Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

vấn đề chủ thể tiếp nhận qua lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.47 KB, 105 trang )

Bĩ GIAẽO DUC VAè AèO TAO
AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC Sặ PHAM
TRệN THậ THANH HOA
VN ệ CHU THỉ TIP NHN
QUA LậCH Sặ TIP NHN TIỉU
THUYT Tặ LặC VN OAèN
Chuyón ngaỡnh : Lấẽ LUN VN HOĩC
Maợ sọỳ : 60.22.01.20
LUN VN THAC Sẫ NGặẻ VN
NGặèI HặẽNG DN KHOA HOĩC
PGS.TS. TRệN THAẽI HOĩC
Huóỳ, nm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được
các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Tráön Thë Thanh Hoa
ii
Để hoàn thành Luận văn này, Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến thầy cô
giáo, cán bộ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Huế đã tạo điều kiện
tốt cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS. TS.
Trần Thái Học, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành Luận
văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.


Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Tráön Thë Thanh Hoa
iii
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
 
 
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Đóng góp của luận văn 11
6. Cấu trúc của luận văn 11
 
 !
"#$ 
1.1. Bản chất của tác phẩm văn học trong tư duy lí luận văn học 12
1.1.1. Văn bản văn học và hiện thực 12
1.1.1.1. Văn học – hiện thực là một trong bốn quan hệ cơ bản của văn học nghệ thuật 12
1.1.1.2. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại 13
1.1.1.3. Hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa do thực tiễn gợi ra 14
1.1.2. Văn bản văn học từ lịch sử tiếp nhận 15
1.1.2.1. Tác phẩm từ điểm nhìn lý luận văn học truyền thống 15
1.1.2.2. Tác phẩm từ điểm nhìn lý luận văn học hiện đại 17
1.2. Mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm văn học 19

1.2.1. Từ văn bản đến tác phẩm văn học 19
1.2.2. Văn bản văn học và sự xác lập đời sống thông qua người đọc 20
1.3. Quá trình tiếp nhận văn chương 24
1.3.1. Các giai đoạn của quá trình tiếp nhận văn chương 24
1.3.2. Tính khách quan của tiếp nhận văn chương 25
1.3.3. Tính sáng tạo của tiếp nhận văn chương 27
1.4. Chủ thể tiếp nhận trong quá trình tiếp nhận văn chương 29
1.4.1. Những quan niệm về chủ thể tiếp nhận 29
1.4.2. Vai trò của chủ thể tiếp nhận đối với đời sống lịch sử của văn chương 31
1
%!&&# '()*
+,-*
2.1. Vấn đề tiếp nhận văn xuôi tự lực văn đoàn từ trước 1945 34
2.1.1. Hướng tiếp nhận từ quan điểm đạo đức và xã hội 34
2.1.2. Hướng tiếp nhận từ đặc trưng thể loại 39
2.2. Những vấn đề tiếp nhận văn xuôi tự lực văn đoàn từ 1954-1975 42
2.2.1. Vấn đề tiếp nhận tự lực văn đoàn ở Miền Bắc 43
2.2.2. Vấn đề tiếp nhận tự lực văn đoàn ở miền Nam từ 1954-1975 45
2.3. Những vấn đề tiếp nhận văn xuôi tự lực văn đoàn từ 1986 đến nay 51
2.4. Tầm đón đợi trong lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn 56
2.4.1. Tầm đón đợi 57
2.4.2. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn từ tầm đón đợi truyền thống 58
2.4.3. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn từ tầm đón đợi mới 65
%!&&# ')./
,01./
3.1. Từ thi pháp học 70
3.1.1. Quan niệm về thi pháp học 70
3.1.2. Thi pháp học trong lịch sử tiếp nhận Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn 72
3.2 Từ xã hội học 75
3.2.1. Cách hiểu về phương pháp xã hội học 76

3.2.2. Xã hội học trong lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn 79
3.2.3. Quan hệ giữa Xã hội học và cấu trúc ngôn từ mở của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn 83
23
4
 5.
'6728 9/
PHỤ LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Trong những năm trở lại đây, thành tựu của lí luận văn học hiện đại đã thể
hiện những bước tiến quan trọng trong việc khám phá văn bản nghệ thuật như là cấu
trúc ngôn từ động. Với việc nhận ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm
văn học, hay nói cách khác, với việc khẳng định vai trò của văn bản trước vai trò
của tác giả, lí luận văn học hiện đại đã vượt lên tư duy lí luận văn học tiền hiện đại.
Trong quá trình phát triển sinh động, tư duy lí luận văn học hiện đại đã có những
khám phá mới hơn về đặc trưng bản thể của văn bản nghệ thuật trong quan hệ với
những yếu tố khác, với người tiếp nhận. Vì vậy mĩ học tiếp nhận nêu lên những giá
trị dễ thay đổi, trực tiếp gắn liền với cá nhân người đọc thông qua quá trình cụ thể
hóa văn bản. Từ đây lịch sử văn học không đơn thuần là con số cộng tác giả và tác
phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những chuyển
biến lịch sử của nó. Các nhà lí luận đến từ Mỹ học tiếp nhận cho rằng : Không có
văn học nếu không có người đọc và văn học không phải chỉ là tác phẩm văn học mà
văn học có từ tác phẩm và người tiếp nhận nó, từ đội ngũ thay đổi không ngừng về
mặt lịch sử của những người tiếp nhận, giữ người tiếp nhận cùng thời và người tiếp
nhận mai sau. Lịch sử văn học chỉ có thể là lịch sử lịch sử của mối quan hệ giữa tác
phẩm và người tiếp nhận. Như vậy mọi sự đánh giá và những khác biệt ý kiến về
một tác phẩm đều liên quan đến chủ thể tiếp nhận.
Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn lao
trên mọi phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có

điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những
biến chuyển mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần
và tiến nhanh hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa. Một nền văn học mới
ra đời với những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách
tân, để văn học phát triển phù hợp với thời đại. Trước những yêu cầu trên, nhiều
nhóm phái văn học đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả
mới. Trong đó Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ
soái” trên văn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự lực văn đoàn
3
không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu
tiên của nền văn học hiện đại”. Với khoảng 10 năm hoạt động của mình, Tự lực
văn đoàn đã có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đặc
biệt là ở thể loại tiểu thuyết.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhóm “Tự lực văn đoàn” với những thăng
trầm trong lịch sử tiếp nhận đã cho thấy yếu tố quan trọng và phức tạp của chủ
thể tiếp nhận. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử nghiên cứu Tự lực văn đoàn, vấn đề
chủ thể tiếp nhận vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống trên cơ sở những
thành tựu lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại. Chọn vấn đề “Chủ thể tiếp
nhận qua lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, chúng tôi muốn có cái
nhìn khoa học về một số yếu tố quan trọng chi phối giá trị và sự đánh giá tác
phẩm văn học nói chung và nhóm Tự lực văn đoàn nói riêng, từ đó khẳng định
Tác phẩm văn học không chỉ dừng lại ở những khám phá về bản chất ngôn ngữ
mà còn ở quá trình xác lập đời sống cụ thể thông qua người đọc.
Ngoài những lí do trên việc chọn nghiên cứu đề tài này còn xuất phát từ
nhu cầu thực tế của cá nhân là muốn được tìm hiểu, học tập cập nhật những
thành tựu của Lí luận văn học, Mỹ học hiện đại của thế giới, từ đó có thể vận
dụng trong công việc giảng dạy và tìm hiểu các tác phẩm văn chương của Tự
lực văn đoàn nói riêng và các tác phẩm trong văn học nói chung.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1 Nhóm những công trình gián tiếp.

* Các công trình trên thế giới.
Ở thế kỷ XX, thế giới bắt đầu quan tâm thực sự đến khâu tiếp nhận văn học.
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, Levin Schücking (Đức) đã phát triển một
lý thuyết được nhiều người chú ý tới là xã hội học về thị hiếu, trong đó ông có đưa
ra một ý là không phải chỉ có giá trị nội tại của tácphẩm là cái có thể đảm bảo cho
nó có được sự thành công, mà nó đòi hỏi một loạt điều kiện vật chất và tư tưởng có
liên quan đến phạm trù “công chúng”. Năm 1965, Walter Hohmann (người Đức) đã
viết một bài báo Về việc nghiên cứu sự tác động của văn học, trong đó lần đầu tiên
ông trình bày một cách có hệ thống vai trò của công chúng trong quá trình sản xuất
và tiếp nhận văn học. Nhưng có một bài báo khác có tiếng vang hơn, đó là bài của
4
Harald Weinrich (cũng người Đức) viết năm 1967 Vì một nền văn học sử của độc
giả, trong đó ông cố gắng xác định những tiền đề cho một nền “văn học sử của độc
giả” như là một sự ứng đối lại với nền “văn học sử cổ truyền của tác giả”, là loại
công việc chỉ giới hạn nghiên cứu văn học ở khía cạnh sản xuất ra nó. Tất cả các sự
kiện trên đã làm thành những cơ sở tiền đề cho một “mỹ học tiếp nhận” ra đời [tiếng
Đức: “Rezeptionästhetik”], mà người đầu tiên đưa ra được một mô hình hoàn thiện
cho nó là Hans Robert Jauss, giáo sư giảng dạy văn học tại trường Đại học
Konstanz, thuộc Cộng hoà Liên bang Đức, trong bài tiểu luận nổi tiếng của ông:
Văn học sử như là một sự khiêu khích đối với lý luận văn học.
* Các công trình trong nước.
Vấn đề tiếp nhận văn học ở trong nước có nhiều chuyển biến ,đầu những năm
60 Nguyễn Văn Trung cũng nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học trong cuốn Lược
khảo văn học tập 2, đến năm 1980, giáo sư Hoàng Trinh mới nhắc đến vấn đề tiếp
nhận văn học, nhưng ông lại bàn từ góc độ nền văn học này tiếp nhận một nền văn
học khác, tức là nó thuộc về lĩnh vực của văn học so sánh
Trên cơ sở mỏng manh đó, tháng 11 năm 1985 Mĩ học tiếp nhận của trường
phái Konstanz Đức lần đầu tiên được Nguyễn Văn Dân giới thiệu ở Việt nam trong
bài Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận” như thế nào”. Cùng năm 1986 Hoàng Trinh viết
một bài khá dày dặn về Giao tiếp văn học (Tạp chí Văn học số 4) nhưng không

nhắc gì đến Mĩ học tiếp nhận. Sang thập niên 90, Nguyễn Lai viết Tiếp nhận văn
học một vấn đề thời sự (BáoVăn nghệ số 27, ngày 7-7-1990), Nguyễn Thanh Hùng
viết Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học (Báo Văn nghệ số 42, ngày 10-10-1990)
đều nhấn mạnh đến tính chất chủ quan năng động của người đọc. Năm 1991 Viện
thông tin khoa học xã hội cho xuất bản cuốn Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận,
nhưng trong đó chỉ có bài viết của Trần Đình Sử (Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn
học) và của Nguyễn Văn Dân (Lý luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học –
nghệ thuật thế giới ở Việt Nam ta hiện nay), 10 bài còn lại đều là dịch, lược dịch,
lược thuật những bài viết của Schifirnet, Morar, Pascadi, Marian… Năm 1995
Trương Đăng Dung công bố bài viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị
thẩm mĩ. tập trung nghiên cứu vấn đề “văn bản”, “tác phẩm” và sự tạo nghĩa thông
qua hành động đọc.
5
Cuối thập niên 90, đáng chú ý nhất là cuốn giáo trình Tiếp nhận văn
học (1997) viết cho trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế của Phương Lựu, chuyên
luận Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998) của Trương Đăng Dung và bài Lý
thuyết tiếp nhận và phê bình văn học (số 124 tháng 06-1999).
Sang đầu thế kỉ 21, bóng dáng của Mĩ học tiếp nhận được xuất hiện trong hai
chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn chương(2002) của Nguyễn Thanh Hùng và Tác
phẩm văn học như là quá trình (2004) của Trương Đăng Dung. Đáng ghi nhận nhất
là năm 2002 Trương Đăng Dung đã dịch tuyên ngôn của Jauss Lịch sử văn học như
là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, và cho đến nay, đây vẫn là văn bản duy
nhất của Mĩ học tiếp nhận được dịch ra tiếng Việt và công bố ở Việt Nam. Dưới ảnh
hưởng của các công trình trên, trong thập niên đầu tiên của thế kỉ mới cũng rải rác
có các bài viết của Phạm Quang Trung đăng trên website cá nhân (pqtrung.com)
như Lý thuyết tiếp nhận trong đời sống văn chương hiện nay (2009), Chung quanh
khái niệm “tầm đón nhận” của H. Jauss (2010), ngoài ra có một xu hướng tương
đối nổi trội là Vận dụng một số vấn đề của lí thuyết tiếp nhận vào việc giảng dạy và
học môn văn trong nhà trường(2009). Cuối thập niên đầu tiên của thế kỉ mới, đáng
chú ý hơn cả là cuộc tranh luận nhỏ giữa Đỗ Lai Thúy và Trần Đình Sử quanh bài

viết Khi người đọc xuất hiện của Đỗ Lai Thúy. Trần Đình Sử liền công bố bài Cần
có tiêu chí khoa học để phân biệt người đọc hiện đại và người đọc cổ điển (2010) .
Cũng năm 2010 Huỳnh Như Phương cho xuất bản cuốn Lý luận văn học, đã dành
chương 6 viết về Người đọc và tiếp nhận văn học,trong sự trình bày của mình tác
giả thể hiện rất rõ dấu ấn của Mĩ học tiếp nhận khi “Nghiên cứu tiếp nhận văn học,
vai trò của người đọc qua khái niệm “chân trời chờ đợi” và số phận lịch sử của tác
phẩm văn học qua lăng kính của sự tiếp nhận”. Gần đây nghiên cứu Mĩ học tiếp
nhận đáng chú ý nhất là những bài viết của Hoàng Phong Tuấn, năm 2010 anh đã
công bố bài viết Về sự khác nhau giữa "Lý thuyết tiếp nhận" và "Mỹ học tiếp nhận"
của Hans Robert Jaub] và 2012 công bố bài: Một số điểm chính trong lý thuyết tiếp
nhận của Wolfgang Iser. Bốn bài tranh luận, hai bài viết, một chương trong giáo
trình lí luận văn học và một cuộc hội thảo cho thấy vấn đề Tiếp nhận văn học trong
2,3 năm gần đây trở nên khá sôi động.
6
Các nhà lý luận khác: Hoàng Trinh (Ký hiệu nghĩa và phê bình văn học, Nxb.
Văn học, 1980); Lê Ngọc Trà (Lý luận văn học, Nxb. Trẻ, 1990); Huỳnh Như
Phương (Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, cùng viết với Nguyễn Văn Hạnh, Nxb.
Giáo dục, 1995); Lý luận văn học (nhập môn), Nxb. ĐHQG TP Hồ Chí Minh,
2010), Đỗ Đức Hiểu (Đổi mới phê bình văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1993),
Nguyễn Thanh Hùng (Văn học- Tầm nhìn- Biến đổi, Nxb. Văn học,1996; Đọc-
Hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb. GD, 2008); Trương Đăng Dung
(Tác phẩm văn học như là một quá trình, Nxb. Khoa học xã hội, 2004; Từ văn bản
đến tác phẩm văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1998); Phương Lựu (Lý luận văn
học- chủ biên, Tập I, Nxb. ĐHSP, 2002; Giáo trình Tiếp nhận văn học, Nxb. Đà
Nẵng, 2004); Trần Đình Sử (Giáo trình Lý luận văn học- chủ biên, Tập I, II, Nxb.
ĐHSP, 2004-2006; Lý luận văn học - chủ biên, Tập II, Nxb. ĐHSP, 2008)…
Đó là những tiểu luận, chuyên luận, giáo trình lý luận văn học bậc Đại học.
Mỗi người ở những góc độ tiếp cận và sự dẫn giải rộng hẹp, nông sâu khác nhau đã
gắn việc đọc, sự đọc của người đọc với quan niệm mới về văn bản tác phẩm văn
học do nhà văn sáng tạo, dưới góc nhìn của chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học.

Chung qui lại, được nhấn mạnh các luận điểm như sau:
“Xét tác phẩm văn học ở phương diện ký hiệu học với tư cách là một sáng tạo
có tính ký hiệu, một phương tiện giao tiếp thì tác phẩm có hai mặt: Cái biểu
đạt và Cái được biểu đạt, văn bản và ý nghĩa. Nội dung tác phẩm được mã hóa vào
các phương tiện biểu đạt là văn bản ngôn từ và hình tượng văn học, làm thành ý
nghĩa của chúng. Người đọc giải mã văn bản ngôn từ và hình tượng để nắm bắt ý
nghĩa của tác phẩm. Do đó nội dung tác phẩm được thực hiện và mở ra qua ý nghĩa
mà người đọc phát hiện, nội dung tác phẩm chính là tổng hòa mọi ý nghĩa của tác
phẩm do hoạt động đọc mở ra. ”
2.2 Nhóm các công trình trực tiếp.
Tự lực văn đoàn được xem là một hiện tượng văn học thú vị và phức tạp. Vì
thế những công trình nghiên cứu, đánh giá về Tự lực văn đoàn khá nhiều tuy nhiên
đề tài “Vấn đề chủ thể tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, cho đến nay chúng
tôi nhận thấy chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ.
7
Đương thời, ngay từ buổi đầu ra mắt, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã được độc giả
đô thị đón nhận khá nồng nhiệt. Việc đánh giá tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ngay từ
đầu cũng có những ý kiến không đồng nhất thậm chí đối lập. Tuy nhiên, xu thế
khẳng định giá trị của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vẫn chiếm ưu thế và được biểu
hiện rõ qua một số công trình nghiên cứu của các cây bút phê bình có uy tín như
Trương Chính với Dưới mắt tôi (1939), Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại (1942),
Dương Quảng Hàm với Việt Nam văn học sử yếu (1943).
Sau cách mạng tháng Tám (1945 đến trước 1986), một thời gian khá dài tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn dường như không được ai nói đến. Phải tới sau 1954, tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn mới được đề cập trở lại nhưng với những đánh giá khác mhau ở
hai miền Nam Bắc.
Miền Bắc, vào 1957 nhân tái bản Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hưng) có loạt bài
tranh luận về tác phẩm này của các tác giả Vĩnh Mai, Trương Chính, Trần Thanh
Mại, Nguyễn Văn Phú, Nguyên Hồng đăng trên báo Văn các số 10, 13, 14, 17, 18
Ngoài ra, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn được đề cập trong các công trình Lược

thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn, giáo trình Văn học Việt Nam
1930 - 1945, Nxb Giáo dục, 1962, Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn
học Việt Nam hiện đại của Vũ Đức Phúc.
Việc “gạn đục khi trong” đối với các giá trị nhân văn của văn chương Tự lực
văn đoàn được đồng chí Trường Chinh và một số nhà văn, nhà nghiên cứu như
Hoài Thanh, Xuân Diệu nói đến. Tuy nhiên tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dường như
bị cấm lưu hành, không có trong chương trình môn văn các cấp,dù là ở bậc đại học.
Ở miền Nam, tình hình lại như ngược lại, nhất là từ khi Nhất Linh tập hợp
thêm một số thành viên mới nhằm khôi phục cái gọi là hậu Tự lực văn đoàn và cả
báo Văn hóa ngày nay. Những tác phẩm văn chương Tự lực văn đoàn được phổ
biến rộng , được mến mộ và được coi như những chuẩn mực của văn chương hiện
đại. Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, nhất là Nhất Linh được xem là những văn
tài của lịch sử văn học Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn
nói chung và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng như Khái Hưng người thứ nhất
muốn làm nguyên soái của văn chương sáng giá của Hồ Hữu Tường (1964), Nhất
Linh văn tài tiêu biểu của Tự lực văn đoàn của Phạm Thế Ngũ (1965), Hoàng Đạo
8
một vận động lịch sử của Dương Nghiêm Mậu (1968), Nhất Linh hay khuynh
hướng lang mạn phản kháng của Bùi Xuân Bào (1972) cũng được viết trên tinh
thần này.
Không chỉ được giới phê bình đề cao, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn được giảng
dạy kỹ lưỡng trong nhà trường phổ thông ở Miền Nam. Người ta viết nhiều sách ở
dạng bài luận để phục vụ cho học sinh trong các kì thi đại học và thi tú tài ban C
Sau Đại hội Đảng VI (1986), tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam thực sự
bước vào thời kỳ đổi mới. Nhiều cuộc hội thảo với chủ đề Giải tỏa những nghi án
văn học nhằm trả lại giá trị đích thực cho một số tác giả, tác phẩm và trào lưu văn
học trong đó có Tự lực văn đoàn được tổ chức, thu hút mạnh mẽ lực lượng nghiên
cứu phê bình trong cả nước. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) đã tổ chức “Hội thảo về văn chương Tự lực
văn đoàn” (27/05/1989) với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà văn

tên tuổi như Trương Chính, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Hượu, Nguyễn
Đình Chú, Phong Lê, Huy Cận, Tô Hoài Với tinh thần đổi mới, đứng trên quan
điểm lịch sử, cuộc hội thảo là sự tập trung nhiều ý kiến khởi đầu cho sự nhìn nhận
thỏa đáng những giá trị đích thực của văn chương Tự lực văn đoàn và nhất là tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn của giới nghiên cứu phê bình Việt Nam trên nhiều mặt: tính
dân tộc, tinh thần phản phong, ý thức cải tạo xã hội với ý nghĩa tiến bộ, vai trò
quan trọng của Tự lực văn Đoàn trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt Nam.
Tiếp sau cuộc hội thảo này hàng loạt công trình chuyên biệt về Tự lực văn
đoàn xuất hiện như: Tự lực văn đoàn (1989) của Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh, Tự
lực văn đoàn con người và văn chương (1990) của Phan Cự Đệ, Tự lực văn đoàn,
nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử
văn học phương Đông (1991) của Trần Đình Hượu, Thêm mấy ý kiến về Tự lực văn
đoàn (1991) của Lê Thị Đức Hạnh; các công trình về các tác giả Tự lực văn đoàn
như bộ ba công trình Khái Hưng nhà tiểu thuyết (1993); Nhất Linh trong tiến trình
hiện đại hóa văn học dân tộc (1995); Hoàng Đạo nhà văn, nhà báo (1999) của Vu
Gia. Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn như: Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (1994) của Lê
Thị Dục Tú, Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn
9
xuôi Việt Nam hiện đại (1991) của Trịnh Hồ Khoa, Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (2001) của Dương Thị Hương.
Từ chỗ dường như bị tránh nói đến ở miền Bắc, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
được tái bản và lưu hành rộng rãi với bộ Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1989),
Tuyển tập Tự lực văn đoàn (1995) của nhà xuất bản Văn học và gần đây nhất là bộ
Văn chương Tự lực văn đoàn của Nxb Giáo dục (1999) với dung lượng gần 4000
trang khổ 16 x 24. Ngoài ra còn phải kể tới một lượng bản in khá lớn các tác phẩm
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của nhiều nhà xuất bản trong cả nước. Đi cùng với hệ
thống các tiểu thuyết này là những bài giới thiệu từng tác phẩm của các nhà phê
bình như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức,Nguyễn Hoành Khung.
Việc đánh giá về Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

nói riêng diễn ra một cách khá phức tạp và có sự khác biệt qua các thời kì lịch sử ở
hai miền Nam - Bắc. Lịch trình tìm hiểu, nghiên cứu Tự lực văn đoàn có hơn nửa
thế kỷ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy cho đến thời điểm hiện nay có hơn 40 công
trình, bài viết liên quan đến sự tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn hướng đến là “Chủ thể tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn”.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, người viết tập trung khảo sát những ý kiến
đánh giá, những bài viết, những công trình nghiên cứu cơ bản còn để lại văn bản và
được phổ biến rộng rãi trong khoảng thời gian từ những năm 1935 đến 2005 với
những công trình chính :
- “ Dưới mắt tôi” (1939) Trương Chính
- Nhà văn hiện đại(1942) Vũ Ngọc Phan
- “Văn xuôi Thế Lữ”, Lê Đình Kỵ
- “Văn học lãng mạn Việt Nam(1930-1945) xuất bản năm 2002 Phan Cự Đệ
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai việc nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu sử dụng những
phương pháp chính sau :
10
4.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Tìm hiểu, phân tích các giai đoạn tiếp nhận tiểu thuyết tự lực văn đoàn, trên cơ
sở đó tổng hợp khẳng định vấn đề chủ thể tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
4.2 Phương pháp so sánh
So sánh đối chiếu trên hai phương diện đồng đại và lịch đại
4.3 Phương pháp hệ thống
Sử dụng Phương pháp này giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về lịch sử tiếp
nhận tác phẩm văn xuôi Tự lực văn đoàn
Ngoài ra trong luận văn người viết còn sử dụng một số lí thuyết liên ngành xã

hội học, thi pháp học…
5. Đóng góp của luận văn
Khẳng định vai trò của chủ thể tiếp nhận trong việc thẩm định và đánh giá các
giá trị văn học.
Khảo sát quá trình tiếp nhận Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn một cách có hệ
thống, đánh giá nghiêm túc các công trình nghiên cứu đã có về Tự lực văn đoàn, từ
đó đưa ra một số phương pháp tiếp cận Tự lực văn đoàn khoa học, khách quan,
nhằm góp phần đánh giá đúng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung
chính được người viết triển khai 3 chương sau:
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT TỰ LỰC
VĂN ĐOÀN TRONG TƯ DUY LÍ LUẬN VĂN HỌC.
CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN NHÌN TỪ LỊCH SỬ
TIẾP NHẬN
CHƯƠNG 3: TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TỪ MỘT
SỐ PHƯƠNG PHÁP
11
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 . VẤN ĐỀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN TRONG TƯ DUY
LÍ LUẬN VĂN HỌC
1.1. Bản chất của tác phẩm văn học trong tư duy lí luận văn học
1.1.1. Văn bản văn học và hiện thực
1.1.1.1. Văn học – hiện thực là một trong bốn quan hệ cơ bản của văn học
nghệ thuật
Văn học và hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận văn học,
cho đến nay, dù có rất nhiều hệ thống lí luận giải thích khác nhau, vẫn chưa có lí
luận nào được nhất trí công nhận. Đó là vì hoạt động văn học có nhiều mối quan hệ,
mà mỗi lí luận thường chỉ xây dựng theo một quan hệ nhất định để khái quát thành
nguyên lí, cho nên thường ít gặp nhau. Theo sự phân tích của nhà lí luận văn học Mĩ

M. H. Abrams, mọi lí luận văn học đều xây dựng trên quan hệ của các yếu tố cơ bản
họp thành hoạt động nghệ thuật sau đây:
Thế giới (hiện thực)
Tác phẩm
Nghệ sĩ(tác giả) Người tiếp nhận
Từ quan hệ tác phẩm (văn học) với thế giới ta có lí thuyết mô phỏng cổ xưa và
thuyết phản ánh ngày nay. Từ quan hệ nghệ sĩ với tác phẩm, ta có lí thuyết biểu
hiện, sáng tạo. Từ quan hệ tác phẩm(văn học) với người thưởng thức ta có lí thuyết
giáo huấn thực dụng truyền thống và lí thuyết giao tiếp, tiếp nhận hiện đại. Từ bản
thân tác phẩm trong quan hệ nghệ sĩ và người tiếp nhận ta có vấn đề nội dung, ý
nghĩa, kí hiệu, trò chơi, giải trí. Như thế vấn đề văn học và hiện thực, cho dù bao
quát cả quan hệ tác giả/hiện thực, người đọc/hiện thực vào trong đó thì cũng chỉ bao
quát có một phương diện của mô hình hoạt động nghệ thuật nói chung, và quan hệ
đó tác động đến quan điểm đối với các phương diện quan hệ còn lại. Từ quan điểm
đó, không có lí do nào để hạ thấp hay phủ nhận mối quan hệ giữa văn học và hiện
thực cũng như phản ánh luận (Vấn đề là hiểu phản ánh luận như thế nào). Xét từ
12
phương diện này văn học phản ánh hiện thực vẫn là một nguyên lí cơ bản, quan
trọng không thể thiếu, nhưng chỉ là một phương diện mà thôi. Phản ánh, theo nghĩa
triết học mà nhà triết học Todor Pavlov khái quát, là sản phẩm của “tác động qua
lại”, do đó nó không đơn giản chỉ là “tái hiện”, “mô phỏng”như lâu nay ta hiểu, mà
nó còn có nghĩa là phản ứng, đáp trả, phủ nhận…cho nên những người phát biểu
“văn học không mô phỏng (hay phản ánh) hiện thực, mà chỉ phát hiện, biểu hiện
thực tại (Cassirer, Adorno…), thậm chí phủ nhận hiện thực, phê phán hiện thực, bóc
trần các mặt nạ của hiện thực, vượt lên trên hiện thực, thì cũng đều nằm trong phạm
trù “phản ánh” hiện thực, bởi họ đã hiểu phản ánh rộng hơn, bao quát hơn. Chẳng
hạn, bản chất nghệ thuật, tính nghệ thuật chính là sự phủ định tính bản thể của thực
tại. Hình tượng văn học là sự phủ định đối với chất liệu thực tế của hiện thực. Lời
văn nghệ thuật là sự phủ định lời ăn tiếng nói thông tục hằng ngày. Trước đây ta chỉ
khẳng định phản ánh luận như là lí thuyết tái hiện, nhận thức là đã phiến diện, đối

với các lí thuyết khác không được coi là phản ánh luận đều có thái độ phê phán, thù
địch, như thế lại càng phiến diện. Hiểu thế, trong bài này chúng tôi chỉ xét một mối
quan hệ là văn học phản ánh hiện thực, nhưng không xem nó là bình diện duy nhất,
quyết định tất cả.
1.1.1.2. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại
Mệnh đề “văn học phản ánh hiện thực” từng bị hiểu giản đơn thành sao chép
các sự kiện của thời đại, tôn sùng nguyên mẫu, miêu tả người thật việc thật, phản
ánh các mâu thuẫn bản chất của xã hội, thời đại…Mặc dù có lúc đã sáng tạo nên
những sáng tác đáp ứng yêu cầu thực tế lịch sử nhất thời, nhưng do nghèo nàn về tư
tưởng và thẩm mĩ, thiếu sức tưởng tượng, cá tính sáng tạo nhợt nhạt…cách hiểu đó
đã bị phê phán vào thời kỳ đổi mới ở Việt Nam những năm 80 – 90 thế kỉ XX. Tuy
bị hiểu sơ lược, nhưng bản thân mệnh đề đó vẫn có cơ sở. Bởi đó là mệnh đề xác
định một cách tổng quát nhất mối quan hệ giữa văn học với hiện thực và thời đại,
không có cách biểu đạt khác. Thuật ngữ “mô phỏng” có từ thời cổ đại. Xưa nhất,
Platon hiểu “mô phỏng” (mimesis) chỉ là mô phỏng bề ngoài, chưa phải chân lí ,đến
Aristote đã hiểu đó là mô phỏng con người, hành động, tự nhiên. Đối với Aristote
nghệ thuật không mô phỏng cái dĩ nhiên, mà mô phỏng cái khả nhiên của thế giới
để tạo ra thế giới có giá trị triết lí và thẩm mĩ. Theo ông thơ ca (tức văn học) do đó
13
mang chất triết lí hơn lịch sử. Từ thời Phục hưng cho đến thời Cận đại, đến trước
chủ nghĩa lãng mạn tư tưởng mô phỏng hiện thực vẫn là tư tưởng chủ yếu của phê
bình. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội (Stenhdal), nhà văn là thư
kí của thời đại (Balzac), nếu là nhà văn vĩ đại thì tác phẩm của anh ta phản ánh ít ra
vài ba khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng (Lênin). Đối với các bậc thầy của chủ
nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các gía trị nhận thức,đạo
đức, thẩm mĩ của dời sống, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi
mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội. Các tư tưởng đó đã diễn đạt
khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mô,
nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vật, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn học
nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội. Cho dù quan niệm phương Đông

xưa xem văn học là dùng để nói chí, hoặc chủ nghĩa lãng mạn phương Tây xem văn
học “biểu hiện tình cảm, khát vọng chủ quan của con người” thì cái chí ấy, cái tình
cảm ấy cũng đều là phản ánh đời sống xã hội. Tuy vậy, coi phản ánh luận là lí
thuyết duy nhất để giải thích văn học nghệ thuật là chưa đủ, vì với tư cách là nhận
thức luận, phản ánh luận chưa thể đi vào các quy luật sáng tạo của văn học nghệ
thuật cũng như quy luật tiếp nhận của người đọc. Để hiểu nghệ thuật người ta phải
nghiên cứu quy luật sáng tạo, tâm lí học sáng tạo, kí hiệu học, tiếp nhận nghệ
thuật…nhưng không vì thế mà phủ nhận văn học phản ánh hiện thực, tức là phản
ánh sự kiện, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học.
1.1.1.3. Hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa do thực tiễn gợi ra
Quan niệm hiện thực của văn học như là tồn tại khách quan, không phụ thuộc
vào ý thức con người đã trở nên siêu hình, không phù hợp thực tế. Hiện thực là thực
tại trong mối quan tâm của con người. Từ đó, mỗi hình thái ý thức xã hội có một
đối tượng hiện thực tương ứng với nó. Hiện thực của văn học không giống với hiện
thực của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và chính trị. Một thời gian rất dài
chúng ta hiểu “hiện thực” của văn học là cái thực tế hiểu theo một định hướng hẹp
( hiện thực đấu tranh thống nhất nước nhà, hiện thực đấu tranh hai con đường, hiện
thưc phong trào thi đua…mà thực chất đó là hiện thực đã được chính trị hoá theo
một đường lối nhất định của ý thức hệ ). Hiện thực của văn học không tách rời với
chính trị, nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực của chính trị. Chẳng hạn,
14
hiện thực chính trị không nhất thiết bao gồm hiện tượng vô cảm của cá nhân đối với
số phận của đồng loại, sự rung cảm trước thiên nhiên…nhưng đó là điều không thể
bỏ qua đối với hiện thực của văn học. Điều này L. Tolstoi đã nói rất hay trong tác
phẩm Luserne. Có thể hiểu, hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa mà con người
sống trong đó cảm thấy được. Vũ trụ, thiên nhiên, con người, xã hội, văn hoá, đồ
vật… chỉ khi có ý nghĩa đối với con người mới là hiện thực. Tất cả những gì mà con
người tìm thấy có ý nghĩa đối với cuộc sống và từ đó khám phá những con đường
để đi tới cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp hơn, thú vị hơn trong nghệ thuật đều là hiện
thực. Thực tiễn cho phép người ta càng ngày càng phát hiện ra nhiều ý nghĩa của

thế giới đối với đời sống và do đó mà cả đối với nghệ thuật. Ý nghĩa của sự vật thay
đổi theo quá trình thực tiễn. Không có hiện thực bất biến, muôn thuở. Văn học phản
ánh hiện thực đó trong tính đa diện, toàn vẹn và tính thời đại. Cũng là hiện thực thời
chiến tranh nhưng trong chiến tranh thấy khác, sau chiến tranh thấy khác, sau ba
bốn mươi năm lại thấy khác hơn nữa.
Thực tiễn là tính chất quan trọng nhất của hiện thực con người. Thực tiến là
phương thức tồn tại của con người, là hoạt động tự thực hiện của con người, hoạt
động của con người để vượt qua hữu hạn nhằm hướng tới lí tưởng vô hạn và tự do.
Con người là giống vật luôn ý thức sự hữu hạn của chính mình từ trong mọi hoạt
động sống như cô đơn, tuổi thọ, khả năng chinh phục thế giới và bản thân, hữu hạn
trong sản xuất, trong tình yêu, trong sáng tạo, nhận thức, cảm nhận. Trong hoạt
động vượt lên chính mình con người nếm trải mọi tình cảm từ vui sướng, tự hào,
cao cả, đến bất lực, bi đát, khôi hài, nhục nhã, cay đắng… Vì vậy hiện thực con
người rất phong phú, phức tạp, muôn màu.
1.1.2. Văn bản văn học từ lịch sử tiếp nhận.
1.1.2.1. Tác phẩm từ điểm nhìn lý luận văn học truyền thống
Từ điểm nhìn của lý luận văn học truyền thống, tác phẩm văn học chủ yếu
được tiếp cận từ quan hệ với hiện thực và tác giả nên trong công trìnhVăn học và
tiểu thuyết, Doãn Quốc Sỹ cho rằng mỗi tác phẩm là một cơ cấu, một kiến trúc. Đây
là giá trị nội tại của tác phẩm và phải lấy chính những yếu tính văn chương mà định
giá văn chương. Đó là: cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, ý nghĩa tượng trưng của
truyện, lời văn giọng văn của truyện. Tất cả châu tuần lại làm nên tác phẩm như một
15
toàn thể bất khả phân. Giá trị nội tại của tác phẩm như trên hẳn phải là sự phong
phú, phong phú mà cô đọng, phong phú mà chặt chẽ. Đây cũng là quan niệm của
Tuệ Sỹ khi ông cho rằng: Một tác phẩm xứng đáng “phải khởi lên từ cảm hứng thực
tại; vì rằng, ngay qua đó, người ta sẽ thấy một cách như thực đâu là tiếng nói của
thực tại và đâu là tiếng nói của lòng người: thực tại tức là lòng người. Và cũng từ
đó, người ta sẽ tìm thấy đâu là khát vọng sâu xa đang ẩn kín trong lòng người. Một
tác phẩm mà không đủ sức chấn động lòng người để mở ra một thế giới như vậy

không thể xứng danh là một tác phẩm văn học.
Không chỉ nhìn tác phẩm văn học từ quan hệ với hiện thực và tác giả như
Doãn Quốc Sỹ và Tuệ Sỹ, một số nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam
còn nhìn tác phẩm từ đặc trưng về phương thức phản ánh của văn học. Họ cho rằng
tác phẩm văn học phải là một công trình nghệ thuật, muốn hiểu tác phẩm phải trên
cơ sở của yếu tính văn chương. Đó cũng là quan niệm của Lữ Phương: Một tác
phẩm văn chương trước hết phải là một công trình nghệ thuật. Mệnh đề xác quyết
này có giá trị của một cơ sở nền móng để cho mọi kiến trúc văn học - sáng tác hoặc
lý luận - lập ước được vững bền. Bởi cái tính cách nghệ thuật này sẽ xác nhận cho
ta biết đó là một tác phẩm văn chương chứ không phải đó là một khúc bánh mì để
ăn, lời nói để sai khiến hoặc bất cứ một vật gì khác. Đây cũng là quan niệm của
Tam Ích: Một tác phẩm văn chương phải là một sản phẩm của nghệ thuật; cái câu
chuyện trong nội dung nó lắt nhắt thôi. Nhưng nếu bút pháp tài tình, thì đó là một
nghệ phẩm.
Như vậy, qua các ý kiến trên, ta thấy dù ở góc nhìn nào, quan niệm của các tác
giả, vẫn xem xét tác phẩm từ điểm nhìn của lý luận văn học truyền thống. Nghĩa là họ
chỉ tiếp cận tác phẩm trong mối quan hệ với hiện thực và tác giả mà chưa thấy
được tính chất mở của tác phẩm văn học với tư cách là một văn bản trong một cấu
trúc ngôn ngữ động, có giá trị tạo nghĩa từ sự tiếp nhận của người đọc. Vì vậy, quan
niệm trên vẫn chưa tiếp cận với quan điểm lý luận văn học hiện đại của thế giới, nên
cần được bổ sung bằng một quan niệm khác. Đó là quan niệm tác phẩm từ điểm nhìn
của lý luận văn học hiện đại.
16
1.1.2.2. Tác phẩm từ điểm nhìn lý luận văn học hiện đại
Có thể nói, lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam là nền lý luận phê
bình đa phức. Đó là nền lý luận phê bình đan xen nhiều quan điểm, nhiều trường
phái, nhiều khuynh hướng, cả truyền thống lẫn hiện đại, cả Đông lẫn Tây phương.
Vì thế trong tư duy lý luận về tác phẩm của lý luận văn học ở đô thị miền Nam, bên
cạnh quan niệm tác phẩm từ điểm nhìn truyền thống, người ta còn thấy có quan
niệm tác phẩm từ điểm nhìn của lý luận văn học hiện đại. Khác với quan niệm của

lý luận văn học truyền thống nhìn tác phẩm như một cái gì khép kín trong quan hệ
với hiện thực và tác giả, ở đây tác phẩm văn học được xem như một kết cấu mở.
Tác phẩm không là một cái gì được đóng khung: nó mở ra những chân trời. Tác
phẩm không là sự sống đã đạt tới cùng đích: nó là sự đang trở thành không ngừng
nghỉ. Văn chương là một hy vọng (Huỳnh Phan Anh ) và Tác phẩm là khả thể, vô
số những khả thể. Nó mở ra vô cùng. Nó hứa hẹn vô số chiều hướng, vô số vóc
dáng. Nó là bước đường không ngừng nghỉ. Nó biến cái giới hạn thành cái vô hạn.
Vì là một kết cấu mở nên theo Nguyễn Văn Trung: Tác phẩm là một tiếng gọi và nó
thành công khi được đáp lại, nghĩa là khi gây được một cảm thông nơi người tiếp
nhận nó.
Như vậy, trong quan niệm của các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền
Nam, tính chất mở của tác phẩm văn học, gắn liền với sự tiếp nhận của người đọc.
Người đọc chính là người nối dài cuộc đời của tác phẩm đến vô cùng, là cơ sở để
biến cái “hữu hạn” của tác phẩm thành cái “vô hạn”. Do đó, tác phẩm văn học là
chiếc cầu nối giữa nhà văn và người đọc. Nói như Nhật Tiến: Tác phẩm bao giờ
cũng là một gạch nối liền thế giới tâm tư của người đọc đối với người viết. Nếu tác
phẩm không phản ảnh đầy đủ nếp sống, cảm nghĩ và giải tỏa được sự băn khoăn
chất chứa trong lòng độc giả thì vai trò của tác phẩm đâu còn được tồn tại. Và vì
vậy, với lý thuyết tiếp nhận hiện đại, người đọc đã trở thành đồng sáng tạo với nhà
văn. Chính họ là người thổi hồn vào những con chữ lạnh lùng để hóa thân chúng
thành những tác phẩm nghệ thuật. Vì theo Nguyễn văn Trung: khi đọc một tác
phẩm văn chương ta phải xây dựng tác phẩm trong tinh thần của ta, cuốn truyện tập
thơ kia trong thư viện tủ sách xếp cạnh, trăm nghìn những cuốn sách không có
dấu gì bề ngoài chứng tỏ nó là tác phẩm nghệ thuật. Nó chỉ là tác phẩm nghệ thuật
17
khi ta cầm lấy đọc và cấu tạo lại, dựng lại vũ trụ nghệ thuật, mà tác giả là người đầu
tiên dựng nên trong trí óc của họ. Còn Huỳnh Phan Anh thì cho rằng: Tác phẩm văn
chương là một đứa con đi hoang trong cuộc đời và một ngày nào đó, người cha sẽ
không nhìn ra ở nó những đường nét sáng tạo nguyên thủy của chính mình. Thưởng
ngoạn không còn là một hành vi thụ động của ý thức trà dư tửu hậu, nó còn là hành

động chiếm hữu đối tượng thưởng ngoạn.
Thật vậy, khi lý luận văn học hiện đại nhận thức rằng tác phẩm văn học không
chỉ mang tính hiện thực mà còn mang tính ký hiệu thì vấn đề ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học đã trở thành một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình sáng tạo
của nhà văn cũng như quá trình tiếp nhận của người đọc. Vì vậy, kết cấu mở của tác
phẩm văn học trong quan niệm của các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền
Nam theo quan niệm lý luận hiện đại không chỉ có nguyên nhân từ sự tiếp nhận của
người đọc mà còn có cơ sở từ đặc trưng ngôn ngữ của tác phẩm. Bởi vì theo
Nguyễn Văn Trung: Tác phẩm, khi đã hoàn thành đối với tác giả, tách rời tác giả,
trở thành một sự vật độc lập và tuy bên trong nó vẫn chuyên chở một ý nghĩa, lời
gửi nào đó của tác giả, đối với độc giả bây giờ nó cũng chỉ còn là một hệ thống tín
hiệu mà bản chất là hàm hồ, nghĩa là có thể chuyên chở nhiều ý nghĩa khác mà
người đọc, nhà phê bình có thể giao cho nó. Như vậy, trong quan niệm của mình,
Nguyễn Văn Trung đã nhận ra tính chất mở của tác phẩm văn học từ phương diện
ngôn ngữ, như một hệ thống ký hiệu. Chính điều này tạo nên đặc trưng của ngôn
ngữ tác phẩm văn học với tính chất là trung tâm tạo nghĩa. Tác phẩm chỉ là văn
chương khi nhà văn sử dụng ngôn ngữ ám chỉ. Đã hẳn nếu người ta muốn sự rõ rệt,
hiển nhiên ngôn ngữ ám chỉ sẽ là một thiếu sót mơ hồ, nhưng văn chương lại không
thể có được nếu người ta muốn cái sáng sủa, rõ rệt, hoàn tất. Cho nên, cái có vẻ
thiết sót, mơ hồ của ngôn ngữ ám chỉ chính là nền tảng của văn chương, làm cho có
thể có văn chương. Chính vì vậy, tác phẩm văn học bao giờ cũng đa nghĩa, đa trị,
nên việc một tác phẩm văn học được đọc và hiểu theo nhiều cách khác nhau cũng là
chuyện bình thường trong đời sống văn học.
Như vậy, việc nhận thức tác phẩm từ điểm nhìn lý luận truyền thống, đến
điểm nhìn của lý luận văn học hiện đại đã cho thấy sự phát triển trong tư duy lý luận
ở đô thị miền Nam. Đây là một đóng góp đáng ghi nhận. Song điều khiếm khuyết ở
18
đây là họ chưa xác lập được hệ thống lý thuyết về tác phẩm văn học từ điểm nhìn
của mỹ học tiếp nhận với những luận điểm khoa học có tính khái quát như các công
trình viết về lý thuyết tiếp nhận của chúng ta hiện nay và cũng không nêu ra được

thuật ngữ “văn bản văn học”, mà gọi là “tác phẩm văn học”. Những giới hạn này là
điều tất yếu, có thể từ nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ nguyên nhân do
sự hạn chế về tính hiện đại của các tư liệu mà họ sử dụng lúc đó so với hiện nay.
Mặc dù vậy, những vấn đề lý thuyết về quan niệm tác phẩm văn học của lý luận văn
học ở đô thị miền Nam cũng có những đóng góp nhất định vào hệ thống lý thuyết
về tác phẩm văn học trong lý luận văn học dân tộc. Đồng thời, cũng thức nhận cho
chúng ta nhiều vấn đề lý luận để tiếp tục tìm hiểu, khám phá nhằm hoàn thiện hệ
thống quan niệm về tác phẩm văn học, một trong những vấn đề trọng tâm của lý
luận văn học trong quan hệ với nhà văn và người đọc.
1.2. Mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm văn học
1.2.1. Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Nhà nghiên cứu J. M. Lotman đã nói Định nghĩa được văn bản là một việc
khó. Trước hết cần loại bỏ quan niệm đồng nhất văn bản với toàn bộ tác phẩm văn
học. Vâng, để đưa ra một định nghĩa văn bản thực sự quả là rất khó, đã có nhiều ý
kiến khi xem xét văn bản và tác phẩm văn học đã đồng nhất chúng với nhau, thiết
nghĩ sẽ là phiến diện và thiếu sót khi chúng ta cho rằng văn bản và tác phẩm văn
học là một. Văn bản để trở thành một tác phẩm văn học là một quá trình lớn mà yếu
tố xúc tác quan trọng nhất đó chính là người đọc.
Khi lí luận văn học nhận thức được rằng tác phẩm văn học không chỉ mang
tính thực tiễn mà còn có tính kí hiệu thì nhiều vấn đề của khoa học văn học đẫ được
soi sáng và lí giải từ những cách nhìn mới. Văn bản văn học sản phẩm cuối cùng
của sự sáng tạo nghệ thuật tưởng như đẫ được hoàn thành khi nhà văn đặt dấu chấm
hết và Nhà xuất bản in sách, nhưng thực ra đó mới chỉ là bước đầu tiên quan trọng
để nó trở thành tác phẩm văn học. Với lớp lớp câu chữ phi vật thể ẩn chứa nhiều
nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có
phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc. Một sáng tác văn học được gọi là
tác phẩm văn học với điều kiện nó có giá trị văn học. Nhưng giá trị văn học (nếu có)
chỉ hình thành trong quá trình đọc mà thôi. Vậy quá trình từ văn bản đến tác phẩm
19
văn học diễn ra như thế nào? Thực chất giá trị của tác phẩm là gì? Có thể đánh giá

được tác phẩm văn học không? … Việc nghiên cứu tác phẩm văn học trong mối
quan hệ với chủ thể tiếp nhận sẽ giúp ta trả lời khoa học cho những câu hỏi đó.
Vấn đề mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm cũng được nhiều nhà lí luận
khác nghiên cứu. Có người xem mối quan hệ này cũng như mối quan hệ giữa tác
phẩm âm nhạc và nốt nhạc. Nhà mỹ học tiếp nhận người Đức, ông H. R. Jauss đã
phân biệt hai loại tầm đón nhận của tác phẩm: Một ảnh hưởng được xác định thông
qua văn bản, hai là sự xác định thông qua người đọc. Cái đầu tiên diễn ra bên trong
tác phẩm, nó là hệ thống mối quan hệ được tạo ra qua tác phẩm, cái thứ hai xẩy ra
ngoài tác phẩm, liên quan đến thế giới của người đọc.
J. M. Lotman cũng nhấn mạnh sự khác nhau giữa văn bản và tác phẩm. Theo
ông, một trong những yếu tố cấu thành tác phẩm là văn bản, nhưng văn bản chỉ có
được trong mối liên hệ với thực tại nằm ngoài văn bản, mối quan hệ này cũng có
mặt trong tác phẩm văn học. Cùng một tác phẩm mà có nhiều ảnh hưởng nghệ thuật
khác nhau, nghĩa là cùng một tập hợp các yếu tố của văn bản sẽ có mối liên hệ với
thực tại nằm ngoài văn bản của những người đọc khác nhau. Ông viết: Để hoạt
động giao tiếp của nghệ thuật được thực hiện cần phải tạo ra nhiều yếu tố cấu trúc
giao nhau của mã tác giả và mã người đọc, vì như vậy thì người đọc mới hiểu được
cái ngôn ngữ tự nhiên mà người ta viết ra văn bản.
Julia Kristeva quan niệm văn bản luôn ở trong tư thế vận động, kí hiệu trong
văn bản mang nhiều nghĩa và có nhiều yếu tố hòa nhập vào nhau để làm nên tác
phẩm văn học, trong đó có sự kế thừa những văn bản trước đó. Đây chính là tính
liên văn bản của mọi văn bản. Trong bài “Văn bản khoa học và văn bản” bà viết
Văn bản không phải là hình thức ngôn ngữ của sự thông báo được tập hợp bởi các
nguyên tắc ngữ pháp, vì vậy nó không tự bằng lòng với việc đại diện và biểu đạt
hiện thực …Nó còn muốn tham dự vào sự vân động và thay đổi của hiện thực. Vậy
là một chừng mực nhất định nhà kí hiệu học này cũng thừa nhận mối quan hệ văn
bản và hiện thực xã hội.
1.2.2. Văn bản văn học và sự xác lập đời sống thông qua người đọc
Nếu lí luận văn học và mỹ học truyền thống kể cả lí luận văn học macxit sau
này đều coi trọng tác giả trong quan hệ với hiện thực khi giải mã tác phẩm, thì lí

20
luận văn học và mỹ học tiếp nhận hiện đại lại quan tâm khám phá bản thể của văn
bản nghệ thuật với nhiều quan hệ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là quan hệ
với người đọc. Tất cả các nhà lí luận văn học mới đều thừa nhận tác phẩm chỉ tồn
tại khi tồn tại người đọc, dù mỗi người có cách quan niệm và lí giải khác nhau. Dù
vậy trong thực tiễn nghiên cứu phê bình Việt Nam vẫn không tuyệt đối hóa vai trò
của người đọc mà tùy từng trường hợp cụ thể các nhà lí luận phê bình chú ý đến chủ
thể. Vấn đề là ở chỗ chủ thể tiếp nhận đánh giá. Giải mã tác phẩm văn họ như thế
nào, trong trạng thái cảm hứng nào với trình độ văn hóa nghệ thuật và vốn sống như
thế nào. Do vậy vấn đề tài năng của người thưởng thức trở nên quan trọng quyết
định sự làm đầy những giá trị mới cho tác phẩm văn học, tránh trường hợp tiếp
nhận võ đoán, thái quá và phi lí đi xa với bản chất thẩm mỹ và cấu trúc chỉnh thể
nội tại của tác phẩm. Vì vậy chỉ có chủ thể tiếp nhận đồng sáng tạo hay chủ thể tiếp
nhận lí tưởng chỉ ra được những nội hàm mới mẻ, độc đáo của tác phẩm mới được
xem là có khả năng tạo nghĩa cho tác phẩm văn học. Tuy nhiên yếu tố quan trọng
trung tâm để phát hiện làm đầy những khoảng cách thẩm mỹ giữa tác phẩm với
người đọc đồng sáng tạo – người đọc lí tưởng không gì khác ngoài ngôn ngữ. Vì
vậy bắt buộc người đọc trước hết phải là người am tường và có năng lực ngôn ngữ,
sau đó mới nói đến tâm thế thẩm mỹ, tiềm năng văn hóa và tiềm năng nghệ thuật để
biến ngôn ngữ của tác phẩm văn học thành cấu trúc mở, thành cấu trúc ngôn từ
động, thành quá trình tạo nghĩa.
Như vậy thông qua người đọc đời sống văn bản và thực chất của văn bản là gì?
Và đâu là bản chất quy luật; đâu là thành tựu, đâu là hạn chế của mối quan hệ này?
Có nhiều quan niệm và cách lí giải về bản chất của người đọc. Dù có chỗ gặp gỡ
hoặc giao thoa hay khác biệt, thì cái cốt lõi của vấn đề vẫn là xác nhận vai trò chủ
động của người đọc. Khi tiếp cận tác phẩm, Aistote gọi là sự thanh lọc tâm hồn, còn
trong văn học Trung đại Việt Nam và Trung Hoa thì xem trọng sự tri âm, ký thác,
mà ở đó tác giả và người đọc hiểu nhau đồng điệu thì tự nó tác phẩm nghệ thuật đã
đạt đến sự viên thành. Đến mỹ học tiếp nhận hiện đại, vấn đề tác phẩm ngày càng
được tiếp tục khám phá. Những vấn đề như đặc trưng, bản chất và các mối quan hệ

của tác phẩm được ý thức sâu sắc hơn. Không phải ý thức về mối quan hệ giữa tác
21
phẩm với tác giả là quan trọng mà trái lại ý thức về mối quan hệ giữa tác phẩm và
người đọc mới là quan trọng.
Đi sâu vào cấu trúc bên trong của tác phẩm văn học tìm hiểu các mối liên kết
văn bản và quá trình biểu hiện nghĩa và tạo nghĩa của ngôn từ chúng ta thấy thông
qua các mối liên hệ cấu trúc mà hình thành tư tưởng nghệ thuật. Xuất phát từ đơn vị
nhỏ nhất của văn học là từ, ta phân biệt ba yếu tố liên kết đó là cái biểu đạt, cái
được biểu đạt và nghĩa. Nguyên tắc liên kết lẫn nhau giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt và nghĩa trong trường hợp của từ thông thường sẽ mang tính chất khác so
với từ trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học cái biểu đạt do các câu còn
cái được biểu đạt thì do các đối tượng được biểu đạt thông qua các câu tạo thành.
Tức là nghĩa của các từ làm nên nghĩa của câu và nghĩa của câu làm nên chỉnh thể
nghĩa cao hơn. Người đọc phải làm chiếc cầu nối liền hai lĩnh vực ngôn ngữ và đời
sống. Giữa hai lĩnh vự này luôn xuất hiện sự bấp bênh vì mọi cảm nhận của người
đọc đều mang tính cá nhân do việc không thể khoanh vùng được nghĩa của tác
phẩm văn học hơn nữa nghĩa trong tác phẩm văn học không không chỉ là nghĩa mà
là giá trị.
Qua việc đọc, trong nhiều trường hợp có hai hoặc nhiều người đọc có nhận xét
giống nhau về hệ thống nghĩa - giá trị của tác phẩm. Điều đó chứng tỏ sự đống nhất
nhất định của những kinh nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm thực tiễn ở một số
người đọc đã dẫn tới sự đồng nhất tương đối của nghĩa và giá trị tác phẩm. Cho nên
mọi sự đánh giá và những khác biệt ý kiến về một tác phẩm đều liên quan đến
những kiểu đọc. Tác phẩm văn học không đồng nhất với mọi sự đọc. Vấn đề đặt ra
là giữa rất nhiều kiểu đọc cái gì đảm bảo sự đồng nhất của mọi tác phẩm với chính
nó ? Chúng ta trả lời rằng không có cái gì đảm bảo được điều đó. Ngay cả tính vật
chất của văn bản cũng chỉ có cho đến khi chưa ai đọc đến, sau khi văn bản đã được
đọc thì những đặc điểm chất thể qua sự cụ thể hóa của người đọc không còn vai trò
gì nữa. Ngôn ngữ như đám sương mù lảng bảng, luôn nhờ tâm hồn người sử dụng
tỏa sáng và sưởi ấm. Người đọc đến với văn bản như đến với mê cung của mọi sự

liên kết, tạo nghĩa không ngừng. Cái văn bản tưởng như đã hoàn thành và khép kín
ấy vẫn luôn tạo ra khả năng để có thể lí giải hàng ngàn cách khác nhau mà tính độc
đáo, không lặp lại của nó vẫn không thay đổi. Từ năm 1962 nhà kí hiệu học và nhà
22

×