thuộc
vào các yếu tố môi trường này [23].
1.4.2.1 Khí hậu
Khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của RNM.
Theo Walter (1977), hệ thống RNM được tìm thấy chủ yếu ở ba vùng
khí hậu khác nhau: (a) vùng xích đạo, khoảng giữa 10
0

Bắc và 5 - 10
0
Nam; (b)
vùng nhiệt đới mưa nhiều, phía Bắc và Nam của xích đạo, khoảng 25 - 30
0
Bắc
và Nam, một phần trong vùng cận nhiệt đới khô của xích đạo; (c) một phần
khí hậu ấm nơi mà không có mùa đông quá lạnh và chỉ ở phía Đông của lục
địa.
Khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng nước bề mặt thông qua cân bằng
lắng tụ và bốc – thoát hơi nước. Những vùng khô hạn có xu thế chung là nồng
độ muối cao hơn trong nước bề mặt so với những vùng ẩm ướt. Khí hậu cũng
có ảnh hưởng lớn đến chủng loại và tính phổ biến của thảm thực vật và do
đó, nó có tác động gián tiếp đến các đặc trưng lý – hóa – sinh học đất [9].
Các đặc điểm nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và gió có ảnh hưởng mạnh
đến HST RNM. Đây không những là các nhân tố tác động trực tiếp đến sinh
13
trưởng và phát triển cây RNM mà còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các
yếu tố vật lý khác như đất và nước [23].
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát
triển cây RNM. CNM không chịu lạnh được, càng xa xích đạo thì nhiệt độ
càng thấp nên RNM cũng kém phát triển. Ngoài ra, nhiệt độ của nước biển
cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện loài cây RNM. RNM đạt được sự phát triển
cao nhất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, khi mà nhiệt độ thấp nhất không
dưới 20
0
C và biên độ dao động nhiệt giữa các mùa không vượt khỏi 5
0
C.
Nhiệt độ trung bình tối ưu cho sự phát triển của RNM là 24

0
C [31].
Lượng mưa chi phối sự phân bố của thực vật. Cây RNM không phụ
thuộc hoàn toàn vào nước mưa vì ch\ng có các tuyến bài tiết muối và cơ chế
h\t nước ngọt. Tuy nhiên, nước mưa cũng ảnh hưởng đến RNM thông qua
việc vận chuyển các chất phù sa, bùn và làm giảm độ mặn của lớp đất mặt.
Ngoài ra, lượng mưa còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác như nhiệt độ không
khí, nhiệt độ của nước và đất, độ mặn của lớp đất mặt, độ mặn nước ngầm, vì
thế ảnh hưởng đến cây RNM.
Gió ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của cây RNM và làm giảm nhiệt
độ không khí. Gió cũng ảnh hưởng mạnh đến sóng và các dòng nước nên gián
tiếp tác động đến xói mòn vùng ven biển. Cường độ của gió, bão tác động
trực tiếp lên HST RNM, tùy theo mức độ mà sự thiệt hại thấp như: rụng lá,
gãy cành, nhánh đến việc gãy đổ cây trên diện rộng và sau cùng là gây thiệt
hại từng phần của HST [23].
1.4.2.2. Thủy động lực học
a) Địa hình
CNM chỉ phát triển và phân bố trên đất ngập triều khá nông, ít sóng gió
như trong các vịnh, cửa sông hình phễu, sau các mũi đất, eo biển hẹp hoặc
dọc bờ biển có các đảo che chắn phía ngoài. Theo Chapman (1997) được trích
14
dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí cho rằng nước càng nông, thoai thoải thì RNM
càng được mở rộng, ở trong các bờ biển nông nhưng hẹp thì chỉ hình thành
một dải ven bờ nước.
Dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam hầu như không có RNM do bờ
biển hẹp, sâu, kh\c khuỷu, chịu ảnh hưởng mạnh của bão. Chỉ trong các cửa
sông, dọc vùng bờ biển có một số đảo che chắn phía ngoài (Khánh Hòa) và
phía Tây các bán đảo Cam Ranh, Quy Nhơn mới có dải RNM hẹp [11].
b) Thủy triều
CNM mọc những nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày, nhật triều hay

bán nhật triều (biên độ triều từ 0,5 – 3 m). Biên độ dao động triều càng lớn thì
CNM càng đa dạng và mỗi loài CNM phản ứng khác nhau với chế độ triều
khác nhau [29].
Theo Phan Nguyên Hồng (1999), khi điều kiện khí hậu và đất không có
sự khác biệt nhau lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều CNM sinh trưởng tốt
hơn vùng có chế độ nhật triều, vì thời gian cây bị ngập mặn không thu được
không khí trên mặt đất ngắn hơn, thời gian đất bị phơi trống cũng ngắn, hạn
chế bớt sự bốc hơi nước trong đất và trong cây, nhất là thời kỳ nắng nóng. Do
đó mà cây sinh trưởng thuận lợi hơn. Ví dụ thực tế cây RNM ở Nam Bộ phát
triển hơn vùng ven biển Quảng Ninh ngoài những nguyên nhân khác, một
phần là do chế độ triều ở phía Nam là bán nhật triều [7].
Tần số ngập triều khác nhau sẽ dẫn đến độ mặn khác nhau, mức độ ứ
nước và chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Thay đổi độ mặn do nước triều là
một trong các yếu tố giới hạn phân bố loài CNM (Aksornkaoe, 1993) [23].
Watson (1928), căn cứ vào đặc điểm sinh thái của RNM ở Malaysia đã
chia thảm thực vật RNM ở phía Tây Malaysia thành 5 nhóm thực vật dựa trên
tần xuất ngập triều: (i) nhóm thực vật chịu ngập thủy triều cao nhất, bị ngập
khi thủy triều lên cao, từ 0 đến 8 feet, trong nhóm này có bần (Sonneratia
15
alba); (ii) nhóm thực vật chịu ngập khi thủy triều lên ở mức trung bình, từ 8
đến 11 feet, chẳng hạn như các loài đước (Rhizophora), các loài vẹt
(Bruguiera spp.); (iii) nhóm thực vật bị ngập khi thủy triều lên cao thường
xuyên, từ 11 đến 13 feet, điển hình là xu (Xylocarpus granatum); (iv) nhóm
thực vật bị ngập khi thủy triều lên cao bất thường, từ 13 đến 15 feet, điển hình
là cóc (Lumnitzera littora); (v) nhóm thực vật bị ngập khi thủy triều lên cao
đột biến, từ trên 15 feet, chẳng hạn như tra bụp (Hibiscus tiliaceus) [19].
Ngoài ra, thủy triều còn dọn CO
2
tích lũy, các chất độc tố, mảnh vụn
hữu cơ và giữ vững độ mặn của nước. Thủy triều phân bố cả chất dinh dưỡng

hòa tan và dạng hạt thông qua các hệ thống đầm lầy, với dòng dinh dưỡng đi
vào nhiều nhất trong các vùng bị ngập thường xuyên thông qua sự lắng tụ
trầm tích. Bên cạnh đó, sự phát tán, phân bố và việc đem các trái giống từ nơi
này đến nơi khác thành công là nhờ thủy triều (Saenger và cs., 1983) [23].
c) Dòng nước đại dương và dòng nước ngọt
Các dòng nước đại dương có tác dụng lớn trong việc phân bố RNM
trên thế giới. Theo Phan Nguyên Hồng (1999), nhờ sự vận chuyển của các
dòng nước này mà hệ thực vật ngập mặn nhiều nơi trong khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương có thành phần loài gần giống nhau. Gió mùa Tây Nam về
mùa hè đưa dòng chảy từ Ấn Độ Dương qua Indonesia, Malaysia lên vùng
biển miền Nam Việt Nam, do đó thành phần loài ở cây gần giống các nước
khu vực Đông Nam Á. Tại biển Đông, dòng chảy ven bờ về mùa mưa đưa
nguồn giống từ phía Nam lên phía Bắc, đến vĩ tuyến 122 thì chuyển hướng ra
khơi và đi lên phía đảo Hải Nam, do đó một số loài không phân bố ở phía Bắc
được như đước đôi (Rhizophora apiculata), đưng (Rhizophora mucronata),
vẹt trụ (Bruguiera cylindria)… trong khi đó ch\ng có thể phân bố ở đảo Hải
Nam (Trung Quốc).
Dòng nước ngọt do các sông, rạch đem ra RNM ảnh hưởng đến sự sinh
16
trưởng của các sinh vật sống ở đó, vì nước đã đưa chất phù sa cần thiết cho
ch\ng. Thành phần chất hữu cơ có trong nước ngọt tham gia vào cấu tr\c nền
đất của RNM. Mặt khác, nước ngọt làm loãng độ mặn của nước biển, phù hợp
với sự phát triển của nhiều loại cây trong từng giai đoạn sống nhất định. Khi
dòng chảy từ sông vào vùng RNM bị giảm hoặc không còn nữa thì một số
loài CNM sẽ sống còi cọc hoặc chết dần [8].
1.4.2.3. Trầm tích
Đất dưới RNM một phần do bùn cát bồi tụ của các con sông từ thượng
nguồn chảy đến và một phần do bùn cát lắng tụ từ biển mang vào. Thường là
đất phù sa có pha sét và cát. Trong RNM có những vùng đất mới bồi, ấy là
nhóm đất mới chưa phát triển, tiếp đến là nhóm đất phát triển hơn thường là

nơi xuất hiện một số loài của họ đước (Rhizophoracea) hay mắm
(Avicenniacea) [23].
Phan Nguyên Hồng cho rằng CNM có thể sống trên thể nền đất ngập
nước khác nhau như sét bùn, bùn cát, cát thô lẫn sỏi đá, bùn ở cửa sông, bờ
biển, đất than bùn, san hô. Tuy nhiên RNM phát triển mạnh nhất trên thể nền
bùn sét có độ mùn bã hữu cơ cao.
Nguyễn Ngọc Bình (1996) đã nghiên cứu các loại đất ở RNM ảnh
hưởng đến sự phân bố RNM ở Cà Mau. Kết quả cho thấy rằng: đất ngập mặn
mùn rất loãng không có CNM, đất ngập mặn mùn loãng có mắm trắng tiên
phong cố định bãi bồi, đất ngập mặn dạng sét, đất ngập mặn phèn tiềm tàng
sét mềm có đước, đất ngập mặn phèn tiềm tàng cứng có đước, dà, cóc trắng.
Nguyễn Đức Tuấn (1994) nghiên cứu về tăng trưởng và sinh khối của
đâng, đước, trang, vẹt dù l\c 1, 2, 3, 4 năm tuổi cho thấy trên thể nền bùn sét
mềm và cát thô thì cây sinh trưởng tốt hơn thể nền bùn pha nhiều cát thô, đất
cao cứng [11].
Trong một hệ thống thủy sinh, trầm tích có vai trò như là bể chứa vật
17
liệu dinh dưỡng trong nước. Sự bổ sung và đào thải các chất dinh dưỡng này
theo thời gian là cần thiết và như một hệ quả tất yếu trong chu trình sinh hóa
của hệ thống (Gupta và cs., 2001). Sự thay đổi chất dinh dưỡng phụ thuộc vào
đặc điểm trầm tích và các yếu tố thủy văn ở vùng cửa sông. Nhiệt độ của trầm
tích là một trong những nhân tố môi trường quan trọng, có tác động đến sự
phân bố sinh vật đáy và các chu trình hóa học trong trầm tích (Ramachandra
và cs., 1984).
a) Độ mặn
Độ mặn có vai trò là nhân tố quan trọng nhất trong sự phân bố loài, ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của RNM (Twilley & Chen, 1998). Sự
thay đổi độ mặn chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thủy văn, lượng mưa, địa hình
và mực thủy triều [29]. CNM là có khả năng sinh trưởng và phát triển trên
mọi môi trường nước mặn, ngập nước thường xuyên, CNM có khả năng giữ

cân bằng muối bằng cách thải lượng muối thừa hoặc tích muối trong lá già
sau đó lá già rụng đi.
De Haan (1931) cho rằng độ mặn là nhân tố đầu tiên và thủy triều là
yếu tố thứ hai chi phối sự phân bố của RNM. Căn cứ vào độ mặn của nước,
ông chia vùng ven biển thành hai đới: Đới lợ đến mặn, có độ mặn từ 10 -
20‰. Đới ngọt tới lợ, độ mặn dưới 10‰ [19].
Blasco (1984) cho rằng CNM phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối
trong nước 10 – 25‰. Kích thước cây và số loài giảm đi khi độ mặn cao 40 –
80‰. Trong khi đó Rao (1986) lại cho rằng ở độ mặn 90‰ chỉ có vài loài
mắm sống được nhưng sinh trưởng rất chậm. Những nơi có độ mặn quá thấp
(<4‰ ) thì cũng không còn CNM mọc tự nhiên. Ngoài ra, Aksornkoae (1993)
cho rằng RNM tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn từ 10 – 30‰ và chia thực
vật ngập mặn thành hai nhóm: nhóm phát triển ở độ mặn từ 10 – 30‰ và
nhóm phát triển ở độ mặn 0 – 10‰. [8]
18
Theo Phan Nguyên Hồng (1999), ở điều kiện Việt Nam độ mặn là một
trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của
các loài và phân bố RNM. Loại rừng này phát triển tốt ở những nơi có độ
muối trong nước từ 10 - 25‰. Kích thước cây và số lượng loài giảm đi khi độ
mặn cao 40 - 80‰, ở độ mặn 90‰ thì chỉ có vài loài mắm sống được nhưng
trưởng thành rất chậm. Nếu độ mặn quá thấp (<4‰) thì cũng không có CNM
tự nhiên.
Tác giả chia các loài CNM Việt Nam thành 2 loại: Loại CNM có biên
độ muối rộng và loại CNM có biên độ muối hẹp.
Loại CNM có biên độ muối rộng bao gồm:
- Nhóm chịu độ mặn cao (10 - 35‰) hoặc hơn, gồm một số loài như:
mắm, đâng, đưng, dà quánh, vẹt trụ.
- Nhóm chịu độ mặn trung bình (15 - 30‰) có đước, vẹt tách, vẹt dù,
s\ ,
- Nhóm chịu độ mặn tương đối thấp (4 – 20‰) có trang, vẹt tách, ô rô,

quao nước, cốc kèn…
Loại CNM có biên độ muối hẹp:
- Nhóm cây thân gỗ mọng nước chịu mặn cao (20 - 33‰) có bần trắng,
bần ổi…
- Nhóm cây thảo mọng nước chịu mặn cao (25 – 35‰) hoặc hơn có
muối biển, sam biển…
- Nhóm cây nước lợ điển hình (5 – 15‰) hoặc thấp hơn gồm dừa nước,
bần chua, mái dầm, na biển, mây nước. Ch\ng đồng thời cũng là sinh vật chỉ
thị cho môi trường nước lợ [10].
Lượng nước ngọt theo mùa chảy ra biển cũng ảnh hưởng đến HST
RNM, một số vùng có độ mặn dao động rộng lớn dưới ảnh hưởng của lượng
mưa theo mùa trong đất liền. Tuy nhiên vẫn có một số loại cây thích nghi
19
được vì khả năng tích lũy muối cao [27]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, CNM có
thể tồn tại được trong nước ngọt một thời gian nào đó, nhưng sinh trưởng của
cây giảm dần, sau vài tháng nếu không được cung cấp một lượng muối thích
hợp thì cây sinh trưởng rất kém, lá cây có nhiều chấm đen và vàng do sắc tố
bị phân hủy, lá rụng sớm [21].
Nhìn chung, thực vật ngập mặn phát triển sum suê hơn ở độ muối thấp
(Kathiresan và cs., 1996). Thí nghiệm chứng minh rằng phát triển trong môi
trường có độ muối cao thực vật ngập mặn phải tiêu hao nhiều năng lượng để
duy trì sự cân bằng nước và nồng độ ion hơn là sự sinh trưởng (Clough,
1984). Tuy nhiên, với độ muối thấp kéo dài sẽ làm trương các tế bào và giảm
hô hấp [29].
b) pH
pH được xem là nhân tố kiểm soát sự phân bố hệ sinh vật đáy, kiểm
soát hoạt động của các quá trình vi sinh và không phải phải vi sinh (Benner,
1976) [30].
Độ chua của đất có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thực vật,
nguyên nhân chính vì nó làm thay đổi bản chất của hầu hết các nguyên tố

trong đất, có thể trở thành độc tố đối với thực vật khi ở nồng độ cao (Black,
1993; Slattery và cs., 1999; Woodruff, 1967). Giá trị pH trong đất còn gây
ảnh hưởng đến sự biến đổi hóa học của hầu hết các chất dinh dưỡng và sự hấp
thụ các chất này đối với cây rừng. Hầu hết, đất RNM được coi là đệm tốt khi
có giá trị độ pH từ 6 – 7 nhưng cũng có nơi giá trị này xuống đến 5 [23], [28].
c) Thế oxy hóa khử
Đặc điểm oxy hóa khử trong đất RNM có liên quan đến quá trình ngập
nước triều, đến thành phần cấp hạt và hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Đất
RNM thường ngập \ng, vì thế, đất bị yếm khí, quá trình phân hủy chất hữu cơ
với sự tham gia của vi khuẩn có sử dụng oxy xảy ra, qua đó lượng oxy giảm
20
(khử oxy hóa). Thế oxy hóa khử (Eh) của đất thiếu khí là thường dưới -200
mV, trong khi đất thoáng khí thì Eh thường trên +300 mV. Khi Eh = 0 thì đất
đó được coi như yếm khí [23].
d) Chất dinh dưỡng
Một trong những nhân tố quan trọng đối với HST RNM là nồng độ
dinh dưỡng trong môi trường đất. Dòng dinh dưỡng này phụ thuộc vào sự
đồng hóa của thực vật và sự khoáng hóa của vi sinh vật (Alongi, 1996).
Hai nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của RNM là nitơ và
photpho. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khi photpho thường giới hạn trong
môi trường nước ngọt thì nitơ lại là nhân tố giới hạn trong môi trường nước
biển (Howarth, 1988; Caraco và cs., 1990).
Nitơ được xem như là nhân tố chính giới hạn sự phát triển của thực vật
chịu mặn ở những vùng chuyển tiếp giữa biển và đất liền (Stewart và cs.,
1979). Năng suất của nhiều loại CNM được tăng cao hơn dường như có sự
góp mặt của nhân tố nitơ (Tyler, 1967; Valiela & Teal, 1974). Nhiều bằng
chứng cho thấy rằng RNM bị giới hạn dinh dưỡng bởi nitơ (Onuf và cs.,
1977; Botto & Wellington, 1983; Botto & Wellington, 1984). Ngoài ra, nitơ
còn được xem là nhân tố giới hạn hoạt động của vi sinh vật trong đầm lầy
RNM ở Indus Dental (Kristensen và cs., 1992). Nồng độ nitơ vô cơ hòa tan

trong nước RNM nhiệt đới nhìn chung là thấp và ammoni là dạng tồn tại
chính của nitơ trong đất RNM [25].
Giống như nitơ, nồng độ photpho trong nước RNM cũng ở mức độ
thấp. Nó thường được xem như là một loại muối hòa tan mà thực vật có thể
hấp thụ được. Photphat đạt hiệu quả hấp thụ đối với trầm tích có độ hạt mịn ở
đầm lầy tốt hơn là trầm tích có độ hạt thô. Đây có lẽ là nguyên nhân tại sao
HST RNM phát triển tốt hơn ở môi trường đầm lầy [20], [29].
21
Trong các dưỡng chất của RNM, photpho là một trong các nguyên tố
cần thiết cho sự sinh trưởng của thực vật và rất cần cho sự tạo thành trái.
photpho hiện diện với nồng độ khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Nồng độ
photpho trong lá cây RNM dao động ở 0,02 – 0,167% khối lượng khô. Nồng
độ này cũng khác nhau giữa các loài, nghiên cứu tại một con lạch ngập triều ở
Cần Giờ cho thấy lượng photpho trong lá cây đước (Rhizophora) thấp hơn
trong lá cây mắm (Avicennia). Nồng độ photpho cũng khác nhau tùy thuộc
các vị trí trong rừng – có liên quan đến sự ngập nước do triều và tình trạng
dinh dưỡng của trầm tích [23].
Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng nitơ và photpho tại vùng RNM
thuộc miền Bắc nước Úc của Boto và Wellington (1983) đã đưa ra nhận định:
sự giới hạn photpho là một trong những yếu tố điều khiển tốc độ tăng trưởng
của RNM [24].
1.4.3. Sự phân bố RNM
1.4.3.1. Sự phân bố RNM trên thế giới
Dựa theo phân bố địa lý của thế giới, Walsh (1974) đã chia thực vật
RNM thành hai vùng: Ấn Độ - Thái Bình Dương và Tây Phi – Châu Mỹ.
Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm: Đông Phi, Biển Đỏ, Ấn Độ,
Đông Nam Á, phía Nam Nhật Bản, Philippine, Úc, New Zealand và quần đảo
Nam Thái Bình Dương.
Vùng Tây Phi và châu Mỹ bao gồm bờ biển Atlantic của châu Phi và
châu Mỹ, bờ biển Thái Bình Dương của vùng nhiệt đới châu Mỹ và quần đảo

Galapagos [11].
Theo Phan Nguyên Hồng và cs. (1997) thì RNM chỉ có thể mọc tốt ở
những vùng có khí hậu ấm và ẩm, không sống được ở những vùng lạnh. Trên
thế giới có khoảng 16.670.000 ha RNM với hơn 100 loài cây, trong đó châu Á
chiếm 41% diện tích (khoảng 7 triệu ha), châu Mỹ có 5.781.000 ha và châu
22
Phi có 3.402.000 ha [8].
Ấn – Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài CNM phong ph\
và có chất lượng. Các cây gỗ quan trọng nhất là mắm, đước, vẹt, bần, dà.
Mắm trắng và bần trắng phát triển theo hướng biển, còn mắm quăn
(Avicennia lanata) và mắm lưỡi đòng hướng về phía đất liền. RNM phong
ph\ nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì nơi đây mưa
lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió [31].
ISME (International Society for Mangrove Ecosystems) và ITTO
(International Tropical Timber Organization) đã thực hiện hai chương trình
mang tên “Hệ thống thông tin và dữ liệu về rừng ngập mặn trên toàn cầu”
(GLOMIS) và “Bản đồ thế giới về rừng ngập mặn” thông qua việc sử dụng
ảnh vệ tinh để tính diện tích RNM trên thế giới, đến năm 1997 đã công bố là
18.107.700 ha, số liệu này tương đối chính xác để đánh giá RNM trên thế giới
[23]. Theo đó bốn quốc gia có diện tích RNM lớn nhất thế giới lần lượt là
Indonesia 30%, Brazil 10%, Australia 8% và Nigeria 7% (ITTO/ISME, 1993).
Cũng trong bảng xếp hạng này Việt Nam đứng thứ 8 với 4% diện tích RNM
trên toàn cầu.
RNM phân bố dọc theo bờ biển ấm phía Đông châu Mỹ và châu Phi
nhiều hơn là các bờ biển lạnh (Duke, 1992). Ví dụ: 70% RNM châu Mỹ phát
triển ở bờ biển Atlantic, và chỉ 30% ở Pacific. Tương tự, 82% RNM của châu
Phi tập trung dọc theo bờ biển Đông và chỉ 18% ở bờ biển Tây (Diop và cs.,
2002; Lacerda và cs., 2002). Nguyên nhân chủ yếu là do sự xuất hiện của
dòng biển nóng và lạnh từ đại dương, nơi cung cấp nhiệt độ thuận lợi cho sự
phát triển của RNM [31].

Theo Giri và cs. (2010), diện tích RNM trên thế giới phân bố theo thứ
tự như sau (Hình 1.2): châu Á có diện tích lớn nhất với 41%, tiếp đến là châu
Phi 21%, Bắc và Trung Mỹ 15%, Úc và châu Đại Dương 12% và cuối cùng là
Nam Mỹ 11% [12].
23
Hình 1.2. Phân bố RNM trên thế giới (theo Giri và cs., 2010)
1.4.3.2. Sự phân bố RNM ở Việt Nam và biến động về diện tích
Việt Nam có 3.260 km bờ biển dọc theo Biển Đông, phía Bắc có tam
giác châu thổ sông Hồng, phía Nam có tam giác châu thổ sông Cửu Long.
Đặc biệt, hải lưu sông Cửu Long lại dịch chuyển để bồi tụ thành bán đảo Cà
Mau hàng năm lấn về phía Tây ra biển phía vịnh Thái Lan gần 100 m, bằng
các bãi bùn rộng lớn. Đó là nơi phát triển RNM trong những điều kiện tốt
nhất.
Phan Nguyên Hồng (1993, 2003) đã chia RNM Việt Nam thành bốn
khu vực với các đặc điểm điều kiện khác nhau:
(1) Khu vực Đông Bắc (thuộc tỉnh Quảng Ninh): diện tích 39.400 ha
vào năm 1982, đến năm 1999 còn 22.949 ha. Nhiệt độ mùa đông thấp đã giới
hạn sự phát triển của một số loài chính, khoảng 15 loài thực vật ngập mặn thật
sự được tìm thấy. Đầm lầy dọc bờ biển được che chắn bởi các đảo nhỏ vì thế
ít chịu ảnh hưởng của gió mạnh và bão. Vùng đặc trưng là Mũi Chùa và cửa
sông Tiên Yên, nơi mà CNM Bruguiera gymnorhiza, Rhizophora stylosa,
Avicennia marina, Kandelia candel có thể cao đến 8 mét.
24
(2) Khu vực châu thổ đồng bằng Bắc Bộ: diện tích 7.000 ha vào 1982
đến năm 1999 tăng lên 20.842 ha. Đây là khu vực được bồi đắp từ phù sa
sông Thái Bình và sông Hồng. Đầm lầy này rộng, giàu phù sa nhưng lại chịu
ảnh hưởng trực tiếp bởi gió mạnh, bão, sóng lớn và nhiệt độ mùa đông thấp
làm giảm khả năng phát triển của CNM. RNM được tìm thấy ở khu vực nằm
phía trong cửa sông, loài thực vật chiếm ưu thế là Sonneratia caseolaris,
Kandelia candel and Aegiceras corniculatum.

(3) Khu vực miền Trung: có diện tích 14.300 ha vào năm 1982, đến
năm 1999 còn lại 3.000 ha. Với bờ biển trải dài dọc theo vách n\i đá, được
bao bọc bởi biển sâu và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sóng biển, vì vậy RNM
chỉ xuất hiện dọc theo bờ sông và cửa sông nhỏ.
(4) Khu vực bờ biển phía Nam Việt Nam: có diện tích 191.800 ha vào
năm 1982, đến năm 1999 giảm còn 102.497 ha. RNM khu vực này xuất hiện
ở hai hệ thống sông chính là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Với nhiệt độ
cao, giàu phù sa và lượng nước ngọt lớn là điều kiện rất tốt để RNM phát
triển. Giống như Indonesia và Malaysia, đây là khu vực có độ đa dạng loài
thực vật loài cao nhất.
Theo Spalding và cs. (1997), khu vực RNM lớn nhất nằm ở châu thổ
sông Mêkông và phía Nam bán đảo Cà Mau. Tuan và cs. (2001) đã liệt kê 22
vùng bờ biển cần được bảo vệ ở Việt Nam, trong đó có 43.115 ha RNM và
theo nhóm tác giả này RNM hiện còn lại chỉ đạt khoảng 39%. Đó là những
khu vực rất quan trọng được mô tả sau đây:
- Khu dự trữ thiên nhiên Đất Mũi Cà Mau nằm ở cực Nam của Việt
Nam. RNM khu vực này bị phá hủy suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng đã được
phục hồi tốt sau đó bởi vì có sự kết hợp của việc bồi tụ trầm tích lớn, khả
năng tái sinh và tự phục hồi nhanh. Khu vực này được xem là khu dự trữ sinh
quyển từ năm 1983 (Tuan và cs, 2001), khu vực này kéo dài khoảng 4.453 ha.
25
- Khu bảo tồn biển Hòn Mun được thiết lập vào năm 2001, bao gồm
các rạn san hô, RNM và thảm cỏ biển. Khu vực này thuộc thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa có diện tích khoảng 12.000 ha, gồm 8 đảo nhỏ với dân
số 5000 người sống trên đảo thuộc 7 xã.
- RNM Cần Giờ bị phá hủy nghiêm trọng suốt thời gian chiến tranh,
nhưng dần được khôi phục và trở thành một trong những RNM tốt nhất của cả
nước. Khu vực này được công nhận là Khu dự trữ thiên nhiên vào năm 1990,
và trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới vào 21/1/2000. Khu sinh quyển
này trải dài 42.630 ha và nằm trong châu thổ sông Mêkông, gần Cà Mau.

- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy: đây là khu RNM
thuộc khu dự trữ sinh quyển sông Hồng, là RNM đầu tiên ở VN được quốc tế
công nhận theo công ước Ramsar là RNM thứ 50 của thế giới. Tổng diện tích
khu vực này là 12.000 ha [27].
Diện tích RNM tại Việt Nam có xu hướng suy giảm do nhiều nguyên
nhân khác nhau, chất độc hóa học, phá rừng nuôi trồng thủy sản Theo các số
liệu của Maurand (1943), thì tại Việt Nam có 400.000 ha RNM và chủ yếu là
ở Nam bộ có 250.000 ha (Vũ Văn Cương, 1964) trong đó vùng rừng Sát là
40.000 ha, Cà Mau là 150.000 ha, miền Trung và miền Bắc là 40.000 ha và
các nơi khác là 20.000 ha. Về diện tích, Việt Nam xếp thứ 16 với diện tích là
286.400 ha (năm 1975) và so với Brazil, Indonesia chỉ bằng 1/10. Đến năm
2008, tổng diện tích RNM còn lại 323.712 (Bảng 1.1) [23].

×