CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN, NGẪU NHIÊN
Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ
Lời mở đầu !
Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người chúng ta, thế giới xung quanh ta luôn
vận động và biến đổi không ngừng cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ném một hòn đá xuống ao ta biết chắc chắn nó sẽ chìm, không thể nào khác
được. Thả một quả trứng gà trong ly nước ta thấy ra sao ? Thông thường thì quả
trứng sẽ chìm. Nhưng có người tinh nghịch có thể "phù phép" cho quả trứng nổi bằng
việc bỏ thật nhiều muối vào ly nước và khoáy cho tan…… Nếu ta vội vã kết luận rằng
hễ thả một quả trứng vào trong một ly nước Tất Nhiên quả trứng sẽ chìm thì ta đã lầm
lẫn lớn.
Newton nhìn quả táo rơi mà suy ra nguyên lý động lực học: Mọi vật rơi trong
chân không đều có cùng một độ gia tốc. Nguyên lý đó rất đúng nếu các vật đem ra thí
nghiệm rơi trong chân không. Nếu ta thả những vật đó rơi trong không khí thì dường
như nguyên lý đó không còn đúng nữa; sức cản của không khí sẽ làm cho những vật
đó rơi với những độ gia tốc khác nhau.
Ngược dòng lịch sử ta thấy đầu tiên xuất hiện xã hội nguyên thủy, tiếp theo là xã
hội chiếm hữu nô lệ, rồi đến xã hội phong kiến, xã hội Tư bản chủ nghĩa… đó là điều tất
yếu trong lịch sử khi xã hội đã đạt đến trình độ phát triển nhất định.
Vậy, khi ta bắt gặp một sự vật, hay một hiện tượng xảy ra thì cũng có thể do
nguyên nhân này, cũng có thể do nguyên nhân khác. Cũng có thể sự việc xảy ra là điều
tất nhiên không tránh khỏi nhưng cũng có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Trong sự hiểu biết hạn hẹp của mình, nhóm………( :0 :0 anh tuan hjhj ) …… xin
trình bày về cặp phạm trù Tất nhiên, Ngẫu nhiên. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của giảng viên và các bạn để bài làm thêm phong phú và hoàn chỉnh.
CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN, NGẪU NHIÊN.
Tất nhiên và ngẫu nhiên là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là
một trong những nội dung của nguyen lý về mố lien hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan
hệ biện chứng giữa cái tất nhiên với cai ngẫu nhiên
+ Tất nhiên : là cái do những nguyên nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết
định và trong nguyên nhân điều kiện nhất định phải xảy ra như thế chứ ko thể khác
được
.
VD: Sự tương tác vào hạt giống trong những điều kiện nhất định thì sẽ nảy mầm, thành
cây và sinh hoa kết quả.
VD: Trong điều kiện bình thường, một đứa trẻ bình thường không bị dị tật thì sẽ phát
triển theo các giai đoạn như bò, đứng, đi….
Hay 1 ví dụ khác trong bài thơ song của mình nhà thơ Xuân Quỳnh có viết…
VD: Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
“Xuân Quỳnh”.
+ Ngẫu nhiên : là cái không do mối quan hệ bản chất bên trong sự vật quyết định
mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của các hoàn cảnh bên ngoài quyết định
do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, xảy ra hoặc không xảy ra, cũng có thể
xuất hiện như thế này hoặc xuất hiện như thế khác.
VD: Trong quá trình học tập sinh viên trong ngành điện sẽ trở thành kĩ sư điện
nhưng do những điều kiện bên ngoài chi phối làm cho một số người không thể tiếp tục
học.
.
VD: Đã là nhà tư bản thì tất yếu phải bóc lột sức lao động của công nhân. Điều đó
do bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. Nhưng nhà tư bản tiến
hành sản xuất cái gì: ô tô, vải vóc hay vũ khí, chất độc, và bóc lột công nhân như thế
nào thì lại là cái ngẫu nhiên vì nó do những nguyên nhân riêng biệt, do những điều
kiện cá nhân không thuộc bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết
định.
VD: Sinh, lão, bệnh, tử là “tất nhiên” đối với mỗi người. Song sinh, lão, bệnh, tử vào lúc
nào, như thế nào, trong hoàn cảnh nào, lại mang tính “ngẫu nhiên” đối với họ.
VD: Gieo hạt ngô xuống đất, hạt ngô sẽ nảy mầm, mọc thành cây và lại do những
hạt ngô mới là tất nhiên, nhưng cũng có khi hạt ngô bị chim ăn hoặc bị sâu bệnh phá
hoại nên không thể nảy mầm, không thể phát triển thành cây, cho hạt được. Khả năng
này do những tác động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là ngẫu nhiên.
Trong sự vận động và biến đổi của thế giới vật chất, tính tất nhiên (tất yếu) bảo đảm
cho sự thống nhất của tự nhiên , còn tính ngẫu nhiên thì tạo ra sự đa dạng của thế giới
đó. Vì vậy, hai tính này luôn có trong mọi sự giải thích khoa học về sự vận động và biến
đổi của thế giới vật chất.
* Lưu ý
- Cái tất nhiên là cái chung, song không phải mọi cái chung đều là cái tất
nhiên.
VD: Trong một đội học sinh đi thi toán quốc tế, các em đều là đoàn viên thanh niên
Cộng sản, thì cái chung đoàn viên không phải là cái tất nhiên của đội thi toán mà chỉ là
ngẫu nhiên.
VD: Trong một kỳ thi tuyển sinh cao học, tất cả học sinh giỏi đều có nơi sinh cùng
một tỉnh là cái chung. Song đây là trường hợp hoàn toàn ngẫu nhiên và cái chung ở
đây là cái ngẫu nhiên.
- Chỉ cái chung nào gắn với bản chất của sự vật, mới là hình thức thể hiện của cái
tất nhiên.
VD: Thuộc tính biết chế tạo công cụ lao động và có ngôn ngữ là cái chung của con
người. Cái chung này đồng thời cũng là cái tất nhiên, vì nó nảy sinh do tác động của
bản thân quy luật nội tại của quá trình hình thành con người.
VD: Thuộc tính sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang…. Là những biểu
hiện chung của loài cá. Đây cũng là điều tất nhiên nhưng là tất nhiên tương đối.
Vậy, câu hỏi đặt ra là việc xuất hiện ngẫu nhiên hay tất nhiên đó có tuân theo quy
luật nào không?
Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật:
+ Tất nhiên tuân theo quy luật động lực là quy luật mà trong đó mối quan hệ qua lại
giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đơn trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân
chỉ có một kết quả xac định.
VD: Một bài toán có nhiều cách giải khác nhau nhưng ứng với nó là một kết quả xác
định
VD: Nếu biết tốc độ chuyển động và vị trí của vệ tinh nhân tạo ở thời điểm T1 ta có
thể xác định được chính xác tốc độ chuyển động và vị trí của nó ở thời điểm T2….
+ Ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kê là quy luật mà trong đó mối quan hệ giữa
nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đa trị, tức là ứng với một nguyên nhân có thể là
kết quả này cũng có thể là kết quả khác.
VD: Gieo đồng tiền kim loại, mỗi lần gieo đồng tiền sấp hay ngửa là ngẫu nhiên.
Song, sau khi nghiên cứu về sự xuất hiện mặt sấp (hoặc ngửa) người ta thấy rằng cái
tất nhiên là tổng số mặt sấp (hoặc ngửa) so với tổng số lần gieo là xấp xỉ 1/2. Càng
gieo nhiều, tỉ số đó càng tiến gần tới 1/2 (chứ không thể là 2/3 hay 3/4).
VD: Trong một kỳ thi tuyển sinh vào một cơ sở đào tạo, những người đạt loại giỏi
đều là những người có nơi sinh cùng một tỉnh. Đây là trường hợp ngẫu nhiên vì cũng
có thể sảy ra trường hợp khác, tức là trường hợp các học sinh giỏi đó không cùng sinh
một tỉnh….
Friedrich Engels đã khẳng định: “Ở đâu mà sự ngẫu nhiên hình như tác động ở
ngoài mặt thì ở đấy, tính ngẫu nhiên ấy luôn luôn bị chi phối bởi những quy luật bị che
đậy; và vấn đề chỉ là phát hiện ra những quy luật ấy”.
- Mối liên hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật
VD: Sinh viên phải học tập.
VD: Trong hoàn cảnh bình thường khi gieo hạt thì cây sẽ nảy mầm và phát triển….
+ Ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển, làm cho sự phát triển của sự vật nhanh
hay chậm.
VD: Trong quá trình học tập sinh viên bị chi phối bởi nhiều hoàn cảnh như: tiền nhà,
bạn bè, ý chí học tập… điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề học tập của sinh
viên.
VD: Cây xanh phát triển nhanh hay chậm tùy vào chất dinh dưỡng, chăm bón….
VD: Cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu
hướng của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh
hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được
như thế nào
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô vàn cái ngẫu
nhiên. Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên đồng thời bổ sung cho cái
tất nhiên.
VD: Sự phát triển của một cây xanh, khi ta gieo hạt trong điều kiện bình thường thì
cây sẽ nảy mầm và phát triển. Nhưng quá trình cây phát triển nhanh hay chậm còn tùy
thuộc vào các yếu tố khác như: nước, không khí, dinh dưỡng….
Ph.Ăngghen nhận xét: Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên
do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên.
Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến
trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay
thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó
phải xuất hiện. Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh hướng chung của sự phát
triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình
thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình thức
thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải là tồn tại vĩnh viễn, chúng có thể chuyển hoá
cho nhau, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối.
VD: Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu chỉ là
việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ
cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công
lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản
xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản
phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
VD: Trong hoạt động tâm sinh lý con người, một người bình thường thì khi trưởng
thành tâm sinh lý phát triển xuất hiện tình cảm đối với người khác phái (hay còn gọi là
tình yêu) đó là điều tất nhiên. Nhưng yêu ai (hoặc thích ai) đó là điều hoàn toàn ngẫu
nhiên.
VD: Con người ta ngủ ai cũng đã từng mơ, giấc mơ xuất hiện là điều tất nhiên trong
mỗi người bình thường. Nhưng nội dung của giấc mơ là một điều ngẫu nhiên.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
1. N u t t nhiên là cái nh t nh ph i xu t hi n theo quy lu t n i t i c a nó, còn ng u ế ấ ấ đị ả ấ ệ ậ ộ ạ ủ ẫ
nhiên có th xu t hi n và c ng có th không xu t hi n, thì trong nh n th c ph i t n ể ấ ệ ũ ể ấ ệ ậ ứ ả đạ đế
cái t t nhiên và ấ
trong ho t ng th c ti n ph i d a vào cái t t nhiên. ạ độ ự ễ ả ự ấ
Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính (phương án 1), người ta thấy có
phương án hành động dự phòng (phương án 2) để chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có
thể xảy ra.
2. Khi nh n m nh cái t t nhiên, chúng ta không th quên cái ng u nhiên, không tách ấ ạ ấ ể ẫ
r i cái t t nhiên ra kh i cái ng u nhiên. Ph i xu t phát t cái ng u nhiên t n cái ờ ấ ỏ ẫ ả ấ ừ ẫ để đạ đế
t t nhiên và khi d a vào cái t t nhiên, ph i chú ý n nh ng cái ng u nhiên. ấ ự ấ ả đế ữ ẫ
3. T t nhiên và ng u nhiên có th chuy n hoá qua l i, nên ph i t o ra i u ki n ấ ẫ ể ể ạ ả ạ đề ệ để
c n tr hay chuy n hoá gi a chúng do yêu c u c th c a th c ti n. ả ở ể ữ ầ ụ ể ủ ự ễ Vì cái tất nhiên
gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn
cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có
thể không.
Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể
dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên.
Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng
đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc. Do vậy, trong
hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, người ta thấy có phương án hành động
dự phòng để chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.
Vì cái tất nhiên không tồn tại thuần túy mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên. Do vậy
muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh
rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi
nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến
sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu. Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có
thể chuyển hóa thành cái tất nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động
thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không
quyết định xu hướng phát triển của sự vật.
- Kết Luận:
Vận dụng vào sự phát triển đất nước ta hiện nay. Trong điều kiện đất nước ta trong giai
đoạn hiện nay đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Nếu đường lối phát triển, lý luận đúng và mọi người đều cùng nhau bắt
tay vào cùng với Đảng và nhà nước góp phần công sức của mình trong công cuộc đó
thì chúng ta sẽ xây dựng đất nước phát triển theo hướng tích cực đó là điều tất nhiên.
Nhưng trên thực tế, chúng ta còn bắt gặp nhiều những vẫn đề ngẫu nhiên ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của đất nước như: quan liêu, tham nhũng, tri thức kém
cỏi…. Những mặt hạn chế này tuy là ngẫu nhiên nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến cái
tất nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển của đất nước.