Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

thực trạng của công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn thành phố hải dương – tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.49 KB, 57 trang )

Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
em được nhà trường, các thầy cô giáo đã trạng bị cho những kiến thức cơ bản về
lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và sự nghiệp
đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, kỹ năng nghiệp vụ Đoàn - Đội, công tác
vận động quần chúng nói chung, vận động tập hợp thanh thiếu niên nói riêng
trong tình hình hiện nay.
Chính vì vậy em chọn chuyên đề "Các phương thức Đoàn kết tập hợp
thanh niên" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Bởi lẽ " Đoàn kết tập hợp
1
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
thanh niên " là công tác rất quan trọng và là cả một quá trình nghiên cứu lâu
dài, hết sức khoa học của cả tổ chức Đoàn và cả của chung xã hội.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng uỷ, Ban giám đốc Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đến các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong thời gian học tập tại Học viện và thời gian thực tập tại địa
phương.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Mai Thị Thơm – Giảng
viên Khoa công tác Thanh thiếu nhi đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề
này.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Thành uỷ và các anh chị trong BCH Thành
Đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình trong thời
gian thực tập tại địa phương.
Để hoàn thành được chuyên đề này là cả một sự phấn đấu nỗ lực qua một
quá trình nghiên cứu tìm tòi khảo sát thực tế, đến nay chuyên đề của em đã
được hoàn thành. Mặc dù bản thân đã có nhiều có gắng nhưng do trình độ thực
tiễn còn hạn chế nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng


góp ý kiến của thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài:
Nh chóng ta đã biết, thanh nên là lực lượng nòng cốt của xã hội, tượng
trưng cho sức mạnh và sự năng động sáng tạo, là tương lai của mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc và của cả nhân loại.
2
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Mác đã từng nói: “lực lượng nào nắm được thanh niên thì lực lượng đó
làm chủ thế giới”. Đây không chỉ là quan điểm mà còn là kim chỉ nam của công
tác đoàn kết tập hợp thanh niên. Hồ Chí Minh cũng khẳng định vị trí, vai trò
cách mạng của thanh niên đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã
hội. Vì vậy ngay sau khi thành lập Đảng, Bác Hồ đã chủ trương thành lập một
tổ chức đoàn kết tập hợp thanh niên đi theo tiếng gọi của Đảng. Tổ chức đó là tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay.
Vậy Đoàn TNCS Hồ CHí Minh là gì ?
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của Thanh niên Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến tự nguyện phấn đấu vì
mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Hơn nữa, Đoàn là độ dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội
xung kích cách mạng, là trường học chủ nghĩa xã hội chủa Thanh niên. Đại diện
chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ, là lực lượng chính trị nòng cốt
hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày nay, các thế hệ thanh niên Việt Nam kế tiếp nhau cống hiến và trưởng
thành vượt bậc viết lên những truyền thống quý báu, truyền thống đó gắn liền

với truyên thống vẻ vang của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng
sản Việt Nam khởi sướng và lãnh đạo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời
gian qua đã khẳng định được vị trí vai trò của mình đối với Đảng, nhà nước và
thanh niên.
Là lớp người trẻ tuổi, năng động sáng tạo, là lực lượng xung kÝch trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Đoàn thanh niên đã phát động và thực hiện nhiều
phong trào nh: “Ba sẵn sàng, năm xung phong” trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong thời kỳ CNH – HĐH hiện nay chính là thời điểm
3
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
thích hợp để Đoàn viên thanh niên phát huy tốt tài năng và trí tuệ của mình để
xây dựng đất nước, đúng như Bác Hồ nói: “Thanh niên là chủ nhân tương lai
của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh là do thanh niên”.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã
nêu: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ
21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không tuỳ thuộc vào lực
lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ. Công tác thanh
niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của dân tộc”.
Nhận định về công tác này, Bác Hồ nói: “Đoàn kết là sức mạnh, then
chốt của thành công”. Điều đó khẳng định công tác đoàn kết tập hợp thanh
niên là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng của Đảng, nhà nước và của toàn xã hội,
đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tỷ lệ tập hợp
mọi tầng lớp thanh niên vào hoạt động của Đoàn là thước đo mức độ ảnh hưởng
vào uy tín và vai trò của tổ chức Đoàn đối với tuổi trẻ Việt Nam, đây cũng
chính là điều kiện để Đoàn tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với các vấn đề xã hội
diễn ra hàng ngày có một phần tác động đến thanh niên như: lối sống mang tính
Ých kỷ cá nhân đang có hướng lan rộng trong xã hội, nhiều tệ nạn cờ bạc, rượu

chè, nghiện ma tuý, mại dâm ngày càng tăng, những lệch lạc trong nhận thức,
học tập và sinh hoạt của thanh niên. Một trong những nguyên nhân của hiện
trạng trên do thiếu sót, yếu kém của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về nội dung,
phương thức hoạt động trong công tác cán bộ.
Mặt khác, những âm mưu diễn biễn hoà bình của các thế lực thù địch đang
ra sức tranh thủ, lôi kéo thanh niên, kịch động chia rẽ lực lượng thanh niên để
hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nhận thức rõ âm mưu phá
hoại. chia rẽ của kẻ thù càng thấy rõ tính cấp bách của công tác đoàn kết tập
hợp thanh niên.
4
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Cùng với thanh niên cả nước, trong nhữnng năm qua dưới sự chỉ đạo của
Đảng uỷ Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương, thanh niên trên địa bàn
Thành phố đã và đang phát huy truyền thống quê hương, thi đua học tập, lao
động sản xuất, giữ gìn an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội trên địa bàn
Thành phố.
Tuy nhiên công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn Thành phố
Hải Dương đang còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: công tác vận động chưa đổi
mới kịp sự phát triển của đất nước, thanh nên chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò
của mình, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Ngoài ra, do mặt trái của cơ chế thị
trường và điều kiện kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Với lý do trên em đã quyết định lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp là “Các
phương thức Đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn Thành phố Hải
Dương – Tỉnh Hải Dương” làm chuyên đề tốt nghiệp cho chương trình Trung
cấp lý luận và nghiệp vụ Đoàn – Hội - Đội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam.
II/ Mục đích nghiên cứu chuyên đề:
Trên cơ sở khảo sát thực tế, làm rõ thực trạng của công tác đoàn kết tập
hợp thanh niên trên địa bàn Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương. Từ đó

phân tích tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác đoàn kết tập hợp thanh
niên và rót ra những bài học kinh nghiệm về công tác Đoàn kết tập hợp Thanh
niên. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp,
yêu cầu và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đoàn kết tập hợp thanh
niên trong thời gian tới.
III/ Nhiệm vụ của chuyên đề:
5
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
1. Nghiên cứu một số khái niệm, những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về Đoàn kết tập hợp Thanh niên.
2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên
địa bàn Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương.
3. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
4. Đưa ra những giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên trong thời gian tới.
IV/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn Thành phố Hải
Dương – Tỉnh Hải Dương.
- Công tác chỉ đạo của cấp trên.
2. Khách thể nghiên cứu là:
- Đoàn viên thanh niên từ 15 đến 35 tuổi trên địa bàn Thành phố Hải
Dương.
- Cán bộ Đoàn – Hội - Đội cấp cơ sở.
- Đoàn viên thanh niên.
- Cấp uỷ chính quyền cơ sở.
- Các ban ngành có liên quan.
- Dư luận xã hội ở cơ sở.

V/Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian : từ 2006 đến 2008.
- Không gian : chuyên đề tập chung nghiên cứu tinh hình đoàn kết tập hợp
thanh niên trên địa bàn Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương.
6
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
VI/ Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khảo sát. Trong đó sử dụng
chủ yếu là những phương pháp :
- Phương pháp đọc văn kiện của Đảng, Đoàn.
- Phương pháp tham dự các hội thảo, cuộc họp để lấy số liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
VII/ Dự kiến chuyên đề gồm :
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề của em gồm 03 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương thức đoàn kết tập hợp thanh
niên.
Chương 2 : Thực trạng các phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa
bàn Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương.
Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả các
phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn Thành phố Hải Dương –
Tỉnh Hải Dương.
7
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN.
1. Một số khái niệm có liên quan:

1.1. Khái niệm thanh niên:
Thanh niên là khái niệm có thể định nghĩa theo nhiều cách. Mỗi ngành khoa
học nghiên cứu thanh niên đều có những tiếp cận riêng tuỳ thuộc vào nội dung
và giác ngộ cách mạng.
- Theo quan điểm Tâm lý học :
Thanh niên là lớp người trưởng thành bắt đầu từ cuối thời kỳ tuổi dậy thì và
kết thúc vào thời kỳ đã hoàn thiện về thể chất và định hình nhân cách, một thời
kỳ phát triển tương đối ổn định. Theo quy ước hiện nay độ tuổi thanh niên Việt
Nam được tính từ 15 đến 28 tuổi.
- Theo quan điểm Xã hội học :
Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù bao gồm những người trong
một độ tuổi nhất định khoảng từ 15 đễn 35 tuổi, có quan hệ gắn bó với mọi tầng
lớp xã hội, có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong
hiện tại và giữ vai trò quyết định cho sự phát triển tương lai của xã hội.
- Theo luật thanh niên :
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.
Tóm lại, Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, là nguồn nhân lực
mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Thanh niên có mối quan hệ mật thiết với tất cả các tầng lớp trong xã hội. Chính
8
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
vì thế bản thân họ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội, của
mỗi quốc gia và của cả dân tộc.
1.2 : Khái niệm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh :
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn gồm những thanh niên tiến tiến tự nguyện
phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

1.3.Khái niệm Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam:
Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên
và các tổ chức thanh niên, nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt
Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của thanh niên.
1.4.Khái niệm công tác đoàn kết tập hợp thanh niên:
- Đoàn kết: là sự thống nhất trong tư tưởng và hành động, nó thể hiện ý trí
vươn lên trong học tập, lao động và công tác thanh niên.
- Tập hợp: là sự tự nguyện của thanh niên có mục đích, có tổ chức rõ ràng
nhằm đáp ứng nhu cầu của tuổi trẻ, nguyện vọng tuổi trẻ.
- Đoàn kết tập hợp thanh niên: là sự liên kết tập hợp nhiều thanh niên riêng
lẻ hoặc tổ chức nhóm thanh niên để đưa thanh niên vào một tổ chức nhất định
nhằm đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng xây dựng mục tiêu riêng của
cá nhân và mục tiêu chung của quốc gia dân tộc mình, xây dựng xã hội ngày
càng phồn vinh giàu mạnh.
1.5. Khái niệm phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên:
Phương thức đoàn kÕt tập hợp thanh niên: là cách thức, con đường, biện
pháp để lôi cuốn, thu hót, thanh niên; tập hợp họ lại để giáo dục họ đi theo lý
tưởng, mục tiêu và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
9
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Bao gồm cả nội dung và hình thức, cả phương tiện công cụ, phương
pháp, biện pháp nó cũng bao gồm các loại hình, mô hình thực tiễn và các xu thế
hợp quy luật. Do đó phương thức tập hợp, đoàn kết thanh niên là hết sức đa
dạng, phù hợp, vấn đề là tổng kết lại và vận dụng một cách sáng tạo vào từng
hoàn cảnh lịch sử cho phù hợp mà thôi.
2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về công tác đoàn kết tập hợp
thanh niên.

2.1.Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vÒ công tác đoàn kết
tập hợp thanh niên.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác- Ăng Ghen trong điều kiện
lịch sử mới, Lê Nin đã coi thanh niên là “Nguồn sinh lực chiến đấu của cách
mạng”. Ông đã luận giải luận điểm những nguyên nhân làm xuất hiện phong
trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ,
sự tác động qua lại giữa các tổ chức thanh niên với các Đảng Cộng sản . Đánh
giá rất cao tài năng sáng tạo của tuổi trẻ. Lê Nin đã không ghi ngờ về khả năng
hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cách mạng mà thế hệ trước chưa kịp hoàn
thành.
Cuối thế kỷ XIX Ông đã viết " Người ta quan sát thấy trong thanh niên
công nhận một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được tới lý tưởng của
dân chủ và chủ nghĩa Xã hội" và " Thanh niên sớm muộn cũng đi đến chủ
nghĩa xã hội bằng những thách thức, con đường khác với các anh chị".
Lê Nin sớm nhìn thấy vai trò cách mạng to lớn của học sinh, sinh viên.
Ông thường xuyên nhắc nhở những người bạn chiến đấu của mình rằng: Phải
kiên trì đấu tranh để kết hợp nhất phong trào công nhân với phong trào học sinh,
sinh viên thành một trào lưu chung, tinh thần của chủ nghĩa cách mạng, ông cho
rằng thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận
10
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
thức lý luận của chủ nghĩa Mác, trí thức khoa học và tham gia trực tiếp của họ
vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản.
Không phải ngẫu nhiên khi Lê Nin đã nghi lại nguyên văn nghị luận Ăng
Ghen trong bài báo “Sự khủng hoảng của chủ nghĩa Men se vich” tuyên bố
ngày 07 tháng 12 năm 1906 phải chăng điều sau đây là không được tự nhiên
chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương lai thuộc về thanh niên, chúng ta là
Đảng của những người cách tân - Chúng ta là Đảng của sự chiến đấu quên mình
với những gì đã mục nát, đã cũ kỹ, mà thanh niên bao giờ cũng đi tiên phong

trong cuộc sống đấu tranh quên mình. Đây là Lê Nin đã đi đến kết luận:
“Chóng ta là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong” và “Chóng ta
đang đấu tranh tốt hơn cha ông chúng ta, con cháu chúng ta còn đấu tranh
tốt hơn và chúng ta sẽ chiến thắng”.
Lê Nin còn lưu ý những người Cộng sản phải đấu tranh để bảo vệ quyền,
lợi Ých của thế hệ trẻ, tháng 08 năm 1866 Mác đã đề nghị “Quyền của thanh
niên cần được bảo vệ, họ không thể tự bảo vệ được mình vì thế, nhiệm vụ đó
là của toàn xã hội” Lê Nin hiểu rất rõ những lợi Ých đặc thù của tuổi trẻ,ông
nhấn mạnh rằng: Phải tính đến những lợi Ých nhỏ nhất và tìm cách thoả mãn
những yêu cầu hợp lý, những lợi Ých chính chính đáng của thanh niên.
Không phải ngẫu nhiên mà Lê Nin đã coi vấn đề thanh niên là một bộ phận tất
yếu của Cương lĩnh cải tạo xã hội của Đảng cộng sản và giai cấp công nhân, và
thông qua cương lĩnh đó, thanh niên đã nhìn thấy những lợi Ých thiết thực của
họ và sẽ tỏ ra thái độ đồng tình hay phản đối cũng xuất phát từ việc tính đến lợi
Ých chính đáng và nhu cầu hợp lý của tuổi trẻ Lê Nin đã đề ra luận điểm “Cần
phải tập hợp thanh niên thành các tổ chức độc lập và tự phản, các tổ chức
này sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”. Lê Nin đánh giá rÊt
cao thanh niên mọi tư cách “Đội dù bị của Đảng” các tác giả kính mến cũng
chỉ rõ những nhược điểm của thế hệ và thế hệ trẻ trong quá trình kế thừa các thế
hệ, Lê Nin đã phê phán gay ngắt những Đảng viên bảo thủ, ông đánh giá đúng
11
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
vai trò của lực lượng trẻ trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế diễu sự
ngây thơ, thiếu kinh nghiệm của họ, ông nhấn mạnh cần phải có thái độ khoan
dung, độ lượng với tuổi trẻ. Lê Nin đã phòng ngừa khuynh hướng rè rặt của các
cán bộ Đảng viên cho rằng, lớp trẻ tuy đầy nhiệt tình và sáng kiến, nhưng chưa
qua trường học của đấu tranh giai cấp ông cho rằng đó chính là những cái cớ
để khước từ sử dụng thanh niên. Đồng thời ông cảnh cáo: “Nếu không biết tổ
chức họ lại và nâng họ dậy, thì họ sẽ đi theo hướng những người Men - Sê -

Vích và khi đó sự thiếu chín chắn và chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi
dụng và gây nên những thiệt hại gấp bội”
Lê Nin luôn nhắc nhở những người cộng sản: Cần phải đòi hỏi ở thanh
niên nhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết
điểm của họ, cần phải giáo dục cho họ tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ
của họ đối với cách mạng…
2.2. Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vÒ Đoàn thanh niên và
công tác đoàn kết tập hợp thanh niên.
- Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sự nghiệp
cách mạng và tương lai của dân tộc, đất nước, Bác Hồ dành sự quan tâm đặc
biệt đến công tác thanh niên. Chính người đã là chiến sỹ tiên phong “Đi vào
quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra tranh đấu
dành tự do, độc lập”. Và cũng chính người đã sáng lập, rèn luyện Đoàn Thanh
niên Cộng sản đã chỉ thị trực tiếp cho TW Đảng ta về nhiệm vụ công tác thanh
niên sau khi đã được thành lập. Sau khi dành được chính quyền, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lãnh đạo nhà nước vạch ra các chính sách thanh niên phù hợp với
từng thời kỳ cách mạng. Đặc biệt là về mặt giáo dục đào tạo công tác thanh niên
mà cơ bản là đào tạo giáo dục, phát huy thanh niên theo người là sự tác động
đồng bộ của các chủ thể gia đình đoàn thể, xã hội cho đến các cấp Đảng và nhà
nước. Những luận điểm của người về công tác thanh niên bao gồm nhiều lĩnh
12
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
vực. Chúng tôi xin trình bày một số vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực quan điểm
chiến lược qua những lời dạy quan trọng của Bác Hồ sau đây.
a. "Vì lợi Ých trăm năm thì phải trồng người": Xưa nay ai cũng hiểu đào
tạo, giáo dôc là công việc rất khó khăn, rất công phu. Năm 1958 trong buổi nói
chuyện với lớp học chính trị của các giáo viên cấp 2 và cấp 3 toàn miền bắc,
Bác Hồ đã đặt ra vấn đề phải “Trồng người” (Trong nghĩa chăm lo vun đắp, đào
tạo, giáo dục) và Bác đưa ra luận điểm nổi tiếng “Vì lợi Ých 10 năm thì phải

trồng cây, vì lợi Ých trăm năm thì phải trồng người”, thực tiễn cho thấy từ
những hạt giống do Bác gieo trồng nay chóng ta đang có một đội ngũ cán bộ,
Đảng viên tuy tuổi đời khác nhau, trách nhiệm khác nhau song hết mực trung
thành với sự nghiệp cách mạng theo tư tưởng của người.
Luận điểm “Trồng người” của Bác cho ta thấy rõ vai trò của con ngưòi
với sự hiểu biết,với năng lực, đạo đức là nhân tố then chốt quyết định sự thành
công của cách mạng sự tiến bộ của xã hội và tiền đồ dân tộc hạnh phúc của
nhân dân.
Luận điểm “Trồng người” của Bác cho ta thấy rõ tính chất lâu dài, gian
khổ của công việc tức là của quá trình đào tạo, giáo dục mà Bác coi là công việc
của cả trăm năm, vì lợi Ých trăm năm chứ không phải trước mắt.
Luận điểm “Trồng người” của Bác còn cho ta thấy được mục tiêu mà nền
giáo dục của ta phải đạt tới là đem lại một chất lượng mới cho từng con người
cũng nh cho cả dân tộc. Mục tiêu đó nh lời Bác dạy trong dịp đến thăm học sinh
trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương: học để phụng sự tổ quốc,
phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh.
Với mục tiêu Êy, với sự hoàn thiện về tâm hiểu biết Êy, đương nhiên là
cần đến thời gian, là sự nghiệp của mấy thế hệ chứ không thể nóng vội bằng vài
cuộc cải cách với mong muốn tốt đẹp nhưng chủ quan với ý chí.
13
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Cũng cần nói thêm rằng để thực hiện mục tiêu “Trồng người” nh đã nêu
trên, và chủ trương thực hiện nguyên lý giáo dục toàn diện. Người dạy:
“Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đaọ đức
cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, khoa học , kỷ thuật, lao
động và sản xuất ”. “Trồng người” không chỉ là sự nghiệp lâu dài, gian khổ,
sự nghiệp của cả trăm năm mà còn là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn
xã hội theo tinh thần mà V.I Lê Nin đã dạy: “Chóng ta phải chuẩn bị cho
thanh niên như thế nào để họ biết xây dựng đến cùng và hoàn thành triệt để

sự nghiệp mà chúng ta đã bắt đầu”
b. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rÊt quan trọng
và rất cần thiết”.
Luận điểm rất cơ bản này được Chủ Tịch Hồ Chí Minh đúc kết nâng cao từ
thực tiễn sinh động hơn nửa thế kỷ lãnh đạo cách mạng. Đây là luận điểm xuyên
suốt mang tính thời đại xâu sắc đồng thời mang tính thời sự nóng hổi đối với
công cuộc đổi mới cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
theo tinh thần các nghị quyết của bộ chính trị và TW Đảng gần 15 năm qua về
công tác thanh niên.
Chóng ta cần nghiên cứu và vận dụng cả hai mặt quan hệ trong luận điểm
này:
- Thứ nhất là về mặt ý nghĩa.
Bác chỉ rõ: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng. Đảng ta đề xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước đây là sự nghiệp vừa là trước mắt lâu dài không thể thực hiện
và hoàn tất, ngày một, ngày hai.Vì vậy không ai khác chính là các thế hệ thanh
niên sẽ kế tiếp nhau đảm đương sứ mệnh này trước lịch sử. Việc chuẩn bị cho
thanh niên (tức là đào tạo, bồ dưỡng) trong hiện đại diễn ra như thế nào, thực
hiện được đến đâu sẽ dân đến hệ quả trong tương lai như thế Êy không phải xa
14
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
xôi gì lắm mà có thể cảm nhận được ngay trong mét chu kỳ chuyển giao thÕ hệ
(chừng 15 năm - 20 năm). Ở đây Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên một tầm
nhìn thật rộng, thật bao quát như đưa ra ý nghĩa về tầm quan trọng với tư cách
là hiệu quả trực tiếp, hiển nhiên. Thật vậy, sự tồn tại và phát triển của mỗi thế
hệ đều có giới hạn nhất định những sự nghiệp mà thế hệ đi trước đã tạo dựng
lên sẽ được sống mãi và đời đời phát triển bằng sự kế tục cách mạng của thế hệ
theo sau.
Nói một cách gần gũi và thiết thực thì chính là thế hệ đang thực thi công

việc đổi mới hôm nay cần nhận thức đầy đủ và bắt tay ngay với sự chuyển biến
và quyết tâm cao nhất, cho công cuộc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế tục trực tiếp
của mình. Chúng tôi cho rằng các nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên
đã chỉ rõ nội dung, phương hướng, vấn đề còn lại đang rất nóng bỏng là các
chính sách cụ thể của nhà nước nhằm đưa các nội dung này vào cuộc sống.
- Thứ hai là về mặt quy luật.
Nếu chóng ta chỉ mới thấy mặt quan trọng (tức ý nghĩa của vấn đề) mà
chưa đi đến thấu triết về mặt cần thiết, cấp bách, đức tính quy luật có nghĩa là
chưa đạt với sự trọn vẹn trong nhận thức về hành động.
Nhận biết quy luật, phát hiện ra quy luật là vấn đề của nhà kinh điển quan
tâm hàng đầu bởi lẽ không có lý luận cách mạng thì chẳng thể tạo được phong
trào cách mạng và ngược lại. Chúng ta đều biết quy luật hay tất yếu đều thuộc
phạm trù khách quan mà con người phải nhận biết để hành động cho phù hợp và
thúc đẩy sự phát triển của quy luật. Luận điểm mà Bác Hồ đưa ra trong một
mệnh đề hoàn chỉnh về ý nghĩa của tầm quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo,
bồi dưỡng thế hệ trẻ cũng nh đã chỉ rõ đó là việc “rất cần thiết” (đi đôi với “rÊt
quan trọng”). Rất cần thiết là vấn đề thuộc quy luật, mà đã là quy luật thì sớm
muộn đều bắt buộc phải nhận ra, phải thực hiện theo yêu cầu đã nếu không
muốn bị sự trừng phạt hoặc phải trả giá đắt.
15
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Lịch sử là sự tiếp nối của các thế hệ. Phát hiện ra sự tác động mang tính
quyết định và càn thiết giữa hai thế hệ gần kề nhau là việc có ý nghĩa quan
trọng. Rõ ràng là thế hệ sau nhìn thế hệ ngay trước mình với sự quan tâm đặc
biệt vì họ tìm thấy ở thế hệ này những gì cần cho mình cũng như những hạn chế
mà mình cần vượt qua. Còn thế hệ trước lại có trách nhiệm nặng nề tạo dùng ra
lớp kế tục chắc chắn, đủ tin cậy đủ tài năng hơn mình để đảm đương một cách
xuất sắc sự nghiệp mà mình bắt đầu hoặc đang trên đường đi tới đó chính là sự
cần thiết như Bác đã dạy.

Nghiên cứu cả hai mặt như trên đã trình bày trong luận điểm nổi tiếng của
Người bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và
cần thiết chính là để từ đây Đảng và Nhà nước ta sẽ xác định một chiến lược
thanh niên trong thời kỳ mới. Chiến lược Êy cần được cụ thể hoá thành đường
lối, chủ trương, chính sách cơ chế đứng đắn có tính khả thi cao và chủ động
trong mọi tình huống.
Trong tiến trình phát triển của mình, nhiều quốc gia trên thế giới nhất là
trong mấy thập niên cuối thế kỷ 20, một số nước Châu Á đã vươn lên mạnh mẽ
nhờ sớm biết đầu tư vào giáo dục, đào tạo. Trước kia khi nói đến nhiệm vụ của
thanh niên, Lê Nin nêu lên hai chữ: học tập; tất nhiên phải hiểu từ này đầy đủ,
nghĩa là học trong nhà trường, trong sách vở nhất là trong hoạt động thực tiễn.
Cùng với thắng lợi của Cách mạng tháng tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã khai sinh cho đất nước nền giáo dục dân tộc, dân chủ, khoa học
đại chúng Chính người đã lãnh đạo thực hiện hàng loạt chủ trương sáng suốt,
đứng đắn như phổ cập giáo dục sơ học, nâng cao trình độ văn hoá cho người
lao động , đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài
Quy luật muôn đời như Bác đã dạy là người ta sinh ra ai cũng lớn lên, già
đi rồi chết từ đây vấn đề bàn giao thế hệ là điều không thÓ tránh khỏi, song việc
bàn giao này không chỉ là trao lại những gì đã có mà điều rất quan trọng là lớp
đi trước phải dày công chuẩn bị cho líp theo sau tất cả những gì có thể tiên
16
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
lượng là cần cho họ với trách nhiệm nặng nề to lớn của thế hệ đi trước theo tư
tưởng của Bác và quan điểm của Đảng ta như đã nêu trên. Sự tuỳ thuộc này
không phải xuất phát từ ý chí chủ quan trái lại đây là sự đòi hỏi rất nghiêm khắc
mang tính khách quan. Tuy nhiên cần giúp cho thế hệ trẻ tránh sự ỷ lại, thói
quen dựa dẫm trái lại phải tự thân nỗ lực trong qua trình khẳng định vai trò của
mình cũng như sự chuẩn bị hành trang cho bản thân. Bác nêu lên sự so sánh:
“Nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt, thế hệ già thua thế hệ trẻ

thì mới là tốt”. Điều này có nghĩa rằng chuẩn bị và bồi dưỡng thế nào đó không
phải để chỉ tạo thành cho líp sau những gì đúng như thế hệ trước đã có mà phải
vươn lên đạt được đỉnh cao về mọi mặt mà thế hệ trước mong muốn những
chưa thực hiện được. Quy luật là nh vậy cũng nh sự cần thiết Êy bao giờ cũng
được đặt ra một cách nghiêm túc .
c. Nội dung bao quát của công tác thanh niên là hình thành lớp người
thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên.
Tư tưởng “Bồi dưỡng thÕ hệ cách mạng cho đời sau”, “Trồng người”
mà chúng tôi vừa trình bày ở phần trên chính là tinh thần xuyên suốt, là nội
dung quán xuyến trong mọi thời kỳ đối với công tác thanh niên. thật ra những
tư tưởng này đã được Bác Hồ đua vào cuộc sống từ khi người bắt tay xây dựng
Đảng, rèn luyện Đoàn và đào tạo các thế hệ thanh niên từ đầu thế kỷ chứ không
phải chờ đến sau này, chúng tôi nghĩ rằng khi viết di chúc chính là lúc người
tổng kết lại kinh nghiệm quý báu vô giá và nâng lên tầm cao lý luận. Vì vậy tư
tưởng của Bác nay đã thành chân lý cách mạng tiếp tục dẫn dắt chúng ta trong
thiên niên kỷ mới với tàm góc và ý nghĩa nhất của nó.
Từ ý nghĩa lớn lao của vấn đề, từ nhiệm vụ mang tính quy luật Bác đã chỉ
ra mục tiêu của công tác “trồng người” và của sự nghiệp “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau”. “Hồng và chuyên” mà chúng ta đã có lúc gọi là
“đức và tài” hoặc “phẩm chất và năng lực”
17
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Hồng (trong khái niệm đầy đủ về đạo đức) theo tư tưởng của Bác là “quyết
tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng cho cách mạng đó là điều chủ chốt nhất”.
Mọi chủ thể làm công tác thanh niên từ các bậc cha mẹ trong gia đình đến mọi
cán bộ tác động thường xuyên sao cho thanh niên trở thành người công dân,
người lao động tốt suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, tức là thực hiện
điều chủ chốt nhất .
Chuyên (trong khái niệm về tài, về năng lực hoạt động thực tiễn) theo

tưởng của Bác Hồ là có trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỷ thuật và quân
sự.
Bác dạy: “Đảng yêu cầu cán bộ chẳng những thạo về chính trị mà còn
phải giỏi về chuyên môn”. Người còn yêu cầu: “Làm việc gì cũng phải học”.
Muốn hình thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” trước hết phải coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những hướng đặc biệt quan trọng
của đầu tư phát triển con người trong đó thế hệ trẻ luôn là chủ thể của mọi sáng
tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá; mọi nền văn minh của các quốc gia.
Bác Hồ và Đảng ta thấy rõ vai trò của giáo dục nên ngay khi vừa dành được
chính quyền người đã trực tiếp chỉ đạo quá trình xây dựng nền giáo dục cách
mạng trong đó đã kỳ vọng vào lớp trẻ - Thế hệ sẽ đưa nước ta sánh vai với các
Cường Quốc năm châu. Ngay trong hai cuộc kháng chiến ác liệt kéo dài trong
suốt 30 năm, Bác Hồ dạy: “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải dạy tốt,
học tốt”.
Đây là một quan điểm hết sức quan trọng mà cốt lõi của vấn đề là khẳng
định những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, con
người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục
tiêu của CNXH; giáo dục với chức năng là bồ dưỡng và phát huy nhân tố con
người, phát huy nỗ lực của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đóng vai trò quyết
định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ đó mà tạo ra sự tăng trưởng về
18
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nh nghị quyết IV đã nhấn mạnh, nói giáo
dục trước hết là nói đến đối tượng tác động đó không ai khác là thanh thiếu
niên, lớp người được hưởng thụ giáo dục trước tiên và cũng là đối tượng đảm
đương vai trò cống hiến quan trọng nhất trong xã hội.
Nghị quyết hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ II ( Khoá VIII ) một
lần nữa khẳng định lại quan điểm một cách mạnh mẽ: Thực sự coi giáo dục -

đào tạo là quốc sách hàng đầu, với việc đề ra các chính sách ưu tiên, ưu đãi ,
đầu tư cùng với những biện pháp thực tiễn nhằm quán triệt quan điểm của
Bác Hồ về phát triển giáo dục trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Để thực hiện mục tiêu, nội dung công tác thanh niên là hình thành lớp
người thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng của Bác
Hồ, không có cách nào khác là phải xúc tiến quá trình giáo dục bội dưỡng tổ
chức và phát huy thanh niên.
2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đoàn kết tập
hợp thanh niên.
Ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, thanh niên và công tác thanh niên cũng
luôn luôn là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt của cách mạng Việt
Nam.
Phát triển Đảng trong thanh niên là phương thức cơ bản để Đảng tăng
cường sự lãnh đạo của mình đối với thanh niên, thanh niên là một lực lượng xã
hội đặc biệt nhưng thanh niên không phải là một giai cấp chính, vì vậy các lực
lượng chính trong xã hội đề muốn lôi kéo thanh niên về phía phái mình ủng hộ
mình và thực hiện ý đồ chính trị của mình. Do đó phải thu hót thanh niên vào
các đội hình cách mạnh do Đảng cộng sản lãnh đạo và làm cho họ trở thành một
thành viên của Đảng - một tế bào trong tổ chức thì vai trò và sức mạnh sẽ được
tăng lên gấp bội.
19
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Công tác phát triển Đảng trong thanh niên không chỉ đơn thuần là làm cho
Đảng tăng thêm số lượng mà còn tạo cho mối quan hệ giữa Đảng và thanh niên
ngày càng gắn bó hơn, trong đó thanh niên cần Đảng và Đảng là người soi
đường chỉ lối cho thanh niên giúp thanh niên vươn lên làm chủ cuộc sống của
mình .
Trong giai cấp cách mạng hiện nay Đảng và nhân dân tiếp tục đổi mới,
từng bước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo tiền đề cho đất nước phát

triển nhanh hơn trong thời kỳ đổi mới .
Nghị quyết TW Đảng lần thứ IV khoá VII đã chỉ rõ: “Cách mạng Việt
Nam có vững bước theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa hay không là tuỳ
thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện hệ thanh niên” và “công tác thanh niên
là vấn đề sống còn của dân tộc là một trong những nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng”. Do đó toàn Đảng phải chăm lo phát triển Đảng và
giáo dục rèn luyện thanh niên tạo nguồn lực bổ sung cho Đảng. Sự nghiệp cách
mạng của Đảng là một quá trình lâu dài và gian khổ, do đó nếu không chuẩn bị
được đội ngũ thay thế thường xuyên liên tục thì rất có thể Đảng không còn
Đảng viên và như vậy Đảng sẻ không còn tồn tại. Vì vậy bổ sung lực lượng trẻ
cho Đảng phải là nhiệm vụ thường xuyên liên tục đó là nhiệm vụ của tổ chức
Đoàn chúng ta.
20
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
3. Tầm quan trọng của công tác đoàn kết tập hợp TN trong giai
đoạn hiện nay:
3.1. Đối với đất nước:
Các văn kiện của nước ta đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát
hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ. Hồ Chủ Tịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng và
nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta trong những năm vừa qua với sự
chuyển đổi nền kinh tế cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước và mở cửa hội nhập với cộng đồng quốc tế đã đem lại nhiều thành tựu
quan trọng, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, nền kinh tế có mức tăng
trưởng khá đời sống nhân dân được cải thiện, tạo được sự ổn định để bước vào
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Những nền kinh tế thị trường với những hạn chế và khuyết tật của nó đã
làm gia tăng sự phân hoá xã hội làm xuất hiện và phát triển xã hội tiêu cực, lối
sống đua đòi, thực dụng sa đoạ và hàng loạt các loại tệ nạn xã hội: ma tuý, mại

dân, cờ bạc, rượu chè, tội phạm gần đây là tệ nạn ma tuý học đường. Đó là
những vấn đề lớn, búc súc trở thành nổi lo của toàn xã hội đòi hỏi phải được
giải quyết một cách tích cực và có hiệu quả.
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta là cùng với sự phát triển kinh tế chăm
lo giải quyết vấn đề xã hội làm lành mạnh các vấn đề xã hội, chăm lo xây dựng
giáo dục con người thành những chủ nhân của xã hội mới.
Tại hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Đảng khoá VII, đồng chí Đỗ
Mười đã nhấn mạnh: “Trong khi đất nước còn nghèo nàn lạc hậu thì trước
tiên phải lo phát triển kinh tế. Nhưng chúng ta sẽ phạm sai lầm nếu không
quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, cân đối hài hoà giữa kinh tế và xã hội
tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội”.
21
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Đối tượng của các tệ nạn xã hội phần đầu là thanh thiếu niên. Do đó để
giải quyết vấn đề búc xúc này, bản thân thanh thiếu niên, các tổ chức Đoàn -
Hội - Đội có vị trí đặc biệt quan trọng. Chỉ có sự tham gia tích cực của đông đảo
thanh thiếu niên với ý thức bảo vệ nhân phẩm hạnh phúc và quyền lợi của mình
cùng với sự góp công góp sức của toàn xã hội mới có khả năng giải quyết các
vấn đề xã hội đầy khó khăn phức tạp này.
3.2.Đối với địa phương cơ sở:
Hiện nay công tác đoàn kết tập hợp thanh niên tại địa phương là rất cần
thiết và quan trọng có ý nghĩa chiến lược của tổ chức Đoàn – Hội. Thành phố
Hải Dương có trên 50.000 đoàn viên thanh thiếu niên. Đây là một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hiện nay thanh niên
trên toàn địa bàn thành phố nói riêng và thanh niên cả nước nói chung đã được
đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực
con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm
bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của Thành phố Hải Dương nói riêng

và của toàn Tỉnh nói chung. Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp
người "vừa hồng, vừa chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội.
Ngày nay quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn nhiều bất cập, bộ
máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên và cơ chế phối hợp liên ngành
trong công tác thanh nên chưa rõ ràng. Chưa gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh với mục tiêu phát triển thanh niên.
Công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, phòng - chống
tệ nạn xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao, báo trí xuất bản có nhiều khuyết
điểm yếu kém nhưng chậm đường khắc phục đã ảnh hưởng không nhỏ đến các
thế hệ thanh niên.
22
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG – TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Đặc điểm tình hình của địa phương :
1.1. Vị trí địa lý , dân số:
Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành
phố: Bắc Ninh - Bắc Giang - Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình và Hưng
Yên. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý,
trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường
5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải
tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi bên ngoài.
Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía Bắc giáp huyện
Nam Sách, phía Đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía Tây giáp
huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Gia Léc, phía Đông Nam giáp hai
huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ.

Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của
tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách
Hà Nội 57 km về phía Tây và cách Thành phố Hạ Long 80km. Phía Bắc tỉnh có
hơn 20km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng
Ninh. Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và
các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi
toàn vùng và xuất khẩu.
23
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Thành phố Hải Dương có tổng diện tích là 7.138,60 ha với dân số là
279.291 người nằm rải rác ở 13 phường và 06 xã. Trong đó số diện tích đất tự
nhiên là 1.662 km
2
, được chia làm 02 vùng là vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã
thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù
hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng
đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi
đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ
trong năm.
1.2: Đặc điểm về chính trị – kinh tế – văn hoá xã hội – an ninh quốc
phòng của Thành Phè Hải Dương – Tỉnh Hải Dương.
Với vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà
nước, Chính quyền đại phương luôn được củng cố và tăng cường tạo sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị thúc đẩy các phong trào hành động cách
mạng của địa phương một cách toàn diện và vững chắc. Chính vì thế tình hình
chính trị trong nhiều năm qua được ổn định, lòng tin của nhân dân đối với Đảng
ngày càng sâu sắc.

Bên cạnh tình hình chính trị ổn định như vậy thì Thành phố còn là trung
tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của Tỉnh, nằm ở trung tâm của tam
giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh).
Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố đạt 14,5%. Cơ cấu
kinh tế: công nghiệp xây dựng 53,07% ; dịch vụ 45,68% ; nông nghiệp thuỷ sản
1,25%. Trên địa bàn Thành phố, Chính phủ đã phê duyệt các khu công nghiệp,
thu hót 1.247 doanh nghiệp hoạt động.
Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 10346 tỷ
đồng, tăng 52% so với năm 2007. Cũng năm này, Thành phố có 1.700 doanh
ngiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 1.344 USD/người.
24
Chuyên đề tèt nghiệp
Nguyễn Thị Minh Thủy
Trong sáu tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hải Dương đạt hơn 676 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch năm và tăng
14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng,
bằng 50,3% kế hoạch năm; doanh nghiệp tư nhân gần 124 tỷ đồng, bằng 49,7%;
công ty trách nhiệm hữu hạn hơn 238 tỷ đồng, bằng 50,8%; công ty cổ phần
hơn 206 tỷ đồng, bằng 50,9%; hộ cá thể gần 98 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch
năm. Thành phố hiện có gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực,
trong đó có gần 1.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức
tạp. Với đặc điểm các phường có số thanh niên đông bao gồm thanh niên
thường trú và lực lượng học sinh sinh viên, thanh niên ở các nơi đến sinh sống
và làm việc cho nên tình hình an ninh diễn ra rất phức tạp. Các tổ chức phản
động, tuyên truyền đạo trái phép hoạt động ngày một tinh vi và phức tạp hơn.
Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều tới công tác bảo vệ trật tự an ninh của phường
2.Thực trạng các phương thức Đoàn kết tập hợp Thanh niên
trên địa bàn Thành phè Hải Dương – Tỉnh Hải Dương

2.1.Tình hình về tổ chức Đoàn Hội và phong trào TN trong thời gian
nghiên cứu :
- Về số lượng và chất lượng :
Toàn thành phố hiện nay có 36.853 ĐVTN trong độ tuổi từ 16 đến 30,
chiếm 18,9% dân số và 28,6% lực lượng lao động xã hội.
Trong đó:
+ĐVTN nông thôn chiếm 16,8% (6.230).
+ĐVTN đô thị chiếm 25,3% (9.353).
+ĐVTN công nhân, viên chức chiếm 11,5% (4227).
+ĐVTN lực lượng vò trang chiếm 0,2% (85).
+ĐVTN trường học chiếm 42,6% (17.023).
+ĐVTN dân tộc, tôn giáo chiếm 0,6% (212).
25

×