PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Lý do khách quan.
Ngày nay học Tiếng Anh là vô cùng quan trọng, có thể nói rằng Tiếng
Anh là ngôn ngữ duy nhất có khả năng kết nối toàn thế giới xích lại gần nhau.
Đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
quốc tế( gọi tắt là WTO). Vậy khi cánh cửa hội nhập WTO đang dần rộng mở,
việc hợp tác đầu tư luôn là tâm điểm hàng đầu của mọi ngành nghề, khi chất
lượng chất xám trong lực lượng lao động được đề cao thì đó cũng là lúc cuộc
chạy đua tri thức và trí tuệ bắt đầu, và phương tiện cơ bản để tiếp cận và
giành chiến thắng đó là Tiếng Anh.
Giáo sư Joshep Foley – Thái Lan cho rằng: “Đối với hàng triệu người học
Tiếng Anh thì khả năng giao tiếp Tiếng Anh chính là tấm hộ chiếu để bước
vào nền kinh tế thịnh vượng, vào xã hội năng động luôn biến đổi và nền giáo
dục tiến bộ”. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên giỏi về chuyên môn, nhưng khả
năng giao tiếp Tiếng Anh còn yếu, đành phải chia tay với công việc mơ ước.
Vậy có thể nói rằng Anh Ngữ là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất cho
một nhân viên muốn vào làm tại các doanh nghiệp, không những là các công
ty nước ngoài mà nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đánh giá cao yêu cầu
này của nhân viên. Do đó đòi hỏi nước ta phải có một nguồn nhân lực, ngoài
việc được đào tạo về chuyên môn một cách có hệ thống bài bản có chất lượng,
còn phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp quốc tế.
Cũng do yêu cầu như vậy, ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ
thông, Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc và là môn thi tốt
nghiệp ở bậc Trung học phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông thì
môn Tiếng Anh được xây dựng theo đường hướng giao tiếp. Hình thành kỹ
năng giao tiếp chính là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học. Để hình
thành kỹ năng giao tiếp thì môi trường học tập nói chung và môi trường thực
hành Tiếng Anh nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng. Được học tập và
thực hành trong môi trường thực hành tiếng thuận lợi và tích cực sẽ giúp học
sinh có điều kiện thực hành, áp dụng những kiến thức đã học đồng thời tăng
cường sự tự tin cho học sinh khi sử dụng Tiếng Anh.
Tuy nhiên, dạy ngoại ngữ nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng ở Việt
Nam trong những năm qua đã gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như sách
giáo khoa chưa đồng nhất; trình độ của giáo viên chưa cao, không đồng đều;
phương pháp giảng dạy lạc hậu, không hiệu quả; thiếu phương tiện giảng dạy;
học sinh thiếu động cơ học tập; đặc biệt là thiếu môi trường thực hành giao
tiếp dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp
Từ những thực tế trên chúng ta có thể khẳng định rằng việc đổi mới
phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nói chung và việc tạo môi trường cho học
sinh thực hành tiếng nói riêng là rất cần thiết, góp phần vào việc thực hiện
mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
1
hóa, hiện đại hóa đất nước và cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho đất nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
2. Lý do chủ quan.
Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường phổ thông,
tôi đã nhận thấy một thực tế là đa số các em học sinh phổ thông rất ngại học
môn Tiếng Anh, thường có cảm giác rất nặng nề trong những giờ học, sau khi
tốt nghiệp đều không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ mà mình đã học. Thường
thì khi bắt đầu một cấp học mới( Đại học, Cao đẳng) hoặc khi cần thiết thì các
em phải bắt đầu học lại từ đầu. Đặc biệt, do môi trường giao tiếp vô cùng hạn
hẹp nên khi tình huống giao tiếp tình cờ xuất hiện ( chẳng hạn như gặp người
nước ngoài, hoặc đột xuất hỏi câu hỏi giao tiếp bằng Tiếng Anh), các em
thường không thể giao tiếp được, nhiều em còn nói rằng các em thấy xấu hổ,
sợ sai khi nói Tiếng Anh.
Ngoài ra, theo quan niệm của hầu hết học sinh trường trung học phổ thông
Như Thanh, Tiếng Anh đơn thuần chỉ là môn học bắt buộc mà các em phải
vượt qua trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học. Chính vì vậy các em chỉ hầu
hết học trên giấy, làm các bài tập thật tốt vì các em nghĩ các kỳ thi đó không
kiểm tra kỹ năng giao tiếp.
Vậy, phải làm thế nào để học sinh hứng thú với việc học Tiếng Anh. Làm
thế nào để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học ngoại ngữ ,
đó là hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh ? Làm sao để giờ học Tiếng
Anh trở thành giờ học mà các em trông đợi và không phải sốt ruột mong cho
nhanh hết giờ vì chán học? Làm sao để các em nói được những câu Tiếng
Anh đơn giản một cách tự nhiên để từ đó phát triển được kỹ năng giao tiếp?
Đó là một số trăn trở của tôi trong quá trình dạy học, vì vậy tôi luôn cố gắng
tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo cho học
sinh một môi trường giao tiếp Tiếng Anh hiệu quả, có môi trường thực hành
tiếng tốt thì học sinh mới có điều kiện để hình thành và phát triển kỹ năng
giao tiếp.
Tuy nhiên học sinh trường trung học phổ thông Như thanh vẫn chưa có
nhiều cơ hội để thực hành tiếng, việc giao tiếp bằng Tiếng Anh đối với các em
vẫn còn là một việc xa lạ và rất thụ động. Chính vì vậy để tạo ra một môi
trường giao tiếp là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng giao tiếp
của học sinh góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nhà
trường.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự giúp đỡ của BGH, sự đóng góp ý
kiến của bạn bè đồng nghiệp, sự tìm tòi qua các phương tiện thông tin, tôi đã
tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo môi trường thực hành ( hay
môi trường giao tiếp) Tiếng Anh cho học sinh và kết quả thu được tương đối
khả quan, học sinh sử dụng ngôn ngữ tốt hơn. Các em rất hứng thú, chủ động,
tích cực và đạt được hiệu quả cao trong học tập.Từ đó thúc đẩy động cơ học
tập của các em giúp các em thích học môn Tiếng Anh hơn và biết sử dụng
kiến thức ngôn ngữ để giao tiếp.
2
II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khảo sát thực trạng môi trường thực hành tiếng của học sinh
hiện nay, đề xuất giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh để
cải thiện môi trường thực hành tiếng cho học sinh trường THPT Như Thanh
nhằm giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp.
III. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU
- Môi trường thực hành Tiếng Anh của học sinh trường THPT Như Thanh
- Hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Môi trường thực hành Tiếng Anh có ý nghĩa quan trọng trong việc hình
thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh. Nếu học sinh được học tập
trong môi trường thực hành tiếng tích cực sẽ giúp học sinh tự tin hơn, giao
tiếp tự nhiên hơn.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài chỉ nghiên cứu các hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng đến môi
trường thực hành Tiếng Anh của học sinh trường THPT Như Thanh.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1 Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn
đề nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận về các công trình nghiên cứu trước
đây, qua đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
2 Phương pháp trò chuyện: Trao đổi với học sinh về thực trạng môi
trường thực hành tiếng tại trường THPT Như Thanh.
3 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ( phương pháp Ankét): Xây
dựng hệ thống Ankét gồm các câu hỏi. Tôi sử dụng phương pháp này để tìm
hiểu thực trạng của môi trường thực hành Tiếng Anh của học sinh ở trường
THPT Như Thanh, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm cải thiện môi trường
giao tiếp cho học sinh.
4 Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học
VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Xác định thực trạng của môi trường giao tiếp đối với học sinh trường
THPT Như Thanh, đồng thời đề xuất giải pháp tổ chức ngoại khóa nhằm cải
thiện môi trường thực hành tiếng cho học sinh, từ đó giúp các em phát triển
kỹ năng giao tiếp – đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy
học Tiếng Anh.
3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu của đề tài.
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và tác dụng của môi trường thực hành
tiếng.
Đề cập đến dạy kỹ năng nói, tác giả Ying Ying Chang (2009) đánh giá: Nói
là một trong bốn kỹ năng quan trọng khi học Tiếng Anh. Đồng thời, ông chỉ
ra rằng con đường thực hành Nói tốt nhất là con đường thực hành giao tiếp,
nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho học sinh.
Tác giả Sripathum noon-ura (2008) đã tiến hành nghiên cứu kỹ năng Nói
sau mỗi giờ học. Nghiên cứu đã thể hiện người học giao tiếp lưu loát, thuần
thục hơn khi trong giờ học Nói cả người dạy và người học cố gắng giao tiếp
bằng ngoại ngữ.
Linda Martine (2004) nghiên cứu việc thực hành giao tiếp với người bản
ngữ sẽ mang lại hiệu quả cho người học.
Từ đó cho thấy môi trường thực hành giao tiếp có vai trò quan trọng đối
với hoạt động học tập của học sinh. Trước tiên, học tập trong một môi trường
thực hành tiếng tích cực sẽ giúp học sinh tự tin trong giao tiếp và duy trì thái
độ tập trung. Tạo môi trường thực hành Tiếng Anh tích cực sẽ giúp cho học
sinh tự tin, năng động trong việc rèn luyện và sử dụng ngoại ngữ thành thạo.
Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó là tiền đề trong việc nâng cao chất lượng
dạy và học ngoại ngữ. Môi trường thực hành tiếng lý tưởng sẽ giúp học sinh
phát triển toàn diện các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói. Có kỹ năng nói tốt
sẽ giúp học sinh tự tin để học tốt những kỹ năng còn lại một cách hiệu quả.
1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và tác dụng của các hoạt động ngoại khóa.
Nói về giáo dục toàn diện, Rabowle ( 1494-1533) nhà tư tưởng, nhà giáo
dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh “ Việc giáo dục phải bao hàm các
nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, Ngoài việc học ở nhà, còn
có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn,
các nghị sĩ, đặc biệt mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một
ngày.”
Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX, cũng
đã nói: “ Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục
không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá
trình giáo dục chỉ thực hiện ở trên lớp mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông
của đất nước ta Nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được
quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.”
Ở Việt Nam, HUNA – lớp học ngoại khóa giúp nâng cao khả năng tư
duy và sáng tạo cho trẻ. Hoạt động ngoại khóa- hẳn không phải là cụm từ xa
lạ gì đối với nhà trường, phụ huynh và học sinh Việt Nam.
Bác Hồ rất quan tâm đến giáo dục. Trong “Thư gửi Hội nghị cán bộ
phụ trách nhi đồng toàn quốc”, Bác yêu cầu: “Trong lúc học cũng cần làm cho
4
các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà
trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học.”
Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường kết hợp được cả yếu tố vui chơi
và học tập, giúp học sinh hào hứng hơn khi tham gia học, đồng thời cũng
đánh giá cao được yếu tố chủ động của học sinh. Các hoạt động ngoại khóa
tạo môi trường học tập thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa lớp học này
với lớp học kia, giữa thầy và trò. Với hoạt động ngoại khóa tùy theo từng
trường có thể thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Có trường thành lập
câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao khuyến khích học sinh tham gia. Có
trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong ngày lễ, Tết, ngày truyền
thống của trường. Hoạt động ngoại khóa, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục,
vừa là hoạt động thẩm mỹ, “ Góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng
hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa, học
sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mỹ dục.”( Phan
Trọng Luận, phương pháp dạy học, NXB Đại học Quốc gia 1996, tr.381)
2. Các khái niệm công cụ của đề tài.
2.1 Môi trường thực hành Tiếng Anh
Là môi trường giáo viên và học sinh sử dụng hoàn toàn bằng Tiếng Anh để
giao tiếp trong môi trường học tập tối ưu. Đồng thời học sinh tích cực, chủ
động học tập có hiệu quả. Hơn thế nữa, giáo viên và học sinh áp dụng thực
tiễn để xử lý các tình huống giao tiếp.
2.2 Hoạt động ngoại khóaTiếng Anh
Hoạt động ngoại khóa theo quan niệm đổi mới phương pháp giảng dạy là
một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với
thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng, thẩm định về bài học
cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm
tra lại chất lượng trong giờ chính khóa.
Hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh là các hoạt động ngoài giờ chính khóa mà
các nội dung đều liên quan đến việc thực hành Tiếng Anh, hoạt động ngoại
khóa không chỉ có tác dụng giúp học sinh hoạt động vui chơi lành mạnh mà
còn tạo môi trường để học sinh có thể giao tiếp Tiếng Anh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. Tiến trình khảo sát thực trạng.
Tôi khảo sát bằng phiếu đánh giá của 90 học sinh các lớp 11C1 (năm
học 2011-2012) và lớp 10A6 (năm học 2011-2012) trường THPT Như Thanh
về thực trạng môi trường thực hành tiếng. Trên phiếu điều tra ghi rõ họ tên,
giới tính, dân tộc. Nhằm tìm ra nguyên nhân và nêu giải pháp cải thiện môi
trường thực hành cho học sinh trường THPT Như Thanh.
2. Thực trạng của vấn đề.
Để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, thì môi trường
thực hành là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên để đánh giá được thực trạng môi
5
trường thực hành Tiếng Anh ở trường THPT Như Thanh hiện nay, tôi đã tiến
hành khảo sát với kết quả thể hiện ở bảng 1.1:
Bảng 1.1: Thực trạng môi trường thực hành Tiếng Anh ở Trường THPT Như Thanh.
STT
Biểu hiện của thực trạng
MTTHT ở trường THPT Như
Tỷ lệ %
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Khá
thường
xuyên
Ít
thường
xuyên
Không
thường
xuyên
1 Giáo viên và học sinh hầu hết
sử dụng ngoại ngữ trong một
hoạt động học tập hay trong
lớp học
6.8% 7.2% 14.3% 45.5% 26.2%
2 Học sinh chủ động trong giao
tiếp Tiếng Anh.
9.4% 13.4% 19.7% 30.5% 27%
3. Học sinh có các hình thức
hoạt động để thực hành giao
tiếp Tiếng Anh.
0.8% 4.3% 9.4% 10.7% 74.8%
4. Học sinh được rèn luyện kỹ
năng mềm ( như thuyết trình
bằng Tiếng Anh, khai thác
kiến thức trên Internet ) qua
bài học.
1.4% 7.3% 11.4% 32.6% 47.3%
Nhìn vào bảng 1.1. ta thấy thực trạng môi trường thực hành tiếng qua kết
quả khảo sát còn hạn chế trong đó: Giáo viên và học sinh chưa sử dụng hầu
hết bằng Tiếng Anh trong một số hoạt động hay ở tiết học; Các hoạt động để
học sinh có môi trường thực hành không được tổ chức thường xuyên và
sát thực; học sinh chưa chủ động giao tiếp bằng Tiếng Anh; Học sinh chưa
được luyện các kỹ năng mềm thông qua bài học.
Vậy, từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Rất cần thiết để tạo môi trường
thực hành Tiếng Anh cho học sinh giúp các em có cơ hội thực hành , từ đó
các em có thể hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, đó cũng chính là
mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học ngoại ngữ.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. GIẢI PHÁP
Để khắc phục thực trạng trên tôi đã áp dụng giải pháp là:
“Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh”
Học sinh học những bài trong sách giáo khoa cả một năm học sẽ làm cho
các em thấy nhàm chán và áp lực, đặc biệt là rất thụ động trong qúa trình thực
hành. Giảng dạy trong sách giáo khoa, giáo viên thường phải logic theo trật tự
của nội dung chương trình, theo phân phối chương trình. Việc dạy và học giữa
6
giáo viên và học sinh cứ lặp đi lặp lại suốt cả một năm học; thời gian trên lớp
hạn chế, vì thế giáo viên chỉ có thể yêu cầu học sinh thực hành như yêu cầu
của sách giáo khoa, điều này không thể giúp học sinh phát triển kỹ năng giao
tiếp một cách tự nhiên được. Do vậy, để khắc phục những hạn chế về môi
trường giao tiếp, vì kiểu học truyền thống chưa đáp ứng được mục tiêu giao
tiếp của quá trình dạy học môn Tiếng Anh. Bởi các kiến thức ngôn ngữ được
xem như là phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng của quá trình học
tập.
Vì vậy, để học sinh có thể phát triển được kỹ năng giao tiếp, tôi đã tạo cho
các em môi trường để thực hành Tiếng Anh bằng cách tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để học sinh vừa có điều kiện thực hành giao tiếp lại được vui chơi
giải trí giúp các em phát triển toàn diện.
• Để tổ chức một hoạt động ngoại khóa thành công, giáo viên cần nhớ
một số lưu ý sau:
Thứ nhất: Chọn một chủ đề cho hoạt động ngoại khóa. Giáo viên cần đưa ra
một chủ đề thảo luận hoặc có thể sử dụng một bài báo, một vật hoặc một
hình ảnh để thiết lập một chủ điểm lớn cho hoạt động ngoại khóa hoặc cuộc
hội thoại. Giáo viên hãy xem xét xem liệu chủ đề có phù hợp với hoạt động
ngoại khóa không.
Thứ hai: Xác định mục tiêu của hoạt động ngoại khóa. Trước khi bắt đầu tổ
chức các hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh, giáo viên hãy quyết định xem
những gì mình muốn học sinh của mình có thể đạt được sau buổi ngoại
khóa. Giáo viên có thể muốn học sinh thực hành Tiếng Anh theo chủ điểm;
hay muốn học sinh luyện tập cách bày tỏ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý
một cách lịch sự; Giáo viên cũng có thể chọn một điểm ngữ pháp hay từ
vựng nhất định để học sinh luyện kỹ năng giao tiếp. Ví dụ như chọn chủ đề “
shopping” và hướng học sinh của mình luyện tập giao tiếp vào cách hỏi giá
cả và trả giá.
Thứ ba: Cho học sinh cơ hội để lắng nghe nhau. Bản năng của con người là
họ có thể nhận ra lỗi của người khác khi họ không phải nói chuyện. Để đảm
bảo học sinh phải quan tâm đến việc giao tiếp của nhau, hãy cung cấp cho
các em một mục tiêu mà các em cần thực hiện chỉ bằng cách nghe các học
sinh khác. Ví dụ nếu đội 1 đang trả lời câu hỏi, thì hãy để đội 2 và đội 3 lắng
nghe và nhận xét.
Thứ tư: Xây dựng kiến thức của học sinh. Thay vì chỉ đơn thuần là tổ chức
các hoạt động, hãy cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết nhất định. Không chỉ
vì sửa lỗi, hãy thêm vào những gì học sinh nói bằng cách gợi ý từ, gợi ý nội
dung, và các cách diễn đạt. Nếu đội nào dùng từ không hoàn toàn đúng, hãy
yêu cầu các nhóm khác bằng các câu hỏi mở. Hãy luôn giữ các mục tiêu của
mình trong hoạt động ngoại khóa để có thể giúp học sinh tăng thêm khả
năng thực hành những kiến thức nhất định sau mỗi hoạt động ngoại khóa.
Thứ năm: Hãy ghi nhớ: ở giữa cuộc thảo luận và thực hành sôi nổi, học sinh
có thể quá tập trung tham gia vào các tình huống giao tiếp đến nỗi các em
7
hầu như không chú ý đến nỗ lực của giáo viên khi giúp mình thêm vốn từ
vựng hoặc chỉnh lại cách phát âm. Vậy giáo viên hãy ghi lại những điều đó
để có thể tổng kết lại ở cuối buổi. Giáo viên cũng nên ghi chú lại các lỗi khi
chợt nghe thấy nhưng cũng không cần phải làm gián đoạn cuộc hội thoại hay
hoạt động đang diễn ra.
Thứ sáu: Hãy tạo cho học sinh một cảm giác hoàn thành công việc. Đến
cuối buổi, Giáo viên nên tổng kết lại kiến thức. Hãy nhắc lại các lỗi mà các
học sinh mắc phải. Hoặc tổng hợp kết quả nếu đó là một cuộc thi. Lúc này
học sinh có thể xem lại những gì mà các em đã đạt được. Hơn nữa dạy giao
tiếp thường nảy sinh các tình huống bất ngờ mà giáo viên không lường
trước được. Vậy hãy chuẩn bị cho mình vốn từ vựng, ngữ pháp và khả năng
giải quyết tình huống linh hoạt.
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Những tiết học các kỹ năng ngôn ngữ ở trên lớp, để giải quyết hết các
nhiệm vụ đã khó, lại thêm nhiều nội dung trong sách chưa phù hợp với trình
độ của học sinh Như Thanh, vậy nên không có thời gian để các em thực hành
các kỹ năng đó như thể là một phần của giao tiếp. Chính vì vậy tôi đã tổ chức
một vài hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh cho các em tham gia, vừa tạo không
khí sôi động, nâng cao tính tích cực, hợp tác tập thể, tạo sân chơi lành mạnh,
tri thức với không khí vui nhộn cùng chơi mà học, cho các em thấy giá trị của
việc học vào thực tế và dần dần tạo được nền tảng tốt, vừa cho các em có cơ
hội, có môi trường để thực hành Tiếng Anh, từ đó hình thành cho các em kỹ
năng giao tiếp- đó cũng chính là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học.
2.1. MỘT SỐ DẠNG NGOẠI KHÓA (Tôi đã áp dụng ở trường
THPT Như Thanh)
Dạng 1: Tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề
Hình thức : Một cuộc thi
Thời lượng: 180 phút
Mục đích:
- Thúc đẩy phong trào nói Tiếng Anh và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ
thông qua hình thức vui để học, góp phần bổ sung và củng cố kiến thức chung
về chủ đề. Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng
Tiếng Anh, gây niềm say mê, hứng thú học tập cho học sinh với môn Tiếng
Anh
- Giáo dục các kỹ năng mềm cho học sinh: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm
chủ sân khấu, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng khai thác kiến thức internet vào
phục vụ học tập và cuộc sống….
- Góp phần vào các phong trào thi đua: “đổi mới phương pháp dạy- học”,
“xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”…
8
Dạng2: Tổ chức ngoại khóa ở tiết chào cờ
Hình thức: Các trò chơi và tiết mục văn nghệ bằng Tiếng Anh
Thời lượng : 45 phút
Mục đích:
- Tạo môi trường cho học sinh thực hành Tiếng Anh với các từ đơn giản,
gần gũi gây niềm say mê, hứng thú học tập cho học sinh với môn Tiếng Anh
- Góp phần vào các phong trào: “đổi mới sinh hoạt tiết chào cờ”
Dạng 3: Tổ chức ngoại khóa tại lớp học ( Tiết tự chọn)
Hình thức: tổ chức các trò chơi, hoặc giao lưu với giáo viên dạy ngoại ngữ
khác, với người bản xứ,
Thời lượng : 45 phút
Mục đích:
- Tạo sự mới mẻ trong môi trường giao tiếp, giúp các em thấy hứng thú và
chủ động giao tiếp bằng Tiếng Anh.
- Thay đổi không khí lớp học nhằm xóa đi không khí buồn tẻ, nhàm chán
trong các tiết học kiến thức ngôn ngữ.
Dạng 4: Tổ chức đi tham quan
Hình thức: Tổ chức đi tham quan, và tập làm hướng dẫn viên du lịch (ở
những khu di tích, chùa, đền, danh lam thắng cảnh tại địa phương).
Mục đích:
- Tạo môi trường tích cực cho các em thực hành Tiếng Anh.
- Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của Tiếng Anh trong
thực tế.
2.2. VÍ DỤ CỤ THỂ:
VÍ DỤ 1 :
Tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề
Ngoại khóa Tiếng Anh
( Thời lượng: 180 phút)
Chủ đề: Các ngày lễ hội ( Celebrations)
Hình thức: Là một cuộc thi giữa 3 đội
Thời gian và địa điểm: - 7h30 ngày 19/02/2012
- Tại hội trường nhà C - Trường THPT Như Thanh.
Đối tượng và thành phần dự:
- Đối tượng: Toàn thể GV tổ Ngoại Ngữ, học sinh các lớp 11C1, 11C3,
12B3, 10 A6, 10A2.
9
- Khách mời: Ban giám hiệu nhà trường, Chủ tịch công đoàn, Bí thư
Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội LHTN, các tổ trưởng chuyên môn.
Nội dung sinh hoạt ngoại khóa ngày 19 /02/2012:
Hoạt động Nội dung và một số hình ảnh thực hiện
HOẠT ĐỘNG 1:
Khai mạc + giới thiệu đại biểu
HOẠT ĐỘNG 2:
Phần thi kiến thức nền
(General Knowledge)
Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố các kiến
thức về một số ngày lễ hội quan
trọng;
- Giúp hs phát triển khả năng nghe
và trả lời câu hỏi bằng Tiếng Anh.
Thể lệ: Có 3 gói câu hỏi, mỗi gói
gồm 5 câu hỏi. Lần lượt 3 đội chọn
các gói câu hỏi và trả lời ( 30giây/ 1
câu ).
Mỗi câu đúng được 10 điểm
-Khai mạc ( thuyết trình về tầm quan
trọng của Tiếng Anh )
-Tiểu phẩm “Tầm quan trọng của Tiếng
Anh
Gói câu hỏi I.
( Group of questions NO.1)
1.When is Teachers’ Day celebrated?
2. Which flower is traditional at Tet in
the North?
3.When is Mid -Autumn Festival
celebrated?
4. What do people usually watch on New
Year’s Eve?
5.When is Mothers’ Day celebrated?
Gói câu hỏi II.
( Group of questions NO.2)
1. What is Banh Chung made from ?
2. Which tree is popular throughout the
country at Tet?
3. The 50th wedding anniversary is
called the _________ anniversary.
4. When is Valentine’s Day celebrated?
5. When is National Independence Day
of Vietnam celebrated?
Gói câu hỏi III.
( Group of questions NO.3)
1.What inside red envelopes do Children
like to receive at Tet?
2. Which flower is traditional at Tet in
the South?
3. Which occasion is the grandest and
10
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi
Miêu tả trang phục ngày lễ
( Describing your clothes.)
Mục đích:
Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
phản xạ nhanh khi gặp tình huống
giao tiếp, và khả năng miêu tả trang
phục bằng Tiếng Anh.
Thể lệ: Có 3 túi đựng 3 loại trang
phục khác nhau nhân các ngày lễ
khác nhau.
Mỗi đội cử 1 bạn lên chọn một túi
bất kỳ, mỗi đội sẽ có 10 phút để một
bạn vừa mặc bộ trang phục đó, vừa
thảo luận về cách mô tả bộ trang
phục đó với cả nhóm.
Sau đó cử đại diện lên mô tả bộ trang
phục đang mặc( về: loại trang phục,
mầu sắc, mặc vào dịp nào, cảm nhận
về bộ trang phục đó,………… )
trong vòng từ 7 đến 10 phút.
HOẠT ĐỘNG 4:
Phần dành cho khán giả
Thể lệ:
Có 3 bức tranh liên quan đến trường
THPT Như Thanh , yêu cầu học sinh
most important in the year in Vietnam?
4.What do Children wear in Mid-Autumn
Festival?
5 .When is Thanksgiving celebrated?
Loại trang phục 1 : Áo dài
Loại trang phục 2 : Váy cưới
Loại trang phục 3 : Bộ Vét Nam
(H/s Lê thị Tâm đang mô tả trang phục của đội
mình.)
Các bức tranh và câu hỏi:
Picture 1: Which high school is this?
11
quan sát và trả lời câu hỏi . (Mỗi câu
trả lời đúng sẽ nhận được phần quà)
HOẠT ĐỘNG 5: Phần thi
Ai sáng tạo hơn?
(Who is more creative?)
Mục đích:
Giúp học sinh phát triển kỹ năng
thuyết trình bằng Tiếng Anh.
- It is Nhu Thanh High School.
Picture 2 : What is Mr Tai doing ?
-He is teaching/ writing.
Picture 3: What are they doing ?
- They are cooking
12
Thể lệ:
Làm thiếp chúc mừng gửi “Người
thân yêu”.
Trò chơi này kiểm tra năng khiếu
“thủ công” của học sinh và khả năng
diễn đạt tình cảm của mình bằng
Tiếng Anh.
Trong thời gian 30 phút học sinh
phải tạo được 1 bưu thiếp chúc mừng
và ghi những lời chúc bằng Tiếng
Anh.
Đại diện của từng đội lên nói thiếp
đó gửi cho ai, vào dịp nào, tại sao lại
tặng cho người đó, lời chúc là gì.
Thuyết trình trong thời gian tối đa 5
phút.
- Đúng giờ cho phép, thiếp đẹp, có
nội dung theo yêu cầu, thuyết trình
hay: 50 điểm.
HOẠT ĐỘNG 6:
Kết quả và trao giải thưởng.
(H/s Lê văn Đức đang thuyết trình về tấm thiệp
tặng mẹ)
VÍ DỤ 2:
Tổ chức ngoại khóa tại lớp 10 A6 vào tiết tự chọn
( Thời lượng: 45 phút)
Hình thức: Tổ chức trò chơi và giao lưu với người bản xứ.
Thời gian và địa điểm: Tiết tự chọn – phòng học lớp 10 A6
Đối tượng: Học sinh lớp 10 A6
Khách mời : Giáo viên người Anh.
Nội dung cụ thể:
Hoạt động Nội dung và hình ảnh thực
hiện
13
HOẠT ĐỘNG 1:
Trò chơi đoán các loại quả
( Fruit Quessing)
Mục đích:
- Giúp học sinh ôn lại từ vựng về
các loại quả.
- Tạo cho học sinh không khí học
tập vui vẻ, chủ động.
Thể lệ:
Giáo viên cho 2 đội, mỗi đội 10
người.
Đội 1 mỗi người cầm một gói quà
đựng một loại hoa quả trên tay.
Đội 2 sẽ cử từng người lên chọn quà
và đoán tên loại quả đó bằng Tiếng
Anh, được đoán tối đa 3 lần.
Nếu đoán đúng sẽ được nhận món
quà đó.
HOẠT ĐỘNG 2:
Giao lưu với người bản xứ
Mục đích:
Tạo sự mới mẻ trong môi trường
giao tiếp, giúp các em thấy hứng
thú và chủ động giao tiếp bằng
Tiếng Anh.
Hình thức:
Giáo viên để các em chủ động giao
tiếp với giáo viên là người bản xứ,
bao gồm: Giới thiệu, làm quen, học
hỏi kinh nghiệm học Tiếng Anh,
giải đáp thắc mắc về văn hóa các
nước nói Tiếng Anh nói chung và
nước Anh nói riêng, và giới thiệu về
Danh sách các loại quả (list of fruits):
1- Apple. 6- Lemon.
2- Orange. 7- Banana.
3- Papaya. 8- Water- melon
4- Grape. 9- Pineapple.
5- Tomato. 10- Mango.
(Học sinh lớp A6 – Tham gia trò chơi đoán
quà tặng rất tích cực.)
Một số hình ảnh ở buổi giao lưu:
(Học sinh lớp A6- dẫn thầy Igorl đến thăm
phòng thí nghiệm trường THPT Như Thanh.)
14
trường THPT Như Thanh,
(Học sinh lớp A6- Tặng quà lưu niệm tự làm
cho thầy Igorl khi buổi giao lưu kết thúc.)
IV. KIỂM NGHIỆM.
Tạo môi trường thực hành Tiếng Anh để hình thành và phát triển kỹ
năng giao tiếp cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
tôi thu được những kết quả tương đối khả quan:
* Kết quả thu được qua các bài kiểm tra kỹ năng như sau:
Lớp Chưa áp dụng các biện pháp
(Theo số liệu khảo sát đầu
năm học 2011- 2012)
Sau khi áp dụng các biện pháp
(Theo số liệu cuối năm học 2011-
2012 và năm học 2012-2013)
Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém
% % % % % % % % % %
A6
2,2
10,9
32,6
47,8
6,5
10,3 28,7 34,8 25 1,2
14,3 34,2 35,7 15,8 0,0
15
C1
4,3 15,2 28,3 45,6 6,6
15 30 30,5 23,1 1,4
16,4 37 33,5 13 0,1
Và tôi nhận thấy rằng:
* Học sinh đã thay đổi thái độ học tập đối với môn Tiếng Anh. Các em rất
hứng thú, tích cực bởi vì các em vừa được học, vừa chơi, được tranh luận một
cách thoải mái, không áp lực, lại có hiệu quả cao. Các em không còn ngại
ngùng khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, các em mạnh dạn hơn khi tình cờ gặp
tình huống cần phải sử dụng Tiếng Anh, đặc biệt các em thích được gặp
những người nước ngoài để có cơ hội thực hành tiếng.
* Các hoạt động giúp các em áp dụng các kiến thức đã học trong giờ
chính khóa để diễn đạt các nội dung giao tiếp ở các tình huống cụ thể trong
học tập và trong đời sống thật nhằm phục vụ cuộc sống.
* Hình thức rèn luyện theo nhóm, cặp giúp các em luyện tập được nhiều
hơn, tận dụng được thời gian; dạy cho các em cách để học hỏi lẫn nhau;
khuyến khích những học sinh ít nói, những em hay ngại ngùng có tự tin nói
lên ý kiến của mình.
* Các em có cơ hội để phát triển một số kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng làm chủ sân khấu, kỹ năng khai thác kiến thức ở các nguồn
khác ngoài sách giáo khoa.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Dạy- học Tiếng Anh theo nhiều người dạy là một việc không khó,
hơn nữa chỉ cần yêu cầu học sinh làm đầy đủ các yêu cầu trong sách giáo
khoa là được rồi. Tuy nhiên dạy thế nào để gây được hứng thú học ở người
học, làm thế nào để giúp học sinh sử dụng các kiến thức ngôn ngữ như
phương tiện để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp là một việc làm
không dễ. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy, nếu thực sự trăn trở với bài
dạy chúng ta sẽ thấy cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo cho học sinh môi trường giao tiếp Tiếng
Anh mà tôi nêu ra trong chuyên đề này, không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh
của tôi trong việc hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, mà nó còn có ý
nghĩa đối với thói quen học tập nói chung của các em, đó là luôn chủ động,
tích cực và sáng tạo. Hình thành cho các em kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ
năng giao tiếp bằng Tiếng Anh để các em có thể thích ứng với xã hội ngày
16
nay đang không ngừng vận động, để các em trở thành những con người vững
tin trước những khó khăn và thách thức của cuộc sống hiện tại.
II. ĐỀ XUẤT.
- Môi trường giao tiếp Tiếng Anh có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động
học tập của học sinh trường THPT Như Thanh nói chung, và học sinh khối D
nói riêng. Vì vậy cần áp dụng đồng bộ giải pháp này đối với nhà trường; giáo
viên; học sinh nhằm xây dựng môi trường thực hành tiếng tích cực cho học
sinh.
- Nhà trường cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ
việc dạy và học ngoại ngữ.
Thanh hóa, ngày 16 tháng 04 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Bùi Thị Tú
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2007 Tiếng Anh 11, Nhà xuất bản Giáo Dục
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,2007 Tiếng Anh 12, Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,2009 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ
năng môn Tiếng Anh trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Hoàng Văn Vân, 2008 Hướng dẫn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa
lớp 12 môn Tiếng Anh, Nhà xuất bản Giáo Dục.
18