Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.34 KB, 21 trang )

Phần I – MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người.”
( V. I . Lênin )
Biết một ngoại ngữ là đã có trong tay thêm được một công cụ giao tiếp mới
ngoài tiếng mẹ đẻ . Ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ , tôi đã được các
thầy cô giáo dạy : “ Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”,
điều này cho hiện tại và tương lai vẫn luôn còn nguyên giá trị. Giờ đây tôi lại
đem câu nói này cùng những kiến thức tôi đã học được truyền thụ lại cho lớp
học sinh của mình.
Tuy nhiên , dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng ở Việt Nam
trong những năm gần đây , và thời gian qua đã gặp phải một số vấn đề cần phải
có những biện pháp khắc phục .
Nhất là giai đoạn này chúng ta đang áp dụng dạy bộ SGK mới, cả học sinh và
giáo viên đang gặp không ít khó khăn trong việc học và giảng dạy, hơn nữa học
sinh của tôi lại là vùng nông thôn còn rất nhiều khó khăn và sự tiếp xúc với
ngôn ngữ tiếng Anh của các em còn hạn chế . Vì vậy, khi dạy theo phân bố của
SGK mới , theo từng kỹ năng chúng tôi lại càng gặp khó khăn . Là một giáo
viên Tiếng Anh tôi muốn đem chút đóng góp trong việc khắc phục những khó
khăn mà các giáo viên dạy như tôi gặp phải . Và nhất là có thể giúp các em học
sinh khi tốt nghiệp THPT có một lượng kiến thức cơ bản làm nền tảng cho quá
trình học của các em ở bậc cao hơn.
Từ những thực tế nêu trên có thể khẳng định rằng việc đổi mới phương
pháp giảng dạy môn tiếng Anh là thực sự cần thiết , và làm thế nào để đạt được
kết quả khả quan hơn ? .
Đổi mới phương pháp dạy học là một việc bức thiết hiện nay.Đối với
chương trình SGK môn tiếng Anh ở trường PTTH việc đổi mới phương pháp
dạy học càng quan trọng hơn. Mục đích đổi mới phương pháp dạy học là phát
huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy môn ngoại
ngữ. Đặc biệt tiếng Anh là một trong những yêu cầu cấp bách đối với người
giáo viên là phương pháp rèn kỹ năng cho học sinh. Vì học Tiếng Anh được


chia ra bốn kỹ năng riêng biệt ( nghe, nói ,đọc, viết), nhưng bốn kỹ năng này lại
có liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau trong quá trình học. Trong thực tế rèn
kỹ năng trong Tiếng Anh cho học sinh thật sự gặp khó khăn nhất là đối với kỹ
năng Nghe (listening), đa số học đều gặp khó khăn trong học kỹ năng này, các
em gặp rất nhiều vấn đề như : nghe không được từ, không nhận biết được từ ( vì
vốn từ nghèo) , nên các em đều sợ tiết học nghe .
Vậy làm thế nào để giúp các em cảm thấy đơn giản, thiết thực mà vẫn bảo đảm
tính khoa học và lượng kiến thức theo yêu cầu , nhưng vẫn phát triển được khả
năng của học sinh. Tôi đã mạnh dạn đi sâu vào vấn đề “Phát triển kỹ năng
nghe cho học sinh THPT “
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nghe hiểu là một trong bốn kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết mà học sinh cần được rèn luyện theo phương pháp
giao tiếp.Nghe được coi là một kỹ năng tiếp thụ, song nghe thường khó hơn
đọc,viết, nói, vì ngôn bản cảm thụ qua nghe là lời nói nên có những đặc điểm rất
khác với văn viết.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông các tiết dạy nghe
vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các giáo viên hoặc là chưa hiểu rõ bản
chất của việc dạy kỹ năng nghe hoặc là chưa làm chủ được các thủ thuật dạy
nghe. Hơn nữa, so với sách giáo khoa cũ về phần này thì sách giáo khoa mới có
nhiều thay đổi.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Phát triển kỹ năng nghe
cho học sinh THPT ” với mục đích tìm ra phương pháp dạy nghe hiệu quả
nhất cho bản thân và gây hứng thú cho học sinh. Kết quả cho thấy sự chuyển
biến đáng kể trong việc hình thành và phát triển kỹ năng nghe cho học sinh,
đồng thời cải thiện rõ rệt không khí học tập và thái độ của học sinh trong giờ
nghe. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình
nghiên cứu và giảng dạy thực nghiệm, tôi xin trình bày dưới dạng một sáng kiến
kinh nghiệm. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để bài viết

được hoàn thiện hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Các bài Nghe- trong chương trình Tiếng
Anh lớp 10 :11; 12 bậc THPT.
- Phạm vi áp dụng và địa bàn nghiên cứu: Học sinh các khối lớp :
10; 11; 12 - Trường THPT Triệu Sơn IV – Triệu Sơn- Thanh Hoá nơi tôi hiện
đang giảng dạy.
Học sinh của trường chúng tôi đều là con em nông thôn nên điều kiện học
tập còn nhiều thiếu thốn, môi trường giao tiếp Tiếng Anh còn hạn chế, nên ít có
cơ hội luyện nghe , vì thế phát âm Tiếng Anh thật sự là một vấn đề lớn đối với
học sinh. Bên cạnh đó các em còn chưa chăm học, không chịu học từ vựng,
luyện âm hạn chế, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, tài liệu thiếu, các phương
tiện hỗ trợ( đài, phòng nghe )thiếu. Trong khi đó Tiếng anh là môn học về ngôn
ngữ, khối lượng kiến thức SGK nhiều, thời gian học và thực hành lại quá ít, học
ngôn ngữ phải thực hành nhiều, nhưng điều kiện thực hành thì rất hạn chế, vì
còn học chung, chưa có phòng thực hành, còn nếu thực hành trong lớp lại ồn và
ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, việc nghe tiếp nhận thông tin của các em là cả một
vấn đề, nên trong quá trình nghe các em không kiểm soát được thông tin . Lời
nói của người bản xứ nhanh, không quen .Trong bài nghe có nhiều từ mới, trọng
âm từ, câu, ngữ điệu thì rất khác nhau, vậy nên học rất khó tiếp nhận thông tin
để có thể hiểu được nội dung bài học.
Việc học Tiếng Anh trong các trường THPT có nhiều thay đổi về nội dung và
phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bộ SGK mới. Đó
là tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ
2
vào trong giao tiếp chứ không phải chỉ cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý
như trước đây nữa.
Với quan điểm này, các bước dạy trên lớp cũng được thay đổi và phát triển đa
dạng.Giáo viên cần hiểu chính xác các nguyên tắc của phương pháp và các thủ
thuật, hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp để có thể áp dụng một cách

linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của mình để có được kết quả cao nhất.

*
* *
Phần II – NỘI DUNG
I. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trước hết đề tài này sẽ đưa ra những nhận thức đúng đắn về dạy kỹ năng
nghe cho học sinh THPT, đồng thời nêu ra được tiến trình dạy bài nghe, các thủ
thuật và hoạt động cho các bước dạy học trong bài nghe nói chung.
Sau đó chọn ra một hệ thống các bài nghe đa dạng, chi tiết, đại diện cho các
dạng bài cơ bản, đưa ra những phương pháp dạy tương ứng, phù hợp với dạng
bài và với mọi đối tượng học sinh từ trung bình đến khá giỏi để giúp các em
nắm được nội dung bài một cách chủ động, sáng tạo và áp dụng bài nghe vào
thực tế cuộc sống.
Phần cuối là việc áp dụng các bài tập nghe hiểu vào việc kiểm tra đánh giá.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy nghe.
- Nghiên cứu những dạng bài trong SGK phù hợp với từng phương pháp.
- Áp dụng vào thực tế giảng dạy.
- Tham khảo từ các lớp bồi dưỡng chuyên đề, đồng nghiệp để đúc rút kinh
nghiệm.
II. NỘI DUNG.
1. Mục đích, ý nghĩa của việc dạy nghe.
Mục đích của việc dạy học là giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe. Nghe
là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố hợp thành
của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe là kỹ năng tổng hợp
của các kỹ năng nói, đọc ,viết. Nghe hiểu là một trong những mục đích chính
trong dạy ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp, vì nghe, hiểu thì mới có thể bổ trợ
cho các kỹ năng còn lại trong khi học, hoặc khi giao tiếp thực tế.

3
Trong khi nói và khi viết, các ý có thể bị lặp lại, dùng từ thừa, từ đệm,
nói láy, nói tắt hoặc nói không trôi chảy Khi đọc có thể đọc đi , đọc lại nhiều
lần, nhưng khi nghe ta chỉ nghe một lần. Với đặc điểm khác nhau như vậy , khi
dạy nghe giáo viên ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho dạy kỹ
năng nghe tiếp thu, còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động dạy
nghe cho học sinh.
Cần phải xác định rõ là nghe bằng tiếng mẹ đẻ dễ hơn nghe bằng tiếng
nước ngoài vì học sinh không gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài. Còn
khi nghe bằng tiếng nước ngoài nhất định học sinh sẽ gặp phải những từ và cấu
trúc ngữ pháp mới. Nghe và hiểu bằng tiếng Anh lại còn khó hơn nhiều do sự
khác nhau về văn hoá , giữa chữ viết và cách phát âm của tiếng Việt và tiếng
Anh, cách sắp xếp từ trong câu . Dó đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức
các hoạt động cho học sinh tiến hành có thể nghe hiểu.
Mục đích của việc dạy nghe hiểu là giúp học sinh nắm được những thông
tin chính, cần thiết . Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng nghe một cách
bao quát cả câu, thậm chí nhiều câu chứ không phải nghe từng chữ cái hay từng
từ.
Nghe hiểu còn rèn cho học sinh năng lực hoạt động trí tuệ để có cơ sở
tiếp thu dễ dàng các môn học khác, mở rộng khả năng ứng dụng vào thực tế,
giúp các em có ý thực tự giác cao, tư duy tốt mọi vấn đề một cách chủ động, đặc
biệt là trong hoạt động nghiên cứu, khám phá, hoặc giao tiếp ngoài xã hội.
Nghe bao gồm có hai cấp độ:
1.1 Cấp độ 1: (Nhận biết ) Nhận biết các âm thanh, từ, nhóm từ trong
mối quan hệ cấu trúc. Chỉ khi khả năng này trở thành tự động hoá, người nghe
mới có thể tái tạo, đáp lại những gì nghe được trong chuỗi âm thanh đó.
1.2 Cấp độ 2: ( Chọn lựa ) Người nghe rút ra được những thành tố quan
trọng, hữu ích để hiểu được người nói. Lúc đầu nghe câu, lời nói ngắn, đơn giản,
sau nghe câu, bài, văn bản dài hơn.
2. Yêu cầu của hệ thống thủ thuật dạy học vào từng tiết dạy nghe .

- Hệ thống bài tập áp dụng trong bài nghe hiểu đưa ra phải:
+ Đầy đủ, hợp lý, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với từng phương pháp
cụ thể, với mọi đối tượng học sinh, làm cho học sinh nắm vững bản chất kiến
thức vừa học đồng thời rèn luyện cho các em khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy,
sáng tạo cao.
+ Đầy đủ về nội dung, loại hình để có thể áp dụng những phương pháp
giảng dạy khác nhau với những dạng bài khác nhau.
+ Đảm bảo tính mục đích của việc dạy và học, củng cố và khắc sâu kiến
thức cơ bản để dẫn học sinh vận dụng tốt vào thực tế.
+ Đảm bảo tính chính xác về kiến thức ngữ pháp.
+ Đảm bảo sự cân đối về thời gian.
3. Các hoạt động nghe gồm:
4
3.1 Nghe trong cuộc sống hàng ngày : có hai cách
+ Nghe không tập trung: nghe mang tính giải trí như : đài , TV…
+ Nghe tập trung : nghe có chủ ý, muốn có thông tin cần thiết nào đấy
mình cần như : nghe tin tức, nghe chỉ dẫn, nghe bài giảng .v.v…
3.2 . Nghe trong môi trường học tiếng: nghe tập trung
+Nghe ý chính
+ Nghe tìm thông tin cần thiết
+ Nghe khẳng định những phỏng đoán
+ Nghe để thực hiện nhiệm vụ giao tiếp
+ Nghe chi tiết
4 . Tiến hành các thủ thuật dạy nghe .
4.1 . Xây dựng lòng tin (Confidence building )
4.2 . Nhận diện trọng âm ( Sentence stress reception )
4.3 .Giải quyết chủ đề (Topic interpretation )
4.4 . Nghe hiểu ý chính ( Listening for gist )
4.5 . Nhận diện chi tiết (Recognising details )
4.6. Nghe nắm bắt thông tin cần thiết ( Listening for wanted information )

4.7.Chép chính tả ( Dictations)
4.8. Sơ đồ chuỗi sự kiện ( Sequencing chart )
4.9. Ngữ pháp chính tả ( Dictogloss )
4. 10. Nghe –ghi ( Listening and note-taking )
5. Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau:
5.1. Giúp học nghe có hiệu quả
Trong thực tế nghe là một kỹ năng khó đối với người học Tiếng Anh nói
chung và đối học sinh phổ thông nói riêng.Để khắc phục khó khăn trong khi
nghe, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật sau đây :
+ Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe, giải thích các
khái niệm mới hoặc khó đối với học sinh khi thấy cần thiết.
+ Giới thiệu qua tranh ảnh, bằng cách đưa câu hỏi có liên quan đến nội
dung cho học sinh đoán trước nội dung bài nghe .
+ Trong khi nghe đưa ra một số câu hỏi hướng dẫn .
+ Chia quá trình nghe thành từng bước :+ Nghe lần đầu : nghe ý chính ,
đại ý.
+ Nghe lần hai : nghe chi tiết hơn
v.v
+ Nếu bài nghe dài, chia bài thành từng phần ngắn, có yêu cầu cụ thể cho
từng phần để học sinh dễ nghe hơn và không nản.
5.2 . Dự đoán điều sắp nghe ( Predicting )
Một trong những điều cần thiết khi nghe là kỹ năng dự đoán tình huống
sắp nghe. Khi nghe giáo viên cho học sinh đoán điều gì sắp xảy theo tình huông
hoặc ngữ cảnh nhất định nào đó. Có thể tiến hành hoạt động này đối với các bài
là một đoạn hội thoại hay một câu truyện.
5.3 . Nghe để khẳng định phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe:
5
Trước khi giáo viên khai thác những gì mà học sinh đã biết về nội dung,
vấn đề sẽ nghe. Sau đó nghe và liên hệ với kiến thức mình đã biết trong nội
dung bài nghe.

5.4. Nghe lấy thông tin cần thiết
Khi tiến hành bài nghe có hiệu quả, giáo viên phải soạn ra yêu cầu, nhiệm
vụ, tập trung vào nội dung trọng tâm, quan trọng để việc nghe có mục đích cụ
thể. ( Tuỳ vào từng dạng bài nghe cụ thể ).
5. 5. Nghe để nắm bắt ý chính ( Listening for main ideas )
Có những bài, tiết nghe học sinh nghe để hiểu ý chính, khái quát mà
không cần nghe chi tiết.
5.6. Nghe để thực hiện những giao tiếp tiếp theo:
6 . Tiến trình của một bài dạy nghe hiểu.
Khi tiến hành một bài dạy nghe hiểu giáo viên phải tiến hành theo 3 bước:
*) Bước 1: Before- Listening (Trước khi nghe )
Ở giai đoạn này giáo viên cần áp dụng một số thủ thuật dạy học giúp học
sinh suy nghĩ, thảo luận, khám phá về chủ đề mình sắp sửa nghe, làm sao lôi
cuốn được sự hứng thú của học sinh, tạo ra nhu cầu muốn nghe cho các em.
Thiết lập ngữ cảnh ( Set up the context ): yêu cầu học sinh quan sát tranh,
ảnh, gợi ý bằng cách đưa ra câu hỏi có liên quan đến nội dung bài nghe cho học
sinh đoán về chủ đề mình sắp nghe.
Dạy hoặc giải thích cho nghĩa từ vựng (Pre, teach): Chỉ cần dạy những từ
chủ động (active) khoảng từ 3-5 từ mỗi bài hoặc từ phần Listen and repeat.
Những từ mới còn lại để các em tự đoán nghĩa trong quá trình nghe hoặc bỏ qua.
Giáo viên cũng nên giải quyết khó khăn về phát âm, kiến thức văn hoá cần thiết
để học sinh có thể nắm bắt.
Cuối cùng giáo viên cần cho học sinh biết các em được nghe bao nhiêu
lần
( thường nghe từ 2-3 lần ).
Tiếp theo chúng ta có thể áp dụng 1 trong 3 thủ thuật sau vào giai đoạn
trước khi nghe.
1. Ordering Statements/Pictures: Thông thường cho những bài nghe có
nội dung như một câu chuyện hoặc về một quá trình . Dùng bảng phụ hoặc máy
chiếu giới thiệu đến học sinh một số (5 - 7) câu văn hoặc bức tranh về nội dung

bài nghe, yêu cầu các em sắp xếp lại theo trình tự như dự đoán của chúng về nội
dung câu chuyện hay quá trình đó.
2. True/False Statements Predictions: Dùng cho những bài nghe là 1 đoạn
văn, 1 bài khoá hay đoạn hội thoại. Cũng sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu đưa
ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh dự đoán đúng sai dựa vào kiến thức
sẵn có.
3. Open Predictions: Dùng cho những đoạn trích ngắn có tính chất liệt kê,
miêu tả. Có thể dùng câu điền với các chỗ trống (gap) là các số liệu hoặc tính
chất, đặc điểm… Có thể là các bảng biểu với các cột số liệu, thông tin còn thiếu.
6
Yêu cầu học sinh dự đoán các số liệu, thông tin đó. Có thể dùng
Networks/Brainstorm thay thế.
4. Ngoài ra có thể dùng thủ thuật Pre - Questions bằng cách đưa ra một số
câu hỏi gợi ý về chủ đề sắp nghe để học sinh suy nghĩ và dự đoán về nội dung
bài hoặc yêu cầu học sinh tự đặt một số câu hỏi mà các em hy vọng bài nghe sẽ
trả lời.
*) Bước 2: While - Listening (Trong khi nghe )
Đây là khâu quan trọng yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung chính
của bài thông qua việc tiến hành một số bài tập cơ bản.
Khi học sinh tiến hành bài tập ở phần Before- listening xong, giáo viên
yêu cầu học sinh mở sách đọc các bài tập để kiểm tra thông tin dự đoán của
mình là đúng hay sai, thừa hay thiếu để sửa chữa qua đó các em cũng đã phần
nào hiểu được nội dung chính của bài nghe (Checking).
Tiếp theo học sinh cần làm thêm một trong những bài tập sau để khắc sâu
kiến thức:
1.Gap-Filling : Nghe từ trong bài điền vào chỗ trống
2. Comprehension questions: Nghe và trả lời hệ thống câu hỏi.
3. Multiple Choice: Nghe và lựa chọn đáp áp đúng.
4 . Identifying specific information : Nhận biết thông tin
5. True/ False questions : Chọn câu trả lời đúng sai

6. Listening and numbering pictures : Nghe và sắp xếp các bức tranh .
7. Completing a dialogue : Hoàn thành đoạn hội thoại.
Hoàn thành các bài tập trên là học sinh đã hiểu cụ thể, chi tiết bài nghe, bước
tiếp theo sẽ giúp các em có cơ sở phát triển tư duy và tái hiện nội dung bài nghe.
*) Bước 3: After – Listening ( Sau khi nghe )
Đây là khâu cuối cùng của bài học, học sinh phải làm thêm một số dạng
bài tập nữa để củng cố kiến thức và mở rộng khả năng tư duy của mình.
1. Gap - Filling: Dùng từ trong bài điền vào chỗ trống.
2. Survey: Hỏi đáp về vấn đề trong bài nghe trong thực tế lớp học hoặc
ngoài cuộc sống.
3. Trasformation Writing: Dựa vào các thông tin trong bài viết về một vấn
đề tương tự.
4. Recall/Retell: Nói lại, kể lại nội dung bài nghe.
Với bất cứ dạng bài tập nào, ở bước nào, khi đưa ra giáo viên phải tiến
hành theo quy tắc sau:
+ Set the scene: Đưa ra tình huống bài nghe.
+ Give time for students to do: Cho học sinh thời gian (1 - 10 phút) để
làm bài tập.
+ Collect information from Ss./ Get feed back from Ss: Lấy thông tin
phản hồi từ học sinh.
+ Check and correct: Kiểm tra thông tin và sửa chữa.
Trong quá trình tiến hành các bài tập có thể lồng vào các trò chơi như:
Lucky Number, Simon Say, Guessing Game ,Introductions , Right-Left,
7
Information v.v… để tăng tính sôi nổi của các hoạt động và gây hứng thú cho
học sinh khi học nghe.
Ưu điểm của dạy nghe theo phương pháp ba bước là giúp cho học sinh có
thể đạt kết quả học tập một cách toàn diện và theo một trình tự lôgíc: Đi từ biết -
hiểu - áp dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá.
7. Những dạng bài nghe hiểu và phương pháp dạy tương ứng.

Dạng 1: Đối với những bài nghe hiểu là một đoạn văn ngắn, hoặc hội
thoại.
UNIT 12 : MUSIC .
C - Listen ( Period 76 – SGK 10 – page 127-128 )
*) Bước 1: Before - Listening
1. Pre - teach:
Sweet and gentle : ngọt ngào và nhẹ nhàng (Translation).
Rousing : sôi nổi (Translation).
Lyrical : trữ tình (Translation)
Solemn : nghiêm trang , trang trọng (Translation).
- Trong phần dạy từ vựng, tôi đã áp dụng thủ thuật dạy từ vựng và dùng
thủ thuật "Rub out and Remember" để kiểm tra.
2. True/False Statements: (Poster/Máy chiếu).
1. Van Cao was a musician.
2. Truong Ca Song Lo, Lang Toi, Suoi Mo were written by Van Cao.
3. Van Cao’s music is very sweet and gentle.
4. Van Cao who wrote “ Tien Quan Ca “.
5. Ha Noi Mua Thu was written by Van Cao.
Set the scene : Đây là đoạn hội thoại nói về nhạc sĩ Văn Cao.
- Give instructions: Bây giờ các em nhìn vào những câu trên bảng, hãy đọc và
đoán xem câu nào đúng, câu nào sai và điền T (nếu đúng) và F (nếu sai) vào cột
"I guess" trong bảng sau:
N
o
I guess I listen
1 Ex: T
2
3
4
5

- Give time for students to predict: Các em có 3 phút để đoán và ghi vào
bảng.
- Check: (?) How many statements are there ?
8
(?) Are they all true or false ?
(?) What are you going to do now ?
(?) Where will you write in ?
- Collect information from students: Hỏi kết quả dự đoán của một em học
sinh và ghi vào cột "I guess" trên bảng.
*) Bước 2: While - Listening
1. Checking Predictions.
- Ask students to check their predictions: Bằng cách, yêu cầu học sinh
mở SGK trang 127 và quan sát bức tranh .
- Ask to share with their partners: Sau khi xem tranh yêu cầu học sinh so
sánh kết quả với bạn bên cạnh.
- Get feedback and correct: Sau khi học sinh so sánh kết quả với bạn
xong, gọi từng em đọc đáp án của mình, rồi cùng cả lớp kiểm tra so với nội dung
bài học đã đúng chưa. Và giáo viên bật băng cho học sinh nghe qua lần thứ
nhất.
* Keys: 1 - T 2 - T 3 - T 4 – T 5-F
2. True/False Statements: (Poster/Máy chiếu)
Task 1 : ( SGK- page 128 )
- Ask students to listen to do task 2: Yêu cầu học sinh mở SGK –
Page 128 đọc các câu bài tập 1 . Học sinh làm việc cá nhân.
Sau khi học sinh đọc xong yêu cầu , và các câu trong bài tập.
- Ask students to listen to do task 1 ( Bật băng cho học sinh nghe 2 lần )
Get feedback and correct: Sau khi học sinh so sánh kết quả với bạn
xong, gọi từng em đọc đáp án của mình, rồi cùng cả lớp kiểm tra so với nội dung
bài học đã đúng chưa. Yêu cầu các em nghe lại từng phần , có thể tua lại câu cần
xác nhận với thông tin bài tập.

* Keys: 1-F 2-F 3-T 4- F 5-F
3. Comprehension - Questions:
- Sử dụng 3 câu hỏi (1-3) SGK – P. 128.
- Run through: Yêu cầu các em đọc các câu hỏi một lượt giáo viên giải
thích nếu cần.
- Give instructions: Bật băng yêu cầu học sinh nghe lại bài và thảo luận
câu trả lời cho các câu hỏi trên trong nhóm và ghi ra giấy.
- Get feedback from students: Sau khi các em đã có câu trả lời yêu cầu 1
cặp học sinh đại diện cho nhóm mình hỏi và trả lời từng câu hỏi.
- Check and correct: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra câu trả lời so với nội
dung bài nghe, nếu sai yêu cầu nhóm khác sửa lại.( Cho học sinh nghe lại toàn
bài – nếu cần thiết ) .
Như vậy đến lúc này học sinh đã hiểu được chi tiết nội dung đoạn hội
thoại Tôi chuyển sang bước tiếp theo.
*) Bước 3: After - Listening
Survey
9
- Yêu cầu các em thảo luận về ý kiến của Quang Hưng về nhạc của Văn
Cao, sau đó đưa ra ý kiến của chính mình về nhạc của ông.
- Sử dụng thông tin trong phần vừa nghe.
- Giáo viên đi quanh lớp giám sát và giúp đỡ các em khi cần thiết.
- Cuối cùng có thể gọi một đến hai em đưa ra phần suy nghĩ của mình.
Dạng 2: Đối với những bài nghe hiểu có nội dung là một câu chuyện
hay về một quá trình.
UNIT 6: AN EXCURSION
C- Listen and then do the tasks in the book ( English 10- Period 34
th

page 67, 68 ).
*) Bước 1: Before - Listening.

1. Pre - teach: ( Listen and repeat )
Glorious ( adj ) : đẹp trời (Translation).
Spacious ( adj ) : rộng (Translation).
Destination ( n ) : điểm đến (Translasion )
Botanical Garden : vườn bách thảo (picture).
Left-overs ( n ) : thức ăn thừa (picture).
- Sau khi áp dụng thủ thuật dạy từ vựng tôi dùng "labling pictures" để
kiểm tra từ vựng.
2. Ordering Pictures (Bảng phụ/Máy chiếu).
- Set the scene: Đây là câu chuyện kể lại chuyến đi dã ngoại ở vườn bách
thảo của một nhóm học sinh .
- Give instructions: Cho các em một số bức tranh sau đó cho các em đoán
tiến trình của câu chuyện xảy ra theo các bức tranh qua việc thảo luận theo cặp .
10
- Give time for students to predict: Cho học sinh dự đoán trong 1 - 3 phút.
- Collect information from students: Gọi 2-3 học sinh đọc to phần dự
đoán của mình trước lớp, sau đó so sánh phần dự đoán của các em xem có điểm
giống và khác nhau không , và giáo viên giới thiệu bài hoặc bật băng cho các
em nghe qua một lần
*) Bước 2: While Reading.
1. Checking Predictions.
- Yêu cầu học sinh mở sách, quan sát , đọc yêu cầu bài tập trong bài nghe và
kiểm tra phần dự đoán của mình, và so sánh phần bạn dự đoán, rồi sắp xếp các bức
tranh theo nội dung câu chuyện. Giáo viên thông báo, cho học sinh nghe lần thứ hai
để kiểm tra .
( và đây là task 1 – SGK 10- page 68 )
- Cho các em thời gian thảo luận sau khi nghe lần 2 rồi so sánh kết quả
với bạn cùng cặp.
- Gọi từng học sinh đọc to kết quả của mình lên, cùng cả lớp kiểm tra so
với nội dung bài nghe, nếu sai, yêu cầu học sinh khác sửa lại. Cuối cùng giáo

viên cho đáp án ( nếu cần thiết )
Task 1 ( SGK 10- page 68)
1.Picture …. 3.Picture … 5. Picture ….
2.Picture …. 4. Picture …. 6. Picture ….
Keys : 1.a 2.e 3.b 4.c 5.f 6.d
11
2. Gap filling (Sử dụng bảng phụ/ máy chiếu).
Task 2 ( SGK 10- page 68)
+ Listen and fill in the blank with the exact words you hear .
- Run through: Cùng học sinh đọc lướt qua một lượt câu từ 1-5 trong
SGK.
- Give instructions: Yêu cầu học sinh nghe lại lần 3 ( giáo viên bật băng ,
có cho nghe lại các câu có từ cần điền .)
- Give time to practise: cho học sinh thời gian ghi lại ra giấy và so sánh
kết quả với bạn.
- Get feedback and correet: Gọi học sinh đọc đáp án của mình, kiểm tra và
sửa bài bằng cách bật băng cho các em nghe những câu có từ cần điền.
Keys: 1.was just a few 2. to pay a visit 3. at the school gate
4. a short tour 5. playing some more
3. Comprehension Questions.
Task 3 ( SGK 10- page 68)
- Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trong SGK.
1. what was the weather like that day ?
2. ?

- Bật băng cho học sinh nghe lại toàn bộ bài nghe , yêu cầu ghi lại câu trả
lời .
- Get feed back: Yêu cầu 1- 3 học sinh trình bày phần trả lời của mình đã
nghe được hoặc gọi đại diện 1-2 học sinh ghi lên bảng phần trả lời của mình, so
sánh kết quả với các bạn và đưa ra đáp án đúng.

* Keys:
1. The weather was very nice.
2. Yes , it was .
3. The garden was beautiful.
4. They slept soundly because it was so peaceful and quiet in the
garden.
5. They took pictures, played games, talked, sang and danced… .
- Có thể cho học nghe lại nếu thấy cần thiết.
*) Bước 3: After – Listening.
Trasformation writing
- Yêu cầu học sinh dựa vào bài mình vừa nghe, lên kế hoạch cho một
chuyến dã ngoại vào cuối tuần của lớp mình.
- Cho các em thảo luận theo nhóm, sau đó yêu cầu 1-2 đại diện của 2
nhóm trình bày lại kế hoạch nhóm mình đưa ra.
- Sau bài học học sinh biết thêm về cách đặt kế hoạch cho một chuyến đi dã
ngoại như thế nào, các hoạt động, những thứ cần thiết cho chuyến đi là gì .
12
Dạng 3: Đối với dạng bài nội dung có tính chất miêu tả liệt kê, có
nhiều chi tiết.
Unit 9 : the post office .
C- Listen and then do the task in the book . (Period 58
th
– SGK 11-page
105/106 ).
*) Bước 1: Before - Listening
1. Pre - teach.
Commune (n ) : xã ( translation)
Communal growth (n) : sự phát triển cộng đồng ( translation)
Digit subscriber (n ) : sự đăng kí ( translation)
Rural network (n ) : mạng lưới nông thôn ( translation)

Capacity ( n) : năng lực ( translation)
- Checking vocabulary: Dùng kỹ thuật "Slap the board" để kiểm tra từ
vựng.
2. Pre - Questions (Bảng phụ/Máy chiếu).
1. Is your family on the phone ? What is your phone number ?
2. Does any member of your family have a cellphone ? What make is it ?
3. What do you think are the advantages and disadvantages of
cellphones ?
- Set the scene: Bài nghe về một số thông tin về sự phát triển của hệ thống
mạng lưới điện thoại ở Việt Nam trong vài năm vừa qua.
- Give instructions: Đọc 3 câu hỏi trên bảng và dự đoán câu trả lời rồi
điền vào bảng sau:
Questions I guess I listen
1 Ex: 1
2
3
- Give time for students to predict.
- Collect information: Gọi 1-2 học sinh đọc to kết quả dự đoán, ghi vào
bảng.
*) Bước 2: While - Listening
1. Checking pridictions.
- Yêu cầu học sinh so sánh với bạn về phần dự đoán và câu trả lời của
mình, Giáo viên gợi ý hoặc đưa ra câu trả lời cho học sinh so sánh .
- Get feed back: Yêu cầu học sinh đọc to kết quả sau khi sửa bài và đưa
đáp án chính xác .
- Keys: 1. Yes. My number is 037.3 565 789.
2. Yes. All my children have them, but sorry, I don’t remember.
13
3. When you have a cellphone, you can contact other people
easily at any place and nearly at any time. But, you can be disturbed, especially

at night or at a meeting.
2. Extensive listening : multiple-choice .
Task 1 : ( SGK – trang 105 )
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giải thích từ hoặc câu
khó ( key words ) nếu thấy cần thiết. Sau đó đưa ra cho học sinh được nghe mấy
lần (2 lần ) . Bật băng cho học sinh nghe và lựa chọn câu trả lời.
- Get feed back : Yêu cầu học sinh đọc to câu trả lời của mình, gọi học
sinh khác so sánh câu trả lời với bạn .
_ Giáo viên sửa cho đáp án và bật băng những câu có thông liên quan để
học kiểm tra lại phần trả lời .
Keys : 1. B 2 . D 3. C 4. D 5. C
3. Comprehension Questrions.
* Sử dụng 5 câu hỏi ở task 2 trong SGK – trang 106 .
- Tiến hành như dạng bài nghe hiểu ở phần trước
*) Bước 3: After- Listening
- Summerise the main ideas of the listening passage .
- Give instructions: Bài tóm tắt nên theo các điểm chính sau :
1. Vietnam’s rapid growth in telephone numbers,
2. The addition of digit to existing telephone numbers to meet the
increasing demands .
3. The reduction in monthly telehpone fees .
4. The expansion of the telepnone networks to Vietnam’s rural areas .
- Give time for students to practice: Học sinh hoạt động theo nhóm , dựa
vào bài tập 1 và 2 để làm phần này. Giáo viên đi lại giám sát và giúp đỡ. Hoặc
cho học sinh nghe lại toàn bộ bài nghe .
- Get feedback: Gọi 1 -2 học sinh đọc phần bài làm của mình, giáo viên
sửa luôn .
Keys :
1. Over the past few years, Vietnam telephone system has quickly
đevelope and ranks second to China in growth telephone numbers .

2. And in 1996, Vietnam upgraded its fixed telephone network by adding
one digit in telephone system throughout the country.
3. Since 2000 Vietnam has reduced the monthly telephone fees for both
fixed and mobile phones .
4. In the future, Vietnam will expand the telephone networks to rural
areas .
* Trên đây là 3 dạng bài cơ bản với những thủ thuật giảng dạy tương ứng.
Tuy nhiên trong thực tế có những bài nghe không nằm trong 3 dạng bài trên và
còn có rất nhiều những kỹ thuật dạy nghe hiểu khác do đó việc ứng dụng các thủ
thuật rất phong phú, đa dạng và đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, khoé léo
14
và phải đảm bảo sử dụng và hoàn thành tất cả các bài tập kèm theo SGK sau mỗi
bài học. Điều đó vừa để tiết kiệm thời gian, công tác chuẩn bị và bài giảng còn
đảm bảo tính thống nhất do Bộ Giáo dục quy định.
8 . Áp dụng các bài tập nghe hiểu vào kiểm tra đánh giá.
Theo quy định của chương trình SGK mới thì bài kiểm tra định kỳ (Từ
một tiết trở lên) phải đảm bảo kiểm tra đủ các kỹ năng và kỹ năng nghe chiếm
tối thiểu 25% dung lượng bài kiểm tra. Do đó ít nhiều phải có một bài nghe hiểu
trong mỗi bài kiểm tra. Vì học sinh đã làm quen với các dạng bài tập nghe hiểu
nên các bài tập trong bài kiểm tra có thể rất đa dạng phong phú. Sau đây là
những dạng bài tập mà tôi thường áp dụng như : Gap fill , True/ False , MCQs ,
Answer the question v.v… .
8 .1. Gap Filling.
- Có thể cho 5- 10 chỗ trống để học sinh nghe và điền 1 từ thích hợp vào
mỗi chỗ trống.
90-year-old American woman climbs Mount Whitney
A ninety-year-old woman has climbed Mount Whitney in California for the (1)
… time. At (2)……metres, Mount Whitney is the highest mountain in (3)
…….The woman says the view from the top is (4)……, so she tries to climb it
often. She also says that the mountain has kept herh(5)…… . In spite of her old

age, the woman tries to climb the mountain very often.
Tapescript.
A ninety-year-old woman has climbed Mount Whitney in California for
the twenty-third time. At 4,418 metres, Mount Whitney is the highest mountain
in California .The woman says the view from the top is wonderful, so she tries
to climb it often. She also says that the mountain has kept her young and
healthy. In spite of her old age, the woman tries to climb the mountain very
often.
Keys : 1. twenty-third 2. 4,418 3. California
4. wonderful 5. young and healthy
8.2. MCQS
- Có thể cho 3- 4 đáp án với mỗi chỗ trống để học sinh lựa chọn và điền từ
thích hợp (Hình thức này rất phù hợp với việc giúp học sinh làm quen với loại
hình thi trắc nghiệm hiện nay).
Eg: Listen the passage and choose the best option to fill in the gaps.
1. They’ve known each other for ………… .
A. 25 years B. 35 years C. 45 years D. 55 years
2. They became friends because they …………. .
A. went to a different school B. lived in the same city
15
C. went to the same school D. lived next door to each other
3. They lost contact with each other when one of them ………… .
A. moved to England B. moved to Scotland
C. changed his school D. changed his house
4. They’ve been living here in Brighton since ……… .
A. 1998 B. 1990 C. 1995 D. 1999
5. They did not see each other ……………. .
A. in the park B. at lunch time C. at James’s wedding D. in the
pub
Tapescript.

I’ve known James for 25 years . We first met when he moved to my town.
He went to a different school but we became friends because he lived next door
to me. We’ve known each other since then , but we haven’t kept in touch all that
time …we lost contact with each other when I moved to Scotland in the 1970s
for my job …I didn’t go to James’wedding but he came to me …And now ?
Well, I’ve been living here in Brighton since 1999, and these days I see James
about once a week , usually in the park where ai walk my dog or in the pub for
lunch with another friends that we’ve known for about the same length of time.
We haven’t been doing that for very long but it’s good to get all of us together.
Keys : 1. A 2.D 3. B 4. D 5. C
8.3. True/ false
Listen the passage and decide whether the statements are true (T) or false
(F)
1. Sheila lives in a small village near Henfield.
2. Villagers have to queue in shops or banks .
3. The village is always kept clean.
4. There’s no heavy traffic, so the air is clean, too.
5. Villagers are very friendly and helpful.
Tapescript.
I live in a small village called Henfield-there are about 500 people here. I
love it because it’s quiet and life is slow and easy. You never have to queue
in shops or banks. The village is clean – people look after it and don’t throw
their rubbish in the streets. The air is also clean because there’s not much
heavy traffic. It’s much more friendly herethan in a city. Everyone knows
everyone and if someone has a problem, there are always people who can
help.
Keys : 1. F 2. F 3. T 4. T 5. T

. 8.4. Answer the questions
Thường cho nghe một đoạn văn và cho 3-5 câu hỏi. Học sinh nghe và trả

lời các câu hỏi.
16
Ngoài ra còn có các dạng bài như ; Nghe và viết thông tin, số liệu vào
bảng…
Dù là sử dụng loại hình bài tập nào vào việc kiểm tra đánh giá cũng phải
đảm bảo mức độ từ dễ đến khó, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, phù hợp
với lượng thời gian cho phép.
III.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trong năm học 2011-2012 và 2012-2013 này tôi đã tiến hành dạy thực
nghiệm theo chuyên đề này ở cả 3 khối lớp( 2 lớp 12 , 1 lớp 11 và 2 lớp 10)
nhưng mức độ thường xuyên khác nhau. Kết quả có sự khác biệt ở 3 khối lớp và
đã chứng tỏ được hiệu quả của phương pháp dạy nghe hiểu này.
- Kết quả chung:
* Học sinh đã hình thành được các kỹ năng kỹ sảo làm bài tập đối với tất
cả các dạng bài tập áp dụng trong quá trình nghe .
* Chấm dứt tình trạng sợ tiết học nghe, hoặc chỉ mình giáo viên làm việc .
* Học sinh làm việc tự giác, nhiệt tình và hoàn toàn chủ động, có sự
chuẩn bị trước tiết học, có sự tư duy, sáng tạo.Dẫn đến kết quả tiếp thu bài tốt
hơn. Tạo được môi trường học tập và hiệu quả hơn nhiều.
* Có tiến bộ rõ rệt trong các bài kiểm tra.
Thống kê
Lớ
p
SL
Test-1 Test-2 Test-3
K-G TB Y-K K-G TB Y-K K-G TB Y-K
12 10
0
5 55 40 8 62 30 15 70 15
5% 55% 40% 8% 62% 30% 15% 70% 15%

11 45 3 30 12 5 33 7 8 35 2
6,7
%
66,7
%
26,6
%
11,1
%
73,3
%
15,6
%
17,7
%
77,8
%
4,4%
10 90 7 50 33 9 57 24 13 65 12
7,8
%
55,6
%
36,6
%
1,0% 63,3
%
26,6
%
14,4

%
72,2
%
13,3
%
IV. HẠN CHẾ
Vì phạm vi của đề tài này rất hạn chế nên tôi chỉ có thể đưa ra một số ít
dạng bài cơ bản và áp dụng một số kỹ thuật phổ biến. Song thực tế dạng bài
nghe đa dạng phong phú hơn nhiều và còn nhiều phương pháp chưa được giới
17
thiệu mặc dù trong quá trình thực nghiệm tôi đã tiến hành và thấy rõ hiệu quả.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác có thể phù hợp hơn, hiệu quả hơn mà tôi
chưa thử nghiệm, chưa nghiên cứu tới. Đây chính là sự hạn chế của sáng kiến
kinh nghiệm này. Luôn mong được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các đồng
nghiệp gần xa.
V. ĐIỀU KIỆN
- Học sinh phải tự giác, nhiệt tình và có khả năng phát huy tính tích cực,
chủ động trong học tập.
- Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, sự chuẩn bị công phu trước khi lên
lớp, có phương pháp truyền đạt dễ hiểu và vai trò tổ chức giám sát tốt học sinh.
- Cơ sở vật chất phải đảm bảo như máy chiếu, tranh ảnh minh hoạ, bảng
phụ v.v
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Trong khi tiến hành thực nghiệm tôi thấy việc tiến hành áp dụng các thủ
thuật dạy học vào dạy nghe hiểu là cần thiết. Hơn nữa không đòi hỏi tốn kém
nhiều về mặt kinh tế mà hiệu quả rất cao và lâu dài. Chỉ cần giáo viên nhìn nhận
rõ và nắm chắc các nguyên tắc cơ bản của việc dạy nghe hiểu như hệ thống kỹ
thuật áp dụng vào giảng dạy đồng thời phân biệt được từng dạng bài, kiểu bài rồi
lựa chọn các thủ thuật phù hợp là bải giảng thành công.
Một điểm cần lưu ý nữa là giáo viên phải nhanh nhẹn và phân bố thời gian hợp

lý.
*
* *
Phần III – KẾT LUẬN
Hoà chung vào sự nghiệp đổi mới của ngành giáo dục thì trước tiên mỗi
giáo viên phải tự đổi mới nhận thức của mình về phương pháp dạy học. Ra đề
dạy bài nghe hiểu cho học sinh phổ thông từ trước đến nay vẫn có sự tranh cãi.
Bản thân tôi sau khi nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy nghe
hiểu và tiến hành dạy thực nghiệm trong 2 năm học đã thu được những kết quả
đáng kể. Tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và mạnh dạn trình bày
sáng kiến với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ, đặc
biệt là có thể cải thiện trong tiết dạy kỹ năng nghe hiểu trong chương trình
Tiếng Anh 10,11 và 12. Hy vọng các thế hệ học sinh sau này sẽ được hưởng
18
thành quả dù rằng rất nhỏ của công trình này, các em sẽ biết cách nghe để hiểu,
biết nghe để khám phá, để sáng tạo và chắc chắn sẽ không ngại, không sợ mà
ngược lại sẽ thích, sẽ ham mê nghe các chương trình của người nước ngoài để
mở mang sự hiểu biết và sẽ giúp các em trong việc tìm kiếm tri thức để phục vụ
cho công việc sau này của các em .
Trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi tham khảo tài liệu và rút kinh
nghiệm từ thực tế giảng dạy của mình. Chắc chắn ý kiến đó còn nhiều thiếu
sót, do kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, tài liệu tham khảo còn hạn chế, khả
năng bản thân có hạn, phạm vi nghiên cứu hẹp,thời gian ngắn, nên không
tránh khỏi thiếu sót , rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhận xét của các
cấp lãnh đạo , những thầy cô có nhiều kinh nghiệm và các bạn đồng nghiệp,
để đề tài này hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Triệu Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá , ngày tháng năm 2013.

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Lê Thị Phước
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đổi mới phương pháp dạy Tiếng anh ở THPT Việt Nam ( Nhà xuất bản giáo dục
)
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT Môn Tiếng anh ( Nhà xuất bản
giáo dục )
A course in language teaching Practice and Theory ( Penny UR )
Teaching English
Donna, M.M and Others 2000
Teaching Pronunciation – A reference for teachers of English to speakers of
other language ( Cambridge University Press)
Common Mistakes in English ( T,J Fitikides)
20
MỤC LỤC
Phần I Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Cở sở thực tiễn
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần II Nội dung
I. Hniệm vụ và phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung
III. Kết quả thực hiện
IV. Hạn chế
V. Điều kiện
VI. Bài học kinh nghiệm
Phần III Kết luận
21

×