Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tìm hiểu mạng truy nhập quang ftth tại công ty vntt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.84 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄNTHÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG II
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG
HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA :2009-2014
Đề tài: TÌM HIỂU MẠNG TRUY NHẬP QUANG
FTTH TẠI CÔNG TY VNTT
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VŨ THƯƠNG
MSSV:409160115
Lớp: D09VTA2
Giáo viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN VĂN LÀNH
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới mạng viễn thông ở nước ta đã phát triển nhanh
chóng trong mấy năm gần đây nhờ chiến lược đi thẳng vào hiện đại hóa theo hướng số
hóa , tự động hóa đa dịch vụ. Với tư đổi mới năng động sáng tạo và có bước đi thích hợp
trong giai đoạn phát triển .Sự phát triển của hạ tầng cơ sở thông tin là yếu tố quan trọng
thúc đẩy nền kinh tế phát triển nâng cao đời sống xã hội của con người .Thừa kế những
thành tựu của các nghành công nghiệp điện tử bán dẫn quang học , công nghệ thông tin
Nền Viễn thông thế giới cũng như trong nước đã có những bước tiến nhảy vọt đưa đời
sống con người bước sang một chương mới kỉ nguyên của thông tin.
Nghành viễn thông của Việt Nam đã đạt được những thành công bước đầu trong công
cuộc hiện đại hóa mạng viễn thông như xây dựng thành công những tuyến cáp quang tốc
độ cao , phóng thành công vệ tinh VINASALT Mạng lưới viễn thông là một nghành kĩ
thuật thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân với chính sách phát triển kinh tế đi
tắt đón đầu , nhận thức được tầm quan trọng của thông tin nên chúng ta đã có những đầu
tư đúng mực cho cơ sở hạ tầng , đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế , xã hội của
đất nước , đảm bảo an ninh quốc phòng , phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai .
Trong đó việc nghiên cứu và xây dựng một mạng cáp ngày càng khoa học về cấu trúc ,


hợp lí về tổ chức và tiết kiệm chi phí là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về mạng viễn thông tại công ty VNTT cùng với sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Lành và các kĩ sư thuộc phòng Điều Hành
thuộc công ty VNTT đã giúp tôi hoàn thành cuốn thực tập tốt nghiệp này .
Nội dung gồm có 3 Chương :
Chương I: Tìm hiểu cấu trúc mạng truy nhập quang tại VNTT
Chương II: Giới thiệu các thiết bị sử dụng trên mạng truy nhập quang tại
VNTT
Chương III:Quá trình lắp đặt và bảo dưỡng mạng FTTH tại VNTT
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều tuy nhiên do hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu
cùng với những hạn chế nhất định về kiến thức nội dung của cuốn thực tập tốt nghiệp này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót .Rất mong nhậ được sự đóng góp chận thành
của quý thầy cô cùng các bạn
Xin trân trọng cảm ơn
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU MẠNG TRUY NHẬP QUANG TẠI
VNTT
1.1.Sơ đồ tổng thể mạng viễn thông tại VNTT
1.2. Giới thiệu :
Ngày nay cùng với việc gia tăng liên tục về dung lượng mạng , do những nhu cầu cùng
với sự phát triển của các dịch vụ mới , sự phát triển mạnh mẽ của internet hơn nữa các
nhà khai thác mạng , các tổ chức kinh doanh cần có một mạng tốc đọ cao để có thể triển
khai dịch vụ mới của mình đến khách hàng .Họ cũng cần những mạng tốc độ cao dùng để
kết nối giữa các văn phòng trong cùng một tổ chức hay những công ty , các tòa nhà các
nhà máy mới nhau để có thể đam bảo chất lượng việ giao dịch thương mại.Sợi quang có
những ưu điểm vượt trội so với các loại dây kim loại khác như suy hao thấp , dải thông
rất rộng , trọng lượng nhẹ, kích thướt nhỏ , hoàn toàn cách điện , không bị can nhiễu của
trường điện từ , xuyên âm của sợi quang không đáng kể nói chung dùng hệ thống thông
tin sợi quang chất lượng và kinh tế hơn so với dùng sợi kim loại với cùng dung lượng và
cự ly.

Các mạng trước đây triển khai với mục đích chỉ nhằm đáp ứng cho lưu lượng thoại do đó
khi các dịch vụ mới ra đời đòi hỏi cần có một mạng mới thích hợp hơn vừa đáp ứng cho
lưu lượng thoại đồng thời với các dịch vụ cộng thêm như truyền data Bên cạnh đó với
phương thức thông tin sợi quang truyền dẫn điểm -điểm chỉ sử dụng một kênh bước sóng
trong sợi quang không còn thỏa mãn được yêu cầu băng thông ngày càng tăng của con
người
Sức ép của việc tăng chất lượng kêt nối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
sự ra đời của kết nối băng rộng mà đặc biệt là sự ra đời FTTH.FTTH là cáp quang đến
tận nhà cũng như các hệ thống quang khác nó có thể truyền được vô số thông tin như
thoại , hình ảnh ,dữ liệu với hiệu quả cao hơn so với dùng cáp đồng truyền thống trong
khi giá thành thì như nhau .Để hiểu sâu về vấn đề này ta sẽ tìm hiểu các công nghệ truy
cập quan FTTx
1.3. Tổng quan về mạng FTTx:
1.3.1. Khái niệm:
FTTx( fiber to the x – cáp quang đến điểm x): Là khái niệm chung về mạng cung cấp các
dịch vụ băng rộng trong đó cáp thuê bao kim loại được thay thế dần bằng cáp quang . tùy
vào khả năng cáp quang hóa mạng lưới mà FTTx được phân thành các loại chính như sau
:
• FTTH- Fiber to the home : cáp quang đến tận nhà
• FTTB – Fiber to the building : cáp quang đến tòa nhà
• FTTC – Fiber to the curb
• FTTN fiber to the node : cáp quang tới tổng đài trung tâm
• FTTO fiber to the office : cáp quang tới văn phòng
1.3.2. Phân loại FTTX:
Hiện nay FTTx có nhiều phân loại khác nhau , mỗi cách đều có lịch sử phát triển của nó .
tuy nhiên để đơn giản tôi xin mạn phép phân loại FTTx như sau:
+ FTTx theo cấu trúc dạng point to point : theo Phương án kết nối này , từ nhà cung
cấp sẽ dẫn một đường cáp quang đến tận nhà khách hàng , đường quang này sẽ chuyển
đổi ngược thành tín hiệu điện và cung cấp cho khách hàng , tại đơn vị VNTT lắp thêm
một switch layer 2 tại nhà cung cấp chuyển đổi thành tín hiệu quang cấp cho khách hàng .

+ FTTx theo cấu trúc dạng point to multipoint : theo kiến trúc này tại nhà cung cấp đặt
một thiết bị làm việc theo chuẩn PON , còn gọi là OLT , từ OLT tín hiệu quang sẽ được
chia ra thông qua các bộ chia quang và đến đầu khách hàng ; thông thường OLT làm việc
trên một sợi quang và một card lắp đặt tại OLT sẽ quản lý khoảng 64 thuê bao
1.3.3 Bản chất của hệ thống FTTx: thực chất của mạng internet hiện nay là mạng của
các máy tính , tức là các máy tính kết nối với nhau , đơn giản nhất là mạng LAN hiện tại ,
tất nhiên nó cũng có rất nhiều yêu cầu thêm phát sinh khi người ta kết nối số lượng lớn
các máy tính với nhau trên một phạm vi lớn
Việc phát triển hệ thống internet cáp quang hoàn toàn dựa theo chuẩn Ethernet hay IEEE
802.xx , ban đầu như trên chúng tôi nói về cấu hình point to point cũng dựa trên Ethernet
và chuẩn sau đó là PON cũng là biến thể sử dụng chuẩn Ethernet.
1.4. Mạng FTTH :
1.4.1 Mạng truy nhập quang :
 Khái niệm :mạng truy cập cáp quang là hệ thống cáp thông tin sợi quang kết
nối từ nút chuyển mạch/ điểm truy cập đến nhà thuê bao .
mạng truy cập quang bao gồm các thành phần như tủ phối quang ODF tại các trạm
viễn thông , măng sông quang , ODF ngoài trời , cáp quang chính 24FO, ODF trong nhà
khách hàng , cáp quang thuê bao 4FO và hệ thống cống bể , cột điện thoại.
 Nguyên tắc tổ chức mạng quang:
 Dựa trên nút truy cập dịch vụ theo công nghê AON,PON (SWITCH
LAYER 2, OLT), phân vùng phụ thuộc nút truy cập, cấu trúc mạng truy cập
mạng truyền tải MAN-E, mạng core DSLAM.
 Để cung cấp dịch vụ IPTV đảm bảo chất lượng ổn định cần tổ chức phối cáp
mạng truy cập cáp đồng theo cách phối cáp trực tiếp phối cáp một cấp, phối
cáp hai cấp.
 Phối cáp trực tiếp là điểm truy nhập dịch vụ khách hàng được nối
với nút truy nhập SW L2 chỉ qua một ODF đặt trong nhà khách hàng
,thuê bao kết nối về tủ phối quang thuê bao ODF tại các trạm viễn
thông . sử dụng cho khu vực có mật độ thuê bao nhiều thuộc phạm vi
< 500m đến khu vực nút truy nhập SW L2.

 Phối cáp một cấp là điểm truy cập dịch vụ khách hàng được nối với
nút truy cập SW L2 (thiết bị đặt ở phòng truyền dẫn) chỉ qua một
ODF indoor và một ODF outdoor , cáp quang chính từ tủ phân phối
sợi quang ODF đến tủ ODF outdoor đến ODF indoor khách hàng .
Sử dụng cho khu vực có mật độ thuê bao nhiều thuộc phạm vi 500-
1500m đến khu vực nút truy cập SW L2.
 Phối cáp hai cấp là điểm truy cập dịch vụ khách hàng được nối với
nút truy cập SW L2qua một ODF outdoor cấp 1 , một ODF out door
cấp hai và đến ODF indoor , cáp quang chính 24 FO từ tủ phối sợi
quang ODF đến ODF outdoor cấp 1 ,cáp phối quang 24 FO từ ODF
outdoor cấp 1 đến ODF outdoor cấp 2, cáp quang thuê bao 4FO từ tủ
ODF outdoor cấp 2 đến ODF indoor . sử dụng cho khu vực có mật
độ thuê bao đang phát triển thuộc phạm vi >2000m
 Cấu trúc cơ bản của mạng truy nhập FTTH
-DP Distribution Point)- Điểm phân phối sợi quang.
- AP(Access point )- điểm truy cập mạng quang .
-NT (Network Terminal ) – thiết bị đầu cuối mạng.
Hình 1.1: cấu trúc cơ bản của FTTH
Mạng cáp quang thuê bao (hay còn gọi là ODN ) được xác định trong phạm vi ranh giới
từ giao tiếp sợi quang giữa thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ như thiết bị OLT ,
Switch) đến thiết bị khách hàng (ONU/ONT) . Mạng quang thuê bao được cấu thành bởi
các thành phần chính như sau :
• Cáp quang gốc (feeder cable ): xuất phát từ phía nhà cung cấp dịch vụ ( hay
còn gọi là central office) tới điểm phân phối được gọi là DP ( distribution
Point).
• Điểm phân phối sợi quang (DP): là điểm kết thuac của đoạn cáp gốc trên
thực tế triển khai điểm phân phối sợi quang thường được gọi là măng xông
quang ,hoặc là các tủ cáp quang phối , ưu tiên dùng măng xông quang.
• Cáp quang phối (Distribution Optical Cable): xuất phát từ điểm phối quang
(DP) tới các điểm truy nhập mạng (AP – Access Point) hay từ các điểm

quang phối tới các tập điểm quang .
• Điểm truy cập mạng (AP) : là điểm kết cuối của các đoạn cáp quang phối .
Trên thực tế triển khai , điểm truy cập mạng thường là các tập điểm quang .
• Cáp quang thuê bao (Drop Cable) xuất phát từ các điểm truy cập mạng
(AP) hay là từ các tập điểm quang đến thuê bao .
• Hệ thống quản lý mạng quang ( FMS Fiber Management System) được sử
dụng để bảo dưỡng và xử lý sự cố .
• Điểm quản lý quang ( FMP –Fiber Management Point) : dễ dàng cho xử lý
sự cố và phát hiện đứt đường
FTTH ( Fiber to the Home) :
Cáp quang đến nhà thuê bao . Kéo cáp quang trực tiếp đến nhà thuê bao . FTTH là
một công nghệ kết nối viễn thông sử dụng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới địa
điểm của khách hàng ( văn phòng , cơ quan , nhà ). Công nghệ của đường truyền được
thiết lập trên cơ sở dữ liệu được truyền qua tín hiệu quang ( ánh sáng) trong sợi cáp
quang đến thiết bị đầu cuối của khách hàng , tín hiệu được converter , biến đổi thành tín
hiệu điện , qua cáp mạng đi vào broadband router . Nhờ đó , khách hàng có thể truy cập
internet bằng thiết bị này qua có dây hoặc không dây.
Ưu điểm FTTH:
Một kết nối đa dịch vụ : Hiện nay công nghệ FTTH ( Fiber-to-the-home ) là mạng viễn
thông băng thông động bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc
độ cao như điện thoại,Internet tốc độ cao đang được triển khai trên thế giới .
Khi dùng công nghệ FTTH đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến tận phong
máy của người sử dụng .Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn định không bị suy hao
bởi nhiễu điện từ , thời tiết hay chiều dài sợi cáp như đối với ADSL .
Độ bảo mật rất cao .với ADSL , khả băng bảo mật thấp hơn vì có thể bị đánh cắp tín
hiệu trên đường dây , còn với FTTH thì hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên
đường dây
Với công nghệ FTTH , nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc đọ download lên đến
10 Gigabit/giây, nhanh gấp 2,5 lần so với ADSL 2+ ( hiện chỉ có thể đáp ứng 20
Megabit/giây).Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng , tốc độ tải lên luôn nhỏ

hơn tốc độ tải xuống ( Bất đối xứng , Download > Upload ) và tối đa 20Mbps. Còn
FTTH cho phép cân bằng , tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng ,
download=upload ) và cho phép tối đa là 10 Gpbs, có thể phục vụ một lúc hàng trăm máy
tính .
FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ : Hosting Server riêng , VPN (mạng riêng ảo ),
Truyền dữ liệu , Game online , IPTV (truyền hình tương tác ). VoD xem phim theo
truyền tải dữ liệu cao , có thể nâng cấp lên băng thông tới 1Gbps, An toàn dữ liệu , độ ổn
định cao , không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện , từ trường.
Xu hướng tương lai :
Dự kiến FTTH sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi băng thông ADSL
không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm .
FTTH thì cung cấp một IP tĩnh thích hợp với các doanh nghiệp ,tổ chức triển khai dễ
dàng các dịch vụ trực tuyến như IP camera , lưu trữ mail , truyền tốc độ cao
Tốc độ upload của FTTH vượt qua nghưỡng chuẩn ADSL2+ (1Mbps) hiện tại và có
thể ngang bằng tốc độ download .Vì vậy thích hợp với việc truyền tải dữ liệu theo chiều
từ trong mạng khách hàng ra ngoài internet. Độ ổn định và tuổi thọ cao hơn dịch vụ
ADSL do không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường; khả năng nâng cấp tốc độ
(download /upload ) dễ dàng .
Bên cạnh các ứng dụng như ADSL có thể cung cấp Triple Play Service (dữ liệu, truyền
hình , thoại), với ưu thế băng thông vượt trội , FTTH sẵn sàng cho các ứng dụng đòi hỏi
băng thông cao , đặc biệt là truyền hình độ phân giải cao (HDTV) yêu cầu băng thông lên
đến vài chục Mbps, trong khi ADSL không đáp ứng được . Độ ổn định ngang bằng như
dịch vụ internet thuê kênh riêng Leased-line nhưng chi phí thuê bao hàng tháng thấp hơn
vài chục lần . Đây sẽ là một gói dịch vụ thích hợp cho nhóm các khách hàng có nhu cầu
sử dụng cao hơn ADSL và kinh tế hơn Leased-line.
1.4.2 Các phương án triển khai FTTH :
1.4.2.1. Công nghệ mạng điểm – điểm ( Point – to – point):
Mạng này được thiết kế để cung cấp các đường truyền riêng đến các thuê bao ,
mạng chỉ sử dụng trong trường hợp cấu hình và dung lượng mạng thấp
1.4.2.2. Công nghệ mạng PON

PON ( Passive Optical Network): mạng quang bị động ( những nơi có mật độ thuê
bao nhiều hơn 200) PON là kiểu mạng điểm - đa điểm (P2M), Mỗi khách hàng được
kết nối tới mạng quang thông qua một bộ chia quang thụ động, vì vậy không có các
thiết bị mạng chủ động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ nhánh
(feeder) đến người dùng (Drop). Tín hiệu download được broadcast tới các hộ gia
đình , tín hiệu này được mã hóa để tránh việc xem trộm. Tín hiệu upload được kết
hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA). OLT
sẽ điều khiển các ONU sử dụng các khe thời gian cho việc sử dụng Uplink .Ưu điểm
của PON là nó sử dụng các splitter không cần cấp nguồn , có giá thành rẻ và có thể
đặt ở bất kỳ đâu , không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường , không phải cung
cấp năng lượng cho các thiết bị giữa phòng máy trung tâm và phía người dùng.
Ngoài ra , ưu điểm này còn giúp các nhà khai thác giảm được chi phí bảo dưỡng vận
hành . Kiến trúc PON cho phép giảm chi phí cáp sợi quang và giảm chi phí cho thiết
bị tại CO do nó cho phép nhiều người dùng chia sẻ chung một sợi quang .
Hình 1.2 : kiến trúc mạng PON
Hình 1.3 : Sơ đồ đấu nối tổng quát các thuê bao FTTx trên nền GPON
Các module tích cực trong mạng bao gồm thiết bị đầu cuối đường dây quang (OLT)
đặt tại CO và một thiết bị đầu cuối mạng quang (ONT) hoặc một đơn vị mạng quang
(ONU) tại đầu xa của mạng. Trong hình 1.2 một ONT được dùng khi dây quang mở rộng
đến tận nhà khách hàng, trong khi ONU được dùng khi thiết bị đầu cuối sợi quang được
đặt trong một tủ viễn thông gần một cụm dân cư hoặc các công ty. Các kết nối từ ONU
đến nhà khách hàng có thể bằng các phương tiện khác như cáp đồng trục hoặc đôi dây
xoắn.
Trong một vài trường hợp ta có thể tiết kiệm chi phí nếu chạy một dây sợi quang từ
splitter chính đến các cluster địa phương bao gồm các nhà và công ty nhỏ trong một vùng
lân cận. Trong trường hợp này, một spliiter quang nhỏ được đặt tại điểm kết thúc của sợi
quang và sau đó các kết nối ngắn từ đó đến các user.
Thuật ngữ mạng quang phân phối (ODN) đề cập đến tất cả sợi quang và các bộ chia
quang thụ động hoặc các bộ ghép nằm giữa OLT và các ONT và ONU. Các module tích
cực trong mạng bao gồm thiết bị đầu cuối đường dây quang (OLT) đặt tại CO và một

thiết bị đầu cuối mạng quang (ONT) hoặc một đơn vị mạng quang (ONU) tại đầu xa của
mạng. Trong hình 1.2, một ONT được dùng khi dây quang mở rộng đến tận nhà khách
hàng, trong khi ONU được dùng khi thiết bị đầu cuối sợi quang được đặt trong một tủ
viễn thông gần một cụm dân cư hoặc các công ty. Các kết nối từ ONU đến nhà khách
hàng có thể bằng các phương tiện khác như cáp đồng trục hoặc đôi dây xoắn.
Trong một vài trường hợp ta có thể tiết kiệm chi phí nếu chạy một dây sợi quang từ
splitter chính đến các cluster địa phương bao gồm các nhà và công ty nhỏ trong một vùng
lân cận. Trong trường hợp này, một spliiter quang nhỏ được đặt tại điểm kết thúc của sợi
quang và sau đó các kết nối ngắn từ đó đến các user.
Thuật ngữ mạng quang phân phối (ODN) đề cập đến tất cả sợi quang và các bộ chia
quang thụ động hoặc các bộ ghép nằm giữa OLT và các ONT và ONU.
 Các thiết bị PON tích cực :
 OLT:
OLT được đặt tại CO và điều khiển luồng thông tin theo hai hướng qua ODN. Một
OLT nên có khả năng hỗ trợ khoảng cách truyền xuyên qua ODN lên đến 20km.
Trong luồng xuống, OLT broadcast tất cả thông tin cho các ONU theo ghép kênh
TDM, trong khi ở luồng lên, các thông tin từ các ONU được ghép kênh theo TDMA
và gửi cho OLT.
Một OLT thực tế được thiết kế để điều khiển nhiều hơn 1 PON.Trong thực tế OLT
được đặt tại CO, nơi có môi trường khá ổn định so với của ONT, thường được đặt tại
một tủ ngoài trời hoặc gắn vào các tòa nhà.Tuy nhiên, một ONT cũng có thể đặt
trong một môi trường trong nhà tốt hơn.
Trong mạng PON, lưu lượng thoại và data sử dụng bước sóng 1490nm cho luồng
xuống, lưu lượng video sử dụng bước sóng 1550nm.Luồng lên của voice và data sử
dụng bước sóng 1310nm. Các bộ ghép WDM thụ động thực hiện việc ghép các bước
sóng và chia theo chức năng. Dựa vào chuẩn mạng PON thực tế đang sử dụng, thiết
bị luồng xuống và luồng lên hoạt động ở tại 155Mbps, 622Mbps, 1.25 Gbps, hoặc 2.5
Gbps. Trong một vài trường hợp tốc độ truyền ở luồng lên và xuống là như nhau
(symmetric), trong một số chuẩn PON khác tốc độ luồng lên lớn hơn tốc độ luồng
lên, được gọi là asymmetric (bất đối xứng). Một số kiểu truyền khác nhau có thể

dùng cho luồng xuống video ở bước sóng 1550nm.
 ONT :
ONT là một thiết bị thuê bao đơn lẻ được đặt tại nhà khách hàng nhằm mục đích
cung cấp một kết nối quang đến PON trên luồng lên và giao tiếp điện đối với thiết bị
khách hàng ở phía còn lại. Dựa trên các thiết bị giao tiếp của khách hàng hoặc nhóm
người dùng, ONT hỗ trợ một hỗn hợp các dịch vụ, bao gồm các tốc độ ethernet khác
nhau, T1 hoặc E1 (1.544 hoặc 2.048 Mbps), DS3 hoặc E3 (44.736 hoặc 34.368
Mbps), ATM (155Mbps) và các dạng video số hoặc tương tự.
 ONU:
Một ONU thường được đặt ở trong các tủ ngoài trời, với sự thay đổi nhiệt độ rất lớn
và môi trường khắc nghiệt. Tủ đựng các ONU phải chống vào nước, chống ăn mòn
và các cơn gió lớn. Thêm vào đó, có một nguồn ở bên trong để vận hành các thiết
bị.cùng với 1 nguồn pin dự trữ.
Kết nối từ ONU đến khách hàng có thể sử dụng đôi dây xoắn, cáp đồng trục, hoặc 1
dây sợi quang, hoặc không dây.
 Ưu điểm và nhươc điểm cảu mạng PON
Ưu điểm : Băng thông rộng , thuận tiện cho việc cung cấp thêm các dịch vụ mới.
Giảm bớt được lượng cáp kéo đến khách hàng.
Lợi điểm khi triển khai tại khu vực có mật độ thuê bao cao nhằm giảm bớt giá
thành đầu tư thiết bị
Đây cũng là công nghệ được sử dụng chủ yếu tại công ty .
Nhược điểm : Khoảng cách phục vụ có thể đáp ứng tối đa là 20km
Mất thời gian vì phải đầu tư mạng truy nhập quang , lựa chọn điểm đặt bộ
chia để đảm bảo hiệu suất sử dụng cổng của OLT.
Không phù hợp với những địa điểm mật độ thuê bao thấp vì lúc đó chi phí đầu
tư sẽ rất lớn .
Băng thông kết nối từ OLT tới khách hàng sẽ bị chia sẻ
1.4.2.3 Mạng quang chủ động AON ( Active Optical Network ) :
Giới thiệu :
Là kiểu kiến trúc mạng truyền dẫn quang mà tại các điểm mạng (node) có chứa các

thiết bị cần sử dụng nguồn điện như Switch , MUX ( Multiplexer). Tín hiệu khi đi qua
các node được biến đổi từ quang sang điện và ngược lại , rồi mới chuyển tiếp đi . Việc
chuyển đổi này làm ảnh hưởng đến tốc đọ truyền dữ liệu .Tuy nhiên nhờ bộ đệm
(cache) của các thiết bị chuyển mạch mà quá trình chuyển mạch của dữ liệu được hạn
chế xung đột.
Việc xây dựng AON dựa trên các chuẩn công nghệ Ethernet được gọi là mạng Metro
Ethernet Network (MEN), hay còn gọi là MAN-E (Metropolitan Access Network
Ethernet ) hay E-MAN . cấu trúc MAN-E gồm các Switch được kết nối với nhau theo
mô hình phân lớp : Lớp trục chính – Lớp tập hợp – Lớp truy nhập .
- Lớp trục chính (Core layer) gồm các thiết bị chuyển mạch rất thông minh
có chức năng xử lý nhanh nhạy một số lượng lớn các gói tin .
- Lớp tập hợp ( Aggregation layer ) là lớp trung gian có thể cung cấp các kết
nối trực tiếp hoặc tập hợp lưu lượng từ lớp truy cập và chuyển tiếp lên lớp
trục chính
- Lớp truy nhập (Access layer ) là lớp cung cấp các kết nối trực tiếp đến
khách hàng . tập hợp lưu lượng từ các thiết bị của khách hàng để chuyển tải
lên mạng trục . thiết bị thường bao gồm các Switch layer 2 có các giao diện
điện fast Ethernet, giga Ethernet
- Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm : Khoảng cách phục vụ lớn : có thể đáp ứng lên tới 50km.
Băng thông từ Switch L2/DSLAM tới khách hàng lên đến Gbps, không
bị chia sẻ , rất phù hợp cho các kết nối điểm - điểm
Triển khai nhanh do tận dụng hạ tầng mạng hiện có
- Nhược điểm : Tốn cáp vì kết nối điểm – điểm cho từng khách hàng (P2P)
Gặp khó khăn khi cấp nguồn cho các thiết bị ở xa (Switch , DSLAM )
Số lượng giao diện FE/GE trên L2 Switch và DSLAM nhỏ , do đó cần
đầu tư nhiều thiết bị với những địa điểm có mật độ thuê bao cao .
Card Ethernet kết nối từ DSLAM tới thuê bao còn một số hạn chế : Khả
năng hỗ trợ multicast và khả năng tương thích với các loại CPE
MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTH

AON – Active optical Network
Hình 1.3 : FTTH theo công nghệ AON
1.4.3. Mô hình cung cấp mạng FTTH tại đơn vị thực tập VNPT
Hình 1.4 : mô hình FTTH ở VNTT
Chú thích: BRAS ( Broadband Remote Access Server ) là thiết bị nối với DSLAM hoặc
RADIUS Bộ giao thức PPP/PPoE : được sử dụng để thiết lập kết nối giữa Modem với
mạng internet , kết quả là modem được BRAS cung cấp cho địa chỉ IP public dùng để
truy cập internet
CHƯƠNG II:
CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRÊN MẠNG TRUY
NHẬP TẠI VNTT
Các thiết bị trong truy nhập quang FTTH được chia thành 3 loại : thiết bị từ nhà cung
cấp, thiết bị được sử dụng tại nhà khách hàng và các thiết bị đi kèm tức nó được sử dụng
cả ở nhà cung cấp và khách hàng (như dây nhảy , bộ chuyển đổi quang điện ).
2.1 Thiết bị từ nhà cung cấp : SWITCH JUNIPER EX3200
Thuộc dòng sản phẩm Switch L2 chất lượng cao dùng cho nhà cung cấp dịch vụ .
JUNIPER EX3200 : được thiết kế dùng cho ứng dụng FTTx với nhiều tính năng hay và
mềm dẻo trong khai thác cấu hình cho phép đáp ứng các nhu cầu và ứng dụng trong
mạng băng rộng FTTx.
Dòng sản phẩm chuyển mạch EX3200 series là các sản phẩm Ethernet cấu hình cố
định mạng lại một giải pháp độc lập , đơn giản , các bộ chuyển mạch EX 3200 có các tùy
chọn 24 và 48 cổng và có hỗ trợ kết nối quang học
Giao diện quản lý Web-base giúp người dùng khai thác dễ dàng và thân thiện , tiện lợi
mọi lúc mọi nơi .Kết hợp với hệ thống bảo mật SSH, SNMP,Telnet CLI giúp người dùng
có nhiều phương tiện để khai thác và vận hành thiết bị một cách dễ dàng .
 Đặc điểm thiết bị : sử dụng hệ điều hành JUNOS , DRAM 512MB,Flash 1GB,
CPU 600MHz powerPC CPU
Mật độ cổng cho mỗi hệ thống:48 ( 48 hostport hoặc 44 hostport + 4 port GbE
uplink module)
GbE SFP optic/ connector type : RJ-45 hoặc là cáp LC SFP hỗ trợ 1000BASE_T

SFP, SX (multimode, LX (single mode ) hoặc LH/ZX (single-mode).
Hình 2.1 SWITCH EX3200 của JUNIPER
2.2 Thiết bị phía khách hàng và một số thiết bị đi kèm
2.2.1 Cáp quang trong nhà FTTH :
Chống được lực kéo căng với đường kính nhỏ .
Đặc biệt với khả năng ít bị bẻ gập của sợi quang cung cấp băng thông cao và tính truyền
dẫn thông tin tuyệt vời .
Thiết kế có rãnh , dễ dàng bóc tách và hàng nối , làm đơn giản việc lắp đặt và bảo trì
Với một một lớp vỏ bọc bằng hợp chất làm chậm sẽ chống cháy và chống bị nhiễu tín
hiệu .
2.2.2. Dây nhảy quang :
Dây nhảy quang hai đầu chuẩn SC/PC-SC/PC, FC/PC-FC/PC, LC/PC-LC/PC, ST/PC-
ST/PC , loại cáp Multil-mode và Singgle-mode , chiều dài khác nhau.
Hình 2.3 Dây nhảy quang đơn mode(trái) và đa mode(phải)
2.2.3. Bộ chuyển đổi quang điện (converter):
Bộc chuyển đổi quang điện WDM MODEL 1200SS 10/100M là thiết bị thu phát và
chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu quang và tín hiệu điện với một cổng quang 100BASE-
TX. Nó được dùng để truyền tải và mở rộng hệ thống mạng với khoảng cách từ 100m đến
100km . Bộ chuyển đổi quang điện được sử dụng trong mạng Ethernet diện rộng , như sự
kết nối giữa các phòng thiết bị chung trong hệ thống mạng MAN. Không cần cấu hình
cho Switch hay cài đặt cho thiết bị , nó có khả năng thích ứng với hệ thống .Bộ chuyển
đổi quang điện được tích hợp bộ chống sét hiện đại , đảm bảo an toàn cho hệ thông.
Hình 2.4 : thiết bị media converter
2.2.4. Modem quang:
Modem quang thường được sử dụng đối với các yêu cầu truyền dẫn dung lượng nhỏ ,
thường là tại mức mạng truy nhập .Các thiết bị này hoạt động như là một thiết bị ghép
kênh đầu cuối quang , chuyển đổi tín điện sang quang và ngược lại.
Hình 2.5 : modem quang Dlink dùng tại đơn vị
2.2.5 Card Lan quang : Model : card LAN quang 100M FHC-7100-s.
FHC-7100 card điểu hợp giao diện quang tuyến PCI được thiết kế để điều khiển

100Mbps và cung cấp một lượng mạng 200Mbps chế độ song công hoàn toàn. Nó cung
cấp một dải các tùy chọn , chẳng hạn như sợi quang , kiểu đầu nối và bước song hoạt
động , khoảng cách , đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng khác nhau .
2.2.6 Tủ phối quang :
Tủ phối quang treo ngoài trời là thiết bị dùng chủ yếu cho các kết nối quang ngoài trời .
Chúng quản lý và bảo vệ các điểm đấu nối quang như mối hàn quang, dây hàn nối quang,
đầu nối quang (adapter), dây nhảy quang , một số thiết bị đi kèm như bộ chia quang , bộ
chuyển đổi quang điện . Nó có thể được dùng để treo trên tường , treo trên cột, dùng
trong nhà hoặc ngoài trời.
Hình 2.6 : Tủ phối quang tại đơn vị
2.2.7. Dây nối quang:
Loại dây nối cáp quang FC/PC là một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên thị
trường dây nối .hầu hết các đơn vị viễn thông vẫn đang sử dụng loại đầu này.
2.2.8. Các loại đầu giao tiếp quang:
Đầu giao tiếp quang là nơi giao tiếp giữa một đầu nối dây nối quang và một đầu nối của
dây nhảy quang .Hay còn gọi là Adapter (dạng đầu có lỗ cắm – đầu âm ) có nhiều chuẩn
khác nhau theo yêu cầu : Đầu 1D FC-FC (Đầu tròn vặn ren tiết diện tròn ) Đầu FC/PC
(đầu tròn vặn ren – tiết diện vuông ), Đầu SC/PC (đầu vuông lớn – dạng cắm phích),
LC/PC Đầu vuông nhỏ - dạng cắm phích ), Đầu ST/PC (Đầu tròn gài ), ngoài ra còn
nhiều dạng đầu như Simplex (đầu đơn –thường dùng) Duplex (đầu kép).
Hình 2.7 : một số loại đầu giao tiếp quang tại VNTT
2.2.9. Măng sông cáp quang :
Măng sông cáp quang dùng loại măng sông cơ khí hai mảnh .Dùng để nối cáp với nhau
Hình 2.9 : Măng sông quang
2.3 Ứng dụng các thiết bị trên FTTH thực tế
Nguyên lý hoạt động:
Từ thiết bị cổng chuyển qua SW L2 . Qua thiết bị chuyển đổi quang điện Media
Converter- tùy cự ly khoảng cách đầu cuối (thông thường 20 Km).
Từ thiết bị quang điện dùng dây nhảy quang ra đấu nhảy từ Converter vào các
ODF2022-24p/24 FO .Từ ODF 2022 hàn đến cáp quang ngoài đường 24 FO chạy

outdoor ( có thể dùng măng song nối cáp khi cần ).

×