Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm vacxin đậu gà nhược độc đông khô chủng c trên tế bào xơ phôi gà một lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.23 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN TRẦN ðẶNG DŨNG



NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM VACXIN ðẬU GÀ
NHƯỢC ðỘC ðÔNG KHÔ CHỦNG C TRÊN TẾ BÀO
XƠ PHÔI GÀ MỘT LỚP


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




HÀ NỘI – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


NGUYỄN TRẦN ðẶNG DŨNG


NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM VACXIN ðẬU GÀ
NHƯỢC ðỘC ðÔNG KHÔ CHỦNG C TRÊN TẾ BÀO
XƠ PHÔI GÀ MỘT LỚP


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Thú y
Mã số : 60.62.50


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM


HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là ñề tài nghiên cứu của tôi và các ñồng nghiệp.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, do tôi khảo sát
nghiên cứu, có sự giúp ñỡ của các ñồng nghiệp trong cơ quan.
Tôi xin cam ñoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Trần ðặng Dũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực hết mình của
bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS.
Cù Hữu Phú, PGS. TS Nguyễn Hữu Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy hướng dẫn, người ñã giành
nhiều thời gian quý báu tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám ñốc Xí nghiệp thuốc thú y Trung Ương.
- Tập thể cán bộ công nhân viên trong phân xưởng vacxin virus ñông
khô – Xí nghiệp thuốc thú y Trung Ương
- Ban ñào tạo sau ñại học – Trường ñại học Nông Nghiệp Hà Nội.
ðã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, người
thân, bạn bè, ñồng nghiệp - Những người luôn tạo ñiều kiện, ñộng viên, giúp
ñỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Trần ðặng Dũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. VIRUS ðẬU GÀ VÀ BỆNH ðẬU GÀ 4
2.2. MIỄN DỊCH HỌC CỦA BỆNH ðẬU GÀ 17
2.3. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN ðẬU
GÀ 20
2.4. ðÔNG KHÔ VACXIN 23
2.5. PHÒNG BỆNH BẰNG VACXIN 26
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
3.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
3.2. NỘI DUNG 31
3.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 32
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. KẾT QUẢ NUÔI CẤY VIRUS ðẬU GÀ NHƯỢC ðỘC CHỦNG C
TRÊN MÔI TRƯỜNG TẾ BÀO XƠ PHÔI GÀ MỘT LỚP 38
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.1.1. Khảo sát ñặc tính gây phá hủy tế bào của virus giống ñậu gà nhược ñộc
chủng C trên môi trường tế bào xơ phôi gà một lớp 38
4.1.2. Kết quả xác ñịnh hiệu giá virus giống trên môi trường tế bào xơ phôi gà
một lớp qua các lần cấy chuyển (TCID
50
) 41
4.1.3. Kiểm tra các chỉ tiêu thuần khiết, an toàn và tính sinh miễn dịch của lô
giống gốc thích ứng trên môi trường nuôi cấy tế bào 43
4.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VACXIN 48
4.2.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vacxin ñậu gà nhược ñộc ñông
khô nuôi cấy trên môi trường tế bào. 48
4.2.2. Xác ñịnh liều gây nhiễm thích hợp của virus ñậu gà chủng C trên môi
trường nuôi cấy tế bào 50
4.2.3. Xác ñịnh thời ñiểm thích hợp ñể thu hoạch huyễn dịch sau khi gây
nhiễm virus ñậu gà chủng C 52
4.2.4. Xác ñịnh tỷ lệ phối trộn chất bổ trợ và huyễn dịch virus 54
4.3. ðÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VACXIN ðẬU GÀ ðƯỢC SẢN XUẤT
TRÊN MÔI TRƯỜNG TẾ BÀO XƠ PHÔI GÀ MỘT LỚP 56
4.3.1 Kết quả kiểm tra ñộ ẩm và chân không của vacxin ñông khô 56
4.3.2. Kết quả kiểm tra vô trùng 58
4.3.3. Kết quả kiểm tra an toàn 59
4.3.4. Kết quả kiểm tra tính sinh miễn dịch 61
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70
5.1. KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADN
Acid deoxyribonucleic

CAM
CEF
Chorioallantoic membrane (Màng rung niệu)
Chick embryo fibroblast (Tế bào xơ phôi gà)
CEK Chick embryo kidney (Tế bào thận phôi gà)
CEL Chick embryo liver (Tế bào gan phôi gà)
CK Chick kidney (Tế bào thận gà)
CPE
REV
Cytopathic effect (Bệnh lý tế bào)
Reticuls endotheliosis virus
ARN
Acid ribonucleic
EID
50
50% Egg-infective dose (Liều gây nhiễm trứng 50%)
LD
50
50 percent Lethal Dose
M Membrain (Protein màng)
MEM Minimal essential medium (Môi trường cần thiết tối thiểu)
OIE Office International des Epizooties (Tổ chức Dịch tế Thế giới)
PBS Phosphate buffered saline (Dung dịch muối ñệm)

PCR
SPF

TCID
50

TCN

TN
Polymerase chain reaction
Specific pathogen free (Sạch bệnh)
Median tissue culture infective dose (Liều gây nhiễm tế bào 50%)
Tiêu chuẩn ngành
Thí nghiệm
TK Thymidine kinase
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

4.1: Kết quả khảo sát ñặc tính gây phá hủy tế bào của virus giống
ñậu gà nhược ñộc chủng C trên môi trường tế bào xơ phôi gà một
lớp 39

4.3: Kết quả kiểm tra vô trùng lô giống gốc ñậu gà nhược ñộc chủng C
trên môi trường nuôi cấy tế bào 44

4.4: Kết quả kiểm tra an toàn lô giống gốc ñậu gà nhược ñộc chủng C

trên môi trường nuôi cấy tế bào 46

4.5: Kết quả kiểm tra tính sinh miễn dịch của lô giống gốc ñậu gà
nhược ñộc chủng C trên môi trường nuôi cấy tế bào 47

4.6: Kết quả xác ñịnh liều gây nhiễm thích hợp của virus ñậu gà nhược
ñộc chủng C trên môi trường nuôi cấy tế bào 50

4.7: Kết quả xác ñịnh thời ñiểm thích hợp ñể thu hoạch huyễn dịch
virus 53

4.8: Kết quả thí nghiệm về tỷ lệ chất bổ trợ trong vacxin ñậu gà tế bào
ñông khô 55

4.9: Kết quả kiểm tra ñộ ẩm và chân không của vacxin ñông khô 57

4.10. Kết quả kiểm tra vô trùng các lô vacxin ñậu gà trên môi trường
nuôi cấy tế bào 59

4.11: Kết quả kiểm tra an toàn vacxin ñậu gà nhược ñộc chủng C trên
môi trường nuôi cấy tế bào. 60

4.12: Kết quả kiểm tra tính sinh miễn dịch các lô vacxin ñậu gà C trên
môi trường nuôi cấy tế bào. 62

4.14: Kết quả ñánh giá ñộ dài miễn dịch ñậu gà sau khi tiêm vacxin
bằng phương pháp công cường ñộc 66

4.15: Kết quả nghiên cứu thời gian bảo quản vacxin ñậu gà 68


chủng C trên môi trường nuôi cấy tế bào 68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1: Bệnh tích tế bào do virus ñậu gà nhược ñộc chủng C gây ra 40

4.2: Tế bào xơ phôi gà một lớp không gây nhiễm virus 40

4.3: Hiệu giá virus ñậu gà sau các lần cấy chuyển 43

4.4: Sơ ñồ quy trình sản xuất vacxin nhược ñông khô ðậu gà bằng
công nghệ nuôi cấy tế bào 48

4.5: Hiệu giá virus ñậu gà của các liều gây nhiễm 52

4.6: Hiệu giá virus tại các thời ñiểm sau khi gây nhiễm virus ñậu gà
chủng C trên môi trường nuôi cấy tế bào 53

4.7: Kết quả kiểm tra ñộ ẩm và ñộ chân không của vacxin ñậu gà tế
bào nhược ñộc ñông khô 58


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðẶT VẤN ðỀ
ðậu gà là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh với các biểu hiện ñặc
trưng là hình thành và xuất hiện các nốt ñậu ở mào, tích, mép mỏ, mí mắt, da
chân và màng giả ở niêm mạc vòm họng, hầu của gà.
Bệnh ñậu gà là bệnh virus chung của gia cầm (gà, gà tây) và các loài
chim (cả chim nuôi và chim hoang dã). Theo các tác giả Bolte, A. L. J.
Meurer, E. F. và Kaleta [17] thì có khoảng 9.000 loài chim ñã bị nhiễm bệnh
tự nhiên với virus ðậu. Bệnh gây ra bởi virus ADN thuộc nhóm Avipoxvirus,
họ Poxviridae. Bệnh phân bố rộng khắp trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh
hưởng nghiêm trọng ñến kinh tế ñối với các ñàn gia cầm vì nó gây giảm sản
lượng trứng ñối với các ñàn gà ñẻ, gây giảm sự tăng trưởng ñối với các ñàn
gia cầm non và gây tỷ lệ chết ñáng kể ñối với tổng ñàn.
Bệnh ñậu gà là một bệnh lây lan với những ñặc trưng của bệnh là hình thành
những nốt ñậu hoặc vẩy ở những vùng da không có lông (gọi là thể ngoài da)
hoặc hoại tử fibrin và các bệnh tích tăng sinh ở lớp màng nhầy của ñường hô hấp
trên, miệng, thực quản (gọi là thể thực quản). Gia cầm bị bệnh ñậu có thể bị ở
thể ngoài da hoặc thể bạch hầu hoặc có thể bị cả hai thể cùng lúc.
ðối với thể ngoài da, tỷ lệ chết trong tổng ñàn thường thấp. Tuy nhiên, nó
lại là nguyên nhân gây ra thể bạch hầu và kế phát các bệnh truyền nhiễm khác
và gây ra tỷ lệ chết cao trong tổng ñàn.
Gà con 1- 3 tuần tuổi rất mẫn cảm với bệnh. Ở gà bệnh, virus ñậu có trong
nốt ñậu, màng giả trong niêm mạc, virus còn có ở trong máu khi gà ñang có
bệnh hoặc khi ñã khỏi bệnh. Virus ñậu tồn tại lâu trong các vẩy ñậu, trong
môi trường và là nguyên nhân gây bệnh cho những ñàn gà mẫn cảm khác. Tỷ
lệ bệnh tăng lên ở những nơi có nhiều ñàn gà nhốt gần nhau hoặc ở những
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

chuồng nuôi có nhiều lứa tuổi gà khác nhau. Trong ñiều kiện như vậy, nó là
nguyên nhân lây nhiễm giữa các ñàn gà với nhau thông qua khí dung. Chuồng
trại chật trội, ñiều kiện vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân cho sự lây lan
của dịch bệnh.
ðể phòng bệnh ñậu cho gà, biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất là sử
dụng vacxin phòng bệnh. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam ñang sử dụng hai
chủng virus là chủng virus ñậu gà và chủng virus ñậu bồ câu dùng ñể chế vacxin
phòng bệnh ñậu cho gia cầm. Những vacxin này ñược sản xuất bằng cách gây
nhiễm virus ñậu gà hoặc virus ñậu bồ câu vào màng CAM của phôi gà 9 – 11
ngày tuổi hoặc gây nhiễm vào môi trường nuôi cấy tế bào xơ phôi gà.
Những khu vực có tình hình dịch tễ phức tạp và ñã có thông báo bị bệnh
ñậu ñược khuyến cáo sử dụng vacxin nhược ñộc ðậu gà từ chủng virus ñậu
gà hoặc ñậu bồ câu gây nhiễm trên màng CAM của phôi gà. Những vacxin
này có chứa tối thiểu 10
5
EID
50
/ ml ñược xác ñịnh là tạo miễn dịch tốt cho
ñàn gà. Tuy nhiên, những vacxin sống ñược sản xuất trên phôi sẽ gây
những phản ứng nghiêm trọng nếu sử dụng không ñúng cách. Vacxin ðậu
gà ñược sản xuất trên màng CAM ñược sử dụng theo phương pháp chủng
cánh cho gà 4 tuần tuổi và gà mái 1 – 2 tháng tuổi trước khi bắt ñầu ñẻ. Tái
chủng cho gà mái trước lứa ñẻ thứ 2 nhưng không ñược sử dụng vacxin
trong khi gà ñang ñẻ.
Vacxin virus ñậu gà nhược ñộc sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy tế
bào sử dụng hiệu quả ở gà con một ngày tuổi và có thể sử dụng cùng lúc với
vacxin phòng bệnh Marek. Theo các tác giả Mayr and Danner [22] vacxin ñậu

gà sản xuất bằng phương pháp nuôi cây tế bào có thể sử dụng tốt theo ñường
cho uống nếu hiệu giá virus trong vacxin chứa tối thiểu 10
6
– 10
8
TCID
50
/ ml.
Nagy và cộng sự [23] cũng ñã chứng minh rằng gà một ngày tuổi ñược sử
dụng vacxin theo ñường cho uống cũng ñạt hiệu quả miễn dịch khi nồng ñộ
virus ñạt 10
6
TCID
50
/ ml. Như vậy, công nghệ sản xuất vacxin ðậu bằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

phương pháp nuôi cấy tế bào ñã khắc phục ñược những nhược ñiểm của công
nghệ sản xuất vacxin bằng phương pháp nuôi cấy trên màng CAM.
Hiện tại, các vacxin phòng bệnh ñậu gà ở Việt nam chủ yếu ñược sản xuất
từ trứng gà có phôi như vacxin ðậu gà chủng C của Xí nghiệp thuốc thú y
Trung Ương, vacxin ðậu gà chủng Woybridge của Công ty Navetco hoặc
vacxin ñậu gà chế từ chủng C Trường ðại học nông nghiệp I Hà Nội (Nguyễn
Như Thanh)[13].
Xuất phát từ những luận cứ về khoa học trên, chúng tôi ñề xuất tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm vacxin ñậu gà nhược
ñộc ñông khô chủng C trên môi trường tế bào xơ phôi gà một lớp”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI

- Nuôi cấy thích nghi virus ñậu gà chủng C trên môi trường nuôi cấy tế
bào xơ phôi gà một lớp.
- Xây dựng quy trình sản xuất vacxin ðậu gà bằng công nghệ nuôi cấy
tế bào




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. VIRUS ðẬU GÀ VÀ BỆNH ðẬU GÀ
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh ñậu
ðậu gà ñã ñược phát hiện từ lâu trên nhiều loại gia cầm. Ban ñầu thuật
ngữ ñậu gà bao gồm tất cả các bệnh ñậu virus của chim, nhưng ngày nay nó
chỉ ñược sử dụng cho các bệnh ở ñàn gia cầm thương phẩm. Lúc ñầu,
Woodruff và Goadpasture [29] chứng minh rằng các tiểu phần virus trong thể
ẩn là tác nhân gây bệnh ñậu gà. Sau này, người ta chứng minh rằng kháng
huyết thanh kháng virus ñậu gà hình thành sau miễn dịch hoặc sau khi khỏi
bệnh ñã ngưng kết một huyễn dịch các thể cơ bản của virus ñậu gà.
Mô tả về thể vùi tế bào trong bệnh ñậu gia cầm. Năm 1873 ñã phát hiện
những tiểu thể nội bào trong tế bào biểu bì của nốt ñậu người mà Michaelis
coi ñó là những thể vùi ñặc hiệu của bệnh ñậu và mô tả kỹ tiểu thể nội bào
trong bệnh ñậu gà mà ngày nay ñược gọi là thể bao hàm Bollinger ñể ghi nhớ
công người phát hiện.
Năm 1887 lần ñầu tiên người ta thấy virus ñậu gà bằng kính hiển vi
quang học. Năm 1904 khám phá ra các tiểu thể nhỏ (0,25 µm) nằm rải rác

trong nguyên sinh chất tế bào bong kết lại thành ñám gọi là tiểu thể bao hàm
Bollinger, sự phát hiện này dẫn ñến hàng loạt những nghiên cứu về bản chất
của chúng và rất nhiều công trình nghiên cứu gần ñây bằng phương pháp hóa
tổ chức học, nghiên cứu trên kính hiển vi quang học … và ngày nay người ta
ñã xác ñịnh rõ bản chất sinh học của thể vùi tế bào này.
Năm 1906 mô tả tiểu thể nội bào của bệnh ñậu mùa trên tiểu bản phết.
Năm 1923 ñã tiến hành tiêm chủng vacxin phòng bệnh ñậu gà từ chủng giảm
ñộc lực (chủng virus II ở ðức). Năm 1925 ñã nhân giống virus vacxin trên tế
bào nuôi. Theo Woodruff và Goodpasture [29] ñã sử dụng phôi gà ñể nuôi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

cấy virus ñậu và phát triển kỹ thuật nuôi cấy virus vào màng niệu ñạo của
phôi trứng. Năm 1932 ñã xác ñịnh khả năng gây nhiễm của chất qua lọc và ly
tâm tiểu thể nội bào của virus ñậu. Năm 1954 mô tả bệnh giống như bệnh ñậu
ở muỗi. Năm 1962 Bigelli mô tả bệnh ñậu ở cá. Năm 1963 nghiên cứu về siêu
cấu trúc của virus ñậu bằng phương pháp nhuộm âm bản và soi kính hiển vi
ñiện tử.
Các nghiên cứu về ñặc tính sinh học của virus ñậu nói chung và ñậu gà
nói riêng, về cơ chế sinh bệnh, về chẩn ñoán bệnh và về vacxin phòng bệnh.
của nhiều tác giả ñã làm sáng tỏ về bệnh ñậu.
2.1.2 Virus ðậu gà
2.1.2.1. Phân loại
Bệnh ñậu là bệnh truyền nhiễm chung cho người và nhiều loài ñộng vật
khác như gia súc, gia cầm, chim hoang dại, cá, do poxvirus gây ra ñã ñược
xếp trong bảng phân loại virus thuộc họ Poxviridae.
Virus ñậu gia cầm (gà, gà tây, chim bồ câu, chim yến, vẹt, chim cút,
chim sẻ, quạ, công, chim cánh cụt, kền kền, sáo) là các thành viên thuộc giống
Avipox virus, họ Poxviridae. Virus ñậu gà là loài ñặc trưng của Giống. Vì tầm

quan trọng của virus ñậu gà ñối với nền kinh tế cho nên rất nhiều nghiên cứu
cơ bản và ứng dụng về virus ñậu gà ñã ñược tiến hành, nhiều hơn bất cứ loài
nào của giống này.
Theo phân loại Poxvirus chia thành 6 nhóm
Nhóm 1: Vaccinia và những virus tương tự
- Virus ñậu người: Poxvirus variola, Variola major
- Virus ñậu bò: Variola vaccinin
- Virus ñậu chuột nhắt: Poxvirus muscin, Botonelivirus
- Virus ñậu khỉ: Cinia virus
- Virus ñậu thỏ: Poxvirus cuniculi
Nhóm này có hình thái, huyết thanh tương tự và không nhạy cảm với ete.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Nhóm 2: Orivirus và những virus tương tự
- Virus viêm miệng mụn nước ở bò: Storatitis popriloon virus
- Virus giả ñậu bò: Pozovaccinin virus
- Virus mụn mủ truyền nhiễm dê rừng
Nhóm này có hình thái và huyết thanh giống nhau nhạy cảm với ete
Nhóm 3: Những virus xâm nhập vào móng vuốt của ñộng vật
- Virus ñậu cừu: variola ovina
- Virus ñậu dê: Variola coprina
- Virus của bò
- Virus ñậu ngựa: Variola equina
- Virus ñậu lạc ñà: Variola
Khả năng của nhóm này có thể là ñồng loại của phân nhóm 1, 2. Một số
virus trong ñó nhạy cảm với ete.
Nhóm 4: Virus ñậu gia cầm
- Virus ñậu gà: Poxvirus gallinae

- Virus ñậu hoàng yến: Poxvirus canavae
- Virus ñậu bồ cầu: Poxvirus coliniae
- Virus ñậu cun cút
- Virus ñậu gà tây
Nhóm này có tiểu thể nội bào lớn, trong ñó chứa chủ yếu là lipoprotein,
kháng ete thường do côn trùng truyền.
Nhóm 5: Myxocotoso virus
- Virus myxocotoso của thỏ
- Virus gây u xơ của thỏ Fibroxivirus
- Virus gây u xơ của sóc Bichruchen
Nhóm này nhạy cảm với ete, có thể truyền bệnh do côn trùng
Nhóm 6: Virus ñậu chưa xếp loại
- Virus ñậu lợn Variola saills
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

- Mullusoum virus
- Contagiosum virus
- Yaba affeatumor virus
- Virus tana
- Virus Enteropox
2.1.2.2. Hình thái học, cấu trúc virus ñậu gà
Cũng giống như các giống khác thuộc họ Poxviridae, tất cả các virus
ñậu gà ñều có hình thái giống nhau. Virus hoàn thiện (thể cơ bản) có hình
viên gạch và có kích thước khoảng 230 - 280 - 200 nm. Lớp ngoài ñược cấu
tạo bởi một tập hợp ngẫu nhiên của các lớp ống nhỏ. Virus ñậu gà bao gồm
một lõi 2 mặt lõm nằm ở giữa hoặc 1 nucleoid và hai thể phụ nằm ở hai mặt
lõm và ñược bao bọc bởi một vỏ.
Thành phần chính của virus ñậu gà là protein, ADN và lipid. Virus có

trọng lượng phân tử là 2,04 – 10
-14
gram và có 7,51 – 10
-15
gram protein, 4,03
– 10
-16
gram ADN và 5,54 -10
-15
gram lipid. Gần 1/3 của virus ñậu gà là lipid.
Thành phần lipid và choletrolester ñược phát hiện trong chế phẩm virus lấy từ
da ñầu của một con gà mắc bệnh. Trọng lượng trung bình của thể bao hàm
khoảng 6,1 – 10
-7
mg trong ñó 50% là lipid.
Virus ñậu gà không bắt màu cho thấy sự phân bố các ống nhỏ bề mặt
một cách ngẫu nhiên. Lớp cắt siêu mỏng của bệnh tích ñậu từ một con chim
bồ câu nhiễm bệnh tự nhiên cho thấy các tiểu phần virus có hình thái ñặc
trưng của virus ñậu. Lớp cắt siêu mỏng của bệnh tích ñậu gà thể bạch cầu từ
một gà nhiễm bệnh cho thấy một thể bao hàm type A, trong ñó các tiểu phần
virus của hình thái ñặc trưng virus ñậu ñược phân bố quanh ngoại biên của thể
bao hàm (inclusion body). Sự biến ñổi các chủng về thành phần kháng nguyên
do thẩm miễn dịch của các kháng nguyên hòa tan của virus ñậu gia cầm ñã
ñược ñiều chế từ các tế bào ñã gây nhiễm và các chủng virus ñậu gà 101;
Ceva; Minnesita và chủng Nebreska Protein ñã ñược tách bằng phương pháp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

SDS - PAGE và ñược chuyển vào nitrocellutose. Các kháng nguyên virus

ñược phát hiện bằng phản ứng với kháng huyết thanh kháng virus ñậu gà. ðã
tiến hành phân tích ñiện di trên thạch ñối với các gien của một virus vacxin,
một virus ñậu gà phân lập tự nhiên, một virus tự nhiên phân lập từ ñàn chim
yến và một virus vacxin phân lập từ ñàn chim cút. Sau khi ñã cắt bỏ ñoạn
Hind III. Thể bao hàm có trọng lượng 7,69 – 10
-8
mg và trọng lượng trung
bình của ADN của mỗi inclusion là 6.64 – 10
-9
mg.
2.1.2.3. ðặc tính nuôi cấy của virus ñậu gà
+ Sự nhân lên của virus
Vị trí tế bào chất của ADN tổng hợp trong các tiểu phần virus gây bệnh
rất ñặc trưng ñối với virus ñậu.
Virus ñậu gà có chứa các gien chịu trách nhiệm mã hóa 1 ADN Ligase
ATPGTP liên kết protein, ADN Glycosylase, ADN polymerese, ADN
Topoisomerase, yếu tố sử lý DNA và Kinase nhân ñôi protein.
Ngoài ra virus ñậu gà còn chứa 1 gien chịu trách nhiệm mã hóa enzyme
sửa chữa ADN; CPO photolyase sửa chữa ADN do bị tia cực tím phá hủy
bằng cách sử dụng nguồn sáng như 1 nguồn năng lượng. Có thể kết luận rằng
enzyme này ñã giúp virus tồn tại ở các nốt bệnh tích ở gia cầm và trong môi
trường. Sự nhân lên của virus ñậu gia cầm xuất hiện tương tự như trong biểu
mô của gà, trong tế bào biểu mô của màng niệu nang của phôi gà ñang phát
triển và ở tế bào da của phôi. Tuy nhiên sự khác nhau trên các tế bào vật chủ
và các chủng virus có thể tác ñộng ñến thời gian nhân lên của virus. Sự tổng
hợp sinh học của virus ñậu gà trong biểu mô bao gồm 2 pha khác nhau: sự
ñáp ứng của vật chủ ñặc trưng bởi tăng sinh tế bào trong suốt 72h ñầu tiên và
sự tổng hợp của virus gây bệnh từ 72 - 96h sau khi nhiễm bệnh.
Sự nhân lên của ADN virus trong biểu bì bắt ñầu giữa 12 và 24h sau
khi nhiễm bệnh và tiếp theo là sự xuất hiện của virus gây bệnh sau ñó. Sự

tăng sinh của biểu mô kéo dài từ 36 - 48h sau nhiễm bệnh và kết thúc với một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

sự tăng số lượng tế bào lên 2,5 lần trong 72h sau nhiễm bệnh. Tỷ lệ tổng hợp
ADN virus trong 60h ñầu là thấp. Sự tăng tỷ lệ tổng hợp ADN virus xuất hiện
từ 60 - 72h sau nhiễm bệnh ñi kèm với một sự suy giảm rõ nét vì sự tổng hợp
ADN tế bào. Từ 72 - 96h sau nhiễm bệnh, sự tổng hợp của ADN virus trở nên
mãnh liệt hơn, và không còn thấy sự tăng sinh của tế bào nữa. Theo Swallen
[28] ñã thực hiện ñiều này bằng cách sử dụng phương pháp chạy tia phóng xạ
biểu mô nhiễm bệnh của gà với virus ñàn gà trong 48h cho thấy tăng gấp 3 lần
về nucleic so với ñối chứng, chứng tỏ rằng bệnh ñậu gà có liên quan việc tác
ñộng ñến tổng hợp ADN trong nhân. Cả 2 loại ADN và ARN virus ñều ñược
phát hiện trong nhân của các tế bào nhiễm bệnh sau 24 - 72h. Sự gây nhiễm tế
bào da phôi gà cho kết quả tăng hiệu giá virus tại thời ñiểm 16h sau khi gây
nhiễm với bệnh tích tế bào rõ ràng (CPE). Mặc dù hiệu giá virus tế bào tăng
suốt 20h tiếp theo, nhưng sau ñó sẽ giảm ở thời ñiểm 36 - 48h sau gây nhiễm.
Hiệu giá của virus tăng tổng cộng lên 100 lần trong suốt quá trình phát triển.
Sự nhân lên của ADN virus ñậu gà trong tế bào vật chủ xuất hiện từ 12 - 16h
sau nhiễm bệnh và tiếp tục kéo dài ñến 48h. Bộ gien của virus ñậu gà bao
gồm 6 gien với chức năng tăng cường protein giả ñịnh: những gien này bao
gồm 3 protein Kinase (PK), 1 tyrosine PK, 1 metalls protease và 1 protein
phophatse. Những gien này có trong protein virus trong quá trình tập hợp
virus xử lý protein virus và tạo hình thái virus. Dựa trên những phân tích trình
tự gien gần ñúng thì virus ñậu gà mã hóa ít nhất 31 protein cấu trúc virus
vacxin một cách tương ñồng và ñều liên quan ñến các tiểu phần virus hoàn
thiện nội bào. Trong số những protein này, 12 protein nằm ở vị trí trong lõi và
7 protein liên quan ñến màng. 3 protein liên quan ñến các virion ñược bao bọc
bởi tế bào. Ngoài ra còn có sự tương ñồng của 5 protein ñại diện cho 2 họ

gien virus ñược duy trì và có các chức năng cấu trúc trong virus ñậu. Ngoài ra
virus ñậu còn chứa ñồng ñẳng của các protein bao hàm type A. Những
inclusion này sẽ bảo vệ các virion hoàn thiện khỏi tác ñộng của môi trường và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

hỗ trợ cho virus sống lâu trong môi trường tự nhiên. Sự bền vững của virus
trong môi trường tự nhiên có thể còn ñược hỗ trợ bởi sự có mặt của
Photolyase và Glutashion peroxidase. Các nghiên cứu về siêu cấu trúc ñã tập
trung vào hình thái của virus trong các giai ñoạn phát triển khác nhau ñể tạo
nên các virus hoàn thiện. Sau khi virus ñậu gà hấp phụ và xâm nhập vào màng
tế bào có trong vòng một giờ sau khi gây nhiễm cho biểu mô và một tiếng sau
khi gây nhiễm màng niệu nang, virus tách khỏi lớp vỏ và tổng hợp nên môt
virus mới từ vật chất tiền nhiệm. Một số virus nhỏ và một số virus không
hoàn thiện ñã ñược quan sát ở thời ñiểm 12h sau gây nhiễm. Số lượng virus
tăng lên và có nhiều virus chưa hoàn thiện sau 16h sau gây nhiễm. Mặc dù từ
16 - 66h sau gây nhiễm phần lớn các tiểu phần virus xuất hiện ñều là virus
chưa hoàn thiện, nhưng vẫn có thể quan sát ñược tất cả các bước tiếp theo của
quá trình tạo hình thái virus. Chỉ có một số ít virus không hoàn thiện nội bào
ñược phát hiện sau 41h gây nhiễm, trong ñó một số ñã hoàn tất hoặc ñược bao
bọc từng phần và trong quá trình trở thành virus nội bào có vỏ bọc. Các virus
không hoàn thiện cũng ñược tìm thấy trong các tập hợp tế bào màng. Sự tăng
lên của các tiểu phần virus gắn màng plasma ñưa ra giả thiết là virus ñậu gà
thoát ra khỏi tế bào chủ yếu là do sự nẩy chồi. Các thể bao hàm xuất hiện 72h
sau gây nhiễm biểu mô và 96h sau gây nhiễm màng niệu nang. Những
inclusion type A có thể chứa các virus ñậu gà, ñậu yến, ñậu bồ câu và có thể
bởi tất cả các virus ñậu gia cầm. Mặc dù virus ñậu chủ yếu ñược tập hợp trong
cytoplasma của các tế bào nhiễm bệnh, nhưng Gafford và Ramdall [19] ñã
phát hiện thấy các lõi ñều tham dự vào các quá trình nhân lên của virus ñậu,

vì ñã phát hiện thấy ARN và ADN virus trong lõi của các tế bào nhiễm bệnh
24 - 72h sau gây nhiễm. Một ñiều thú vị là một virus ñậu gia cầm ñược phân
lập từ sẻ Nam Mỹ ñã tạo các inclusion lõi ngoài các inclusion cytoplasma.
Tuy nhiên trong các inclusion nội nhân không có các tiểu phần virus.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

+ Nuôi cấy trên phôi trứng
Cấy vào màng nhung niệu của phôi thai gà ấp 10-12 ngày, dùi một lỗ ở
buồng hơi và một lỗ tiêm cách xa thai và mạch máu, lỗ thứ hai này rất nông,
không xuyên qua niệu mô, nhỏ một giọt nước sinh lý vào lỗ tiêm, dùng một
quả bóng cao su hình lê hút hơi ở túi hơi ra hết làm tách niệu mô với vỏ mềm.
Sau ñó dùng ống tiêm và kim tiêm ngắn, nhỏ, hút huyễn dịch virus ñậu (màng
nhung niệu chứa virus ñậu gà hòa với nước muối sinh lý thành huyễn dịch
1/10) ñâm kim vào rất nông, vừa bơm huyễn dịch vừa xoay. Sau ñó ñể vào tủ
ấm 37
0
C trong 4 - 5 ngày, hàng ngày soi trứng, thai nào chết thì loại ra, giữ
thai sống ñến ngày thứ 5. Mổ phôi thai, xem bệnh tích thấy màng nhung niệu
dày ra, giống gelatin và có nhiều ñốt ñậu trắng.
+ Nuôi cấy trên môi trường tế bào
Plaque: ðã quan sát ñược sự khác nhau trong khả năng tạo màng của
virus ñậu gà. Việc cấy chuyển virus trên môi trường tế bào là cần thiết, bởi vì
không phải tất cả các chủng virus ñều tạo màng. Việc hình thành Plaque trên
tế bào sơ phôi gà ñơn lớp ở một số virus ñậu gia cầm ñược biểu hiện ñiển
hình và ñược xem là một phương tiện ñể phân loại virus. Các Plaque hình
thành 3 - 4 ngày sau gây nhiễm tế bào chim cút với một số chủng nhất ñịnh
virus ñậu gà sau khi ñã cấy chuyển.

Sau khi gây nhiễm virus cho tế bào từ 24 - 72 giờ rồi quan sát trên kính
hiển vi quang học thấy xuất hiện bệnh tích tế bào. Ở giai ñoạn ñầu trong
nguyên sinh chất tế bào xuất hiện những không bào và những tiểu thể bao
hàm với kích thước to nhỏ khác nhau, sau ñó sự thoái hóa của các tế bào, tế
bào co ngắn lại nguyên sinh chất thu hẹp và cuối cùng màng tế bào bị tan vỡ
ra không còn ranh giới giữa các tế bào.
2.1.2.4. Sức ñề kháng
Sức ñề kháng với ether ñược liệt vào một trong các tiêu chuẩn phân loại
ñối với virus ñậu. Trong khi một số tác giả cho rằng virus ñậu mẫn cảm với cả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

ether và chloroform, thì một số khác lại cho rằng một virus ñậu bồ câu và 2
biến thể của nó có sức ñề kháng với cả ether và chloroform. Virus ñậu gà
ñược biết là chịu ñược dung dịch pheno 11% và dung dịch formelin 1% trong
9 ngày nhưng sẽ bị vô hoạt bằng dung dịch KON 1% nếu nó ñược giải phóng
khỏi tế bào. Virus cũng bị vô hoạt ở nhiệt ñộ 50
0
C trong 30 phút hoặc 60
0
C
trong 8 phút. Trypsin không có tác dụng với ADN của virus hoặc cả virus. Ở
môi trường khí virus có sức ñề kháng ñáng kể. Nó có thể tồn tại ở da khô
hàng tháng, thậm chí hàng năm.
2.1.3. Bệnh ñậu gà
2.1.3.1. Loài mắc bệnh
Bệnh ñậu gà do virus ADN thuộc chi Avipoxvirus, họ Poxviridae gây
ra trên phạm vi toàn cầu. Có rất nhiều dòng virus ñậu gia cầm (avian pox)
khác nhau và dòng tấn công gà và gà tây ở mọi lứa tuổi thường ñược gọi là

ñậu gà (fowlpox). Bồ câu bị tấn công bởi một dòng virus ñậu khác và hai
dòng ñậu này nhìn chung không lây nhiễm lẫn nhau. Trong khoảng 9000 loài
chim có khoảng 232 loại trong 23 dòng ñược biết bị nhiễm virus ñậu gà tự
nhiên như gà, gà tây, chim bồ câu, chim yến, vẹt, chim cút, chim sẻ, quạ,
công, chim cánh cụt, kền kền, sáo…
2.1.3.2. Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh ñậu gà xảy ra ở mọi lứa tuổi ở gà, tuy nhiên gà con 1 - 3 tháng rất
cảm nhiễm với bệnh.
2.1.3.3. ðường xâm nhập và cách lây truyền
Sự truyền bệnh là do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh với gà khỏe, hoặc
do dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm. Căn bệnh thường xâm nhập qua da ở những
chỗ xây sát dù nhỏ cũng tạo thuận lợi cho virus gây bệnh. Phương thức này ñã
ñược nhiều tác giả chứng minh và mô tả, không cần phải tranh luận. ðã từ lâu
có ý kiến cho rằng các côn trùng hút máu cũng có thể là một phương thức
truyền bệnh, bằng thực nghiệm các tác giả và nhận thấy ruồi và muỗi các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

giống khác nhau sau khi ñược nuôi bằng chất liệu chứa virus có khả năng
truyền bệnh cho những vật khỏe sau nhiều tuần lễ.
Bệnh xảy ra ở các nước trên thế giới, thường vào mùa khô (thu ñông)
những năm bệnh phát mạnh có thể xảy ra vào mùa hè thu ở Úc (Lee và cộng
sự)[21] chủ yếu là dịch ñịa phương, nhưng cũng có thể thành dịch lớn như ở
Bắc Phi. Thể bệnh ngoài da thường thấy ở xứ nóng, thể yết hầu thấy ở xứ
lạnh.
Sau khi xâm nhập vào da và niêm mạc, virus gây nhiễm tế bào cảm thụ
và gây bệnh biến cục bộ, với các chủng có ñộc lực cao thì sau khi sinh sản tại
chỗ virus xâm lấn sang các tổ chức xung quanh rồi vào máu gây nhiễm trùng
huyết và lan sang các phủ tạng, nhưng trong các cơ quan thực thể virus không

sinh sản mạnh và không gây nên các biến ñổi bệnh lý.
Trong trường hợp bệnh xảy ra ở thể ñiển hình thì sau khi sinh sản tại
nơi xâm nhập, virus sẽ vào máu gây nhiễm trùng huyết sơ phát rồi vào các cơ
quan thực thể tăng cường sinh sản và gây thoái hóa các tế bào tổ chức, nếu
quá trình bệnh lý nặng thì gia cầm có thể chết trong giai ñoạn này. Nếu cơ thể
chịu ñựng ñược thì từ phủ tạng, virus lại trở vào máu gây nhiễm trùng huyết
thứ phát, sau ñó theo máu ñến toàn thân xuất hiện bệnh tích ñiển hình của
bệnh ñậu (biểu hiện ở da và niêm mạc), tại các cơ quan khác virus không
nhân lên mạnh mẽ, nhưng khả năng tồn tại của virus lâu.
Tổn thương thuần túy do virus ñậu gây ra thường nhẹ và dễ lành, nhưng
do tiếp xúc và tái nhiễm thì bệnh nặng “những tổn thương lớn và dai dẳng là
hậu quả của nhiễm trùng thứ phát”.
2.1.3.4. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh ñậu gà thường có 3 thể : thể ngoài da (mụn ñậu), thể niêm mạc
(yết hầu, màng giả) và thể hỗn hợp, thời gian nung bệnh trung bình từ 4-8
ngày, thời gian này có thể thay ñổi tùy theo hoạt lực của virus.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

- Thể mụn ñậu ngoài da : Mụn ñậu thường mọc ở da vùng ñầu như
mào, yếm, khóe mắt, khóe miệng và một số nơi ít lông như mặt trong
cánh, da chân,
Mụn ñậu bắt ñầu bằng những nốt sần nhỏ, màu nâu xám hay ñỏ xám,
nốt sần to dần bằng hạt thóc, hạt ñậu, nếu mọc gần nhau nốt ñậu sẽ làm da sần
sùi, nốt ñậu mọc ở khóe mắt làm gà khó nhìn, gây viêm kết mạc, chảy nước
mắt, nốt ñậu có thể bịt kín lỗ mũi làm con vật khó thở, nếu mọc ở khóe mồm,
con vật sẽ ñau ñớn khi mổ thức ăn.
Màu sắc nốt ñậu cũng biến ñổi dần, từ màu nâu sẫm ban ñầu biến thành
màu vàng xám, do các tế bào bên trong bị dung giải nên mụn ñậu mềm dần

rồi vỡ ra và chảy một chút mủ sánh như kem mụn ñậu khô, ñóng vẩy, vẩy
màu nâu sẫm, ñầu sần bị bóc ñi ñể lại những nốt sẹo nhỏ màu vàng xám.
Trường hợp mụn ñậu bị nhiễm trùng thì quá trình viêm và hoại tử ở da
sẽ trở nên trầm trọng.
- Thể niêm mạc (yết hầu, màng giả) thể này thường mắc ở gà con,
những triệu chứng ñầu tiên là hiện tượng cảm mạo khó thở, ủ rũ, biếng ăn do
niêm mạc miệng – hầu họng bị ñau, con vật sốt, từ miệng chảy ra một chất
nước nhớt có mủ lẫn màng giả, nếu vạch mồm con vật thấy trên niêm mạc
gốc lưỡi, khóe mồm, vòm miệng, niêm mạc hầu họng và thanh quản phủ một
lớp màng giả màu vàng xám. Khi màng giả bóc ra sẽ ñể lại niêm mạc màu ñỏ
tươi, bên cạnh các ñám màng giả thường là những vùng niêm mạc mới bị
bệnh tế bào thượng bì tăng sinh, sưng lên tạo thành những chấm ñỏ xám, dần
dần những ñám viêm này lan ra và dầy lên hình thành màng giả.
Quá trình viêm thường bắt ñầu ở niêm mạc hầu họng, sau lan ra niêm
mạc mũi mắt. Viêm mũi làm gà chảy nước mũi, nếu màng giả bịt kín cả
xoang mũi sẽ làm con vật ngạt thở. Nếu viêm vùng tiếp hợp con vật chảy
nước mắt ñặc có fibrin rồi dần dần biến thành một chất mủ màu vàng xám che
kín cả mắt, trường hợp nặng gà có thể bị mù mắt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

- Thể yết hầu hay kéo dài, do các loại vi khuẩn ký sinh trên các
niêm mạc gây quá trình viêm kết phát. Bệnh ở thể này thường nặng, tỷ lệ
chết khá cao.
Thể hỗn hợp thường thấy ở gà con thể hiện cả hai thể bệnh trên
cùng con vật làm cho bệnh nặng thêm thường dẫn tới những biến chứng,
tỷ lệ chết cao.
Về giải phẫu bệnh chủ yếu là do tăng sinh các tế bào biểu mô của lớp
Malpighi và sau ñó là biến chứng của những tổn thương này do sự nhiễm

trùng thứ phát.
Bệnh tích bên trong quan sát kỹ thấy các phủ tạng thoái hóa nhẹ, thận
lách hơi sưng, gan thoái hóa, niêm mạc khí quản, phế quả phổi bị xung huyết,
viêm xuất huyết và bị phủ một lớp màng giả.
2.1.2.5. Bệnh tích
Gà ốm gầy, nổi mụn ñậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng , thanh
quản. Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng
tạo thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu
ñỏ từng ñám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn
bọt.
Bệnh tích ñặc trưng của bệnh ñậu gà thể da là sự tăng sinh ở biểu mô
và ở nang lông với sự hình thành các nốt lúc ñầu là các nốt trắng sau ñó nhanh
chóng to lên và biến màu vàng. Ở các gà mắc bệnh trong da, ngày thứ 4 xuất
hiện một số bệnh tích nguyên phát. Vào ngày thứ 5 và thứ 6 hình thành các
nốt mủ. Tiếp theo là giai ñoạn mụn nước, kèm theo sự hình thành các bệnh
tích dày, các nốt bệnh tích liền nhau có thể hợp lại và trở nên thô ráp và có
màu xám hoặc nâu thẫm. Sau 2 tuần hoặc thỉnh thoảng sớm hơn bệnh tích có
các vùng viêm sưng và xuất huyết. Hình thành vảy trong vòng 1- 2 tuần kế
tiếp, kết thúc bằng việc bong vảy. Nếu vảy bong sớm có dịch chảy ra khắp
vùng lấm tấm xuất huyết. Khi vảy bong tự nhiên, một sẹo tròn có thể xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

hiện, ở trường hợp nhẹ sẹo có thể không nhìn rõ. Các virus vacxin nhược ñộc
tạo ra các bệnh tích cục bộ, các bệnh tích này nhẹ hơn so với các bệnh tích do
các chủng ñộc lực gây nên.
Ở thể bạch hầu sẽ hình thành các nốt ñục hoặc các ñốm vàng trên niêm
mạc miệng, thực quản, lưỡi và khí quản. Các nốt nhanh chóng to lên và
thường hợp lại trở thành các màng màu vàng, hoại tử bạch hầu hoặc giả bạch

hầu. Nếu màng bị bông, sẽ có máu chảy.
Ở gà lớn (mái hoặc trống) thường mắc thể màng giả yết hầu. Chỗ có
màng giả lúc ñầu sưng ñỏ, có nhiều nước nhờn, bệnh nặng, màng giả dày ñặc
làm gà khó thở và chết.
2.1.3.6. Chẩn ñoán
Vì các bệnh tích ở khí quản của gà ñều có thể xuất hiện ở ñậu gà và
virus viêm thanh khí quản truyền nhiễm nên thể bạch hầu của ñậu gà với các
triệu chứng hô hấp phải ñược phân biệt với bệnh viêm thanh khí quản truyền
nhiễm. Ở trường hợp viêm thanh khí quản truyền nhiễm các inclusion nhân sẽ
ñược phát hiện trong biểu mô của khí quản. Các bệnh tích ở gà do panhthenie
acid hoặc ñộc tố T
2
có thể bị nhầm với các bệnh tích ở ñậu gà. Trường hợp
bệnh tích ñậu bạch hầu ở bồ câu có thể nhầm với bệnh tích do Trichomonas
galline gây ra, loại này có thể phát hiện bằng chẩn ñoán trên tiêu bản kính
hoặc bằng nuôi cấy.
+ Chẩn ñoán bằng phản ứng trung hòa
Phản ứng trung hòa virus trên tế bào hoặc trên phôi gà có thể ñược sử
dụng, tuy nhiên quy trình này không thuận tiện như các phản ứng thường quy.
+ Chẩn ñoán bằng kháng thể huỳnh quanh, Immunoperodidase và ELISA
Các phản ứng miễn dịch huỳnh quang và immunoperodidase sẽ phát
hiện các thể bao hàm trong tế bào chất trong các tế bào nhiễm virus bắt màu

×