Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

độc quyền điện và vai trò điều tiết nhà nước hướng tới thị trường cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.63 KB, 23 trang )

Kinh tế học tổ chức kinh doanh
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Điện vốn là hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống. Trong quá khứ, đôi khi ông cha ta sống
và làm việc trong điều kiện thiếu thốn ánh sáng của điện thì ngày này, trong thời buổi hội
nhập, điện không chỉ đơn thuần dùng trong sinh hoạt mà còn là yếu tố đầu vào cho hoạt
động kinh doanh. Điện còn là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia khi
mà tất cả người dân nước đó đều có thể tiếp cận tới điện một cách dễ dàng.
Từ trước đến nay, điện vẫn thuộc sở hữu và chịu sự điều tiết của Nhà Nước. Tuy nhiên
trong những năm gần đây xuất hiện quan điểm cho rằng liệu có nên tư nhân hóa điện?
Tại sao Nhà Nước phải can thiệp sâu vào điều tiết giá điện? Và còn nhiều luồng dư luận
xung quanh vấn đề này.
Chính từ thực trạng đó cùng với nhu cầu môn học, nhóm đã chọn đề tài này với mong
muốn rằng trong quá trình thực hiện đề tài sẽ cùng nhau đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất
cho vấn đề.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nêu bật vấn đề độc quyền tự nhiên về điện của Nhà Nước
- Tác động của độc quyền tự nhiên điện.
- Vai trò của Chính Phủ trong điều tiết giá điện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Ngành điện Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để giải quyết vấn đề.
5. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng ngành điện nước ta ngày nay
Chương 3: Vai trò điều tiết giá điện của Nhà Nước
Chương 4: Nhận xét, đánh giá của nhóm
1
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
CHƯƠNG I


CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC ĐỘC QUYỀN ĐIỆN VÀ
VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. Độc quyền tự nhiên
Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy
mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người
cung cấp duy nhất.
Một ngành được coi là độc quyền tự nhiên khi một doanh nghiệp duy nhất có thể cung
ứng một hàng hoá hoặc một dịch vụ cho toàn bộ thị trường với chi phí thấp hơn trường
hợp có hai hoặc nhiều doanh nghiệp.Trong trường hợp này doanh nghiệp duy nhất có thể
sản xuất sản lượng nào với chi phí thấp nhất.
1.2. Đặc điểm của độc quyền tự nhiên
- Độc quyền tồn tại khi toàn bộ nhu cầu về một loại hàng hoá có thể được cung cấp
bởi một nhà sản xuất tiến hành trên quy mô lớn.
- Xu hướng độc quyền tự nhiên thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định
lớn, người cung cấp đầu tiên đã chiếm được gần hết thị phần, vì vậy chi phí cố định bình
quân cho một sản phẩm của họ nhỏ.
- Ngành độc quyền tự nhiên thường do nhà nước kinh doanh hoặc cho phép kinh
doanh để khỏi tổn hại đến lợi ích công cộng.
1.3. Cơ sở điều tiết giá điện của nhà nước
1.1.1. Lợi thế vượt trội về chi phí so với những đối thủ cạnh tranh khác
Đây được gọi là "lợi thế của người đến đầu tiên." Xu hướng này thường xuất hiện ở
những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp đầu tiên đã chiếm được gần hết thị
phần, vì vậy chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm của họ nhỏ. Trong khi đó,
2
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
những người cung cấp khác có thị phần nhỏ, vì thế chi phí cố định bình quân cho một sản
phẩm lớn hơn nhiều. Chẳng hạn như ngành điện và nước là hai ngành có tính chất độc
quyền tự nhiên.
1.1.2. Việc chỉ có một hệ thống phân phối là thuận lợi và cần thiết
Trong một số ngành, việc chỉ có một hệ thống phân phối sản phẩm là cần thiết và hiệu

quả. Chúng ta thấy điều này trong ngành đường sắt cũng như điện, nước, ga. Việc có
nhiều hơn một hệ thống đường ray trong ngành đường sắt là phí phạm và không hiệu quả.
Hay việc có thêm nhiều đường dây dẫn điện, nhiều hệ thống công cấp nước, ga là hoàn
toàn không hiệu quả và mang đến phí tổn lớn cho xã hội. Chính vì vậy những doanh
nghiệp đầu tiên tham gia ngành này được phép cung cấp độc quyền.
1.1.3. Việc sở hữu hoặc chiếm dụng một nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nhà sản xuất sở hữu hoặc kiểm soát một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó. Khi đó
nhà sản xuất là người duy nhất có khả năng sản xuất ra hàng hóa đó. Những người khác
muốn tham gia thị trường nhưng không thể vì không thể sở hữu được nguồn tài nguyên
thiên nhiên này. Chính tình trạng này đã mang đến cho người sở hữu nguồn tài nguyên
một lợi thế độc quyền tự nhiên. Ví dụ dễ thấy chính là việc sở hữu mỏ than hay mỏ dầu ở
một địa phương nào đó, càng dễ thấy hơn nếu sở hữu một mỏ đá.
1.1.4. Sản phẩm không có hàng hóa thay thế gần gũi
Sản phẩm được sản xuất ra không có hàng hóa thay thế gần gũi. Người tiêu dùng rất
khó tìm được một hàng hóa tương tự như vậy. Chính điều này làm người tiêu dùng phải
tiếp tục sử dụng loại hàng hóa đó. Do đó nhà sản xuất có được sức mạnh độc quyền
1.4. Vai trò điều tiết của nhà nước trên lý thuyết:
3
D
G
H
MR
E
P
A
B
AC
MC
C
F

P1
QQm
Qm
Q1
Q00
Pv
P0
Pg
Q2
P2
K
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Độc quyền điện là độc quyền tự nhiên nên nó có lợi thế nhờ tính tiết kiệm theo quy
mô. Điều đó có nghĩa là chi phí biên (MC) trong độc quyền cung cấp điện là đường dốc
về lúc đầu sau đó tiến tới nằm ngang. Khi chi phí biên giảm dần và tiến tới không đổi thì
tổng chi phí (TC) cũng giảm xuống và tiến tới không đổi, do đó khi sản lượng sản xuất
tăng lên thì AC = cũng sẽ giảm xuống như trên hình vẽ.
Hình 1: Tác động tổn thất phúc lợi xã hội của độc quyền điện khi chưa có sự can
thiệp của nhà nước và khi có sự can thiệp của nhà nước
Trước khi có sự điều tiết giá của nhà nước
Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất lượng điện tại mức mà ở đó doanh
thu biên (MR) = chi phí biên (MC). Dựa vào đồ thị ta thấy sản lượng để tối đa hóa lợi
nhuận là Q
1
, trong khi đó mức hiệu quả xã hội cần đạt được la Q
0
(P = MC)
Từ đồ thị ta thấy tại Q
1
mức giá vốn của nhà độc quyền là P

v
, mức giá bán ra thị
trường là P
1
. Ta thấy rằng trong độc quyền nhà độc quyền sản xuất lượng điện thấp hơn
4
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
nhưng bán với mức giá cao hơn mức giá đạt được hiệu quả xã hội (P
1
P
0
).Lợi nhuận siêu
ngạch của nhà độc quyền trong trường hợp này là P
1
BAP
v
(diện tích được tô màu vàng).
Trong độc quyền tồn tai sự phi hiệu quả vì sản xuất (Q
1
>

Q
0
) nên đây là lý do cần có sự
can thiệp của nhà nước.
Khi có sự can thiệp của nhà nước
Dưới sức ép chính trị và quyền lực hành chính của nhà nước buộc nhà độc quyền phải
sản xuất tại mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội là Q
0
và bán với mức giá P

0
.
Đứng về phía nhà độc quyền, tại Q
0
thì giá vốn của nhà độc quyền là P
g
, do đó trong
trường hợp này nhà độc quyền thua lỗ một khoảng P
g
CFP
0
. Nếu như nhà nước không có
chính sách gì để hỗ trợ cho nhà độc quyền thì có thể nhà độc quyền buộc phải đóng cửa
vì thua lỗ.
Từ đồ thị ta có thể thấy được tổn thất phúc lợi xã hội như thế nào khi:
- Chưa có sự điều tiết của nhà nước.
Nhà độc quyền ấn định sản lượng là Q
1
bán với mức giá P
1
lúc đó ta có:
Tổng doanh thu của nhà độc quyền là P
1
BQ
1
0 trong đó tổng chi phí để sản xuất ra Q
1
là P
v
AQ

1
0
Do đó, thay đổi thặng dư sản xuất của nhà độc quyền là diện tích P
1
BAP
v
Thay đổi thặng dư của người tiêu dùng khi có độc quyền là âm (-) diện tích P
1
BFP
0

Tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp có độc quyền là âm (-) diện tích (BFE +
P
v
AEP
0
)
Ta thấy rằng tổn thất phúc lợi xã hội lớn hơn lợi nhuận siêu ngạch mà nhà độc quyền
có được, tức là diện tích P
1
BAP
v
<

diện tích (BFE + P
v
AEP
0
).
- Khi có sự can thiệp của nhà nước:

Khi có sự can thiệp của nhà nước, nhà độc quyền phải sản xuất tại mức sản lượng đạt
hiệu quả xã hội và bán với mức giá là P
0
. Lúc này, tổng doanh thu của nhà độc quyền là
diện tích P
0
FQ
0
0, trong đó tổng chi phí để sản xuất ra sản lượng Q
0
này là P
g
CQ
0
0.
Do đó, thay đổi thặng dư của nhà độc quyền trong trường hợp có sự can thiệp của nhà
nước là âm (-) diện tích P
g
CFP
0.
5
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Thay đổi thặng dư của người tiêu dùng trong trường hợp này là (0)
Tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp có sự can thiệp của nhà nước là âm (-) diện
tích P
g
CFP
0
(diện tích được tô màu xám)
.

Kết luận: Chúng ta thấy rằng khi có sự can thiệp của chính phủ thì tổn thất phúc lợi xã
hội là âm (-) diện tích P
g
CFP
0.
Còn khi không có sự can thiệp của chính phủ thì tổn thất
phúc lợi xã hội âm diện tích (BFE + P
v
AEP
0
). Vậy nên cần sự can thiệp của chính phủ.
1.5. Vai trò điều tiết giá điện trong thực tế :
Ngay từ những ngày đầu trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế,
điện luôn được xác định là một nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng, giữ vị trí then
chốt trong chiến lược quốc gia, vì vậy nhà nước luôn nắm sự chỉ đạo sát sao và thực hiện
điều tiết giá điện, vừa giảm tính độc quyền, đảm bảo được các mục tiêu và nhu cầu xã
hội, vừa nắm quyền chủ động đối với một nguồn lực tối quan trọng của quốc gia. Việc
điều tiết này được thực hiện ở hầu hết các mặt của kinh tế - xã hội như:
• Trong tiêu dùng
Điện năng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Do đó, để đảm bảo
cung cấp điện năng đầy đủ cho tất cả mọi người không thể không kể đến vai trò của Nhà
nước – đây là bàn tay hữu hình giúp thị trường điều tiết những khiếm khuyết của nó. Sự
can thiệp giá của Chính phủ thể hiện trong việc quy định giá điện bán buôn khác nhau
trong các khu vực thành thị và nông thôn, ta có thể nhận thấy có sự chênh lệch giá bán
buôn điện sinh hoạt giữa các khu vực từ nông thôn, thị trấn - huyện lỵ đến thành thị và
đảm bảo rằng mọi người dân nghèo đều sử dụng điện.
• Trong sản xuất
Điện có thể dùng để sản xuất hàng hoá trong các ngành công nghiệp (như dệt may, in
ấn, tivi ), nông nghiệp (làm thức ăn vật nuôi, làm lạnh ) và dịch vụ (truyền thông, viễn
thông ). Nhờ có sự điều tiết giá điện của Nhà nước mà chi phí sản xuất sản phẩm ổn

định làm cho giá thành không bị đột biến. Nếu Nhà nước không điều tiết giá điện mà cứ
6
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
để theo giá thị trường thì các doanh nghiệp nhỏ khó có thể tồn tại do chi phí sản xuất sẽ
lớn, thị phần của doanh nghiệp lại nhỏ, doanh nghiệp ko có lợi thế kinh tế theo quy mô
dẫn đến việc để có được lợi nhuận thì giá thành của sản phẩm sẽ cao làm cho cầu sản
phẩm giảm, doanh nghiệp không bán được hàng thì sẽ không thể tiếp tục tồn tại được.
• Trong an ninh quốc phòng
Khi thế giới càng ngày càng hiện đại thì các hoạt động chống phá Nhà nước ta cũng
ngày càng tinh vi hơn, diễn biến hòa bình càng đáng sợ hơn thì an ninh quốc phòng càng
cần được giữ vững và điện năng là một trong những yếu tố giúp an ninh quốc phòng được
ổn định. Nếu không có điện năng thì Chính phủ sẽ phải kiểm soát một cách khó khăn và
khó có thể ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá Nhà nước ta, các phần tử xấu có
thể thừa dịp trà trộn vào nước ta gây mất an ninh chính trị, làm rối loạn lòng dân, hay
trong khuôn khổ quốc gia thì tỷ lệ người phạm tội sẽ tăng lên do không có điện năng là
một điều kiện thuận lợi cho các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó ảnh hưởng đến các mặt
khác của nền kinh tế. Chính vì thế điện cần được ưu tiên đáp ứng trong lĩnh vực này.
1.6. Các lý thuyết :
1.1.1. Lý thuyết phân phối lại thu nhập
Phân phối thu nhập trong hệ thống kinh tế được thực hiện trên cơ sở trao đổi tự nguyện,
xác định bởi sự hoạt động của các lực lượng thị trường
Quy mô phân phối thu nhập là một vấn đề kinh tế thường được hiển thị bởi đường cong
Lorenz. Để xây dựng một đường cong Lorenz, các cá nhân (hoặc hộ gia đình) được phân
bậc từ cao nhất tới thấp nhất theo thu nhập. Đường cong Lorenz minh hoạ cho phần tổng
thu nhập của x% dân số những người nghèo nhất (trong đó x từ 0 tới 100). Biểu đồ dưới
minh hoạ một đường cong Lorenz có khả năng xảy ra.
7
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Hình 2: Đường cong Lorenz
Nếu mỗi người có thu nhập giống nhau, đường cong Lorenz với toàn xã hội sẽ tương ứng

với đường thu nhập đẳng thức trong biểu đồ trên. Khoảng cách giữa đường cong Lorenz
và đường đẳng thức hoàn hảo càng lớn cho thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập càng
tăng.
1.2.1. Lý thuyết thương mại mới (Tính kinh tế nhờ quy mô)
Lý thuyết thương mại mới ra đời vào những năm 1970, các chuyên gia kinh tế cho rằng
trong một số ngành công nghiệp có thể đạt được lợi tức tăng dần theo mức độ chuyên
môn hoá. Nguyên nhân đạt được lợi tức tăng dần là do tính kinh tế nhờ quy mô.
Ở Việt Nam, EVN là một điển hình cho tính lợi thế kinh tế theo quy mô về ngành điện.
Hình 3: Biểu đồ lợi ích nhờ quy mô
LRAC : Đường chi phí bình quân dài hạn có hình
chữ U đặc trưng cho một nhà máy
8
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Output: sản lượng đầu ra
Average: chi phí bình quân
Sản lượng tăng từ Q đến Q
2
làm chi phí giảm từ C xuống C
1
. Trong đồ thị trên Q
2
là mức
sản lượng tối ưu, đạt chi phí bình quân thấp nhất. Sau điểm này tính kinh tế theo quy mô
giảm dần và đến một mức nào đó không còn phát huy tác dụng nữa.
1.3.1. Lý thuyết bàn tay hữu hình
“Bàn tay hữu hình” là sự can thiệp và điều tiết thị trường của nhà nước thông qua các cơ
chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế vĩ mô
Theo Keynes, sự tham gia của Nhà nước vào thị trường giữ một vai trò quan trọng trong
việc tăng trưởng nền kinh tế. Nó kích thích làm gia tăng đầu tư tư nhân cũng như gia tăng
tiêu dùng của Nhà nước. Nhờ vậy, nó làm tăng việc làm, thu nhập và đưa nền kinh tế

thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp.
Có hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào thị trường là thúc đẩy hiệu quả
và sự công bằng.
9
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGÀNH ĐIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu chung về tổng công ty điện lực Việt Nam
Tổng công ty điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong các lĩnh
vực chính là sản xuất truyền tải, và kinh doanh điện năng. Được thành lập vào ngày
10/10/1994 theo Quyết định số 562/TTg và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty được
Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị địng số 14/CP ngày 27/01/1995.
Đến năm 2006, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện
lực Việt Nam – EVN theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo báo cáo của UNDP 2007, EVN là doanh nghiệp lớn thứ ba Việt Nam (sau Agribank
và VNPT). Hiện nay, EVN có 11 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng.
Trong đó có:
• 3 công ty điện lực vùng :
 Công ty điện lực 1
 Công ty điện lực 2
 Công ty điện lực 3
• 8 công ty điện lực tỉnh, thành phố :
 Công ty Điện lực Hà Nội
 Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh
10
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
 Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng
 Công ty TNHH Điện lực Đồng Nai
 Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
 Công ty TNHH MTV Điện lực HảiDương

 Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng
 Công ty Điện lực Ninh Bình
Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng
Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền
tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam).
.2. Những tồn tại của độc quyền điện của EVN
12.2.1.EVN hiện đang nắm cả sản xuất, truyền tải, phân phối điện nên nó độc
quyền trong cả khâu mua và khâu bán.
1.2.2.1.1. Độc quyền trong khâu bán
Độc quyền làm cho khách hàng không có lựa chọn nào khác, vì nếu không muốn mua
điện ở đây thì cũng chẳng thể mua ở nơi nào khác. Tình trạng cúp điện không báo trước
đã kéo theo một loạt hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của
người dân. Công việc sản xuất của hàng loạt doanh nghiệp gặp nhiều thiệt hại do bị mất
điện không được báo trước.
1.1.2.2. Độc quyền trong khâu mua
Hiện nay trên thị trường chỉ có duy nhất một mình công ty EVN là nhà thu mua và cung
cấp điện cho người sử dụng. Bên cạnh đó lại có nhiều nhà cung cấp điện đầu vào nên
việc lựa chọn công ty đối tác đều hoàn toàn phụ thuộc vào EVN. Do đó mà độc quyền ở
11
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
khâu thu mua xảy ra là một điều hiển nhiên. Không chỉ chi phối thị trường thu mua mà
EVN còn chi phối đến việc sản xuất của chính công ty đối tác của mình.
.3.3. Độc quyền gây khó khăn cho việc đầu tư, không tạo động lực cho việc
phát triển sản xuất kinh doanh điện năng.
Việc “EVN không thích cải tổ ngành điện” với lí do tách nhỏ EVN ra, công ty này sẽ khó
vay vốn, bên cạnh đó sẽ khó có cơ quan đứng ra bù chéo, tức mua điện giá cao của các
nhà máy điện độc lập, lấy lãi từ các nhà máy thủy điện để cân bằng bán lại cho dân với
mức giá hợp lí, điều này đã làm gây khó khăn hơn trong thủ tục đầu tư, vì ai muốn đầu tư
vào sản xuất điện ở Việt Nam đều phải đàm phán với EVN. Mà khó khăn hàng đầu là
đàm phán giá với EVN, vì vậy, nếu EVN không còn độc quyền nữa sẽ tạo điều kiện

thuận lợi hơn cho đầu tư.
Độc quyền cũng khiến cho EVN ỷ lại việc quản lý và hiệu quả đầu tư do không có sự
cạnh tranh của các đối thủ.
2.2.3. Việc bù chéo giá giữa các khách hàng
Theo luật điện lực khung giá điện là phạm vi biên độ dao động cho phép của giá điện
giữa giá thấp nhất (giá sàn) và giá cao nhất (giá trần). Biểu giá điện là bảng kê các mức
giá và khung giá điện cụ thể áp dụng cho các đối tượng mua bán điện theo các điều kiện
khác nhau. Thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng. Giảm dần và tiến
tới xoá bỏ việc bù chéo giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt, góp phần thúc đẩy
sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhưng thực tế, giá bán điện vẫn
còn mang nặng tính “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng.
.3. Thực trạng chính sách điều tiết giá điện
.3.1. Cơ chế điều tiết giá điện
12
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
• Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ quan điều tiết điện lực
giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xây dựng biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
• Khung giá phát điện, bán buôn điện và các loại phí truyền tải điện, phân phối điện,
điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, các phí dịch vụ phụ
trợ do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng, cơ quan điều tiết điện lực thẩm định
trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt.
• Giá phát điện, giá bán buôn điện, giá bán lẻ điện theo hợp đồng mua bán điện có
thời hạn do các đơn vị điện lực quyết định nhưng không được vượt quá khung giá,
biểu giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
• Giá mua bán điện giao ngay được hình thành theo thời điểm giao dịch trên thị
trường điện lực và do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố phù
hợp với quy định .
.3.3. Thực trạng về giá bán điện của EVN
Theo đề nghị của Ban Vật giá Chính phủ tại tờ trình số 563/TTr-BVGCP ngày 15 tháng 6

năm 1999 và tờ trình bổ sung số 912/TTr-BVGCP ngày 11 tháng 9 năm 1999; của Bộ
Công nghiệp tại công văn số 1889/CV-TCKT ngày 12/5/1999.Giá bán lẻ điện năng tiêu
dùng sinh hoạt theo hệ thống giá bậc thang áp dụng cho các hộ gia đình có đặt công tơ
riêng và ký hợp đồng trực tiếp với ngành điện lực.Như vậy, ta thấy rằng với biểu giá nêu
trên biểu bảng này thì hệ thống giá đó có tính chất lũy tiến. Hệ thống giá đó cũng có tính
chất phân phối lại thu nhập. Vì người sử dụng với đơn vị sản lượng cao hơn phải trả tiền
cao hơn người sử dụng mức sản lượng thấp hơn.
Về tình trạng cung cấp sản lượng điện của EVN từ giai đoạn 2000 đến 2011
Giá: Giá bình quân (đ/kWh)
13
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Sản lượng: tỷ kWh
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Giá 728 728 728 728 728 783 783 842 890 970.9 1058 1242
Sản
lượng
26.7 30.6 34.84 40.18 46 46 51.17 58.4 65.89 74.7 84.75 112.6
BẢNG 1: Giá và sản lượng điện tiêu dùng của EVN giai đoạn 2000-2011
( />BẢNG 2: Biểu đồ giá điện giai đoạn 2000-2011
BẢNG 3: Biểu đồ sản lượng điện giai đoạn 2000 - 2011
Nhìn vào biểu đồ sản lượng và biểu đồ giá ta thấy sản lượng điện qua các năm có xu
hướng tăng lên và mức giá bình quân có xu hướng tăng lên. Thêm vào đó ta thấy rằng sản
lượng tăng có xu hướng tịnh tiến trong khi đó mức tăng của giá có ngắt quãng, biểu hiện
năm 2000 và đến 2004 mức giá là 728 đ/kWh và tăng lên 783 đ/kWh năm 2005 bắt đầu
có xu hướng tăng giá trong những năm sau đó. Mốc năm 2005 có sự thay đổi đáng kể đó
là có sự thay đổi của của biểu bảng tính giá điện sinh hoạt thay đổi theo hướng tăng giá
lên. Và xu hướng này vẫn còn tiếp tục tăng trong tương lai.
.
.3.3. Điều tiết điện của Nhà nước thời gian gần đây
Nhà nước luôn chiếm vai trò rất quan trọng đối với việc điều tiết giá điện. Việc điều tiết

của nhà nước luôn gây ra những tác động đối với hầu hết tất cả các hoạt động trong xã
14
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
hội. Có thể thấy được trong thực tế có rất nhiều sự biến động sau mỗi đợt điều chỉnh giá
điện, đối với đời sống sinh hoạt thì các hàng hóa đều đồng loạt tăng giá, chi phi sinh hoạt
trở nên đắt hơn trong khi tình hình lạm phát ngày một tăng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống
của đại bộ phận người dân có thu nhập thấp và trung bình; đối với sản xuất kinh doanh
thì các doanh nghiệp phải chịu thêm mức chi phí đầu vào, ảnh hưởng tới chiến lược hoạt
động và sản xuất, ảnh hưởng lên giá sản phẩm, hạn chế sự phát triển của các ngành sản
xuất, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Từ ngày 1/3/2011 giá điện bán lẻ cũng đã được điều chỉnh theo Quyết định số 268/QĐ-
TTg ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về biểu giá bán lẻ điện áp
dụng từ năm 2011. Theo đó, giá bán điện bình quân năm 2011 sẽ là 1242 đồng/kWh
(chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) ,tăng 15.28% so với giá bán điện bình quân năm
2010, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Ngoài ra, việc tính giá điện sinh hoạt còn được tính theo mức bậc thang, nhằm hỗ trợ một
phần cho đối tượng nghèo, có thu nhập thấp. Bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang
như sau:
STT Mức sử dụng của một hộ gia đình trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh)
1. Cho 50 kWh đầu tiên 993
2. Cho kWh từ 51 đến 100 1242
3. Cho kWh từ 101 đến 150 1304
4. Cho kWh từ 151 đến 200 1651
5. Cho kWh từ 201 đến 300 1788
6. Cho kWh từ 301 đến 400 1912
7. Cho kWh từ 401 trở lên 1962
Sự thay đổi này đã có những tác động đáng kể tới sản xuất và đời sống người dân như :
 Chính vì cách tính bậc thang trên mà tất cả các hộ thuộc diện nghèo và một số lượng
lớn hộ có thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên chức, người lao động ở cả thành thị và
nông thôn, nếu dùng ít hơn 50 kWh/tháng sẽ không bị ảnh hưởng của việc tăng giá điện.

15
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
 Với việc tăng giá chỉ gần 15,3% thì những ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân
và phát triển kinh tế đã được xem xét để giữ ở mức thấp nhất. Chính phủ ước tính, do
tăng giá điện sẽ trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,46%. Về tác động đến các ngành sản
xuất, dự kiến giá điện cho sản xuất tăng bình quân khoảng 12%, làm tăng giá thành sản
xuất của các ngành từ 0,01 - 1,33%. Đối với các ngành cán thép, xi măng, sản xuất sợi
tỷ lệ tăng giá thành sản phẩm do điều chỉnh giá điện khoảng từ 0,38 - 1,33%. Một số
ngành khác như thuốc lá, bia rượu, bao bì thì tối đa tăng khoảng 0,46%.
 Đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt, nếu hộ nào sử dụng ít, trên dưới 100kWh/tháng
thì tiền điện phải trả thêm khoảng 32.000 đồng/tháng. Đối với các hộ sử dụng từ 300 -
400 kWh/tháng thì tối đa sẽ phải trả thêm 52.000 đồng/tháng. Đối với các hàng hóa thiết
yếu cho sinh hoạt hàng ngày như thực phẩm, may mặc, xăng dầu thực tế tỷ trọng chi
phí tiền điện trong giá thành các mặt hàng này là rất nhỏ, do đó tỷ lệ tăng giá do điều
chỉnh giá điện của các mặt hàng này do điều chỉnh giá điện là không đáng kể.
 Khi giá điện tăng tất yếu ảnh hưởng các doanh nghiệp có quá trình sản xuất, gia công
sử dụng nhiều điện năng. Các doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn do lãi suất
vay ngân hàng quá cao, sức cạnh tranh gay gắt trên thị trường, giá nguyên liệu đầu vào
liên tục tăng trong khi giá bán sản phẩm, giá gói thầu không tăng nay thêm giá điện
tăng chắc chắn DN sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra những khó khăn trong điều hành sản xuất và càng gặp khó khăn nhiều hơn nếu
tình trạng thiếu điện xảy ra trong năm 2011.
 Rõ ràng, việc tăng giá điện làm tăng chi phí sản xuất đầu vào của nhiều doanh nghiệp,
làm tăng giá thành sản phẩm. Không chỉ với doanh nghiệp, việc tăng giá điện còn ảnh
hưởng tới đời sống người dân. Ðặc biệt, tăng giá điện tạo phản ứng tăng giá dây chuyền
trên thị trường với hiệu ứng tâm lý tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”.
16
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
 Việc tăng giá điện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chi tiêu của Nhà nước, làm chi
phí tiền điện của các cơ quan hành chính sự nghiệp tăng thêm khoảng 280 tỉ đồng. Để

khắc phục vấn đề này, Bộ Công Thương đang lập phương án trình Thủ tướng ra quyết
định yêu cầu các cơ quan hành chính sự nghiệp thay toàn bộ thiết bị chiếu sáng bằng đèn
compact, giảm các thiết bị sử dụng điện và hạn chế thiết bị điều hoà nhiệt độ , để tiết
kiệm tiêu dùng điện tại khu vực cơ quan hành chính để giảm chi ngân sách.
Tuy nhiên cũng phải nói là việc điều tiết giá điện theo chiều hướng tăng là một điều
không thể tránh khỏi, khi mà nhà nước luôn phải gồng mình bù lỗ cho EVN, và điều này
luôn đè nặng lên ngân sách nhà nước vốn đã có quá nhiều những gánh nặng. “Dựa vào số
liệu chưa kiểm toán của Bộ Tài Chính, tính đến 31/12/2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) đã chịu một khoản chi phí treo lại là khoảng 28 nghìn tỷ. Nếu như giá điện của
năm 2011 không tiếp tục tăng thì năm 2011, EVN sẽ phải chịu tiếp khoản phí tăng thêm
ngoài giá thành là 29.500 tỷ nữa, tổng con số ước tính là 57.500 tỷ”. Và với mức tăng
này thì giá điện vẫn còn thấp hơn giá sản xuất điện, và nếu đem so sánh giá điện trong
nước với giá ở các nước trong khu vực, hiện mức này vẫn khá thấp, chỉ bằng một nửa,
thậm chí là chưa bằng một nửa. Ví dụ, giá điện hiện ở một số nước trong khu vực như
Lào 2.319 đồng và Campuchia là 7.500 đồng… vậy nên EVN vẫn chưa hết lỗ với mức
tăng giá này.
Theo định hướng của Nhà nước, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển theo 3 cấp độ,
trong đó cấp độ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014), cấp độ 2 là
thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022) và cấp độ 3 là thị trường bán
lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022). Mới đây Chính phủ đã ban hành Quyết định số
24/2011/QĐ-TTg về điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, quyết định này sẽ có hiệu
lực từ ngày 1/6 nhưng mới được dời lại thời hạn hiệu lực thêm 1 tháng, tức là có hiệu lực
kể từ ngày 1/7. Đây chỉ là những bước đầu nhằm thử nghiệm và thăm dò thị trường trước
khi áp dụng vào trong giai đoạn thứ nhất, sẽ được áp dụng từ năm 2012 đến hết năm
17
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
2014. Theo đó, giá điện được điều chỉnh linh hoạt dựa trên sự biến động của các thông số
đầu vào như tỷ giá, giá nhiên liệu trên thị trường và cơ cấu sản lượng điện phát, vẫn giữ
nguyên các cách tính giá bậc thang và quỹ bình ổn giá điện. Trong giai đoạn này, ngành
điện sẽ dành 2 tháng đầu tiên để thí điểm thị trường ảo. Khi đó, giá điện sẽ vận hành theo

cơ chế thị trường dưới dạng sổ sách giấy tờ. 4-5 tháng tiếp theo sẽ thực hiện việc thí điểm
toàn phần. Nghĩa là giá bán điện bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường, có lên, có
xuống, tùy theo chi phí đầu vào. Đây rõ ràng là một tín hiệu tốt, một khi giá điện đã được
vận hành theo cơ chế thị trường thì sẽ khắc phục được những nhược điểm hiện có như sự
bù lỗ của nhà nước, giảm sự độc quyền, từ đó giảm tổn thất xã hội, nâng cao tính cạnh
tranh và người được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản
xuất.
Nhưng đó chỉ mới là ở khía cạnh lý thuyết, trên thực tế, chưa thể có ngay một cơ chế giá
cả thị trường cho giá điện ở Việt Nam. Để hình thành được cơ chế giá cả thị trường cần ít
nhất là hai yếu tố: Thứ nhất là có nhiều chủ thể tham gia kinh doanh, đây là yếu tố tạo
bước tiền đề; thứ hai là các chủ thể này có được một môi trường cạnh tranh và công bằng.
Và theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam (ban hành năm 2006), một doanh nghiệp chiếm từ
30% thị phần trở lên đã có địa vị thống lĩnh thị trường, và nhà nước phải kiểm soát các
doanh nghiệp có địa vị thống lĩnh này. Trong khi đó, điện vẫn chỉ do một mình Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) cung ứng, tức là độc quyền 100%. Hơn thế nữa, các yếu tố đầu
vào của ngành điện như các nhiên liệu (xăng dầu,than v.v ) vẫn còn chưa tự vận hành
theo cơ chế thị trường, vậy việc điều chỉnh thay đổi này chưa thực sự đạt hiệu quả, khi
bản chất vẫn chỉ là phụ thuộc vào các độc quyền khác dù đã được nhà nước can thiệp.
Vậy nên để điều tiết giá điện theo cơ chế thị trường một cách hoàn chỉnh, đòi hỏi nhà
nước cần có những biện pháp và bước đi cụ thể hơn trong việc xây dựng môi trường cạnh
tranh, kích thích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, tăng số lượng doanh nghiệp, phân
tách các khâu sản xuất và cung ứng điện, xây dựng hành lang pháp lý để quản lý và giám
sát hoạt động của thị trường điện, nhà nước vẫn phải thực hiện vai trò giám sát chặt chẽ
của mình
18
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Chương 4
Nhận xét và kiến nghị
4.1.Ưu nhược điểm của chính sách điều tiết giá điện của chính phủ
4.1.1.Ưu điểm

- Đảm bảo nguyên liệu đầu vào thấp cho các ngành sản xuất trong nước
- Đảm bảo điện tiêu dùng cho mọi người dân, đặc biệt là dân nghèo
4.1.2.Nhược điểm
- Là một nguyên nhân khiến chúng ta bị kiện bán phá giá
- Gây ra sự lãng phí điện năng khi giá điện quá thấp
- Trợ cấp cho ngành điện làm cho ngành này kinh doanh không hiệu quả
4.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước trong việc điều tiết ngành điện:
4.2.1.Tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện bằng cách chia
nhỏ EVN hoặc thành lập thêm doanh nghiệp mới
19
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Nhà nước nên tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện để tạo ra động lực
phát triển cho ngành này. Một ví dụ dễ thấy ở sự thành công đó là trong ngành viễn
thông. Trước đây thị trường mạng di động chỉ do Mobiphone độc quyền, giá cước điện
thoại di động cao ngất trời. Khi nhà nước thành lập thêm Vinaphone thì giá cước điện
thoại giảm đi rõ rệt. Sau đó là sự ra đời của Viettel và sự gia nhập của những công ty di
động nước ngoài như Sfone, Beeline, giá cước di động ngày càng rẻ, mang đến nhiều lợi
ích cho người dân.
Việc tăng số lượng doanh nghiệp cần tính toán cẩn thận vì điện cũng là một trong những
yếu tố đảm bảo an ninh quốc gia. Nhà nước có thể chia quá trình này làm 2 bước như đã
thực hiện trong ngành viễn thông: Ban đầu thành lập thêm một hoặc hai công ty cung cấp
điện nhà nước để phá bỏ thế độc quyền của EVN. Những công ty này có thể sử dụng
chung đường dây tải điện với EVN. Sau đó là việc cho phép một số công ty nước ngoài
thâm nhập vào ngành điện để có thể hạ thấp giá thành, tăng tính cạnh tranh trong thị
trường điện này.
4.2.2. Cổ phần hóa các nhà máy điện
EVN là một tập đoàn có vốn nhà nước, việc cổ phân hóa là điều cần nên thực hiện
trong thời gian tiếp theo để nâng cao hiệu quả hoạt đông, cổ phần hóa sẽ giúp có thêm
nguồn vốn mới đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi kỹ thuật và đồng thời thay
đổi phương thức quản trị cũ. Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hoá các nhà máy điện sẽ

làm các nhà máy điện thuộc EVN trở thành các nhà máy điện độc lập từ đó tạo nên thị
trường phát điện cạnh tranh, đến lúc đó EVN sẽ không được quyết định giá bán điện nữa
mà các nhà máy điện sẽ bán điện trực tiếp cho EVN và những công ty điện khác thông
qua chào bán giá cạnh tranh(chỉ nên giữ lại các nhà máy điện chiến lược của tập đoàn).
Tuy nhiên trong điều kiện giá điện chưa được vận hành theo cơ chế thị trường thì khâu
truyền tải và phân phối chưa nên tách ra ngay lập tức vì như thế các công ty phân phối
điện sẽ chịu thua lỗ, các nhà đầu tư sẽ không tham gia tích cực.
20
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
4.2.3. Có những cuộc điều tra nghiêm túc và sự tính toán cẩn trọng để làm cơ
sở cho những giải pháp
Chính phủ nên mở những cuộc điều tra quy mô và nghiêm túc nhằm mang đến những dữ
liệu đang tin cậy làm cơ sở cho quyết định và những chính sách sau này.
Trong thực tế chúng ta có nhiều chính sách đưa ra không hợp lý và gây ra sự phản đối
của người dân, thì việc tiến hành điều tra nghiên cứu trước khi đưa ra giải pháp chưa
được chú trọng.Ví dụ: như việc khảo sát cơ sở hình thành giá điện cho đến đầu năm nay
mới được kiểm toán Nha nước thực hiện vì vậy chúng ta không có cơ sở để có những giải
pháp hợp lý và phù hợp thực tế, sự đồng thuận của người dân cho việc điều chỉnh giá
điện.Chúng ta cũng nên tận dụng sự trợ giúp về con người của các tổ chức quốc tế để xây
dựng một phương án hiệu quả nhằm nâng cao tính thị trường trong ngành điện. Nhiều
quốc gia trên thế giới đã rất thành công trong việc giải quyết bài toán độc quyền tự nhiên
trong ngành điện, và chúng tôi tin rằng nếu chúng ta có nhu cầu, họ cũng sẽ sẵn sàng giúp
đỡ.
4.2.4. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật để kiểm tra giám sát hoạt
động của công ty điện nhà nước
Khi mà ngành điện vẫn còn là ngành độc quyền thì chủ thể có thể đủ năng lực kiểm tra và
giảm sát hoạt động của các công ty điện nhà nước là chính phủ. Chính phủ phải là người
kiểm tra giám sát hoạt động của ngành này. Và để giám sát, kiểm tra có hiệu quả thì phải
cần có những quy định pháp luật rõ ràng và cụ thể.
4.2.5. Phân định ranh giới giữa chức năng điều tiết và chức năng quản lý

nhà nước
Vấn đề đối với ngành điện là hiện giờ chức năng điều tiết và chức năng quản lý nhà nước
vẫn do một cơ quan duy nhất đảm nhiệm. Cần có những thay đổi, cải tổ để tách hai chức
năng này ra riêng, từ đó mới có thể tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành này.
4.2.6. Tách phần trách nhiệm xã hội ra khỏi hoạt động kinh doanh của các
công ty điện
21
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
Hiện giờ công ty điện vẫn còn phải phụ trách thêm nhiệm vụ xã hội là đảm bảo an ninh
điện quốc gia, và đảm bảo mọi người dân đều có điện để dùng. Đây cũng là một lý do mà
EVN thanh minh cho việc hoạt động không hiệu quả của mình. Và nghe ra cũng khá hợp
lý. Vì vậy, để chấn chỉnh lại hoạt động trong ngành điện thì chính phủ cần phải tách hai
nhiệm vụ này ra thành hai khối độc lập. Phần chịu trách nhiệm xã hội sẽ được nhà nước
tài trợ và không phải chịu trách nhiệm lãi lỗ, còn phần kinh doanh thì vẫn phải tiến hành
hạch toán và phải đem lại lợi nhuận nếu không muốn bị tái cơ cấu. Đây là điều mà nhà
nước đã tiến hành với hệ thống ngân hàng và thu được thành công. Ngoài Ngân hàng
Chính sách xã hội, thì những ngân hàng thương mại nhà nước khác đều là doanh nghiệp
kinh doanh vì lợi nhuận và phải hạch toán bình thường. Điều này đã kích thích sự phát
triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua.
KẾT LUẬN
Khi hoàn thành xong đề tài, nhóm kỳ vọng rằng sẽ giải quyết được những câu hỏi đặt ra ở
phần mở đầu. Qua đó thấy được thực trạng của ngành điện nước ta hiện nay đồng thời
thấy được vai trò của Nhà Nước trong việc điều tiết này.
Tuy đã cố gắng hết sức nhưng chắc rằng trong quá trình làm đề tài sẽ không tránh khỏi
những sai sót, mong thầy góp ý thêm để nhóm có thể hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn.
DANH M•C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật điện lực
2. Thông tư quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện
3. Ts Lê Đăng Doanh, Ngành điện mang tiền đầu tư đi đâu? , Người Lao Động,
(23/03/2008)

4. Ts Phạm Đức Chính, Giáo trình Kinh tế công, 2010
5. />22
Kinh tế học tổ chức kinh doanh
6. />%B1_nhi%C3%AAn/
7. />%E1%BB%B1_nhi%C3%AAn
8. />9. />10. />%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di&s=1
11. />voi-dien-xang-dau.aspx
12. />_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=99903
13. />14. />utm_term=Kinhdoanh&utm_content=Kinhdoanh&utm_source=twitterfeed&utm_
medium=twitter&utm_campaign=Kinhdoanh+Vnexpress
23

×