Tải bản đầy đủ (.ppt) (84 trang)

Sử dụng và sửa chữa ôtô chương 3 THIẾT bị XƯỞNG và THIẾT bị CHẨN đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 84 trang )

Trường đại học sư phạm kĩ thuật Hưng yên
khoa cơ khí động lực
Bài giảng điện tử ‘‘sử dụng và sửa chữa ôtô’’
Tín chỉ 1
3.1. Các thiết bị nâng, chuyển, định vị ôtô trong sửa chữa
3.2.Các thiết bị cầm tay và thiết bị công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa
3.3Các thiết bị dùng trong kiểm định chất lượng
ôtô
3.4.Các thiết bị chẩn đoán xách tay
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3.1. Các thiết bị nâng, chuyển, định vị ôtô trong sửa chữa.
3.1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu:
a. Công dụng:
-Thiết bị nâng, chuyển, định vị dùng để nâng hạ các vật nặng nhằm
giảm sức lực cho thợ sửa chữa.
- Nâng cao xe lên sao cho kỹ thuật viên có thể đảm bảo được tư thế
thuận tiện để làm việc dưới gầm xe.
-Giúp cho công tác vận chuyển các cụm chi tiết và các bộ phận nặng
trên ôtô một cách nhẹ nhàng, an toàn.
b. Phân
loại:
-Thiết bị nâng hạ: dùng nâng ôtô đến độ cao thích hợp nào đó, có
nhiều loại cầu nâng 2 trụ, 4 trụ, 1 trụ. Các thiết bị này được điều khiển
bằng điện và bằng thuỷ lực.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
- Kích thuỷ lực: Có thể nâng từng cầu hoặc từng bánh xe trong quá
trình bảo dưỡng, sửa chữa
c. Yêu
cầu:
- Nắm chắc quy trình vận hành, yêu cầu riêng với mỗi loại. Quan sát
kỹ trước khi nâng.


- Khi nâng hạ phải chèn kê chắc chắn, đúng vị trí, trọng tâm. Vật dễ
vỡ phải lót cẩn thận.
- Không dùng vật cứng dễ vỡ để kê, kích gây tai nạn cho người và
thiết bị.
- Không dược phép sử dụng, thiết bị nâng hạ vật quá tải và tránh cho
thiết bị chịu tải trọng trong thời gian dài.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3.1.2.Một số thiết bị nâng, chuyển, định vị thông dụng
3.1.2.1.Thiết bị nâng, chuyển, định vị điều khiển bằng tay
a.Kích thuỷ
lực:
1 Phân loại
Hình 3.1 Các loại kích thủy lực
Dùng để nâng từng cầu
hoặc từng bánh xe trong
quá trình bảo dưỡng sửa
chữa. Có thể nâng được
các tải trọng từ 0-30
tấn.Trên thị trường có 3
loại chính đó là loại 15
tấn, 20 tấn, 30 tấn.
2
Cấu tạo
Hình3.2.Kích thuỷ lực
1.Tay cầm.
2.Con đội.
3.Tay lắc
4.Cặp piston,xylanh.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3

Nguyên lý hoạt động:
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của kích
thuỷ lực.
1-Pittông bơm; 2- Thùng dầu; 3- Van một
chiều;
4- Van áp lực; 5- Pittông chính;6- Xylanh
kích;
7- Van thải; 8- Tay lắc; 9- Xi lanh bơm.
Người điều khiển đẩy tay lắc 8 về bên
trái, làm cho pittông bơm 1 chuyển
động từ trái sang phải, dầu từ thùng
chứa 2 qua van một chiều 3 vào trong
xylanh bơm 9, lúc này van áp lực 4
được đóng lại. Khi đẩy tay lắc 8 về
phía phải, pittông bơm 1 chuyển động
từ phải qua trái, đẩy dầu từ xylanh
bơm 9 qua van áp lực 4 vào xylanh
kích 6 đẩy pittông 5 lên trên, lúc này
van một chiều 3 được đóng lại. Vật
nâng được nâng lên một cách gián
đoạn theo nhịp lắc của tay đòn bơm.
Khi muốn hạ vật, mở van 7 và dưới
tác dụng của trọng lượng vật nâng,
đầu kích sẽ được hạ xuống. Chất lỏng
trở về bình chứa qua van 7.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
b.xe nâng
tay
1 Cấu tạo
Hình 3.4 Cấu tạo xe nâng tay.

1.Tay lắc.
2.Cụm piston, xylanh
3.Nơi để vật nâng.
4.Các bánh xe.
2 *Nguyên lý hoạt động.
Tương tự như nguyên lý hoạt động của kích thuỷ lực. Thay bằng việc lắc thanh đẩy
lên xuống ở đây ta dùng nâng số 1 lắc lên xuống để dẫn động cho các cặp piton
xylanh. Và ở xe nâng tay sẽ nâng cả 1 bề mặt nơi để vât nặng. Xe nâng tay được
trang bị bánh xe giúp di chuyển các vật nặng, các cum chi tiết, bộ phận trên xe ôtô
từ nơi này đến nơi khác trong xưởng.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3.2.1.2.Thiết bị nâng chuyển định vị điều khiển bằng điện.
a.Cầu nâng 2 trụ Bend-
pak
1 Cấu tạo
Hình 3.5 Cấu tạo cầu nâng 2 trụ Bend-
pak
1.Trụ cầu nâng.
2.Tay cầu nâng.
3.Bảng điều khiển.

Cầu nâng 2 trụ pend-pak được dung để
nâng các loại ôtô từ loại nhỏ đến các
loại tải nhỏ và trung bình.
-Các trụ cầu nâng được gắn chặt với
nền bê tông ở xưởng bằng các vít.
-Các tay cần nâng được lắp vào trục
cần nâng có thể di động lên xuống so
với trục cần nâng và được lắp với dây
cáp dẫn động.

-Ngoài ra ở trên cầu nâng còn nắp 1
môtơ, bình dầu thuỷ lực và các đường
ống dầu thuỷ lực.
-Cầu nâng được lắp bảng điều khiển
bảng điều khiển gồm nút điều khiển lên
xuống, khoá an toàn, và các cầu chì bảo
vệ an toàn cho môtơ cầu nâng.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
2 *Nguyên tắc Vận hành:
-Hành trình nâng:
+Phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi vận hành cầu nâng.
+Không được nâng xe quá tải trọng cho phép được ghi trên cầu nâng.
+Đưa xe vào vị trí của cầu nâng. Điều chỉnh tay nâng vào vị trí thích hợp.
+Vặn công tắc đi lên. Khi nâng đến độ cao cần thiết thì cho dừng cầu nâng và đóng
khoá hãm lại.
+Trước khi chui xuống gầm xe để sửa chữa phải chắc chắn khoá an toàn đã đóng.
-Hành trình hạ:
+Trước khi hạ cầu nâng xuống phải dọn sạch phần không gian phía dưới, không để
vật cản ở phí dưới.
+Nhấn nút mở khoá an toàn rồi nhân nút hạ xuống.
3 *Bảo dưỡng cầu nâng 2 trụ Bend-pak:
-Hàng tháng khiển tra các tay cầu nâng. Kiểm tra các cáp nối, các bu lông các chốt.
-Bôi trơn cầu nâng bằng mỡ.
-Kiểm tra lại các bộ phận của cầu nâng thay thế chúng nếu thấy cần thiết.
-Kiểm tra cáp thường xuyên điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết.
-Nếu các vít nở dưới chân cầu nâng bị lỏng thì tuyệt đối không được sử dụng
cầu nâng.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
b.Cầu nâng 4 trụ
Bend-pak

1 Cấu tạo
Hình 3.7 Cầu nâng 4 trụ Bend-pak
-Có 4 trụ cầu nâng được bắt
với nền xưởng bê tông
bằng các vít.
-Bàn nâng được lắp với trụ
cần nâng sao cho có thể di
động lên xuống được. Và
được lắp dây cáp dẫn động.
-Trong trụ cầu nâng có lắp
các đường ống dầu thuỷ
lực,các cum piston xy lanh
thủy lực các đường ống dẫn
khí nén.
-Ngoài ra trên trụ cầu nâng
còn lắp môtơ và bảng điều
khiển có 2 nút lên và
xuống. Loại này dùng chốt
an toàn.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
2 Vận hành:
-Nâng lên:
+Cho xe lên bàn nâng vào đúng vị chí sao cho vị trí của lốp xe phải nằm giữa của
mỗi đường dẫn.
+Đặt phanh tay, dùng chèn để giữ xe đúng vị trí.
+Trước khi nâng phải đảm bảo không có người ở trong và xung quanh cầu. Chú ý
khoảng trống phía trên.
+Nâng cầu nên dến độ cao mong muốn bằng cách nhấn vào nút phía trên của bảng
nguồn.
+khi xe lên đến độ cao mong muốn hạ đến vị trí khoá an toàn gần nhất. Không để

dây cáp bị trùng.
+Kiểm tra 4 chốt an toàn trước khi vào khu vực làm việc.
-Hạ xuống:
+Nâng cầu lên khỏi các chốt an toàn bằng việc nhấn vào nút ở bảng nguồn. Nâng
lên khoảng cách ít nhất 2 inch để đủ khoảng cách mở khoá.
+Nhấn và giữ nút van khí. Nhấn cần gạt phía dưới cho đến khi cầu hạ xuống
hoàn toàn.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3 Bảo dưỡng:
-Bảo dưỡng tuần:
+Bôi trơn tất cả các con lăn bằng dầu WD-40 hay tương đương.
+Kiểm tra tất cả các đầu nối cáp, bu lông và chốt đảm bảo gắn đúng vị trí.
+Bôi trơn các điểm chốt khoá an toàn bằng dầu WD-40 hay tương đương.
-Bảo dưỡng tháng:
+Kiểm tra tất cả các khoá an toàn để đả bảo chúng ở trong tình trạng tốt.
+Kiểm tra các dây cáp xem có hiện tượng mòn quá mức không.
+Kiểm tra bằng mắt xem tất cả các bộ phận di chuyển xem có bộ phận nào
mòn quá mức không.
+Thay thế các phần hư hỏng trước khi cho cầu vận hành trở lại.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3.2.Các thiết bị cầm tay và thiết bị công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa
3.2.1.Khái niệm cơ bản
3.2.2.Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị:
• Tìm hiểu cách sử dụng đúng các
thiết bị
• Tìm hiểu chức năng của dụng cụ và
thiết bị
• Lựa chọn chính
xác
• Hãy cố gắng giữ ngăn

nắp
• Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm
ngặt
a. Dụng Cụ Cầm
Tay
* Chọn dụng
cụ:
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3.3.3. Các thiết bị cầm tay và thiết bị công nghệ trong bảo dưỡng,
sửa chữa
1 Hãy chọn dụng cụ phù hợp với loại công việc
Hình 3.8- Chọn chòng hay cà lê theo thứ tự
1 -Bộ đầu khẩu
2- Bộ chòng
3- Cơlê
Để tháo và thay thể
bulông/đai ốc hay tháo các
chi tiết.
Thường phải sử dụng bộ
đầu khẩu để sửa chữa ôtô.
Nếu bộ đầu khẩu không thể
sử dụng do hạn chế về
không gian thao tác, hãy
chọn chòng hay cờlê theo
thứ tự.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
2 Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn thành công
việc
Hình 3.9 Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn
thành công việc

1.Tay quay cóc
2.Tay quay trượt
3.Tay quay nhanh.
Đầu khẩu hữu dụng trong trường hợp
mà nó có thể sử dụng để quay
bulông/đai ốc mà không cần định vị
lại. Nó cho phép quay bulông/đai ốc
nhanh hơn. Đầu khẩu có thể sử dụng
theo nhiều cách tuỳ theo loại tay nối
lắp vào nó.
CHÚ Ý:
1. Tay quay cóc Nó thích hợp khi sử
dụng ở những nơi chật hẹp. Tuy
nhiên, do cấu tạo của cơ cấu cóc, nó
có thể đạt được mômen rất lớn.
2. Tay quay trượt Cần một không gian
lớn nhưng nó cho phép thao tác nhanh
nhất.
3. Tay quay nhanh Cho phép thao tác
nhanh, với việc lắp thanh nối. Tuy
nhiên tay quay này dài và khó sử
dụng ở những nơi chật hẹp
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
3 Chọn dụng cụ theo độ lớn của mômen quay

Hình 3.10 Mômen xiết của các loại cụng cụ
Nếu cần mômen lớn để xiết
lần cuối hay khi nới lỏng
bulông/đai ốc, hãy sử dụng
cụ vặn cho phép tác dụng

lực lớn.
CHÚ Ý:
-Độ lớn của lực có thể tác
dụng phụ thuộc vào chiều
dài của dụng cụ. Dụng cụ
dài hơn, có thể đạt được
mômen lớn hơn với một lực
nhỏ.
-Nếu sử dụng dụng cụ quá
dài, có nguy cơ xiết quá
lực, và bulông có thể bị đứt
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
1. Cờ lê
-Phạm vi sử dụng
Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu
khẩu hay chòng không thể sử dụng được để
tháo hay thay thế bulông/đai ốc.
-Cách sử dụng
1. Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một
góc. Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờlê
lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những
không gian chật hẹp.
2. Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như
khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 cờlê
để nới lỏng đai ốc.
3. Cờlê không thể cho mômen lớn, nên
không được sử dụng để xiết lần cuối cùng.
-Chú ý:
Không được lồng các ống thép vào phần
cán của cờlê. Nó có thể làm cho mômen quá

lớn tác dụng vào và có thể làm hỏng bulông
hay cờlê.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
2. Bộ đầu khẩu Ứng dụng
Dụng cụ này có thể sử dụng để dễ dàng tháo và
thay thế bulông/đai ốc bằng cách kết hợp tay nối
và đầu khẩu, tuỳ theo tình huống thao tác.
Dụng cụ này giữ bulông/đai ốc mà có thể tháo
hay thay thế bằng bộ đầu khẩu.
1.Kích thước của đầu khẩu
• Có 2 loại kích thước khác nhau: lớn và nhỏ.
Phần lớn hơn có thể đạt được mômen lớn hơn so
với phần nhỏ.
2. Độ sâu của khẩu
• Có 2 loại: tiêu chuẩn và sâu 2 hay 3 lần so với
loại tiêu chuẩn. Loại sâu có thể dùng với đai ốc
mà có bulông nhô cao lên, mà không lắp vừa với
loại đầu khẩu tiêu chuẩn.
3. Số cạnh
•Có 2 loại: 12 cạnh và 6 cạnh Loại lục giác có bề
mặt tiếp xúc với bulông/đai ốc lớn hơn làm cho
nó rất khó làm hỏng bề mặt của bulông/đai ốc
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
Khẩu dùng cho bugi Ứng dụng
Dụng cụ này được sử dụng đặc biệt để
tháo và thay thế bugi.
• Có 2 cỡ, lớn và nhỏ, để lắp vừa với kích
thước của các bugi.
• Bên trong của khẩu có nam châm để giữ
bugi.

Chú ý
1. Nam châm bảo vệ bugi, nhưng vẫn phải
cẩn thận để không làm rơi nó.
2. Để đảm bảo bugi được lắp đúng, trước
tiên hãy xoay nó cẩn thận bằng tay.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
Bộ đầu nối cho đầu khẩu: Ứng dụng
Đầu nối vuông có thể di chuyển theo
phương trước và sau, trái và phải, và góc
của tay cầm so với đầu khẩu có thể thay
đổi tuỳ ý, làm cho nó rất hữu dụng khi làm
việc ở những không gian chật hẹp.
Chú ý
1. Không tác dụng mômen với tay cầm
nghiêng với một góc lớn.
2. Không sử dụng với súng hơi. Khớp nối
có thể bị vỡ, do nó không thể hấp thụ được
chuyển động lắc tròn, và làm hư hỏng
dụng cụ, chi tiết hay xe.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
Khớp nối tuỳ động: Ứng dụng
Đầu nối vuông có thể di chuyển theo
phương trước và sau, trái và phải, và góc
của tay cầm so với đầu khẩu có thể thay
đổi tuỳ ý, làm cho nó rất hữu dụng khi làm
việc ở những không gian chật hẹp.
Chú ý
1. Không tác dụng mômen với tay cầm
nghiêng với một góc lớn.
2. Không sử dụng với súng hơi. Khớp nối

có thể bị vỡ, do nó không thể hấp thụ được
chuyển động lắc tròn, và làm hư hỏng
dụng cụ, chi tiết hay xe.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
Thanh nối dài cho bộ đầu khẩu: Ứng dụng
1.Có thể sử dụng để tháo và thay thế
bulông/đai ốc mà được đặt ở những vị trí
quá sâu để có thể với tới.
2.Thanh nối cũng có thể được sử dụng để
nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễ
dàng với tới.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
Tay nối trượt bộ đầu khẩu: Ứng dụng
Loại tay quay này được sử dụng để tháo
và thay thế bulông/đai ốc khi cần mômen
lớn.
• Đầu nối với khẩu có một khớp xoay
được, nó cho phép điều chỉnh góc của tay
nối khít với đầu khẩu.
• Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều
dài của tay cầm.
Chú ý:
Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho
đến khi nó khớp vào vị trí khoá. Nếu nó
không ở vị trí khoá, tay nối có thể trượt
vào hay ra khi đang sử dụng. Điều này có
thể làm thay đổi tư thế làm việc của kỹ
thuật viên và dẫn đến nguy hiểm.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
Tay quay nhanh cho bộ đầu khẩu Ứng dụng

Tay nối này có thể được sử dụng 2 chiều
bằng cách trượt vị trí so với đầu khẩu.
1. Hình chữ L: Để cải thiện
mômen
2. Hình chữ T: Để nâng cao
tốc độ
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN
Tay quay cóc:
Ứng dụng
1.Quay cần cố định sang bên phải xiết
chặt bulông/đai ốc và sang bên trái để
nới lỏng.
2.Bulông/đai ốc có thể quay theo một
hướng mà không cần phải rút đầu khẩu
ra.
3. Đầu khẩu có thể khoá với một góc
nhỏ, cho phép làm việc với không gian
hạn chế.
Chú ý:
Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có
thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc.
Chương 3:THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN

×