Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LỜI MỞ ĐẦU
Song hành với sự phát triển lớn lao của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
trên toàn thế giới, thì nước ta đang trên đà phát triển trong thời kì công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Việt Nam đang phấn đấu trở thành một quốc gia có cơ sở kỹ
thuật hiện đại, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trước thực tế
đó, ngành giáo dục và đào tạo Việt nam nhất là đào tạo Cao đẳng, Đại học và
Sau đại học đang đứng trước những thách thức và vận hội mới. Nó đòi hỏi phải
có những đổi mới trong hệ thống giáo dục để đáp ứng ngay nhu cầu phát triển xã
hội.
Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt nam đang ở chặng đầu của con đường đổi
mới, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, chương trình đào tạo còn gặp nhiều bất
cập, chưa đồng bộ, điều kiện đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế. Vậy làm thế
nào để áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy nói chung và đặc biệt là môn tiếng Anh – một môn học mà
người học từ trước đến nay vẫn coi là môn “phụ”, môn “điều kiện”? Làm thế nào
để sinh viên nói chung và nhất là học viên hệ đại học vừa làm vừa học khắc phục
được tâm lí này? Để học viên trở nên yêu thích hứng thú với bộ môn, giờ học
không cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, một trong những phương pháp học tập có
tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ và tự học, tự nghiên cứu.
Hiện nay, trên thế giới phương pháp dạy học hợp tác nhóm và tự học, tự
nghiên cứu đã, đang được vận dụng và thu được nhiều thành tựu. Chính vì vậy
cần phải nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học này trong dạy học nói
chung và môn tiếng Anh nói riêng cho học viên đại học hệ vừa làm vừa học và
hệ từ xa ở Việt nam.
Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng
phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và tự học tự nghiên cứu trong dạy học
1
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
tiếng Anh cho học viên đại học hệ vừa làm vừa học và hệ từ xa tại Trung tâm
GDTX tỉnh Thanh Hoá”.
II- THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO ĐỐI TƯỢNG
VỪA LÀM VỪA HỌC VÀ TỪ XA TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH.
1- Thực trạng về năng lực của người học.
Phần lớn số học viên ở các hệ ĐH vừa làm vừa học và ĐH Từ xa là cao
tuổi, khả năng nhận biết ngôn ngữ chậm, đại đa số trước đây chưa được học một
loại ngoại ngữ nào. Khi tiếp xúc với bộ môn tiếng Anh họ gặp rất nhiều khó
khăn về khả năng nhớ từ vựng, khả năng phát âm, khả năng nghe và diễn đạt
mẫu lời nói. Môi trường làm việc của họ đa số xa trung tâm nên môi trường
ngoại ngữ không có và nhu cầu ngoại ngữ cho công việc không cao. Lớp học
đông thường từ 50 học viên trở lên. Độ tuổi không đồng đều, năng lực không
đồng đều, mục tiêu và thái độ học tập chưa cao.
2- Thực trạng về chương trình môn học:
Trước đây theo phân phối chương trình hệ đại học phải học ngoại ngữ 300
tiết, sau đó giảm tải bằng 150 tiết. Theo quy định của Bộ GD&ĐT: sinh viên đại
học, cao đẳng nói chung kể cả hệ vừa làm vừa hoc và đại học từ xa đã hoàn
thành chương trình ngoại ngữ cơ bản ở bậc phổ thông nên ở bậc đại học họ chỉ
học chương trình ngoại ngữ chuyên ngành mà thôi. Trong thực tế các hệ vừa làm
vừa học và hệ từ xa còn cắt giảm nhiều hơn trong chương trình môn học tiếng
Anh. Thời gian học lại phân phối không hợp lý, thời khoá biểu xếp liên tục theo
môn học hoặc khoảng cách các đợt học cách nhau quá xa nên tính hệ thống bài
giảng không phát huy hiệu quả. Riêng hệ ĐH Từ xa thời gian lên lớp ít, chủ yếu
là hướng dẫn giáo trình, giải đáp thắc mắc, vì vậy việc tổ chức học nhóm và tự
học ở nhà là hoàn toàn phù hợp để phát huy tối đa việc lĩnh hội kiến thức.
2
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIÊN .
Tổ chức hoạt động học theo từng nhóm học viên.
Mục tiêu của môn học là phát triển mẫu lời nói, sử dụng chúng một cách
tốt nhất và linh hoạt nhất trong giao tiếp xã hội và trong công việc, vì thế không
thể học theo cách thụ động như những môn học khác.
Phương pháp học theo nhóm có những ưu điểm sau:
+ Học viên được thực hành nhiều hơn trong nhóm.
+ Các thành viên của nhóm được thỏa sức trình bày quan điểm của mình
và bộc lộ hết khả năng ngôn ngữ săn có.
+ Trong quá trình giao lưu trong nhóm, phát hiện lỗi ngôn ngữ để sửa cho
nhau và hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Có tính thi đua rất cao, hạn chế sự nhú nhát trước đám đông.
+ Hình thành khả năng cộng tác trong học tập, cũng như trong công việc.
+ Chuyển hóa hình thức học trên lớp về học theo nhóm ở nhà khi không
lên lớp và phát huy tính liên tục trong học ngoại ngữ.
II- CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1- Đối với học viên:
Bước 1: Chia nhóm
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục
đích của việc hoạt động nhóm.
Khi chia nhóm cần lưu ý:
Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào:
+ Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm.
+ Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: Thời gian ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn
nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm cá nhân cao hơn, mất ít thời gian khi di
3
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
chuyển. (Theo kinh nghiệm của các chuyên gia phương pháp dạy học thì nhóm
nhỏ có từ 2 đến 6 học viên là hiệu quả nhất).
+ Phân lẫn các độ tuổi của học viên vì đặc trưng bộ môn tiếng Anh, càng trẻ
tuổi thì độ nhanh nhậy càng lớn.
Học viên phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân
chia của giáo viên.
Bước 2: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ của từng nhóm cần được giao cụ thể. Xác định rõ mục tiêu về kiến
thức và kỹ năng mà các nhóm cần đạt được. Tốt nhất giáo viên nên giao việc
bằng các đề tài, bài tập cụ thể. Nội dung phải rõ ràng.
Qui định thời gian làm việc nhóm.
Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học viên di
chuyển và thảo luận.
Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm.
Yêu cầu về cách thể hiện kết quả: Viết, vẽ, sắm vai
Về phía học viên:
+ Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm học viên cần tích cực chủ động nghiên
cứu, tìm tòi để tìm cách giải quyết các yêu cầu.
+ Phải xác định nội dung, dựa vào thông tin nào trong giáo trình hay các
phương tiện khác: tranh ảnh, tài liệu bổ sung
Bước 3: Làm việc trong nhóm
Giáo viên phân công công việc cho từng thành viên, nhóm đầy đủ thường có
các vai:
Thư ký có nhiệm vụ ghi chép lại những câu trả lời hoặc ghi vắn tắt ý chính
của cuộc thảo luận. Trước khi ghi thư ký phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên
trong nhóm đều đã đồng ý.
4
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
Người động viên có nhiệm vụ khuyến khích và nhắc nhở tất cả các thành viên
trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho hoạt động nhóm, có thể hỏi họ đang
nghĩ gì, thậm chí nhắc nhở một cách khéo léo “Chúng tôi chưa được nghe ý kiến
của bạn”
Người kiểm tra : Phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên đã hiểu và đồng ý
với những vấn đề mà cả nhóm đang bàn bạc. Phải lưu ý là không được phép bỏ
qua những dấu hiệu, ngôn ngữ mà mọi người dễ bị nhầm lẫn hoặc có thắc mắc.
Người tóm tắt có nhiệm vụ tóm lược những gì đang được thảo luận, phải đảm
bảo rằng các thành viên đều đồng ý với các ý kiến đã nhất trí.
Người báo cáo có nhiệm vụ thông báo hay truyền đạt lại cho toàn lớp kết quả
làm việc của nhóm. Họ có thể thay mặt nhóm giải thích, làm rõ những câu hỏi
của mọi người về công việc mà nhóm đã làm.
Người quan sát nhận xét hoạt động nhóm có trách nhiệm quan sát mọi hành
vi của các thành viên trong nhóm.
Đối với thực tế Việt Nam, trong điều kiện cơ sở vật chất (bàn ghế cố định,
lớp học đông ) thường chia nhóm 4-6 người, trong đó có nhóm trưởng điều
khiển cuộc thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến các thành viên trong nhóm. Có thể
một thành viên kiêm nhiệm từ 1-3 nhiệm vụ.
Tổ chức nhóm và đặc điểm mỗi nhóm:
- Làm việc theo cặp 2 học viên: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học viên. Hai
học viên ngồi cạnh nhau cùng thảo luận, trao đổi thông tin để giải quyết tình
huống giáo viên đưa ra. Trong quá trình đó , học viên sẽ thu nhận kiến thức một
cách tích cực.
- Làm việc theo nhóm 4-6 học viên:
+ Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (Từ 4-6 học viên song nên tổ chức
nhóm 4 sẽ thuận lợi hơn về khoảng cách không gian, tiện trao đổi, thảo luận,
tăng cường độ làm việc của học viên)
5
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
+ Để các nhóm trao đổi, thảo luận các bài tập mà giáo viên giao.
- Ghép nhóm: Tổ chức các nhóm có tính luân chuyển:
Thứ nhất:
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ 4-6 học viên (Đặt tên cho mỗi nhóm)
+ Mỗi nhóm thảo luận và giải quyết vấn đề của bài học.
Thứ hai:
+ Tổ chức các nhóm mới. Mỗi nhóm mới chỉ chứa một thành viên của mỗi
nhóm ban đầu (các thành viên nhóm mới mang một tên mới).
+ Mỗi cá nhân trong nhóm mới sẽ đem kiến thức của mình vừa khám phá
lắp ghép với nhau để thành thông tin hoàn chỉnh.
Phương pháp này rất hiệu quả đối với các bài dài, có nhiều nội dung kiến
thức, nhiều tình huống cần giải quyết. Nó còn giúp cho mọi học viên tham gia
hoạt động học tập, làm tăng sự tự tin, khả năng tự học chủ động, sáng tạo, năng
lực tư duy.
Bước 4: Báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cách trình bày phổ biến nhất là các
nhóm viết hoặc minh hoạ bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy khổ rộng
hoặc trên giấy trong và dùng máy chiếu hắt (Over head)
Các nhóm có thể lựa chọn các cách trình bày sau đây thay cho thuyết trình:
+ Phương pháp thị trường
Các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bảng ghim và trưng bày trong phòng
học. Lớp học giống như một thị trường thông tin, các học viên sẽ đi xem xét kết
quả của từng nhóm, nghe họ giải thích và có thể đặt câu hỏi để họ trả lời, làm rõ.
Giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết quả làm việc của từng nhóm.
+ Phương pháp hội chợ
Các nhóm không lần lượt trình bày mà chỉ trưng bày kết quả của mình tại một
ví trí đã lựa chọn trong phòng. Một đến hai người ở lại nơi trưng bày kết quả của
6
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
nhóm, còn những người khác đi lại giới thiệu về nhóm mình hoặc có thể trao đổi
với bất cứ ai, bất cứ nhóm nào giống như một hội chợ.
+ Phương pháp triển lãm
Các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng tiếp sau đó các học sinh tự do
đi lại, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của
nhóm giống như cac nghệ sĩ trong buổi triển lãm.
Học viên có thể minh hoạ kết quả thảo luận bằng hình vẽ hoặc đóng vai
Bước 5: Tổng kết
Học viên có thể tự tổng kết hoặc giáo viên tổng kết và đưa ra thông tin phản
hồi để rút ra kiến thức.
2 . Đối với giáo viên:
a) Thu thập thông tin về người học
Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học: Dự đoán xem người học đã có
những kiến thức và kỹ năng gì liên quan đến bài học. Họ có mong muốn gì khi
học nội dung này?
b) Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm
c) Quyết định
- Số lượng học viên mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định
- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng
- Sắp xếp phòng học, bố trí chỗ học cho từng nhóm
- Chí định vai trò từng nhóm, từng thành viên trong nhóm
d) Giám sát can thiệp
Hỗ trợ để hoàn thành công việc
Giám sát hành vi của học viên
Can thiệp: Đôi khi phải tạm dừng hoạt động của nhóm để hướng dẫn lại hoặc
hỏi học viên nên làm thế nào?
e) Đánh giá hoạt động nhóm
7
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
Đánh giá ý thức làm việc của các nhóm
Đánh giá kết quả làm việc
3. Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm.
Không phải cứ chia lớp thành các nhóm nhỏ là dạy học theo phương pháp
hợp tác nhóm.
Dạy học bằng phương pháp hợp tác nhóm không phải giáo viên yêu cầu học
viên làm việc còn họ được rảnh rang. Hiệu quả của hoạt động nhóm phụ thuộc
rất nhiều vào khâu chuẩn bị của giáo viên. Giáo viên không chỉ phải chuẩn bị về
cơ sở vật chất mà cần phải có một kiến thức rộng và liên quan đến vấn đề tổ
chức thảo luận, có vậy mới hướng dẫn học viên hoạt động tốt.
Cần tạo cho người học có tâm thế khi thảo luận nhóm. Để làm tốt điều này
giáo viên cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chọn chủ đề, luôn tự đặt câu hỏi:
Nếu lựa chọn phương pháp hợp tác nhóm, để giải quyết vấn đề này thì có lợi gì
so với phương pháp khác? Chỉ tiến hành hoạt động nhóm khi vấn đề giáo viên
đặt ra cần có sự hợp tác của học viên mới giải quyết được.
Không nên thất vọng nếu một vài lần đầu giáo viên áp dụng phương pháp này
mà cảm thấy chưa thoả đáng, hãy tự rút ra kinh nghiệm và làm lại nhiều lần vì
hoạt động nhóm chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi các học viên đã hình thành được
các kỹ năng hợp tác nhóm.
Nếu lớp học quá đông và chật, giáo viên nên sử dụng các nhóm nhỏ (rì rầm)
giữa các học viên cùng bàn hoặc ở hai bàn kế tiếp nhau nhưng chú ý nên cố định
các thành viên trong cùng nhóm.
Trong điều kiện lớp học hiện nay có số lượng học viên đông, bàn ghế tương
đối cố định Có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ như
sau:
- Nhóm rì rầm: 2-3 học viên ngồi cùng bàn thảo luận, để giải quyết câu hỏi,
bài tập do giáo viên nêu ra.
8
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
- Nhóm nhỏ 4-6 học viên giải quyết câu hỏi, bài tập do giáo viên nêu ra bằng
việc quay hai bàn lại với nhau.
Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ theo hai cách:
Cách 1: Tất cả các nhóm trong lớp cùng làm một nội dung. Sau khi các nhóm
báo cáo kết quả, cả lớp thảo luận. Cách này có ưu điểm huy động hoạt động của
các nhóm nhưng chỉ phù hợp với những bài có nội dung kiến thức ngắn gọn, vì
tốn thời gian.
Cách 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm (hoặc một số
nhóm) nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Các nhóm khác và giáo viên bổ sung
để đưa ra kết luận cuối cùng. Cách này phù hợp với những bài nội dung dài, nọi
dung của các vấn đề trong bài thường tương tác độc lập.
Mô hình về dạy học theo quan điểm đổi mới được thể hiện như sau:
9
Chất lượng và hiệu quả dạy học
Chất lượng và hiệu quả dạy học
-Động cơ,
hứng thú, lạc
quan
-Tích cực, tự
giác, sáng
tạo, hoạt
động
-Tự đánh
giá, tự điều
chỉnh
-Động cơ,
hứng thú, lạc
quan
-Tích cực, tự
giác, sáng
tạo, hoạt
động
-Tự đánh
giá, tự điều
chỉnh
-Thiết kế
-Uỷ thác
-Điều khiển
-Thể chế hoá
-Thiết kế
-Uỷ thác
-Điều khiển
-Thể chế hoá
Tổ
chức,
chỉ đạo
quá
trình
nhận
thức
Tổ
chức,
chỉ đạo
quá
trình
nhận
thức
Chủ
thể
nhận
thức
Chủ
thể
nhận
thức
THẦY
THẦY
HV
HV
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
4. Thiết kế một số bài giảng tiếng Anh có vận dụng phương pháp dạy học
hợp tác theo nhóm nhỏ ở lớp Đại học vừa làm vừa học và Đại học Từ xa.
LESSON PLAN
UNIT 7: Place ( Giáo trình Life lines – Elementary )
Vocabulary
I. Objectives:
1. Education Aims: - Students can remember some furniture in their house
2. Knowledge:
a. General knowledge: - Using vocabulary of different types of furniture
b. Language: - Language concerning furniture.
- The present simple tense with there is / there are.
3. Skills: -Speaking and writing:
- Speaking: work in pairs or in group to discuss the popular
furniture
- Writing: write a paragraph about the furniture in the house.
II. Anticipated problems:
- Students may have difficulties in finding ideas about furniture
III. Teaching Aids: - Projector, computer, board, textbook, chalk.
IV. Procedures::
Teacher's activities Students' activities
1. Warm-up(4mins) :
- Asks sts to tell their daily activity.
- Asks others to give the comments.
- Checks and give remarks.
2. Before you speak:( 20 mins)
- Aims: to get sts to read the new words
and help sts to prepare vocabulary and
information before they speak.
- Work individually to do it.
- Listen to the teacher.
10
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
+ Task 1:
- Ask sts to tell which furniture is there in
their house?
- Calls on one representative to give answer.
- Asks others to give the comments.
- Checks and give remarks.
- Explain some new words:
+ sofa (n) : Ghế salon ( ghế đôi)
+ armchair (n) : Ghế salon ( ghế đơn)
+ washbasin (n) : Bồn rửa mặt
+ bath (n) : Bồn tắm
+ shower (n) : Vòi hoa sen
+ curtains (n) : Rèm cửa
+ sing (n) : Chậu rửa
- Ask sts listen to the teacher and repeat,
then write these words into their notebooks.
- Ask sts to work in pairs to read again to
find the topic sentences and the connectors
used in the passage.
- Ask sts to pay attention to the basic
structures used in the table.
- Move round to help if necessary.
- Calls on one representative to give answer.
- Asks others to give the comments.
- Checks and give remarks.
- Listen to the teacher
carefully.
- Work in group of 4 or 6 to
do it.
- Copy these words into your
notebooks.
- Listen to the teacher and then
read these words in chorus and
individually.
- Read the table in pairs.
- The topic sentences:
11
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
- Make sure that sts know what furniture is
Gives the hand out 2.
- Asks sts to work individually.
- Calls on one to give answer.
- Asks others to give the comments.
- Checks and give remarks.
+ Task 2:
- Gives the hand-out3.
- Asks sts to work in groups of 4 to discuss
and write them down in columns.
- Ask sts to work in 7 minutes.
- Move round to help if necessary and then
ask them to share their ideas with other
pairs.
- Ask three sts to present their ideas.
- Ask other sts to give remarks.
- Listen and give remarks.
3. While you speak:( 13 mins)
- Aims: Sts practise speaking the name of
furniture in all rooms in their house.
+ There is a table in the living
room.
+ there is a cooker in the kitchen.
Tell the furniture in your
bedroom …
- The connectors: First, second,
third, fourth, fifth, lastly.
- Structures:
+ There is / there are something
in the living room/ ……… room
+ There is/ there are some one in
…
- Work in groups of 4 to discuss.
- Some sts stand up to give their
ideas.
- Listen to the teacher and take
notes.
12
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
- Ask sts to speak the names of things in
their rooms
- Let sts write in 8 minutes.
- Move around to conduct the activity.
4. After you speak:( 7 mins)
- Get feedback by asking three sts to read
their work aloud.
- Ask some other sts to give remarks.
- Check and give the correct answer.
- If there is enough time, T can have sts
exchange their writing among sts within a
group so that they can check their friend's
work and give remarks
5. Homework: ( 1min)
- Write a paragraph about furniture in the
room of your house
- Do the writing task.
- Read their writing: ( a sample
paragraph)
"In my living room: There is a
table in the middle of the room.
There are four chairs beside the
table. There are some pictures
on the wall. There is a TV and a
videoplayer.
In my bedroom: There is a bed,
a small table and a chair.
Thereis a wordrobe in the corner
of the room. There is a radio on
the table ….
In my kitchen: There is a cooker,
a fridge, a washingmachine and
a dishwasher……
Note down the name of topic.
5- Bài học hợp tác nhóm ở nhà:
13
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
Căn cứ vào số lượng người trong nhóm đã chia, giáo viên cung cấp tài liệu giao
cho trưởng các nhóm. Nêu đầy đủ thông tin, hướng dẫn cách làm và yêu cầu đạt
được sau khi làm việc theo nhóm ở nhà.
Nhóm 1: Make spider diagrame of things in the classroom.
Nhóm 2: Make spider diagrame of things in the library.
Nhóm 3: Make spider diagrame of things in the office.
Nhóm 4: Make spider diagrame of things in the clotheshop.
Nhóm 5: Make spider diagrame of things in the meetingroom.
Nhóm 6: Make spider diagrame of things in the airport.
Nhóm 7: Make spider diagrame of things in the railwaystation.
Yêu cầu:
Thành lập lượng từ mới có trong các chủ đề được đặt trong sơ đồ mạng
nhện. Vẽ trên khổ giấy Ao, nét chữ rõ ràng, các từ được chia theo nhóm, loại để
dễ nhớ. ít nhất mỗi chủ đề phải có trên 20 từ.
Kiểm tra đánh giá:
Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả của nhóm đã làm vào đầu buổi
học kế tiếp: Báo cáo số lượng thành viên của nhóm tham gia, ghi tên người vắng.
Giáo viên che sơ đồ lại, kiểm tra từ có trong sơ đồ cho các thành viên còn lại của
nhóm để kiểm tra xem báo cáo có trung thực và sau đó cho điểm.
Các nhóm khác cho ý kiến đóng góp.
Thứ tự các nhóm sẽ lên trình bày kết quả của mình.
14
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
C- KẾT LUẬN
1- Kết quả đạt được:
a- Khi chưa áp dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm và tự học:
TT TÊN LỚP
SỸ
SỐ
NĂM
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Giỏi Khá TB Yếu
1 ĐHKT Từ xa 50 2010 0% 3% 30% 67%
2 ĐHKT Đông A 46 2012 0% 6% 40% 54%
3 CĐ LĐXH 38 2011 0% 1% 44% 55%
b- Khi áp dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm và tự học, kết quả
đạt được như sau:
TT TÊN LỚP
SỸ
SỐ
NĂM
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Giỏi Khá TB Yếu
1 ĐHKT Từ xa 50 2010 0% 13% 70% 17%
2 ĐHKT Đông A 46 2012 4% 18% 66% 12%
3 CĐ LĐXH 38 2011 1% 12% 64% 13%
Qua quá trình áp dụng phương pháp kể trên tôi nhận thấy là học viên ham
học hơn, linh hoạt hơn trong luyện tập, biết cách học bài và làm bài một cách
hiệu quả, học viên hứng thú hơn với giờ học, môn học, giờ học sôi nổi hơn, chất
lượng giờ học cũng nhờ đó mà tăng lên rất nhiều, tuy còn chưa cao lắm. Tỷ lệ
nhận thức của học viên ở các lớp đã tăng đều ở các mức giỏi, khá, TB và giảm
mức yếu như 02 bảng so sánh trên.
- Cú học viên, do nắm vững đặc điểm của bài học nờn phát huy rất tốt, nhớ
từ mới, nhớ cấu trúc và trình bày bài học hợp đồng nhóm rất tốt.
- Cú học viên cũn rất non nớt, chưa năm được nội dung cơ bản của bài song
số này không nhiều. Căn cứ vào cách thảo luận như thế học viên đó tự bổ sung
cho mỡnh những điều cũn thiếu trong nhận thức, tớch cực suy nghĩ, tỡm tũi, lý
giải vấn đề tạo được sự hứng thú.
- Giáo viên làm việc bớt căng thẳng, bớt đi những lời thuyết giảng.
- Không khí lớp học sôi nổi hơn.
15
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
Trên đây là một vài kết quả trong qua trỡnh vận dụng phương pháp dạy học
hợp tác theo nhóm và tự học trong việc giảng dạy mụn Tiếng Anh. Tuy nhiờn
trong quỏ trỡnh vận dụng, tụi nhận thấy việc vận dụng phương pháp này vào dạy
– học vẫn cũn 1 số hạn chế sau:
* Hạn chế:
+ Sự hợp tác chưa triệt để học viên còn ỷ lại, chưa phát huy cao được hiệu
quả của phương pháp.
+ Hỡnh thức tổ chức chưa được phong phú.
* Nguyờn nhõn:
Theo tôi thuộc về cả 2 phía giáo viên và học sinh cùng rất nhiều tác động
khách quan khác.
+ Về phớa giỏo viờn:
- Thời gian phân phối cho bộ môn không đủ ( chương trình thì nhiều mà thời
gian lại ít ) không thể chờ cho học sinh suy nghĩ và thảo luận hết các vấn đề như
mong muốn. Có nhiều khi đặt ra vấn đề rồi mà học sinh chậm trả lời thỡ giỏo
viờn lại phải tự giải thớch.
- Trong 1 tiết giáo viên không phải chỉ sử dụng 1 phương pháp, 1 thao tác mà
cũn phải sử dụng nhiều phương pháp và thao tác khác.
+ Về phớa học sinh:
- Trỡnh độ và ý thức không đồng đều dẫn đến ngay trong nhóm có người làm
việc tớch cực nhưng lại có người thờ ơ không quan tâm hoặc làm việc khác
- Lớp chia nhiều nhúm nhỏ, học viên được phép tự do trao đổi sự quán xuyến
của giáo viên tời từng nhóm không thể hết được.
- Việc đọc bài, chuẩn bị trước bài học ở nhà chưa thật sự hiệu quả, vẫn cũn
mang tư tưởng đối phú nờn sự hợp tỏc nhiều khi khụng thành cụng.
c- Bài học kinh nghiệm rỳt ra từ sự vận dụng
* Đối với giáo viên:
16
Sang kien kinh nghiem 2012 Nguyen Quqng
Huy
- Cần kiờn trỡ vận dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với các
phương pháp truyền thống.
- Xõy dựng cỏc cõu hỏi thảo luận theo trỡnh tự từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp
- Tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở để học viên chủ động, tích cực
hợp tác học tập
- Làm cho học viên hiểu rừ tỏc dụng tớch cực của phương pháp dạy học hợp
tác cả về lý thuyết và thực hành.
Có như vậy người giáo viên mới có thể đạt được sự thành công trong việc
đổi mới phương pháp dạy học nhất là phương pháp dạy học hợp tác nhóm ở lớp
cũng như ở nhà và tự học tự nghiên cứu.
2- Kiến nghị, đề xuất:
- Bộ GD& ĐT chỉ đạo các trường phân phối chương trỡnh hợp lý cho đối
tượng Đại học vừa làm vừa học và từ xa để việc dạy – học hiệu quả hơn.
- Thay đổi tư duy trong giáo viên và lónh đạo về việc quản lý giờ học của
giáo viên tạo một môi trường dạy – học tích cực.
17