Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng phát triển loài Keo lá liềm (Acasia crassicarpa A. cunn ex benth) vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.11 MB, 100 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có đường bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam với 3.260km (không tính
các đảo), diện tích đất cát ven biển có tiềm năng lớn để khai phá, phục vụ nhu cầu du
lịch, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế,
diện tích đất ven biển ở nước ta sử dụng chưa thực sự hiệu quả, rất nhiều khu vực bị
bỏ hoang hóa, làm tăng tiến trình hoang mạc hóa, sự xâm lấn của cát biển vào sâu
trong đất liền. Đặc biệt là đối với khu vực miền trung Việt Nam, diện tích đất cát ven
biển bị bỏ hoang hóa và khó cải tạo đang còn rất lớn.
Theo số liệu của Viện quy hoạch và thống kê nông nghiệp, vùng đất cát ven biển
Nam Trung Bộ nằm trong vùng khô hạn, phần lớn là đất cát và cồn cát ven biển với tổng diện
tích 264.981 ha [12], trong đó diện tích khô hạn thường xuyên chiếm khoảng 2/3. Để làm
tăng hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn tiến trình hoang mạc hóa, nhiều nhà khoa học đã
nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp trồng rừng ven biển, chắn sóng, chắn gió, chắn
cát bay… nhưng hiệu quả thực tế từ việc trồng rừng ven biển tại một số nơi chưa cao
do khả năng sinh trưởng và phát triển của một số loài chậm, dễ bị gió bão, sóng biển
hủy hoại, khả năng chắn gió, chắn cát chưa thực sự hiệu quả.
Một trong những loài được đưa vào gây trồng phục vụ cho việc chắn gió, chắn
cát ven biển được đánh giá cao là loài Keo lá liềm. Keo lá liềm có tên khoa học là
Acasia crassicarpa A. cunn ex benth, là loài có nhiều ưu điểm trong gây trồng trên
vùng đất cát ven biển do khả năng chịu hạn, chịu nhiệt cao, sức sinh trưởng tốt, khả
năng cố định đạm và cải tạo đất hiệu quả, có khả năng ứng dụng trồng rừng ở nhiều
vùng khác nhau nên đang được chú ý gây trồng và phát triển ở một số địa phương. Tuy
nhiên, việc phát triển của giống Keo lá liềm hiện nay còn bó hẹp ở phạm vi dự án hoặc
mô hình thực nghiệm nên khả năng ứng dụng và phát triển của loài này đang rất hạn
chế.
Từ thực tế trên, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để ứng dụng đưa cây Keo lá
liềm vào trồng rộng rãi ở các khu vực và phát triển bền vững loài cây này? Vì vậy, tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng phát triển loài Keo
lá liềm (Acasia crassicarpa A. cunn ex benth) vùng đất cát ven biển Nam Trung
Bộ”.
1


Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu chung
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa
A.cunn ex benth) ở một số điều kiện trồng rừng khác nhau và ảnh hưởng của nó đến
kinh tế, xã hội, môi trường làm cơ sở để đề xuất phát triển loài cây này trên vùng đất
cát ven biển Nam Trung Bộ (NTB).
* Mục tiêu cụ thể
- Xác định tọa độ địa lý, lập bản đồ rừng trồng Keo lá liềm và đánh giá được
khả năng sinh trưởng của cây Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển NTB.
- Đánh giá ảnh hưởng của rừng Keo lá liềm đến kinh tế, xã hội và môi trường,
khả năng phát triển và đề xuất các giải pháp phát triển loài Keo lá liềm ở vùng cát ven
biển NTB.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về loài Keo lá liềm trồng trên vùng cát
ven biển và định hướng được các giải pháp phát triển bền vững loài cây này.
* Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên đánh giá về đặc điểm sinh trưởng, ảnh hưởng của rừng Keo lá liềm
đến kinh tế, xã hội, môi trường, đề tài bước đầu đã đề xuất được bảng hướng dẫn kỹ
thuật trồng rừng Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển NTB.
Làm rõ được Keo lá liềm là loài có thế mạnh trong cải tạo đất, phát triển kinh
tế, xã hội trên các vùng đất cát có điều kiện khắc nghiệt, góp phần xóa đói giảm nghèo
cho những người dân vùng đất cát ven biển NTB.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Keo lá liềm trên đất cát ven biển vùng
NTB. Keo lá liềm (tên gọi khác là Keo lưỡi liềm vì lá có hình lưỡi liềm)
Tên khoa học: Acacia crassicarpa hay Racosperma crassicarpum (A.Cunn. ex
Benth.) Pedley (1987) [25], [36], [37]
Cặp nhiễm sắc thể 2n = 26

Chi: Acacia
Tông: Acacieae
2
Phân họ: Mimosoideae
Họ: Fabaceae
Bộ đậu: Fabales
* Giới hạn nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu từ 15/11/2011 đến 15/5/2012.
- Về nội dung nghiên cứu sinh trưởng của Keo lá liềm chỉ ở một số điều kiện sau:
Phương thức làm đất khác nhau, mật độ trồng, phân bón, các loại đất cát khác nhau về
màu sắc.
- Về nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Keo lá liềm đến kinh tế và xã hội
chỉ dựa vào phiếu phỏng vấn của người dân.
3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Tổng quan về đất cát ven biển
Đất cát ven biển là hệ sinh thái phổ biến trên thế giới. Theo Mc Harg (1972),
các dải đất cát ven biển là một dạng công trình thiên nhiên có tác dụng hấp thu năng
lượng từ gió, thuỷ triều và sóng, qua đó bảo vệ các vùng đất phía trong. Các vùng đất
cát ven biển tại các châu lục khác nhau, tuy cách xa về mặt địa lý nhưng đều được xếp
vào cùng một dạng hệ sinh thái đặc thù do có chung một số đặc điểm như: kết cấu rời
rạc, độ phì thấp, khả năng trữ nước và chất dinh dưỡng kém, thảm thực vật chủ yếu là
các loại cây bụi có khả năng chống chọi lại các điều kiện khắc nghiệt (Moreno-
Casasola, 1982). [39]
Thực tế ở tất cả các quốc gia có đường bờ biển trên thế giới đều có hệ sinh thái
vùng cát ven biển, các bãi cát và cồn cát ven biển là vùng đệm an toàn giữa biển và đất
liền và rất dễ bị tổn thương do hoạt động của con người cũng như do thay đổi chế độ
động lực biển và khí hậu. Mỗi một vùng biển có thể có nhiều thế hệ đất cát xuất hiện
vào các thời kỳ địa chất khác nhau có mầu sắc khác nhau: đất cát đỏ (là loại cát cổ

nhất), cồn cát vàng nghệ, cồn cát trắng và cồn cát vàng xám.
Trong rất nhiều năm qua, hệ sinh thái vùng cát ven biển không chỉ là bức trường
thành bảo vệ bờ biển tại những vùng đất thấp, chúng còn là một hệ sinh thái duy nhất dọc
bờ biển. Tuy nhiên đất cát ven biển được xem là loại đất có nhiều vấn đề nhất vì rất dễ bị
thoái hoá. Tại những vùng đất cát bị thoái hoá, hiện tượng cát bay, cát nhảy thường xuyên
xảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa làm mất đất ở và
đất canh tác, phá huỷ các công trình xây dựng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thoái
hoá là do tác động của khí hậu và của con người, đặc biệt là các hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp không bền vững, gây ô nhiễm môi trường đã và đang làm phá vỡ hệ sinh thái
tự nhiên của nhiều vùng đất cát trên thế giới.
1.1.2. Tổng quan về trồng rừng ven biển
Trước thực trạng biến đổi khí hậu, sự mất đi của rất nhiều diện tích rừng trên thế
giới đã làm cho nguồn không khí bị ô nhiễm không khí, thảm họa thiên tai diễn ra hết
sức nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng sa mạc hóa, cạn kiệt nguồn nước ngọt, sự xâm
thực của cát vào đất liền và nước biển dâng cao đang đặt ra rất nhiều thách thức cho các
nhà khoa học ở tất cả các quốc gia.
Nhiều loài cây trồng đã được đưa vào khảo nghiệm nhằm mục đích cải tạo đất,
ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa ở các vùng cát khô hạn, trong đó các loài Keo (Acacia)
4
rất được quan tâm chú ý và được đưa vào trồng rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới vì
những khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và cho năng
suất cao.
Một trong những loài Keo có nguồn gốc mọc tự nhiên ở Úc đang rất được nhiều
nước ở khu vực châu Á nghiên cứu và đưa vào trồng trên vùng đất cát ven biển là loài
Keo lá liềm (A. crassicarpa). Theo những nghiên cứu chính thức của Trung tâm giống
cây lâm nghiệp Úc (ATSC) từ năm 1980 đến năm 1993, loài A. crassicarpa đã chứng
minh sự tồn tại và sức mạnh tuyệt vời trong một loạt các thử nghiệm trong vùng nhiệt
đới ẩm, và đã được nhóm các nhà tư vấn, tài trợ Nghiên cứu và phát triển keo
(COGREDA) ở khu vực Đông Nam Á ghi nhận là loài có khả năng phát triển hiệu
quả. [30]

Hình 1.1. Bản đồ khu vực phân bố A.crassicarpa trên thế giới [38]
1.1.3. Tổng quan về Keo lưỡi liềm
Keo lá liềm là loài có khả năng cố định đạm, có thể sinh trưởng và phát triển tốt
ở các vùng đất thấp [29]. Về xuất xứ nguồn gốc thì, nó thường phát triển chiều cao từ
10-20m, nhưng trong các điều kiện thuận lợi, nó có thể đạt đến 30m. Xuất xứ của loài
được tìm thấy tự nhiên ở bờ biển phía đông bắc và vùng sâu của Queensland, Australia
[29] và ở các tỉnh Miền Tây của Papua New Guinea và khu vực lân cận của Irian Jaya,
Indonesia [28], một số được tìm thấy tại khu vực bờ biển phía Nam của Trung Quốc; Fiji
của Malaysia và Thái Lan [35].
Trong thời gian 15 năm trở lại đây, Keo lá liềm đã được nghiên cứu đưa vào
trồng ở một số nước Đông Nam Á và châu Phi, và nó đã chứng tỏ là một trong những
5
loài cây trồng lâm nghiệp mới có nhiều hứa hẹn cho các vùng đất cát ven biển, các
vùng đất bị suy thoái.
- Tại Queensland, Australia và Papua New Guinea:
Ban đầu, Keo lá liềm được trồng và phát triển mạnh mẽ trên đất bị suy thoái sau
khi trồng và đốt slash ở Papua New Guinea [28], chính những khả năng đặc biệt cua
loài Keo này nên nó đã được trồng và phát triển mạnh về phía Bắc của quần đảo.
Những nghiên cứu chính thức đã được Trung tâm giống cây lâm nghiệp Úc
(ATSC) đưa vào nghiên cứu để thuần hóa loài cây phục vụ cho mục đích thương mại
từ năm 1980 theo chương trình tài nguyên di truyền và cải thiện giống cây có sự hỗ trợ
của tổ chức Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID), Trung tâm Nghiên cứu Nông
nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) và Bộ lâm nghiệp Papua New Guinea. Đến năm 1993,
loài A. crassicarpa đã chứng minh sự tồn tại và sức mạnh tuyệt vời trong một loạt các
thử nghiệm trong vùng nhiệt đới ẩm và đã được ghi nhận bởi nhóm tư vấn các nhà tài
trợ cho Nghiên cứu và phát triển keo (COGREDA) ở khu vực Đông Nam Á [30].
Sau hơn 15 năm nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay các chương trình nghiên
cứu của ATSC vẫn đang tiếp tục với mục đích đi sâu vào nghiên cứu phân tử đa dạng
di truyền của loài Keo này, đưa loài cây này thành cây lâm nghiệp ưu tiên phát triển ở
vùng đất cát ven biển các nước trong khu vực Châu Á.

- Tại Thailand:
Nghiên cứu sinh trưởng của các loài Keo trên 6 vùng sinh thái khác nhau sau 36
tháng tuổi, sinh trưởng của các loài này có sự sai khác rõ ràng, trong đó 2 loài là A.
crassicarpa, A. auriculiformis thể hiện sinh trưởng tốt nhất. Loài Keo chịu hạn sinh
trưởng chậm hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm về cả chiều cao cũng như đường kính.
Sinh khối khô và tươi của Keo chịu hạn cũng thấp hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm.
[24]
- Tại Indonesia:
Loài Keo lá liềm được trồng thương mại rộng rãi trên đảo Sumatra. Có đến hơn
40.000 ha rừng trồng đã được thành lập, chủ yếu là trên đất cao hữu cơ có độ pH thấp
và có thể được đôi khi ngập úng. Keo lá liềm đã trở thành quen thuộc với các đồn điền
ở Sumatra để phục vụ cho ngành công nghiệp bột giấy trong khu vực và phục vụ các
nghiên cứu thuần hóa loài Keo này.
Theo những đánh giá chung thì A. crassicarpa trên các vùng đất ngập nước
kém hơn so với A. mangium trên vùng đất khô hạn, nhưng với mật độ trồng cao hơn
thì năng suất giữa 2 loài là tương tự [30]
6
Với hơn 40 000 ha rừng trồng A.crassicarpa trên đảo Sumatra, đại diện cho một
tài sản trị giá hơn một tỷ đô la (Mỹ), tạo rất nhiều cơ hội việc làm và phát triển kinh tế
cho người dân ở Indonesia và các cơ hội công nghiệp phát triển mạnh cho ngành công
nghiệp giấy ở các nước trên thế giới [30].
1.1.4. Các nghiên cứu, đánh giá tác động của trồng rừng đến kinh tế, xã hội, môi
trường trên thế giới
Từ vấn đề nghiên cứu, phát triển các loài cây trồng, nhiều quốc gia và các tổ
chức trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu đánh giá các tác động của trồng và
phát triển rừng đến kinh tế, xã hội và môi trường. Tùy theo tính chất và thể loại của
công tác trồng rừng mà công tác đánh giá cũng có những quan điểm khác nhau. Với
công tác trồng rừng sản xuất thì việc đánh giá tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, với
công tác trồng tác hỗ trợ sản xuất thì việc đánh giá tập trung vào mặt xã hội, với công
tác trồng rừng phòng hộ thì việc đánh giá tập trung vào vấn đề cải tạo đất và bảo vệ

môi trường. Tuy nhiên, phần lớn công tác trồng rừng hiện nay đều tập trung đánh giá
cả 3 tác động vào kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó vấn đề bảo vệ môi
trường đang là vấn đề rất được quan tâm.
Theo FAO [22], thì đánh giá về mặt kinh tế thường dùng để phân tích các lợi
ích và chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí đó phải được tính chi suốt thời gian
mà chúng còn có tác dụng, nhất là đối với công tác trồng rừng, phải sau một khoảng
thời gian dài thì chúng mới tạo ra một đầu ra nhất định, đồng thời lại có những tác
động về môi trường có thể còn có tác dụng lâu dài hơn nhiều sau khi kết thúc việc
trồng rừng.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Một số nét về trồng và phát triển cây lâm nghiệp trên đất cát ven biển
Vùng đất cát và vùng ven biển Việt Nam được hình thành cách đây khoảng
600.000 năm, hiện nay chúng vẫn đang tiếp tục được hình thành và có địa hình bằng
phẳng. Đặc điểm tự nhiên ở các vùng đất cát ven biển nước ta vô cùng khắc nghiệt,
trong khi đó những vùng này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, an
ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng rừng phòng hộ chắn gió,
chắn cát ven biển là một giải pháp rất có hiệu quả và đã được thực hiện ở nước ta hàng
trăm năm nay. Trong các loài cây lâm nghiệp được nghiên cứu và trồng nhiều nhất chủ
yếu là Phi lao, các loài Keo, Xoan chịu hạn và một số các loài cây bản địa
1.2.1.1. Những loài cây trồng trên đất cát ven biển giai đoạn trước đây
Trong giai đoạn trước đây, cây Phi lao được xem là cây độc nhất ở dải cát ven
biển Miền trung với sức sống rất oai hùng, khả chắn gió bão, chắn cát bay, đem
màu xanh cho vùng đất cát khô cằn, nơi mà khó có cây gì sống được. Cây Phi lao
7
cứng cáp, lá xanh tươi bốn mùa. Lá khô và quả dùng để đun nấu. Thân cây mau
lớn, sau 6-7 năm được thu hoạch, bán gỗ hay bán củi đều là nguồn lợi cho tới tận
ngày nay. Gỗ đỏ màu xám rất rắn dùng trong xây dựng, làm than, làm củi. Từ
lâu các nhà trồng cây cảnh đã trồng uốn làm cây cảnh nghệ thuật. Vỏ xám trên
cành non, nâu sẫm trên cành già, chứa chất casuarin dùng để nhuộm, do có Tanin
nên được dùng để thuộc da, chế với sunfat sắt cho màu đen. Tro của gỗ là nguyên

liệu chế xà phòng. Và đặc biệt còn có vai trò làm nhiều phương thuốc chữa bệnh.
Người mang cây phi lao vào Việt Nam và trồng loài cây này sớm nhất tại Việt Nam,
đó là một linh mục truyền giáo thuộc Hội Thừa sai Paris (Mission Etrangere de
Paris, viết tắt là MEP).
Tuy nhiên, đứng trước những biến động về tình hình phát triển kinh tế và nhu
cầu của đời sống xã hội ngày một cao thì cây Phi lao không còn là cây được trọng
dụng, nhiều nghiên cứu với mục đích trồng các loài cây khác có giá trị kinh tế cao,
thời gian thu hoạch rút ngắn đã và đang thay đổi dần Bộ mặt của vùng cát ven biển.
1.2.1.2. Những loài cây đã qua khảo nghiệm trồng trên đất cát ven biển
Trong thời gian 20 năm trở lại đây, đã có rất nhiều nghiên cứu với mong muốn
trồng và phát triển các loài cây lâm nghiệp chịu hạn ở vùng đất cát ven biển. Các loài
cây đã được đưa vào trồng khảo nghiệm và phát triển ở nhiều địa phương như Quảng
Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu là Bạch đàn, Xoan chịu hạn, Trai
lá cong, các loài Keo, Phi lao Ngoài những cây trồng nêu trên, vùng đất cát ven biển
miền trung còn trồng một số loài cây bản địa, cây ăn quả lâu năm như: Xoài, Đào lộn
hột, Sở, Xà cừ, Trong đó, loài cây Sở, Đào lộn hột đã trồng thành công hơn cả mặc
dầu diện tích trồng rừng chưa nhiều. Sở được trồng thành quần thụ hoặc trồng phân
tán trong các hộ gia đình sống trên vùng đất cát. Nhân dân dùng hạt ép dầu ăn và dùng
bả Sở để vệ sinh ao hồ, thuốc cá. Do diện tích rừng không tập trung, phương pháp chế
biến sản phẩm là thủ công thô sơ nên hiệu quả kinh doanh còn hạn chế.
Nhìn chung, các mô hình còn ít về số lượng, nhiều mô hình còn trong giai đoạn
thử nghiệm, chưa được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ do các loài cây lâm nghiệp
hiện nay chưa thể hiện được sức mạnh nổi trội trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Tuy nhiên, một số dự án về phát triển cây lâm nghiệp ở các địa phương như Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận đã chọn được một số loài cây thích hợp và
đưa vào trồng đại trà, có khả năng phát triển mạnh đó là các loài Keo chịu hạn (Acacia),
trong đó cây Keo lá liềm đang rất được quan tâm, chú ý.
1.2.2. Thực trạng về cây trồng lâm nghiệp trên đất cát ven biển của khu vực Nam
Trung Bộ
Vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ nằm trong vùng khô hạn, chịu ảnh hưởng

của gió Tây-Nam khô nóng. Khó khăn của vùng này là nhiều gió mạnh, nắng nóng, ít
8
nước mặt, đất nghèo dinh dưỡng. Trong suốt một thời gian dài, cây Phi lao luôn được
ưu tiên số 1 cho việc trồng phòng hộ ở dải cát ven biển miền trung với mục đích chắn
gió bão, chắn cát bay. Đã có nhiều nghiên cứu về nông lâm nghiệp nhằm mục đích
trồng và cải tạo diện tích đất cát ở vùng này, việc lựa chọn các loài cây trồng, các mô
hình canh tác được quan tâm chú ý đặc biệt là trong 2 thập kỷ gần đây, rất nhiều loài
cây lâm nghiệp đã được đưa vào nghiên cứu với mục đích cải tạo đất thay cho các loài
Phi lao, Dừa, trong đó các loài Keo (Acacia) được đưa vào trồng và phát triển vì những
khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và năng suất cao,
góp phần cung cấp lâm sản tại chỗ cho người dân.
Keo (Acacia) là nhóm cây trồng có khả năng thích ứng cao với các điều kiện
lập địa khác nhau từ đất đồng bằng giàu dinh dưỡng đến đất trống, đồi núi trọc nghèo
dinh dưỡng và vùng cát khô hạn ven biển. Cây Keo thuộc về phân họ Trinh nữ
(Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae), là họ mà chủ yếu gồm các loài cây có nốt
sần ở rễ, có khả năng cố định đạm khí quyển nên keo còn có khả năng cải tạo đất và
được dùng cho trồng rừng cải tạo đất, chống sa mạc hóa, bảo vệ môi trường và phòng
hộ đầu nguồn. Đó là chưa nói Keo lá liềm là loài có khả năng thích ứng cao với các
loại đất khác nhau từ đất chua đến đất có độ kiềm tương đối lớn nên đang được trồng
rộng rãi ở những điều kiện lập địa khác nhau. Gỗ keo được dùng làm nguyên liệu sản
xuất Bột giấy, ván dăm, gỗ dán, gỗ ép, cũng như được dùng để sản xuất đồ mộc, ván
sàn, dùng trong xây dựng và làm củi đun, v.v… Riêng Keo đen còn được trồng để sản
xuất tanin dùng trong công nghiệp thuộc da.
1.2.2.1. Các loài cây lâm nghiệp đang được ưu tiên gây trồng
Các tỉnh vùng cát ven biển Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân trở vào bao gồm
Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hệ sinh
thái vùng cát bao gồm các cồn cát, bãi cát di động, bãi thấp, bãi cao, hồ, bàu. Thực vật
vùng cát bao gồm các cây tự nhiên và cây trồng có đặc tính chung là chịu hạn, chịu gió
cát ven biển, sống trong điều kiện nghèo chất dinh dưỡng, nhiệt độ cao. Ngoài tính
thích nghi cao của các loại cây tự nhiên, cây trồng nhân tạo cũng được nhân dân lựa

chọn, lai tạo để thu được một tập đoàn thích nghi với vùng cát. Cây lâm nghiệp chủ
yếu là phi lao, bạch đàn, các loài Keo chủ yếu để chắn gió, chắn cát bay, cát lấn, ngoài
ra có thể thu hoạch lấy gỗ hoặc làm nguyên liệu cho các ngành khác.
Ngoài các mục đích phòng hộ, cải tạo đất, cải tạo môi trường, vấn đề đặt ra đối
với các hộ dân vẫn là mục đích kinh tế để đáp ứng được với mức sống ngày một tăng
cao của con người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng và đưa vào trồng các loài
cây lâm nghiệp ở vùng đất cát ven biển đặt ra nhiều bài toán cho các nhà nghiên cứu.
Sau rất nhiều thời gian trồng và thử nghiệm các loài cây trên vùng cát khô hạn
của khu vực Nam Trung Bộ, hiện nay các loài cây lâm nghiệp đang được ưu tiên trồng
9
và có sự quan tân của người dân các địa phương đó là: Xoan chịu han, Keo lá liềm,
Keo lai, Tràm bông vàng và một số cây bản địa khác.
1.2.2.2. Ảnh hưởng của các loài cây trồng hiện có trên đất cát ven biển đến tình hình
kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ năm 1986-1990, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu trồng
rừng Phi lao chống cát di động vùng khô hạn ở Tuy Phong (Bình Thuận). Hiệu quả 5
năm thực hiện thu nhận được là: một số không ít Phi lao mới trồng đã bị chết sớm, số
còn lại phát triển tốt. Toàn Bộ rừng Phi lao còn sống, đứng vững và mau chóng phát
triển, toả cành che phủ hết mấy đồi cát thí điểm. Khả năng cố định cát của mô hình:
năm thứ nhất, thứ hai sau khi trồng cát bắt đầu ổn định dần từ năm thứ ba trở đi cát
được cố định toàn diện, thể hiện: đỉnh ngọn có hình tròn và hạ thấp, sườn trở nên
thoải, cát ít rời rạc không thụt chân như ban đầu, giữa các hạt cát đã bắt đầu xuất hiện
mối liên kết bằng các chất hữu cơ, màu cát từ vàng chuyển thành xám. Sự cố định
không chỉ ở phần dưới tán phi lao mà cả về phía trước và phía sau rừng cũng được cố.
Về hiệu ứng môi sinh: chỉ sau ba năm có rừng Phi lao người ta thấy xuất hiện
Gà rừng và Thỏ hoang sinh sống, sau ba năm trồng rừng trên đồi cát An Định đã thấy
xuất hiện Thỏ hoang. Điều đó có thể hiểu được rằng môi trường nơi đây bắt đầu hội tụ
được những điều kiện thuận lợi để cho chúng tìm đến sinh sống. Như vậy trồng rừng
phòng hộ trên đất cát ven biển ở đây đã cải tạo được môi sinh, tạo ra được môi trường
sống mới.

Thực tế trong nhiều năm qua trồng rừng cũng như các mô hình sinh thái như: ở
Tuy Phong (Bình Thuận); Thăng Bình (Quảng Nam) đều đem lại kết quả tốt và đã chỉ
ra được các loài cây thích hợp trên vùng cát như: Phi lao, các loài keo chịu hạn, dừa,
đều sinh trưởng phát triển tốt đồng thời điều kiện lập địa được cải thiện rõ rệt.
Những cây Lâm nghiệp trồng trên địa bàn vùng cát mang lại những giá trị về
nhiều mặt cho người dân địa phương. Theo thống kê, hiện có có tới 60 - 70% số dân
vùng cát sống bằng nghề nông và lâm nghiệp. Lâm nghiệp đã trở thành một nghề trong
các gia đình nông dấn sống ở vùng đất cát như tạo cây con vườn ươm, trồng rừng và
khai thác gỗ củi. Hoạt động kinh doanh rừng hiện nay cũng đang diễn ra rất phổ biến,
nhận thức được giá trị kinh tế của các loài cây lâm nghiệp hiện nay, nhiều người đã có
những suy nghĩ và biện pháp trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được
những diện tích đất đang còn bị hoang hóa.
Như đã nói, các loài cây được ưu tiên phát triển hiện nay chủ yếu là các loài
Keo, Xoan chịu hạn, Phi lao Keo là loài cây gỗ đa tác dụng, thích hợp trồng ở vùng
cát ven biển, có tác dụng chắn gió, chống cát bay, chắn gió bảo vệ đồng ruộng, làng
10
mạc. Cành rơi rụng tạo một lớp thảm mục khô, thảm mục có tác dụng chống xói mòn
và cải thiện đất. Ngoài ra, ở rể có các nốt sần có tác dụng cố định Nitơ cải tạo điều
kiện môi trường đất. Về mặt kinh tế, trồng Keo nhanh cho thu hoạch, sinh khối lớn, sử
dụng gỗ để đóng đồ gia dụng, cành nhánh làm nguyên liệu giấy…
Các loài cây trồng dùng lấy gỗ và nguyên liệu giấy ở các địa phương như
Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu là các loài Keo,
với sức sinh trưởng mạnh và được thị trường ưa chuộng. Keo dùng để bán nguyên liệu
giấy thường có thời gian trồng ngắn, nhanh cho thu hoạch (khoảng 4-5 năm) giá bán
Keo nguyên liệu giấy từ 1 triệu – 1,2 triệu/tấn. Mỗi ha cho thu nhập từ 50 – 65 triệu
đồng. Đối với các loài Keo trồng để bán lấy gỗ thường có thời gian trồng dài hơn (từ
9-10 năm), gỗ Keo dùng để đóng đồ gia dụng có giá bán dao động từ 3,5 – 4 triệu
đồng/m
3
. Mỗi ha Keo có thể cho thu nhập từ 200 – 250 triệu đồng. Đây là nguồn thu

nhập lớn về mặt kinh tế cho các hộ dân sống ở vùng đất cát khô hạn ven biển. Ngoài
ra, việc trồng rừng phòng hộ ven biển còn giúp cho việc cải tạo đất, cải tạo cảnh quan,
ngăn chặn tình trạng hoang mạc hóa, hạn chế được sự di động của gió, sự xâm lấn của
cát, bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, ổn định sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cho các
hộ dân trong vùng.
Nhận xét chung: Trong những năm trước đây, vùng đất cát ven biển Nam Trung
Bộ bị bỏ hoang hóa nhiều, diện tích đất không sử dụng là rất lớn và trong một thời
gian dài, việc cải tạo đất cát ven biển khu vực này gần như không được thực hiện. Từ
sau khi các dự án trồng rừng được đua vào để cải tạo đất vùng cát ven biển khu vực
Nam Trung Bộ thì người dân đã có thêm việc làm, phát triển các nghề từ cây lâm
nghiệp, diện tích đất cát phần lớn được cải tạo và đặc biệt là vấn đề môi sinh, tiểu khí
hậu của vùng cũng có nhiều thay đổi rõ nét.
Cho đến nay, đã có một số đề tài, dự án được tiến hành nhằm cải tạo điều kiện
sinh thái, nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng đất cát ven biển Nam Trung
Bộ. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của các đề tài này rất rộng nên các giải pháp
đưa ra chưa có điều kiện cụ thể hoá và triển khai và thử nghiệm tại thực tế. Đối với
vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ - vùng có khí hậu khô hạn và nóng nhất Việt
Nam vẫn đang là bài toán cần giải quyết để tiếp tục cải tạo diện tích đất cát bị hoang
hóa.
11
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và xác định khu vực trồng rừng
loài Keo lá liềm vùng NTB
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng NTB
2.1.1.2. Xác định khu vực trồng rừng Keo lá liềm trong vùng NTB
2.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của loài Keo lá liềm trên vùng đất cát ven
biển NTB
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái loài Keo lá liềm vùng NTB
2.1.2.2. Đánh giá sinh trưởng của Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển NTB

2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của rừng Keo lá liềm đến kinh tế, xã hội, môi trường
vùng NTB
2.1.3.1. Ảnh hưởng về kinh tế
2.1.3.2. Ảnh hưởng về xã hội
2.1.3.3. Ảnh hưởng về môi trường
2.1.3.4. So sánh mức độ ảnh hưởng của khu vực trồng rừng Keo lá liềm và khu vực
đất cát trống
2.1.4. Khả năng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển loài Keo lá liềm
trên vùng đất cát ven biển NTB
2.1.4.1. Khả năng phát triển và hướng dẫn kỹ thuật trồng Keo lá liềm trên vùng đất
cát ven biển NTB
2.1.4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển loài Keo lá liềm trên vùng đất cát ven
biển NTB
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
2.2.1.1. Kế thừa số liệu thứ cấp
- Thông qua niên giám thống kê hàng năm của khu vực về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội.
12
- Thông qua các tài liệu có sẵn, số liệu từ các đơn vị thiết kế trồng rừng, các
chương trình, dự án đã và đang thực hiện, các số liệu của Sở, Ban, Ngành có liên
quan
2.2.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp
* Điều tra vị trí khu vực trồng rừng Keo lá liềm:
- Điều tra hiện trạng trực tiếp tại hiện trường, sử dụng máy định vị GPS 60CSx
để xác định tọa độ khu vực trồng Keo lá liềm. Sử dụng hệ tọa độ VN-2000 được định
vị trên Ellipsoid của hệ tọa độ thế giới WGS-84, hiệu chỉnh các tham số dịch chuyển
tọa độ VN-2000 với các đại lượng theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày
27/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
”X = -191.90441429 (mét) ; ”Y = -39.30318279(mét); ”Z = -111.45032835

(mét), có thể hiệu chỉnh làm tròn ở đơn vị mét với sai số trong quá trình đo là ± 3-5m.
Tùy theo nền bản đồ quy hoạch 3 loại rừng có được ở từng địa phương để sử
dụng múi chiếu 3
0
(đối với bản đồ có tỷ lệ >1/10.000) hoặc sử dụng múi chiếu 6
0
(đối
với bản đồ có tỷ lệ ≤1/25.000) theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001
của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn áp dụng
hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
* Điều tra sinh trưởng:
- Thực hiện việc điều tra thực tế tại các địa phương vùng Nam Trung Bộ. Tại
các rừng Keo lá liềm tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điều tra 1 lần có diện tích 500m
2
,
Tùy theo hiện trạng của rừng Keo lá liềm ở các địa phương mà có thể lập 1 ô hoặc 3 ô
tiêu chuẩn, tại mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành mô tả tình hình sinh thái và đo đếm các chỉ
tiêu sinh trưởng cho các cây lẻ, đo D
1,3
, D
t
, H
vn
để đánh giá và so sanh sinh trưởng
giữa các công thức.
- Tổng hợp các nhân tố điều tra cơ bản từng ô tiêu chuẩn và tổng hợp lại cho
toàn bộ đối tượng nghiên cứu.
- Nếu lập 1 ô tiêu chuẩn/1 đối tượng cần nghiên cứu thì dùng tiêu chuẩn U của
phân bố chuẩn tiêu chuẩn để đánh giá, tiêu chuẩn U ≈ tiêu chuẩn z trong công thức
tính toán của excel.

- Nếu lập 3 ô tiêu chuẩn/1 đối tượng cần nghiên cứu thì dùng phương pháp
phân tích phương sai 1 nhân tố để đánh giá, tính tiêu chuẩn F (Fisher), dùng tiêu chuẩn
t (Student) để tìm công thức tốt nhất.
* Điều tra đất, khí hậu:
- Phương pháp đào phẫu diện đất: Trong mỗi ô tiêu chuẩn sơ cấp, chọn vị trí đại
diện cho khu vực để đào phẫu diện, kích thước rộng 0,8-1m, dài 1,6-2m, sâu 1,2m
13
hướng về phía mặt trời. Lấy mẫu đất ở các độ sâu thống nhất 0-30cm, 30-60, 60-
100cm theo các tầng từ dưới sâu lấy ngược lên, mỗi mẫu lấy khoảng 1kg. Mẫu đất cho
vào túi nilon ghi ký hiệu mẫu đem về phòng phân tích.
- Nhiệt độ không khí: Dùng nhiệt kế đồng hồ tiến hành đo ở hai vị trí trong
rừng và ngoài đất trống, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất, thời điểm đo cũng được bố
trí như đo nhiệt độ đất.
- Nhiệt độ đất: Dùng 3 chiếc nhiệt kế gồm nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao và
nhiệt kế tối thấp, tiến hành đo trong rừng và ngoài đất trống cách đai rừng 12m. Đo
vào các ngày nắng trong tháng 3/2012, khu vực đo trên 2 vùng đất cát trắng xám ở
Quảng nam và vùng đất cát đỏ khô hạn của Bình Thuận. Thời gian trong ngày được bố
trí đo vào các thời điểm 10h, 13h, 16h.
- Ẩm độ không khí: Dùng ẩm kế tóc tiến hành đo ở hai vị trí trong và ngoài
rừng, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
- Ẩm độ đất: Lấy đất cho vào hộp nhôm, cân hộp nhôm và đất để thu thập trọng
lượng đất còn ẩm sau khi lấy mẫu, sau đó mang về phòng thí nghiệm để sấy đất ở nhiệt
độ 105
0
C trong vòng 6 giờ cho đến khi khối lượng không đổi, lấy trọng lượng đất khô
kiệt.
- Xác định tính lý hóa của đất: Đào phẫu diện và lấy các mẫu đất ở các độ sâu
0-30cm, 30-60cm, 60-100cm, trong OTC sơ cấp và ngoài đất trống, phân tích hàm
lượng và thành phần lý hoá tính của đất, so sánh giá trị của các chỉ tiêu lý hoá tính của
đất trong và ngoài rừng.

* Điều tra ảnh hưởng của Keo lá liềm đến kinh tế, xã hội, môi trường:
Về quan điểm: Việc trồng và phát triển rừng ở bất kỳ khu vực nào cũng có
những tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường ở khu vực đó. Tác động đó có thể là
trực tiếp, có thể là gián tiếp, có thể tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống con người ở
địa phương. Những tác động này thể hiện bằng sự khác biệt ở các thời điểm trước và
sau khi thực hiện trồng rừng. Vấn đề thực tiễn đặt ra việc trồng và phát triển 1 loài cây
lâm nghiệp đến khi khai thác phải mất từ 5 đến 7 năm, do đó tôi chỉ đặt ra vấn đề
nghiên cứu về những biến độ về mặt số liệu qua thời gian cũng như từ những ý kiến
trực tiếp của các đối tượng tham gia trồng rừng cũng như dân cư địa phương trong khu
vực trồng Keo lá liềm, họ là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của việc trồng rừng
và có những đánh giá khách quan, từ đó để giúp cho chúng ta có sự tác động tích cực
đến công tác trồng và phát triển rừng cũng như hạn chế được những tác động xấu đến
đời sống kinh tế, xã hội và môi trường, định hướng được cho việc trồng và phát triển
loài Keo lá liềm ở các vùng đất cát ven biển.
14
Do thời gian không cho phép nên việc điều tra chỉ giới hạn ở một số yếu tố và
các yếu tố này có liên quan mật thiết đến các hoạt động của việc trồng Keo lá liềm.
Trong quá trình đánh giá các yếu tố có thể đánh giá bằng định lượng (được tính bằng
đơn vị đo lường được) và định tính (bằng những chỉ tiêu khó lượng hoá hoặc không
thể lượng hoá được).
+ Ảnh hưởng về kinh tế:
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc trồng và phát triển loài Keo lá liềm
đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, hoạt động công nghiệp, cơ cấu thu nhập và
chi phí của hộ gia đình.
+ Ảnh hưởng về xã hội:
Để đánh giá tác động của việc trồng và phát triển loài Keo lá liềm về mặt xã hội
tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
(phương pháp PRA) [21]. Đây là phương pháp đánh giá thiên về định tính, được sử
dụng rộng rãi nhất hiện nay trong việc đánh giá các Dự án nông - lâm nghiệp. Dựa vào
các nguồn thông tin thu thập trong quá trình phỏng vấn, tài liệu thu thập, tôi nghiên

cứu, đánh giá một số chỉ tiêu:
Nghiên cứu tác động của hoạt động trồng cây Keo lá liềm đến nhận thức của
người dân trong công tác trồng rừng, chăm sóc rừng và bảo vệ rừng.
Tác động chất lượng cuộc sống của người dân qua cơ cấu lao động, việc làm, sự
tăng giảm mật độ dân số, mở rộng mạng lưới giao thông.
+ Ảnh hưởng về môi trường:
Tác động của trồng Keo lá liềm đến khả năng cải tạo đất.
Căn cứ vào hiện trạng, tình hình triển khai thực hiện trồng rừng trên địa bàn, tiến
hành điều tra một số chỉ tiêu cơ bản tác động đến: độ che phủ, khả năng chống xói mòn,
sự thay đổi của tiểu khi hậu xung quanh (chế độ gió, nhiệt độ không khí).v.v…
* Phỏng vấn các bên liên quan:
- Phỏng vấn: Lập phiếu phỏng vấn một số đơn vị thực hiện dự án và người
dân địa phương, tập trung khảo sát vào vấn đề chính.
- Phỏng vấn linh hoạt bằng trao đổi, trò chuyện
2.2.2. Xử lý số liệu
* Xử lý bản đồ trồng rừng Keo lá liềm:
Số liệu thu thập được từ máy định vị GPS 60CSx được đưa vào phần mềm
excel 2003, có sự hỗ trợ của bộ công cụ forest_tool và phần mềm Mapinfor
15
Professional 10.5 để lập nền bản đồ khu vực phân bố và thiết lập hồ sơ. Xuất file ảnh
độc lập ở các tỉnh.
* Xử lý số liệu của các đại lượng sinh trưởng:
Đối với các khu vực điều tra không đồng nhất về điều kiện lập địa (các tỉnh
khác nhau) thực hiện việc kiểm tra sự thuần nhất giữa các ô tiêu chuẩn, các khu vực
khác nhau: Áp dụng tiêu chuẩn K của Kruskal và Wallis để kiểm tra sự thuần nhất về
chiều cao, đường kính và đường kính tán giữa các khu vực.
H =
( )









+−


=
k
i
i
i
n
nn
n
R
1
2
13
)1(
12

H* =














ln
R
T
H
i
3
1
Đánh giá sinh trưởng theo phương pháp phân tích phương sai: Tiến hành phân
tích phương sai một nhân tố để xác định tiêu chuẩn F (Fisher) là tiêu chuẩn nói lên
mức độ biến động về sinh trưởng của các loài cây:
N
A
t
V
V
a
an
F



=

1
Trong đó: n: là dung lượng quan sát
a: là số công thức điều tra
V
A
: Biến động của nhân tố A

=
−∗=
a
i
A
iA
CS
m
V
1
)(
2
1
n
S
C
2
=
S: tổng giá trị quan sát của toàn thí nghiệm
V
N
: Biến động ngẫu nhiên
V

N
= V
T
- V
A
V
T
: Biến động chung
CxV
a
i
n
j
ijT
i
−=
∑∑
= =1 1
2
Việc tìm công thức trội nhất dựa vào việc so sánh 2 giá trị trung bình lớn nhất
thứ nhất và lớn nhất thứ hai thông qua tiêu chuẩn t (Student):
16
nn
S
N
tính
XX
t
21
21

11
+

=
Trong đó:
1
X

2
X
là giá trị bình quân lớn thứ nhất và thứ hai trong các giá trị
bình quân khi phân cấp nhân tố A.
n
1
và n
2
là dung lượng quan sát tương ứng với
1
X

2
X

S
N
là Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên
an
V
N
N

S

=
So sánh |t| với t
05
(k=n-a):
Nếu |t| ≤ t
05
: Như vậy 2 công thức điều tra i và j đều có hiệu quả như
nhau. Việc lựa chọn công thức nào hiệu quả nhất dựa vào ý nghĩa kinh tế.
Nếu |t| > t
05
: Công thức hiệu quả nhất là công thức có giá trị trung bình
lớn hơn.
* Đánh giá sinh trưởng theo phân bố chuẩn tiêu chuẩn:
n
S
n
S
XX
U
tính
2
2
2
1
2
1
21
+


=
Trong đó:
1
X

2
X
là giá trị bình quân lớn thứ nhất và thứ hai trong các giá trị
bình quân khi phân cấp nhân tố A.
n
1
và n
2
là dung lượng quan sát tương ứng với
1
X

2
X

S
1
và S
2
là Sai tiêu chuẩn tương ứng với
1
X

2

X

So sánh |U
tính
| với U
05
:
Nếu |U
tính
| ≤ U
05
: Ảnh hưởng giữa 2 công thức trên Keo lá liềm là tương
đương nhau, không có sự sai khác rõ rệt. Việc lựa chọn công thức nào hiệu quả nhất
dựa vào ý nghĩa kinh tế.
Nếu |U
tính
| > U
05
: Công thức hiệu quả hơn là công thức có giá trị trung
bình lớn hơn.
17
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và xác định khu vực trồng rừng Keo lá liềm
vùng Nam Trung Bộ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính vùng Nam Trung Bộ
18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng NTB
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng Nam Trung Bộ trải dài từ 10°35' đến 16°40' độ vĩ Bắc và từ 107°17' đến
109°29' độ kinh Đông, xuất phát từ Thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận. Phía

bắc giáp vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, phía tây và tây bắc giáp vùng Tây Nguyên và
Campuchia, phía đông giáp Biển Đông và phía nam giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ.
Lãnh thổ về mặt hành chính gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh: Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Có đường
bờ biển kéo dài hơn 1.000km, liền mạch từ Mỹ Khê - Đà Nẵng vào đến Mũi Né - Bình
Thuận, thềm lục địa khoảng 25 vạn km
2
, trên biển có nhiều đảo lớn nhỏ, nhiều cảng lớn
có tầm chiến lược như cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Nha
Trang - Cam Ranh (Khánh Hòa). Ngoài khơi có gần 100 đảo lớn nhỏ cách bờ từ 10 - 30
km và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa cách Đà Nẵng 300 km và Trường Sa cách Cam
Ranh 530 km, đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là những quần đảo có
vị trí chiến lược ở biển Đông và trong khu vực Đông Á về mặt kinh tế và an ninh quốc
phòng, trong đó có vấn đề về khai thác dầu mỏ và khai thác thủy, hải sản.
Vùng Nam Trung Bộ là cầu nối về giao thông, kinh tế, văn hóa xã hội giữa các
tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam nước ta, giữa các tỉnh Tây nguyên, Campuchia,
Lào với khu vực biển Đông. là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền
và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho vùng giàu truyền thống
văn hóa, độc đáo về bản sắc.
Vùng có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và
quốc tế, cầu nối giữa khu vực Hà Nội và thành phố HCM, giữa Việt Nam với các nước
quốc tế thông qua hệ thống đường Bộ, đường không và cảng biển. Đường sắt và Quốc
lộ 1 chạy dọc ven biển từ đèo Hải Vân đến Bình Thuận, phía Tây có đường Hồ Chí
Minh - con đường chiến lược chạy qua tỉnh Quảng Nam đến Đông Nam Bộ. Ngoài ra,
có hơn 10 tuyến đường quốc lộ nối thông các tỉnh đồng bằng ven biển với Tây Nguyên
và 2 nước bạn Lào, Cămpuchia và hàng trăm tuyến đường Bộ.Về đường không, có
nhiều sân bay, trong đó có các sân bay lớn như: Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Nha
Trang, Cam Ranh, đủ điều kiện cho các loại máy bay chuyên chở hành khách cũng
như máy bay chiến đấu phục vụ an ninh quốc phòng hoạt động tốt.
Trên đất liền có nhiều sông lớn như: sông Thu Bồn (Quảng Nam), Trà Khúc

(Quảng Ngãi), Lại Giang (Bình Định), Sông Ba (Phú Yên), Sông Cái (Khánh Hòa)…
xen kẽ là hàng trăm sông suối lớn nhỏ chằng chịt, mật độ cầu cống khá cao. Thời tiết
có 2 mùa rõ rệt và chênh lệch nhau giữa 2 vùng; khi Tây Nguyên mùa khô thì đồng
bằng lại mùa mưa, năm nào cũng bị bão lụt, thiên tai gây nhiều tổn thất về người và
của.
19
Với vị trí chiến lược của vùng đã mở ra triển vọng về khả năng hợp tác với các
nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới trong các lĩnh vực khai thác dầu mỏ,
thủy hải sản, chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất và trao đổi hàng hóa, tổ chức vận tải quá
cảnh thông qua hệ thống đường biển mở ra khả năng to lớn đối với vùng Nam Trung
Bộ.
Nằm ở miền Trung của đất nước và khu vực biên giới 3 nước Đông Dương,
trước mặt là biển Đông có đồng bằng trù phú, giáp với dải Trường Sơn và Tây Nguyên
hùng vĩ. Vùng Nam Trung Bộ có một vị trí chiến lược rất quan trọng cả về chính trị,
kinh tế và quốc phòng an ninh của cả nước. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ trước đây, vùng Nam Trung Bộ là một là một căn cứ địa vững chắc và
lâu dài của cách mạng, là chỗ dựa và là bàn đạp để tỏa ra các hướng chiến lược khác,
đồng thời là hành lang chiến lược nối liền 2 miền Nam - Bắc nước ta, tạo nên thế đứng
vững chãi ở phần giữa nước ta và phần Nam Đông Dương. Mặt khác, do địa thế và vị
trí chiến lược, đây cũng là nơi dễ bị chia cắt, vì vậy vùng trở thành một chiến trường
ác liệt trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có thời kỳ tại đây đã
diễn ra những cuộc đụng độ qui mô lớn, những chiến thắng quan trọng của ta đã góp
phần làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam, tạo ra những bước ngoặt quan
trọng của chiến tranh. Rõ ràng vùng Nam Trung Bộ có vị trí chiến lược quan trọng
không chỉ trong chiến tranh giải phóng trước đây mà cả trong sự nghiệp phát triển kinh
tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
3.1.1.2. Địa chất, địa hình
Địa chất: Cấu tạo địa chất của vùng Nam Trung Bộ chủ yếu là đá granit và
ryolit, đaxit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới. Ngoài ra còn có
các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của vùng đã

được hình thành từ rất sớm, là một Bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ
Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu
năm. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo
thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm nên nhiều cảnh
đẹp nổi tiếng.
Địa hình: Vùng Nam Trung Bộ có sự phân chia khá rõ nét giữa khu vực phía
đông và khu vực phía tây của vùng. Phần phía đông là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị
chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, tạo thành các vịnh lớn như Dung Quất,
Vân Phong, Cam Ranh và hệ thống bờ biển kéo dài. Vùng núi cao và dốc tập trung ở
phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ
vùng đồng bằng ven biển hẹp. Ngoài cùng là các cồn cát ven biển có độ dốc thấp, nhỏ
hẹp.
20
Tại khu vực Đà Nẵng, địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ
700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40
0
), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa
bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các
khu chức năng của thành phố.
Vào bên trong khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, địa hình đa dạng, chia làm 3
vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, vùng đồng bằng và ven biển, độ cao địa hình và hệ
thống rừng đầu nguồn tương đối giống với khu vực Đà Nẵng.
Khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có diện tích đồng bằng rất nhỏ, chỉ
chiếm từ 3/10 – 1/10 diện tích của cả tỉnh. Các tỉnh này nằm sát với dãy núi Trường
Sơn, là khu vực có nhiều núi cao nhất so với cả vùng Nam Trung Bộ, có nhiều ngọn
núi cao so với cả nước. Đặc biệt tại khu vực Khánh Hòa có nhiều ngọn núi có độ cao
lớn so với cả nước, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao
1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong

có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai
tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Đến phía Nam và Tây Nam, lại xuất hiện một
vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh
Hòn Giao (2062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh
Hòa. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm,
vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Ngoài ra, khu vực này còn có thung
lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không.
Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận là phần tiếp giáp với vùng kinh tế Đông
Nam Bộ, có nhiều nét tương đồng với vùng Đông Nam Bộ. Phía Tây chủ yếu là đồi
núi, có nhiều ngọn núi cao giáp Lâm Đồng, phần giữa các tỉnh và ven biển là vùng
đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn Tây của Việt Nam. Tại khu vực
Ninh Thuận thì vùng núi cao và gò đồi chiếm khoảng 4/5 tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh.
Nhìn chung, địa hình vùng Nam Trung Bộ khá đa dạng, đồi núi cao tập trung ở
khu vực phía Tây và thấp dần về phía đông, có nhiều dải núi đâm ngang ra biển, chia
cắt các vùng đồng bằng và các cồn cát, dải cát ven biển thành nhiều phẩn nhỏ, đất đai
hạn hán và khô cằn.
3.1.1.3. Khí hậu
Vùng Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình,
nhiệt độ cao và ít biến động, mùa đông không lạnh. Khí hậu của vùng là nơi chuyển
tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới
21
điển hình ở phía Nam, chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa khô
thường kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 8, mùa mưa từ cuối tháng 8 đến tháng 12
hàng năm. Nhiệt độ bình quân năm: > 26,5
0
C (thấp nhất 20
o
C-21
o

C và cao nhất 31
o
C-
32
o
C). Tổng tích ôn hàng năm từ 8.000
o
C-9.500
o
C, với bức xạ mặt trời hàng năm
140 Kcal/cm. Lượng mưa phân bố hàng năm từ 500 mm đến 2.500 mm với ẩm độ
bình quân 70-80%. Có hai loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam với tốc độ
gió trung bình từ 2 - 3 m/s.
Tại khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, trong năm vẫn chịu ảnh hưởng của khí hậu
miền Bắc, thỉnh thoảng có những đợt rét nhưng không đậm và không kéo dài. Từ khu
vực Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận, không còn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền
bắc nên chế độ mùa mưa và mùa nắng rõ rệt, mùa nắng nóng thường kéo dài, mùa mưa
đến chậm và ngắn. Lượng mua phân bố không đều, mưa ở khu vực miền núi thường
nhiều hơn đồng bằng, lượng mưa tại vùng Nam Trung Bộ được chia thành 3 vùng sinh
thái nông nghiệp:
- Nam-Ngãi (Quãng Nam và Quãng Ngãi): 2000-2600 mm;
- Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên): 1500-1700 mm;
- Nam đèo Cả (Khánh Hòa và Ninh Thuận): <800 mm
Bảng 3.1. Bảng thống kê nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình
hàng năm ở vùng Nam Trung Bộ
TT
Vùng Nam Trung
Bộ
Nhiệt độ
trung bình

(
o
C)
Độ ẩm
trung bình
(%)
Lượng mưa
trung bình
(mm)
Ghi chú
1 Đà Nẵng 25,9 83,4 2504,57
2 Quảng Nam 25,4 84 2000-2500
3 Quảng Ngãi 25-26,9 82 2198
4 Bình Định 27 79 200-2400
5 Phú Yên 26,5 80-82 1600-1700
6 Khánh Hòa 26,7 80,5 1200
7 Ninh Thuận 27 75-77 700-800
8 Bình Thuận 26-27 79 800-1500
Trung bình 26,38 80,61 1762,82
Khí hậu của vùng Nam Trung Bộ nhìn chung có thể dựa trên số liệu quan trắc
tại một số Trạm thủy văn mang tính chất đại diện chung cho 3 khu vực:
- Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi: Trạm quan trắc tại Đà Nẵng
- Bình Định, Phú Yên: Trạm quan trắc tại Quy Nhơn
22
- Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận: Trạm quan trắc tại Nha Trang
Bảng 3.2. Tổng lượng mưa tại một số trạm quan trắc
mm
Năm
TT
Nam

Trung Bộ
2006 2007 2008 2009 2010
1 Đà Nẵng 2233.0 3063.0 2528.0 3017.8 2236.8
2 Qui Nhơn 1291.0 2241.0 2337.0 2273.6 2684.9
3 Nha Trang 819.0 1565.0 2301.0 1392.5 2657.9
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012)
Bảng 3.3. Tổng số giờ nắng tại một số trạm quan trắc
Giờ
Năm
TT
Nam
Trung Bộ
2006 2007 2008 2009 2010
1 Đà Nẵng 2193.0 2002.0 1860.0 2112.8 1434.0
2 Qui Nhơn 2401.0 2411.0 2289.0 2426.0 2528.6
3 Nha Trang 2712.0 2502.0 2407.0 2493.1 2527.3
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2012) [34]
Đặc điểm khí hậu của vùng Nam Trung Bộ có thể nói là nóng và khô hạn, đặc
biệt là đối với các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gây ra nhiều khó khăn
cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng vật
nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: nho, mía, thanh long, hành, tỏi, bò, dê
3.1.1.4. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ là 4.436.100 ha được hình
thành từ nhiều loại đất khác nhau, Acrisols, Fluvisols and Arenosols là những dạng
đất chính của Duyên Hải Nam Trung Bộ. Trong đó có nhóm cồn cát và đất cát ven
biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng,
đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng
23
nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm
đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài

ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê đến năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của
cả vùng là 2.200.200ha chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,6%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất
nông nghiệp, đất chuyên dùng đất thổ cư và đất thổ cư. Diện tích đất trống đồi trọc, đất
cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương
Nghìn ha
Phân vùng
Tổng
diện
tích
Trong đó
Đất sản
xuất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
Duyên hải Nam Trung Bộ 4436.1 946.1 2200.2 248.8 67.5
1 Đà Nẵng 128.3 8.7 67.8 39.2 5.8
2 Quảng Nam 1043.8 110.7 566.0 29.8 20.9
3 Quảng Ngãi 515.3 125.7 262.8 18.1 9.4
4 Bình Định 604.0 138.1 259.2 25.3 7.8
5 Phú Yên 506.1 121.7 256.3 14.2 5.9
6 Khánh Hoà 521.8 88.6 211.4 82.8 6.2
7 Ninh Thuận 335.8 69.7 186.0 16.1 3.8
8 Bình Thuận 781.0 282.9 390.7 23.3 7.7

(Nguồn: Quyết định số 2097b/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Một số hạn chế chung đến sức sản xuất của đất được xác định ở vùng Duyên
Hải Nam Trung Bộ là:
- Đất thường nghèo dinh dưỡng và chua (khả năng giữ nước và dinh dưỡng
kém);
- Hạn hán thường xảy ra do lượng mưa không ổn định và tốc độ bốc hơi nước
cao vào mùa khô;
- Xói mòn do nước và gió phổ biến, hậu quả của địa hình dốc và che phủ bề mặt
ít;
- Thoái hóa đất và sa mạc hóa khá phổ biến ở tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định;
- Ngập lũ thường xảy ra vào mùa mưa;
- Sự xâm lấn của cát vào nội địa do gió mạnh và bề mặt che phủ kém;
24
Ngoài diện tích đất cát điển hình, vùng Nam Trung Bộ còn tập trung một
diện tích lớn Ðất cồn cát đỏ (Cđ): tên theo FAO-UNESCO: Rhodic Arenosol (ARr).
Diện tích chiếm khoảng 80.000 ha phân bố chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận. Cồn cát đỏ thường cố định, tập trung thành dải cao, đất cồn cát đỏ có thể trồng
rừng Phi lao, Keo và loại cây màu.
- Ðặc điểm thực vật ở đây nhìn chung là nghèo nàn, chủ yếu là các loại cây lùm
bụi, rừng thưa xen cây bụi cỏ. Ðôi khi ta cũng gặp các khu rừng với các cây gỗ hiếm
như nhãn, quýt rừng, dáng hương, bằng lăng, sao đen Hiện nay, một phần diện tích
đất cồn cát đỏ được cải tạo và sử dụng để trồng cây Thanh Long
- Quá trình hình thành đất: đất cồn cát đỏ có điều kiện hình thành tương tự như
đất cồn cát trắng vàng nhưng được hình thành ở giai đoạn sớm hơn. Tùy thuộc vào các
yếu tố địa hình, địa mạo ở từng nơi khác nhau ở đây đã thể hiện rõ những tác động
xâm thực bào mòn. Cồn cát đỏ thường hình thành ở độ cao lớn hơn so với cồn cát
trắng vàng do hoạt động nâng lên của địa đới Ðà Lạt vào kỷ đệ tứ và đây cũng là lý do
tại sao cồn cát đỏ bị gió và nước xói mòn mạnh và có sự phân bố di chuyển lớn ở một
số đụn cát.

Quá trình tích lũy Fe
2
O
3
(làm cho đất có màu đỏ) liên quan đến hoạt động địa
chất ở thời kỳ cuối Plioxen đến Pleitoxen do có hoạt động núi lửa rất mạnh ở khu vực
Ðông Nam châu Á (từ Malaixia đến Hải Nam), các vùng bazan được hình thành đủ để
trong nước biển có hàm lượng muối tan cao, thêm vào đó nhờ lượng oxit tan trong
nước biển nhiều lên kết hợp với sự hoạt động mạnh của vi sinh vật trong nước kết quả
tạo ra muối của oxit sắt Fe
2
O
3
. Mặt khác ở đây lại nằm trong vùng khô hạn lượng mưa
thấp hơn lượng bốc hơi khá nhiều nên muối oxyt sắt cũng được di chuyển trong mao
quản theo con đường bốc hơi và dần dần tích lũy trên mặt đất. Cũng có giả thiết cho
rằng do các cồn cát này nằm tiếp giáp với dải Trường Sơn nên do đó một lượng hợp
chất sắt từ dãy núi này được chuyển dịch xuống và tích lũy lại ở đây.
- Ðặc điểm, tính chất của cồn cát đỏ:
Cồn cát đỏ thường cố định hơn so với các cồn cát trắng và vàng, chúng tập
trung thành dải cao (có khi tới 200m). Cồn cát đỏ có tỷ lệ sét và limon cao hơn ở các
cồn cát trắng vàng (sét vật lý khoảng trên 10%). Ðất thường ít chua đến chua. Các
chất dinh dưỡng tổng số N, P, K đều ở mức nghèo đến rất nghèo. Hàm lượng các chất
dễ tiêu đạt ở mức rất nghèo; nghèo cation trao đổi (Ca
2+
, Mg
2+
); CEC của đất thấp, tuy
nhiên đất có BS% vào loại khá. Ðất nhiều cát nên dễ bị xói mòn, khả năng giữ phân và
nước kém, so với đất cồn cát trắng và vàng sự phân tầng ở cồn cát đỏ có sự ổn định và

rõ nét hơn.
- Hướng sử dụng và cải tạo:
25

×